Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Hành vi hỏi ướm trong ca dao về tình yêu đôi lứa 2 của người Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.11 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN THỊ HÀ TRANG

HÀNH VI HỎI ƯỚM TRONG CA DAO
VỀ TÌNH YÊU ĐÔI LỨA
CỦA NGƯỜI VIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI - 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN THỊ HÀ TRANG

HÀNH VI HỎI ƯỚM TRONG CA DAO
VỀ TÌNH YÊU ĐÔI LỨA
CỦA NGƯỜI VIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học


Người hướng dẫn khoa học

TS: KHUẤT THỊ LAN

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của giảng viên – Tiến sĩ Khuất
Thị Lan đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo
trong khoa Ngữ văn đặc biệt là các thầy cô trong tổ Ngôn Ngữ - Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong 4 năm học nói chung
và trong quá trình nghiên cứu khóa luận nói riêng.
Mặc dù có nhiều cố gắng song với trình độ và kiến thức còn hạn chế của
người viết, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong
nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn sinh viên để bài khóa
luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Hà Trang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả của quá trình học tập, nghiên
cứu của tôi cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Ngữ văn trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của giảng viên - Tiến
sĩ Khuất Thị Lan.

Trong quá trình làm khóa luận, tôi có tham khảo những tài liệu có liên
quan đã được hệ thống trong mục Tài liệu tham khảo. Khóa luận không có sự
trùng lặp với các khóa luận khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Hà Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 4
4.1. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………5
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………….……...5
5. Phương pháp nghiên cứu.......................... Error! Bookmark not defined.
6. Đóng góp của đề tài ..................................................................................... 5
7. Bố cục của khóa luận .................................................................................. 5
NỘI DUNG ...................................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm về giao tiếp ............................................................................ 6
1.1.2. Các nhân tố của giao tiếp từ góc nhìn ngữ dụng học .......................... 7
1.1.2.1. Ngữ cảnh .............................................................................................. 7
1.1.2.2. Ngôn ngữ ............................................................................................ 10
1.1.2.3. Diễn ngôn ........................................................................................... 11
1.2. Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ ............................................................. 12

1.2.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ ............................................................... 12
1.2.2. Phân loại hành vi ngôn ngữ ................................................................ 13
1.2.3. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời ................................................... 14
1.2.4. Hành vi ở lời trực tiếp và hành vi ở lời gián tiếp ............................... 16
1.2.4.1. Hành vi ở lời trực tiếp ........................................................................ 16
1.2.4.2. Hành vi ở lời gián tiếp ....................................................................... 16
1.3. Hành vi hỏi và hành vi hỏi ướm trong giao tiếp của người Việt ....... 19


1.3.1. Hành vi hỏi trong tiếng Việt ................................................................ 19
1.3.2. Hành vi hỏi ướm trong giao tiếp của người Việt ............................... 19
1.4. Bức tranh ca dao của người Việt .......................................................... 20
1.4.1. Tiếng nói tình cảm trong ca dao.......................................................... 20
1.4.2. Ca dao về tình yêu đôi lứa ................................................................... 21
CHƯƠNG 2: NHỮNG CÁCH THỂ HIỆN HÀNH VI HỎI ƯỚM VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA VĂN HÓA GIAO TIẾP ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG HÀNH VI
HỎI ƯỚM TRONG CA DAO TÌNH YÊU ĐÔI LỨA. ............................. 23
2.1. Một số cách sử dụng hành vi hỏi ướm tiêu biểu trong ca dao về tình
yêu đôi lứa ...................................................................................................... 23
2.1.1. Hành vi hỏi ướm để thăm dò ............................................................... 24
2.1.1.1 Hỏi để tiếp cận làm quen bằng cách khen...........................................25
2.1.1.2 Hỏi ướm để tạo cớ làm quen...............................................................29
2.1.2. Hành vi hỏi ướm để bày tỏ................................................................... 28
2.1.3. Hành vi hỏi ướm để khẳng định ......................................................... 30
2.1.4. Hành vi hỏi ướm để trách móc ............................................................ 32
2.1.4.1. Lời than trách chính người trong cuộc..............................................33
2.1.4.2. Than trách do điều kiện ngoại cảnh không ủng hộ cho tình yêu.....36
2.1.5. Hành vi hỏi ướm để khuyên ................................................................ 36
2.1.5.1 Khuyên lấy chồng................................................................................37
2.1.5.2. Khuyên lựa chọn người bạn đời cho phù hợp....................................38

2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố giao tiếp đến việc sử dụng hành vi hỏi
ướm........................................................................................................................38
2.2.1. Ảnh hưởng của hoàn cảnh giao tiếp đến việc sử dụng hành vi hỏi
ướm.........................................................................................................................38
2.2.2. Ảnh hưởng của mục đích giao tiếp đến việc sử dụng hành vi hỏi ướm
......................................................................................................................... 44


2.3. Ảnh hưởng của văn hóa giao tiếp trong việc sử dụng hành vi hỏi ướm
......................................................................................................................... 45
KẾT LUẬN .................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong giao tiếp thực tế cũng như trong các tác phẩm văn học, ngôn ngữ
giúp bộc lộ tính cách con người, thể hiện tình cảm, cảm xúc vv... Việc nghiên
cứu ngôn ngữ trong đời sống cũng như trong tác phẩm văn học giúp con người
nhìn nhận rõ hơn bản chất ngôn ngữ, bản chất thông điệp, các hành vi mà người
nói, người viết gửi gắm.
Là một chuyên ngành còn tương đối mới của ngôn ngữ học miêu tả, song
ngữ dụng học đã có những đóng góp quan trọng trong việc giúp con người nhận
biết các đơn vị sản phẩm của ngôn ngữ hình thành trong quá trình giao tiếp
bằng ngôn ngữ, đồng thời ngữ dụng học còn giúp chúng ta thấy hoạt động giao
tiếp đã chi phối như thế nào đến cấu trúc ngôn ngữ.
Ca dao là một thể loại của văn học dân gian mang tính cộng đồng dân
tộc do tầng lớp bình dân sáng tác. Đã có rất nhiều những nghiên cứu lớn nhỏ
về ca dao dưới nhiều góc độ tiếp nhận như lịch sử, văn hóa, cấu trúc ngôn từ,
phép tu từ trong ca dao vv… Đối với Ngữ dụng học, mảng nghiên cứu về ca

dao dưới cái nhìn của chuyên ngành này đã và đang được các nhà nghiên cứu
khám phá.
Đặc biệt, hiện nay, mảng ca dao dân ca chiếm số lượng tương đối trong
chương trình ngữ văn ở các cấp học. Nó không chỉ cung cấp những tri thức về
văn hóa, lịch sử, xã hội cho học sinh mà còn là những nét đẹp văn hóa mà ta
cần bảo tồn và gìn giữ. Đi đôi với việc tích hợp trong giảng dạy thì nghiên cứu
về ca dao dưới cái nhìn của ngữ dụng học là một điều cần thiết.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn ca dao làm đối tượng nghiên
cứu. Tuy nhiên vì phạm vi của ca dao rất rộng và các vấn đề liên quan tới ngôn
ngữ rất phong phú và đa dạng nên trong phạm vi của một khóa luận tốt nghiệp,
chúng tôi xác định đề tài là “Hành vi hỏi ướm trong ca dao về tình yêu đôi lứa

1


của người Việt”. Hành vi hỏi ướm trong ca dao là một đề tài mới mẻ và đầy thú
vị, hứa hẹn sẽ đóng góp những phát hiện mới về ngôn ngữ dưới góc nhìn ngữ
dụng học.Với việc triển khai đề tài này, chúng tôi mong muốn góp thêm tiếng
nói của mình khi nghiên cứu một loại hành vi ngôn ngữ đặc biệt bên cạnh những
công trình nghiên cứu về các hành vi ngôn ngữ đã có.
2. Lịch sử vấn đề
Ca dao dân ca được sưu tầm, biên soạn và nghiên cứu từ rất sớm rất nhiều
những công trình nghiên cứu lớn, nhỏ về thể loại này. Người ta nghiên cứu về
ca dao với các góc độ có thể tìm hiểu, khám phá được như: kết cấu, ngôn ngữ,
thể thơ, không gian, thời gian nghệ thuật…Song tùy vào từng lĩnh vực nghiên
cứu, mục đích của từng bài viết viết mà các tác giả đi vào khai thác những vấn
đề ấy theo những cách thức và mức độ khác nhau.
Trong những năm gần đây các nhà nghiên cứu có xu hướng đi vào tìm
hiểu ca dao dưới góc độ thi pháp, góc độ ngôn ngữ và góc độ văn hóa còn dưới
góc độ của ngữ dụng thì chưa được quan tâm và chưa có công trình nghiên cứu

chuyên sâu
- Từ góc độ thi pháp: Trần Thị Kim Liên có công trình nghiên cứu về
“Cách sử dụng từ xưng hô trong ca dao tình yêu”. Trong bài viết này tác giả
đã chỉ ra các cung bậc tình cảm thể hiện qua một số cặp từ xưng hô: anh – cô;
anh – nàng; anh – em và một số phương tiện xưng hô khác. Trong đó tác giả
đặc biệt chú ý đến sự khác nhau ở cách dùng các đại từ xưng hô trong ca dao
tình yêu ba vùng Bắc, Trung, Nam.
Về thời gian nghệ thuật, Trần Thị An trong bài viết “Về một phương diện
nghệ thuật của ca dao tình yêu” cho rằng: “thời gian là một vấn đề được tác
giả dân gian quan tâm trong mảng ca dao tình yêu” và “đặc điểm bao trùm
của dòng thời gian trong ca dao tình yêu là tính ước lệ”, ước lệ ở “những
công thức thời gian”, ở “cách tính thời gian”.

2


- Từ góc độ ngôn ngữ: Tìm hiểu ca dao dưới góc độ ngôn ngữ học, chúng
tôi chỉ tìm thấy có một số bài viết và công trình nghiên cứu sau: Bài “Ngôn ngữ
ca dao Việt Nam” của Mai Ngọc Chừ, đăng trên tạp chí Văn học số 2, 1991.
Bài viết đã có cái nhìn khái quát về ngôn ngữ ca dao. Tác giả cho rằng “Ngôn
ngữ ca dao đã kết tụ những đặc điểm nghệ thuật tuyệt vời nhất của tiếng Việt:
nó có cả những đặc điểm tinh tuý của ngôn ngữ văn học đồng thời nó còn là sự
vận dụng linh hoạt, tài tình có hiệu quả của ngôn ngữ chung, ngôn ngữ hội thoại
vào một loại ngôn ngữ truyền miệng. Chính sự kết hợp giữa ngôn ngữ nói, ngôn
ngữ hội thoại với ngôn ngữ văn học tạo nên những đặc điểm riêng biệt độc đáo
của ca dao.” Cách thức mà ca dao dân ca sử dụng để tạo nên vẻ riêng biệt, độc
đáo là sử dụng các biện pháp tu từ.
Việc nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ nói chung và hành vi ngôn ngữ
nói riêng là một trong những nội dung cơ bản của Ngữ dụng học. Những năm
gần đây xuất hiện khá nhiều luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ, những bài đăng trên tạp

chí Ngôn Ngữ bàn về vấn đề hành vi ngôn ngữ hỏi. Cụ thể
* Tác giả Bùi Minh Toán có bài viết tìm hiểu “Từ loại Tiếng Việt và khả
năng thực hiện hành vi hỏi” đăng trên tạp chí ngôn ngữ số 2 năm 1996. Ở đây
tác giả chỉ ra trong tiếng Việt có từ loại có chức năng chuyên biệt dùng để hỏi
và có từ loại có không chức năng chuyên biệt dùng để hỏi mà có chức năng
khác.
* Tác giả Vũ Thị Mến trong khóa luận tốt nghiệp năm 2007 đã tìm hiểu:
“Hành vi hỏi trong hội thoại của một số truyện ngắn Nam Cao”. Tác giả đã đi
vào khảo sát và phân tích các hành vi hỏi được nhà văn Nam Cao sử dụng trong
một số truyện ngắn của mình.
- Từ góc độ văn hóa: Bài “Ngôn ngữ của người Nam Bộ trong ca daodân ca”, tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 6,1999 của Nguyễn Thế Truyền và
“Một số đặc điểm ngôn ngữ của ca dao dân ca Nam Bộ”, tạp chí Ngôn ngữ số
1,1984 của Bùi Mạnh Nhị đã cho người đọc cái nhìn tổng quan về ngôn ngữ ca

3


dao dân ca Nam Bộ. Đây có thể xem là những thành tựu ban đầu về nghiên cứu
văn hóa và ngôn ngữ địa phương qua ngôn ngữ ca dao. Trong công trình nghiên
cứu Thi pháp ca dao (1993), Nguyễn Xuân Kính dành một phần nghiên cứu sâu
về các từ chỉ tên đất, tên người và cách dùng số từ trong ca dao. Tác giả chỉ ra
xu hướng dân gian và xu hướng thuần Việt trong cách sử dụng lớp từ đó.
Cho đến nay có rất ít công trình nghiên cứu về ngữ dụng của hành vi hỏi
ướm trong ca dao tình yêu một cách chuyên biệt. Vì vậy, chúng tôi sẽ cố gắng
tìm hiểu vấn đề này. Trong khóa luận của chúng tôi, những công trình nghiên
cứu nêu trên sẽ là những cơ sở lí thuyết, lí luận quan trọng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hành vi hỏi ướm và các cách thể
hiện hành vi hỏi ướm trong ca dao về tình yêu đôi lứa của người Việt.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi những bài ca dao viết về tình
yêu đôi lứa trong cuốn “Kho tàng ca dao của người Việt” của Nguyễn Xuân
Kính và Phan Đăng Nhật chủ biên, (2001) Nxb Văn hóa- thông tin, Hà Nội. Tư
liệu này gồm 4 tập.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của khóa luận là đi sâu tìm hiểu về hành vi hỏi ướm trong ca
dao. Bằng việc thực hiện khóa luận này, chúng tôi mong muốn tìm hiểu các nội
dung liên quan tới hành vi hỏi ướm trong ca dao viết về tình yêu đôi lứa của
người Việt như: những cách thể hiện hành vi hỏi ướm trong ca dao về tình yêu
và những ảnh hưởng của văn hóa giao tiếp tới việc sử dụng hành vi hỏi ướm.
Từ đó thấy được một nét đẹp trong văn hóa giao tiếp của người Việt xưa thông
qua loại hình văn chương.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

4


Từ việc tìm hiểu về cơ sở lý luận chung của ca dao và hành vi hỏi ướm
trong tiếng Việt, khóa luận có nhiệm vụ làm sáng tỏ về: những cách thể hiện
hành vi hỏi ướm trong ca dao về tình yêu và những ảnh hưởng của văn hóa giao
tiếp tới việc sử dụng hành vi hỏi ướm.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
6. Đóng góp của đề tài
Về lí luận: Đóng góp thêm cho việc nghiên cứu hành vi hỏi ướm trong

một loại hình văn học của người Việt
Về thực tiễn:
- Giúp cho việc giảng dạy thể loại ca dao trong trường Trung học phổ
thông theo hướng đổi mới phương pháp dạy - học thuận lợi hơn.
- Giúp cho việc đọc hiểu ca dao; tìm ra đặc trưng, phong cách ca dao.
7. Bố cục của khóa luận
Khóa luận này của chúng tôi gồm ba phần:
- Phần mở đầu.
- Phần nội dung:
+ Chương 1: Cơ sở lí luận.
+ Chương 2: Những cách thể hiện hành vi hỏi ướm và ảnh hưởng của văn
hóa giao tiếp đến việc sử dụng hành vi hỏi ướm trong ca dao về tình yêu đôi lứa.
- Phần kết luận.

NỘI DUNG

5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Một số vấn đề chung về giao tiếp
1.1.1. Khái niệm về giao tiếp
Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống con người. Nó diễn
ra thường xuyên ở mọi nơi, mọi lúc bởi vì “không ai có thể sống cô độc, lẻ loi
mà không cần giao tiếp với người khác” [3; tr.7]. Nhờ giao tiếp mà con người
trở nên gần gũi, thấu hiểu nhau hơn. Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc giữa người
với người trong xã hội nó diễn ra sự trao đổi thông tin, sự trao đổi nhận thức,
tư tưởng, tình cảm và sự bày tỏ mối quan hệ, sự ứng xử, thái độ giữa người với
người và với những vấn đề giao tiếp.
Hàng loạt định nghĩa về giao tiếp đã được đưa ra. A.Leongciev khái

quát: “Giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ
đảm bảo tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động tập thể,
thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lí và sử dụng
phương tiện đặc thù mà trước hết là ngôn ngữ”.
Parghin lại đưa ra định nghĩa như sau: “Giao tiếp là một quá trình
quan hệ, tác động giữa các cá thể, là quá trình thông tin giữa con người với
con người, là quá trình hiểu biết lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và trao đổi
cảm xúc lẫn nhau”
Nhìn từ góc độ ngữ dụng học, GS.TS Đỗ Hữu Châu đã định nghĩa về
giao tiếp như sau: “Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin (bao gồm cả tri
thức, tình cảm, thái độ, ước muốn, hoạt động…) giữa ít nhất hai chủ thể giao
tiếp (kể cả trường hợp một người giao tiếp với chính mình) diễn ra trong một
ngữ cảnh và tình huống nhất định bằng hệ thống tín hiệu nhất định”. [1,
tr.23]. Trong giao tiếp lời nói và hành động là các yếu tố quan trọng.
Với rất nhiều định nghĩa được đưa ra, để tìm một định nghĩa hoàn chỉnh
về giao tiếp quả thật không đơn giản. Bởi, mỗi nhà nghiên cứu, với những

6


mục đích nghiên cứu khác nhau, sẽ đề xuất những định nghĩa và mô hình giao
tiếp khác nhau. Tuy nhiên, theo chúng tôi, giao tiếp được hiểu là: “Hoạt động
mà người nói dùng ngôn ngữ để truyền đạt cho người nghe những hiểu biết,
tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình về một thực tế khách quan nào đó để
người nghe có hành động với thực tế như người nói mong muốn”.
1.1.2. Các nhân tố của giao tiếp từ góc nhìn ngữ dụng học
Nhân tố giao tiếp là nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp và chi phối
cuộc giao tiếp đó.
Theo các nhà ngôn ngữ học thì có nhiều nhân tố giao tiếp khác nhau tham
gia vào hoạt động giao tiếp nhưng ở đây chúng tôi chỉ chọn phân tích các nhân

tố được nhắc đến phổ biến, có mặt thường xuyên và chi phối trực tiếp hoạt động
giao tiếp của con người đó là: ngữ cảnh, ngôn ngữ và diễn ngôn.
1.1.2.1. Ngữ cảnh
Ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp nhưng nằm
ngoài diễn ngôn. Ngữ cảnh là tổng thể những hợp phần sau đây:
a. Nhân vật giao tiếp: là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp
bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà
tác động vào nhau. Đó là những người tương tác bằng ngôn ngữ. Giữa các
nhân vật giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân.
Về vai giao tiếp: trong một cuộc giao tiếp có sự phân vai: vai phát ra
diễn ngôn tức là vai nói (viết), kí hiệu bằng Sp1 (speaker 1) và vai tiếp nhận
diễn ngôn, tức nghe (đọc), kí hiệu bằng Sp2 (speaker 2). Trong cuộc giao tiếp
nói, mặt đối mặt, hai vai nói, nghe thường luân chuyển, Sp1 sau khi nói xong
chuyển thành vai nghe Sp2 và ngược lại. Sự thực thì vai nói, nghe không hề
đơn giản.
Về quan hệ liên cá nhân: quan hệ vai giao tiếp là quan hệ giữa các nhân
vật giao tiếp đối với chính sự phát, nhận trong giao tiếp. “Quan hệ liên cá nhân

7


là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các
nhân vật giao tiếp với nhau” [1; tr.17]. Quan hệ liên cá nhân chi phối cả tiến
trình giao tiếp, cả nội dung và hình thức của diễn ngôn.
b. Hiện thực ngoài diễn ngôn: Trừ nhân vật giao tiếp, tất cả những yếu
tố vật chất, xã hội, văn hóa… có tính cảm tính và những nội dung tinh thần
tương ứng không được nói đến trong diễn ngôn của cuộc giao tiếp được gọi
là hiện thực ngoài diễn ngôn (đối với ngôn ngữ thì là hiện thực ngoài ngôn
ngữ).
Tuy gồm cả những yếu tố vật chất và tinh thần nhưng hiện thực ngoài

diễn ngôn phải được nhân vật giao tiếp ý thức. Khi đã trở thành những hiểu
biết của những người giao tiếp (và của những người sử dụng ngôn ngữ) thì
hiện thực ngoài diễn ngôn hợp thành tiền giả định bách khoa hay tiền giả định
giao tiếp của diễn ngôn.
Nhân tố hiện thực ngoài diễn ngôn gồm các bộ phận sau:
Hiện thực – đề tài của diễn ngôn. Thế giới khả hữu và hệ quy chiếu:
khi giao tiếp các nhân vật giao tiếp dùng diễn ngôn của mình để “nói” về một
cái gì đó. Cái được nói tới là hiện thực – đề tài của diễn ngôn. Thuộc hiện
thực – đề tài diễn ngôn trước hết là những cái tồn tại, diễn biến trong hiện
thực ngoài ngôn ngữ và ngoài diễn ngôn. Cũng được xem là hiện thực ngoài
ngôn ngữ, ngoài diễn ngôn những cái thuộc tâm giới của con người như một
cảm xúc, một tư tưởng, một ý định… Hiện thực – đề tài của diễn ngôn còn là
bản thân ngôn ngữ. Đề tài diễn ngôn là một mảng trong hiện thực ngoài diễn
ngôn được các nhân vật giao tiếp (người nói, người nghe: Sp1, Sp2) thỏa
thuận lấy làm đối tượng để trao đổi trong cuộc giao tiếp đó.
Chúng ta có thể xác định lại khái niệm hiện thực – đề tài, thế giới khả
hữu, thế giới thực tại, hiện thực ngoài diễn ngôn ngữ và quan hệ giữa chúng
như sau: Thế giới khả hữu là những dạng thức tồn tại của hiện thực, cùng với

8


thế giới thực tại chúng ta đang sống hợp thành hiện thực ngoài diễn ngôn.
Hoàn cảnh giao tiếp
- Hoàn cảnh giao tiếp rộng: Bao gồm toàn bộ những hiểu biết về hoàn
cảnh địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa, chính trị, tôn giáo…chung của dân tộc của
đất nước thậm chí của cả thế giới vào thời điểm và ở không gian đang diễn ra
cuộc giao tiếp. Tất cả những hiểu biết trên tạo thành tiền giả định bách khoa và
nó được huy động một cách khác nhau tùy theo các nhân vật giao tiếp và tùy
theo từng cuộc giao tiếp cụ thể. Cuộc giao tiếp chỉ có thể được tiến hành khi

các nhân vật giao tiếp có chung một lượng tiền giả định nào đó.
Chẳng hạn cuộc giao tiếp trong bài viết ca dao sau:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng?
Để có thể tiến hành cuộc giao tiếp thì cô gái và chàng trai đã phải có
chung một lượng tiền giả định bách khoa nào đó. Trước hết để có thể đáp lời
chàng trai thì cô gái phải có hiểu biết về công việc đan lát giần sàng. Nhưng
chàng trai đâu có ý định hỏi công việc đan sàng vào một đêm trăng thanh như
thế, và cũng đâu cần xưng hô thân mật, trang nhã như vậy: anh – nàng. Chắc
hẳn cô gái phải hiểu ẩn ý của chàng trai cũng như hiểu cách sử dụng ngôn ngữ
của người bình dân vốn kín đáo, tế nhị nhất là trong cách bày tỏ tình cảm nên
cô nhanh nhạy đáp lại một cách hết sức khôn khéo, ý nhị mà không kém phần
thông minh. Và người đọc để hiểu tình ý trong bài viết ca dao trên thì cũng cần
phải có một lượng tiền giả định bách khoa tương tự mà các nhân vật giao tiếp
đó đã sử dụng để tạo ra chúng.
Bên cạnh hoàn cảnh giao tiếp rộng, ta còn có hoàn cảnh giao tiếp hẹp mà
Đỗ Hữu Châu gọi là thoại trường và ngữ huống.

9


- Thoại trường (hoàn cảnh giao tiếp hẹp): một cuộc giao tiếp phải diễn
ra trong một không gian cụ thể ở một thời gian cụ thể. Thoại trường được hiểu
là cái không – thời gian cụ thể ở đó các cuộc giao tiếp diễn ra. Không – thời
gian thoại trường là không gian có những đặc trưng chung, đòi hỏi người ta
phải xử sự, nói năng theo những cách thức ít nhiều cũng chung cho nhiều lần
xuất hiện.
- Ngữ huống giao tiếp: quan hệ liên cá nhân, các tiền giả định bách khoa,

thoại trường của một cuộc giao tiếp không phải nhất thành bất biến đối với cuộc
giao tiếp. Những yếu tố của các nhân tố, nhân vật giao tiếp, của hiện thực ngoài
diễn ngôn thay đổi liên tục suốt quá trình giao tiếp. Tác động tổng hợp của các
yếu tố tạo nên ngữ cảnh ở từng thời điểm của cuộc giao tiếp là các ngữ huống
của cuộc giao tiếp. Thông qua ngữ huống mà ngữ cảnh chi phối diễn ngôn. Sự
thay đổi của các yếu tố tạo nên ngữ cảnh phải được những người đang giao tiếp
ý thức thì mới được gọi là ngữ huống.
1.1.2.2. Ngôn ngữ
Tất cả các cuộc giao tiếp đều phải sử dụng một tín hiệu làm công cụ.
Trong trường hợp giao tiếp bằng ngôn ngữ thì hệ thống tín hiệu là các ngôn ngữ
tự nhiên. Các phương diện sau đây của ngôn ngữ tự nhiên sẽ chi phối diễn ngôn
Đường kênh thính giác và kênh thị giác của ngôn ngữ: ngôn ngữ tự nhiên
là ngôn ngữ co đường kênh cơ bản là đường kênh thính giác. Về sau, cùng với
sự phát triển của xã hội, ngôn ngữ có đường kênh thị giác. Từ đó, diễn ngôn có
hai dạng thức: diễn ngôn nói (miệng) và diễn ngôn viết.
Các biến thể của ngôn ngữ: biến thể chuẩn mực hóa, biến thể phương
ngữ địa lí và phương ngữ xã hội, ngữ vực và phong cách chức năng. Khác với
tất cả hệ thống tín hiệu giao tiếp thông thường khác mà tính đồng nhất (có nghĩa
là không có các biến thể) là chủ đạo, ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu chỉ tồn tại
và hành chức trong những biến thể nhất định. Ngôn ngữ chuẩn mực (tiếng Việt

10


chuẩn mực) là một biến thể của những biến thể đó. Ngôn ngữ chuẩn mực bao
gồm những đơn vị từ vựng, kể cả các ngữ cố định, các kết cấu cú pháp, các
cách phát âm được toàn thể một cộng đồng ngôn ngữ chấp nhận, cho là đúng.
Phương ngữ địa lí bao gồm cách phát âm, các đơn vị từ vựng và một số những
kết cấu cú pháp được sử dụng ở những địa phương nhất định trong một quốc
gia. Phương ngữ xã hội là những biến thể chủ yếu bao gồm các đơn vị từ vựng

và một số quán ngữ, một số kiểu kết cấu được sử dụng trong một cộng đồng xã
hội theo nghề nghiệp, theo hoạt động khoa học, nghệ thuật, tôn giáo… thậm
chí trong cộng đồng của những người sinh sống ngoài vòng pháp luật. Ngữ vực
là một biến thể của ngôn ngữ theo các hoàn cảnh xã hội như: Tư pháp, báo chí,
tự nhiên…. Trong nhiều tác phẩm ngôn ngữ, hai thuật ngữ ngữ vực và phong
cách dùng đồng nghĩa với nhau.
Loại thể: là những biến thể sử dụng của các diễn ngôn. Loại thể đã khởi
động tâm lí tiếp nhận và quy tắc thuyết giải diễn ngôn theo loại thể khi gặp
những diễn ngôn được viết theo một loại thể nào đó.
1.1.2.3. Diễn ngôn
Để hiểu thế nào là diễn ngôn chúng ta cần phân biệt được 3 thành phần:
câu, phát ngôn và diễn ngôn.
Câu là đơn vị cú pháp quen thuộc, được xem là lớn nhất của ngữ pháp
tiền dụng học. Câu có hai mặt: trừu tượng và cụ thể. Câu trừu tượng là những
mô thức kết học do các đơn vị từ vựng trừu tượng kết hợp với nhau theo những
quy tắc chủ yếu là tuyến tính. Về mặt cụ thể, các câu trừu tượng sẽ làm đầy bởi
các đơn vị từ vựng cụ thể.
Phát ngôn: Một câu được làm đầy bằng những đơn vị từ vựng cụ thể có
thể được dùng ở những ngữ cảnh khác nhau, nhằm nhiều đích khác nhau. Lúc
này, câu là phát ngôn.
Diễn ngôn: Là bất kì một dải nói và viết nào của ngôn từ được cảm nhận

11


là tự nó đã hoàn chỉnh (Michael Hoey). Diễn ngôn là đơn vị lớn hơn câu, lớn
hơn một phát ngôn nó có thể do một phát ngôn hoặc vô số phát ngôn hợp lại.
Diễn ngôn phải có tính mạch lạc, nghĩa là nó phải có đề tài, chủ đề chung, giữa
các phát ngôn trong một phát ngôn phải có quan hệ về hình thức và nội dung
trong một cuộc giao tiếp. Là thuật ngữ chung cho tất cả các đơn vị lời nói, tùy

theo đường kênh hay dạng ngôn ngữ được sử dụng chia thành hai loại diễn
ngôn: diễn ngôn nói và diễn ngôn viết.
1.2. Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ
1.2.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ
John.L.Ausstin - nhà triết học người Anh, là người đầu tiên xây dựng
nền móng cho lí thuyết về hành vi ngôn ngữ. Sau khi ông mất, những chuyên
đề ông trình bày ở Trường Đại học Tổng hợp Havrard được tập hợp lại xuất
bản thành sách có nhan đề “How to do things with word” (Chúng ta làm gì khi
chúng ta nói). Sau đó lí thuyết này được nhà ngôn ngữ J.R. Searle nghiên cứu
hoàn chỉnh với công trình Speech Acts (Hành động ngôn ngữ).
Ở Việt Nam, các tác giả Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Đức Dân đã nghiên
cứu về hành động ngôn ngữ dựa trên cơ sở lí luận của John.L.Ausstin, J.R.
Searle và trình bày khái niệm về hành vi ngôn ngữ như sau:
Theo Đỗ Hữu Châu: “Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động,
chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ.
Một hành động ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói (hoặc viết) Sp1 nói
ra một phát ngôn U cho người nghe (hoặc người đọc) Sp2 trong ngữ cảnh C”
[1, tr.88].
Trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, hành vi ngôn ngữ được
định nghĩa như sau: “Một đoạn lời nói có tính mục đích nhất định được thực
hiện trong những điều kiện nhất định, được tách biệt bằng các phương tiện tiết
tấu - ngữ điệu và hoàn chỉnh, thống nhất về mặt cấu âm – âm học mà người

12


nói và người nghe đều có liên hệ với một ý nghĩa như nhau trong hoàn cảnh
giao tiếp nào đó” [6, tr.107]
Vậy hành vi ngôn ngữ là hành động nói năng của con người. Con người
sử dụng ngôn từ để giao tiếp nhằm một mục đích nào đó và loại hành động này

là hành động mang tính chất xã hội.
1.2.2. Phân loại hành vi ngôn ngữ
Austin cho rằng hành động ngôn ngữ gồm ba loại lớn: hành vi tạo lời
(acte locutoire), hành vi mượn lời (acte perlocutoire), hành vi ở lời (acte
illocutoire), trong đó hành vi ở lời là đối tượng chính của việc nghiên cứu theo
hướng ngữ dụng học.
Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố ngôn ngữ như ngữ âm, từ,
các kiểu kết hợp từ thành câu…để tạo ra hình thức và nội dung một phát ngôn.
Nhờ hành vi tạo lời này mà có thể tạo ra nhiều phát ngôn có nghĩa.
Hành vi mượn lời là những hành vi mượn các phương tiện ngôn ngữ,
nói đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả tâm lí hay vật lí
ngoài ngôn ngữ nào đó của người nghe, người nhận hay của chính người nói.
Ví dụ 1: Khi giáo viên thông báo tới học sinh: “Chiều nay cả lớp đi lao
động”. Phát ngôn này nói ra sẽ gây những phản ứng khác nhau như: một số học
sinh vui vì đó là một cơ hội để được đi chơi, một số học sinh buồn vì sẽ không
đi học thêm được…
Hành vi ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng.
Hiệu quả của chúng là gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng của
người tiếp nhận ngôn bản. Đích của hành vi ở lời khác với hành vi mượn lời ở
chỗ là đích của hành vi ở lời được gọi là đích ở lời và nếu đích này được thoả
mãn thì ta có hiệu quả ở lời. Hiệu quả ở lời được thể hiện bằng lời hồi đáp của
người tiếp nhận phát ngôn.
Ví dụ

13


Em về thưa mẹ cùng thầy
Có cho anh cưới tháng này anh ra
Anh về thưa mẹ cùng cha

Bắt lợn sang cưới, bắt gà sang cheo.
Trong phát ngôn trên, Sp1 thể hiện hành vi cầu khiến sai khiến bạn tình
về thưa lại với cha mẹ có cho cưới thì tháng này anh ra. Qua đó Sp1 thể hiện
tình cảm muốn được kết hôn với người yêu. Khi nghe Sp1 bày tỏ tình cảm chân
thật của mình thì Sp2 đã đồng ý bằng cách bảo chàng trai về nhà thưa với mẹ
cha, bắt lợn sang cưới, bắt gà sang cheo. Vậy hiệu lực ở lời phát ngôn của Sp1
đã được Sp2 chấp nhận.
Ngoài ra, O.Ducrot cho rằng: Hành vi ở lời khác hành vi tạo lời và hành
vi mượn lời ở chỗ là chúng có thể thay đổi tư cách pháp nhân của người tham
gia hội thoại. Người nói và người nghe buộc đặt vào nghĩa vụ và quyền lợi mới
so với tình trạng của họ trước khi thực hiện hành vi ở lời đó.
Vậy hành vi mượn lời và hành vi ở lời đã đem lại cho phát ngôn những
hiệu lực nhất định. Nhưng ngữ dụng học chỉ quan tâm tới hiệu lực ở lời của
ngôn ngữ mà thôi. Tuy nhiên thực tế sử dụng thì các hành vi tạo lời, hành vi
mượn lời, hành vi ở lời đều được kết hợp đồng thời và thống nhất
Với đề tài nghiên cứu Hành vi hỏi ướm trong ca dao về tình yêu đôi
lứa của người Việt, khóa luận này chỉ tập trung nghiên cứu về hành vi ở lời.
1.2.3. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời
Hành vi ở lời là một hành động xã hội. Đây là loại hành vi không được
thực hiện một cách tùy tiện mà phải tuân thủ một số điều kiện nhất định.
GS. Đỗ Hữu Châu định nghĩa: “Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời là
những điều kiện mà một hành vi ở lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích
hợp với ngữ cảnh của sự phát ngôn ra nó” [1, tr.111]
Austin cho rằng các điều kiện hành vi ở lời là các điều kiện “may mắn”,

14


nếu chúng đảm bảo thì hành vi mới “thành công”, đạt hiệu quả. J. Searle đã tiếp
thu, điều chỉnh và bổ sung các điều kiện “may mắn” của Austin, gọi đó là điều

kiện sử dụng hay điều kiện thoả mãn.
Có tất cả bốn điều kiện, mỗi điều kiện được biểu hiện khác nhau tuỳ
theo phạm trù, loại và từng hành vi ở lời cụ thể.
a. Điều kiện nội dung mệnh đề là chỉ ra bản chất nội dung của hành vi.
Nội dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản hay một hàm mệnh đề. Nội
dung mệnh đề có thể là một hành động của người nói hay của người nghe.
b. Điều kiện chuẩn bị: Là những hiểu biết của người phát ngôn về năng
lực, lợi ích, ý định của người nghe và các quan hệ của người nói và người nghe.
c. Điều kiện chân thành: Là những điều kiện chỉ ra các trạng thái tâm lí
tương ứng của người phát ngôn. Nghĩa là khi đưa ra một phát ngôn người nói
thực sự chân thành với hành động ngôn ngữ và mong đợi hiệu quả của hành vi
ở lời mà họ thực hiện.
d. Điều kiện căn bản: Là những điều kiện đưa ra trách nhiệm bị ràng buộc
của người nói và người nghe khi hành vi ở lời đó được phát ra. Trách nhiệm
này có thể là những hành động sẽ được thực hiện hoặc đối với tính chân thực
của nội dung. Phân tích cụ thể ví dụ sau đây, ta sẽ thấy rõ sự thể hiện của các
điều kiện vừa trình bày.
Ví dụ:
Rèm voi em đã chống rồi
Mời chàng nho sĩ vào ngồi thong dong
Có lòng tưởng đến khách nhân
Khoan thai rồi sẽ bước chân vào ngồi.
Điều kiện nội dung mệnh đề: Phát ngôn của Sp1 là lời mời, muốn Sp2
vào ngồi chơi.
Điều kiện chuẩn bị: Giữa Sp1và Sp2 có mối quan hệ tình cảm nam nữ.
Sp1 đưa ra lời nói mong muốn Sp2 chấp nhận lời mời của mình. Nếu Sp1 không

15



đưa ra lời mời thì cả Sp1 và Sp2 sẽ không chắc rằng Sp2 tự thực hiện hành
động bất kể lúc nào.
Điều kiện chân thành: Sp1 mong muốn lời mình đưa ra được chấp nhận.
Điều kiện căn bản: Khi Sp1 nói ra thì tạo ra mối ràng buộc giữa hai người, buộc
Sp2 phải có trách nhiệm với lời mời của Sp1. Thế nên khi nghe lời mời của
Sp1, thì Sp2 đã trả lời đáp lại, chấp nhận lời mời.
Tóm lại để nhận biết được hành vi ở lời thì phải dựa vào các điều kiện
sử dụng hành vi ở lời. Nhờ vào điều kiện sử dụng hành vi ở lời mà có thể nhận
biết và phân biệt được hai loại hành vi ngôn ngữ: hành vi ngôn ngữ trục tiếp và
hành vi ngôn ngữ gián tiếp.
1.2.4. Hành vi ở lời trực tiếp và hành vi ở lời gián tiếp
1.2.4.1. Hành vi ở lời trực tiếp
George Yule đưa ra quan niệm: “Chừng nào có mối liên hệ trực tiếp
giữa một cấu trúc và một chức năng, thì ta có một hành động nói trực tiếp”.
Đồng ý kiến với quan niệm của Yule, tác giả Nguyễn Thiện Giáp đưa ra
nhận định: “Hành động ngôn ngữ trực tiếp là hành động ngôn từ được thực
hiện ở những phát ngôn có quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức
năng” [2, tr.390]
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, hành vi ở lời trực tiếp là “những hành vi
ngôn ngữ được thực hiện đúng với đích ở lời, đúng với điều kiện sử dụng của
chúng” [1, tr.145].
1.2.4.2. Hành vi ở lời gián tiếp
Ca dao ta có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua.
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
Vì thế trong thực tế giao tiếp, không phải lúc nào người nói cũng dùng
lời nói trực tiếp mà còn có thể dùng cả cách nói gián tiếp. Việc sử dụng ngôn

16



ngữ gián tiếp được gọi là hành vi ở lời gián tiếp.
Austin là người khởi xướng nghiên cứu hành vi ở lời gián tiếp. Searle và
nhiều nhà ngôn ngữ trên thế giới tiếp tục hướng nghiên cứu này, đã đi sâu và
làm sáng tỏ thêm nhièu vấn đề. Quan niệm của Searle, một hành vi ở lời được
thực hiện gián tiếp thông qua một hành vi ở lời khác sẽ được gọi là hành vi ở
lời gián tiếp
Goerge Yule cho rằng: Chừng nào có một mối liên hệ gián tiếp giữa một
cấu trúc và một chức năng, thì ta có một hành động nói gián tiếp.
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp nhận định: “Hành động ngôn từ gián tiếp là
hành động ngôn từ được thực hiện ở những phát ngôn có quan hệ gián tiếp
giữa một chức năng và một cấu trúc” [2, tr.390].
Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Hiện tượng người giao tiếp sử dụng
trên bề mặt hành vi ở lời này nhưng lại nhằm hiệu quả của một hành vi ở lời
khác được gọi là hiện tượng sử dụng hành vi ngôn ngữ theo lối gián tiếp. Một
hành vi được sử dụng gián tiếp là một hành vi trong đó người nói thực hiện một
hành vi ở ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu
biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ cho cả hai người, suy ra hiệu lực ở lời của
một hành vi khác” [1, tr.146].
Ví dụ :
Đến đây hỏi thiệt chủ nhà
Vườn hồng nghiêm cấm hay là cho chơi?
Vườn hồng nghiêm cấm chín từng
Quan ngang khách tạm xin đừng có vô.
Bài ca dao trên là lời đối đáp giữa người con trai và con gái. Chàng trai
muốn đến với cô gái để tỏ lời yêu đương nhưng chàng trai không nói trực tiếp
mà đã dùng lời nói gián tiếp coi cô gái và tình yêu của cô gái là “vườn hồng”,
đáp lại lời của chàng trai, cô gái cũng dùng cách nói gián tiếp để trả lời. Cách

17



nói này không giống cách nói trực tiếp của chàng trai trong bài ca dao:
Lại đây anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này có lấy anh không?
Còn ở bài ca dao dưới đây, cô gái không muốn kết duyên với chàng trai
nên đã dùng cách nói gián tiếp từ chối chàng trai. Cô đã đưa ra điều kiện em
đưa cho anh đĩa rau muống chiên, anh trồng sống lại thì em sẽ lấy anh.
Em đưa cho anh một đĩa rau muống chiên
Anh trồng sống lại, em xin giao duyên ngàn đời.
Như vậy, một hành vi ngôn ngữ được sử dụng gián tiếp là một hành vi
ngôn ngữ trong đó người thực hiện một hành vi ở lời này lại nhằm cho người
nghe, dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai
người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác.
Để sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, nhân vật giao tiếp cần phải tuỳ
vào từng hoản cảnh giao tiếp thì mới đạt mục đích của mình.
Ví dụ
Trong ngữ cảnh, đến giờ nấu cơm mà khách vẫn chưa về, chủ nhà có
nhiều cách nói khác nhau nhưng đều có chung một đích là muốn khách về (để
nấu cơm). Chủ nhà có thể dùng các câu sau:
- Mấy giờ rồi nhỉ?
- Ở nhà ai nấu cơm cho anh?
- Anh về đi để tôi còn phải nấu cơm.
- Mẹ ơi, nấu cơm giúp con?
Trong giao tiếp người ta thường sử dụng cách nói gián tiếp, với nội dung
không thể hiện trên câu chữ, mà thông qua câu chữ đối tượng giao tiếp biết
được mục đích của người nói muốn điều gì. Tuy nhiên, để sử dụng được hành
vi ở lời gián tiếp có hiệu quả thì cần phải tuân theo các điều kiện sử dụng hành
vi ở lời gián tiếp.


18


×