Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

CÔNG CỤ ĐIỀU TRA ĐO LƢỜNG KHẢ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG TRONG CÁC CƠ QUAN Y TẾ CÔNG CỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.54 KB, 18 trang )

CÔNG CỤ ĐIỀU TRA ĐO LƢỜNG KHẢ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH DỰA
TRÊN BẰNG CHỨNG TRONG CÁC CƠ QUAN Y TẾ CÔNG CỘNG
1

2

3

4

5

Julie A Jacobs , Paula F Clayton , Cassandra Dove , Tanya Funchess , Ellen Jones , Ghazala
2
2
3
6
7
Perveen , Brandon Skidmore , Victor Sutton , Sarah Worthington , Elizabeth A Baker ,
8
1,9,10*
Anjali D Deshpande and Ross C Brownson

Tóm lƣợc
Đặt vấn đề: Trong khi việc sử dụng ra quyết định dựa trên bằng chứng (EBDM) để cải
thiện y tế công cộng đang ngày càng được quan tâm, thì có rất ít nghiên cứu đánh giá khả
năng EBDM hiện tại của nhân lực y tế công cộng. Các cơ sở y tế công cộng phục vụ một
loạt các quần thể với các mức độ khác nhau của các nguồn lực. Công cụ khảo sát của
chúng tôi cho phép một đơn vị cá nhân thu thập dữ liệu để phản ánh lực nhân lực của
riêng cơ quan đó.
Phương pháp: Lãnh đạo sở y tế và các nhà nghiên cứu học thuật hợp tác phát triển và tiến


hành điều tra các nghiên cứu cắt ngang ở Kansas và Mississippi (Mỹ) để đánh giá năng
lực EBDM. Các điều tra được chuyển tới các cán bộ cấp bang và địa phương và các đối
tác cộng đồng làm việc về phòng ngừa và kiểm soát bệnh mãn tính. Cấu phần cốt lõi của
các cuộc điều tra đã được thông qua từ một công cụ thử nghiệm và các thiếu hụt được đo
lường trước đó (tầm quan trọng so với tính khả dụng) về các năng lực cho EBDM trong
bệnh mãn tính. Các câu hỏi khảo sát khác chú trọng vào sự kỳ vọng và các khuyến khích
sử dụng EBDM, tự tin vào ba kỹ năng EBDM, và ước tính sử dụng EBDM trong cơ
quan.
Kết quả: Trong cả hai tiểu bang, những người tham gia đã xác định các thiếu hụt năng lực
hàng đầu hiện này là kỹ năng truyền đạt với các nhà hoạch định chính sách, việc sử dụng
các đánh giá kinh tế và đưa nghiên cứu vào thực hành. Sự tự tin trong việc phát triển các
chương trình kiểm soát bệnh mãn tính dựa trên bằng chứng thấp hơn trong việc tìm kiếm
hoặc sử dụng dữ liệu. Các cán bộ y tế công cộng ước tính rằng khoảng hai phần ba các
chương trình trong cơ quan họ là dựa trên bằng chứng. Những người tham gia ở
Mississippi cho thấy sự kỳ vọng của các lãnh đạo sở y tế về việc sử dụng EBDM xấp xỉ
gấp đôi những kỳ vọng này của các đồng nghiệp và việc sử dụng EBDM có thể tăng nhờ
sự ưu tiên đào tạo và lãnh đạo.
Kết luận: Việc đánh giá năng lực EBDM ở Kansas và Mississippi được xây dựng trên
những phát hiện trước đây trên toàn quốc để xác định những thiếu hụt hàng đầu trong các
năng lực thiết yếu đối với EBDM về bệnh mãn tính và để ước tính tỷ lệ phần trăm các


chương trình trong các sở y tế ở Mỹ dựa trên bằng chứng. Cuộc khảo sát có thể sử dụng
cho các sở y tế khác và các tổ chức phi chính phủ như một công cụ có giá trị để đánh giá
năng lực EBDM trong đội ngũ nhân lực của họ và để hỗ trợ trong việc xác định các
phương pháp tiếp cận mà sẽ tăng cường sự hiểu biết về quá trình EBDM trong việc lập kế
hoạch chương trình và hoạch định chính sách y tế công cộng. Những phát hiện từ cuộc
điều tra tại địa phương có thể cung cấp các định hướng nhằm chú trọng các chương trình
đào tạo nhân lực và có thể chỉ ra các loại hình khuyến khích và các chính sách để có thể
tác động đến việc thực hiện EBDM tại nơi làm việc.

Từ khóa: thực hành dựa trên bằng chứng, Y tế công cộng
Đặt vấn đề
Bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim, ung thư, đái tháo đường, chiếm khoảng 60% các
trường hợp tử vong trên toàn cầu, và 70% các trường hợp tử vong ở Mỹ [1,2], với tỷ lệ
mắc và tỷ lệ tử vong sẽ dự kiến gia tăng cả ở trong nước và quốc tế trong vài thập kỷ sắp
tới [1,3]. Hoạt động thể chất, chế độ ăn uống, sử dụng thuốc lá, uống rượu và các yếu tố
hành vi nguy cơ có thể thay đổi được khác chiếm một số lượng đáng kể các ca tử vong do
bệnh mãn tính [4,5], cho phép các cơ hội can thiệp phong phú thông qua các chương trình
và chính sách y tế công cộng.
Lời kêu gọi sử dụng các quy trình ra quyết định dựa trên bằng chứng để phát triển các
chương trình phòng ngừa và kiểm soát bệnh mãn tính đến từ cả giới học thuật và thực
nghiệm, bao gồm cả các tổ chức y tế lớn như Tổ chức y tế thế giới và Trung tâm kiểm
soát và phòng ngừa bệnh tật [6-10]. Khái niệm về EBDM trong y tế công cộng đã phát
triển trong thập kỷ qua và có thể được được hiểu như một quá trình sử dụng các bằng
chứng khoa học khả dụng tốt nhất về hiệu qủa của các chương trình hoặc chính sách khác
nhau và biến chúng thành bằng chứng để vận dụng trong thực tế bằng cách kết hợp các
dữ liệu cấp cộng đồng, các nguồn lực và các ưu tiên [11,12].
Việc tạo ra các bằng chứng khoa học và việc sử dụng các bằng chứng đó trong môi
trường “thế giới thực” được thừa nhận còn thiếu hụt [13-16] (ví dụ, nhóm hoạch định
chính sách, các sở y tế). Vì vậy, việc thu hẹp sự thiếu hụt này nhằm đưa nghiên cứu vào
thực hành là một quá trình phức tạp và cần tăng lượng tài liệu tập trung vào vấn đề này,
thường được gọi là “chuyển giao tri thức” hay “sự phổ biến và vận dụng nghiên cứu”
[13-16]. Việc sử dụng EBDM trong các tổ chức YTCC phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao
gồm cả việc đào tạo và kinh nghiệm của lực lượng lao động, nguồn lực tổ chức và môi
trường (ví dụ: kinh phí tài trợ, việc mua vào từ các lãnh đạo và quan chức được bầu), tính
khả dụng, áp dụng và phổ biến bằng chứng về một chủ đề nhất định [16-21].


Do đó, cần có nghiên cứu để tìm hiểu về các yếu tố quyết định và phương pháp tiếp cận
để tăng cường sự hiểu biết về các quy trình EBDM trong các tổ chức y tế công cộng.

Chúng tôi đã tiến hành một dự án nghiên cứu gồm hai giai đoạn nhằm tăng cường việc sử
dụng các can thiệp dựa trên bằng chứng (EBIs) của bệnh mãn tính trong các cơ cấu tổ
chức y tế công cộng. Trong giai đoạn đầu, 447 cán bộ làm việc về bệnh mãn tính cấp
bang trên khắp nước Mỹ đã hoàn thành một cuộc khảo sát đánh giá tầm quan trọng, tính
khả dụng và việc sử dụng các cấu phần khác nhau cuả việc ra quyết định dựa trên bằng
chứng bệnh mãn tính.
Thông qua các phương pháp định tính và định lượng, chúng tôi xác định được các rào cản
và giải pháp để cải thiện việc sử dụng EBIs tại sở y tế bang và đánh giá những hạn chế về
tầm quan trọng và tính khả dụng của các năng lực thiết yếu về bệnh mãn tính [22-24].
Trong giai đoạn 2, chúng tôi tiến hành các dự án chuyên sâu ở hai tiểu bang Hoa Kỳ:
Kansas và Mississippi. Theo nội dung hiến pháp Hoa Kỳ về các quyền hạn dành riêng,
các tiểu bang vẫn có những quyền hạn rất lớn để bảo vệ sức khỏe cộng đồng [25]. Các
tiểu bang gánh vác trách nhiệm y tế công cộng lớn lao thông qua công việc được thực
hiện bởi các tổ chức y tế tiểu bang và địa phương. Những biện pháp này chủ yếu tập
trung vào việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh mãn tính (dự phòng cấp 1 và cấp 2), chứ
không phải quản lý các bệnh mãn tính. Các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các đối tác
cộng đồng khác cũng đóng vai trò quan trọng trong y tế công cộng, cung cấp các dịch vụ
y tế và thực hiện các can thiệp và thay đổi chính sách trong một loạt các năng lực.
Có sự khác biệt lơn trong cộng đồng những tổ chức này phục vụ, trong các loại hình quản
lý, các dịch vụ mà họ cung cấp và các chức năng giáo dục và công việc của các nhân viên
[26-30]. Do tính không đồng nhất trong các tổ chức y tế công cộng, nên điều quan trọng
là cần có những công cụ thu thập dữ liệu mang tính địa phương phản ánh được tính chất
đặc trưng của nhân lực của tổ chức và các đối tác cộng đồng [31]. Chúng tôi bắt đầu giai
đoạn hai bằng cách phát triển một công cụ khảo sát ngắn gọn để đánh giá năng lực cơ bản
của EBDM, tìm kiếm xác định các mục tiêu cụ thể cho việc tăng sự phổ biến của các can
thiệp dựa trên bằng chứng trong hai tiểu bang này. Bài viết này trình bày phương pháp và
kết quả từ việc đánh giá khảo sát ban đầu giai đoạn 2 với mục tiêu khuyến khích các tổ
chức y tế công cộng khác ở Mỹ và khắp nơi trên thế giới, đánh giá khả năng EBDM của
nguồn nhân lực chính tổ chức đó.
Phƣơng pháp

Lựa chọn bang
Kansas và Mississippi đã được lựa chọn cho nghiên cứu này dựa trên kết quả của chương


trình Rà soát và hỗ trợ kỹ thuật cấp bang (STAR) thông qua Hiệp hội quốc gia của Ủy
ban bệnh mãn tính (NACDD) [32]. Bảy bang hoàn thành chương trình STAR tại thời
điểm lựa chọn (tháng 9/2009), tuy nhiên vì lý do tính khả thi và nguồn lực, chỉ có hai
bang được lựa chọn cho nghiên cứu này. Quá trình STAR liên quan tới việc tự học của
các tiểu bang cùng với chuyến thăm 4 ngày của nhóm công tác phòng ngừa và kiểm soát
bệnh mãn tính đã có kinh nghiệm. Trước khi tham gia vào dựa án nghiên cứu này cả
Kansas và Mississippi đã xác định được các điểm mạnh, các thách thức và ưu tiên cho
các đơn vị bệnh mãn tính của họ, và họ đang bắt đầu thực hiện các khuyến nghị từ báo
cáo STAR.
Chương trình STAR khuyến cáo rằng các tiểu bang nên tiến hành các đánh giá thường
xuyên, và cuộc khảo sát hiện tại giúp thực hiện chức năng này cho Kansas và Mississippi.
Phát triển khảo sát ở Kansas
Lãnh đạo của đơn vị bệnh mãn tính ở Kansas chọn một nhóm nhỏ các nhân viên của cơ
sở y tế tham gia vào dự án nghiên cứu này. Nhóm Kansas bao gồm Giám đốc và phó
giám đốc của Cục Nâng cao sức khỏe và Giám đốc tổ chức Khoa học và Giám sát/Cán bộ
y tế II. Thông qua các phương tiện liên lạc điện thoại và email hàng tháng, nhóm Kansas
và các nhà nghiên cứu đã hợp tác phát triển công cụ khảo sát và kế hoạch lấy mẫu.
Phần lớn nghiên cứu cắt ngang này được bắt nguồn từ 74 câu hỏi cuộc điều tra quốc gia
sử dụng trong giai đoạn đầu của nghiên cứu này [22-24]. Nội dung mà cuộc điều tra quốc
gia được thông báo bởi nghiên cứu trước đây liên quan đến một thẻ phân loại thực hành
để đánh giá năng lực về kiểm soát bệnh ung thư dựa trên bằng chứng [33], và cuộc khảo
sát trải qua các thử nghiệm phản ứng nhận thức khác nhau. Nhóm Kansas sau đó tùy
chỉnh các câu hỏi nhân khẩu học liên quan đến công việc (ví dụ: vị trí công việc, chuyên
môn). Bốn câu hỏi khảo sát mới đã được bổ sung. Ba câu chú trọng vào các kỹ năng tự
giải quyết hiệu quả với EBDM và một câu hỏi để ước tính tỷ lệ các chương trình dựa trên
bằng chứng trong một tổ chức. Cuộc khảo sát ở Kansas chứa 33 câu hỏi và được ước tính

mất chưa đến 15 phút để hoàn thành.
Nhóm Kansas xác định các nhân viên và đối tác làm việc về phòng ngừa và kiểm soát
bệnh mãn tính. Những người trả lời cuộc khảo sát ở Kansas bao gồm các cán bộ cơ sở y
tế tiểu bang và địa phương cũng như các đối tác cộng đồng học thuật, liên minh và tính
nguyện viên. Trong cơ cấu tổ chức sở y tế tiểu bang (SHD), các quan chức không có
quyền truy cập để hoàn thiện danh sách liên lạc cho các cán bộ cơ sở y tế địa phương
(LDH). Trước khi bắt đầu cuộc khảo sát, chúng tôi đã liên hệ với Giám đốc LHD từ 13
quận mà phục vụ phần lớn dân cư nhằm yêu cầu họ xác định các nhân viên làm việc về
phòng ngừa và kiểm soát bệnh mãn tính. Cuộc điều tra bước đầu đã được chuyển tới cho


tất cả các giám đốc LHD và các cán bộ bổ sung được xác định trong 13 quận này. Việc
sử dụng kỹ thuật hòn tuyết lăn cho phép tất cả những người trả lời khảo sát tại LHD xác
định các đồng nghiệp khác đang làm việc về bệnh mãn tính. Sau khi xác minh công việc
của họ, không bao gồm bất cứ những cái tên nào trùng lặp, chúng tôi tiếp tục khảo sát với
các đồng nghiệp đó.
Phát triển khảo sát tại Mississippi
Việc phát triển điều tra ở Mississippi cũng đi theo một quy trình tương tự. Nhóm
Mississippi bao gồm Giám đốc của Văn phòng phòng ngừa bệnh tật, Giám đốc và phó
giám đốc của Cục Bệnh mãn tính và một chuyên gia tư vấn NACDD. Các câu hỏi về
nhân khẩu học được tùy chỉnh và bốn câu hỏi thêm vào trong điều tra ở Kanas đã được
giữ lại trong điều tra ở Mississippi. Do các quan ngại cho rằng người trả lời sẽ cân nhắc
các chủ đề như tiêm chủng và bệnh truyền nhiễm khi trả lời nên cuộc khảo sát tại
Mississippi lặp lại các câu hỏi nhất định nhằm hỏi ban đầu về tất cả các chương trình và
sau đó sẽ cụ thể về chương trình bệnh mãn tính.
Nhóm Mississippi thêm một câu hỏi mới về kỳ vọng sử dụng EBDM ("Ai hy vọng bạn sử
dụng EBDM liên quan đến lập kế hoạch chương trình y tế công cộng"). Những người
tham gia có thể chọn các đáp án cho các nhà lãnh đạo sở y tế, những người quản lý trực
tiếp, đồng nghiệp và các đối tác cộng đồng. Điều tra ở Mississippi cũng đã thêm một câu
hỏi cho những người tham gia lựa chọn 2 sự khích lệ hàng đầu để sử dụng EBDM trong

công việc của họ từ danh sách sau: 1)EBDM được cho là một ưu tiên cao bởi các nhà
lãnh đạo trong tổ chức của tôi, 2) phản hồi tích cực hay khuyến khích, 3) một đánh giá
hiệu suất để cân nhắc sử dụng EBDM, 4) đào tạo, 5) sự công nhận chuyên nghiệp. Cuộc
khảo sát tại Mississippi bao gồm 38 câu hỏi và cũng được thiết kế để hoàn trong trong
khoảng thời gian không quá 15 phút.
Những người tham gia cuộc điều tra được xác định bởi nhóm Mississippi và bao gồm các
cán bộ y tế công cộng cấp bang và cấp quận. Sở y tế bang Mississippi có một mối liên hệ
trực tiếp với các cơ sở y tế địa phương và tiểu bang được chia thành 9 quận mà mỗi quận
theo dõi, giám sát một vài cơ sở y tế nông thôn.
Thu thập số liệu
Trước khi bắt đầu khảo sát, một email cùng được viết bởi một lãnh đạo sở y tế và một
người điều tra chính trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi giải thích về ý nghĩa của cuộc
khảo sát này và tầm quan trọng của nó với mỗi người tham gia trên danh sách liên lạc của
chúng tôi. Cuộc khảo sát được đưa đến bằng cách sử dụng phần mềm khảo sát ZIpSurvey
trực tuyến [34]. Mỗi người tham gia nhận được một đường link duy nhất để tới cuộc khảo
sát và những người không tham gia nhận được email nhắc nhở. Vì sự khích lệ sẽ làm tăng


tỷ lệ trả lời [35] nên chúng tôi đã tặng một thẻ quà 10$ cho mỗi người tham gia khi đã
hoàn thành cuộc khảo sát. Nghiên cứu tại Kansas được mở trong 9 tuần từ tháng 12/2009
đến tháng 2/2010, và nghiên cứu tại Mississippi được mở trong 6 tuần từ tháng 1 đến
tháng 3 năm 2010. Các công cụ điều tra có sẵn từ tác giả ở cuối và trong các tập tin bổ
sung 1 và 2 của bản thảo này. Nghiên cứu này được phê duyệt bởi Hội đồng đạo đức Đại
học (HRPO # 09-1745).
Phân tích
Những người chỉ trả lời những câu hỏi về nhân khẩu học không được bao gồm trong bản
tóm tắt mô tả kết quả hoặc trong tỷ lệ phản hồi. Mối quan hệ hai chiều được phân tích sử
dụng kiểm định T-test cho các mẫu độc lập hoặc kiểm định Pearson Chi-square. Đối với
các năng lực EBDM (xem các tập tin bổ sung 1 và 2 cho các mô tả), người trả lời đánh
giá cả tầm quan trọng và tính khả dụng của các năng lực dựa trên thang điểm từ 0(rất

không quan trọng hoặc không có) đến 10 (rất quan quan trọng hoặc rất có sẵn). Trong khi
khái niệm về tầm quan trọng không được xác định rõ hơn, thì cuộc khảo sát định nghĩa
tính khả dụng là “bạn cảm thấy có thể sử dụng như thế nào với mỗi kỹ năng khi bạn cần
tới nó (không có trong kỹ năng của riêng bạn hay những người khác)” .Chúng tôi tạo ra
điểm thiếu hụt bằng trừ đi mỗi điểm khả dụng từ điểm quan trọng tương ứng và tính toán
với khoảng tin cậy 95% cho mỗi điểm.
Kết quả
Cuộc khảo sát ở Kansas đã gửi tới 391 địa chỉ email hợp lệ và nhận được 190 phản hồi, tỷ
lệ đáp ứng 49%. Các câu trả lời khảo sát gần như được chia đều giữa các cán bộ SHD
(36%), các cán bộ LHD (33%), và các đối tác cộng đồng (31%) (Bảng 1). Hơn một nửa
(55%) đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế công cộng và 49% cho biết họ
đã có bằng thạc sỹ hoặc tiến sỹ.
Cuộc khảo sát ở Missisippi có tỷ lệ đáp ứng là 75% với 72 địa chỉ email hoàn thành trong
số 96 địa chỉ gửi đi. Các cán bộ y tế tiểu bang chiếm 56% lượng phản hồi, còn lại 44% là
từ các phòng y tế quận/huyện. Phần lớn số người trả lời (72%) có hơn 10 năm kinh
nghiệm y tế công cộng và hơn một nửa (56%) đã có bằng thạc sỹ hoặc tiến sỹ.
Gần 80% người trả lời là nữ ở cả Kansas và Mississippi. Cũng trong cả hai cuộc khảo sát,
các cán bộ ở cấp bang/tỉnh có bằng thạc sỹ hoặc tiến sỹ cao hơn đáng kể so với những
cán bộ ở địa phương hoặc cấp quận/huyện (Kansas p=0.03, Mississippi p<0,01). Ở
Kansas, loại hình công việc chiếm nhiều nhất là các nhà quản lý, điều hành hay điều phối
chương trình (48%) và các nhà giáo dục sức khỏe (15%). Ở Mississippi, chiếm hơn 1/3
số người trả lời là điều dưỡng (35%) trong khi nhóm này chiếm ít hơn 7% ở Kansas.


Bảng 1: Đặc điểm ngƣời tham gia các cuộc khảo sát năng lực ra quyết định dựa trên
bằng chứng tại Kansas và Mississippi, Mỹ, 2010
Cơ quan
Sở y tế bang
Phòng y tế quận/huyện
Các đối tác cộng đồng

Bằng cấp cao nhất
Tiến sỹ hoặc Thạc sỹ
Cử nhân đại học hoặc cao
đẳng
Missing
Số năm kinh nghiệm
YTCC
< 5 năm
5-10 năm
Trên 10 năm
Missing
Giới tính
Nữ
Nam
Missing

Kansas n (%)

Mississippi n (%)

69 (36.3)
63 (33.2)
58 (30.5)

40 (55.6)
32 (44.4)

93 (48.9)

41 (56.9)


88 (46.3)

31 (43.1)

9 (4.7)

38 (20.0)
45 (23.7)
104 (54.7)
3 (1.6)

8 (11.1)
12 (16.7)
52 (72.2)

151 (79.5)
38 (20.0)
1 (0.5)

56 (77.8)
15 (20.8)
1 (1.4)

Trong khi cả Kansas và Mississippi, ba thiếu hụt lớn nhất giữa tầm quan trọng và tính
khả dụng của các năng lực cần thiết cho EBDM trong bệnh mãn tính là: kỹ năng truyền
đạt nghiên cứu dựa trên bằng chứng cho các nhà hoạch định chính sách, đưa ra các quyết
định dựa trên đánh giá kinh tế, và đưa các can thiệp dựa trên bằng chứng vận dụng “thế
giới thực” (Bảng 2). Ở Kansas, điểm trung bình tầm quan trọng và tính khả dụng cao hơn
với những người trả lời ở cấp bang so với những người trả lời ở cấp địa phương, và

những thiếu hụt càng lớn hơn ở cấp địa phương so với cấp tiểu bang. Cuộc khảo sát ở
Mississippi cho thấy kết quả phức tạp hơn, và các điểm thiếu hụt lớn hơn ở cấp tiểu bang
so với cấp quận/huyện.
Bảng 2: Tầm quan trọng, tính khả dụng và những thiếu hụt trong bảng xếp hạng
năng lực ‡, Kansas và Mississippi, Mỹ, 2010


Kansas n = 190
Năng lực

Tất cả
người tham gia

Mississippi n = 72
Cơ sở tế

Sở y tế bang

địa phương

Tất cả người

Sở y tế bang

Phòng y tế
quận/huyện

tham gia

Trung bình (Khoảng tin cậy 95%)

Truyền đạt nghiên cứu cho các nhà hoạch
định chính sách
Tầm quan trọng

8.8 (8.6-9.0)

9.1 (8.8-9.4)

8.4 (8.0-8.8)***

8.7 (8.2-9.1)

9.1 (8.6-9.5)

8.1 (7.4-8.8)**

Tính khả dụng

5.1 (4.8-5.5)

5.5 (4.9-6.1)

4.3 (3.8-4.9)***

5.3 (4.7-5.9)

5.4 (4.6-6.2)

5.0 (4.1-6.0)


Sự thiếu hụt

3.7 (3.4-4.1)

3.6 (3.0-4.2)

4.1 (3.4-4.7)

3.4 (2.8-4.0)

3.6 (2.7-4.6)

3.1 (2.2-3.9)

Ra quyết định dựa trên các đánh giá kinh tế
Tầm quan trọng

8.5 (8.3-8.7)

8.7 (8.3-9.0)

8.2 (7.8-8.6)

8.8 (8.5-9.2)

9.0 (8.6-9.4)

8.5 (8.0-9.1)

Tính khả dụng


5.1 (4.8-5.5)

5.4 (4.8-6.0)

4.6 (4.0-5.3)*

5.6 (5.0-6.2)

5.4 (4.5-6.2)

6.0 (5.1-6.9)

Sự thiếu hụt

3.4 (3.1-3.7)

3.3 (2.7-3.8)

3.6 (3.0-4.2)

3.2 (2.5-3.9)

3.7 (2.7-4.6)

2.5 (1.7-3.4)*

Truyền đạt lại cac can thiệp dựa trên bằng
chứng
Tầm quan trọng


8.7 (8.4-8.9)

9.1 (8.8-9.4)

8.0 (7.4-8.5)***

9.1 (8.8-9.4)

9.4 (9.0-9.7)

8.8 (8.4-9.1)**

Tính khả dụng

5.5 (5.2-5.9)

6.0 (5.5-6.6)

4.7 (4.1-5.3)***

5.6 (5.0-6.2)

5.8 (4.9-6.6)

5.4 (4.4-6.3)

Sự thiếu hụt

3.1 (2.8-3.5)


3.0 (2.4-3.6)

3.2 (2.7-3.8)

3.5 (2.8-4.1)

3.6 (2.7-4.4)

3.4 (2.4-4.3)

Tầm quan trọng

8.0 (7.7-8.2)

8.4 (8.1-8.7)

7.3 (6.8-7.8)***

8.6 (8.3-8.9)

8.9 (8.5-9.3)

8.2 (7.7-8.7)**

Tính khả dụng

5.5 (5.1-5.8)

5.9 (5.4-6.5)


4.4 (3.7-5.0)***

5.8 (5.1-6.4)

6.0 (5.1-6.9)

5.4 (4.6-6.3)

Sự thiếu hụt

2.5 (2.2-2.8)

2.5 (2.0-3.0)

2.9 (2.4-3.5)

2.9 (2.2-3.5)

2.9 (2.0-3.8)

2.8 (1.9-3.6)

8.2 (7.7-8.7)***

9.0 (8.7-9.3)

9.2 (8.8-9.6)

8.7 (8.3-9.2)


Đánh giá định tính

Phát triển một kế hoạch hành động cho chương trình/chính sách
Tầm quan trọng

8.7 (8.4-8.9)

9.0 (8.6-9.3)

Tính khả dụng

6.2 (5.8-6.6)

6.9 (6.3-7.4)

5.1 (4.4-5.7)***

6.0 (5.3-6.6)

6.2 (5.4-7.0)

5.7 (4.7-6.7)

Sự thiếu hụt

2.5 (2.2-2.8)

2.1 (1.6-2.6)


3.1 (2.5-3.7)**

3.0 (2.4-3.7)

3.0 (2.2-3.9)

3.0 (2.1-4.0)

Quan hệ đối tác đa ngành
Tầm quan trọng

8.9 (8.7-9.1)

9.1 (8.7-9.4)

8.6 (8.2-9.0)*

8.9 (8.6-9.3)

9.2 (8.9-9.6)

8.5 (7.9-9.2)*

Tính khả dụng

6.2 (5.8-6.5)

6.8 (6.2-7.3)

5.7 (5.1-6.3)**


6.2 (5.6-6.8)

6.2 (5.3-7.0)

6.2 (5.3-7.1)

Sự thiếu hụt

2.7 (2.4-3.1)

2.3 (1.7-2.9)

2.9 (2.3-3.5)

2.7 (2.2-3.3)

3.0 (2.2-3.9)

2.3 (1.6-3.1)

Tầm quan trọng

7.4 (7.1-7.7)

7.9 (7.5-8.2)

6.4 (5.9-7.0)***

Tính khả dụng


4.9 (4.6-5.3)

5.4 (4.9-5.9)

3.8 (3.2-4.4)***

Sự thiếu hụt

2.5 (2.1-2.8)

2.5 (2.0-2.9)

2.6 (2.1-3.2)

Tầm quan trọng

8.2 (7.9-8.4)

8.5 (8.2-8.9)

7.4 (6.9-7.9)***

8.2 (7.8-8.6)

8.5 (8.0-9.1)

7.8 (7.0-8.5)*

Tính khả dụng


5.9 (5.5-6.3)

6.7 (6.2-7.2)

4.4 (3.8-5.1)***

5.8 (5.2-6.4)

6.0 (5.2-6.8)

5.6 (4.6-6.5)

Sự thiếu hụt

2.3 (1.9-2.6)

1.8 (1.4-2.3)

3.0 (2.4-3.5)***

2.4 (1.8-2.9)

2.5 (1.8-3.3)

2.2 (1.4-3.0)

Các thiết kế đánh giá

Đánh giá định lượng


Các vấn đề sức khỏe ưu tiên
Tầm quan trọng

8.3 (8.0-8.5)

8.6 (8.2-8.9)

7.8 (7.4-8.2)***

8.4 (8.0-8.8)

8.6 (7.9-9.2)

8.2 (7.6-8.7)

Tính khả dụng

6.1 (5.8-6.4)

6.4 (5.9-6.8)

5.3 (4.7-5.9)**

5.9 (5.3-6.4)

5.7 (4.9-6.4)

6.1 (5.3-6.9)


Sự thiếu hụt

2.2 (1.9-2.5)

2.2 (1.8-2.6)

2.5 (2.0-3.0)

2.5 (2.0-3.1)

2.9 (2.2-3.7)

2.1 (1.3-2.8)

‡: Thang Likert từ 0-10 với điểm số cao hơn cho thấy tầm quan trọng/tính khả dụng hơn của các cơ sở y tế tiểu bang so với quận/địa phương, * giá trị p ≤ 0,10; **giá
trị p ≤ 0,05; ***giá trị p ≤ 0,01


Ở cả 4 nhóm, tỷ lệ phần trăm những người tham gia ở Mississippi đồng ý rằng mỗi nhóm
kỳ vọng họ sử dụng EBDM cho tất cả chương trình cao hơn so với các chương trình bệnh
mãn tính (bảng 3). Ở cả hai loại hình cơ sở, tỷ lệ người trả lời đều đồng ý rằng, các nhà
lãnh đạo cơ sở y tế kỳ vọng họ sử dụng EBDM là cao nhất và tỷ lệ thấp nhất là với các
đồng nghiệp.
Bảng 3: Sự kỳ vọng sử dụng ra quyết định dựa trên bằng chứng (n=72), Mississippi,
Mỹ 2010.
Tổng cộng

Cơ sở tiểu
bang


Cơ sở
quận/huyện

p*

Tất cả các chương trình
Lãnh đạo phòng y tế
75%
74%
77%
0.78
Người giám sát/quản lý 60%
66%
53%
0.30
trực tiếp
Các đối tác cộng đồng
59%
55%
63%
0.50
Đồng nghiệp
40%
45%
33%
0.34
Các chương trình bệnh
mãn tính
Lãnh đạo phòng y tế
65%

68%
60%
0.47
Người giám sát/quản lý 50%
61%
37%
0.05
trực tiếp
Các đối tác cộng đồng
52%
55%
47%
0.48
Đồng nghiệp
29%
37%
20%
0.13
p* giá trị cho kiểm định Pearson chi-square về sự khác biệt giữa các cơ sở tiểu bang và
quận/huyện
Những người tham gia ở Mississippi chỉ ra rằng sự lựa chọn hàng đầu của phương pháp
khích lệ sử dụng EBDM là đào tạo và các nhà lãnh đạo trong tổ chức của họ đặt EBDM
làm ưu tiên hàng đầu (Bảng 4). Những người trong cơ quan tiểu bang có khả năng thích
đặt ưu tiên cao trong việc lãnh đạo hơn.
Bảng 4: Những biện pháp khích lệ đã xếp hạng nhƣ là sự lựa chọn đầu tiên và trong
top 2 với việc sử dụng EBDM tại Mississippi, Mỹ, 2010


Cơ quan tiểu
Cơ quan

bang n=38
quận/huyện n=30
Top 2 Lựa chọn
Top 2 Lựa chọn
Top 2
đầu tiên
đầu tiên
57%
24%
58%
33%
57%

Tổng cộng n=68

Đào tạo

Lựa chọn
đầu tiên
28%

Ưu tiên cao EBDM

37%

53%

45%

58%


27%

47%

Phản hồi tích cực

13%

49%

11%

45%

17%

53%

Đánh giá hiệu quả

15%

29%

13%

26%

17%


33%

Sự công nhận
chuyên môn

7%

12%

8%

13%

7%

10%

Kỹ năng được đánh giá cao nhất trong cả hai cuộc khảo sát là khả năng tìm dữ liệu
(Kansas: trung bình 7.4, 95% CI 7.1-7.8; Mississippi: trung bình 8.0, 95%CI 7.4-8.5).
Khả năng sử dụng dữ liệu cho việc lập kế hoạch chương trình y tế công cộng, xin tài trợ
hoặc đánh giá cộng đồng (Kansas: trung bình 7.0, 95% CI 6.7-7.4; Mississippi: trung
bình 7.3, 95%CI 6.7-7.9) theo sau đó khả năng phát triển các chương trình bệnh mãn
tính dựa trên bằng chứng như là kỹ năng được đánh giá thấp nhất (Kansas: trung bình
6.3, 95% CI 6.0-6.6); Mississippi: trung bình 6.6, 95% CI 6.2-7.1).
Ước tính tỷ lệ phần trăm các chương trình dựa trên bằng chứng trong số những người trả
lời từ các cơ sở y tế là tương tự nhau giữa Kansas và Mississippi. Trung bình số cán bộ
cơ sở y tế tại Kansas tham gia trả lời xấp xỉ tỷ lệ phần trăm các chương trình dựa trên
bằng chứng trong cơ quan của họ là 65% (95% CI 61-70%). Ước tính trung bình tổng
thể người trả lời khảo sát ở Mississippi là 67% (95% CI 60-73%). Ước tính trung vị cho

cả Kansas và Mississippi là 75%.
Bàn luận
Mặc dù những lời kêu gọi quốc tế bao gồm các quá trình ra quyết định dựa trên bằng
chứng trong việc lên kế hoạch, hoạch định chính sách và lập kế hoạch chiến lược trong y
tế công cộng ngày càng tăng[6-10, 36-41], thì các nghiên cứu đánh giá năng lực hiện tại
của nhân lực tại cấp địa phương lại tương đối ít. Có một ngoại lệ đáng chú ý là một
nghiên cứu đánh giá nhu cầu của cán bộ y tế dân số được thực hiện ở New South Wales,
Australia [42,43]. Nghiên cứu của họ đã xác định các nhu cầu về hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo
và phát triển kỹ năng, đặc biệt là trong các cán bộ chưa có trình độ thạc sỹ. Phần lớn


(55%) các cán bộ công nhận sự cần thiết phải cải thiện năng lực EBDM của bản thân.
Các cán bộ này chỉ ra rằng những nhà quản lý có những cái nhìn tích cực hơn họ về việc
thúc đẩy thực hành dựa trên bằng chứng hiện nay trong sức khỏe cộng đồng trong khi
những quan điểm của các đồng nghiệp lại thiếu tích cực hơn quan điểm của họ. Dựa trên
nghiên cứu đánh giá nhu cầu này, nhóm làm việc đã xác định các năng lực thực hành
dựa trên bằng chứng [44]. Ngoài ra, nghiên cứu các hệ thống y tế công cộng tại Mỹ gần
đầy tìm kiếm để hiểu rõ hơn những thay đổi trong chất lượng và tính khả dụng của các
dịch vụ y tế công cộng và xác định các phương pháp tiếp cận sẽ cải thiện việc cung cấp
dịch vụ, bao gồm cả tăng việc sử dụng EBDM trong các cơ cấu tổ chức [28-30].
Một phần nghiên cứu của chúng tôi để tăng cường năng lực EBDM trong các cơ quan y
tế công cộng ở Mỹ, chúng tôi đã phát triển công cụ khảo sát thiết kế để đánh giá năng lực
EBDM cơ bản trong hai tiểu bang tại Hoa Kỳ. Điểm cốt lõi trong các cuộc điều tra của
chúng tôi đã được thông qua từ một công cụ thử nghiệm trước đó [22-24], và chú trọng
vào việc đánh giá năng lực của các cán bộ được xác định là rất quan trọng đối với việc ra
quyết định dựa trên bằng chứng trong bệnh mãn tính [33]. Việc thực hành EBDM đòi hỏi
một loạt các kỹ năng đa dạng bao gồm việc phân tích và tổng hợp các bằng chứng, các
đánh giá cộng đồng bằng định tính và định lượng, và việc sử dụng các khung lập kế
hoạch chương trình [6]. Nhân lực y tế công cộng về bản chất là liên ngành, và nhiều
người làm việc trong lĩnh vực này không được đào tạo chính quy về y tế công cộng [4547]. Các cán bộ cấp bang ở giai đoạn 1 trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, việc

thiếu các đào tạo cần thiết để thực hành EBDM tồn tại trong cả đội ngũ nhân viên và các
nhà quản lý [22]. Do đó, tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng năng lực là rất cần
thiết, và việc sử dụng các năng lực để hướng dẫn những nỗ lực đó là rất quan trọng để
xác định được các mục tiêu và kết quả giáo dục [47,48].
Việc xác định những thiếu hụt lớn nhất trong các năng lực ra quyết định dựa trên bằng
chứng trong một tiểu bang hay địa phương cung cấp cho các nhà lãnh đạo cơ sở y tế với
các mục tiêu hành động cho việc cải thiện năng lực EBDM. Ba thiếu hụt năng lực lớn
nhất trong các khảo sát ở Kansas và Mississippi phù hợp với những phát hiện từ cuộc
điều tra quốc gia của chúng tôi về các cán bộ bệnh mãn tính cấp bang [24] và có thể giải
thích cho các bang khác. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các cán bộ xác định mục tiêu
quan trọng cho việc cải thiện EBDM như: 1) kỹ năng truyền tải với các nhà hoạch định
chính sách, 2) sử dụng các đánh giá kinh tế, 3) vận dụng nghiên cứu vào thực hành. Đây
là những kỹ năng mà các cán bộ đã xác định là quan trọng những không có sẵn, và những
kỹ năng này có thể được cải thiện thông qua các khóa đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật [49]. Vì
tất cả các năng lực trong cuộc khảo sát được coi là ưu tiên cao hoặc trung bình từ nghiên
cứu trước đó [33], nên các tổ chức cũng có thể muốn cung cấp các khóa đào tạo cho


những năng lực này với điểm số khả dụng thấp hoặc có thể cân nhắc việc sử dụng các
biện pháp khuyến khích hoặc thiết lập ưu tiên để cải thiện năng lực với điểm số tầm quan
trọng thấp. Các khóa đào tạo y tế công cộng dựa trên bằng chứng, dựa trên những năng
lực EBDM thiết yếu này, là các phương pháp hiệu quả của việc tích hợp các kiến thức và
kỹ năng mới vào nguồn nhân lực y tế công cộng [49-51]. Các khóa đào tạo được thực
hiện ở cả Kansas và Mississippi như một phần của dự án nghiên cứu của chúng tôi để giải
quyết những lỗ hổng trong năng lực. Trong khi không hẳn là nỗ lực trong dự án của
chúng tôi thì việc sử dụng các nhà môi giới kiến thức ở Canada như một chiến lược mới
nổi khác và hứa hẹn tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận dụng nghiên cứu vào thực hành
[52].
Các cán bộ trong cuộc khảo sát của chúng tôi ước tính có khoảng 2/3 chương trình trong
cơ quan họ là dựa trên bằng chứng. Có nghĩa là ước tính từ Kansas (65%) và Misissippi

(67%) là phù hợp với 58% và 65% ước tính thu được trong việc theo dõi các khảo sát từ
các khóa đào tạo EBDM cung cấp cho các chuyên gia y tế công cộng ở Missouri và trên
toàn quốc [49, dữ liệu chưa được công bố, Brownson]. Những người tham gia khảo sát
được cung cấp một định nghĩa tiêu chuẩn của EBDM trước khi trả lời câu hỏi này, nhưng
các kết quả sẽ vẫn cần được diễn giải một cách thận trọng vì kết quả này là do những
người tham gia tự trả lời và không được xác nhận một cách khách quan. Trong kết quả
định tính của chúng tôi từ giai đoạn 1 của nghiên cứu này, các cán bộ bệnh mãn tính xác
định một sự thiếu đồng thuận giữa các cán bộ về ý nghĩa chính xác của thuật ngữ “dựa
trên bằng chứng” như là một rào cản để thực hành EBDM [22]. Các chương trình tương
tự có thể được coi là “dựa trên bằng chứng” bởi một nhà thực hành và thêm vào đó, các
biện pháp khách quan hơn là cần thiết. Một bước đi hợp lý tiếp theo nghiên cứu này là để
so sánh dữ liệu được phát vấn (ví dụ, việc sử dụng các can thiệp dựa trên bằng chứng) với
các báo cáo của chương trình (ví dụ, phân tích nội dung của các ứng dụng tài trợ).
Những câu hỏi mới trong khảo sát ở Mississippi cung cấp các kết quả xứng đáng được
đưa vào các cuộc điều tra tiếp theo. Mặc dù cỡ mẫu tương đối nhỏ nhưng sự kỳ vọng sử
dụng EBDM thấp hơn cho chương trình bệnh mãn tính so với tất cả các chương trình, và
sự mong đợi từ các nhà lãnh dạo gần như gấp đôi so với các đồng nghiệp. Do đó, việc tạo
ra một sự hiểu biết về EBDM trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh mãn tính bao
gồm tất cả các loại hình công việc và các cấp quản lý sẽ là một bước quan trọng trong
việc tăng cường sử dụng các can thiệp dựa trên bằng chứng [6]. Các cán bộ trong cuộc
khảo sát toàn quốc của chúng tôi đã xác định việc thiếu những sự biện pháp khích lệ sử
dụng EBDM là rào cản cao nhất trong chín rào cản được đo lường định lượng [23], và
khảo sát ở Mississippi phát hiện những ưu tiên hơn trong một loạt các khích lệ. Trong số
danh sách các biện pháp khích lệ tại khảo sát ở Mississippi, những người tham gia mong


muốn các nhà lãnh đạo đặt “ưu tiên cao” vào EBDM và việc cung cấp các khóa đào tạo
EBDM hơn. Việc đạt ưu tiên của các lãnh đạo là một bước quan trọng đầu tiên để các cán
bộ có thể sử dụng những kiến thức và kỹ năng thu được từ các khóa đào tạo EBDM.
Hạn chế lớn nhất của cuộc điều tra này là dữ liệu tự phát vấn. Chúng tôi không thể xác

nhận một cách trực tiếp các phát hiện của chúng tôi ngược lại với tiêu chuẩn vàng. Hơn
nữa, tỷ lệ tham gia ở cả hai bang đều thấp, và sai số chọn mẫu là có thể. Gần một nửa
(51%) những người tham gia ở Kansas (với một mẫu đa dạng bao gồm các đối tác cộng
đồng) và 25% ở Mississippi không hoàn thành cuộc khảo sát. Những người có quan điểm
mạnh mẽ về EBDM, cả tích cực và tiêu cực, có thể có nhiều khả năng trả lời. Dữ liệu
không sẵn có để so sánh những người tham gia với những người không tham gia qua các
đặc điểm nhân khẩu học. Trong khi cuộc điều tra được thực hiện với một sự dễ dàng trả
lời trong nhận thức, các cơ quan với những kinh phí hỗ trợ hạn chế sẽ không thể cung cấp
những thẻ quà tặng ưu đãi để tăng tỷ lệ trả lời. Những khích lệ để hoàn thành cuộc khảo
sát có thể có nhiều hình thức và các cơ quan nên sử dụng các nguồn lực sẵn có.
Kết luận
Những thiếu hụt năng lực ở Kansas và Mississippi đã củng cố các phát hiện từ cuộc khảo
sát toàn quốc của chúng tôi trước đó [24], chỉ ra rằng, về tổng thể, các cán bộ cần được
đào tạo và các công cụ để đưa các nghiên cứu vào hoạch định chính sách, ra quyết định
dựa trên các đánh giá kinh tế và đưa các can thiệp dựa trên bằng chứng vào các thiết lập
“thế giới thực”. Khi sử dụng các công cụ khảo sát của chúng tôi, các cơ sở y tế và NGOs
có thể đánh giá được năng lực EBDM trong chính nhân lực của họ và sử dụng những kết
quả điều tra đó để xác định những hành động cụ thể tăng cường năng lực EBDM trong
nhân viên của họ. Những hoạt động này có thể bao gồm các chương trình đào tạo tập
trung vào các kỹ năng EBDM cụ thể hoặc có thể chú trọng vào các ưu đãi hoặc chính
sách có thể ảnh hưởng đến văn hóa và môi trường tổ chức ở nơi làm việc [53]. EBDM
đang được ủng hộ ở nhiều quốc gia và nhiều tổ chức y tế. Phương pháp khảo sát của
chúng tôi nên trở thành công cụ hữu ích ở nhiều nơi trên thể giới để đánh giá năng lực
EBDM và xác định các phương pháp tiếp cận nhằm tăng cường quá trình EBDM trong
việc lập kế hoạch và hoạch định chính sách y tế công cộng.
Tài liệu tham khảo
1. World Health Organization: The global burden of disease: 2004
update. [ />GBD_report_2004update_full.pdf].
2. Kung HC, Hoyert DL, Xu J, Murphy SL: Deaths: final data for 2005. Natl



Vital Stat Rep 2008, 56:1-120.
3. Anderson G, Horvath J: The growing burden of chronic disease in
America. Public Health Rep 2004, 119(3):263-270.
4. Danaei G, Ding EL, Mozaffarian D, Taylor B, Rehm J, Murray CJ, Ezzati M: The preventable
causes of death in the United States: comparative risk assessment of dietary, lifestyle,
and metabolic risk factors. PLoS Med
2009, 6(4):e1000058.
5. Mokdad AH: Actual causes of death in the United States, 2000. JAMA
2004, 291(10):1238-1245.
6. Brownson RC, Baker EA, Leet TL, Gillespie KN, True WR: Evidence-Based Public
Health. 2 edition. New York: Oxford University Press; 2011.
7. Fielding JE, Briss PA: Promoting evidence-based public health policy: can we
have better evidence and more action? Health Aff (Millwood) 2006,
25(4):969-978.
8. Wilson KM, Brady TJ, Lesesne C: on behalf of the NCCDPHP Work Group on
Translation: an organizing framework for translation in public health: the
knowledge to action framework. Prev Chronic Dis 2011, 8(2):1-7.
9. World Health Organization: 2008-2013 action plan for the global strategy
for the prevention and control of noncommunicable diseases: prevent and control
cardiovascular diseases, cancers, chronic respiratory diseases
& diabetes.[ />10. Zaza S, Briss PA, Harris KW: The Guide to Community Preventive Services:
What Works to Promote Health? New York: Oxford University Press; 2005.
11. Brownson RC, Fielding JE, Maylahn CM: Evidence-based public
health: a fundamental concept for public health practice. Annu Rev
Public Health 2009, 30:175-201.
12. Satterfield JM, Spring B, Brownson RC, Mullen EJ, Newhouse RP, Walker BB,
Whitlock EP: Toward a transdisciplinary model of evidence-based practice.
Milbank Quarterly 2009, 87(2):368-90.
13. Green LW, Ottoson JM, Garcia C, Hiatt RA: Diffusion theory and

knowledge dissemination, utilization, and integration in public
health. Annu Rev Public Health 2009, 30:151-74.
14. Graham IA, Logan J, Harrison MB, Straus SE, Tetroe J, Caswell W,


Robinson N: Lost in knowledge translation: time for a map? J Contin
Educ Health Prof 2006, 26:13-24.
15. Lavis JN: Research, public policymaking, and knowledge-translation
processes: Canadian efforts to build bridges. J Contin Educ Health Prof
2006, 26:37-45.
16. Dobbins M, Ciliska D, Cockerill R, Barnsley J, DiCenso A: A framework for the
dissemination and utilization of research for health-care policy and practice. Online
J Knowl Synth Nurs 2002, 9(7).
17. Anderson LM, Brownson RC, Fullilove MT, Teutsch SM, Novick LF, Fielding
J, Land GH: Evidence-based public health policy and practice: promises
and limits. Am J Prev Med 2005, 28(Suppl 5):226-230.
18. Kerner JF: Integrating research, practice, and policy: what we see depends on
where we stand. J Public Health Management Practice 2008,
14(2):193-198.
19. Baker EA, Brownson RC, Dreisinger M, McIntosh LD, Karamehic-Muratovic A:
Examining the role of training in evidence-based public health: a qualitative study.
Health Promot Pract 2009, 10:342-348.
20. Baker EL, Potter MA, Jones DL, Mercer SL, Cioffi JP, Green LW, Halverson PK,
Lichtveld MY, Fleming DW: The public health infrastructure and our nation’s
health. Annu Rev Public Health 2005, 26:303-318.
21. Brownson RC, Ballew P, Dieffenderfer B, Haire-Joshu D, Heath GW,
Kreuter MW, Myers BA: Evidence-based interventions to promote physical activity:
what contributes to dissemination by state health departments. Am J Prev Med 2007,
33(Suppl 1):66-73.
22. Dodson EA, Baker EA, Brownson RC: Use of evidence-based interventions

in state health departments: a qualitative assessment of barriers and solutions. J
Public Health Manag Pract 2010, 16(6):E9-E15.
23. Jacobs JA, Dodson EA, Baker EA, Deshpande AD, Brownson RC: Barriers to
evidence- based decision making in public health: a national survey of chronic
disease practitioners. Public Health Rep 2010, 125:736-742.
24. Dodson EA: Personal and organizational barriers to evidence-based decision
making among U.S. chronic disease practitioners. Presented at: Cultivating Health
Communities: 20th National Conference on Chronic Disease Prevention and Control, Centers


for Disease Control and Prevention National
Harbor, MD; 2009.
25. McGowan A, Brownson R, Wilcox L, Mensah G: Prevention and control of chronic
diseases. In In Law in Public Health Practice.. 2 edition. Edited by: Goodman R, Rothstein
M, Hoffman R, Lopez W, Matthews G. New York: Oxford University Press; 2006:.

26. National Association of County & City Health Officials: 2008 National Profile
of Local Health Departments.[ />profile/resources/2008report/upload/NACCHO_2008_ProfileReport_post-towebsite- 2.pdf].
27. Association of State and Territorial Health Officials: Profile of state public
health, volume two.[ />Survey_Research/ASTHO_State_Profiles_Single[1]%20lo%20res.pdf].
28. Mays GP, Scutchfield FD, Bhandari MW, Smith SA: Understanding the organization of
public health delivery systems: an empirical typology. Milbank Q 2010, 88(1):81-111.

29. Mays GP, Smith SA, Ingram RC, Racster LJ, Lamberth CD, Lovely ES: Public
health delivery systems: evidence, uncertainty, and emerging research needs. Am J
Prev Med 2009, 36(3):256-65.
30. Van Wave TW, Scutchfield FD, Honore PA: Recent advances in public health
systems research in the United States. Annu Rev Public
Health 2010, 31:283-95.
31. Fielding JE, Frieden TR: Local knowledge to enable local action. Am

J Prev Med 2004, 27(2):183-184.
32. National Association of Chronic Disease Directors: State technical assistance and
review (STAR) program.[ page=STARFAQ].

33. Brownson RC, Ballew P, Kittur ND, Elliott MB, Haire-Joshu D, Krebill H,
Kreuter MW: Developing competencies for training practitioners in evidencebased cancer control. J Cancer Educ 2009, 24:186-193.
34. ZipSurvey.com. [].
35. Dillman D: Mail and Internet Surveys: The Tailored Method. 2 edition. New
York: Wiley; 2000.
36. Australian Health Promotion Association: Core competencies for health
promotion practitioners.[ />stories/pdf/core%20competencies%20for%20hp%20practitioners.pdf].


37. Health Protection Agency: 2010 annual report and accounts.[http://www.
hpa.org.uk/web/HPAwebFile/HPAweb_C/1274093575390].
38. Institute of Public Health in Ireland: IPH annual review: 2010.[http://www.
publichealth.ie/sites/default/files/documents/files/IPH%20Annual%20Review
%202010.pdf].

39. Public Health Agency of Canada: Strategic plan 2007- 2012.[http://www.
phac- aspc.gc.ca/publicat/2007/sp-ps/pdfs/PHAC_StratPlan_E_WEB.pdf].
40. Public Health Association Australia: Annual report 2009-2010 of the Public
Health Association of Australia Incorporated.[ />documents/110922%20PHAA%20Annual%20Report%20Final%2010-11.pdf].
41. Robert Koch Institute: Report of the project group RKI 2010.[http://www.
rki.de/cln_160/nn_1486290/EN/Content/Institute/RKI2010/RKI 2010,
templateId=raw,property=publicationFile.pdf/RKI_2010.pdf].

42. Adily A, Ward J: Evidence based practice in population health: a regional
survey to inform workforce development and organizational change. J Epidemiol
Community Health 2004, 58:455-460.

43. Adily A, Ward J: Enhancing evidence-based practice in population health:
staff views, barriers and strategies for change. Aust Health Rev
2005, 29(4):469-477.
44. Maxwell ML, Adily A, Ward JE: Promoting evidence-based practice in
population health the local level: a case study in workforce capacity
development. Aust Health Rev 2007, 31(3):422-429.
45. Turnock BJ: Public Health: What It Is and How It Works Sadbury, MA: Jones
and Bartlett Publishers; 2009.
46. Gebbie KM: Public health certification. Annu Rev Public Health 2009,
30:203-10.
47. Tilson H, Gebbie KM: The public health workforce. Annu Rev Public
Health 2004, 25:341-356.
48. Koo D, Miner K: Outcome-based workforce development and education in
public health. Annu Rev Public Health 2010, 31:253-69.
49. Dreisinger M, Leet TL, Baker EA, Gillespie KN, Haas B, Brownson RC:
Improving the public health workforce: evaluation of a training course to
enhance evidence-based decision making. J Public Health Manag Pract


2008, 14:138-143.
50. Brownson RC, Diem G, Grabauskas V, Legetic B, Potemkina R, Shatchkute A,
Baker EA, Campbell CR, Leet TL, Nissinen A, Siegel PZ, Stachenko S,
True WR, Waller M: Training practitioners in evidence-based chronic
disease prevention for global health. Promot Educ 2007, 14(3):159-163.
51. Franks AL, Brownson RC, Bryant C, Brown KM, Hooker SP, Pluto DM, Shepard DM, Pate
RR, Baker EA, Gillespie KN, Leet TL, O’Neall MA, Simoes J: Prevention Research Centers:
contributions to updating the public health workforce through training. Prev
Chronic Dis 2005, 2(2):A26.
52. Dobbins M, Roberson , Ciliska D, Hanna S, Cameron R, O’Mara L, DeCorby K,
Mercer S: A description of a knowledge broker role implemented as part of a

randomized controlled trial evaluating three knowledge translation strategies.
Implement Sci 2009, 4:23.
53. Aarons G, Horowitz J, Dlugosz L, Ehrhart M: The role of organizational processes
in dissemination and implementation research. In Dissemination and Implementation
Research in Health: Translating Science to Practice. Edited by: Brownson RC,
Colditz GA, Proctor EK. New York: Oxford University Press; 2012:.



×