Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tiểu thuyết Ghen của A. Grillet trên hành trình cách tân thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===o0o===

NGUYỄN THỊ THƠM

TIỂU THUYẾT GHEN CỦA A. GRILLET
TRÊN HÀNH TRÌNH CÁCH TÂN THỂ LOẠI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Người hướng dẫn khoa học

TS. Mai Thị Hồng Tuyết

HÀ NỘI - 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===o0o===

NGUYỄN THỊ THƠM

TIỂU THUYẾT GHEN CỦA A. GRILLET
TRÊN HÀNH TRÌNH CÁCH TÂN THỂ LOẠI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Người hướng dẫn khoa học

TS. Mai Thị Hồng Tuyết


HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn - trường
Đại học Sư phạm Hà nội 2 đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo Mai Thị
Hồng Tuyết - giảng viên tổ Lý luận văn học đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình lên ý tưởng và viết khóa luận này. Cảm ơn Thư viện Quốc gia Việt
Nam đã hỗ trợ tôi về nguồn tư liệu để tôi có thể hoàn thành khóa luận.
Tôi rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô giáo và các
bạn sinh viên để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Thơm


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài Tiểu thuyết Ghen của A. Grillet trên hành trình cách tân thể loại
được thực hiện trực tiếp đưới sự hướng dẫn của TS. Mai Thị Hồng Tuyết.
Tôi xin cam đoan, đây là kết quả của riêng tôi. Kết quả này không trùng
với kết quả của bất kì tác giả nào đã được công bố.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Thơm



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 4
6. Đóng góp của khóa luận ......................................................................... 4
7. Cấu trúc khóa luận .................................................................................. 5
NỘI DUNG ................................................................................................... 6
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT ........ 6
1.1. Tiểu thuyết .......................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết .................................................................... 6
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết ................................................... 8
1.2. Vài nét về Tiểu thuyết mới ................................................................ 16
1.2.1. Cốt truyện ................................................................................... 17
1.2.2. Nhân vật ..................................................................................... 18
1.2.3. Thời gian .................................................................................... 18
1.3. Nhà văn A. Grillet và tiểu thuyết Ghen .............................................. 20
1.3.1. Nhà văn A. Grillet ...................................................................... 20
1.3.2. Tiểu thuyết Ghen ........................................................................ 21
Chương 2. SỰ CÁCH TÂN THỂ LOẠI Ở TIỂU THUYẾT GHEN ....... 23
2.1. Đổi mới về nhân vật .......................................................................... 23
2.1.1. Tên nhân vật ............................................................................... 23
2.1.2. Lai lịch của nhân vật ................................................................... 25
2.1.3. Tính cách và tâm lý nhân vật ...................................................... 26
2.1.4. Thử nghiệm “giết chết nhân vật” ................................................ 34
2.2. Đổi mới về cốt truyện ........................................................................ 37
2.2.1. Phá vỡ nguyên tắc xây dựng thời gian trong cốt truyện............... 37



2.2.2. Phá vỡ tính liên tục của tiểu thuyết truyền thống ........................ 40
2.2.3. Thử nghiệm xóa mờ vai trò của cốt truyện .................................. 42
2.3. Đổi mới về ngôn ngữ ......................................................................... 44
2.3.1. Ngôn ngữ hình học ..................................................................... 44
2.3.2. Thử nghiệm xóa bỏ tình cảm, cảm xúc trong lời văn miêu tả ...... 47
KẾT LUẬN ................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong hệ thống các thể loại văn học, tiểu thuyết được xem là nhân vật
chính. Sự hấp dẫn toát ra từ tiểu thuyết được lí giải một phần là do: trong khi
các thể loại khác như kịch, ký văn học, … đã tương đối định hình thì tiểu
thuyết lại là thể loại đang tiếp tục phát triển. Vậy, cần phải thay đổi hình thức
của tiểu thuyết. A. Grillet được coi là người đứng đầu nhóm Tiểu thuyết mới
ở Pháp nói riêng và thế giới nói chung. Ông có các tác phẩm tiêu biểu: Những
viên tẩy, Ở trong mê cung, Người nhìn, ... Những tác phẩm này đã được dịch
ra một số tiếng nước ngoài, trong số đó Ghen là tiểu thuyết được cả bạn đọc
trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu. Các tác phẩm của ông là minh chứng
cho luận thuyết của mình về các vấn đề cốt lõi của tiểu thuyết. A. Grillet
dường như đã vạch ra con đường đi cho tiểu thuyết từ những năm 1960. Ông
chỉ ra rằng tiểu thuyết từ thời Mme Scudéry cho tới Balzac thay đổi rất ít về
mặt hình thức, trong khi xã hội thay đổi, khoa học kĩ thuật và công nghiệp lại
càng có những bước phát triển lớn lao.
Không thể phủ nhận, trong hơn một nửa thế kỉ A. Grillet đã không
ngừng nỗ lực tìm tòi và đổi mới hình thức của tiểu thuyết, ông đã mang lại
cho tiểu thuyết những diện mạo mới mẻ, những cách tân táo bạo và độc đáo,
đem đến cho bạn đọc lối tư duy và cách tiếp cận khác biệt với tiểu thuyết

truyền thống. Nếu chỉ dựa trên những lý thuyết của tiểu thuyết truyền thống
thì bạn đọc cũng như các nhà nghiên cứu khó có thể tiếp nhận và lý giải các
tác phẩm của ông vì nó được viết bởi một lối tư duy mới mẻ, khác lạ.
Ghen đã khẳng định vị trí và vai trò của nó trong sự nghiệp văn học của
A. Grillet cũng như trong tiến trình phát triển và cách tân của tiểu thuyết hiện
đại. Tác phẩm đã thể hiện toàn diện những tư tưởng và thể nghiệm của nhà

1


văn trong việc đổi mới hình thức của thể loại tiểu thuyết. Những sáng tạo, tìm
tòi và đổi mới của ông trong tiểu thuyết này là vấn đề được đông đảo bạn đọc
và các nhà nghiên cứu quan tâm, nó còn tương đối mới mẻ và là một vấn đề
thời sự được đặt ra giữa tiểu thuyết truyền thống và Tiểu thuyết mới. Xoay
quanh tác phẩm này có rất nhiều các luồng ý kiến khác nhau, các cách đánh
giá, cách tiếp nhận và lí giải khác nhau từ nhân vật, cốt truyện, đến ngôn ngữ,
không gian và thời gian nghệ thuật, …
Từ phương diện thể loại, Ghen của A. Grillet được coi là tác phẩm tiêu
biểu trong sáng tạo của nhà văn, nó thể hiện những nỗ lực cách tân lớn. Tuy
nhiên tại Việt Nam, tiểu thuyết này lại chưa được quan tâm và nghiên cứu
đúng mức. Những điều trên đây chính là lý do chúng tôi lựa chọn đề tài Tiểu
thuyết Ghen của A. Grillet trên hành trình cách tân thể loại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là một hiện tương văn học khá đặc biệt của văn học thế giới thế kỉ XX
cũng như trong văn học Pháp, các tác phẩm của A. Grillet được bạn đọc và
đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm. Tuy nhiên, tại Việt Nam
nghiên cứu về tiểu thuyết Ghen cho tới nay chưa có nhiều công trình.
Alain Robbe - Grillet và sự đổi mới tiểu thuyết do dịch giả Lê Phong
Tuyết dịch (1995). Công trình này đã cho chúng ta một cái nhìn tương đối
khái quát về hoàn cảnh ra đời của Tiểu thuyết mới những năm năm mươi, với

một số đại diện của văn học Pháp mà tiêu biểu là A. Grillet. Chính sự phát
triển của thời đại cùng những biến đổi không ngừng của văn học và đặc biệt là
thị hiếu thẩm mĩ của con người đòi hỏi tiểu thuyết cần phải có những giải
pháp, những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ để không mất đi vai trò là nhân vật
chính trong văn học. Đây chính là những điều kiện, nguyên nhân cho Tiểu
thuyết mới ra đời. Ngay ở những trang đầu của cuốn sách, tác giả đã giới
thiệu về nhóm Tiểu thuyết mới và một số tác phẩm tiêu biểu. Phần tiếp theo là

2


giới thiệu đôi nét về tiểu sử của nhà văn A. Grillet cùng một số quan điểm của
ông về nghệ thuật cũng như về Tiểu thuyết mới, và dẫn chứng chủ yếu được
lấy thông qua tiểu thuyết Ghen trên các khía cạnh: đổi mới nhân vật, cốt
truyện, thời gian, không gian, ngôn ngữ, … Trong cuốn sách, tác giả cũng đã
dịch Ghen để bạn đọc cùng người nghiên cứu có thể dễ dàng tiếp nhận và hiểu
rõ hơn về những đổi mới, sáng tạo và cách tân của nhà văn A. Grillet trong
sáng tác của mình.
Công trình thứ hai mà chúng tôi muốn đề cập đó chính là chuyên luận
Alain Robbe - Grillet: sự thật và diễn giải (2009) của Nguyễn Thị Từ Huy.
Cuốn sách là thành quả của tác giả sau nhiều năm dày công nghiên cứu tại
Pháp về A. Grillet cùng những đóng góp của ông cho văn học Pháp nói riêng
và thế giới nói chung. Chuyên luận nghiên cứu cụ thể các sáng tác tiêu biểu
của A. Grillet: Những viên tẩy, Kẻ Nhìn trộm, Ghen, … Chuyên luận gồm hai
phần: sự thật và diễn giải. Nhà nghiên cứu này đã tiếp cận về Ghen theo cách
khá độc đáo: “sự thật và xóa bỏ” - xóa bỏ nhân vật, xóa bỏ không gian, thời
gian, …; “dối trá và sự thật”; Tưởng tượng và hiện thực”.
Bên cạnh những nghiên cứu trên, chúng ta còn có thể kể đến các tiểu
luận nhỏ được đăng tải trên các trang web như Alain Robbe - Grillet tác giả
tiểu thuyết mới của Võ Công Liêm, Alain Robbe - Grillet hay sự trắc nghiệm

con người trong thế giới đồ vật và sự vật của Thuỵ Khê… Các công trình này
đã tìm hiểu về sự đổi mới, sáng tạo của A. Grillet qua tiểu thuyết Ghen trên
nhiều khía cạnh: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, không gian, thời gian…
Như vậy, nói về tiểu thuyết Ghen hầu hết các nhà nghiên cứu cùng các
bài viết của họ đều công nhận và khẳng định những tìm tòi đổi mới nhằm
cách tân nghệ thuật của A. Grillet. Trên cơ sở vừa tiếp thu, vừa kế thừa những
ý kiến của các nhà nghiên cứu, chúng tôi đi vào tìm hiểu Ghen với những vấn
đề mà đề tài đặt ra.

3


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Cách tân tiểu thuyết là một hành trình dài, được chia làm nhiều chặng.
Trong khóa luận này, qua việc làm rõ những cách tân về phương diện thể loại
của cuốn tiểu thuyết Ghen của A. Grillet, chúng tôi sẽ chỉ ra một ngã rẽ quan
trọng trên hành trình đó.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Chỉ ra những đặc trưng của tiểu thuyết.
- Trình bày những đóng góp và những giới hạn về mặt thể loại của tiểu
thuyết Ghen.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiểu thuyết Ghen của A. Grillet trên hành trình cách tân thể loại.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu thuyết Ghen của A. Grillet
Do khuôn khổ của khóa luận, khi khảo sát sự cách tân thể loại ở A.
Grillet, chúng tôi chỉ tập trung vào những vấn đề chính.
5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp hệ thống
6. Đóng góp của khóa luận
Đề tài góp phần tìm hiểu về những sáng tạo và nỗ lực của nhà Tiểu
thuyết mới A. Grillet. Mặt khác, khóa luận cũng góp phần phục vụ công việc
nghiên cứu về Tiểu thuyết mới thế kỉ XX, và phần nào giúp bạn đọc dễ tiếp
nhận hơn với tiểu thuyết Ghen, một tác phẩm không dễ lĩnh hội.

4


7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung
của khóa luận gồm 2 chương như sau:
Chương 1. Khái quát chung về thể loại tiểu thuyết
Chương 2. Sự cách tân thể loại ở tiểu thuyết Ghen

5


NỘI DUNG
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT
1.1. Tiểu thuyết
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết
Theo Từ điển thuật ngữ văn học “Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có
khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời
gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức
tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái

hiện nhiều tính cách đa dạng” [3, tr.328].
Ở châu Âu, tiểu thuyết xuất hiện vào thời kì xã hội cổ đại tan rã và văn
học cổ đại suy tàn. Cá nhân con người lúc ấy không còn cảm thấy lợi ích và
nguyện vọng của mình gắn liền với cộng đồng xã hội cổ đại, nhiều vấn đề đời
sống riêng tư đặt ra gay gắt. Giai đoạn phát triển mới của tiểu thuyết châu Âu
bắt đầu từ thời phục hưng (thế kỉ XVI - XVII) và đến thế kỉ XIX với sự xuất
hiện của các nghệ sĩ bậc thầy như Xtăng-đan, Ban-dắc, Thác-cơ-rây, Gô-gôn,
L. Tôn-xtôi, Đốt-xtôi-ép-xki, … thể loại này đã đạt tới sự nảy nở trọn vẹn.
Mầm mống tiểu Thuyết ở Trung Quốc cũng xuất hiện sớm vào thời
Nguỵ Tấn (thế kỉ III - IV) dưới dạng truyện ghi chép những việc, những
người ngoài gới hạn kinh sử:
Thuật ngữ tiểu thuyết và truyện ở Trung Quốc xuất hiện rất sớm nhưng
các thi nhân lúc bấy giờ lại lựa chọn thuật ngữ truyện mà không phải là tiểu
thuyết. Hai chữ tiểu thuyết ban đầu không có nghĩa tốt đẹp. Là một gia trong
“thập gia”, “tiểu thuyết gia”, với tư cách là một học phái đứng thứ chót,
không được trọng. Tiểu thuyết nói đến tiểu đạo, đối lập với đại đạo. Đến đời
Tấn, thuật ngữ tiểu thuyết thịnh hành (tiểu thuyết đời Hán phần nhiều là do
người đời Tấn nguỵ tạo) thì tiểu thuyết có nghĩa là lời nói câu chuyện đầu
đường cuối ngõ (nhai đàm hạng ngữ), như thế thì không vẻ vang gì. Vì thế

6


các tác giả Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái lục không dại gì mà lấy
cái tên “tiểu thuyết” để gọi tác phẩm của mình. Việt điện u linh là thần phả kia
mà, sao lại gọi là tiểu thuyết được? Còn Lĩnh Nam chích quái là các truyện
chép có tham khảo các sử liệu hẳn hoi, sao lại gọi là tiểu thuyết được?
Có thể nói thời trung đại người Trung Quốc cũng chưa có khái niệm tiểu
thuyết rõ ràng. Các tiểu thuyết lớn như Tam Quốc diễn nghĩa thì gọi là bình
thoại, Tây du kí, Thuỷ hử truyện, Hồng lâu mộng là Thạch đầu kí. Chúng chưa

bao giờ được gọi là tiểu thuyết. Chúng được gọi bằng tiểu thuyết là câu
chuyện về sau. Khái niệm tiểu thuyết mang nội dung hiện đại ở Trung Quốc
bắt đầu lưu truyền là khởi tự ông Lương Khải Siêu, người sau khi xuất dương
Nhật Bản về, tiếp nhận khái niệm tiểu thuyết ở Nhật Bản, mới đề xướng khẩu
hiệu “tiểu thuyết cứu quốc”, dùng tiểu thuyết tố cáo xã hội lạc hậu, vẽ ra lí
tưởng tương lai. Ông dịch tiểu thuyết Giai nhân kì ngộ của Nhật, của tác giả
Sài Tứ Lang mà sau này ông Phan Châu Trinh đem diễn ra quốc âm dưới
dạng truyện Nôm đầu thế kỉ XX. Phan Bội Châu cũng tiếp nhận Lương Khải
Siêu mà viết Trùng Quang tâm sử. Khái niệm tiểu thuyết ở Việt Nam là dịch
từ thuật ngữ “roman” của phương Tây. Thuật ngữ này có cội nguồn Nhật Bản.
Người Nhật mượn từ tiểu thuyết vốn có của Trung Quốc mà dịch chữ roman
tiếng Pháp hay novel tiếng Anh vốn có nội hàm không dính dáng gì tới thuật
ngữ tiểu thuyết ở Trung Quốc. Khi Lỗ Tấn viếtTrung Quốc tiểu thuyết sử lược
là ông lấy khái niệm tiểu thuyết của phương Tây mà khảo và viết lịch sử tiểu
thuyết Trung Quốc theo khái niệm mới. Ông cũng du học Nhật Bản và cũng
tiếp thu tiểu thuyết từ Nhật Bản. Vì vậy, cách hiểu truyện và tiểu thyết trong
Từ điển văn học bộ mới là nhầm lẫn, cần được đính chính, cần phân biệt thuật
ngữ tiểu thyết vốn có trong thư tịch Trung Quốc và thuật ngữ tiểu thuyết như
là thuật ngữ dịch từ roman của phương Tây, rồi từ nội hàm ấy mà xem lại
truyền thống tiểu thuyết của Trung Quốc và Việt Nam.

7


Thuật ngữ tiểu thuyết ở Việt Nam được sử dụng rất muộn. Khi Lương
Khải Siêu đã sử dụng nghĩa mới của tiểu thuyết từ cuối thế kỉ XIX, thì ở Việt
Nam, các tác giả như Nguyễn Trọng Quản, Trần Chánh Chiếu cho đến các
cuộc thi tiểu thuyết trên báo Nông cổ mín đàm cũng chưa dùng thuật ngữ này,
mà gọi là truyện. Có lẽ phải đến những năm 20 tiểu thuyết mới thịnh hành.
Năm 1918 khi đăng Sống chết mặc bay, Nam Phong gọi nó là đoản thiên tiểu

thuyết. Đến khi Phạm Quỳnh viết Khảo về tiểu thuyết năm 1929 thì ông chủ
yếu dựa vào tiểu thuyết phương Tây để phân tích. Như vậy trong lí luận văn
học hiện đại người ta vận dụng khái niệm và thuật ngữ tiểu thuyết hiện đại để
nhìn lại tiểu thuyết trong truyền thống. Vả chăng trong truyền thống, tiểu
thuyết chưa phải là tên của thể loại, mà tên của một loại văn phong cho nên
nói chung nó không bao giờ ghép được với tên tác phẩm như tên thể loại
thông thường (ví dụ Hồng Bàng thị truyện, hay Ngọc Tỉnh liên phú, Bình Ngô
đại cáo, …). Tiểu thuyết là tên một phạm vi, một lĩnh vực, chỉ đến hiện đại nó
mới được coi là tên một thể loại. Như vậy, nội hàm và bối cảnh tiếp nhận
thuật ngữ này đã hoàn toàn khác, không phải là tiểu thuyết vốn có của Trung
Quốc xưa.
Trong tiến trình lịch sử, tiểu thuyết không ngừng vận động và phát triển,
diện mạo của tiểu thuyết không ngừng thay đổi, và đến thế kỉ XX tiểu thuyết
phương Tây có những tìm tòi, sáng tạo với nỗ lực đổi mới tiểu thuyết, đặc biệt
là đổi mới hình thức tiểu thuyết. Con chim đầu đàn trong trào lưu Tiểu thuyết
mới là văn học Pháp, với các tiểu thuyết gia được xem như những nhà cách
tân nghệ thuật những năm năm mươi của thế kỉ XX: Nathalie Sartarute, A.
Grillet, Michel Butor, Claude Simon, …
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết
1.1.2.1. Đặc trưng nội dung của tiểu thuyết so với các thể loại khác
Xét về mặt lịch sử, tiểu thuyết là loại hình của thời hiện đại, nó có một
loạt các đặc trưng phân biệt với các thể loại trước nó. Đây là điều mà các nhà
8


nghiên cứu tiểu thuyết như M. Bakhtin, A. Chichêrin, J. Watt, … đều nhận ra.
Dưới đây là các biểu hiện của sự khác biệt đó.
Nhà nghiên cứu văn học Nga M. Bakhtin khi phân biệt tiểu thuyết và sử thi
cổ điển, ông đã nêu nét tiêu biểu thứ nhất: sử thi thể hiện quá khứ anh hùng dân
tộc mà cơ sở là kí ức của cộng đồng truyền thống còn tiểu thuyết miêu tả cuộc

sống hiện tại, không ngừng biến đổi, sinh thành trên cơ sở kinh nghiệm của cá
nhân. Nếu đối tượng của sử thi là những nhân vật được kính trọng, tôn thờ thì
đối tượng của tiểu thuyết là con người của hiện tại, con người như là bạn bè hàng
xóm hoặc cùng sống trong một thành phố làng quê. Vì viết về con người trong
quá khứ nên giữa người kể và nhân vật trong sử thi luôn luôn có một khoảng
cách mà ta gọi đó là “khoảng cách sử thi”, còn trong tiểu thuyết khoảng cách ấy
được xóa bỏ và nhân vật trong cảm nhận, miêu tả con người hiện tại cho phép
nhà văn dùng kinh nghiệm cá nhân của mình để lí giải nhân vật, nhìn ngắm nhân
vật một cách gần gũi. Chính vì vậy quan niệm chung của các nhà tiểu thuyết
phương Tây thế kỉ XVIII - XIX cho rằng: “nhân vật tiểu thuyết không nên là anh
hùng trong cái nghĩa sử thi mà nên thống nhất trong các nét vừa chính diện vừa
phản diện, vừa tầm thường vừa cao cả, vừa buồn cười vừa nghiêm túc” [6,
tr.297] đã nói đúng đặc trưng nhân vật của tiểu thuyết. Với các tiêu chí đó chúng
ta có thể phân biệt tiểu thuyết với các thể loại tự sự ra đời trước nó trong quá
trình chuyển hóa thành tiểu thuyết.
Nét tiêu biểu thứ hai làm cho tiểu thuyết khác với truyện thơ, trường ca,
thơ trường thiên và sử thi là chất văn xuôi, tức là một sự tái hiện về cuộc sống
với những chi tiết giống như thật, không thi vị hóa, lãng mạn hóa, lí tưởng
hóa. Trong thơ trường thiên, người ta chỉ có thể miêu tả con người bằng các
thủ pháp ước lệ và khái quát. Chẳng hạn miêu tả chân dung Kiều là “Làn thu
thủy nét xuân sơn/Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” thì không phải là
bút pháp của tiểu thuyết mà là bút pháp của thơ. Chính điểm này tạo ra ngộ

9


nhận rằng sự ra đời của tiểu thuyết đồng nhất với sự ra đời của chủ nghĩa hiện
thực. Miêu tả cuộc sống giống như một thực tại cùng thời đang sinh thành,
tiểu thuyết có khả năng miêu tả cuộc sống một cách chi tiết như thật. Theo W.
Booth, ở tiểu thuyết, điều quan trọng không chỉ là kể mà là làm cho sự sống

hiển hiện để người đọc tự cảm thấy, nó không thiên về chất thơ, cái thi vị, mà
hấp thu vào bản thân mình mọi yếu tố ngổn ngang bề bộn của cuộc đời, bao
gồm cái cao cả lẫn cái tầm thường, cái nghiêm túc và cái buồn cười, bi và hài,
… Theo Milan Kundera, cái di sản quý báu mà cuốn tiểu thuyết đầu tiên của
châu Âu là Đôn Kihôtê để lại chính là chất u mua để mua vui của tiểu thuyết.
Các thể loại nói trên, nói chung không thể dung nạp chất văn xuôi, chất u
mua, cái hài như một đặc trưng của nội dung thể loại, mặc dù trên quỹ đạo
của văn học hiện đại, các thể loại ấy có thể bị “tiểu thuyết hóa” và dung nạp ít
nhiều chất văn xuôi.
Thứ ba, cái làm cho nhân vật tiểu thuyết khác với các nhân vật sử thi,
nhân vật kịch, nhân vật truyện trung đại là ở chỗ nhân vật tiểu thuyết là “con
người nếm trải” trong khi các nhân vật kia thường là con người hành động,
nhân vật nêu gương đạo đức. Nhân vật tiểu thuyết cũng hành động nhưng với
đặc trưng thể loại, nhân vật ấy xuất hiện như là con người nếm trải, cảm nhận,
tư duy, chịu khổ đau các dằn vặt của đời. Tiểu thuyết niêu tả con người của
hoàn cảnh, không tách nó khỏi hoàn cảnh một cách giả tạo, không cô lập nó
cũng như không cường điệu sức mạnh của nó. Những Lucien Sorel, Karenia,
Những Grigori Melekhov, Teleghin, … đều là những con người nếm trải và tư
duy, và vì vậy mà rất tiểu thuyết. M. Bakthin nhận xét, con người trong tiểu
thuyết khác với sử thi là thường không đồng nhất với chính nó. Trong sử thi,
con người có địa vị như thế nào thì hành động như thế, phù hợp với cương vị,
địa vị của mình còn tiểu thuyết thì hoàn toàn ngược lại. Một khía cạnh nữa,
miêu tả thế giới bên trong, phân tích tâm lí của nhân vật là một phương diện

10


rất đặc trưng của tiểu thuyết, mặc dù nói chung, loại văn học nào cũng không
thể bỏ qua được khía cạnh này.
Thứ tư, xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và nội dung trần thuật

như một khoảng cách như một giá trị dẫn đến lí tưởng hóa của anh hùng ca,
tiểu thuyết hướng về miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của người
trần thuật. Là sự miêu tả hiện tại cùng thời, tiểu thuyết cho phép người trần
thuật tiếp xúc, nhìn nhận các nhân vật một cách gần gũi như những người
bình thường, thường tình, có thể hiểu họ bằng kinh nghiệm của mình. Chính
khoảng cách đó làm cho tiểu thuyết trở thành một thể loại dân chủ, nó cho
phép người trần thuật có thể có thái độ thân mật, gần gũi đối với nhân vật của
mình. Người viết tiểu thuyết có thể nhìn tiểu thuyết từ nhiều chiều, nhiều
điểm nhìn, đa chủ thể, sử dụng nhiều giọng nói. Tiểu thuyết hấp thu mọi loại
lời nói khác nhau của đời sống, san bằng ngăn cách lời trong văn học và ngoài
văn học, tạo nên sự đối thoại giữa các giọng khác nhau. Ngôn ngữ tiểu thuyết
là một hiện tượng đa ngữ, một bộ bách khoa toàn thư về ngôn ngữ. Cuộc sống
trong tiểu thuyết là một cái gì chưa xong xuôi. Ngay lời trần thuật, dòng ý
thức của nhân vật cũng là một quá trình chưa xong xuôi. Chẳng hạn như văn
của Nam Cao trong Sống mòn.
Như vậy, với các đặc điểm về nội dung đã nêu trên, tiểu thuyết là thể loại
văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các loại
văn học khác. Tiểu thuyết thế kỉ XIX - XX đã cung cấp nhiều mẫu mực về sự
tổng hợp đó. Chẳng hạn như Chiến tranh và hòa bình của L. Tolstoi, Thời thơ
ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi của M. Gorki, Chuông nguyện
hồn ai của Hemingway, …
Kể từ đó cho đến nay, tiểu thuyết vẫn thực sự chưa xong xuôi, nó không
ngừng phát triển và biến đổi. Các nhà cách tân tiểu thuyết phương Tây từng
cho rằng tiểu thuyết cổ điển đã chết, đề xuất cái gọi là “phản tiểu thuyết”, chủ

11


trương một tiểu thuyết mới không có cốt truyện, không nhân vật, lấy dòng ý
thức làm cơ sở, lấy đồ vật làm đối tượng, đổi thay bản thân ngôn ngữ của tiểu

thuyết, vượt qua lối tiểu thuyết truyền thống mà đại diện là Balzac. Hiện
tượng tiểu thuyết đồ vật của A. Grillet, phản tiểu thuyết của Samuen Becket,
… chứng tỏ sự phản ứng trước các hình thức văn học đại chúng thấp kém của
xã hội tư sản, thể hiện cuộc tìm tòi những thi pháp tiểu thuyết mới phù hợp
với ý thức hệ tư sản, ý thức triết học và nghệ thuật hiện đại, con người hiện
đại. Những cách tân ấy đã góp phần làm nên sự vận động của tiểu thuyết thế
kỉ XX.
1.1.2.2. Đặc trưng hình thức của tiểu thuyết
Xét tiểu thuyết như một thể loại tự sự có dung lượng lớn, hình thức tiểu
thuyết có những thay đổi quan trọng. Mặc dù đúng như nhận định của M.
Bakhtin, hình thức của tiểu thuyết chưa xong xuôi, nó không đông cứng thành
những quy phạm của thể loại đã hoàn thành, song các yếu tố cơ bản mà tác phẩm
tự sự nào cũng có như nhân vật, cốt truyện, hoàn cảnh, chi tiết, kết cấu, … đến
tiểu thuyết được phát triển phong phú nhất và không ngừng thay đổi.
Thứ nhất, về nhân vật:
Con người là nội dung quan trọng nhất của văn học nói chung và của
tiểu thuyết nói riêng. Đại văn hào người Đức có nói: “Con người là điều thú
vị nhất đối với con người, và con người cũng chỉ hứng thú với con người” [6,
tr.114]. Định nghĩa về nhân vật, trong cuốn Lý luận văn học do Trần Đình Sử
chủ biên, các tác giả định nghĩa: “Nhân vật văn học là khái nệm dùng để chỉ
các cá thể con người trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận
thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ” [6,
tr.114]. Theo khái niệm này, nhân vật được hiểu theo nghĩa khá rộng, tất cả
các hình tượng in đậm dấu ấn cá thể người đặc điểm riêng, cá tính riêng, tâm
hồn riêng thuộc về con người đều là nhân vật trong tác phẩm.

12


Theo quan niệm truyền thống, so với các thể loại văn học khác, nhân vật

tiểu thuyết được miêu tả nhiều mặt, tinh tế chi tiết như con người sống. Từ
tính cách, cá tính đến số phận, từ hành động đến tâm lý, từ các loại quan hệ
đến ngôn ngữ đều được các nhà tiểu thuyết quan tâm khám phá. Các thuộc
tính của nhân vật được miêu tả trong quá trình, trong tổng hòa mọi bình diện,
từ ý thức đến vô thức, từ tư tưởng đến bản năng, từ mặt xã hội đến mặt sinh
học, … Sự miêu tả nhân vật ở đây đạt được tính tập thể, tính toàn vẹn. Điểm
nổi bật của nhân vật tiểu thuyết là có tính cách, cá tính, tính chỉnh thể và có
quá trình phát triển. Nhân vật tiểu thuyết là một chủ thể sống động. Về mặt
hình thức cần và có thể đạt đến tính điển hình, một người lạ quen biết như
Bilelinski từng nhận xét.
Tiểu thuyết không chỉ viết về một số người mà còn viết về cả gia tộc, cả
thế hệ thậm chí nhiều thế hệ. Bức tranh tiểu thuyết không biết đến sự giới hạn,
số lượng nhân vật trong tác phẩm có thể đạt tới 500 - 600 người như trong
Chiến tranh và hòa bình của L. Tolstoi hay Hồng lâu mộng của Tào Tuyết
Cần. Cách tiếp cận nhân vật cũng hết sức đa dạng. Nhà tiểu thuyết có thể
miêu tả nhân vật qua hành động và tâm lí như tiểu thuyết thế kỉ XIX, nhưng
cũng có thể miêu tả thuần túy qua hồi ức hay dòng ý thức như tiểu thuyết thế
kỉ XX. Nhân vật tiểu thuyết có thể là con người khách thể đầy đặn, có thể chỉ
là một dòng nội tâm, có thể chỉ là một tượng trưng, kí hiệu như K trong Lâu
đài hay Gregor Samsa trong tác phẩm Hóa thân của F. Kafka
Thứ hai, hoàn cảnh trong tiểu thuyết:
Hoàn cảnh trong tiểu thuyết được khắc hoạ, phân tích rất chi tiết. Đó có
thể là hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh chiến tranh, môi
trường, phong tục, văn hóa, thậm chí là hoàn cảnh tưởng tượng, … Chức năng
của hoàn cảnh trong tiểu thuyết rất đa dạng, ngoài việc cung cấp khôngg gian
cho nhân vật hoạt động, hoàn cảnh còn tác động thúc đẩy nhân vật hoạt động,

13



làm phương tiện bộc lộ tính cách, phân tích tâm lí, phân tích xã hội, tạo không
khí chung của tác phẩm. Ví dụ như việc miêu tả hoàn cảnh trong tiểu thuyết
Lão Gôriô của Balzac, hoàn cảnh trong tiểu thuyết Bà Bovary của G.
Flaubert, trong tiểu thuyết Đồi gió hú của Emily Bronte…
Thứ ba, cốt truyện:
Theo Từ điển thuật ngữ văn học “Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể,
được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ
phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học
thuộc các loại kịch và tự sự” [3, tr.99].
So với các thể loại văn học khác, cốt truyện của tiểu thuyết phức tạp
nhất. Cốt truyện của tiểu thuyết có thể đơn tuyến hay đa tuyến, đan bện nhiều
tuyến thời gian. Cốt tuyện có thể giàu kịch tính như tiểu thuyết của
Dostoevski, cốt truyện cũng có thể pha loãng để thể hiện chất triết lí hoặc trữ
tình như tiểu thuyết của L. Tolstoi. Cách trần thuật của tiểu thuyết cũng đa
dạng, có thể kể theo ngôi thứ nhất, thứ hai, thứ ba; có thể sử dụng nhiều loại
điểm nhìn để khắc họa nhân vật từ nhiều góc độ.
Nhìn chung, cốt truyện hiên đại khá tự do linh hoạt trong việc chọn điểm
mở đầu, điểm kết thúc.
Thứ tư, về kết cấu:
Kết cấu trong tiểu thuyết chủ yếu là tổ chức điểm nhìn và trật tự sự kiện
để đưa người đọc đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, là xác lập quan hệ
giữa người kể chuyện nhân vật và người đọc. Người đọc bao giờ cũng đọc
truyện với sự chờ đợi nhất định. Khác với truyện cổ đại hoặc trung đại chủ
yếu sử dụng người kể toàn tri, một giọng, tiểu thuyết hiện đại đã sử dụng
điểm nhìn linh hoạt và đa dạng. Ngoài điểm nhìn của người trần thuật, điểm
nhìn của nhân vật được sử dụng trong các tiểu thuyết bằng thư, bằng nhật kí,
bằng các hình thức ngôn ngữ nửa trực tiếp hoặc độc thoại nội tâm. Các hình

14



thức trần thuật đó làm cho người đọc dễ dàng thâm nhập vào thế giới nội tâm
của nhân vật.
Cuối cùng, về ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học. M. Gorki khẳng
định: ngôn ngữ là yếu tố thứ yếu của văn học. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết là
một hiện tượng hết sức phong phú. Lời trần thuật trong tiểu thuyết mang tính
chất đối thoại, nó có nhiều hình thức đa giọng, đa thanh như lời văn nhại, lời
mỉa mai, lời văn nửa trực tiếp, … Trong tiểu thuyết ngôn từ được coi là đối
tượng miêu tả của nhà văn, nhà văn miêu tả ngôn từ của nhân vật như những
sản phẩm cá thể hóa cao độ, phù hợp với đặc điểm cá nhân của từng nhân vật,
ứng với việc miêu tả cá tính của nhân vật.
Các đặc điểm nói trên làm cho hình thức tiểu thuyết đạt được trình độ
phát triển cao nhất trong loại hình tự sự. Tuy nhiên, các đặc điểm hình thức
này chủ yếu thuộc về tiểu thuyết cổ điển thế kỉ XIX trở về trước. Từ đầu thế
kỉ XX trở đi, bên cạnh dòng tiểu thuyết tiếp tục phát huy phong cách của
truyền thống lại có những dòng tiểu thuyết do thay đổi về quan niệm thế giới
cũng như quan niệm về văn học đã tạo nên những thay đổi lớn trong hình thức
thể hiện. Đầu những năm 30 của thế kỉ XX hình thức tiểu thuyết đã có sự thay
đổi lớn.
Tiểu thuyết truyền thống có hai nguyên tắc: tác giả lộ diện thuyết pháp
và viết cho cảm động. Tác giả hoặc trực tiếp khen chê hoặc khai thác các tình
huống sinh li tử biệt để làm người đọc mủi lòng rơi lệ. Thì đến thế kỉ XIX với
Flaubert, tiểu thuyết đã cố gắng thể hiện thái độ khách quan, người kể giấu
mình. Đến tiểu thuyết hiện đại phương Tây, nguyên tắc “không phán đoán”
càng thể hiện triệt để, tiến đến “lối viết ở độ không” theo cách nói của R.
Barathes, làm như tác giả vắng mặt. Ứng với lối viết đó, nhân vật là con
người ít hoặc thiếu tình cảm, chỉ là một con người sống trong môi trường của

15



mình. Nhân vật trong tiểu thuyết truyền thống là những con người được tác
giả hết mực tin cậy và quan tâm, được quan sát và miêu tả tỉ mỉ. Bây giờ thì
nhân vật mất đi hầu hết từ tổ tông, nhà ở, tài sản, địa vị, ăn mặc, thân thể,
dung mạo, … mất cả cái quý nhất đến tính cách, cá tính, đến cái tên cũng có
khi chỉ còn một chữ cái. Bù lại, tâm hồn nhân vật được khám phá nhiều hơn
trước. Lấy tâm hồn làm trọng tâm thì kết cấu có thể tự do tùy ý. Đây chính là
nguyên nhân dẫn đến việc mang lại những thay đổi về hình thức tiểu thuyết.
Đúng như Bakhtin nói, tiểu thuyết là thể loại chưa xong xuôi, nó sẽ còn
thay đổi nhiều trong văn học hậu hiện đại.
1.2. Vài nét về Tiểu thuyết mới
Tiểu thuyết mới xuất hiện ở Pháp vào khoảng những năm năm mươi.
Tiếng vang của nó ở các nước, nhất là ở Mỹ khá lớn. Một số nhà tiểu thuyết
tiêu biểu ở Pháp như: A. Grillet, Michel Butor, Claud Simon, Jacque Derrida,
Nathalie Sarraute, Piere Bourdier, …
Theo như chính các nhà Tiểu thuyết mới tự đánh giá thì Tiểu thuyết mới
không phải là một trào lưu văn học. Đó chỉ là một sự tìm tòi mà thôi. Tiểu
thuyết vào những năm năm mươi, gặp một số khó khăn, bạn đọc tỏ ra chán
nản không thíc đọc tiểu thuyết nữa. Tiểu thuyết truyền thống tỏ ra không còn
đáp ứng nhu cầu của con người thời đại. Bên cạnh đó, truyền hình và điện ảnh
lại phát triển mạnh, cạnh tranh quyết liệt với tiểu thuyết. Trước tình hình đó,
tương lai của tiểu thuyết được đặt lại vấn đề. Tiểu thuyết liệu có vượt qua
được những khó khăn thử thách này? Trong hoàn cảnh đó một số nhà tiểu
thuyết đã họp nhau lại quyết vực tiểu thuyết lên. Họ thấy cần phải đưa tiểu
thuyết đi theo con đường mới đó chính là các nhà văn pháp đã nêu ở trên. Các
nhà văn này bằng những cách riêng đã dẫn dắt tiểu thuyết đi trên một con
đường mới lạ. Bằng những tiểu thuyết tiêu biểu, họ đưa đến cho người đọc
những cảm xúc khác thường, những suy tư lạ lẫm. Cái mới của họ hay của


16


Tiểu thuyết mới là sự chối bỏ tiểu thuyết truyền thống, tất nhiên không phải là
sự phủ nhận hoàn toàn tiểu thuyết mà Balzac là đỉnh cao, nhưng họ coi nền
tảng của loại tiểu thuyết này đã bị lung lay ngay từ đầu thế kỉ XX. Họ đã tiếp
thu những yêu cầu đổi mới đó từ Marcel Proust, W. Faulkner, J. Joyce, F.
Kafka. Đến nay những chuẩn mực qua theo khuôn hình Balzac của tiểu thuyết
đã bị chao đảo. Cùng với nó, nhân vật, cốt truyện, bố cục, … đã trở thành
những khái niệm lỗi thời. Dưới đây chúng ta có thể nhận thấy một số đặc
điểm tiêu biểu của Tiểu thuyết mới thế kỉ XX.
1.2.1. Cốt truyện
Cốt truyện là sự liên kết của các sự kiện. Xưa nay chưa từng có ai viết
tiểu thuyết mà không có cốt truyện. Cốt truyện hay là đã đảm bảo 40% cho
một quyển sách thành công, nó được ví như các sợi ngang, dọc để dệt nên tấm
vải tiểu thuyết. Thế nhưng với các nhà Tiểu thuyết mới, cốt truyện chính là sơ
đồ cho trước làm cho người đọc mất hứng thú. Cốt truyện do tác giả lập ra,
nhất đinh nó sẽ mang những yếu tố chủ quan của người sáng tác. Như vậy cốt
truyện chỉ là sản phẩm của một thế giới quan hạn hẹp, nó không thể gây sức
hấp dẫn. Các nhà Tiểu thuyết mới không hoàn toàn phủ nhận cốt truyện và
tình tiết nhưng họ quyết không để cốt truyện chi phối bạn đọc. Họ đưa ra
những tiểu thuyết mà cốt truyện rất lỏng lẻo, nếu như không nói là không có
nó. Thời gian biểu của Michel Butor là một ví dụ. Jacques Revel, một nhân
viên ngân hàng Pháp tới Bleston (Anh) để thực tập nghiệp vụ, nỗi buồn chán
tẻ nhạt nơi đây được anh ghi lại trong nhật kí. Vớ được một cuốn truyện trinh
thám Vụ giết người ở Bleston nói về vụ án anh em giết lẫn nhau. Revel lao
vào tìm hiểu thành phố qua câu chuyện. Anh lắp lại hành trình của kẻ giết
người theo thời gian biểu trong câu chuyện. Và như vậy những tìm tòi của
anh thanh niên và sự điều tra của thám tử trong thành phố Bleston làm cho
người đọc cũng tìm tòi và bị lẫn lộn. Khung cảnh trong truyện và khung cảnh


17


trong thành phố bị hòa lẫn. Thời gian nhiều chiều trong truện trinh thám và
của thời gian biểu cũng không thể phân biệt, đó là thứ thời gian không theo
trình tự niên biểu. Loại lồng tiểu thuyết trong tiểu thuyết đòi hỏi độc giả phải
động não nhiều. Và như vậy tác giả đạt được mục đích của mình: “tiểu thuyết
là một mê lộ, ra khỏi đó rất mệt nhưng cũng giàu có thêm, phát hiện thêm
được nhiều điều” [8, tr.9]. Sở dĩ như vậy là vì người đọc phải cùng tìm tòi với
tác giả, không bị khuôn theo một cốt truyện có sẵn.
1.2.2. Nhân vật
Người có nhiều tìm tòi đổi mới trong vấn đề nhân vật chính là văn sĩ
Nathalie Sarraute, bên cạnh những cuốn tiểu thuyết lạ, bà viết nhiều tiểu luận
và Kỉ nguyên nghi ngờ được coi như tuyên ngôn của nhóm tiểu thuyết mới,
mặc dù nhóm này tuyên bố không phải là một trào lưu, không có tuyên ngôn.
Nathalie sarraute đi sâu vào việc đả phá nhân vật trong tiểu thuyết truyền
thống cùng lối xây dựng tâm lí nhân vật của nó. Theo bà, con người của thế kỉ
XX không phải là con người của thế kỉ XIX. Nó không phụ thuộc tính cách
nữa. Phá vỡ nhân vật tức là đả phá thái độ đế quốc chủ nghĩ của tác giả đối
với nhân vật. Xây dựng nhân vật có tính cách điển hình không phải là hiện
thực vì nó tước mất mặt mờ tối của hiện thực. Và muốn tìm ra mặt mờ tối đó
phải đi sâu vào việc khai thác tiềm thức. Tiểu thuyết mới cũng loại bỏ những
gì rõ ràng quá như quá khứ, nghề nghiệp, lai lịch, họ tên nhân vật, … Ghen
của A. Grillet là một minh chứng cụ thể và tiêu biểu cho đặc điểm này của
Tiểu thuyết mới.
1.2.3. Thời gian
Thời gian trong Tiểu thuyết mới là vấn đề khá lý thú. Nó đã được coi
như là cốt lõi của tiểu thuyết Marcel Proust, nay được các nhà Tiểu thuyết
mới phân tích, mổ xẻ dưới nhiều hình thức. Thời gian trong Tiểu thuyết mới

không theo trình tự thông thường mà là theo cái logic của tư duy. Nó có thể

18


đan xen quá khứ - hiện tại - tương lại. Thì của động từ ở các tiểu thuyết n ày
được dùng ở thì hiện tại, đó là thời gian của điện ảnh, là một khoảnh khắc nào
đó. Chúng ta có thể khảo cứu vấn đề này qua tác phẩm Những bài thơ điền
viên của Claude Simon. Đúng là kiểu pha trộn nhiều thể loại sử thi, kịch, trữ
tình, châm biếm, trinh thám, … nhưng vấn đề nổi bật là sự tái tạo lịch sử độc
đáo. Những bài thơ điền viên tập hợp nhân vật ở ba thời đại khác nhau, ba địa
điểm khác nhau xung quanh vấn đề chiến tranh. Đó là một ông tướng pháo
binh của Napoléo, một người tướng bại trận trong chiến tranh thế giới thứ hai
và một người tham gia chiến đấu ở Tây Ban Nha. Đây là sự lắp ghép ba mảnh
đời hoàn toàn xa lạ dưới hình thức kể chuyện phong phú. Ba chuyện chồng
chéo, hòa vào nhau có những đoạn in nghiêng để phân biệt tình tiết chính,
phụ. Lúc mới đọc câu chuyện có vẻ rời rạc khó hiểu nhưng người đọc dần dần
nối lại được nhiều mối liên hệ. Vì thế nhân vật không hề chết mà ngược lại,
vẫn sống qua sự đan cài các tình tiết. Vì điều mà bạn đọc lĩnh hội rõ nhất là
thời gian trong chuyện thực hơn thời gian thực tế . Nếu theo một thứ tự thời
gian thông thường thì không thể thấy được mối liên hệ giữa các cuộc chến
tranh, những sự kiện lịch sử ở các thời đại khác nhau. Như vậy thời gian đồng
hiện của Tiểu thuyết mới có khả năng lớn lao: “tái tạo lịch sử”.
Một vấn đề khác: Tiểu thuyết mới còn tiếp cận nhiều vấn đề khác như
chức năng của văn nghệ, vấn đề nhân văn, vấn đề ngôn ngữ, cái nhìn, … Tiểu
thuyết mới không phải là một trào lưu văn học, nhưng đó là sự phản ánh của
thời đại mà tư duy liên quan đến ngôn ngữ, văn học và phê bình.
Tiểu thuyết mới cho đến nay còn đang là một vấn đề mở, vấn đề gây nhiều
tranh cãi và bất đồng ý kiến ở các nhà tiểu thuyết cũ và mới. Tuy nhiên, không
thể phủ nhận những đổi mới, sáng tạo về cả hình thức lẫn nội dung của các nhà

Tiểu thuyết mới, góp phần không nhỏ vào sự cách tân và phát triển của văn học
nhân loại thế kỉ XX. Trên đây là một số đặc điểm tiêu biểu của Tiểu thuyết mới

19


×