Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ VÀ CÁC HỘI CHỨNG Ở NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.18 KB, 27 trang )

NGUYỄN PHONG PHÚ

ĐỘT BIẾN NST VÀ CÁC
HỘI CHỨNG LIÊN QUAN Ở
NGƯỜI

BIÊN SOẠN: NGUYỄN PHONG PHÚ

1


NGUYỄN PHONG PHÚ

MỤC LỤC…………………………..

Trang.

I. KHÁI NIỆM ĐỘT BIẾN NST…………………………………... 4
II. CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN NST…………………………………... 4
1. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST……………………………………………………………… 4
2. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST……………………………………………………………… 7

III. ĐẶC ĐIỂM BỘ NST NGƯỜI…………………………………. 13
IV. CÁC BỆNH HỌC NST Ở NGƯỜI……………………………. 15
1. Bệnh do đột biến NST thường…………………………………… 15
1.1. Hội chứng Down………………………………………………………………………….
1.2. Hội chứng Edwards………………………………………………………………………
1.3. Hội chứng Patau………………………………………………………………………….
1.4. Các thể ba nhiễm khác……………………………………………………………………
1.4.1. Thể ba nhiễm 8…………………………………………………………………………..
1.4.2. Thể ba nhiễm 9…………………………………………………………………………..


1.4.3. Thể ba nhiễm 22…………………………………………………………………………
1.5. Hội chứng 5p- ( hội chứng mất nhánh ngắn NST số 5)…………………………………
1.6. Một số hội chứng mất đoạn khác………………………………………………………
1.7. Nhiễm sắc thể Philadelphia ( Ph¹)……………………………………………………...

2. Bệnh do rối loạn NST giới tính………………………………….. 22
2.1. Hội chứng turner………………………………………………………………………...

2


NGUYỄN PHONG PHÚ

2.2. Hội chứng Klinefelter……………………………………………………………………
2.3. Hội chứng Noonan………………………………………………………………………
2.4. Hội chứng 47,XYY………………………………………………………………………
2.5. Hội chứng 47,XXX………………………………………………………………………
2.6. Rối loạn lưỡng giới………………………………………………………………………
2.6.1. Rối loạn lưỡng giới giả………………………………………………………………….
2.6.1.1. Rối loạn lưỡng giới nam……………………………………………………………….
2.6.1.2. Rối loạn lưỡng giới nữ…………………………………………………………………
2.6.2. Rối loạn lưỡng giới thật………………………………………………………………..
2.7. Rối loạn cấu NST X và Y……………………………………………………………….

3


NGUYỄN PHONG PHÚ

I. KHÁI NIỆM:

Đột biến NST là những biến đổi về mặt hình thái
(cấu trúc), số lượng NST. Các biến đổi NST gây ra
bệnh NST thường xuất hiện lặp lại mà không phải do
thế hệ trước truyền lại.
Các thay đổi bất thường của NST có tác dụng lớn nhất ở
thời kì thai nhi vì chúng có tần số cao và là nguyên nhân
chủ yếu của sẩy thai (khoảng 50% trường hợp sẩy thai do
kiểu nhân khác thường).
II. CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN NST.
1. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST.
Là đột biến làm thay đổi về số lượng NST trong tế
bào.
a. Đa bội.
 Khái niêm: Đột biến đa bội là dạng đột biến làm
tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của
loài và lớn hơn 2n. Gồm đa bôi chẳn và đa bội lẻ như:
3n,4n,5n,6n,…
 Cơ chế:
- Thụ tinh các giao tử bất thường: Bình thường sau
giảm phân 2 mỗi giao tử chứa bộ NST đơn bội n. Vì 1

4


NGUYỄN PHONG PHÚ

nguyên nhân nào đó, các NST không phân li, cả 2 bộ
NST đi vào 1 giao tử tạo giao tử bất thường 2n => thụ
tinh n×2n= hợp tử 3n, thụ tinh 2n×2n=4n
- Sự phân chia bất thường của hợp tử:

 Trong những lần phân chia sớm, bộ NST 2n nhân
đôi nhưng tế bào chất không chia theo nên hình
thành các tế bào 4n, sau đó các tế bào này tiếp tục
nhân đôi tạo ra các phôi bào 4n -> cơ thể 4n hoặc
trong các lần phân bào sớm hợp tử 2n có sự phân
chia không đều NST tạo ra phôi bào 1n và phôi bào
3n, phôi bào 1n tiêu đi -> phôi bào 3n phát triển
thành cơ thể 3n.
 Hợp tử 3n phân chia theo 3 cực cho 3 phôi bào
khác nhau: 1n,2n,3n. Phôi 1n bị tiêu biến còn phôi
bào 2n phát triển thành thể khảm 2n/3n
 Hợp tử 4n cũng phân chia theo 3 cực trên cũng tạo
ra cơ thể 2n/3n
- Sự thụ tinh kép hoặc sự xâm nhập của tế bào cực
 Thụ tinh kép: 1 trứng n + 2 tinh trùng n -> hợp tử
3n
 Sự xâm nhập của tế bào cực vào 1 phôi ở giai đoạn
2 phôi bào tạo nên thể khảm 2n/3n
 Hiện tượng đa bội ở sinh giới: NST đã nhân lên mà tế
bào chất không phân chia, tế bào 2n hình thành tế bào
4n, 4 NST cùng cặp vẫn xếp cạnh nhau. Ở thực vật và

5


NGUYỄN PHONG PHÚ

động vật đều gặp, ở người thường gặp ở tế bào
lympho nuôi cấy hoặc mô ung thư.
b. Lệch bội.

 Khái niệm: Là hiện tượng số lượng NST của tế
bào tăng lên hoặc giảm đi 1 hoặc vài NST so với
bộ NST lưỡng bội.
 Các dạng:
o Thể không: 2n-2 thiếu cả 2 NST của 1 loại
NST nào đó
o Thể đơn: 2n-1 thiếu 1 NST của 1 loại NST nào
đó
o Thể ba: 2n+1 thêm 1 NST của 1 loại NST nào
đó
o Thể đa: 2n+2; 2n+3;... có thêm 2,3,... NST của
1 loại nào đó.
o Thể khảm: trong cùng 1 cơ thể có 2 hoặc 3
dòng tế bào chứa 2 hoặc 3 loại karyotyp ( bộ
NST) khác nhau
 Cơ chế
o NST không phân li trong giảm phân: Một cặp
NST nào đó không phân li trong giảm phân ->
cùng đi vào 1 giao tử tạo các giao tử lệch bội : có
giao tử thừa 1 NST, giao tử thiếu 1 NST -> thụ
tinh tạo hợp tử lệch bội. Sự không phân li có thể
xảy ra ở sự sinh tinh hoặc sinh trứng, lần phân bào
1 hoặc 2, NST thường hoặc giới tính
o NST không phân li trong quá trình phân cắt
hợp tử.

6


NGUYỄN PHONG PHÚ



 Sự phân li xảy ra ở lần phân cắt thứ 1 của
hợp tử, 2 phôi bào khác nhau tạo thành, 1 có
47 NST với 1 có 45 NST -> tạo 2 dòng tế
bào lệch bội 47/45, dòng 45 bị tiêu đi ->chỉ
còn dòng 47 NST.
 Sự không phân li ở lần phân cắt thứ 2 của
hợp tử tạo 3 dòng tế bào 47/46/45. Dòng tế
bào 45 tiêu đi -> thể khảm 47/46 NST. Sự
không phân li xảy ra nhiều trong quá trình
phân cắt sẽ tạo cơ thể khảm phức tạp hơn.
o Thất lạc NST: Ở kì sau 1 NST nào đó không bám
vào thoi vô sắc -> không di chuyễn về cực của tế
bào -> tiêu đi do vậy 1 tế bào con bị thiếu 1 NST.
Hiện tượng này xảy ra trong giảm phân hoặc
trong phân cắt hợp tử, thường xảy ra trên NST
giới tính.
2. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST.
* Nguyên tắc cơ bản:
o Phần lớn tác động lên NST ở giai đoạn gian kỳ.
o Các dạng cấu trúc lại NST đều khởi đầu bằng đứt
gãy NST
o Hai đầu mút NST tương đối bền vững, đảm bảo
NST ổn định về số lượng hình thái. Sau khi đứt,

7


NGUYỄN PHONG PHÚ


các đoạn đứt thường nối lại với nhau đúng như
cũ, chỉ có 1 số nhỏ tạo nên các NST cấu trúc lại.
a. Đột biến cấu trúc kiểu chromatid.
- Biểu hiện trên 1 chromatid của NST, được hình
thành do sự tác động vào NST khi NST đã nhân đôi
.
Các dạng:
o Khuyết màu đơn: 1 vị trí nào đó của 1
chromatid không bắt màu, độ lớn chổ nhạt màu
thường không vượt quá đường kính chromatid
o Đứt đơn: 1 đoạn của 1 chromatid bị đứt, phần bị
đứt tách ra xa chromatid còn lại và thường lệch
trục với phần còn lại.
o Trao đổi chromatid: các NST có 2 hoặc nhiều
chromatid bị đứt, các chromatid bị đứt ghép lại
với nhau tạo thành hình 3 cánh hoặc 4 cánh.
- Khuyết đơn và đứt đơn là các dạng rối loạn có thể
gặp ở NST của 1 số người bình thường. Dạng trao
đổi chromatid rất hiếm gặp ở người bình thường.
- Dạng đứt đơn chu kỳ tế bào trước có thể tạo 1 NST
mất đoạn ở chu kỳ tế bào sau
b. Đột cấu trúc kiểu NST.
* Là rối loạn do đứt gãy trên cả 2 chromatid của NST,
xảy ra khi NST chưa nhân đôi. Các dạng :
o Khuyết màu kép: sự không bắt màu xảy ra ở
cùng vị trí trên 2 chromatid của cùng NST.

8



NGUYỄN PHONG PHÚ

o Đứt kép: đứt xảy ra ở cả 2 chromatid vị trí giống
nhau.
* Tùy số lần đứt, vị trí đứt trên 1,2 hoặc 3 NST mà hình
tành 6 dạng rối loạn NST cấu trúc lại:
- Mất đoạn: NST thiếu 1 đoạn, có 2 kiểu là mất đoạn
cuối và mất đoạn giữa.
o Mất đoạn cuối: do đứt 1 chổ của các nhánh, đoạn
không tâm tiêu đi. Mất đoạn cuối có thể xảy ra ở 2
nhánh ở phần cuối, 2 đoạn không tâm tiêu đi, phần
mang tâm uốn cong lại với nhau tạo NST hình vòng
có tâm.
o Mất đoạn giữa: do 2 chổ đứt của cùng 1 nhánh, đoạn
nằm giữa chổ đứt tiêu đi hoặc tạo vòng không tâm. 2
phần còn lại của NST nối lại với nhau tại chổ đứt
tạo 1 NST mới bị mất đoạn.
o NST mất đoạn ngắn hơn NST đồng dạng, các gen
trên đoạn bị đứt mất đi -> gen lặn ở đoạn còn lại
trên NST tương đồng được biểu hiên.
- Đảo đoạn:
o 1 đoạn NST bị đứt ở 2 chổ, đoạn bị đứt quay 180 độ
và 2 mỏm đứt nối lại theo trật tự mới.
Có 2 kiểu:
 Đảo đoạn ngoài tâm: 2 chổ đứt xảy ra trên cùng
1 nhánh, sau khi nối lại chiều dài và vị trí của
tâm NST vẫn như cũ, do vậy khó nhận ra.
 Đảo đoạn quanh tâm: 2 chổ đứt xảy ra trên 2
nhánh ở 2 bên tâm, nếu 2 chổ đứt cách tâm


9


NGUYỄN PHONG PHÚ

không bằng nhau thì NST mới được tạo thành có
chỉ số tâm thay đổi.
o Đảo đoạn vẫn đủ gen, trật tự sắp xếp của những ổ
gen bị thay đổi ở phần đảo đoạn. Để các phần
tương ứng nhau 2 NST tương đồng khi giảm
phân, NST có đảo đoạn phải tạo thành vòng, còn
NST kia tạo thành 1 chổ lồi bao bọc vòng đó.
- Nhiễm sắc thể 2 tâm
2 NST bị đứt ở 2 chổ, các phần không tâm tiêu đi còn 2
phần có tâm nối lại với nhau tạo NST 2 tâm, gặp
trong 1 số trường hợp nhiễm xạ. Nếu đứt xảy ra trên
3 NST khác nhau, 3 phần có tâm của 3 NST đó nối
với nhau tạo nên NST 3 tâm là trường hợp rất hiếm.
- Chuyễn đoạn:
Là hiện tượng trao đổi các đoạn NST. Có các dạng
sau:
o Chuyển đoạn tương hỗ: là hiện tượng trao đổi đoạn
ở giữa 2 NST. Mỗi NST đứt 1 chỗ, trao đổi đoạn đứt
cho nhau và hình thành 2 NST mới. Cả 2 đều thay
đổi hình thái nếu những đoạn trao đổi khác nhau về
kích thước
 Trong giảm phân 1,2 NST chuyển đoạn tiếp hợp
với 2 NST tương đồng nguyên vẹn, để cho tất cả
các phần tương ứng tiếp hợp chúng phải ghép

thành hình chữ thập. Trong kì sau của giảm
phân, từ chữ thập chuyển đoạn có thể xảy ra 7
kiểu phân li sinh 14 loại giao tử.

10


NGUYỄN PHONG PHÚ

 Đặc điểm: số lượng NST không đổi, trong bộ
NST có 2 NST không bình thường, tổng số chất
liệu di truyền không mất mà chỉ chuyển vị trí,
như vậy tế bào và cơ thể mang 2 NST chuyển
đoạn này ở trạng thái cân bằng -> không quan sát
được thay đổi kiểu hình.
 Người mang NST chuyển đoạn tương hổ có thể
truyền cho con NST chuyển đoạn
o Chuyển đoạn hòa hợp tâm: chỉ xảy ra với NST tâm
đầu. 2 NST bị đứt ngang miền gần tâm, các đoạn
đứt chuyển đoạn cho nhau, kết quả tạo 1 NST bất
thường và 1 NST rất nhỏ, NST nhỏ bị tiêu biến nên
chất liệu di truyền cũng mất đi.
 Trong kì đầu giảm phân, NST chuyển đoạn sắp xếp với
2 NST tương đồng tạo hình 3 cánh, từ đó có 4 kiểu
phân li tạo 8 loại giao tử.
 Đặc điểm:
 Các tế bào kì giữa chỉ có 45 NST.
 Bộ NST thiếu 2 NST tâm đầu, thay vào đó có NST
tâm giữa lớn hoặc 1 NST tâm lệch hoặc 1 NST tâm
giữa nhỏ.

 Người mang NST chuyển đoạn hòa hợp tâm
thường có kiểu hình bình thường, có thể vì nhánh
của NST tâm đầu không chứa gen quan trọng.
o Chuyển đoạn không tương hổ: 1 NST bị đứt ở 2
chỗ trên cùng 1 nhánh, trên 1 NST khác nhau có 1
chỗ đứt, sau đó có sự chuyển đoạn bị đứt sang NST

11


NGUYỄN PHONG PHÚ

kia nhưng không có hiện tượng ngược lại => 1
NST mất 1 đoạn và 1 NST thêm 1 đoạn.
- Nhân đoạn ( lập đoạn).
1 đoạn nào đó của NST được tăng lên 2,3,4 lần… Có 2
dạng:
o Nhân đoạn nguyên phát: xảy ra khi ghép đôi và bắt
chéo giữa 2 NST tương đồng trong kì đầu giảm
phân, các locus trên NST tương đồng xếp không
tương ứng nhau do đó có sự chuyển 1 đoạn nào đó
của NST này sang NST kia.
o Nhân đoạn thứ phát: xảy ra ở NST đã đảo đoạn khi
ghép đôi và bắt chéo giữa các NST tương đồng ở kì
đầu giảm phân. Do đó có sự ăn khớp của 1 số gen
giữa 2 NST đó nên có sự chuyển đoạn của NST này
sang NST kia.
- NST đều: Bình thường 2 chromatid sẽ tách dọc nốt
phần tâm để tạo 2 NST, nhưng trường hợp này phần
tâm lại tách theo chiều vuông góc với chiều dọc của

chromatid, kết quả tạo 2 NST bất thường, mỗi NST
này có 2 cánh đối xứng hoàn toàn với nhau về kích
thước và nội dung, gọi là NST đều.
c. Trao đổi chromatid chị em.
- Gồm 2 quá trình đứt và nối từng phần ở các locus
tương đồng hoặc không tương đồng của 2 chromatid
chị em. Sự trao đổi đó thể hiện đột biến cấu trúc
NST trong trường hợp đoạn trao đổi không tương

12


NGUYỄN PHONG PHÚ

đồng. Tuy nhiên với tần số trao đổi chromatid chị
em cao thể hiện có tổn thương DNA
- Dùng 5-brom deoxyuridin và phương pháp nhuộm
phân biệt 2 chromatid chị em sau đó quan sát dưới
kính hiển vi có thể phá hiện được những trao đổi
đoạn của 2 chromatid chị em.
- Có thể gặp ở tế bào người bình thường với tần suất
tự nhiên xác định. Tác nhân đột biến làm tăng tần
suất này.

III. ĐẶC ĐIỂM VỀ BỘ NST CON
NGƯỜI
Tại hội nghị tổ chức ở Denver (1960), ở London
(1963) và Chicago (1966), các nhà di truyền học đã thống
nhất với nhau:
46 NST người được xếp thành 7 nhóm, ký hiệu là:

A,B,C,D,E,F và G, theo 3 tiêu chuẩn:
+ Kích thước (chiều dài) của NST. Chiều dài của NST
giảm dần từ đôi số 1 đến đôi số 22. Cặp 23 là cặp NST
giới tính.
+ Chỉ số tâm: theo công thức
Chỉ số tâm = chiều dài nhánh ngắn / tổng chiều dài NST =
p/(p+q)
+ Chiều dài tương đối của NST: đó là tỷ lệ giữa chiều
dài của 1 NST nào đó so với chiều dài tổng cộng của bộ
NST đơn bội có chứa NST X, tính theo phần nghìn trên 1
tế bào.

13


NGUYỄN PHONG PHÚ

Ở tế bào sooma của người có 46 NST, 46 NST này có
thể chia thành 3 nhóm:
+ Nhóm tâm giữa: chiều dài của nhánh ngắn = chiều
dài nhánh dài.
+ Nhóm tâm lệch: chiều dài của nhánh ngắn ngắn hơn
chiều dài của nhánh dài.
+ Nhóm tâm đầu: chiều dài của nhánh ngắn rất ngắn
như không có.
- Nhóm A có 3 cặp NST có kích thước lớn nhất, gọi
tên từ số 1 đến số 3. Cặp số 1 tâm giữa, số 2 lệch
tâm, số 3 tâm giữa.
- Nhóm B có 2 cặp NST số 4 đến 5. Các cặp NST
trong nhóm này có kích thước lớn và không phân

biệt được chiều dài. Chúng đều có tâm lệch.
- Nhóm C có 7 cặp NST, bao gồm tử số 6 đến số 12 là
các NST có chiều dài trung bình. NST X cũng được
xếp vào nhóm này. Tất cả các NST thuộc nhóm C
đều có tâm lệch, khó phân biệt giữa chúng với nhau.
- Nhóm D có 3 cặp NST số 13, 14 và 15. Tất cả NST
thuộc nhóm này có kích thước trung bình và đều là
tâm đầu, có vệ tinh gắn vào nhánh ngắn. Khó phân
biệt giữa chúng với nhau.
- Nhóm E có 3 cặp NST số 16, 17 và 18, các NST này
tương đối ngắn. NST số 16 có tâm giữa còn 17 và
18 có tâm lệch.
- Nhóm F có 2 cặp NST số 19 và 20. Cả hai NST này
có kích thước ngắn và đều có tâm giữa.

14


NGUYỄN PHONG PHÚ

- Nhóm G có 2 cặp NST số 21 và 22. Các NST có
kích thước ngắn, đều có tâm đầu và có vệ tinh. NST
Y cũng được xếp vào nhóm này. Hai chromatid của
NST Y xếp song song hơn so với NST của nhóm G.
NST Y không có vệ tinh.

IV. CÁC BỆNH HỌC NST Ở NGƯỜI.
1. Bệnh do rối loạn nhiễm sắc thể
thường.
Rối loạn NST trong tế bào, nhiều trường hợp được sữa

chữa nên không biểu hiện nên kiểu hình. Những bệnh
NST đã được nhận biết chỉ mới là một phần của rối
loạn NST đã xảy ra. Rối loạn NST xảy ra trong suốt
quá trình từ giai đoạn phôi thai, giai đoạn sơ sinh và
các giai đoạn phát triễn của cá thể.
1.1. Hội chứng Down
Hội chứng Down hay gặp nhất trong các hội chứng
có biểu hiện rối loạn NST ở trẻ sơ sinh sống.
Năm 1846, Seguin lần đầu tiên mô tả những đặc
điểm hình thái của bệnh với tên gọi “Furfuraceous
Idiocy”.
Năm 1866, John Langdon Down đã tả một số bệnh
nhân chậm trí tuệ với những dấu hiệu về hình thái rất
đặc trưng: mắt tròn, khe mắt xếch, nếp quạt, hình ảnh
bất thường về nếp gấp ở trong lòng bàn tay và giảm
trương cơ ngực.

15


NGUYỄN PHONG PHÚ

 Tần số: 1/700-1/800 trẻ sơ sinh
 Tỷ lệ giới tính: 3 nam: 2 nữ.
 Triệu chứng lâm sàng:
Đầu nhỏ, ngắn, mắt tròn, gốc mũi tẹt, khe mắt
xếch, nếp quạt, khẩu cái hep, vòm cung cao,lưỡi to và
dầy hay nứt nẻ, thường thè ra ngoài làm cho miệng
không đóng kín.
Tai nhỏ có khi biến dạng, cổ ngắn, gáy phẳng rộng

và bàn tay rộng có các ngón ngắn.
Chậm phát triển trí tuệ chỉ số IQ trung bình khoảng
30-50. giảm trương cơ và nhão dây chằng.
 Về mặt di truyền học và nguyên nhân:
+ Di truyền:
Khoảng 92% trường hợp là thể ba nhiễm 21
thuần: 47,XX,+21 hoặc 47,XY,+21.
Khoảng 2-3% thể khảm với 2 dòng tế bào
Khoảng 4-5% thể chuyển đoạn, tức là vẫn có 3
NST số 21 nhưng chiếc thứ 3 sẽ được chuyển đoạn
với các NST tâm đầu khác (hay gặp ở NST số
13,14 hoặc 15 thuộc nhóm D hoặc số 21, số 22
thuộc nhóm G)
+ Nguyên nhân:
Tỷ lệ con mắc bệnh tăng dần theo tuổi mẹ:
- Mẹ 20-29 tuổi tần số sinh con thể ba nhiễm 21 là:
1/2.000.
- Mẹ 30-34 tuổi tần số sinh con thể ba nhiễm 21 là:
1/1.200.

16


NGUYỄN PHONG PHÚ

- Mẹ 35-39 tuổi tần số sinh con thể ba nhiễm 21 là:
1/300.
- Mẹ 40-44 tuổi tần số sinh con thể ba nhiễm 21 là:
1/100.
- Mẹ trên 45 tuổi tần số sinh con thể ba nhiễm 21 là:

1/50
- Số tuổi mẹ quá trẻ sinh con bị bệnh cũng cao hơn so
với phụ nữ trong độ tuổi 20-29.
- Tuổi bố cao cũng có thể ảnh hưởng đến tần số con
bị bệnh Down, nhưng không đáng kể.
1.2. Hội chứng Edwards
Hội chứng thể ba nhiễm sắc thể 18 được Edwards
và cộng sự mô tả vào năm 1960.
 Tần số: 1/4.000-1/8.000 trẻ sơ sinh.
 Tỷ lệ giới tính: 3 nữ: 1 nam.
 Triệu chứng lâm sàng.
Trẻ sinh ra thường nhẹ cân, thường đẻ non và có
trán hẹp, sọ dài và to, khe mắt hẹp, tai ở vị trí thấp,
ít quăn và nhọn nên trông giống như tai chồn,
miệng bé hàm nhỏ và lùi ra sau.
Dị tật kèm theo: thường có dị tật tim, cơ quan
sinh dục và thoát vị rốn.
 Về mặt di truyền học và nguyên nhân.
+ Di truyền học:
Khoảng 80% trường hợp thể ba nhiễm:
47,XX(XY),+18
Khoảng 10% ở thể khảm: 46,XX(XY) /
47,XX(XY),+18

17


NGUYỄN PHONG PHÚ

Khoảng 10% thể chuyển đoạn hoặc ba nhiễm

kép, ví dụ như: 48.XXY,+18
* Trẻ sinh ra thường sẽ chết ngay hoặc chỉ sống
trung bình khoảng 10 tuần.
+ Nguyên nhân:
Tuổi mẹ ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ con thể ba
nhiễm 18; tuổi bố cũng có ảnh hưởng.
1.3. Hội chứng Patau.
Hội chứng thể ba nhiễm 13 được Patau và cộng sự
mô tả vào năm 1960.
 Tần số: 1/5.000-1/10.000 trẻ sơ sinh.
 Tỷ lệ giới tính: nữ mắc nhiều hơn nam.
 Triệu chứng lâm sàng:
- Đầu nhỏ, nhãn cầu nhỏ hay không có nhãn cầu, tai ở
vị trí thấp và biến dạng.
- Thường điếc, thường bị sứt môi hai bên, có thể nứt
khẩu cái.Đôi khi bàn tay vẹo, 6 ngón ở bàn tay hoặc
bàn chân.
- Tâm thần vận động kém phát triển.Dị tật kèm theo:
thường có dị tật ở tim, ở ống tiêu hóa.
- Bạch cầu đa nhân trung tính có nhiều phần phụ lồi
ra có cuống hoặc không có cuống.
 Về mặt di truyền tế bào học và nguyên
nhân.
+ Di truyền tế bào:
Khoảng 80% là thể ba nhiễm thuần:
47,XX(XY),+13;
20%

thể
khảm:


18


NGUYỄN PHONG PHÚ

46,XX(XY),+13 hoặc chuyển đoạn 13/13 do bố
mẹ truyền cho hoặc mới phát sinh.
+ Nguyên nhân: tuổi mẹ cũng ảnh hưởng đến
tần số sinh con thể ba nhiễm 13.
1.4. Các thể ba nhiễm khác:
1.4.1. Thể ba nhiễm 8.
Karyotyp: 47,XX,+8
Những biểu hiện chính: mặt dài, môi dưới dày,và
trề ra, dị dạng xương và khớp, vẹo cột sống, các đốt
sống biến dạng, nứt cột sống, thường dư số đốt sống
và xương sườn. Nếp vân ở tay và chân của bệnh nhi
sơ sinh có những nếp rất sâu và đậm.
Bệnh nhân có thể sống đến giai đoạn trưởng
thành. Rất ít trường hợp là thể ba nhiễm thuần, đa số
ở trạng thái thể khảm.
1.4.2. Thể ba nhiễm 9.
Karyotyp: 47,XX,+9 hoặc 47,XY,+9.
Những biểu hiện chính: dị dạng phần đầu mặt:
đầu nhỏ và dài, mắt sâu, khe mắt nhỏ và xếch, môi
trên trùm lên môi dưới. Dị dạng xương khớp, dị dạng
tim mạch.
Đa số chết trong những tháng đầu.
1.4.3. Thể ba nhiễm 22.
Karyotyp: 47,XX,+22 hoặc 47,XY,+22.

Những biểu hiện chính: đầu nhỏ, tai to và quay ra
sau. Các ngón tay nhỏ và dài. Chậm phát triển thể lực
và trí tuệ. Đa số chết trong những năm đầu.

19


NGUYỄN PHONG PHÚ

1.5. Hội chứng 5p- ( mất đoạn nhánh ngắn nhiễm
sắc thể số 5): hội chứng mèo kêu.
Hội chứng 5p- đã được mô tả bởi Lejeune vào năm
1963.
 Tần số: 1/50.000 trẻ sinh.
 Tỷ lệ giới tính: thường gặp ở trẻ gái hơn trẻ trai.
 Triệu chứng lâm sàng:
Trọng lượng khi sinh thấp, thời kỳ sơ sinh, trẻ nhỏ có
tiếng khóc không bình thường, yếu rên rỉ giống tiếng
con mèo.
Đầu nhỏ, mặt tròn như trăng; hai mắt xa nhau, có nếp
quạt; lẹm cằm. Khi lớn lên khuôn mặt có thể biến đổi
nhưng vẫn có tiếng khóc the thé. Giảm trương lực cơ.
Một số triệu chứng trái ngược với triệu chứng của hội
chứng Down: khe mắt chếch xuống dưới, không có nếp
quạt, lác mắt, gốc mũi rộng, tai ở vị trí thấp, cổ ngắn, có
thể có dính ngón.
Chậm phát triển trí tuệ: chỉ số IQ từ 20-50.
Dị tật kèm theo: thường dị tật ở tim.
 Về mặt di truyền học và nguyên nhân.
+ Di truyền học:

Đa số là mất đoạn do mới phát sinh; kích thước đoạn
mất thay đổi tùy từng trường điểm đứt được xác định là
p14; p15. karyotyp là 46,XX,5p- hoặc 46,XX,del(5p).
Một số ít trường hợp khảm, NST số 5 hình vòng nhẫn
hoặc ở dạng chuyển đoạn di truyền từ bố mẹ.
+ Nguyên nhân: Hội chứng này không lien quan đến
sự tăng của tuổi mẹ.

20


NGUYỄN PHONG PHÚ

1.6. Một số hội chứng mất đoạn khác:
Tên hội chứng
Biểu hiện

(tần số ở trẻ sơ
sinh)
4pĐầu nhỏ, trán dô, xương sống mũi nhô cao, gốc mũi
(0,5/100.000) rộng. Mắt rung giật nhãn cầu, lác có nếp quạt, cằm nhỏ,
đôi khi sứt môi có thể nứt khẩu cái; tai to ở vị trí thấp,
đôi khi vẹo chi và dị dạng ngón. Thường dị dạng cơ
quan sinh dục, tật của tim. Tăng vân cung. Tâm thần,
vận động chậm phát triển.
18p-

18q-

Người thấp. Mắt: xa mí mắt, có nếp quạt. Gốc mũi dẹt.

Tai to. Bàn tay rộng ngắn, biến dạng xương ta. Có khi
thoát vị rốn và thoát vị bẹn. Thường có tật tim. Chậm
phát triển trí tuệ.
Đầu nhỏ, giảm sản vùng giữa mắt. Miệng cá chép vì
môi dưới trề ra và dài hơn môi trên. Tai nhô cao và
quăn. Có hoặc không có tật ở tim. Tinh hoàn ẩn, tăng
tần số vân vòng. Chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ và
vận động.

1.7. Nhiễm sắc thể Philadelphia (Ph¹)
Trên tiêu bản NST của các bệnh nhân mắc bệnh bạch
cầu tủy mạn tính (Chronic Myeloid Leukemia - CML)
thường có một NST rất nhỏ, đó chính là NST 22 bị mất
đoạn ở nhánh dài (22q-), NST đó tên là Philadelphia
(Ph¹). Trong bệnh bạch cầu tủy mạn tính thường gặp
chuyển đoạn tương hổ giữa NST số 9 và số 22. Đoạn đứt
ra của NST 22 thường nối với phần còn lại của NST số 9
ở nhánh dài tạo nên NST chuyển đoạn t(9;22) (q34;11).
Bệnh bạch cầu tủy mạn tính xấp xỉ ¼ trong tất cả các
trường hợp bệnh bạch cầu.

21


NGUYỄN PHONG PHÚ

Bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính xảy ra đối với tất cả
các nhóm tuổi, nhưng hay gặp ở lứa tuổi 40-50.
Không có biểu hiện khác biệt rõ rệt giữa tỷ lệ nam và
nữ.


2. Bệnh do rối loạn nhiễm sắc thể giới
tính.
2.1. Hội chứng Turner
Năm 1930, Ullrich đã mô tả trường hợp với nhiều dị
tật. Năm 1938, Turner đã mô tả 7 phụ nữ với nhiều biểu
hiện như Ullrich đã mô tả nhưng có bổ sung thêm nhiều
biểu hiện ở người trưởng thành. Năm 1959, Ford và cộng
sự đã xác định karyotyp của những bệnh nhân này là
45,X. Tỷ lệ NST X trên chiếm tỷ lệ cao chết ngay ở giai
đoạn phôi thai (98-99%), chỉ có một số nhỏ NST X trên
sống đến khi sinh. Tần số trẻ em gái bị NST X lúc sinh là
1/3.000.
 Lâm sàng:
 Ở giai đoạn sơ sinh: chưa có biểu hiện rõ rệt nên
khó nhận biết: các dấu hiệu để nhận biết như trẻ nhẹ
cân, chiều dài cơ thể ngắn, thừa da ở gáy, phù bạch
huyết ở mu bàn tay bàn chân. Các đặc điểm này cũng
có thể phát hiện khi siêu âm thai.
 Ở giai đoạn trưởng thành:
Trẻ em gái có người thấp, chậm lớn. Phần đầu mặt:
hàm nhỏ, cằm nhỏ, sụp mi, tóc mọc thấp xuống tận
gáy, cổ ngắn và rộng.

22


NGUYỄN PHONG PHÚ

Đến tuổi dậy thì: tuyến vú và cơ quan sinh dục

cũng như các chi tiết cấu thành giới tính ở nữ không
phát triển.
Trên 50% trường hợp có hẹp động mạch chủ; 4060% có dị tật hệ thống tiết niệu.
Xương: dị dạng ở đầu gối, ở cổ tay bàn tay. Mâm
chày trong thường hạ xuống, hơi chếch xuống dưới và
vào trong, triệu chứng rõ lúc 7 tuổi. Xương chậu chậm
phát triển.
Nội tiết: không có hoặc giảm estrogen và
pregnandiol.
Thiểu năng trí tuệ nhưng cũng có trường hợp bình
thường.
 Di truyền tế bào học:
55% dạng 45,X
10% dạng thể khảm: 45,X/46,XX hoặc 45,X/47,XXX
20% NST X đều ở nhánh dài 46,X,i(Xq) hoặc đều ở
nhánh ngắn 46,X,i(Xp)
5% do mất đoạn NST X ở nhánh ngắn hoặc nhánh dài:
46,XXp- hoặc 46,XXq5% do NST vòng: 46,X,r(X) ở dạng khảm hoặc thuần
5% có mặt Y như trường hợp khảm 45,X/46,XY
2.2. Hội chứng Klinefelter.
Năm 1942, Klinefelter và cộng sự đã mô tả hội
chứng này. Năm 1959, Jacob và Strong chứng minh
rằng karyotyp của người bênh này 47,XXY. Tần số
của bệnh khoảng 1/1.000 trẻ sơ sinh nam.

23


NGUYỄN PHONG PHÚ


 Triệu chứng lâm sàng:
Ở giai đoạn sơ sinh và trẻ nhỏ: rất khó phát hiện vì
không có dị quan trọng, hoặc có những dị dạng
không đăc hiệu như tinh hoàn lạc chổ, lỗ đái lệch
thấp, dương vật kém phát triển.
Ở giai đoạn dậy thì: trong nhiều trường hợp người
cao, chân tay dài nhưng cũng có trường hợp hình thái
nam bình thường. Nhưng điểm quan trọng ở chổ là
tinh hoàn kém phát triển, mào tinh còn lớn hơn cả
tinh hoàn, khoảng 35-50% có chứng vú to. Các đặc
điểm của nam kém phát triển. Trí tuệ bình thường
hoặc có khi suy giảm.
 Di truyền tế bào học:
80% trường hợp katyotyp: 47,XXY. Những trường
hợp còn lại có thể ở trạng thái thể khảm: 46,XY/47,
XXY ; 46,XX/47,XXY hoặc 45,X/46,XY/47,XXY
2.3. Hội chứng Noonan
Hội chứng này có nhiều biểu hiện giống hội chứng
Turner vì vậy còn có tên là hội chứng Turner nam, hội
chứng Ullrich. Bệnh biểu hiện cả ở nữ hoặc nam. Bộ
NST của những người bệnh này là 46,XY hoặc
46,XX. Gen đột biến nằm trên NST số 12: 12q22-qter.
Tuy nhiên có trường hợp không xác định được dạng
đột biến ở bệnh nhân.
Hẹp động mạch phổi là một biểu hiện thường gặp.
Trí tuệ cũng giống như người Turner.
2.4. Hội chứng 47,XYY
Tần số: 1/1000 trẻ sơ sinh nam.

24



NGUYỄN PHONG PHÚ

Cơ thể thường lớn, không có thay đổi gì khác
thường, có trường hợp sinh dục kém phát triển và tinh
hoàn lạc chổ và tật lỗ đái lệch thấp.
Tâm thần: nhiều trường hợp có tính nết bất thường,
thiếu tự chủ, dể bị kích động, hung hăng, phạm tội giết
người, vì vậy tần số hội chứng 47,XYY trong các
trung tâm giam giữ tội phạm có thể đến 2/100.
Người mắc hội chứng này vẫn có khả năng sinh sản.
Có trường hợp 48,XXYY. Những bệnh nhân có bộ
nhiễm sắc thể 48,XXYY có kiểu hình tương tự hội
chứng Klinefelter, nhưng có tính nết thất thường hung
hăng hơn cả trường hợp XYY.
2.5. Hội chứng 47,XXX
Tần số: 1/1000 trẻ sơ sinh gái
Không có biểu hiện gì đặc biệt, nhưng một số
trường hợp vô kinh thứ phát, thường mãn kinh sớm.
Thường có giảm trí tuệ ít nhiều.
Có thể gặp trường hợp thể khảm: 46,XX/47,XXX.
2.6. Rối loạn lưỡng giới:
2.6.1. Lưỡng giới giả:
2.6.1.1. Lưỡng giới giả nam.
Có bộ NST hỗn tạp và thường có NST Y: 46,XY;
47,XXY; 47,XYY.
Xảy ra bất thường ở cơ quan sinh dục bên trong
hoặc bên ngoài dưới các hình thái khác nhau: nam có
tử cung, vú to, lỗ đái lệch thấp và loạn sản tuyến sinh

dục.

25


×