Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Cốt truyện phiêu lưu trong Chiếc chìa khóa vàng hay chuyện li kì của Buratino

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.02 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

----

ĐÀO THỊ THỦY

CỐT TRUYỆN PHIÊU LƯU TRONG
CHIẾC CHÌA KHÓA VÀNG HAY
CHUYỆN LI KÌ CỦA BURATINO CỦA
A.TÔNXTÔI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học

TS. LÊ THỊ THU HIỀN

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo
TS. Lê thị Thu Hiền – người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình
để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn,
đặc biệt là các thầy cô trong tổ Văn học nước ngoài và các bạn sinh viên trong
nhóm khóa luận đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Khóa luận được viết bằng niềm yêu thích đặc biệt với vấn đề nghiên
cứu, người viết đã có những cố gắng tìm tòi, song chắc chắn sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của


thầy cô và các bạn để khóa luận hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 03 năm...2017
Sinh viên thực hiện

Đào Thị Thủy


LỜI CAM ĐOAN.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Thị Thu Hiền các kết quả trong khóa luận là
trung thực, có xuất xứ rõ ràng và chưa từng công bố trong tất cả các nghiên
cứu nào khác.
Hà Nội, tháng03 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Đào Thị Thủy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, giới thuyết khái niệm. ............................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 9
6. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 9
NỘI DUNG ..................................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: BIẾN CỐ VÀ KHÔNG GIAN PHIÊU LƯU TRONG CHIẾC
CHÌA KHÓA VÀNG HAY CHUYỆN LI KÌ CỦA BURATINO........................ 10

1.1. Biến cố...................................................................................................... 20
1.1.1. Biến cố ngẫu nhiên - tất nhiên ............................................................. 10
1.1.2. Biến cố chủ động - bị động .................................................................. 15
1.2. Không gian phiêu lưu .............................................................................. 20
1.2.1. Không gian gia đình .............................................................................. 21
1.2.2. Không gian con đường .......................................................................... 10
1.2.3. Không gian ao hồ .................................................................................. 27
1.2.4. Không gian khu rừng ........................................................................... 30
CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT PHIÊU LƯU TRONG CHIẾC CHÌA KHÓA
VÀNG HAY CHUYỆN LI KÌ CỦA BURATINO .............................................. 34
2.1. Nhân vật hành động ................................................................................. 35
2.2. Nhân vật trợ giúp...................................................................................... 45
2.3. Nhân vật cản trở ...................................................................................... 49
2.4. Mục đích phiêu lưu của nhân vật……………….....................................53
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Alếchxây Tônxtôi (1883 – 1945) là một nhà văn nổi tiếng của Liên Xô.
Ông là một trong những nhân vật tiêu biểu của dòng văn học Liên Xô giai
đoạn trước và trong chiến tranh thế giới thứ II. Gần bốn mươi năm miệt mài
không ngừng lao động, sáng tạo nghệ thuật A.Tônxtôi đã để lại một khối
lượng tác phẩm khá đồ sộ cho nhân loại với nhiều thể loại. Cùng với những
đóng góp to lớn của mình, sau khi mất trong bản cáo phó về tổn thất to lớn
này của văn học Xô Viết, Ban chấp hành Trung Ương đảng Cộng sản và
Chính Phủ Liên Xô trước đây biểu dương là “Nhà văn Nga lỗ lạc, nhà nghệ sĩ
ngôn từ tài năng, nhà ái quốc nồng nhiệt”. Người nghệ sĩ vĩ đại của ngôn từ
ấy đã góp phần đưa văn học Nga lên đỉnh cao, trở thành một trong những nền

văn học tiên tiến nhất nhân loại.
Tiểu thuyết là thể loại làm nên tên tuổi của A.Tônxtôi. Con đường đau
khổ và Piốt đệ Nhất được coi là hai bộ tiểu thuyết kinh điển, hai tác phẩm lỗi
lạc và là thành tựu cao nhất trong cuộc đời cầm bút của A.Tônxtôi. Không chỉ
là tác giả của những bộ tiểu thuyết kiệt xuất, A.Tônxtôi còn là tác giả của
nhiều tập truyện ngắn , những vở kịch, kí sự có ảnh hưởng không nhỏ không
những đối với các nhà văn Nga mà còn đối với nhiều nhà văn, nhà triết học,
nhà hoạt động tư tưởng trên Thế giới sau này.
Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nông thôn, bạn bè là những bầy trẻ
nông thôn, những con ngựa, thảo nguyên tràn đầy cây vĩ mâu, nơi đó chỉ có
những gò vấp mấp mô, phá vỡ đường chân trời đơn điệu. A.Tônxtôi sống với
tuổi thơ đầy đơn độc, tẻ nhạt chính điều đó đã khơi dậy trong ông tính mơ
mộng. Ông luôn quan tâm đến những truyền thuyết, những cổ tích, những bài
ca dân gian bởi nó gắn bó với bao cảm xúc, bao ấn tượng của mình về những
ngày thơ ấu sống ở nông thôn. Vì vậy A.Tônxtôi rất quan tâm đến trẻ em và

1


cũng dành khá nhiều sáng tác của mình cho các em nhỏ. Những truyện ngắn,
truyện cổ tích, truyện phiêu lưu của A.Tônxtôi giản dị, dễ hiểu, được trẻ em
hết sức yêu thích.
Truyện phiêu lưu của A.Tônxtôi đã được bạn đọc nhỏ tuổi Việt Nam
đón nhận một cách rất nồng nhiệt, say sưa. Với con trẻ, các cuộc phiêu lưu là
một đề tài đầy hấp dẫn. Hầu như em bé nào cũng mong ước mình được trải
qua những giây phút thú vị và mạo hiểm để được khám phá những bí mật của
thế giới, được học hỏi và trải nghiệm bản thân. Có lẽ vì thế cuốn sách Chiếc
chìa khóa vàng hay truyện ly kỳ của Buratinô của A.Tôn-xtôi “mê hoặc” được
rất nhiều thế hệ các em thiếu nhi. Bước vào cuốn sách này, các bạn nhỏ thực
sự cảm thấy hồi hộp, lạ lùng, hào hứng và phấn khích khi được dõi theo từng

bước đi của chú bé người gỗ đáng yêu Buratinô trước sự truy đuổi của cái
ác… Cuốn sách này sẽ đưa các em nhỏ vào một chuyến phiêu lưu kì thú của
chú bé người gỗ Buratinô. Chiếc chìa khóa vàng hay truyện ly kỳ của
Buratinô hẳn sẽ là một món quà tuyệt vời dành cho các bạn nhỏ. Những tình
tiết li kỳ, những bài học nhẹ nhàng về lòng nhân ái, dũng cảm và đặc biệt câu
chuyện sẽ kích thích sự sáng tạo tuyệt vời, khơi dậy trí tưởng tượng, lòng yêu
cuộc sống. Những bài học có giá trị thiết thực được rút ra không chỉ góp phần
nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng mà còn hướng các em đến với cái
đẹp, cái thiện. Từ đó, các em có ý thức vươn lên tự hoàn thiện mình.
Ở Việt Nam hiện nay, A.Tônxtôi là một tác giả còn khá mới với bạn
đọc. Các tác phẩm dịch ra tiếng Việt của ông còn chưa nhiều và trong chương
trình học chúng ta cũng chỉ biết đến tên ông mà chưa đi sâu vào tìm hiểu
phong cách nghệ thuật của tác giả như các tác giả cùng thời khác: A.M.Gorki,
M.A.Sôlôkhôp… trong khi đó, đây là một tác giả có khá nhiều đóng góp cho
văn học Nga.

2


Tất cả những lí do trên khiến chúng tôi tìm đến với đề tài: “cốt truyện
phiêu lưu trong Chiếc chìa khóa vàng hay chuyện li kì của Buratino” để
nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Ở phần này do hạn chế về ngôn ngữ nên chúng tôi chỉ đi vào tiếp cận
nguồn tư liệu bằng Tiếng Việt.
A.Tônxtôi là một tài năng lớn đã góp hết mình cho nền văn học Nga.
Tài năng của ông được nhiều người biết đến, đặc biệt là các bạn đọc Nga.
Trong những bài viết, giới nghiên cứu phê bình khẳng định những đóng góp
của A.Tônxtôi và dành cho nhà văn những tình cảm trân trọng, quý mến.
Thời gian đầu trên con đường văn chương nghệ thuật A.Tônxtôi có một

số bài đăng trên tạp chí. Năm 1907, ra đời tập thơ đầu tiên – tập Trữ tình với
số lượng ít ỏi có 500 bản. Đó chỉ là, như chính tác giả nhận định trong bản
tiểu sử tự thuật sau này đó là một cuốn sách bắt chước người khác, ấu trĩ, kém
cỏi. Trong một thời gian rất ngắn ông đã nhận ra mình đi “nhầm đường”. Vậy
là cây bút trẻ chủ động tìm đến một số hiệu sách ở Pêtécbua mua lại tất cả số
sách mà các cửa hiệu ở đó chưa bán hết để đem về đốt. Từ đó A.Tônxtôi
chuyển hướng sang văn xuôi và thực tế chứng minh rằng sự lựa chọn này của
ông là chính xác.
Những tác phẩm hiện thực của A.Tônxtôi được M.Gorki chú ý ngay,
nhà văn vô sản hân hoan thấy xuất hiện thêm một tài năng nghệ thuật mới, có
chiều hướng phát triển tốt. Đánh giá tập truyện ngắn đầu tiên của A.Tônxtôi,
năm 1910 trong một lá thư gửi bạn M.Goriki viết: “Anh hãy chú ý đến những
cuốn sách của Alêchxây Tônxtôi – những quyển sách của anh ấy tập hợp
trong một cuốn, đọc càng thấy hay hơn. Hứa hẹn trở thành một nhà văn lớn,
xuất sắc” [8,tr.138].

3


Báo Pravđa của Đảng (số ra ngày 26.1.1914) trong bài Sự hồi sinh của
chủ nghĩa hiện thực cũng đánh giá cao cảm hứng sáng tác của A.Tônxtôi
“Trong văn học nghệ thuật của chúng ta hiện nay nổi bật lên khuynh hướng
ngả về chủ nghĩa hiện thực. Số những nhà văn miêu tả “cuộc sống trần tục”
đông hơn nhiều so với những năm trước đây. M.Gorki, Bá tước A.Tônxtôi,
Bunhin, Smêlep Xursusep và nhiều người khác, trong những tác phẩm của
mình miêu tả không phải “những chân trời huyền thoại” hay “những huyền bí
thần kì”, mà cuộc đời Nga đích thực với rất nhiều chuyện kinh khủng, với tất
cả tính chất hủ lậu hàng ngày của nó”.
Con đường sáng tác của A.Tônxtôi gặp đầy khó khăn, gian nan. Nhưng
chính điều đó đã thúc đẩy ông càng có niềm say mê hơn với văn chương nghệ

thuật. Cuốn tiểu thuyết được coi là kinh điển của A.Tônxtôi Con đường đau
khổ (1921 – 1940) được sáng tác trong hơn 20 năm đã đưa tên tuổi của ông
đến với bạn đọc Nga. Với Con đường đau khổ, năm 1943 A.Tônxtôi đã nhận
được giải thưởng Stalin. Lunasacxki gọi bộ tiểu thuyết – sử thi của ông là
“bức tranh toàn cảnh chuyển động” của nước Nga trong 40 năm trước Cách
mạng tháng Mười. Con đường đau khổ được chuyển thể thành một bộ phim
tâm lý – lịch sử của đạo diễn Vasily Ordynsky. Bộ phim sản xuất từ năm
1974 – 1977 và ra mắt trong năm 1977 để kỉ niệm 60 năm Cách mạng tháng
Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/1977).
Khi vĩnh biệt A.Tônxtôi, ngày 23/11/1945 trong cáo phó về sự tổn thất
to lớn này của văn học Xô Viết, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
và Chính phủ Liên Xô trước đây trân trọng biểu dương A.Tônxtôi là “nhà văn
Nga lỗi lạc, nhà nghệ sĩ ngôn từ tài năng, nhà ái quốc nồng nhiệt”.
Chiếc chìa khóa vàng hay chuyện li kì của Buratino là một câu chuyện
cổ tích hay dành cho các bạn thiếu nhi. Tác phẩm nói về cuộc phiêu lưu kì
thú, đầy mạo hiểm nhưng cũng không kém phần hấp dẫn của cậu bé nguời gỗ

4


Buratino đến với thế giới bên ngoài. Từ một cậu bé nghịch ngợm, ương
bướng và có phần ích kỉ Buratino sau hành trình phiêu lưu của mình dường
như đã trở thành một con người khác, trở thành một người dũng cảm, quyết
đoán và biết hi sinh cùng bạn bè. Chiếc chìa khóa vàng hay chuyện li kì của
Buratino hứa hẹn sẽ đem đến cho các bạn nhỏ một câu chuyện li kì, kịch tính,
đầy hấp dẫn.
Khi nói về các tác phẩm dành cho văn học thiếu nhi Nga nói chung,
Chiếc chìa khóa vàng hay chuyện li kì của Buratino nói riêng, nhà giáo ưu tú
Vũ Thế Khôi từng nhận định: “Biết bao cậu bé cô bé ở nước ta đã lớn lên
thành người với những cuốn sách gối đầu giường dạy cho họ biết sống thẳng

ngay, biết đường thương yêu, biết đường căm ghét, biết vương vấn tới lí
tưởng nhân văn cao cả” [1].
Ở Việt Nam, một số truyện ngắn của A.Tônxtôi đã được dịch ra tiếng
Việt tuy nhiên không nhiều. Với Chiếc chìa khóa vàng hay chuyện li kì của
Buratino thì tên tuổi của A.Tônxtôi đã đến với độc giả Việt Nam đặc biệt là
các bạn nhỏ. Nó được coi là một tác phẩm thuộc dạng kinh điển và trở thành
sách tái bản hàng năm trên các đầu sách, nhà xuất bản Việt Nam.
Có một thực tế là ở Việt Nam có rất ít công trình nghiên cứu về tác giả
A.Tônxtôi đặc biệt là phong cách nghệ thuật của nhà văn, dù ông là một nhà
văn nổi tiếng của văn học Nga. Truyện phiêu lưu của A.Tônxtôi mặc dù có
ảnh hưởng lớn đến tư tưởng, tình cảm và sự phát triển nhận thức của trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, nghiên cứu về nó thì chúng tôi lại gần như chưa thấy xuất hiện
công trình, bài viết nào.
Nghiên cứu về cốt truyện phiêu lưu trong Chiếc chìa khóa vàng hay
chuyện li kỳ của Buratino là một đề tài khá mới mẻ và lí thú nhưng cũng
không đơn giản.

5


Tôi chọn đề tài này làm khóa luận tốt nghiệp với mong muốn bước đầu
khám phá được cốt truyện phiêu lưu trong tác phẩm này của nhà văn
A.Tônxtôi.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chúng tôi khi triển khai đề tài này là làm sáng
tỏ cốt truyện phiêu lưu trong tác phẩm Chiếc chìa khóa vàng hay chuyện li kì
của Buratino. Từ đó với mong muốn đưa ra một cách nhìn để nghiên cứu cốt
truyện phiêu lưu. Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi đề
ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể:
− Tìm hiểu về các biến cố và các kiểu không gian phiêu lưu có trong tác

phẩm.
− Tìm hiểu về nhân vật phiêu lưu trong tác phẩm.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, giới thuyết khái niệm.
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận là vấn đề cốt truyện phiêu
lưu trong tác phẩm Chiếc chìa khóa vàng hay chuyện li kì của Buratino của
A.Tônxtôi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là tác phẩm Chiếc chìa khóa vàng
hay chuyện li kì của Buratino của A.Tônxtôi (Đỗ Đức Hiển dịch), Nxb Kim
Đồng, 2015.
4.3. Giới thuyết khái niệm
4.3.1. Các quan niệm về cốt truyện
Tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm tinh thần, là kết quả của quá trình lao
động nghệ thuật, sáng tạo của người nghệ sĩ. Nếu nhắc đến thơ, bạn đọc chủ
yếu nhấn mạnh đến yếu tố cảm xúc trữ tình thì khi nói đến tác phẩm tự sự,
chúng ta lại nhắc đến một thành phần có vai trò cự kì quan trọng đó là cốt

6


truyện. Cốt truyện là “cái khung” để đỡ cho toàn bộ tòa nhà nghệ thuật ngôn
từ đứng vững. Từ thế kỉ XIX trở về trước, nhà văn khi bắt tay vào kể câu
chuyện là lúc anh ta có một cốt truyện độc đáo. Sang đến thế kỉ XX, vai trò
của cốt truyện có xu hướng giảm đi. Nhưng cho đến nay, nhiều nhà nghiên
cứu, phê bình văn học vẫn khẳng định: cốt truyện có vai trò quan trọng, qua
cốt truyện nhà văn thể hiện những xung đột đời sống, mối quan hệ qua lại
giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định, từ đó bộc lộ chủ đề,
tư tưởng tác phẩm.
Khái niệm cốt truyện được rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học

quan tâm. Qua tìm hiểu một số sách lí luận văn học, từ điển…chúng tôi xin
đưa ra một số khái niệm về cốt truyện như sau:
Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học – GS Trần Đình Sử cho rằng: “cốt
truyện thường được hiểu là hệ thống các sự kiện chính, cơ bản dùng để biểu
hiện tính cách và phản ánh mâu thuẫn, xung đột xã hội” [14, tr.132].
Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt thì: “cốt truyện là hệ thống sự kiện là
nòng cốt cho sự diễn biến của mối quan hệ và sự phát triển tính cách của nhân
vật trong tác phẩm văn học tự sự” [10, tr.213].
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học cốt truyện được hiểu là “sự phát
triển hành động, tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm tự sự và
kịch, đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình” [2, tr.13].
Còn Từ điển thuật ngữ văn học thì cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ
thể được tổ chức theo yêu cầu, tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành
một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn
học thuộc các loại tự sự và kịch” [9, tr.88].
Trong cuốn Bàn về văn học của Gorki đã khẳng định: “vai trò của cốt
truyện là những mối liên hệ, những mâu thuẫn, những thiện cảm và ác cảm,

7


nói chung là những mối quan hệ qua lại của con người lịch sử phát triển và tổ
chức của tính cách này hay tính cách khác” [7, tr.196].
Ở cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học G.N.Pôpêlôp đã khẳng định “Các
cốt truyện được hình thành chủ yếu là nhờ các hành động của các nhân vật”
[12,tr.233].
Lê Huy Bắc đã phân biệt truyện (và đã story) và cốt truyện (plot) và đã
đưa ra khái niệm: “cốt truyện là sự sắp xếp thẩm mĩ, không tuân theo trật tự
biên niên của sự kiện và quan hệ nhân quả nghiêm ngặt, thống nhất theo ý đồ
chủ quan của người kể về những sự kiện của một câu chuyện nào đó, nhằm

mục đích nêu bật được tư tưởng, chủ đề và tạo sức hấp dẫn tối đa tới người
đọc” [5, tr.34].
4.3.2. Các quan niệm về cốt truyện phiêu lưu
Bàn về vấn đề cốt truyện phiêu lưu, có rất nhiều ý kiến khác nhau của
các học giả, nhà nghiên cứu, phê bình.
M.Bakhtin trong Những vấn đề thi pháp Dostoievsky cho rằng bản chất
của cốt truyện phiêu lưu: “không dựa vào chỗ nhân vật là ai, nó có địa vị như
thế nào trong cuộc sống, mà đúng hơn dựa vào chỗ nó không phải như nó
đang như thế, điều này không bị định trước, bất ngờ xét từ quan điểm của bất
cứ hiện tại và hiện hữu nào. Cốt truyện phiêu lưu không dựa vào những hoàn
cảnh hiện hữu và ổn định – các hoàn cảnh gia đình, xã hội, tiểu sử, nó phát
triển bất chấp các hoàn cảnh ấy. Hoàn cảnh phiêu lưu là hoàn cảnh mà bất cứ
người nào với tư cách là con người thì đều có thể lâm vào. Hơn nữa cốt
truyện phiêu lưu sử dụng bất cứ sự định vị xã hội cố định nào không phải với
tư cách một hình thức đời sống đã hoàn tất, mà với tư cách “hoàn cảnh”. Theo
nghĩa này cốt truyện phiêu lưu mang tính người sâu sắc, mọi thiết chế, chế
định xã hội, văn hóa, mọi đẳng cấp, mọi quan hệ gia đình – tất cả chỉ là những
hoàn cảnh mà con người muôn thuở và lúc nào cũng có thể lâm vào. Tự bảo

8


tồn khát vọng giành chiến thắng, tham vọng chiếm hữu, tình yêu nhục thể,
những – những nhiệm vụ do bản chất người muôn thuở đó quy định, quyết
định cốt truyện phiêu lưu” [3, tr99].
Trần Đình Sử cũng cho rằng “sức hấp dẫn lớn của cốt truyện phiêu lưu
được tạo bởi các yếu tố ngẫu nhiên, bất ngờ và chính điều này làm cho truyện
có sức hút lớn đối với người đọc” [13, tr. 55].
Như vậy các nhà nghiên cứu phê bình khi bàn về cốt truyện phiêu lưu
đã đề cập đến rất nhiều vấn đề, trong đó có những điểm chung trong quan

điểm nhìn nhận như một sự thống nhất về đặc điểm của cốt truyện phiêu lưu.
Đó là nhìn cốt truyện từ phương diện nhân vật, sự kiện. Nhân vật phiêu lưu là
nhân vật chính có cá tính mạnh mẽ, đam mê khám phá. Sự kiện trong cốt
truyện phiêu lưu là những sự kiện li kì, hấp dẫn và chứa đầy sự ngẫu nhiên,
không đoán định trước được. Đây cũng chính là cơ sở tạo nên những đặc sắc
trong kết cấu cốt truyện phiêu lưu mà trong khóa luận của mình chúng tôi kế
thừa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ở đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:
phương pháp thống kê; phương pháp so sánh, tổng hợp; phương pháp khảo
sát, phân tích.
6. Bố cục khóa luận
Khóa luận ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung được
triển khai trong hai chương:
Chương 1: Biến cố và không gian phiêu lưu trong Chiếc chì khóa vàng hay
chuyện li kì của Buratino.
Chương 2: Nhân vật phiêu lưu trong Chiếc chìa khóa vàng hay chuyện li kì
của Buratino.

9


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: BIẾN CỐ VÀ KHÔNG GIAN PHIÊU LƯU TRONG
CHIẾC CHÌA KHÓA VÀNG HAY CHUYỆN LI KÌ CỦA BURATINO.
1.1. Biến cố
Trong văn tự sự, biến cố thường giữ vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy cốt truyện phát triển. Lý luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên, chương
IV: Cốt truyện và Kết cấu, các nhà khoa học nghiên cứu cho rằng “chất liệu
cơ bản, đơn vị cơ bản của cốt truyện chính là sự kiện – đó là những việc có

ảnh hưởng và tác động đáng kể đến số phận và tính cách nhân vật. Những sự
kiện lớn, có thể tạo thành những bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời nhân
vật thường được gọi là biến cố” [6, tr. 463]. Như vậy, biến cố trong tác phẩm
văn học không chỉ là sự kiện văn học, là đơn vị cơ bản của cốt truyện mà nó
chính là chất lượng của sự kiện. Sự kiện chất lượng ấy là điều kiện cần cho
việc xây dựng một cốt truyện có tính nghệ thuật cao. Mỗi một biến cố trong
tác phẩm là một dấu mốc quan trọng cho sự phát triển của cốt truyện. Nếu
hiểu “cốt truyện là hệ thống sự kiện, biến cố được tổ chức theo yêu cầu tư
tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận quan trọng và cơ bản nhất
trong hình thức động của tác phẩm thì hệ thống biến cố chiếm hàng đầu”
[11,tr.99]. Khác với tiểu thuyết thì hệ thống biến cố trong truyện ngắn ít hơn
về số lượng, không phức tạp và dàn trải như trong tiểu thuyết.
Mỗi một kiểu cốt truyện khác nhau thì sử dụng một hệ thống các biến
cố khác nhau. Có thể thấy cũng như trong các cốt truyện khác, cốt truyện
phiêu lưu có nhiều loại biến cố, có thể xếp chúng vào hai loại lớn: biến cố
ngẫu nhiên – biến cố tất nhiên, biến cố chủ động – biến cố bị động.
1.1.1. Biến cố ngẫu nhiên – tất nhiên
Theo triết học Macxit, cái ngẫu nhiên thường đi liền với tất nhiên tạo
thành cặp phạm trù cơ bản phản ánh hai loại liên hệ khách quan của thế giới

10


vật chất. Nếu tất yếu này sinh từ bản chất bên trong của hiện tượng và biểu thị
cái có tính quy luật, cái nhất thiết phải xảy ra trong những điều kiện nhất
định; thì ngược lại ngẫu nhiên có cơ sở không phải ở bản chất của hiện tượng
nhất định mà ở tác động của hiện tượng khác tới hiện tượng. Trong cốt truyện
phiêu lưu, ngẫu nhiên – tất nhiên được xem là cái chủ yếu làm nên đặc trưng
của cốt truyện phiêu lưu.
Biến cố ngẫu nhiên là biến cố xảy ra, sinh ra một cách rất tình cờ,

không được đoán định trước, và cũng không phải do những nguyên nhân bên
trong quyết định được. Nó hoàn toàn là những biến cố bất ngờ đến từ thế giới
bên ngoài, vốn rộng lớn và không lường trước được, nó có thể mang theo,
hoặc là hạnh phúc, hoặc là vô vàn khổ đau, bất hạnh.
Nhân vật trong truyện Chiếc chìa khóa vàng hay chuyện li kì của
Buratino của A.Tônxtôi với bản tính tò mò, ưa thích tự do, thích phiêu lưu tìm
kiếm những điều mới mẻ, những điều yêu thích bên ngoài không gian rộng
lớn. Trong cuộc phiêu lưu đi đến xứ Ngu Si để thực hiện một điều hoang
đường là trồng cây tiền vàng, cậu bé Buratino phải chịu những biến cố bất
ngờ, những sự vụ bất ngờ, những cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên, vượt qua ranh giới
không gian, liên tục hành trình.
Biến cố bất ngờ mở đầu của Buratino được thể hiện ngay ở đầu câu
chuyện khi bác Giu-dep-pơ nhặt được thanh củi, vì nghĩ rằng nó không dùng
vào mục đích gì bác đã chuyển qua cho người bạn già của mình là bác Các-lô.
Từ bàn tay của người vốn chơi đàn đại phong cầm bác đã tạo nên cuộc đời
của một chú bé người gỗ. Nếu chiếc chìa khóa mà Buratino mạo hiểm phiêu
lưu để tìm mở kho báu thì trước hết bác Các-lô chính là chìa khóa để mở ra
một con người từ que củi giữa đường. Đây là một biến cố quan trọng, nó là
biến cố mở đầu tạo nên một loạt biến cố, hành động li kì sau này.

11


Như đã nói, những biến cố ngẫu nhiên tiếp tục xuất hiện nó như hoàn
thiện dần cho cuộc đời của một chú bé người gỗ. Giống như bao cậu bé khác
đây là lần đầu tiên Buratino cất bước đến trường, đó là câu chuyện trong ngày
đầu tiên đi học. Buratino vốn là một cậu bé cực kì hiếu kì và cũng dễ thương
như bao đứa trẻ tinh nghịch khác. Với bản tính tò mò và luôn ngạc nhiên
trước thế giới rộng lớn, cậu bé đã vô tình dấn thân vào một cuộc phiêu lưu
đầy nguy hiểm song cũng thật hấp dẫn với bao điều mới lạ. Khi tiếng nhạc

của rạp múa rối cứ văng vẳng bên tai thì Buratino đã không kiềm chế được
bản thân mình. Cậu bé đã quên rằng hôm nay là ngày đầu tiên đến trường thì
phải làm gì? Tiếng nhạc thì cứ văng vẳng, Buratino lại muốn khám phá xem
nó xuất phát từ đâu nên một mạch bước đến điểm bán vé xem múa rối. Bắt
đầu từ đây cậu bé gặp phải hàng loạt biến cố. Buratino vào rạp múa rối ngồi
xem biểu diễn ngay tại hàng ghế đầu tiên. Trên sân khấu biểu diễn là các con
rối, trong khi đang diễn thì một con rối quay xuống phía khán giả đã thấy
ngay hàng ghế đầu có một chú bé gỗ, miệng rộng đến mang tai, mũi dài đầu
đội một cái mũ vải tí tẹo. Tức thì bọn chúng nhận ra Buratino, tất cả những
tên múa rối còn lại từ sau phía các cây trên sân khấu chạy hết ra, chúng nhận
ra Buratino là người bạn cũ trong đoàn múa rối. Cậu bé gặp lại các bạn cũ của
mình cũng có vẻ rất phấn khích “Buratino nhảy tót lên bục, rồi nhảy lên sân
khấu” [tr.28]. Tất cả nhảy nhót, hò reo rất vui vẻ, cậu bé vốn không sống ở
thế giới loài người mà sống trong thế giới khác – thế giới của những con rối.
Vừa đặt chân phiêu lưu đến cuộc sống của con người thì gặp lại các bạn của
mình. Sự gặp gỡ này là một cơ may hay một bước ngoặt của cuộc đời
Buratino? Chúng ta thấy rằng ngay sau khi gặp lại các bạn thì Buratino đã gặp
phải rắc rối, đó là bị Lão Caraba Baraba – chủ rạp múa rối, tiến sĩ khoa múa
bắt về nhà giam vào trong phòng chứa đồ. Biến cố này xảy ra khá bất ngờ
ngoài với dự đoán của Buratino. Cậu bé suýt chút nữa thì bị lão Caraba

12


Baraba cho vào bếp củi để nướng chín đồ ăn. Bằng sự tinh ý, thông minh của
mình Buratino đã thoát chết và được lão ta cho năm đồng tiền vàng mang về.
Ta thấy rằng biến cố này của Buratino diễn ra cũng khá nhẹ nhàng, được cậu
bé giải quyết khá dễ dàng.
Tuy nhiên cuộc đời vốn nhiều sự việc mà con người không thể ngờ
trước được. Buratino cũng vậy, những sự việc không lường trước được xảy ra

với cậu bé như: trên đường đến trường thì gặp rạp múa rối và phải bán cả
quyển sách vỡ lòng mà cha Các-lô mua cho để có được bốn xu mua một tấm
vé, rồi bị lão Caraba Baraba mang về kho chứa đồ nhà lão và tý nữa thì mất
mạng. Chưa hết, kể từ khi có năm đồng tiền vàng thì nhiều biến cố lại bắt đầu
dồn dập tới. A.Tônxtôi đã xây dựng cho nhân vật của mình những biến cố,
những sự việc không lường trước giúp cho nhân vật của mình thay đổi, trưởng
thành hơn. Cốt truyện chính vì thế được thúc đẩy vận động mạnh mẽ hơn,
hấp dẫn hơn.
Hành trình phiêu lưu đến xứ Ngu Si Buratino cũng gặp rất nhiều biến
cố bất ngờ. Biến cố mở đầu dẫn cậu bé đến với cuộc phiêu lưu ở xứ Ngu Si đó
là khi gặp mèo Ba-di-li-ô và cáo A-li-xa. Hai tên ăn xin giả này đã dùng mọi
lời đường mật, lời dụ dỗ để Buratinoo tin và làm theo mình. Cậu bé Buratino
ngờ nghệch, tin người và cũng có chút ít lòng tham khi nghe cáo và mèo dụ
dỗ sẽ được gấp mười lần số tiền mà Buratino đang có. Đây cũng là biến cố
mở đầu cho cuộc hành trình phiêu lưu còn đầy những bất ngờ, kịch tính đằng
sau của Buratino.
Đường đến xứ Ngu Si thật gian nan, Buratino bị bọn cướp tấn công,
cậu bé vô cùng sợ hãi vì lúc đó chỉ có một mình, lờ mờ sáng ánh sáng xanh
nhuộm phía chân trời thì Buratino nghe như có tiếng chân người chạy đuổi từ
phía đằng sau. Dù hết sức hoảng sợ nhưng cậu bé vẫn nhanh trí nghĩ ra cách
nhét những đồng tiền xu vào trong miệng. Với những em bé lứa tuổi còn nhỏ

13


như Buratino khi bị hai tên cướp truy đuổi và dọa nạt chắc chắn sẽ rất hoảng
sợ và sẽ tự mình đưa hết của cải có trên người cho chúng. Nhưng Buratino thì
khác, mặc dù bọn cướp dọa nạt, giơ súng dọa, cầm chân, cầm tay tung lên trời
mấy lần, thậm chí cầm cả dao mà nạy răng Buratino ra. Vô cùng nhanh trí,
thông minh Buratino cắn vào tay tên cướp và chạy trốn được. Đã cố tìm đủ

mọi cách để thoát khỏi sự truy bắt của hai tên cướp nhưng cuối cùng cậu vẫn
rơi vào tay bọn cướp gian ác, bị treo ngược trên một cái cây trước nhà cô bé
tóc xanh. Các biến cố xảy ra liên tiếp, không biến cố nào giống biến cố nào
giúp cho nhân vật va chạm, khám phá được với cuộc sống bên ngoài muôn
hình, muôn vẻ. Cốt truyện vì vậy cũng được kéo dài hơn, phát triển cùng
muôn điều mới mẻ, hấp dẫn.
Bên cạnh việc xây dựng cho nhân vật Buratino những biến cố ngẫu
nhiên thì ở đây A.Tônxtôi cũng xây dựng song song cho nhân vật những biến
cố tất nhiên. Biến cố tất nhiên là những biến cố xảy ra như không thể khác
được, nó mang tính lý tính, có thể giải thích được bằng những quy luật. Trong
cốt truyện Chiếc chìa khóa vàng hay chuyện li kì của Buratino biến cố tất
nhiên cũng được xuất hiện điều này cho thấy việc xây dựng số phận, tính cách
của nhân vật trong tác phẩm không chỉ bị yếu tố hoàn cảnh “không thể giải
thích được” chi phối mà còn do quy luật có tính xã hội trong mối tương quan
hoàn cảnh và tính cách quy định.
Buratino sau khi bị bọn cướp truy đuổi và bị treo ngược lên cành cây,
đang lúc hết sức sợ hãi và dường như tuyệt vọng thì cô bé tóc xanh xuất hiện
cứu giúp và đưa vào nhà chăm sóc. Cô bé tóc xanh Man-vi-na được
A.Tônxtôi xây dựng là một nhân vật hết sức xinh xắn, đáng yêu, là người có
học hành, cư xử lịch sự nên được tất cả các loài vật trong khu rừng đó yêu
quý, giúp đỡ. Buratino được cô bé tóc xanh yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ học
hành, chỉ cho cách ứng xử, cách ăn uống cũng như nếp sống hằng ngày. Lẽ ra

14


cậu ta phải cảm thấy mình rất may mắn và vì thế mà sẽ ở lại sống với cô bé
tóc xanh cùng muôn loài động vật yêu quý nơi này. Nhưng vì sao cậu bé lại
lựa chọn cách trốn khỏi căn nhà của cô bé tóc xanh? Bản tính ưa thích tự do,
khám phá, thích đi tìm những cuộc phiêu lưu mạo hiểm sẽ không giữ được

chân cậu bé nơi này. Không hẳn là do bản tính vốn có mà trong tâm trí lúc
này cậu vẫn nghĩ đến xứ Ngu Si với vô số những đồng tiền vàng sẽ thuộc về
mình. Việc quyết định rời khỏi ngôi nhà của cô gái tóc xanh, rời khỏi sự yêu
thương đùm bọc của cô, Buratino chắc hẳn cũng đã nghĩ tới những khó khăn,
những thách thức mà mình sẽ gặp phải trong cuộc hành trình tiếp theo. Đúng
như dự đoán, như suy nghĩ của Buratino ngay sau khi rời khỏi nhà cô bé tóc
xanh đến xứ Ngu Si Buratino đã bị cáo A-li-xa và mèo Ba-di-li-ô lừa cướp
bốn đồng tiền vàng còn lại và bị mấy con chó cảnh sát bắt vì tội ăn cướp. Biết
trước mình sẽ phải đối mặt với nhiều sự nguy hiểm nhưng Buratino vẫn quyết
bỏ đi, quyết tâm đối mặt với những nguy hiểm cho ta thấy Buratino là một
người khá tự tin, dũng cảm, chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình.
1.1.2. Biến cố chủ động – bị động
Bên cạnh những biến cố bất ngờ, những tình huống bị nhân vật khác
dàn dựng thì bản thân một số nhân vật cũng tự tạo cho mình biến cố mà biến
cố đó gọi là biến cố chủ động. Biến cố chủ động là biến cố nhân vật tự tạo nên
tìm đến những biến cố với mục đích đã được định trước. Trong biến cố này
nhân vật hành động không bị chi phối bởi người khác hoặc bởi thế giới bên
ngoài. Buratino vốn yêu thích tự do, khám phá những điều mới lạ nên đã
phiêu lưu đến xứ Ngu Si. Trên đường đi gặp không ít những khó khăn, thử
thách nhưng cũng không làm cậu bé nản chí. Ngược lại, nó thôi thúc thêm
trong con người cậu bé một ý chí quyết tâm, sẵn sàng đón hứng gian lao phía
trước, cứ như vậy các biến cố không dừng lại ở đó mà ngày càng phát triển.

15


Việc bác Giu-dép-pơ chủ động dúi vội vào tay ông bạn già thanh củi
vừa nhặt được như để từ chối một món đồ không hữu dụng mà còn khiến bác
ta hoảng sợ. Cũng từ hành động này của bác mà thanh củi đó có cả một cuộc
đời. Giả sử bác Mũi Xanh không chuyển vào tay bác Các-lô Buratino thì có lẽ

cậu bé sớm đã vào lò sưởi. Biến cố này đã mang đến sự sống mới cho que củi,
mở đầu cho cuộc phiêu lưu đến với thế giới loài người cũng như hoàn thiện
dần cái bản chất gỗ củi trong cậu bé.
Một biến cố quan trọng nữa trong cuộc đời của Buratino còn phải kể
đến hành động cứu cậu của cô bé tóc xanh “khi cô bé vừa mở mắt thì thấy
ngay Buratino đang bị dốc ngược đầu xuống đất. Hai tay ôm đầu cô kêu thét
lên: Ối trời ôi, kìa!” [tr.49]. Ngay sau đó cô gái tóc xanh đã nhờ Ác-ti-môn
tháo ngay chú bé xuống đem vào nhà rồi đi gọi thầy thuốc. Một loạt thầy lang
đến khám bệnh cho Buratino có cô lang bọ ngựa, anh cóc, thầy cú, họ bắt cậu
bé uống thuốc nhưng Buratino nhất định không chịu. Lúc đó “Cô bé tóc xanh
cúi xuống, thương hại bảo: - Thôi, em chịu khó, bịt mũi lại mà uống. – Uống
rồi chị cho một miếng đường” [tr.51]. Những lời ngọt ngào của cô bé đã làm
người gỗ kia yên lòng mà để cô dốc liều thuốc tẩy vào mồm cùng với một
miếng đường. Cô hôn nhẹ Buratino như để tỏ lòng yêu mến và động viên cậu
bé sớm khỏi bệnh. Trước cảnh đó chó xù Ác-ti-môn vốn thích cái gì cũng đẹp
nó liền cắn lấy đuôi, quay tít. Có lẽ trong cuộc đời của chú bé người gỗ này
ngoài cha Các-lô - người gọt giũa lên cuộc đời của chú thì vẫn còn cô bé tóc
xanh giống như người tạo ra Buratino thêm một lần nữa. Chưa dừng lại ở đó
“sáng hôm sau Buratino trở dậy, khỏe mạnh, vui vẻ như thường” [tr.53]. Cô
bé tóc xanh đã ngồi chờ cậu sẵn ngoài vườn, bày một bộ bát đĩa ăn cơm bé tý
rồi bảo nó ngồi vào bàn ăn, sau đó còn rót cốc cacao bé xíu cho nó. Sau khi
chứng kiến việc ăn uống của Buratino thật lỗ mãng cô bé đã dạy bảo cậu bé
tận tình. Ngoài việc dạy cách cư xử, ăn uống, cô còn dạy Buratino cách tính

16


toán, viết chính tả. Mặc dù Buratino không thích học và luôn biện ra nhiều lí
do để từ chối nhưng tóc xanh vẫn luôn kiên trì dạy dỗ. Buratino ngày càng
ương bướng, tỏ ra bất cần cô bé bắt đầu giận và “buộc phải xử ác” với chú bé

bởi cô đã nhận dạy dỗ nên đành phải dằn lòng. Có lẽ những việc làm tốt xuất
phát từ bản thân của cô bé tóc xanh này là nguyên nhân để Buratino tìm cách
trốn chạy để được thoải mái nô đùa, vui chơi.
Trong lúc chạy trốn mấy con chó cảnh sát Buratino bị ngã xuống ao
bèo cậu bé đã được tiếp xúc với một thế giới dưới nước lạnh đầy ấm áp, đầy
tình thương. Sự giúp đỡ Buratino từ những cư dân dưới ao xuất phát bằng
những tấm lòng thơm thảo chủ động của họ. Bọn nhái vốn được xem là loài
máu lạnh nhưng khi nhìn thấy cậu bé gặp tai nạn chúng đã tìm “những món
ăn quý hóa” để cho Buratino dùng, vì thế mà nó chẳng độc ác đâu. Bỗng lúc
đó mặt nước rung chuyển “cái đầu một con rắn gớm ghiếc nhô lên” [tr.68]
chú bé hoảng sợ nhưng cũng nhanh chóng nhận ra không phải là con rắn “mà
chính là bác rùa hiền lành Toóc-ti-la, mắt bé tí tẹo” [tr.68]. Bác không chỉ
trách mắng chú bé ngốc nghếch kia không chịu ở nhà học tập lại ham chơi
thích đến xứ Ngu Si mà còn cho chú bé một chiếc chìa khóa bằng vàng và bác
nói rằng “cái chìa khóa ấy có thể mở một cánh cửa. Mà mở được cửa ấy thì
tha hồ sung sướng” [tr.70]. Buratino rời khỏi, nó cảm ơn bác rùa và đàn nhái,
bác cũng không quên nhắc nhở “Buratino ơi, đừng đánh mất chiếc chìa khóa
vàng nhé” [tr.71].
Chiếc chìa khóa vàng của bác rùa như tiếp thêm cho Buratino nguồn
sinh lục mới, nó hăm hở trên hành trình mới, nó phải chạy trốn phải đánh
nhau với lão Caraba Baraba độc ác. Buratino thôi thúc quyết tâm phải có bằng
được bí mật đằng sau chiếc chìa khóa bằng vàng ấy. Sau một hồi bàn bạc với
Pi-e-rô và Man-vi-a cả bọn đã quyết định ở lại đây và ngụy trang để chờ vết
thương của Ác-ti-môn lành hẳn. Còn bản thân Buratino lúc nào cũng suy nghĩ

17


làm sao lấy được thông tin từ Caraba Baraba. Trong đầu chú bé đang mơ
màng tưởng tượng ra một thế giới kì diệu, sung sướng sắp được mở ra đằng

sau cánh cửa. Bằng sự thông minh Buratino đã khéo léo không để cho lão
Caraba phát hiện ra mình đang đi theo. Cậu bé ẩn mình trong chiếc bình và
thét lên hăm dọa hai lão già đang ngà ngà men say để moi tin tức. Lợi dụng
lúc chúng sợ hãi cậu bé đã hỏi về bí mật kia dù Baraba ban đầu còn vòng vo
nhưng sau đó vì quá sợ hãi lão đã nói toẹt hết những gì mà mình biết ra. Cuối
cùng Buratino cũng bị phát hiện “bò lổm ngổm giữa những mảnh bình vỡ và
đống xương vị bị lão Caraba ném bốp xuống bàn” [tr.106]. Nhân lúc mọi
người còn ngơ ngác chú bé đã nhanh như mũi tên lao ra ngoài. Biến cố này
kết thúc cũng là lúc giải quyết được sự tò mò, tìm kiếm bấy lâu nay của chú
bé người gỗ về cánh cửa bí mật mà chính chú ta là người nắm giữ chìa khóa.
Càng bất ngờ hơn, nó không đâu xa lạ mà nằm ngay trong ngôi nhà của cha
Các-lô.
Ngoài biến cố chủ động từ bản thân các nhân vật, A.Tônxtôi còn xây
dựng nên những biến cố bị động để hình thành chuỗi các sự kiện của nhân vật
Buratino từ lúc được hình thành. Mở đầu là việc thanh củi tự nó nhanh lên
một cái đánh chát vào đầu bác Các-lô gây ra sự xung đột giữa hai ông bạn.
Thanh củi đứng ở giữa hả hê, cổ vũ, lúc này bản thân của thanh củi còn mang
trong mình sự nghịch ngơm nhưng cũng từ sự bị động đó “Bác Các-lô cầm
thanh củi mang về nhà” [tr.10]. Buratino được tạo nên từ chính biến cố này.
Đây dù là một chi tiết nhỏ nhưng nó cũng góp phần thể hiện tính cách ban đầu
của nhân vật.
Rời nhà lão Caraba Baraba về, Buratino gặp hai gã ăn xin là mèo Badi-li-ô và cáo A-li-xa. Những con vật này đã rủ chú bé đến xứ Ngu Si hòng để
cướp năm đồng tiền vàng. Hai con vật mất lịch sự, gian xảo đã giở trò ngay
trong quán cơm “Ba cá bống” mà Buratino không hề hay biết. Đáng lẽ mỗi

18


người chỉ được một cái bánh mì nhưng vì biết chú bé có tiền nên hai gã đã tha
hồ ăn uống “cho thêm miếng thịt cừu quay ngon lành kia, cả con ngỗng nữa,

cả con chim bồ câu chả nướng, ông lấy thêm cho một lá gan... Cáo và Mèo
gọi tất cả các thức ăn trong lò, thành ra Buratino chỉ còn độc trụi một cái
bánh con” [tr.40]. Hơn thế nữa trong phòng ngủ quán trọ, hai gã gian tham
tranh nhau nằm tót lên chiếc giường êm ấm, bỏ lại Buratino vẻn vẹn trong cái
ổ chó. Đỉnh điểm của sự khôn ngoan, xảo trá chính là lúc chú bé người gỗ
đang mơ màng “mê thấy một cái cây đầy những lá vàng” [tr.41] thì bỗng có
tiếng gọi của chủ quán. Buratino thức dậy hết sức bất ngờ khi trên giường
không thấy mèo và cáo đâu lại được ông chủ cho biết chúng đã chuồn đi từ
sớm nhưng không quên “xơi cái pa-tê cho thêm sức rồi đi” [tr.41]. Bản thân
Buratino bị động trước tình huống này nên đã vội vã ra phía cửa nhưng bị
chặn lại bởi lão chủ đã đứng sừng sững. Thế là một đồng vàng trong cậu đi
tong.
Việc miêu tả các biến cố tất nhiên, chủ động xuất hiện bên cạnh các
biến cố ngẫu nhiên, bị động tạo nên chiều sâu mới cho tác phẩm. Ta thấy rằng
quả đúng cốt truyện phiêu lưu hấp dẫn là do có nhiều biến cố ngẫu nhiên và
bất ngờ. Trong tác phẩm này những biến cố ngẫu nhiên bên ngoài mà nhân
vật gặp phải trên cuộc hành trình sẽ là căn nguyên căn bản của sự vận động
cốt truyện. Qua những biến cố này thì nhân vật được trưởng thành hơn, cậu bé
người gỗ ham chơi bỗng trở nên can đảm, quyết đoán, dám đứng lên cứu các
bạn và cùng các bạn chống lại lão Caraba Baraha độc ác. Qua việc miêu tả
các biến cố trong truyện phiêu lưu Chiếc chìa khóa vàng hay sự li kì của
Buratino ta thấy được những tiếp thu, sáng tạo độc đáo cũng như chiều sâu tư
duy của tác giả này trong việc kết hợp thể hiện các loại biến cố nói chung và
biến cố ngẫu nhiên nói riêng như là đối tượng thẩm mỹ quan trọng của cốt
truyện cũng như tác phẩm.

19


1.2. Không gian phiêu lưu

Không gian là môi trường trong một tác phẩm, là bối cảnh mà ở đó các
sự kiện, biến cố diễn ra, là nơi nhân vật tồn tại. Do vậy không gian nghệ thuật
là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật “không gian nghệ thuật là mô hình
thế giới độc lập có tính chủ quan và mang ý nghĩa tượng trưng của tác giả”
[14, tr.116].
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả đưa ra khái niệm không
gian nghệ thuật như sau: “Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại bên
trong của thế giới nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả trần
thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một “điểm nhìn” diễn ra
trong một “trường nhìn” nhất định. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về
không gian nên mang tính chủ quan, ngoài không gian vật thể còn có không
gian tâm tưởng” [9, tr.160]. Do vậy không gian nghệ thuật mang tính độc lập
tương đối, không quy định được vào không gian địa lí. Không gian nghệ thuật
là một hiện tượng khép kín như không gian trò chơi nằm trong quy ước chung
giữa tác giả và người đọc, do tác giả đề xuất và người đọc đồng cảm.
Không gian nghệ thuật chỉ có thể được thể hiện đầy đủ ở các ranh giới
mang ý nghĩa. Dấu hiệu loại hình quan trọng của không gian là ranh giới.
Ranh giới chia không gian trong văn bản thành hai bộ phận không giao nhau.
Khi chia không gian thành hai phần, ranh giới có đặc tính cơ bản là tạo ra hai
phần không thể xuyên thấm qua nhau và cấu trúc bên trong mỗi phần là khác
nhau. Trong đó mỗi phần đều có những dấu hiệu nhận biết riêng biệt. Chẳng
hạn, không gian trong truyện cổ tích thần kì được phân biệt rõ ràng: thế giới
trong nhà và thế giới ngoài rừng. Ranh giới giữa chúng là bia rừng đôi khi là
dòng sông. Các nhân vật của rừng không thể xâm nhập vào nhà và ngược lại.
Bởi mỗi một nhân vật, loại nhân vật sẽ gắn kết với một không gian, loại
không gian xác định.

20



Khi nhân vật rời bỏ căn nhà của mình bước vào những cuộc hành trình
xa lạ, nhân vật bắt đầu phiêu lưu. Một thế giới không gian mở ra theo bước
chân của nhân vật: qua những căn nhà, những con đường, những khu rừng,
những bờ ao...Khi nhân vật vượt qua địa giới này để tới địa giới khác, ranh
giới không gian ở đó là điểm mốc đánh dấu sự dịch chuyển không gian trong
tác phẩm. Trong Chiếc chìa khóa vàng hay chuyện li kì của Buratino
A.Tônxtôi luôn chú ý điều khiển ngòi bút của mình để dẫn dắt người đọc di
qua nhiều không gian khác nhau suốt từ khi cậu bé Buratino đi học gặp mèo
Ba-di-li-ô và cáo A-li-xa. Trải qua nhiều không gian khác nhau cho tới khi có
được chiếc chìa khóa vàng và trở về nhà của cha Các-lô. Mỗi một không gian,
nơi nhân vật phiêu lưu đặt chân đến là những môi trường, hoàn cảnh sống
khác nhau mà nhân vật phiêu lưu gặp phải. Mỗi một không gian mang những
đặc điểm và quy luật riêng như không gian gia đình là là không gian của
những lề thói, nề nếp trói buộc, là không gian của cuộc sống buồn và đơn
điệu, không gian khu rừng là không gian rộng lớn, tự do cùng với bao mối
nguy hiểm rình rập.
1.2.1. Không gian gia đình
Không gian gia đình trong tác phẩm Chiếc chìa khóa vàng hay chuyện
li kì của Buratino là không gian trong căn nhà của Bác Các-lô và không gian
trong căn nhà của cô bé tóc xanh Man-vi-na. Đầu tiên Buratino không hề có
gia đình mà cậu bé chỉ là một thanh gỗ bác thợ mộc Giu-dép-pơ nhặt được
ngoài đường đem tặng lại cho người bạn già của mình. Bác Các-lô mang
thanh gỗ về gọt giũa cẩn thận, cậu bé người gỗ Buratino được sinh ra. Căn
nhà của bác Các-lô chính là gia đình của Buratino – nơi mà cậu bé đã được
người cha của mình bằng những nét gọt sắc bén và điêu nghệ tạo ra. Ngay từ
khi bác Các-lô bắt đầu gọt tạo hình hài đầu tiên cho Buratino thì cậu tỏ ra hết
sức nghịch ngợm và lanh lợi “bỗng nhiên hai con mắt mở to ra trừng trừng

21



×