Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Trường ngữ trong thơ nồng nàn phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

LÊ THỊ BẢY

TRƯỜNG NGHĨA
TRONG THƠ NỒNG NÀN PHỐ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

LÊ THỊ BẢY

TRƯỜNG NGHĨA
TRONG THƠ NỒNG NÀN PHỐ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Người hướng dẫn khoa học:

ThS. NGUYỄN THỊ HIỀN

HÀ NỘI, 2017



LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 và quý thầy cô giáo trong Tổ Ngôn ngữ đã truyền đạt những
kiến thức chuyên ngành, chỉ dạy em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt là cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền là người đã giúp em định hướng
đề tài và hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em một cách tận tình để em hoàn thành
khóa luận của mình. Em cũng xin gửi tới những người thân yêu, bạn bè lòng
biết ơn chân thành nhất, vì đã luôn ở bên em, động viên, giúp đỡ em hoàn
thành khóa luận này.
Tuy nhiên, với những kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản thân
còn nhiều hạn chế. Do vậy, khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót,
em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn để bài viết
được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Lê Thị Bảy


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền. Các nội dung nghiên cứu trong
khóa luận là xác thực. Những kết luận khoa học của khóa luận chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 2017
Sinh viên


Lê Thị Bảy


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5
7. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 6
8. Bố cục của khóa luận.................................................................................. 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................. 7
1.1. Trường nghĩa ........................................................................................... 7
1.1.1. Các quan niệm về trường nghĩa ........................................................ 7
1.1.2. Phân loại trường nghĩa ...................................................................... 9
1.2. Đặc điểm ngôn ngữ thơ Nồng Nàn Phố ................................................ 15
1.3. Tiểu kết……………………………………………………………….....15
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ TRƯỜNG NGHĨA TRONG THƠ NỒNG NÀN PHỐ
..................................................................................................................... 16
2.1. Kết quả khảo sát .................................................................................... 16
2.2. Phân loại trường nghĩa trong thơ Nồng Nàn Phố.....................................17
2.2.1. Trường nghĩa tình yêu .................................................................... 17
2.2.2 Trường nghĩa thôn quê..................................................................... 30
2.2.3 Trường nghĩa thiên nhiên ................................................................. 39
2.3. Tiểu kết………………………………………………………………….47
KẾT LUẬN…………………………………………………………….........48



TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trường nghĩa là một trong những lí thuyết quan trọng của ngôn
ngữ học. Trường nghĩa được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đề cập đến từ sớm
trong các công trình nghiên cứu của mình. Nghiên cứu trường nghĩa sẽ giúp
phát hiện những mối quan hệ ngữ nghĩa của hệ thống từ vựng bởi các từ ngữ
không nằm rời rạc ngẫu nhiên mà nằm trong những mối liên hệ nhất định như
các bộ phận trong một chỉnh thể. Nghiên cứu trường nghĩa vừa cho thấy vẻ
đẹp phong phú đa dạng của từ ngữ vừa giúp sử dụng từ ngữ một cách linh
hoạt và hiệu quả hơn.
1.2. Nếu như giai điệu, âm thanh là ngôn ngữ của âm nhạc, màu sắc,
đường nét là ngôn ngữ của hội họa, mảng khối là ngôn ngữ của kiến trúc thì
ngôn ngữ là chất liệu của ngôn ngữ tác phẩm văn chương. Macximgorki đã
nói: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. “Muốn khám phá giá trị của
một tác phẩm văn học, yếu tố đầu tiên và quyết định chinh là ngôn ngữ. Ngôn
ngữ văn học là một bức tranh đa màu sắc, chứa nhiều bí ẩn và hấp dẫn luôn
thu hút sự khám phá của người đọc, người nghiên cứu ngôn ngữ vừa là chất
liệu tạo nên tác phẩm vừa là phương tiện qua người đọc để cảm nhận được cái
hay, vẻ đẹp của tác phẩm đó. Có lẽ một trong những lí do khiến xu hướng dạy
học theo quan điểm tích hợp Ngữ văn đang được đề cao như hiện nay. Các lí
thuyết ngôn ngữ trong đó có lí thuyết về Trường nghĩa đang ngày càng được
quan tâm ứng dụng vào nghiên cứu tác phẩm, góp phần giải mã tín hiệu ngôn
ngữ ở một dạng đặc biệt ngôn ngữ nghệ thuật. Nghiên cứu lí thuyết về trường
nghĩa trong quan hệ với phân tích tác phẩm văn học cũng nằm trong xu hướng
đó.

1.3. Nồng Nàn Phố là nhà thơ đương đại. Tên thật là Phạm Thiên Ý
Sinh năm 1988 là cựu sinh viên của khoa ngôn ngữ, Trường ĐH Khoa học xã

1


hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Người Bình Dương hiện là phóng
viên của một tờ báo online ở Sài Gòn. Vì yêu Hà Nội, yêu một bài hát có tên
là Nồng Nàn Phố nên PhạmThiên Ý đã lấy cái tên Nồng Nàn Phố làm bút
danh cho các bài thơ của mình.
Nồng Nàn Phố là một cô gái trẻ tuổi, thuộc thế hệ 8x nhìn bề ngoài có
phần nhí nhảnh, li lắc nhưng Phố lại có “suy nghĩ già trước tuổi”. Hai tập thơ
“Anh ngủ thêm đi Anh. Em phải dậy lấy chồng” và tập thơ “Yêu lần nào cũng
đau”, đã làm mưa làm gió trên khắp các trang mạng xã hội và nhận được sự yêu
mến đón nhận từ phía độc giả rất lớn. Và không ít nhà phê bình văn học nổi
tiếng có những đánh giá nhận xét hết sức chân thực về thơ Phố cụ thể như sau:
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhận xét: Thơ Phố có nhiều chữ
“đ’’như đàn bà, điên, đức… Chất đàn bà toát lên qua từng bài thơ và cô gái
Phố đã hóa thân vào những cảnh đời. Thơ cô thể hiện những cơn điên tình
như câu thơ: Em co thắt nổi…thành một con điên”. Đó là cái điên của người
phụ nữ không bao giờ đi quá giớ hạn, bởi nó vẫn có một chữ “đức” níu lại.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói: chính chữ “đức” giữ cho hồn thơ
không đi quá xa vượt qua giới hạn của chuẩn mực thơ ca.
Hay “Ông đồ @” Trình Tuấn nhận xét về thơ của phố: “Đọc thơ Phố
tưởng như dễ viết lắm, vì thơ rất mượt và thuần. Song tận sâu trong “mượt và
thuần” về thi pháp, về chữ nghĩa, là những gồ sượng chát đắng nơi cổ họng
người viết như xộc ra từ tâm khảm những điều mà nếu không nói ra được để
đến cả đời ngậm ngùi. Trong cái sự mượt và thuần ấy, còn vượt lên một khí
phách đàn “bà” thi pháp già trẻ cũng cho rằng ngôn từ trong thơ Phố cũng có
thanh âm và ngữ điệu gieo vào lòng độc giả những trắc ẩn… Còn rất nhiều

nhà thơ nhà báo viết về thơ Phố nữa.
Còn tâm sự của tác giả Thiên Ý về hai tập thơ của chị: Những bài thơ
tôi viết về đàn bà và nỗi đau của họ khi đối mặt với muôn màu đời thường.

2


Hiếm ai biết rằng đó chỉ là thứ tình cảm tôi thường “vay mượn khóc mướn”.
Tôi thương mẹ, thương chị, thương em,… những phụ nữ xung quanh mình đã
cho tôi cảm hứng làm thơ.
Còn những bài thơ tôi viết về tình cảm của đứa con xa quê, nỗi nhớ
thương bố mẹ già, hình ảnh người lính trở về sau chiến tranh… thì hoàn toàn
là cảm xúc thật của tôi, là con người tôi trong đó.
Tóm lại xuất phát từ lòng yêu mến nhà thơ trẻ Nồng Nàn Phố, hơn nữa
là sự khâm phục tài năng thơ ca trong các sáng tác của chị, cách diễn đặt, hình
ảnh, từ ngữ … đời thường giản dị gần gũi nhưng đầy táo bạo và trắc ẩn, gieo
vào lòng độc giả một loạt những điều cần phải suy ngẫm khi đã gập trang thơ.
Từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài “Trường nghĩa trong thơ Nồng Nàn
Phố” làm nội dung triển khai cho đề tài khóa luận này.
2. Lịch sử vấn đề
Lý thuyết về trường từ vựng – ngữ nghĩa được đưa ra bởi hai nhà ngôn
ngữ người Đức J. Trier và L. Weisgerber. Trước đó đã có những lý thuyết
khẳng định về quan hệ giữa các từ trong ngôn ngữ
Ở Việt Nam. Đỗ Hữu Châu là người nghiên cứu sớm và có nhiều công
trình lí thuyết thường Định nghĩa trường của ông được rất nhiều người người
chấp nhận và sử dụng phổ biến. Trường từ vựng là một tập hợp các đơn vị từ
vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa.
Năm 1973. Đỗ Hữu Châu có công trình, Trường từ vựng và hiện tượng
đồng nghĩa, trái nghĩa của từ phân qua việc phân tích các trường từ vựng.
Năm 1975. Đỗ Hữu Châu tiếp tục trình bày cụ thể về trường và việc

nghiên cứu của từ vựng.
Các công trình nghiên cứu của Đỗ Hữu Châu đã cung cấp một hệ thống
lý thuyết về trường từ vựng- ngữ nghĩa ở Việt Nam tồn tại nội dung sau:

3


Trường từ vựng ngữ nghĩa được chia làm bốn loại căn cứ vào các loại ý
nghĩa của từ bao gồm. Trường nghĩa biểu vât, trường nghĩa biểu niệm, trường
nghĩa tuyến tính và trường nghĩa liên tưởng. Ngoài ra chúng tôi còn căn cứ
vào những nội dung cơ bản trong cuốn từ vựng- ngữ nghĩa Tiếng Việt (in lần
thứ 2, 1996) để có được khung lý thuyết cho đề tài này.
Các nhà nghiên cứu đã áp dụng lý thuyết này để nghiên cứu Tiếng Việt.
Đặc biệt trường nghĩa liên tưởng được áp dụng nhiều khi nghiên cứu tác
phẩm văn hoc. Ví dụ một số công trình tiêu biểu như:
Năm 1988. Nguyễn Đức Tồn với Luận án PTS Trường từ vựng tên gọi
bộ phận cơ thể người cũng đã nêu ra khái niệm về trường từ vựng ngữ nghĩa
khá hoàn thiện.
Năm 1996. Nguyễn Thúy Khanh hoàn thành luận án PTS. Đặc điểm
trường từ vựng - ngữ nghĩa tên gọi động vật.
Năm 1999. Đinh Thị Oanh bảo vệ luận văn thạc sĩ Cấu trúc ngữ nghĩa
của vị từ thuộc trường thực vật nhằm chỉ rõ đặc điểm và cấu trúc ngữ nghĩa
hoặc sự chuyển nghĩa của các vị từ thuộc trường thực vật..
Nồng Nàn Phố là tác giả trẻ tuổi, một cây bút khá bạo dạn, Từ hai tập
thơ tiêu biểu: Anh ngủ thêm đi anh. Em phải dậy lấy chồng và Yêu lần nào
cũng đau, nhận được sự đông đảo đón nhận của độc giả dù ở mọi lứa tuổi già
có, trẻ có hay những người đang yêu, chia tay… nhưng bên cạnh sự ủng hộ
vẫn còn những ý kiến trái chiều về việc sử dụng hình ảnh, từ ngữ táo bạo đầy
bản lĩnh của tác giả trẻ tuổi Nồng Nàn Phố.
Như vậy, xét về phương diện ngôn ngữ, thơ Phố đã thu hút được sự chú

ý của nhiều nhà nghiên cứu nhưng tất cả chỉ dừng lại ở khía cạnh chung chung
chứ chưa được giải đáp một cách triệt để trong các công trình nghiên cứu. Để
làm rõ hơn về việc sử dụng từ ngữ trong thơ Nồng Nàn Phố chúng tôi đã chọn
đề tài nghiên cứu trường nghĩa trong thơ Nồng Nàn Phố.

4


3. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng một số lý thuyết và phương pháp nhiên cứu của ngôn ngữ
học để bước đầu đánh giá hiệu quả sử dụng và tìm hiểu hoạt động của một số
trường nghĩa trong tác phẩm văn chương. Cụ thể là trong thơ ca Nồng Nàn
Phố với việc nghiên cứu biện chứng giữa ngôn ngữ và văn chương như vậy
chúng tôi mong muốn được đóng góp một phần nhỏ con đường tiếp cận tác
phẩm văn học từ góc độ ngôn ngữ, đồng thời xem xét sự vận dụng, chuyển
hóa của ngôn ngữ ở “miền đất hứa” của nó.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đặt được những mục đích trên luận văn đặt ra những nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Xác định cơ sở lý luận của đề tài.
- Khảo sát thống kê các từ ngữ trong thơ Nồng Nàn Phố theo một trường
nghĩa.
- Qua khảo sát và phân tích từ ngữ thuộc một số trường nghĩa trong thơ
Nồng Nàn Phố để rút ra được hiệu quả của việc sử dụng trường nghĩa trong
thơ Phố.
5. Đối tượng và phamh vi nhiên cứu
Trong khóa luận này chúng tôi tập chung khảo sát một số trường nghĩa
trong hai tập thơ của Nồng Nàn Phố: Anh ngủ thêm đi Anh. Em phải dậy lấy
chồng NXB Văn học; Yêu lần nào cũng đau Nhà xuất bản Trẻ.
6. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu sử dụng hai phương
pháp sau:
- Phương pháp miêu tả về đặc điểm của từ thuộc một số trường nghĩa.
- Phương pháp phân tích để làm rõ hiệu quả sử dụng từ ngữ thuộc
trường nghĩa trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của thơ Nồng Nàn
Phố.

5


- Thủ pháp thống kê để tổng hợp ngữ liệu, qua đó nắm được một cách
khái quát về một số trường nghĩa trong thơ Nồng Nàn Phố.
- Thủ pháp phân loại dùng để phân loại ngữ liệu và xác định các đặc
điểm một số trường nghĩa trong thơ Nồng Nàn Phố.
7. Đóng góp khóa luận,
Về mặt lí luận của khóa luận
Làm rõ lí thuyết về trường nghĩa ứng dụng trong tác phẩm trong tác
văn chương, làm rõ vai trò của việc sử dụng Một số trường nghĩa trong thơ
Nồng Nàn Phố. Từ đó khóa luận hướng tới khẳng định những đóng góp của
nhà thơ về ngôn ngữ nghệ thuật.
Về mặt thực tiễn, khóa luận giúp cho người đọc có một cái nhìn cụ thể
hơn, đa chiều hơn về thơ Nồng Nàn Phố cụ thể ở đây là từ góc độ ngôn ngữ.
8. Bố cục của khóa luận
Tương ứng với mục đích nghiên cứu và đặt ra, ngoài phần mở đầu và
kết luận , nội dung của khóa luận được triển khai trong hai chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận.
Chương 2. Một số trường nghĩa trong thơ Nồng Nàn Phố.
Sau cùng là tài liệu tham khảo và phụ lục

6



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Trường nghĩa
1.1.1. Các quan niệm về trường nghĩa
Ngôn ngữ là một hệ thống điển hình bao gồm tổng thể các yếu tố và các
yếu tố đó đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo nhiều điều kiểu dạng
khác nhau. Nằm trong hệ thống ngôn ngữ ấy, các đơn vị từ vựng cũng không
tồn tại biệt lập, tách rời mà luôn có mối quan hệ nhất định về cả hình thức lẫn
ngữ nghĩa. Một trong những mối quan hệ mà các nhà khoa học ngôn ngữ
thường tập trung làm rõ mối quan hệ về ý nghĩa giữa các đơn vị từ vựng. Các
từ đồng nhất về nghĩa được tập trung thành các nhóm gọi là trường nghĩa (hay
trường từ vựng hoặc trường từ vựng ngữ nghĩa).
1.1.1.1. Quan niệm của các tác giả nước ngoài
Trước hết là quan niệm của một số tác giả nước ngoài: từ những năm
90 của thế kỉ XIX, M. M. Pokrovxki là người đã đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu
từ vựng một cách có hệ thống nhưng khái niệm trường và lý thuyết trường
ngữ nghĩa chỉ thực sự được nghiên cứu từ những năm 20 của thế kỉ XX, bắt
nguồn từ những lý thuyết ngôn ngữ học của W. Humboldt và F.de Saussure.
Sau đó các nhà nghiên cứu khác như G. Ipsen (1924), A. Jolles (1934), W.
Porzig (1934)… và đặc biệt là J. Trier (1934) được coi là người đã mở ra một
giai đoạn mới trong lịch sử ngữ nghĩa học. Ông là người đầu tiên đưa thuật
ngữ “trường” vào ngôn ngữ học và đã thử áp dụng quan điểm cấu trúc vào
lĩnh vực từ vựng ngữ nghĩa. Ông cho rằng, trong ngôn ngữ, mỗi từ tồn tại
trong một trường, giá trị của nó là do quan hệ với các từ khác trong trường
quyết định. Trường kiểu của J. Trier là trường có tính chất đối vị, gọi tắt là
trường trực tuyến (dọc). Cùng kiểu trường với J. Trier là L. Weisgerber, ông

7



cũng có một quan điểm rất đáng chú ý về các trường, theo ông, cần phải tính
đến các “góc nhìn” khác nhau mà tác động giữa chúng sẽ cho kết quả là sự
ngôn ngữ hóa một lĩnh vực nào đó của cuộc sống. Ngoài hai tác giả trên,
trường trực tuyến cũng được nhiều nhà ngôn ngữ khác đề cập đến. Có thể kể
đến các tác giả như Cazares, P. M Roget, R. Hallig, W. Von Warburrg, W. P.
Zaleskij, Duchacek, H. Husgen, K. Reuning.
Khác với các nhà ngôn ngữ trên, W. Pozig lại xây dựng quan niệm về
các trường tuyến tính hay trường ngang. Theo ông, trường là những cặp từ có
quan hệ kiểu như “gehen” – “fuber” (“đi” – “chân”), “greifen” – “hand”
(“cầm” – “tay”), “sechen” – “auge” (“nhìn” – “mắt”).. Đây không phải là
những quan hệ chung nhất, những quan hệ ngữ nghĩa tạo nên “các trường cơ
bản của ý nghĩa”. Trung tâm của “các trường cơ bản của ý nghĩa” là các động
từ và tính từ vì chúng thường đảm nhiệm chức năng vị ngữ trong câu, do đó
chúng thường ít nghĩa hơn các danh từ.
1.1.1.2. Quan niệm của các tác giả trong nước
Ở Việt Nam, trường nghĩa cũng là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu
đề cập đến, tiêu biểu là tác giả Đỗ Hữu Châu. Từ những năm 80 của thế kỉ
trước, Đỗ Hữu Châu là người đã giới thiệu về trường trong một loạt các công
trình trên những phương diện lịch sử vấn đề, hệ thống hóa các quan điểm
phương pháp của các nhà ngôn ngữ học thế giới, đồng thời đưa ra các tiêu chí
cũng như phương pháp xác lập trường đã khẳng định rằng: những quan hệ về
ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đặt được các từ vào những hệ thống con
thích hợp. Nói cách khác, tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng thể hiện
qua những tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa
giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa
giữa chúng [10, tr.156]

8



Từ đó, Đỗ Hữu Châu đưa ra định nghĩa: Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa
được gọi là một trường nghĩa. Đó là những từ đồng nhất với nhau về ngữ
nghĩa [10, tr.157]
1.1.2. Phân loại trường nghĩa
F. De sauaure trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương đã chỉ ra hai
dạng quan hệ ngang (hay quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ
đoạn) và quan hệ dọc (hay quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình). Từ hai dạng
quan hệ này, Đỗ Hữu Châu đã phân chia trường nghĩa thành hai loại: trường
nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính) và trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực
tuyến).
1.1.2.1. Trường nghĩa biểu vật
- Trường nghĩa biểu vật là tập hợp những từ đồng nhất với nhau về ý
nghĩa biểu vật (phạm vi biểu vật) [11, tr.170]. Chẳng hạn, trường nghĩa nghĩa
biểu vật về người gồm các từ: nam, nữ, già, trẻ, to, béo, thấp, lùn, mắt mũi,
tay, chân, giáo viên, nông dân…
Để xác lập được trường nghĩa biểu vật, người ta chọn một danh từ biểu
thị sự vật làm gốc, rồi trên cơ sở đó thu thập các từ ngữ có phạm vi biểu vật
với danh từ được chọn làm gốc đó. Chẳng hạn, chọn từ Hoa làm gốc, ta có thể
thu thập được các từ đồng nhất về phạm vi biểu vật với hoa như: hoa hồng,
cúc, lan, huệ, với đỏ, tím hồng, trắng, tưới nước, bón phân, tươi, béo, rũ…
Mỗi một trường nghĩa biểu vật thường có từ trung tâm là danh từ. Danh
từ này có tính khái quát cao, gần như là tên gọi của các phạm trù biểu vật, như
người, động vật, thực vật, chất liệu…Các danh từ này cũng là tên gọi các nét
nghĩa có tác dụng hạn chế ý nghĩa của từ về mặt biểu vật, là những nét nghĩa
cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của từ. Dựa vào danh từ trung tâm, người ta xác lập
trường nghĩa biểu vật. Ở ví dụ trường nghĩa biểu vật về người trên, dựa vào

9



danh từ người, ta tập hợp được rất nhiều từ về người trên dựa vào danh từ
người nằm trong trường người.
Các trường nghĩa biểu vật lớn có thể phân chia thành các trường nghĩa
biểu vật nhỏ. Đến lượt mình, các trường nghĩa biểu vật nhỏ này cũng có thể
phân chia thành các trường nghĩa biểu vật nhỏ hơn nữa. Chẳng hạn trường
nghĩa biểu vật về “người” có thể chia thành các trường nhỏ hơn: trường biểu
vật về bàn tay: (cổ tay, xương cánh tay, cùi chỏ…).
Số lượng từ ngữ và cách tổ chức của các trường nghĩa biểu vật rất khác
nhau. Sự khác nhau này diễn ra giữa các trường lớn với nhau và giữa các
trường nhỏ trong một trường lớn. Nếu so sánh các trường cùng một tên gọi
trong các ngôn ngữ với nhau thì sự khác nhau trên còn rõ hơn nữa.
Nếu tạm gọi một trường nhỏ (hay một nhóm nhỏ trong một trường
nhỏ) là một miền của trường, thì thấy, các miền thuộc ngôn ngữ rất khác
nhau. Có những miền trống – tức không có từ ngữ - ở ngôn ngữ này nhưng
không trống ở ngôn ngữ kia, có miền có mật độ cao trong ngôn ngữ này
nhưng lại thấp trong ngôn ngữ kia.
Vì từ có nhiều trường nghĩa biểu vật, cho nên, từ có thể nằm trong
nhiều trường nghĩa biểu vật khác nhau, hệ quả là các trường nghĩa biểu vật có
thể giao thoa, thẩm thấu. Xét trường biểu vật về người và trường biểu vật về
động vật, ta sẽ thấy rất rõ về điều này. Trường ngĩa người và trường nghĩa
biểu vật về động vật, ta sễ thấy rất rõ về điều này. Trường nghĩa người sẽ gồm
các từ : đầu, tóc, mặt, cổ,, mắt , chân, bụng, mũi , mồm , răng, lưỡi, ruột, dạ
dày, da, máu, xương thịt, long, ăn, uống, đi, chạy, khóc, cười, nói, hát, hét,
ngủ, nằm, to, nhỏ…Trường nghĩa động vật sẽ gồm các từ: đầu, đuôi, sừng,
gạc, cổ, bụng, mắt, chân, mũi, mồm, răng, lưỡi, ruột, dạ dày, da, máu, xương,
thịt, lông, ăn, uống,đi, chạy, hót, hí, ngủ, nằm,to, nhỏ…hầu hết các từ nằm
trong trường nghĩa động vật đều nằm trong trường nghĩa người, ví dụ các từ:


10


đầu, cổ, bụng, mắt, chân, mũi,mồm, răng, lưỡi, ruột, dạ dày,da, ăn, uống, đi,
chạy, nhảy…Ta nói trường người và trường động vật giao thoa nhau, thẩm
thấu nhau. Mức độ giao thoa của các trường tỉ lệ thuận với số lượng từ chung
giữa các trường với nhau.
Quan hệ giữa các từ ngữ đối với một trường nghĩa biểu vật không
giống nhau. Có những từ điển hình cho trường được gọi là các từ hướng tâm,
có những từ không điển hình cho trường thì được gọi là hướng biên. Từ
hướng tâm gắn rất chặt chẽ với trường làm thành cái lõi trung tâm quy định
những từ đặc trưng ngữ nghĩa của trường. Từ hướng biên gắn bó lỏng lẻo hơn
mỗi và mỗi lúc một đi xa khỏi lõi, liên hệ với trường mờ nhạt đi. Ở ví dụ về
trường người và trường động vật trên, các từ hướng tâm là các từ chỉ có ở
trường này mà không có ở trường kia, từ hướng tâm của trường người như
khóc, cười, vui, buồn, hát…, từ hướng tâm của động vật là các từ hí hót,
đuôi… từ hướng biên của chúng là những từ xuất hiện ở cả hai trường như
đầu, chân, mắt, mũi ruột, dạ dày, xương, máu, chạy, nằm, ăn, uống, đi…
1.1.2.2. Trường nghĩa biểu niệm
Trường nghĩa biểu niệm là tập hợp các từ chung một cấu trúc biểu
niệm [11, tr.170]. Chẳng hạn, cấu trúc biểu niệm (hoạt động) (di chuyển dời
chỗ) bao gồm tập hợp các từ: đi, chạy, nhảy, bơi, lội, lăn, lê, toài, trườn, bò,
ra, vào, lên , xuống…
Để xác lập trường nhĩa biểu niệm, người ta chọn một cấu trúc biểu niệm
làm gốc, rồi trên cơ sở đó thu thập các từ ngữ chung cấu trúc biểu hiện đó.
Chọn cấu trúc biểu niệm: (hoạt động) (tác động đến x) (làm x dời chỗ),
ta có thể thu thập được các nhóm từ ngữ cùng trường nghĩa biểu niệm đẩy,
lôi, kéo, đun, đùn, hất, quăng, ném, thả…
Cũng như các trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm lớn có thể
phân chia thành các trường niệm nhỏ tạo thành những miền, lớp với mật độ từ


11


ngữ khác nhau. Chẳng hạn, trường nghĩa biểu niệm (hoạt động) (tác động đến
x) (làm dời x chỗ) có thể chia thành các trường biểu niệm nhỏ:
- (Hoạt động) (tác động đến x) (làm x dời chỗ) (theo chiều ra xa mình):
hất, quang, ném, đun, đẩy, phóng, lia, lao…
- (Hoạt động) (tác động đến x) (làm x dời chỗ)(theo chiều tiến lại gần
mình): lôi, kéo, giật, tóm…
Từ có nhiều biểu niệm, bởi vậy một từ có thể đi vào nhiều trường
nghĩa khác nhau. Vì thế, cũng giống như trường nghĩa biểu vật, các trường
nghĩa biểu niệm có thể giao thoa thẩm thấu vào nhau và cũng có lõi trung
tâm, những từ ở lớp ngoại vi.
1.1.2.3. Trường nghĩa tuyến tính (trường nghĩa ngang)
Trường nghĩa tuyến tính là tập hợp các từ có thể kết hợp với một từ
gốc để tạo ra các chuỗi tuyến tính (cụm từ câu) chấp nhận được trong ngôn
ngữ [11, tr.185]. Chẳng hạn, trường nghĩa tuyến tính của từ tay là búp măng,
mềm, ấm, lạnh, nắm, cầm, khoác, gầy, béo, xanh, to, nhỏ, mềm, thô,….
Để xác lập trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một ừ làm gốc rồi
tìm tất cả các những từ có thể kết hợp được với nó thành chuỗi tuyến tính
(cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ.
Cùng với các trường nghĩa dọc (trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa
biểu niệm), các trường nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ
và cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại và những
đặc điểm hoạt động của từ.
1.1.2.4. Trường nghĩa liên tưởng
Trường nghĩa liên tưởng là tập hợp các từ có chung một nét nghĩa ấn
tượng tâm lí được một từ gợi ra [11, tr.186]… chẳng hạn, trường nghĩa liên
tưởng của từ xanh gồm các đơn vị từ vựng: lục lam, xanh, xanh lơ, cây cối,

núi rừng, đồng bằng, bầu trời, sự sống, tuổi tre, người lính, hòa bình…

12


Các từ trong trường nghĩa liên tưởng trước hết là sự hiện thực hóa, cố
định bằng từ các ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm.
Các từ trong một trường liên tưởng trước hết là những từ cùng nằm
trong trường biểu vật, trường biểu niệm và trường tuyến tính, tức là những từ
có quan hệ cấu trúc đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm. Song,
trong trường liên tưởng còn có nhiều từ khác được liên tưởng tới do xuất hiện
đồng thời với từ trung tâm trong những ngữ cảnh có chủ đề tương đối đồng
nhất, lặp lại. Điều này khiến cho các trường liên tưởng có tính dân tộc, tính
thời đại và tính cá nhân.
1.2. Đặc điểm ngôn ngữ thơ Nồng Nàn Phố
Nồng Nàn Phố làm thơ rất đều tay. Bỏ qua mọi quy tắc kinh điển về
thao tác ngôn từ, Phố viết mà như không. Không câu nệ cấu tứ, không màng
tới bố cục, Phố viết theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc Thơ Nông Nàn Phố, có
vẻ cô viết đến đâu thành thơ đến đấy, không cần chỉnh sửa. Ngay cả khi sử
dụng những thể thơ truyền thống, Phố không đi theo cái đường ray định. Vậy
đoàn tàu vẫn không bị đổ. Đó là cái tài cũng như là cái chất của Phố.
Thơ Nồng Nàn Phố nhiều khi khiến người đọc đỏ mặt lên vì những câu
thơ hở hang da thịt và khát khao thân xác. Về chuyện “chăn gối”, nàng thơ 8x
này tỏ ra khá bạo dạn khi miêu tả các tình tiết:
“Đừng luồn tay trong ngực em và mân mê
Đã đến lúc tình yêu chín muồi
Anh toang hoác mồm rống lên rằng - thằng đàn ông hừng hực trong
anh đang muốn ngấu nghiến em”
Viết về mối quan hệ ngoài hôn nhân, Nồng Nàn Phố đặc biệt ưu ái
những từ ngữ mà cô và độc giả của cô cho là chân thực, thẳng thắn như: “Mở

mồm”,“đã không”,“thích không nào”,“đi mà ấy” …

13


Đem hiện tượng thơ này để tiếp cận với các nhà chuyên gia ngôn ngữ,
các nhà lý luận - phê bình và giới sáng tác, thơ Nồng Nàn Phố đón nhận được
khá là lớn sự quan tâm, những ý kiến nhận xét rất cụ thể từ phía các nhà phê
bình văn nghệ sỹ. Tiêu biểu là:
Nhà thơ, Nhà báo Lê Anh Hoài chia sẻ khá cụ thể: thơ cô ấy có cái
mạnh chính là bản năng và bộc phát cảm xúc, nhưng giản đơn về đời sống về
nghề. Nhiều ý được phát biểu ra bằng thơ nghe ngồ ngộ, là lạ nhưng đa phần
là nông nổi. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh mạng xã hội đang bùng nổ, nơi
người ta không cần lắm sự sâu sắc, dài hơi thì nông nổi đôi khi lại hấp dẫn
được số đông.
Còn theo như lời nhận xét đánh giá của nhà văn Lê Huy Mậu: Đọc thơ
văn, thường thì ấn tượng lần đọc rất quan trọng. Nhiều khi chỉ là một chi tiết
trong thơ hay trong văn, mà ám ảnh người đọc suốt cả đời. Trong thơ Nồng
Nàn Phố cũng có những chi tiết ám ảnh như vậy...Thơ Nồng Nàn Phố có cả
ngàn bài gần như viết trong gần 5 năm trở lại đây. Chỉ mở hú họa một thời
gian nào đó trong facebook của Phố đã đủ đọc mệt. Nghĩ lại cũng rút hú họa
trong đó một vài đoạn, vài câu, đã thấy cô bé này không tầm thường chút nào:
“Trăng thương em nên đau một nửa/ Một nửa đau hơn đã khuyết mất
rồi
Trăng sinh ra đã gánh trách nhiệm phải trôi/ Lửng lơ hay cuồn cuộn thì
đau đớn cả
Đừng hận em nữa em đã đến cuối chiều/ Vén ánh nắng còn sót trên
cuống lá
Chu miệng thổi những đoàn Hoa khô nghiêng ngả/ Em đến ôm chiều
mà thương”

(Anh ngủ thêm đi anh. Em phải dậy lấy chồng)

14


1.3. Tiểu kết
Quan niệm về trường nghĩa của các nhà ngôn ngữ có thể không giống
nhau. Tuy nhiên có thể hiểu trường nghĩa là một tập hợp bao gồm các từ có
chung vơi nhau ít nhất một nét nghĩa. Tiêu chí để xác lập trường nghĩa là
nghĩa của từ. Việc phân lập hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ thành các
trường nhỏ dù có dựa vào các tiêu chí nào đi chăng nữa cũng không thể không
bắt đầu từ tiêu chí ngữ nghĩa ấy. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu, khảo sát
trường từ vựng là hiện tượng phổ biến trong sáng tạo ngôn ngữ thơ. Đồng thời
giúp cho ta thấy được cái hay của ngôn ngữ và những tầng nghĩa ẩn sâu qua
từng câu chữ mà tác giả dụng công sáng tạo. Bên cạnh đó còn giúp người đọc
thấy được tài năng, phong cách, đặc trưng ngôn ngữ rất riêng của mỗi nhà
thơ.

15


Chương 2
MỘT SỐ TRƯỜNG NGHĨA TRONG THƠ NỒNG NÀN PHỐ
2.1. Kết quả khảo sát trường nghĩa trong thơ Nồng Nàn Phố
Qua khảo sát hơn 100 bài thơ của Nồng Nàn Phố trong hai tập thơ:
Anh ngủ thêm đi Anh. Em phải dậy lấy chồng, Nxb Văn học và Yêu lần nào
cũng đau, Nxb trẻ, chúng tôi đã nhận thấy tác giả chủ yếu sử dụng ba trường
nghĩa sau: Trường nghĩa tình yêu, Trường nghĩa thôn quê, Trường nghĩa thiên
nhiên và còn một số trường nghĩa khác nhưng số lượng từ chiếm tỉ lệ không
đáng kể. Vì vậy, chúng tôi tập chung khảo sát trong ba trường nghĩa trên và

dựa trên các tiêu chí: số từ, số lần xuất hiện của các từ và tỉ lệ phần trăm số từ,
tỉ lệ phần trăm xuất hiện trong toàn bộ hệ thống trường nghĩa.

Bảng 2.1.1 Bảng thống kê một số trường nghĩa trong thơ Nồng Nàn Phố.
Số lần
STT

Các trường
Nghĩa

Số từ

xuất
hiện
(lần)

Tỉ lệ

Tỉ lệ

số từ

xuất hiện

(%)

(%)

1


Trường nghĩa tình yêu

58

1001

38,2

72,43

2

Trường nghĩa thôn quê

65

118

42,8

8,53

3

Trường nghĩa thiên nhiên

29

263


19,0

19,1

152

1382

100

100

Tổng

16


2.2. Phân loại trường nghĩa trong thơ Nồng Nàn Phố
Một từ có thể vừa thuộc trường nghĩa này vừa thuộc trường nghĩa
khác. Vì vậy, để phân loại trường nghĩa, chúng tôi dựa vào nét nghĩa chung
nhất của các đơn vị từ vựng trong một trường nghĩa.
Tất nhiên sự phân loại của chúng tôi cũng chỉ mang tính chất tương đối.
Bởi giữa các trường nghĩa có thể xảy ra hiện tượng “giao thoa” – hiện tượng
một số đơn vị từ vựng có thể thuộc trường nghĩa này, song cũng có thể thuộc
trường nghĩa khác. Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu trong hai tập Anh ngủ
thêm đi anh. Em phải dậy lấy chồng và tập thơ Yêu lần nào cũng đau của tác
giả Nồng Nàn Phố, chúng tôi nhận thấy trong hai tập thơ cùng tên nhà thơ nổi
bật lên ba trường nghĩa lớn, trường nghĩa tình yêu, trường nghĩa thôn quê và
trường nghĩa thiên nhiên. Bên cạnh đó, có sự xuất hiện một số tiểu trường
nằm trong các trường nghĩa lớn.

2.2.1. Trường nghĩa “ tình yêu” trong thơ Nồng Nàn Phố
Trường nghĩa tình yêu trong thơ Nồng Nàn Phố có số lượng từ ngữ lớn
thứ hai sau trường nghĩa thôn quê: Số từ 58 nhưng lại chiếm tỉ lệ xuất hiện
lớn nhất là 72,43%. Các từ thuộc trường nghĩa tình yêu còn được thể hiện qua
các tiểu trường nghĩa như: Trường nghĩa chỉ “hành động trong tình yêu”,
Trường nghĩa chỉ “trạng thái - cảm xúc trong tình yêu”, Trường nghĩa chỉ
“kết quả của tình yêu”. Qua khảo sát, chúng tôi đã thống kê được số liệu của
các từ thuộc trường nghĩa tình yêu (Xem tại bảng 1- phụ lục)

17


Bảng 2.2.1 Bảng thống kê các từ thuộc trường nghĩa tình yêu
Số lần
STT

Từ ngữ chỉ trường nghĩa

Số

xuất

Tỉ lệ

tình yêu

Từ

hiện


số từ (%)

(lần)
1
2
3

Từ ngữ chỉ hành động
trong tình yêu
Từ ngữ chỉ trạng thái- cảm
xúc trong tình yêu
Từ ngữ chỉ kết quả của
tình yêu

Tỉ lệ
xuất
hiện (%)

19

198

32,8

19,8

27

767


46,6

76,7

12

36

20,6

3,5

2.2.1.1. Trường nghĩa chỉ “hành động trong tình yêu”
Khảo sát trường nghĩa“tình yêu”qua hành động thể hiện tình yêu,
chúng tôi nhận thấy rằng: số từ 19, số lần xuất hiện 198, tỉ lệ số từ 32,8%, tỉ lệ
xuất hiện 19,8% chiếm tỉ lệ lớn thứ hai so với hai tiểu trường còn lại.
- Từ ngữ chỉ hành động trong tình yêu như: (ôm, hôn, nắm tay, mân
mê, vuốt tóc, luồn tay, siết, riết,cắn…)
Trong thơ Nồng Nàn Phố, các từ ngữ thuộc trường nghĩa chỉ hành động
trong tình yêu có số lượng từ khá là lớn với (19) từ, đứng thứ hai trong bảng
thống kê. (Xem bảng 2.2.1- thống kế ). Các từ chỉ hành động tình yêu trong
thơ Nồng Nàn Phố bao gồm: “ôm, hôn, siết, riết, cắn, véo, rúc, đấm, chạm,
nhét, dúi tay, luồn tay, cầm tay, choàng tay, mân mê, vuốt tóc,vạch ngực, cởi
áo, đẩy ngực.”( xem tại bảng 1- phụ lục)
Đọc thơ Nồng Nàn Phố, từ ngữ chỉ hành động trong tình yêu được giả
sử dụng chủ yếu là các từ thuộc động hoặc cụm động từ mạnh như: ôm, hôn,

18



siết, cắn, riết eo, véo má, đấm ngực, chạm tay, vạch ngực, luồn tay,… nhằm
cực tả những khát khao mãnh liệt trong tình yêu của nhân vật trữ tình có thể là
anh hoặc em. Chỉ với một đoạn thơ trong bài thơ Em thèm thương anh và bài
Yêu lần nào cũng đau, ta thấy rõ điều đó:
“Em thèm dành nguyên một ngày để nằm bên cạnh anh
Quàng tay qua cổ gầy
Rồi hôn như tình nhân lần đầu đắm đuối
Nhìn vào mắt nhắc về sự trôi đi rất nhanh của tuổi
Em sắp lỡ thì rồi phải không?

Anh thân yêu
Em thèm nằm vào lòng anh thật ngoan
Véo lên ngực anh để biết mình thiệt thòi nhiều quá
Em thèm được rúc vào anh nhìn đời
Để biết nếu đời ập bão giông em sẽ nương vào anh tránh khổ”
( Em thèm thương anh)
“Ta thèm hôn và yêu
Thèm ôm và rên siết
Thèm anh yêu chân thành
Mà ngờ đâu tình nghiệt…”
( Yêu lần nào cũng đau)
Trong tình yêu dùng cử chỉ hành động biểu lộ tình cảm là một phần
quan trọng không thể thiếu. Con người ta yêu nhau rồi không chỉ tim rung lên,

19


×