Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

BÀI THU HOẠCH lớp TRUNG cấp CHÍNH TRỊ CHỦ đề SINH HOẠT CHI bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.52 KB, 15 trang )

BÀI THU HOẠCH LỚP TRUNG CẤP CHÍNH TRỊ CHỦ ĐỀ SINH
HOẠT CHI BỘ


MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, sinh hoạt chi bộ là một trong những nguyên tắc của
Đảng và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình hoạt động lãnh đạo của
Đảng ở cơ sở cũng như của từng Đảng viên, sinh hoạt chi bộ là một trong những
biện pháp công tác tư tưởng cơ bản đối với từng đảng viên, nó tác động trực tiếp
đến quá trình nhận thức của mỗi cán bộ Đảng viên trên các lĩnh vực đời sống xã
hội.
Do đó, có thể nói rằng sinh hoạt chi bộ thực chất là nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. Cho nên, sinh hoạt chi bộ
được xem là một trong những hoạt động chủ yếu của chi bộ. Không sinh hoạt
chi bộ, xem như chi bộ ngưng hoạt động. Chi bộ là nơi trực tiếp đưa đường lối
chính sách, nghị quyết của Đảng ủy cơ sở vào quần chúng nhân dân và tổ chức
thực hiện. Sinh họat chi bộ có vai trò tác dụng to lớn đối với xây dựng nội bộ
Đảng, củng cố, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, khẳng định và
phát huy những mặt mạnh, chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ, đảng
viên và của chi bộ, đảng bộ cơ sở. Sinh hoạt chi bộ là diễn đàn dân chủ phát huy
tính sáng tạo của đảng viên để tìm chủ trương, giải pháp thực hiện nhiệm vụ
chính trị. Qua sinh hoạt chi bộ, trình độ mọi mặt của từng đảng viên được nâng
lên, từng đảng viên trưởng thành.
Do vậy, chất lượng sinh hoạt chi bộ là một trong những yếu tố quyết định
sức sống, sự tồn tại, phát triển của chi bộ. Không tổ chức sinh hoạt chi bộ hoặc
tổ chức sinh hoạt chi bộ nhưng chất lượng sinh hoạt chi bộ thấp thì chi bộ không
thể hoàn thành nhiệm vụ. Thực tiễn đã chứng minh, những chi bộ trong sạch
vững mạnh là những chi bộ duy trì thành nền nếp sinh hoạt chi bộ, có nội dung
sinh hoạt chi bộ phong phú, thiết thực, có hình thức sinh hoạt chi bộ đa dạng,
sinh hoạt chi bộ có chất lượng tốt.



Tuy nhiên, thực tế hiện nay chất lượng sinh hoạt của nhiều chi bộ còn rất
thấp. Tình trạng khá phổ biến là sinh hoạt chi bộ thất thường, nội dung sinh hoạt
chi bộ còn nghèo nàn, ít thiết thực, hình thức sinh hoạt chi bộ còn đơn điệu. Ở
những nơi đó, sinh hoạt chi bộ chưa thật sự trở thành nơi phát huy trí tuệ của
đảng viên tìm chủ trương, giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị, giải quyết
những vấn đề bức thiết nảy sinh tại cơ quan đơn vị … Việc tìm giải pháp nâng
cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thực sự là vấn đề cấp bách hiện nay.

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Vị trí, vai trò của sinh hoạt ĐB, CB:
1.1. Vị trí của sinh hoạt Đảng bộ, chi bộ
Điều 21 của Điều lệ Đảng xác định: “Chi bộ là nền tảng của Đảng, là hạt
nhân chính trị ở cơ sở ”. Với vị trí là nền tảng của Đảng, chi bộ có vai trò đặc
biệt quan trọng đối với sự vững mạnh và năng lực lãnh đạo của Đảng.
Chi bộ là cấp tổ chức cuối cùng trong hệ thống tổ chức bốn cấp của
Đảng, là cơ sở để xây dựng nên toàn bộ hệ thống tổ chức của Đảng, là cấp tổ
chức sâu rộng nhất, bám sát các đơn vị cơ sở trên toàn lãnh thổ và các nghành,
các lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng tới từng đảng
viên, từng đơn vị cơ sở và từng người dân.
Chi bộ là nơi trực tiếp thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, đồng thời cũng là nơi kiểm nghiệm và góp phần quan trọng vào việc hình
thành phát triển đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thông qua những
kinh nghiệm thực tiễn phong phú của đội ngũ đảng viên và quần chúng nhân
dân. Ghi nhận những đóng góp quan trọng của chi bộ vào quá trình hình thành
đường lối đổi mới, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta khẳng


định: “Những thành tựu đã đạt được, những tiềm năng được khai thác, những

kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu của quần chúng ở cơ
sở mà hạt nhân lãnh đạo là tổ chức đảng”
Chi bộ cũng là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ
Đảng như: kết nạp, quản lý, phân công nhiệm vụ, kiểm tra, đánh giá đảng viên;
nơi thường xuyên thực hành các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng; nơi
xuất phát đề cử ra cơ quan lãnh đạo của các cấp của Đảng. Chất lượng chi bộ do
đó có ảnh hưởng tới chất lượng nội bộ Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Để
lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt”.
Chi bộ còn là cầu nối Đảng với quần chúng nhân dân, là một mắt khâu
trọng yếu để duy trì mối quan hệ Đảng với dân – nền tảng sức mạnh của Đảng,
bởi đây là tổ chức đảng gần dân nhất, trực tiếp lãnh đạo nhân dân và nắm bắt
tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân để phản ánh với Đảng. Chủ tịch
Hồ Chí Minh dạy rằng “Tác dụng của chi bộ là cực kỳ quan trọng, vì nó là sợi
dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng”.
Do những tác dụng quan trọng của chi bộ như vậy, nên Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định: “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ
tốt”.
Với vị trí là hạt nhân chính trị ở cơ sở, chi bộ tuy là một bộ phận trong hệ
thống chính trị ở cơ sở, nhưng là tổ chức lãnh đạo tất cả các tổ chức khác trong
hệ thống chính trị đó, là tổ chức đảm bảo cho mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng
định hướng chính trị của Đảng.
1.2. Vai trò của sịnh hoạt Đảng bộ, chi bộ
SH ĐB,CB có vai trò quan trọng với việc nâng cao năng lực LĐ và sức
CĐcủa ĐB,CB.


Qua sh ĐB,CB xác định đúng đắn nhiệm vụ chính trị. Sh ĐB,CB giúp nâng
cao trình độ mọi mặt cho ĐV. Sh ĐB,CB QĐ được chủ trương giải pháp XD nội
bộ đảng, giúp tăng cường đoàn kết thống nhất trong ĐB,CB.
Sh ĐB,CB ở cơ sở có vai trò rất to lớn, quan trọng đối với việc thực hiện

nhiệm vụ chính trị của cấp mình và cấp trên.
Sh ĐB,CB bàn bạc quyết định giải pháp thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ
chính trị. Sh ĐB,CB là nơi đúc rút kinh nghiệm góp phần hoàn thiện chủ trương
đường lối của cấp trên.
- Sh ĐB,CB ở cơ sở là hoạt động không thể thiếu nhằm tăng cường mối quan hệ
mật thiết giữa đảng bộ, chi bộ, chính quyền cơ sở với ND.
Sh ĐB,CB đề ra giải pháp nâng cao chất lượng đời sống ND, uốn nắn những
biểu hiện quan liêu của quyền của đội ngũ cán bộ đv.
- Sh ĐB,CB ở cơ sở góp phần nâng cao năng lực LĐ và sức CĐ của tổ chức
đảng cấp trên.
Sh ĐB,CB có chất lượng là nhân tố rất quan trọng để ĐB,CB có năng lực LĐ,
sức CĐ cao hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần nâng cao năng lực LĐ và sức CĐ
của tổ chức đảng cấp trên.
2.Nội dung, tính chất của Sh ĐB,CB.
2.1. Nội dung sinh hoạt chi bộ:
Theo HD số 09-HD/BTCTW ngày 2/3/2012 của Ban Tổ Chức Trung ương
Đảng, nội dung sinh hoạt chi bộ gồm:
- Nội dung sh hàng tháng.
Thứ nhất: Thông tin tình hình thời sự nổi bật trong nước, quốc tế địa
phương, cơ quan, đơn vị, phổ biến quán triệt những chủ trương đường lối chính


sách mới của đảng,NN và sự chỉ đạo của cấp trên. Nhận xét tình hình tư tưởng của
đv quần chúng thuộc phạm vi LĐ của CB, nhưng vấn đề tư tưởng CB cần quan
tâm.
Thứ hai: Dánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của CB tháng trước, nêu rõ
những việc làm được, chưa làm đươpcj, nguyên nhân..tình hình đv thực hiện
đường lối chủ trương chính sách của đảng và của NN, NQ, CT của cấp trên và
nhiệm vụ được CB phân công.
Thứ ba: Đánh giá việc học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức

HCM của đv quần chúng thuộc phạm vi LĐ của CB, biểu dương những đv tiền
phong gương mẫu có việc làm cụ thể, thiết thực về việc học tập TT và làm theo
tấm gương đạo đức HCM, đồng thời giáo dục giúp đỡ những đv có sai phạm (nếu
có).
Thứ tư: Thông báo ý kiến của đv, quần chúng về sự LĐ của CB và vai trò
tiền phong gương mẫu của đv (nếu có) để CBN có biện pháp phát huy ưu điểm,
khắc phục những khuyết điểm kịp thời ngăn chặn đấu tranh với những biểu hiện
quan liêu tham nhũng lãng phí, tiêu cực.
Thứ Năm: Đề ra một số nhiệm vụ cụ thể thiết thực, bức xúc trước mắt để
thực hiện trong tháng tới theo chức năng nhiệm vujcuar Cb và sự chỉ đạo của cấp
ủy cấp trên, đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đv thực hiện.
Thứ sáu: CB thảo luận tham gia đóng góp ý kiến về các nội dung trên, trong
quá trình thảo luận đ/c chủ trì cần phát huy dân chủ, lắng nghe ý kiến của đv và
gợi ý thảo luận những nội dung quan trọng để đv tham gia thảo luận, thể hiện
chứng kiến của mình. Khi có những vấn đề cần biểu quyết mà đang có ý kiến
khác nhau, CB cần trao đổi kỹ trước khi biểu quyết.
- Nội dung Sh CB theo chuyên đề.


Ngòai các buổi sinh hoạt với nội dung nêu trên ít nhất mỗi quý một lần Cb
chon những chuyên đề sau để Sh chuyên đề:
Nội dung học tâp và làm......HCM. các giải pháp XD NTM. Công tác đào tạo
bồi dưỡng cán bộ và tạo nguồn pt đv....
2.2. Nội dung Sh ĐB.
ĐB cơ sở Sh thường kỳ mỗi năm 2 lần. Thường tổ chức vào thời điểm giữa
năm và cuối năm, ngoài ra còn có các cuộc Sh bất thường, các cuộc Sh giữa nhiệm
kỳ, các cuộc Sh ĐB thường được gọi là Hội nghị Đb. Hội nghị ĐB thực hiện
những nội dung chủ yếu sau; Sơ kết hoạt động 6 tháng, 1 năm. Xác định phương
hương giải pháp thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo.....
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SINH HOẠT CHI BỘ TẠI ĐẢNG BỘ

XÃ...HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ
1. Đặc điểm tình hình
Minh Côi là xã miền núi, cách Thị trấn Hạ Hòa 7km về phía Đông Nam,
Phía Đông tiếp giáp với xã Tuy Lộc huyện Cẩm Khê, Phía Nam giáp xã Tiên
Lương huyện Cẩm Khê, Phía Tây giáp xã Văn Lang, Phía Bắc giáp xã Mai
Tùng huyện Hạ Hòa.
Diện tích đất tự nhiên 962,1ha, địa hình đồi núi chiếm 50% diện tích đất
tự nhiên của xã và thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam. Diện tích: đất cây lúa
chiếm 140,34ha, đất nông nghiệp chiếm 189,5ha, đất nuôi trồng thủy hải sản là
68,1ha, đất rừng 345,97ha, diện tích đất ở, đất chưa sử dụng, đất phi nông
nghiệp là 358,53ha.
Được sự quan tâm giúp đỡ của Huyện ủy, UBND huyện, sự cố
gắng nỗ lực của Đảng bộ và chính quyền địa phương đã lãnh đạo, tổ chức thực
hiện hoàn thành Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2010-2015 đã đề ra.


Đảng bộ xã có 218 đảng viên, sinh hoạt ở 10 chi bộ (trong đó có 07 chi
bộ khu dân cư, 01 chi bộ trường học, 01 chi bộ Trạm y tế, 01chi bộ cơ quan). Tỷ
lệ đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ đạt từ 97% trở lên trong đó đảng
viên hoàn đủ tư cách hoàn thành tốt nhệm vụ hàng năm từ 74,3-81% tỷ lệ chi bộ
đạt trong sạch vững mạnh đạt 50,26%, Đảng bộ 3/5 năm hoàn thành tốt nhiệm
vụ.
Công tác xây dựng, củng cố chính quyền được quan tâm chỉ đạo, nâng
cao chất lượng hoạt động của HĐND, UBND. Tổng số cán bộ, công chức có 20
đồng chí. Trình độ Đại học, cao đẳng chiếm 23,8%, trung cấp chiếm 71,4%, sơ
cấp 4,8%. Trình độ lý luận chính trị 95% cán bộ, công chức có bằng trung cấp
lý luận.
Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân được tăng cường và từng
bước đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt, đã tạo được nhiều phong trào hoạt
động của quần chúng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Kết quả hoạt động trong 5 năm qua các đoàn thể xếp loại vững mạnh xuất sắc.
Đã tích cực tham gia xây dựng chính quyền, công tác tuyên truyền vận động
đoàn viên, hội viên gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở góp phần
xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh.
2. Kết quả công tác sinh hoạt chi bộ tại Đảng bộ xã… tỉnh Phú Thọ
2.1 Kết quả đạt được
- Chi bộ luôn xác định: sinh hoạt chi bộ là nhằm thực hiện vai trò lãnh
đạo của chi bộ đối với các hoạt động của đơn vị. Từ đó, chi bộ luôn chủ động
nắm bắt tình hình thực tế để kịp thời đề ra phương hướng hoạt động.
- Chi bộ còn xác định: sinh hoạt chi bộ còn nhằm vào việc quản lý đảng
viên, kiểm tra đảng viên chấp hành, phân công công tác cho đảng viên. Do đó,
trong sinh hoạt chi bộ đã kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động của đảng viên kể


cả trong công tác cũng như sinh hoạt, nhằm giúp cho mỗi đảng viên luôn giữ
được tư cách của mình và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Trong các kỳ sinh hoạt chi bộ luôn đảm bảo tính lãnh đạo, tính giáo dục,
tính chiến đấu, tinh thần tự phê bình và phê bình, giữ vững nguyên tắc tổ chức
sinh hoạt đảng, nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật của đảng viên. Xây dựng chi bộ
thật sự là hạt nhân lãnh đạo, thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, quản lý, giám sát
và rèn luyện đội ngũ đảng viên, góp phần khắc phục những hạn chế, khuyết
điểm sau kiểm điểm tự phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa
XI) “ Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay”.
- Chi bộ và từng đảng viên thực hiện nghiêm túc, nền nếp chế độ sinh
hoạt chi bộ hàng tháng theo quy định của Điều lệ Đảng; trong sinh hoạt chi bộ
thực sự mở rộng và phát huy dân chủ, nhất là việc thảo luận, quyết định những
vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền
lợi của đảng viên, tạo được không khí cởi mở, chân thành để mọi cán bộ, đảng
viên bày tỏ chính kiến, tâm tư, nguyện vọng của mình; thực hiện đúng nguyên
tắc tập trung dân chủ; nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật, đề cao tinh thần tự phê

bình và phê bình, bảo vệ những đảng viên thẳng thắn đấu tranh chống các biểu
hiện sai trái, tiêu cực, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất và tình thương yêu
đồng chí trong Đảng. Trong đó đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý của đơn vị
đã gương mẫu trong sinh hoạt chi bộ để mọi người noi theo.
- Khi xác định nội dung sinh hoạt, chi bộ luôn bám sát vào nhiệm vụ
chính trị của đơn vị, căn cứ vào sự chỉ đạo của Đảng bộ xã, Đảng bộ huyện…
Từ đó mà nội dung sinh hoạt chi bộ luôn thiết thực, bảo đảm được tính thời sự
của vấn đề và đáp ứng được yêu cầu mong muốn của đội ngũ đảng viên trong
chi bộ.


- Đối với Bí thư và Phó bí thư chi bộ đều quan tâm đến chất lượng và
hiệu quả sinh hoạt chi bộ nên đã xác định được nội dung, thời gian và thời điểm
hợp lý với điều kiện hoạt động của đơn vị.
- Thực hiện hội họp thường lệ đúng qui định, mỗi tháng một lần.
- Nội dung sinh hoạt chi bộ thiết thực, phong phú, phù hợp với đặc điểm, tình
hình thực tế của đơn vị, gắn chặt với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức , phong cách Hồ Chí Minh, đặc biệt là việc khắc phục những hạn chế,
khuyết điểm của từng đảng viên sau đợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng
hiện nay”.
- Mở rộng hình thức sinh hoạt theo chuyên đề, do đó trong những năm
qua ít nhất mỗi quý một lần chi bộ đã tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề với nội
dung sinh hoạt hết sức phong phú, hấp dẫn, góp phần nâng cao nhận thức cho
đảng viên như: sinh hoạt bàn về công tác giáo dục rèn luyện đảng viên;
2.2. Về hạn chế
- Trong nội dung cũng như hình thức sinh hoạt chi bộ còn đơn điệu, rập
khuôn, nên cũng đã làm ảnh hưởng không ít đến sự hấp dẫn của buổi sinh hoạt.
Vì vậy, tâm lý ngán ngại sinh hoạt chi bộ cũng không thể tránh được ở các đảng
viên.

- Nội dung sinh hoạt chi bộ, ngoài những vấn đề xoay quanh về chuyên
môn, về xây dựng ngôn phong đạo đức, về tinh thần thái độ tham gia thực hiện
công tác … còn thiếu sự quan tâm đến đời sống và sinh hoạt cá nhân của các
đảng viên. Do đó, cũng chưa hiểu rõ hết được hoàn cảnh khó khăn của từng
đảng viên trong chi bộ để kịp thời giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện giúp họ
hoàn thành nhiệm vụ. Chỉ quan tâm đến những trường hợp thật đặc biệt mà thôi.
- Việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề tuy có quan tâm, nhưng chưa nhiều và
còn hạn chế, còn lúng túng trong việc chọn chuyên đề sinh hoạt. Từ đó làm


giảm các mặt về công tác xây dựng Đảng, làm cho nội dung sinh hoạt đôi lúc
đơn điệu, kém phong phú và chất lượng chưa cao.
- Vẫn có một số đảng viên chưa thể hiện được tính tiên phong gương mẫu
trong công tác, vào cuộc họp luôn ở thế thụ động, ít tham gia đóng góp ý kiến,
do ý thức trách nhiệm đối với tập thể chưa cao, còn ngại va chạm mất lòng, tính
chiến đấu trong tự phê bình và phê bình của một vài đảng viên chưa cao. Chỉ
đóng ý kiến một cách gượng ép, nội dung cũng không thiết thực, không có
chiều sâu.
- Trình độ lý luận của một số đảng viên cũng còn hạn chế, nên chưa có
nhiều ý kiến hay để đóng góp vào quá trình hoạt động lãnh đạo của chi bộ.
2.3. Nguyên nhân
2.3.1. Nguyên nhân của những ưu điểm
- Đảng ủy luôn quan tâm lãnh, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện nghị
quyết của chi bộ.
- Chi bộ đã quan tâm quán triệt và thực hiện nghiên túc các chỉ thị, hướng
dẫn về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
- Trong công tác quản lý, chi ủy thường xuyên tổ chức quán triệt thông
suốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng cấp trên, đưa nghị quyết vào thực tiễn ở
đơn vị; Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ
trách; đảm bảo duy trì chế độ hội họp theo đúng định kỳ.

- Chi ủy luôn quan tâm, nhiệt tình và thể hiện tính tiên phong, gương mẫu
trong công tác, luôn chủ động trau dồi trình độ lý luận, kiến thức quản lý qua
sách báo, tài liệu và các bộ luật.
- Đảng viên có lập trường, quan điểm vững vàng, không dao động trước
mọi khó khăn, phức tạp, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, giữ vững quan
điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đoàn kết, gắn bó, thống nhất
và hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ chi bộ phân công; từng đảng


viên thực hiện nghiêm túc tinh thần tự phê bình và phê bình, thực hiện tốt quy
chế dân chủ; có tinh thần tự giác học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và
nghịêp vụ công tác xây dựng Đảng, qua đó góp phần nâng cao chất lượng sinh
hoạt chi bộ.
- Tinh thần đoàn kết và ý thức chấp hành của đảng viên trong chi bộ cao.
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế
- Hoạt động giữa tổ chức Đảng và chính quyền, có những lúc trùng hợp
liên tục. Chi ủy và BGH nhà trường là một. Nên không kịp thời gian để cùng lúc
thực hiện tốt các hoạt động. Nhất là các công tác phong trào.
- Chi ủy chưa khắc phục được thời điểm thích hợp để họp chi bộ trong
điều kiện thời gian không bị áp lực về tâm lý.
- Trình độ về lý luận chính trị của các đảng viên chưa cao.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI
BỘ
3. 1Giải pháp:
3.1.1 Chi ủy, Chi bộ phải thực hiện nghiêm túc, có nền nếp chế độ sinh hoạt
đảng định kỳ mỗi tháng một lần theo quy định của Điều lệ Đảng
- Chi ủy, chi bộ căn cứ vào tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị mình để
quy định thống nhất ngày sinh hoạt chi bộ hằng tháng; trên cơ sở đó có chương
trình, kế hoạch và chuẩn bị tốt nội dung họp chi bộ;
- Tỉ lệ đảng viên có mặt sinh hoạt chi bộ phải đảm bảo đạt từ 80% trở lên

so với tổng số đảng viên trong chi bộ (trừ đảng viên miễn công tác, miễn sinh
hoạt đảng, đảng viên chuyển sinh hoạt đảng tạm thời)
3.1.2. Chi ủy, trước hết là đồng chí bí thư chi bộ phải chuẩn bị kỹ nội dung
sinh hoạt


- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tình hình cụ thể của chi bộ và sự chỉ đạo
của cấp ủy cấp trên, đồng chí bí thư chi bộ dự kiến nội dung, chương trình và
thời gian sinh hoạt chi bộ, đưa ra họp chi ủy (nơi không có ban chi uỷ thì trao
đổi, có sự thống nhất giữa bí thư và phó bí thư chi bộ);
- Chi uỷ (bí thư, phó bí thư chi bộ) thảo luận các nội dung do bí thƯ
chuẩn bị, thống nhất đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tháng trước, đề ra
(bổ sung) nhiệm vụ lãnh đạo tháng tới; quyết định thời gian và lựa chọn hình
thức sinh hoạt chi bộ phù hợp (sinh hoạt nhiều nội dung hay một số nội dung
hoặc sinh hoạt chuyên đề);
- Bí thư chi bộ hoàn chỉnh nội dung sinh hoạt; thông báo trước (ít nhất
một ngày) cho đảng viên biết nội dung, địa điểm, thời gian để đảng viên chuẩn
bị ý kiến phát biểu và dự họp chi bộ; báo cáo với cấp ủy cấp trên trực tiếp.
3.1.3. Sinh hoạt chi bộ gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI,
nq tw 4 KHÓA XII); Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
Trong cuộc họp chi bộ, ngoài việc kiểm điểm, đánh giá kết quả làm được,
chưa được trong thực hiện kế hoạch khắc phục hạn chế, khuyết đểm sau kiểm
điểm theo Nghị quyết Trung ương 4 và kề hoạch làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh của tập thể chi bộ và đảng viên; nhằm nâng cao ý thức trách
nhiệm, tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh.
3.1.4. Nâng cao ý thức đảng viên trong việc tham gia sinh hoạt chi bộ
- Thông qua sinh hoạt chi bộ nhằm không ngừng nâng cao nhận thức, bồi
dưỡng những vấn đề về quan điểm có tính nguyên tắc của đảng, đề cao vai trò

tiên phong gương mẫu, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho mỗi
đảng viên.


- Trước khi sinh hoạt cho bộ, mỗi đảng viên phải nghiên cứu trước nội
dung, chuẩn bị ý kiến phát biểu; trong sinh hoạt chi bộ phải tích cực tham gia
thảo luận, đóng góp ý kiến thể hiện rõ chính kiến của mình, tham gia biểu
quyết, xây dựng nghị quyết và quyết định những vấn đề quan trọng của chi bộ,
để lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị;
3.1.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp trên
- Cấp ủy cấp trên phân công cấp ủy viên phụ trách chi bộ, thường xuyên
tham dự sinh hoạt chi bộ để hướng dẫn, giúp đỡ; hoặc có kế hoạch kiểm tra
chấp hành các chi bộ trực thuộc về: Nội dung và chế độ sinh hoạt đảng; tình
hình thực hiện nhiệm vụ; thực hiện các nguyên tắc sinh hoạt đảng..., để kịp thời
chấn chỉnh;
3.2. Kiến nghị
- Tiếp tục mở rộng đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo tiêu chuẩn hóa cán bộ.
Các đồng chí trong chi ủy phải có lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.
- Thường xuyên quan tâm đến việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho
đội ngũ đảng viên.
- Đảng ủy cấp trên cần phổ biến thực hiện thường xuyên chuyên đề:
“Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”, từng giai đoạn có theo dõi kiểm tra, có
sơ tổng kết rút kinh nghiệm qua thực tiễn.
- Đối với những đảng viên đạt được thành tích tốt trong thực hiện nhiệm
vụ, cũng cần có chế độ khen thưởng phù hợp.
- Thường xuyên sàng lọc đảng viên, kiên quyết đưa những người không
đủ tiêu chuẩn ra khỏi Đảng bằng các hình thức thích hợp.
- Việc kết nạp đảng viên cần coi trọng chất lượng, tuyệt đối không chạy
theo chỉ tiêu số lượng. Đặc biệt lưu ý đến tiêu chuẩn giác ngộ lý tưởng của
Đảng.



KẾT LUẬN
Thực tiễn đã chứng minh nơi nào, lúc nào mà sinh hoạt chi bộ lỏng lẻo
hoặc không có nội dung chính trị tư tưởng cụ thể, thiết thực, không thực hiện
nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu kiểm tra tự phê bình, không kịp thời khắc
phục sửa chữa khuyết điểm thì chi bộ đó đã buông lỏng vai trò lãnh đạo, đảng
viên thiếu rèn luyện về phẩm chất đạo đức, các hiện tượng tiêu cực nảy sinh,
phát triển làm mất lòng tin ở quần chúng, mất uy tín của Đảng, không thực hiện
được nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Hơn thế nữa, hiện nay đất nước đang trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế
tri thức, đòi hỏi Đảng phải có bản lĩnh chính trị vững vàng và năng lực tổ chức
thực hiện năng động sáng tạo các hoạt động. Để làm được điều đó thì việc cải
tiến nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là một trong những biện pháp quan
trọng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở
đảng. Khi đội ngũ đảng viên vững mạnh sẽ góp phần làm cho chi bộ tốt, chi bộ
tốt tức là Đảng bộ mạnh, các Đảng bộ mạnh tức là toàn Đảng vững mạnh. Đủ
sức lãnh đạo toàn bộ đời sống xã hội. Chính vì vậy mà mỗi đảng viên phải tự
rèn luyện để góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ nơi mình đang công
tác.
Tóm lại, việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là một biện pháp quan
trọng để củng cố, kiện, đảng bộ cơ sở và đội ngũ đảng viên cần nắm chắc những
vấn toàn các chi bộ và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ
sở đảng. Các chi bộ đề chủ yếu nêu trên và vận dụng vào điều kiện cụ thể của
từng chi bộ để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đóng góp tích cực và có
hiệu quả thực hiện nhiệm vụ đổi mới, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay.




×