Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Thuận Thành 3, Bắc Ninh năm học 2017 - 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.24 KB, 5 trang )


TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 3

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH
LẦN 1- NĂM HỌC 2017-2018

HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn lớp 12
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu

Nội dung

Điểm

1

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm.

0.5

2

Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ:

3

- Đảo trật tự cú pháp: Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

0.25


- Nhân hóa: rặng dừa nghiêng soi

0.25

-Nghĩa của từ “ nghe”: không chỉ nhận thấy bằng thính giác mà

0.5

còn là cảm nhận, thấu hiểu bằng cả trái tim, trí tuệ.
- Nghĩa của từ “ tiếng xưa”: là tiếng nói của quá khứ, thông điệp

0.5

của cha ông được gửi gắm trong truyện cổ.
4

- Đoạn thơ khẳng định giá trị lớn lao từ những câu chuyện cổ; ở
đó ngời sánh những ước mơ, khát vọng của nhân dân lao động về

0.5

môt cuộc sống no đủ,công bằng, hạnh phúc, nhân văn.
- khẳng định tâm hồn tinh tế, tình yêu truyện cổ thiết tha của tác

0.5

giả.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu


Nội dung

Câu 1 A.Yêu cầu chung.
- Về hình thức: HS biết viết một đoạn văn nghị luận có bố cục chặt
chẽ, diễn đạt lưu loát;chữ viết cách trình bày sạch đẹp.
- Về nội dung: Từ ý nghĩa của hai câu thơ, học sinh bày tỏ suy nghĩ
của mình về quan niệm sống nhân văn mà nhân dân lao động gửi
gắm trong 2 câu thơ.

Điểm


B. Yêu cầu cụ thể.

2.0

Suy nghĩ về ý nghĩa của hai câu thơ:

0,5

- Là quan niệm sống, thể hiện niềm tin, mơ ước của nhân dân lao
động về sự công bằng.

1.5

- Quan niệm sống giàu tính nhân văn, hướng thiện: khuyên con
nhười hãy sống nhân ái, tốt đẹp để nhận được hạnh phúc theo quy
luật nhân- quả.
Câu 2 Cảm nhận về cảnh đợi tàu………


5.0

A.Yêu cầu chung;
- HS biết cách viết một bài văn nghị luận văn học có bố cục chặt
chẽ; diễn đạt lưu loát, dùng từ chính xác, không mắc lỗi chính tả.
B.Yêu cầu cụ thể
*ĐVĐ

0.5

- Hai đứa trẻ của Thạch Lam- một bài thơ trữ tình đượm buồn và
đầy xót thương.
- Cảnh đợi tàu của chị em Liên đã làm nên chiều sâu nhân đạo và
sức nặng cho “ bài thơ trữ tình ấy”.
*GQVĐ
-Vị trí cảnh đợi tàu trong không gian tác phẩm
+Là hoạt động cuối cùng trong ngày của cả một nhóm người thuộc

0.5

đủ các lứa tuổi, công việc, hoàn cảnh khác nhau trong phố huyện.
+Tập trung về không gian và thời gian: mấy tiếng buổi đêm trong
không gian nhỏ xung quanh ga huyện.
- Diễn biến:
+ Mấy tiếng chờ đợi để thấy một nhịp sống leo lét, mờ nhạt bao
phủ lên mọi hoạt động, cảnh sống của người dân phố huyện.
+ Tàu đến chóng vánh như ánh chớp và rồi cả không gian lại chìm

0.5



vào yên ắng. Đợi tàu thì lâu mà tàu qua thì quá nhanh chóng.
- Ý nghĩa cảnh đợi tàu

2.0

+ Không biết từ bao giờ, đợi tàu đã trở thành thói quen, đã như một
nhu cầu tất yếu đối với chị em Liên. Đêm nào hai chị em cũng thức
đợi chuyến tàu đi qua, không phải để bán hàng như lời mẹ dặn,
không phải để trông ngóng một nhân vật thân quen nào đó, mà đơn
giản chỉ muốn nhìn ngắm đoàn tàu với những toa sáng rực rỡ vụt
qua cái phố huyện nghèo nàn, tăm tối của hai chị em trong chốc
lát.
+ Ngày nào cũng là con tàu ấy, với luồng ánh sáng ấy mà ngày nào
sự trông đợi của chị em Liên cũng đầy háo hức và mới lạ( HS có
thể phân tích diễn biến tâm trạng của Liên, An)
+ Có lẽ ở phố huyện tăm tối nghèo nàn này, đợi tàu là niềm vui
duy nhất với tuổi thơ của hai chị em liên-“ Hai đứa trẻ” bởi “ con
tàu đã đem đến một thế giới khác đi qua, khác hẳn đối với liên” và
mang đến một thứ ánh sáng khác “khác hẳn cái vầng sáng ngọn
đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu”
+ Chuyến tàu hôm nay không đông như mọi ngày nhưng với Liên,
điều quan trọng là “ họ ở Hà Nội về”, họ đánh thức ở Liên cả một
miền hồi tưởng xa xăm về Hà Nội, về một tuổi thơ tươi đẹp đã lùi
sâu vào dĩ vãng.
+ Dù biết con tàu mang đến chỉ là ảo ảnh, khi nó lướt qua rồi, phố
huyện đã buồn càng buồn hơn, đã tối càng tối hơn nhưng chị em
liên vẫn chờ đợi, vẫn bấu víu, vẫn nương theo niềm hi vọng mong
manh duy nhất ấy lấy nó làm điểm tựa cho cuộc sống quẩn quanh,
vô vị nhạt nhẽo.

*Bình luận về tấm lòng nhân đạo của Thạch Lam.
- Cảnh đợi tàu là một sự việc tập trung nhưng chi tiết tiêu biểu nhất

1.0


trong truyện ngắn Hai đứa trẻ để làm nổi bật tấm lòng nhân đạo
của Thạch Lam
- Nhà văn không chỉ day dứt, xót thương trước cảnh sống tù túng,
ngột ngạt của những người dân phố huyện mà hơn thế, ông còn
thấu hiểu tâm trạng của họ, còn khơi lên ở họ những khát khao,
những mơ ước dù nhỏ bé và thơ dại để họ cảm thấy cuộc sống của
họ có ý nghĩa hơn, có một niềm vui nhỏ để chờ, để đợi mỗi khi
đêm về.
- Là một nhà văn lãng mạn nhưng Thạch Lam không mang đến cho
văn chương sự thoát li hay lãng quên mà ông luôn mang đến cho
bạn đọc sự gần gũi, thân thương để làm sống lại tình người, tình
đời.
- Giọng văn nhẹ nhàng, đằm thắm không sục sôi căm giận nhưng
người đọc vẫn thấy cuộc sống nghèo nàn, quẩn quanh, bế tắc của
những cư dân nơi đây.Thật thấm thía từ một tấm lòng của một
nghệ sĩ tài năng.
*KTVĐ

0.5

- HS khái quát vấn đề đã nghị luận.
- Lưu lại tình cảm của mình về đối tượng nghị luận với người đọc,
người nghe.
CHÚ Ý

- HS có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng hợp lí GV vẫn cho điểm tối đa.
Không máy móc đếm ý cho điểm.
- Cần khuyến khích những học sinh có cách làm thông minh, sáng tạo.



×