Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Góp phần nghiên cứu các loài thực vật có tác dụng hạ sốt ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
------------***------------

NGUYỄN THỊ VÂN

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU CÁC LOÀI
THỰC VẬT CÓ TÁC DỤNG HẠ SỐT Ở
TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Văn Dư
2. TS. Hà Minh Tâm

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Văn Dư và TS. Hà Minh Tâm là những người
trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
và hoàn thiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Trạm đa dạng sinh học Mê
Linh - Vĩnh Phúc, Ban chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN – Trường Đại học sư
phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc nghiên cứu, thu
thập số liệu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân và bạn bè đã
luôn ở bên động viên, giúp đỡ và khích lệ tôi trong suốt thời gian tôi học tập


và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm
Sinh viên

Nguyễn Thị Vân


LỜI CAM ĐOAN
Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận tôi xin cam đoan:
Khóa luận tốt nghiệp: “Góp phần nghiên cứu các loài thực vật có tác
dụng hạ sốt ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh” là công trình nghiên cứu
của cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Dư, TS.
Hà Minh Tâm. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và
các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội 2, ngày tháng năm
Sinh viên

Nguyễn Thị Vân


DANH MỤC VIẾT TẮT
1. ĐDSH : Đa dạng sinh học
2. SCN : Sau Công nguyên
3. PRA : Participatory Rural Appraisal (Cùng tham gia đánh giá nông thôn)
4. RRA : Rural Rapid Appraisal (Đánh giá nhanh nông thôn)
5. TCN : Trước Công nguyên
6. VQG : Vườn quốc gia
7. WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài:........................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài: ....................................................................................... 1
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: ..................................................................... 1
4. Điểm mới của đề tài ...................................................................................... 2
5. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 3
1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 5
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN ............. 11
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 11
2. 1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 11
2. 2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 11
2.2.1.Vị trí địa lí [12] ...................................................................................... 11
2.2.2. Địa hình ................................................................................................. 11
2.2.3. Địa chất và Thổ nhưỡng ........................................................................ 12
2.2.4. Khí hậu - thuỷ văn ................................................................................. 13
2.2.5. Hiện trạng thảm thực vật ....................................................................... 14
2.2.6. Tình hình dân sinh kinh tế..................................................................... 16
2. 3. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 16
2. 4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 16
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 21
3.1. Danh lục các loài thực vật có tác dụng chữa hạ sốt ở Trạm đa dạng sinh
học Mê Linh .................................................................................................... 21
3.2. Một số thông tin về phân loại của một số loài có tác dụng hạ sốt ........... 24


3.3. Đánh giá về giá trị tài nguyên các loài thực vật có tác dụng hạ sốt ở Trạm

đa dạng sinh học Mê Linh. .............................................................................. 35
3.4. Cách sử dụng, bộ phận dùng và giới thiệu một số bài thuốc của một số
loài thực vật có tác dụng hạ sốt ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh. .............. 36
3.4.1. Cách sử dụng và bộ phận dùng của một số loài thực vật có tác dụng hạ
sốt ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh. ........................................................... 36
3.4.2. Giới thiệu một số bài thuốc sử dụng một số loài có tác dụng hạ sốt ở
Trạm đa dạng sinh học Mê Linh. .................................................................... 38
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 41


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Sốt là hiện tượng thường xảy ra ở mỗi người khi cơ thể bị viêm nhiễm.
Khị bị sốt, cơ thể nóng rực, mệt mỏi… Sốt cao có thể dẫn đến tử vong nếu
không được chữa trị kịp thời. Để làm hạ sốt con người thường dùng thuốc hạ
sốt, hoặc sử dụng một số cây cỏ có tác dụng hạ sốt. Việt Nam vốn là nước có
hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, số lượng các loài được dùng làm thuốc
rất lớn, phân bố rải rác trong đó có rất nhiều loài thực vật giúp hạ sốt nhanh
chóng an toàn mà dễ sử dụng. Cho nên việc nghiên cứu tài nguyên thực vật để
khai thác và sử dụng hợp lý các cây cỏ giúp hạ sốt là hết sức cần thiết.
Trạm đa dạng sinh học Mê Linh có diện tích khoảng gần 200 ha với
hơn 1000 loài thực vật, trong đó nhiều loài đã và đang được sử dụng làm
thuốc trong dân gian. Để chuẩn bị đánh giá toàn diện giá trị làm thuốc của hệ
thực vật nơi đây, chuẩn bị cho việc nghiên cứu toàn diện về các loài thực vật
có tác dụng hạ sốt ở Việt Nam, góp phần cung cấp dữ liệu cho việc nhận biết
và sử dụng các loài thực vật có tác dụng hạ sốt ở Việt Nam, chúng tôi đã tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Góp phần nghiên cứu các loài thực vật có tác dụng
hạ sốt ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh”.
2. Mục tiêu của đề tài:

Hoàn thành công trình khoa học về bước đầu nghiên cứu xây dựng
danh lục và giúp cho việc sử dụng các loài thực vật có tác dụng hạ sốt ở
Trạm đa dạng sinh học Mê Linh một cách hệ thống, làm cơ sở cho việc
nghiên cứu các loài thảo mộc có tác dụng hạ sốt ở Việt Nam và cho các
nghiên cứu liên quan.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài phục vụ cho các ngành ứng dụng,
y-dược, tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học, bảo tồn các loài thuốc, chuẩn bị

1


cho việc đánh giá toàn diện về giá trị làm thuốc của hệ thực vật tại Trạm đa
dạng sinh học Mê Linh. Góp phần nâng cao chất lượng sử dụng các phương
pháp nghiên cứu và giảng dạy môn phân loại thực vật nói chung, trong đó có
loài thực vật làm thuốc hạ sốt nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ cho việc khai thác và sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên cây thuốc xung quanh khu vực con người đang
sinh sống, mang lại lợi ích chung cho cộng đồng, sử dụng các bài thuốc hạ sốt
nâng cao chất lượng cuộc sống.
4. Điểm mới của đề tài
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu xác định thành phần các loài thực
vật có tác dụng hạ sốt ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh.
5. Bố cục của khóa luận
Gồm 43 trang, 2 hình, 7 ảnh, 3 bảng, được chia thành các phần chính
như sau: Mở đầu (2 trang), chương 1 (Tổng quan tài liệu: 8 trang), chương 2
(Đối tượng, phạm vi, thời gian, phương pháp nghiên cứu: 11 trang), chương 3
(Kết quả nghiên cứu: 19 trang), Kết luận và đề nghị (1 trang), tài liệu tham
khảo: 31 tài liệu (3 trang).


2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Trên thế giới
Trên thế giới từ thời xa xưa đến nay cây cỏ vẫn luôn được con người coi
trọng như là nguồn thuốc chính để chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe. Theo thống
kê của WHO, đến năm 1985 trên thế giới có khoảng 20.000 loài thực vật (bao
gồm cả bậc cao và bậc thấp) trong số các loài đã biết, được sử dụng trực tiếp
làm thuốc hoặc làm nguyên liệu để cung cấp hoạt chất tự nhiên dùng làm
thuốc [17]. Hiện nay, số loài cây thuốc được sử dụng trên thế giới ước tính từ
30.000 đến 70.000 loài [1]. Lịch sử nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc đã xuất
hiện cách đây hàng nghìn năm. Các kinh nghiệm dân gian về sử dụng cây
thuốc chữa bệnh được nghiên cứu ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào sự
phát triển của từng quốc gia. G.M.Ebers và E.Smith đã tìm được một số bản
papyrus của người Ai Cập cổ đại có niên đại 1700 năm trước Công nguyên
liệt kê 700 phương thuốc từ thảo mộc được người Ai Cập sử dụng như lô hội,
dầu thầu dầu, rễ lựu, thuốc phiện,... [28].
Nền y học Hy Lạp cũng đã có nhiều thành tựu rực rỡ mà không thể
không nhắc tới Hyppocrate (460-370 TCN), ông được xem như ông tổ của
ngành y học hiện đại, thầy thuốc vĩ đại nhất thời cổ đại. Bên cạnh những công
trình nghiên cứu về giải phẫu, sinh lí, nhi khoa, sản khoa,… Hyppocrate còn
đưa vào sử dụng hơn 200 loài thực vật làm thuốc [28].
Năm 384-322 (TCN), Aistote người Hy Lạp đã ghi chép và lưu giữ sớm
nhất kiến thức về cây cỏ nước này [ghi theo12].
Năm 79-24 (TCN), nhà tự nhiên học người La Mã Plinus soạn thảo bộ
sách “Vạn vật học” gồm 37 tập giới thiệu 1000 loài cây cỏ có ích [ghi
theo12].
Tại châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có nền y học cổ
truyền từ rất lâu đời với nhiều thành tựu rực rỡ. Ngoài ra, Nhật Bản, Hàn


3


Quốc, Đài Loan và một số nước Đông Nam Á cũng có truyền thống chữa
bệnh theo lối y học cổ truyền.
Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền Y học cổ truyền rất phát
triển. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Y học Trung Quốc dựa
trên nền tảng có sẵn của các dân tộc trên đất nước Trung Hoa cổ đại chịu ảnh
hưởng của y học Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ đồng thời cũng kế thừa
những kinh nghiệm về y học dân tộc của các nước khác như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Việt Nam,… Cuốn “Kinh Thần Nông” thế kỷ I sau Công nguyên
(SCN) đã ghi chép 364 vị thuốc. Đây là cuốn sách tạo nền tảng cho sự phát
triển liên tục của nền y học dược thảo Trung Quốc cho đến nay [ghi theo 12].
Ấn Độ cổ đại có một nền y dược học phát triển và có ảnh hưởng đến
nhiều nước trong khu vực. Các kiến thức về y học và sử dụng cây thuốc của
người Ấn Độ được đề cập đến trong kinh Vệ đà (Ayurveda – Khoa học của
đời sống) xuất hiện khoảng 4000-1000 năm TCN. Nhiều tri thức bản địa đã
được nghiên cứu, đánh giá và ứng dụng có hiệu quả; theo thống kê có khoảng
2.000 loài cây cỏ có công dụng làm thuốc [28].
Năm 1595, Lý Thời Trân (1519-1593) người Trung Quốc, sống ở đời
nhà Minh, đã tổng kết tất cả các kinh nghiệm về cây thuốc và dược liệu để
soạn thành quyển “Bản thảo cương mục”, đây là bộ sách quan trọng và đầy đủ
nhất về các dược liệu và công dụng của chúng. Để viết cuốn sách này, ông đã
tìm đọc hơn 800 cuốn sách tổ, kết hợp sự thu thập của mình và viết cuốn dược
điển qua 3 lần sửa đổi. Trải qua gần 30 năm nỗ lực, năm 1578 ông đã hoàn
thành. Bản Thảo cương mục gồm hơn 90 vạn từ, chia làm 16 bộ, 60 loại gồm
50 cuốn, thống kê được 12000 vị thuốc với hơn 11 nghìn bài thuốc. Ông còn
có tranh minh họa, để mọi người dễ nhận biết. Bản Thảo cương mục đã hiệu
đính và làm rõ nhiều sai lầm trước đây của tiền nhân, tăng thêm các loại thuốc

mới phát hiện cũng như công hiệu của thuốc. Lý Thời Trân đã dốc cả cuộc

4


đời cho việc tổng kết những kinh nghiệm y dược trong nhân dân Trung Quốc
mấy nghìn năm qua, biên soạn lên cuốn “Bản thảo cương mục” nổi tiếng, đưa
nền y học cổ đại Trung Quốc lên tới đỉnh cao, bởi vậy ông là nhà dược học vĩ
đại nhất trong thời cổ đại Trung Quốc [29].
Năm 1952, tác giả người Pháp A.Pétélot có công trình “Les phantes de
médicinalea du Cambodye, du Laos et du Viet Nam” gồm 4 tập nghiên cứu về
cây thuốc và sản phẩm làm thuốc từ thực vật ở Đông Dương [ghi theo 12].
Như vậy, những công trình nghiên cứu về dược liệu đã có từ lâu đời.
Hiện nay, với sự giúp đỡ của khoa học công nghệ, việc nghiên cứu không chỉ
dừng ở mô tả, nêu công dụng của các loài theo kinh nghiệm dân gian mà đã
có những dẫn chứng về khả năng chữa bệnh của chúng bằng việc nghiên cứu
thành phần hóa học, tính chất dược lý trong tế bào. Công nghệ chiết xuất các
hoạt tính sinh học trong cây để sản xuất dược phẩm cũng được chú trọng rất
nhiều.
1.2. Ở Việt Nam
Việt nam được đánh giá là nước đứng thứ 16 trên thế giới về sự phong
phú và đa dạng sinh vật, trong đó, hệ thực vật rất phong phú và đa dạng. Với
lợi thế về khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, Việt Nam có nguồn tài
nguyên thực vật phong phú, vì vậy mà tập quán sử dụng cây cỏ làm thuốc
chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe đã có từ lâu. Lịch sử Y học cổ truyền Việt Nam
đã được hình thành cùng với tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Trong
quá trình tìm kiếm thức ăn, tổ tiên ta đã ngẫu nhiên phát hiện ra công dụng và
tác hại của nhiều loại kinh nghiệm sử dụng các nguồn dược liệu phong phú
của đất nước trong vùng nhiệt đới, trải qua nhiều thế hệ, các thầy thuốc Y học
cổ truyền Việt Nam đã xây dựng nền Y học cổ truyền vững mạnh phục vụ sự

nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

5


Những nghiên cứu về cây thuốc đã được tiến hành từ rất sớm, gắn liền
với tên tuổi của các danh y nổi tiếng như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông –
Lê Hữu Trác,...
Tuệ Tĩnh hay Nguyễn Bá Tĩnh là một thầy thuốc giỏi sống ở thời nhà
Trần thế kỷ XIV. Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu những cây cỏ Việt Nam dùng để
chữa bệnh, sưu tầm ý nghĩa các bài thuốc thường dùng trong dân gian, đúc kết
các kinh nghiệm trị bệnh của Trung y nên đã xây dựng được một sự nghiệp y
dược có tính chất dân tộc, đại chúng. Tuệ Tĩnh để lại hai tác phẩm có giá trị
lớn cho nền y học dân tộc Việt nam là bộ “Nam dược thần hiệu” và “Hồng
nghĩa giác tư y thư” [24].
Thế kỷ XVIII, Hải Thượng Lão Ông - Lê Hữu Trác (1720-1791) là nhà
y học uyên bác, nhà dược học nổi tiếng của Việt Nam. Trên tinh thần kế thừa
và phát huy truyền thống của Tuệ Tĩnh, tổng kết kinh nghiệm của Trung y và
Y học cổ truyền dân tộc, ông đã biên soạn bộ “Hải Thượng Y Tông Tâm
Lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm lý, pháp, phương, dược và biện chứng
luận trị về nội khoa và ngoại khoa, sản phụ khoa, khoa nhi, cấp cứu... đạo đức
y học, vệ sinh phòng bệnh. Trong đó, quyển 12 và 13 - “Lĩnh Nam bản thảo”
Lê Hữu Trác đã sưu tầm, mô tả thêm 300 vị thuốc nam, tổng hợp được 2854
phương thuốc chữa bệnh bằng kinh nghiệm dân gian [25]. Bộ sách của ông
được đánh giá cao trong và ngoài nước, góp phần phát triển nền y học dân tộc
của đất nước.
Ngoài bộ sách trên còn kể đến tập “Vạn phương thập nghiệm” của
Nguyễn Nho và Ngô Văn Tĩnh gồm 8 tập, xuất bản năm 1763. Tập “Nam
bang thảo mộc” của Trần Nguyệt Phương mô tả 100 loài cây thuốc Nam, xuất
bản năm 1858 [12]. Triều Tây Sơn (1788-1808), Nguyễn Hoành đã để lại tập

“Nam dược” với 620 vị thuốc, các phương thuốc kinh nghiệm gia truyền [12].

6


Triều Nguyễn (1802-1845) có quyển “Nam dược tập quốc âm” của Nguyễn
Quang Lượng về phương thuốc dân gian [ghi theo 12].
Nguồn tài nguyên cây thuốc vô cùng phong phú của nước ta còn thu
hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu nước ngoài. Thời kỳ Pháp thuộc, một
số tác giả người Pháp đã có những cố gắng để tìm hiểu những cây thuốc và vị
thuốc ở Việt Nam. Có hai bộ sách được nhiều người biết đến:
Bộ thứ nhất mang tên “Dược liệu học và dược điển Trung Việt”
(Matière médicale et pharmacopée sinoannamite) của hai tác giả E.M. Perrot
và Paul Hurrier xuất bản tại Pari năm 1907. Trong bộ sách này, các tác giả
chia thành hai phần lớn, phần thứ nhất có một số nhận xét chung về y học Á
Đông, việc hành nghề Đông Y ở Việt Nam và Trung Quốc; phầnthứ hai kê
danh mục những vị thuốc có nguồn gốc thực vật, động vật và khoáng vật
dùng trong y học Trung Quốc và Việt Nam.
Bộ sách thứ hai mang tên “Danh mục những sản phẩm ở Đông Dương
– Phần cây thuốc” (Catalogue des produits de L’lndochine – Produits
médicinaux) do hai tác giả Ch.Crévost và A.Pételot biên soạn thành hai tập:
tập I năm 1928, tập II năm 1935. Bộ sách này chỉ thống kê những vị thuốc có
nguồn gốc thảo mộc dùng trong y học dân tộc ở ba nước Việt Nam, Lào và
Campuchia. Đến năm 1952, A.Pételot có sửa chữa lại, bổ sung thêm, đặt cho
bộ sách tên mới là “Những cây thuốc của Campuchia, Lào và Việt Nam” (Les
plantes de médicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam) và cho in thành
4 tập: tập I (1952), tập II (1953), tập III và IV (1954). Trong bộ sách này, tác
giả đã thống kê 1482 vị thuốc thảo mộc trên ba nước Đông Dương, so với bộ
cũ chỉ có 1340 vị [11].
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 và chiến thắng Điện Biên Phủ năm

1945 đã mở ra một con đường mới cho ngành Y học cổ truyền dân tộc phát
triển. Đảng và nhà nước chủ trương xây dựng nền Y học dân tộc “đại chúng”,

7


“kết hợp Đông y và Tây y” với phương châm “tự lực cánh sinh” (Đỗ Tất Lợi,
2005). Vì vậy các nhà khoa học Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc sưu
tầm,điều tra, phát hiện, thống kê và nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc,
với nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
Năm 1965, GS.TS Đỗ Tất Lợi cho xuất bản bộ sách “Những cây thuốc
và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập, giới thiệu trên 600 vị thuốc trong đó có 15
loài có tác dụng an thần. Công trình này sau đó được tái bản nhiều lần, không
ngừng được tác giả bổ sung thêm các kết quả nghiên cứu mới trong nước và
quốc tế, đến năm 1995 lên đến 792 loài [10].
Trương Công Quyền, Đỗ Tất Lợi và cộng sự với cuốn “Dược liệu Việt
Nam” (1978) đã giới thiệu 415 loài thực vật làm thuốc. Các tác giả cũng đã
miêu tả khá chi tiết cách thu hái, bảo quản [ghi theo 12].
Năm 1990, tập thể các nhà khoa học Viện dược liệu đã giới thiệu tổng
số 399 loài trong cuốn “Cây thuốc Việt Nam” có kèm theo hình vẽ minh họa
rất rõ ràng [ghi theo 12].
Năm 1993, Viện Dược liệu đã cho giới thiệu “Tài nguyên cây thuốc
Việt Nam” cho chương trình tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc (KY – 02 ),
trong đó giới thiệu 721 loài cây có khả năng làm thuốc [21].
Nhà khoa học Võ Văn Chi là người có tâm huyết, năm 1976, ông đã
thống kê 1.360 loài cây thuốc thuộc 192 họ trong ngành hạt kín ở miền Bắc.
Sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu, năm 1997, ông đã cho ra mắt cuốn sách
“Từ điển cây thuốc Việt Nam”, trong đó có đề cập tới 3.165 loài. Tác giả đã
mô tả chi tiết từng cây có kèm theo hình vẽ minh họa, nơi phân bố, thành
phần hóa học, công dụng và liều dùng. Đặc biệt ông đã tham khảo kinh

nghiệm sử dụng cây thuốc của nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Ấn
Độ, Philippin, Pháp… nên đã bổ sung được công dụng của rất nhiều loài mà
các nghiên cứu tại Việt Nam trước đây chưa đề cập tới [16]. Đến năm 2012,

8


trong cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (bộ mới), tác giả đã giới thiệu
4.472 loài cây làm thuốc thuộc 1.862 chi, trong 338 họ, của 9 nhóm ngành từ
sinh vật tiền nhân đến ngành Ngọc lan và 1500 ảnh màu, rất thuận tiện cho
việc tra cứu. Có thể nói, tài liệu này đã giới thiệu một số lượng cây thuốc lớn
nhất và đầy đủ nhất của nước ta cho tới nay [17,18].
Cùng với “Từ điển cây thuốc” của Võ Văn Chi và “Những cây thuốc và
vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi, cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở
Việt Nam” của tập thể cán bộ và các nhà khoa học của Viện dược liệu là 3 bộ
Dược liệu cây thuốc được đánh giá cao tại Việt Nam. Với 2 tập sách, các tác
giả đã giới thiệu 920 loài cây và 80 động vật được lựa chọn từ hơn 4000 cây
thuốc và 400 động vật làm thuốc [22,23].
Trần Công Khánh, Trần Văn Ơn, Phạm Kim Mãn (2010), Cẩm nang sử
dụng và Phát triển cây thuốc ở Việt Nam đã giới thiệu cách tra cứu và sử
dụng hơn 300 cây làm thuốc phổ biến ở Việt Nam. [9].
Bên cạnh các tài liệu chuyên sâu về tài nguyên cây thuốc nêu trên, ở
Việt Nam còn có một số công trình nghiên cứu về phân loại hay đa dạng cũng
đề cập đến giá trị sử dụng của các loài, như: Cây cỏ Việt Nam của Phạm
Hoàng Hộ gồm 3 tập, xuất bản lần một từ 1989-1991 và tái bản từ 1999-2003
đã đề cập qua công dụng làm thuốc của 1559 loài trong đó có 175 loài có khả
năng làm thuốc [12].
Trần Đình Lý năm 1993 đã xuất bản cuốn “1900 loài cây cỏ có ích ở
Việt Nam” cho biết trong số các loài thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam có
76 loài cho nhựa thơm, 160 loài cho tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 loài

chứa tanin, 50 loài cây gỗ có giá trị, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây [12].
Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007, Sách Đỏ Việt Nam, Phần II -Thực
vật, thống kê 120 loài cây có giá trị làm thuốc cần được bảo tồn [4].

9


Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu cây thuốc của từng vùng,
từng địa phương. Mỗi cuốn sách, mỗi công trình nghiên cứu là kết quả của
những chuyến đi thực tế, tìm hiểu nguồn cây thuốc và bài thuốc cổ truyền
trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, kết hợp với sự nghiên cứu lâu dài cũng
như sưu tầm tài liệu trong và ngoài nước của các tác giả hoặc một nhóm tác
giả. Từ đó cho thấy, Việt Nam là 1 đất nước có nguồn tài nguyên cây thuốc
vô cùng phong phú và quý giá tạo nên một nền Y học cổ truyền không chỉ
phong phú về tài nguyên cây thuốc mà còn phong phú về các phương thuốc trị
bệnh. Việc điều tra, nghiên cứu, thống kê những loài có giá trị làm thuốc, tìm
hiểu kinh nghiệm trị bệnh của các đồng bào dân tộc sinh sống trên khắp đất
nước ta vẫn là một vấn đề cần được quan tâm hơn nữa. Nó không chỉ góp
phần làm phong phú thêm kho tàng y học dân tộc nước nhà, bảo tồn và phát
huy nền văn hóa dân tộc mà còn giúp bảo tồn đa dạng sinh học đảm bảo cho
sự phát triển bền vững.
Tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, cho đến nay, công trình của chúng
tôi là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về các loài thực vật có tác
dụng hạ sốt tại nơi đây.

10


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2. 1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thưc vật có tác dụng hạ sốt ở Trạm đa dạng sinh học mê Linh,
dựa trên cơ sở mẫu vật và tài liệu.
Tài liệu: Các tài liệu về các loài thực vật ở Trạm đa dạng sinh học Mê
Linh và các tài liệu về các loài có tác dụng hạ sốt ở Việt Nam.
Mẫu vật: Các mẫu thực vật của các loài có tác dụng hạ sốt phân bố ở
Trạm đa dạng sinh học Mê Linh.
2. 2. Phạm vi nghiên cứu
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc .
2.2.1.Vị trí địa lí [12]
Trạm đa dạng sinh học Mê Linh nằm trong địa phận của xã Ngọc
Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (trước thuộc huyện Mê Linh, cách
trung tâm thị xã Phúc Yên khoảng 35 km về phía Bắc.
Với diện tích 170,3 ha trong đó chiều dài khoảng 3.000 m, chiều rộng
trung bình khoảng 550 m (chỗ rộng nhất khoảng 800 m, chỗ hẹp nhất khoảng
300 m), có toạ độ: 21023’57’’ - 21023’35’’ vĩ độ Bắc
105042’40’’ - 105042’40’’ kinh độ Đông
Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; phía Đông và phía
Nam giáp hợp tác xã Đồng Trầm và Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên; phía Tây
giáp vùng ngoại vi Vườn Quốc gia Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh
Phúc.
2.2.2. Địa hình
Khu vực nghiên cứu thuộc vùng bán sơn địa phía Bắc huyện Mê Linh, là
phần kéo dài về phía Đông Nam của dãy Tam Đảo, có địa hình đồi và núi
thấp với xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam.

11


Hình 3.1. Bản đồ địa hình Trạm ĐDSH Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc

(Vũ Thị Thúy, 2015)
Địa hình khu vực nghiên cứu phần lớn là đất dốc, độ dốc trung bình từ
15-30o, nhiều nơi dốc đến 30-35o, điểm cao nhất là 520 m (điểm cực đông
thuộc đỉnh núi Đá trắng). Ở khu vực Trạm các bãi bằng rất ít nằm rải rác dọc
theo ven suối phía Tây.
2.2.3. Địa chất và Thổ nhưỡng
2.2.3.1. Địa chất
Đất gồm 2 loại chủ yếu:
12


- Ở độ cao 400 m đất feralitic màu vàng phát triển trên đá sa thạch cuội
hoặc dăm kết.
- Ở độ cao dưới 400 m đất feralitic màu vàng đỏ phát triển trên sa phiến
thạch.
Ngoài ra, còn có đất dốc tụ phù sa ở ven các suối lớn ở độ cao dưới 100 m.
2.2.3.2 Thổ nhưỡng
Nhìn chung các loại đá mẹ khá cứng, thành phần khoáng có nhiều
Thạch anh, Muscovit, khó phong hóa, hình thành nên các loại đất có thành
phần cơ giới nhẹ, cấp hạt thô, dễ bị rửa trôi và xói mòn, nhất là những nơi dốc
cao bị xói mòn mạnh để trơ lại phần đá rất cứng (điển hình là khu vực từ độ
cao 300-400 m).
Theo nguồn gốc phát sinh trong vùng có hai loại đất chính sau:
- Ở độ cao trên 300 m là đất Feralit mùn đỏ vàng. Đất có màu vàng ưu
thế do độ ẩm cao, hàm lượng sắt di động và nhôm tích luỹ cao. Do đất phát
triển trên đá Mácma axit kết tinh chua nên tầng đất mỏng, thành phần cơ giới
nhẹ, tầng mùn mỏng, không có tầng thảm mục, đá lộ đầu nhiều trên 75%.
- Ở độ cao dưới 300 m là đất Feralit vàng đỏ phát triển trên nhiều loại đá
khác nhau, đất có khả năng hấp phụ không cao do có nhiều khoáng sét phổ
biến là Kaolinit.

Ngoài ra còn có đất dốc tụ phù sa ven suối ở độ cao dưới 100 m. Thành
phần cơ giới của loại đất này là trung bình, tầng đất dày, độ ẩm cao, màu mỡ,
đã được khai phá để trồng lúa và hoa màu.
Đất thuộc loại chua với pH + 3,0-5,5; thành phần cơ giới trung bình, độ
dày tầng đất khoảng 30-40 cm.
2.2.4. Khí hậu - thuỷ văn
Đây là vùng nhiệt đới gió mùa, nằm trong vùng khí hậu chung của đồng
bằng Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình hàng năm là 22-23oC, tập trung không đều,

13


tháng có nhiệt độ cao là tháng 6, tháng 7 và tháng 8. Còn mùa lạnh vào các
tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Nhiệt độ cao điểm trong các tháng nóng nực lên
đến 40oC, nhiệt độ lạnh nhất tới 4oC. Nhìn chung nhiệt độ trung bình vào
mùa hè từ 27-29oC, trung bình vào mùa đông là 16-17oC.
Lượng mưa từ 1.100-1.600 mm/năm, phân bố không đều, tập trung vào
mùa hè từ tháng 6-8 hàng năm, ở đây có 2 mùa gió thổi rõ rệt là gió mùa
Đông Bắc (từ tháng 10 đến 3 năm sau) và gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến
tháng 9). Độ ẩm trung bình là 80%. Là khu vực đầu nguồn của nhiều suối nhỏ
đổ vào hồ Đại Lải.
2.2.5. Hiện trạng thảm thực vật
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà sinh thái thực vật (Lê Đồng Tấn
và cs., 2003) [15], khi nghiên cứu về thảm thực vật Trạm Đa dạng sinh học
Mê Linh đã khẳng định rằng rừng nguyên sinh trong khu vực nghiên cứu đã
bị phá huỷ hoàn toàn, thay thế vào đó là các trạng thái thảm thực vật thứ sinh
nhân tác từ trảng cỏ, trảng cây bụi đến rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên hay
rừng trồng nhân tạo. Khu vực rừng trồng (khoảng 100 ha) với phương thức
rừng trồng thuần loại 1 trong 5 loài (không phải là cây bản địa) là: Thông đuôi
ngựa (Pinus massoniana Lamb.), Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh. &

Vriese), Keotai tượng (Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth.), Keo lá
tràm (Acacia confusa Merr.), Bạch đàn (Eucalyptus globulus Labill.).
Rừng trồng: Về kết cấu bao gồm: rừng thuần loại (rừng Bạch đàn, Keo
tai tượng, Keo lá tràm, Thông nhựa) và rừng hỗn giao (Bạch đàn - Keo tai
tượng, Bạch đàn - Keo lá tràm, Thông - Keo lá tràm).
Ở khu vực nghiên cứu thành phần tuổi rừng rất khác nhau từ rừng mới
trồng đến rừng trưởng thành. Trừ các diện tích mới trồng trong vùng đệm của
Vườn Quốc gia Tam Đảo là thuộc hệ thống rừng phòng hộ hay bảo vệ đầu

14


nguồn, còn phần lớn rừng trồng là nhằm mục đích kinh doanh: Làm bột giấy,
gỗ trụ mỏ, làm vật liệu xây dựng…
Như vậy, rừng trồng chủ yếu là cây nhập nội với phương thức trồng
thuần loại hay hỗn giao đơn giản. Rừng chưa khép tán nên khả năng chống
xói mòn bảo vệ đất rất hạn chế. Nhiều nơi phần lớn đã khai thác nhưng không
được trồng lại hay chăm sóc nên chất lượng rừng rất thấp. Trên những diện
tích này khả năng phục hồi lại thảm thực vật là rất khó khăn do đất đai bạc
màu và đã bị suy thoái.

Hình 3.2 Bản đồ đa dạng thực vật Trạm ĐDSH Mê Linh
(Vũ Thị Thúy, 2015)

15


2.2.6. Tình hình dân sinh kinh tế
Khu vực nghiên cứu nằm trên địa bàn xã Ngọc Thanh với diện tích đất
lâm nghiệp chiếm 51,8% tổng diện tích tự nhiên của toàn xã. Mật độ dân số

của xã là 139 người/km2, dân tộc kinh chiếm 53%, dân tộc thiểu số (Sán Dìu)
chiếm 47%. Thu nhập bình quân đầu người của xã là 3 triệu đồng/người/năm .
Trong khu vực nghiên cứu không có người dân sinh sống, tuy nhiên do tập
quán của người dân quanh vùng nên rừng trong khu vực nghiên cứu vẫn chịu
những tác động tiêu cực như: Thả gia súc sau mùa vụ, lấy củi, lấy măng và
khai thác lâm sản ngoài gỗ.
Những năm gần đây do có sự đổi mới các chính sách về kinh tế, xã hội
của Nhà nước nên đã có những tác động tích cực đến đời sống của nhân dân
trong xã; tổng giá trị thu nhập tăng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tập quán
sinh sống của nhân dân quanh khu vực là nhờ vào việc khai thác các lâm sản
trong rừng đã có từ lâu đời nên ý thức bảo vệ rừng của người dân vẫn chưa
cao: rừng bị chặt phá để lấy gỗ, củi, săn bắt thú rừng, đốt rừng làm nương
rẫy,.... Các nguyên nhân này đã làm cho diện tích rừng bị suy giảm nghiêm
trọng, tính đa dạng của sinh vật giảm sút, hệ thực vật rừng bị suy thoái (nhiều
cây gỗ lớn, quý hiếm không còn) tạo nên nhiều thảm cỏ, thảm cây bụi.
2. 3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 09/ 2016 - 05/2017.
2. 4. Nội dung nghiên cứu
- Xây dựng danh lục các loài thực vật có tác dụng hạ sốt ở Trạm đa dạng
sinh học Mê Linh.
- Tìm hiểu các thông tin về phân loại của các loài thực vật có tác dụng hạ
sốt ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh.

16


- Tìm hiểu giá trị tài nguyên: giá trị khoa học và giá trị sử dụng các loài
thực vật có tác dụng hạ sốt ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh (với cách dùng
và một số bài thuốc có tác dụng hạ sốt)
2.5. Phương pháp nghiên cứu

Để “ Nghiên cứu các loài thực vật có tác dụng hạ sốt ở Trạm đa dạng
sinh học Mê Linh” chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực vật
học dân tộc phối hợp với các phương pháp nghiên cứu về đa dạng và tài
nguyên thực vật phổ biến hiện nay, theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [20] và
Gary J. Martin (2002) [5]. Các bước tiến hành cụ thể gồm:
B1: Nghiên cứu tài liệu
Những năm gần đây do có sự đổi mới các chính sách về kinh tế, xã hội
của Nhà nước nên đã có những tác động tích cực đến đời sống của nhân dân
trong xã; tổng giá trị thu nhập tăng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tập quán
sinh sống của nhân dân quanh khu vực là nhờ vào việc khai thác các lâm sản
trong rừng đã có từ lâu đời nên ý thức bảo vệ rừng của người dân vẫn chưa
cao: rừng bị chặt phá để lấy gỗ, củi, săn bắt thú rừng, đốt rừng làm nương
rẫy,.... Các nguyên nhân này đã làm cho diện tích rừng bị suy giảm nghiêm
trọng, tính đa dạng của sinh vật giảm sút, hệ thực vật rừng bị suy thoái (nhiều
cây gỗ lớn, quý hiếm không còn) tạo nên nhiều thảm cỏ, thảm cây bụi.
Trên cơ sở các tài liệu, từ đó nắm vững bản chất taxon cần nghiên cứu về:
- Hình thái để có thể nhận biết ngoài thực địa (thực tế việc nhận biết
ngoài tự nhiên là rất khó nhất là đối với người mới nghiên cứu, cho nên phải
dựa vào các chuyên gia).
- Phân bố (địa diểm, độ cao) để biết được vị trí các loài nghiên cứu.
- Sinh học (thông tin về thời gian ra hoa, quả).
- Sinh thái (nơi sống, khả năng thích ứng, loại hình sinh thái thích hợp).
- Giá trị sử dụng của các loài.

17


B2: Nghiên cứu thực địa để thu thập dữ liệu
Dữ liệu cần thu thập gồm các loài thực vật được sử dụng làm thuốc và
thông tin sử dụng cây thuốc từ dân địa phương và từ tài liệu. Để thu mẫu vật,

chúng tôi theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [20]; để thu thập
dữ liệu từ dân địa phương, chúng tôi theo phương pháp điều tra cộng đồng
của Gary J. Martin (2002) [5] và Lưu Đàm cư (2005) [26].
Biểu 1. Mẫu thu thập dữ liệu trên tuyến
Ngày điều tra:

Tuyến số:

Người/nhóm điều tra:
Vị trí: Chân/sườn/đỉnh:

Trạng thái rừng/kiểu sinh cảnh:
TT

Tên loài
Khoa học

Việt Nam

Dạng

Bộ

Cách

Giá trị

Ghi

sống


phận

dùng

khác

chú

dùng
1
2
Sau khi đã phỏng vấn xong thì cùng với người được phỏng vấn ra thực
địa để thu mẫu đối với các loài chưa xác định được tên khoa học.
Các mẫu tiêu bản tốt phải đảm bảo có đầy đủ các bộ phận đặc biệt là
cành, lá cùng với hoa, quả (đối với cây lớn) hay cả cây (cây thảo nhỏ). Các
cây lớn thu từ 3-5 mẫu trên cùng cây; các cây thảo nhỏ thì thu 3-5 cây (mẫu)
sống gần nhau. Điều này là rất cần thiết để bổ sung cho nhau trong quá trình
định mẫu và trao đổi mẫu vật [10,18]. Các mẫu được thu thập phải có tỷ lệ
tương đối phù hợp với kích thước chuẩn của mẫu tiêu bản: 41 x 29 cm.
Tuy nhiên trong điều tra thực vật dân tộc học, các mẫu tiêu bản thu
được thường không đầy đủ các tiêu chuẩn trên.Trong các trường hợp này
chúng tôi tiến hành thu thập các mẫu vật có thể (cành, lá, hoa, quả, hạt, rễ…)
các mẫu này không đủ cơ sở để xác định chính xác tên khoa học nhưng có

18


thể định hướng cho quá trình thu thập thông tin kèm theo và thu mẫu tiêu bản
bổ sung sau này.

Bên cạnh các mẫu thực vật điển hình thì để mô phỏng cho giá trị sử
dụng, chúng tôi còn thu thập các mẫu vật dân tộc học – các mẫu thực vật chứa
đựng giá trị tri thức dân tộc như: bộ phận dùng, các bộ phận có đặc điểm để
phân biệt bởi tri thức dân tộc, các sản phẩm có nguồn gốc từ thực
vật…[26,5,7].
Ghi chép thông tin: Các thông tin liên quan đến mỗi mẫu vật phải được
ghi chép ngay tại hiện trường. Các thông tin về thực vật cần có như: dạng
sống, đặc điểm thân, cành, lá, hoa, quả, trong đó đặc biệt lưu ý đến các thông
tin không thể hiện được trên mẫu tiêu bản khô như: màu sắc hoa, quả khi
chín, màu của nhựa, dịch, mủ, mùi, vị của hoa, quả nếu có thể biết được. Bên
cạnh đó, các thông tin về thời gian, địa điểm thu mẫu, điều kiện tự nhiên, sinh
thái nơi sống, mật độ, người thu mẫu,… cũng nên được ghi cùng [26,5,].
Các thông tin về thực vật dân tộc học được ghi chép thông qua tri thức
của người cung cấp thông tin. Có thể phỏng vấn trực tiếp hay quan sát cách
thức thực hiện các tri thức đó để thu nhận thông tin. Các thông tin cần ghi là:
tên dân tộc của cây, ý nghĩa của tên, mục đích sử dụng,bộ phận dùng, cách
khai thác, bảo quản và sử dụng, nguồn gốc thông tin, .. trùng khít với cách mô
tả thực vật của người nghiên cứu. Các thông tin có thể được ghi vào phiếu
điều tra ngay tại hiện trường hoặc ghi vào sổ tay sau đó đến cuối ngày phải
ghi vào phiếu.
Xử lý mẫu: Trong khi thực địa, các mẫu được cắt tỉa cho phù hợp sau đó
kẹp vào giữa hai tờ báo (kích thước 45 x 30) và được ngâm trong dung dịch
cồn 40º - 45º để mang về. Khi về, mẫu được lấy ra khỏi cồn và được đặt giữa
hai tờ báo khô, cứ như vậy thành từng tập, kẹp bằng kẹp mắt cáo để mang đi

19


×