ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA LÝ
Đỗ Thị Huyền Trang
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG
HUYỆN CAO PHONG,TỈNH HÒA BÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành : Quản Lý Đất Đai
(Chương trình đào tạo Chuẩn)
Hà Nội - 2017
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOAĐỊA LÝ
Đỗ Thị Huyền Trang
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG
HUYỆN CAO PHONG,TỈNH HÒA BÌNH
Ngành Quản Lý Đất Đai
(Chương trình đào tạo Chuẩn)
Cán bộ hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ THUÝ HẰNG
Hà Nội - 2017
2
Danh Mục Hình
3
MỤC LỤC
4
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, rèn luyện và thực hiện luận văn tốt nghiệp cử nhân
chuyên ngành Quản lý đất đai, khóa học 2013-2017 tại trường Đại học Khoa Học Tự
Nhiên, bản thân em đã nhận được sự giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình
của Ban Chủ Nhiệm Khoa, tập thể giảng viên khoa Địa Lý cùng toàn thể bạn bè. Đặc
biệt là TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng giảng viên trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, là
người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã dành nhiều thời gian, công sức, tình cảm và
trách nhiệm của mình để giúp đỡ em có thể hoàn thành một cách tốt nhất Luận văn
này.
Bằng tình cảm của một người học trò, tự đáy lòng em xin được chân thành gửi
lời tri ân sâu sắc nhất đến các thầy, các cô, các bạn về sự giảng dạy, hướng dẫn, giúp
đỡ, chỉ bảo tận tình và đầy trách nhiệm. Đặc biệt cho em xin gửi lời cảm ơn đến đề tài
“Nghiên cứu xây dựng mô hình và hệ thống dự báo thời tiết tiểu vùng và cảnh báo
nguy cơ lũ quét, cháy rừng và sâu bệnh nông nghiệp cấp huyện vùng Tây Bắc”, mã số
KHCN-TB.13C/13-18 của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thạch đã hỗ trợ tài liệu và đi thực
địa.
Bản thân tác giả Luận văn xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh
đạo, cán bộ Phòng Tài Nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, cán bộ địa
chính huyện Cao Phong Hòa Bình đã tạo điều kiện cho tác giả thu thập số liệu và
những thông tin cần thiết liên quan phục vụ quá trình thực hiện Luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, xong do vốn hiểu biết của bản thân còn hạn chế.
Luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được những
góp ý, chỉ bảo của thầy cô và các bạn để được hoàn thiện hơn. Đây sẽ là kiến thức bổ
ích cho em cho công việc của em hiện tại và sau này.
Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô, các cán bộ
Phòng Tài Nguyên và Môi Trường, Ủy Ban Nhân Dân huyện Cao Phong. Kính chúc
các thầy cô, toàn thể anh chị em và các bạn luôn mạnh khỏe hạnh phúc và thành công.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Đỗ Thị Huyền Trang
5
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc
biệt không thể thay thế được, không có đất đai là không có bất kỳ một ngành sản xuất
nào, không có quá trình lao động nào diễn ra và không có sự tồn tại của xã hội loài
người. Không những vậy đất đai còn có vai trò rất quan trọng đi đôi với sự phát triển
của xã hội, xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất ngày càng lớn trong khi đất
đai thì có hạn.Đất đai là nguồn tài nguyên hữu hạn, không thể tái tạo được,có vị trí cố
định trong không gian, không thể di chuyển theo ý muốn chủ quan của con người, đối
với mỗi quốc gia nếu xét về mặt diện tích thì nó bị giới hạn bởi đường biên giới giữa
các quốc gia, là vấn đề liên quan đến tình hình ổn định chính trị, kinh tế - xã hội của
mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính vì thế câu hỏi đặt ra : “Sử dụng
đất như nào mang lại hiệu quả cao?” luôn là vấn đề của các ban lãnh đạo đầu ngành
đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó, việc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, tự ý thay đổi
hiện trạng sử dụng đất không theo quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất đã đề ra cũng là
một vấn đề khá nhức nhối và đau đầu đối với ban lãnh đạo.
Nhắc tới Cao Phong, ai cũng biết nổi tiếng với cam Cao Phong - thương hiệu
mang tính chất đặc trưng của khu vực. Cũng vì chất lượng, thị hiếu, nhu cầu sử dụng
của thị trường cao, đẩy lợi nhuận thu được từ cam lên cao mà dẫn tới việc chuyển đổi
mục đích sử dụng đất.Bên cạnh đó do gặp nhiều khó khăn vì nguồn vốn ban đầu, cách
chăm sóc, đầu ra của sản phẩm cũng là một trong các vấn đề khiến người dân từ bỏ
trồng cam trên mảnh đất cuả mình dẫn tới hiện tượng người nông dân làm thuê trên
chính mảnh đất của mình. Vấn đề đặt ra ở đây là “việc chuyển đổi mục đích sử dụng
đất sẽ gây ảnh hưởng như nào đến sự phát triển bền vững trên đất ?”, và “có cách nào
giúp bà con nông dân phát triển trên mảnh đất thân thuộc của mình?”. Trong khi đó
Hòa Bình là một huyện miền núi, nằm cách thủ đô Hà Nội 75km về phía Tây theo
đường quốc lộ6. Do sức ép của đô thị hóa và sự gia tăng dân số đất nông nghiệp đang
đứng trước nguy cơ thay đổi về số lượng và suy giảm về chất lượng. Con người đã và
đang khai thác quá mức mà chưa có biện phát hợp lý để bảo vệ đất đai..
Xuất phát từ thực tiễn trên, đồng thời nhận thức rõ yêu cầu cấp bách, cần thiết phải
tìm hiểu, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Thị Thuý Hằng, em đã chọn đề
tài nghiên cứu: “ Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất bền vững huyện
Cao Phong, tỉnh Hòa Bình”
6
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình,
nhằm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất bền vững tại địa phương , đem
lại hiệu quả kinh tế cao và lâu dài.
3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các nội dung
sau :
•
•
•
•
Tổng quan tài liệu về nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững.
Phân tích thực trạng sử dụng đất huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình
Tác động của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất không theo kế hoạch sử dụng đất.
Đề xuất giải pháp triển bềnvững trên đất nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài
bền vững.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương phápđiều tra thực địa : Tác giả đã tiến hành thu thập tài liệu, số liệu
liên quan đến hiện trạng sử dụng đất của huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình và tài liệu về
phát triển bền vững.
Phương pháp xử lý, phân tích, tổng hợp tài liệu số liệu : Trên cơ sở tài liệu số
liệu đã thu thập, tác giả tiến hành phân loại, tổng hợp để thấy được diện tích đất đã
chuyển mục đích sử dụng đất trái phép không theo quy hoạch kế hoạc sử dụng đất đã
đề ra trước đó; đất bị chuyển từ mục đích sử dụng nào sang mục đích sử dụng nào ?,
biến động sử dụng đất theo xu hướng nào ?
Phương phápbản đồ và GIS: Phân tích các bản đồ hiện có, sử dụng phần mềm
QGIS trong việc tích hợp dữ liệu đã thu thậpvà thành lập bản đồ .
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian : Khu vực huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình -Cao Phong là
một trong số các huyện vùng cao của tỉnh Hoà Bình, có đường ranh giới phía đông
giáp huyện Kim Bôi, phía tây giáp huyện Tân Lạc, phía bắc giáp huyện Đà Bắc và thị
xã Hoà Bình, phía nam giáp huyện Lạc Sơn, đều thuộc tỉnh Hoà Bình.
Phạm vi nội dung : Đề tài đề chú trọng tới nội dung phát triển bền vững trên đất
nông nghiệp với loại cây đặc trưng của vùng là cam Cao Phong
6. Ý nghĩa của đề tài
• Ý nghĩa khoa học
7
Bổ sung cơ sở lý luận về nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất huyện
Cao Phong tỉnh Hòa Bình phục vụ định hướng phát triển đất nông nghiệp bền vững
• Ý nghĩa thực tiễn
Khai thác và sử dụng đất nông nghiệp như thế nào để đem lại hiệu quả? Haivấn
đề này luôn tồn tại và phát triển song song với nhau, có ý nghĩa và tầm quantrọng to
lớn trong quá trình phát triển kinh tế ở nông thôn. Tầm quan trọng củanó không chỉ bó
hẹp trong phạm vi hộ nông dân mà còn có ý nghĩa chiến lượccho cả địa phương, vùng
và quốc gia.
Bên cạnh đó cũng thấy được tác hại của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất
trái phép làm thay đổi chất đất, chuyển từ mục đích sử dụng đất này sang mục đích sử
dụng đất khác gây ảnh hưởng tới môi trường, cảnh quan, thành phần đất, mất tiềm
năng của đất khiến cho nông nghiệp không phát triển được lâu dài, không bền vững
theo thời gian .Từ thực trạng chuyển mục đích sử dụng đất trái phép trên địa bàn có
thể đánh giá công tác quản lý ở địa bàn, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của việc chuyển
mục đích sử dụng đất gây ra nhiều hậu quả đáng lưu tâm. Từ đó đưa ra giải pháp khắc
phục hậu quả đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở địa phương.
Thêm vào đó trong quá trình làm giúp sinh viên áp dụng được lý thuyết vào
thực tiễn, củng cố được kiến thức và tăng kỹ năng giao tiếp, tạo nền tảng ban đầu cho
quá trình vận dụng kiến thức đã được học vào thực tiễn sau này.
8
Chương 1 :TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
1.1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Nội dung nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp bền vững thu hút sự quan tâm
của nhiều nhà khoa học :
Tại Trung Quốc, bằng các phương pháp thống kê truyền thống, Lin Kuo-Ching
(1994) đã chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng giảm diện tích đất canh tác ở Trung Quốc
trong những năm gần đây là do quá trình đô thị hóa làm gia tăng sức ép lên đất nông
nghiệp và dẫn đến chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất này thành đất phi nông
nghiệp.[1]Đề tài này, với việc sử dụng phương pháp phân tích nhân tố cho thấy hiệu
quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào đầu tư thủy lợi,
kiểm soát lũ, và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhiều khu vực nông
nghiệp phải đối mặt với tình trạng thiếu nước tưới, vì vậy những người nông dân dựa
phần nhiều vào khai thác nước ngầm ở mức không bền vững, khiến mực nước ngầm
giảm nhanh chóng. Ngay cả những khu vực có nguồn nước dồi dào cũng xảy ra tình
trạng thiếu hụt vì công tác bảo vệ cũng như hệ thống thủy lợi hoạt động kém hiệu quả.
Năm 1998, với phương pháp điều tra va áp dụng phương pháp phân tích thống kê, trong
một đánh giá về hiệu quả thực thi chính sách đất nông nghiệp khác ông đã chỉ ra rằng :
ngoài chính sách về quyền sử dụng đất, lao động cũng là một trong những nhân tố ảnh
hưởng quan trọng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Do thu nhập tại khu vự đô
thị cao hơn nhiều so với thu nhập từ sản xuất nông nghiệp nên nông dân ít đầu tư để
duy trì và nâng cao năng suất đất. Bên cạnh đó, nếu sinh kế của người dân ở khu vực
nông thôn không gắn liền với đất, họ cũng có ít động cơ để sử dụng có hiệu quả đất nông
nghiệp.Bên cạnh đó với nghiên cứu của Gale (2002) cho biết, khả năng tiếp cận thị
trường kém cũng là một nguyên nhân dẫn tới sự kém hiệu quả trong sử dụng đất nông
nghiệp ở đất nước này.
Báo cáo của Monterey County (1999) đăng trên Land Watch, Tiểu bang
California (Mỹ) cho biết, trong khi đô thị hóa thường được coi là một hiện tượng mang
tính nhân khẩu học hay kinh tế - xã hội thì chính quá trình này cũng để lại những hậu
quả lớn về sinh thái. Là kết quả của quá trình này, đất nông nghiệp đang bị suy thoái:
hơn một nửa các chất dinh dưỡng tự nhiên và chất hữu cơ từ phần lớn diện tích đất
nông nghiệp của California - một tiểu bang thường được nhắc đến với những đồng cỏ
bao la, đã bị mất trong một thế kỷ của cơ giới hóa nông nghiệp phục vụ cho xuất khẩu.
Người dân California đang buộc phải thay thế những tài nguyên không tái tạo được bởi
9
những thứ nhân tạo. Trong nền kinh tế thị trường, đất nông nghiệp đang phải chịu sức ép
về khả năng cạnh tranh với các mục đích sử dụng khác.. Vì vậy, một diện tích lớn đất
nông nghiệp tốt nhất thế giới bây giờ trở thành những nơi có thể kiếm tìm được lợi nhuận
kinh tế cao như các bãi đỗ xe và trung tâm mua sắm rực rỡ sắc màu xung quanh vùng
ngoại ô của các thành phố ở khắp mọi nơi. Sản xuất lương thực toàn cầu dường như bị trì
hoãn ngay cả khi nhu cầu và giá cả lương thực tăng với tốc độ chưa từng có trong giai
đoạn gần đây. Mặc dù nhu cầu tăng cao, nhưng diện tích sản xuất ngũ cốc bình quân đầu
người đã thực sự bị suy giảm kể từ nhứng năm 1980. Thự tế cho thấy diện tích đất bị suy
thoái nghiêm trọng và mất khả năng sản xuất đã lên đến con số 86 triệu ha.[1]
Nhóm nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực nông nghiệp của Nga (2000) đã công bố
kết quả nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên tạp chí Kinh tế Nga. Nghiên
cứu đã chỉ ra rằng: Đất nông nghiệp là một nguồn tài nguyên vô giá của bất kỳ quốc gia
nào; Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất rất nhiều và đa dạng; Có nhiều yếu
tố liên quan đến công nghệ, đến tổ chức sản xuất; Các yếu tố đó phụ thuộc vào các hoạt
động của một hộ gia đình hay một nông trại cụ thể, phụ thuộc vào đầu vào sử dụng hay
những công bố về các thành tựu của khoa học - kỹ thuật. Để nâng cao hiệu quả kinh tế của
đất nông nghiệp, theo ý kiến của các nhà nghiên cứu này cần tìm hiểu, phân tích cơ cấu
sản xuất nông nghiệp của vùng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu quả
sử dụng đất là kết quả của tất cả các hoạt động phối hợp giữa các đầu vào, đầu ra của quá
trình sản xuất với các nhân tố tự nhiên, kinh tế và xã hội.[1]
Benin và nnk. (2006) sử dụng dữ liệu từ vùng cao nguyên của Ethiopia, Kenya và
Uganda để điều tra tác động của thị trường đất đai đối với các loại đầu tư khác nhau
vào đất và thực tiễn quản lý, sản lượng cây trồng, chất lượng đất. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, thị trường đất đai, bao gồm cả bán đất và cho thuê đất ngắn hạn, có một vai
trò quan trọng trong quản lý đất đai hiệu quả, bền vững cũng như phát triển nông
nghiệp, đặc biệt là trong điều kiện thị trường các yếu tố khác sản xuất không hoàn hảo
khuyết thiếu. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trên những diện tích đất mà người nông
dân có thời gian và quyền sử dụng lâu dài thì mức đầu tư có sự khác biệt so với những
diện tích mà họ chỉ được sử dụng trong ngắn hạn. Chẳng hạn, hoạt động bón phân hữu
cơ và việc nạo vét các công trình thủy lợi được tiến hành thường xuyên hơn trên
những mảnh đất mà họ được sử dụng và thu được lợi ích trong thời gian dài hơn. Trên
những diện tích đất thuê, người nông dân thường sử dụng phân bón hóa học. Thực tế
đó ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp và chất lượng đất, kết quả điều tra trong
nghiên cứu này đã cung cấp sở cứ để tin rằng những diện tích đất được giao dịch trên
10
thị trường ngắn hạn ở Kenya và Uganda có xu hướng kém chất lượng, làm tăng thêm
tính thuyết phục của giả thuyết về sự tích tụ đất nông nghiệp trong tay những người có
khả năng về vốn đầu tư cao trên một đơn vị diện tích.[1]
Orawan Srisompun và Somporn Isvilanonda (2012) sử dụng phương pháp phân
tích dữ liệu bảng (Panel Data Analysis) để nghiên cứu về sự thay đổi hiệu quả trong
sản xuất gạo tại Thái Lan. Kết quả nghiên cứu cho thấy: việc áp dụng các giống lúa
hiện đại có gây ra những thay đổi lớn trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo trong Thái Lan.
Ứng dụng công nghệ mới, sử dụng nhiều phân bón hóa học hơn và việc áp dụng các
giống lúa mới dẫn đến năng suất trung bình cao hơn tại Thái Lan trong vài thập kỷ
qua. Kết quả cho thấy rằng hạt giống và thời gian làm việc của máy móc có ảnh hưởng
lớn nhất đến năng suất lúa. Điều đó có thể được giải thích rằng: thông qua sử dụng
máy móc đã tiết kiệm lao động trong tất cả quy trình sản xuất lúa gạo, bù đắp cho tình
trạng khan hiếm lao động thủ công. Như vây, máy móc đã có một vai trò quan trọng
trong việc tăng năng suất lúa. Bên cạnh máy móc, công nghệ, kết qua nghiên cứu cho
thấy : hệ thống thủy lợi, quy mô sản xuất, sự liên kết của nông dân, các chương trình
khuyến nông nhằm giảm giá đầu vào, tăng giá sản phẩm, giảm chi phí giao dịch, giảm
chi phí tiếp thị nông sản, giảm chi phí vận chuyển, cải thiện thu nhập của hộ nông dân;
chính sách hỗ trợ, khả năng tiếp cận tín dụng, cơ chế chính sách đảm bảo các khoản
vay đượ sử dụng cho đầu vào sản xuất như: phân bón hóa học và hạt giống là những
biến số quan trọng có ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất lúa gạo tại Thái Lan. Ở Thái
Lan hướng phát triển nông nghiệp bền vững là phát triển bền vững về khía cạnh môi
trường. Nông dân ssax đề ra phương án sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ.
Nông dân ở các vùng đã thành lập nhóm sản xuất phân hữu cơ nhằm tạo ra sản phẩm
phân bón chất lượng cao, có hiệu quả kinh tế, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát
triển, tăng thu nhập và bảo vệ môi trường[1]
Bằng phương pháp điều tra và phân tích thống kê, FAO (2010) đã công bố nghiên
cứu về hiệu quả sử dụng phân bón và đất nông nghiệp. Triển vọng gia tăng sản lượng
lương thực thế giới bắt nguồn từ các nước đang phát triển sẽ làm gia tăng nhiều hơn
nữa các rủi ro bởi vì ở các nước này, thông thường mục tiêu an ninh lương thực, việc
làm, thu nhập từ xuất khẩu thường được ưu tiên hơn so với vấn đề bảo tồn bền vững và
môi trường. Điều này có nghĩa là áp lực sẽ dồn vào môi trường và tài nguyên thiên
nhiên. Do khan hiếm đất nông nghiệp, để đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm,
người dân tìm cách để thu được nhiều sản phẩm hơn từ đất nông nghiệp. Đất nông
nghiệp bị khai thác quá mức, quá nhiều hóa chất được đưa vào đất trồng để nhanh đem
11
lại sản phẩm thỏa mãn mong muốn của con người, tình trạng đó đã tạo ra nguy cơ
thoái hóa đất, ô nhiễm đất trồng và nguồn nước, đe dọa tính bền vững của hệ sinh thái
và môi trường.[1]
1.1.2 Nghiên cứu trong nước
Đã có nhiều nghiên cứu về đất đai nói chung và đất nông nghiệp được thực
hiện, nhiều công trình đã được công bố. Từ những năm 60 của thế kỷ 20, nhiều nhà
nghiên cứu nước ngoài đã nghiên cứu và công bố nhiều loại bản đồ đất, nhiều tài liệu
khác nhau về đặc điểm thổ nhưỡng của nhiều vùng trên toàn quốc.
Về hiệu quả kinh tế liên quan đến vấn đề sử dụng đất nông nghiệp, có một số
nghiên cứu điển hình sau:
Phan Sỹ Cường (2000) đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế cây cam ở huyện
Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Nghiên cứu dùng các chỉ tiêu NPV (giá trị hiện tại thuần –
Net present value) và IRR ( Tỷ suất hoàn vốn nội bộ- Internal rate of return ) để tính
hiệu quả kinh tế sản xuất cam cho các hộ nông dân.Đây là phương pháp nghiên cứu có
độ chính xác cao nhưng gặp phải hạn chế về nguồn số liệu cần lưu trữ chi tiết trong
nhiều năm, đặc biệt khó đáp ứng tại những vùng sâu vùng xa và miền núi cao, nơi có
trình độ dân trí thấp. Do vật việc tính toán hiệu quả kinh tế theo phương pháp này ít
được sử dụng.
Đinh Duy Khánh, Đoàn Công Quỳ (2006) đã xây dựng mô hình bài toán tối ưu đa
mục tiêu để xác định phương án tổ chức sản xuất trên đất canh tác cho huyện Gia Viễn,
tỉnh Ninh Bình. Bài toán tối ưu được giải bằng Modul Solver trong phần mềm Excel,
theo phương pháp nhượng bộ từng bước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện trạng sản
xuất ngành trồng trọt của huyện Gia Viễn tương đối đa dạng. Cây trồng cho hiệu quả
kinh tế cao nhất là dưa chuột. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác, huyện cần
chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng theo hướng tăng diện tích cây trồng cho hiệu quả
cao, kiên quyết loại trừ những cây trồng cho hiệu quả thấp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông
nghiệp (2005) đã thực hiện dự án nghiên cứu “Quy hoạch sử dụng hiệu quả 38 vạn ha
đất nương rẫy vùng Trung Du Miền Núi Bắc Bộ”. Nghiên cứu khẳng định, canh tác
nương rẫy là một giai đoạn phát triển nông nghiệp mà mọi miền trên trái đất đều trải
qua và hiện vẫn đang tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, canh tác nương
rẫy là phương thức sản xuất truyền thống lâu đời của cộng đồng các dân tộc vùng cao,
mang nặng tính tự cung tự cấp. Cả một thời gian dài, canh tác nương rẫy đã đáp ứng
12
những nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm của các cư dân vùng đồi núi. Tình
hình này vẫn sẽ còn tồn tại trong tương lai xa. Tuy nhiên, canh tác nương rẫy là hệ luỵ
của việc phá rừng, đốt nương làm rẫy. Đa số đất nương rẫy có độ dốc cao; canh tác
trên đất nương rẫy chủ yếu theo phương thức truyền thống, khai thác tự nhiên, thiếu
các biện pháp chống xói mòn rửa trôi nên phá vỡ nghiêm trọng môi trường sinh thái,
đất thoái hoá, năng suất cây trồng thấp. Do sản xuất quảng canh nên sau một chu kỳ
nhất định, người dân buộc phải bỏ nương rẫy cũ và khai phá vùng đất khác, lại đốt
nương làm rẫy.... Hiện nay, sản xuất đất nương rẫy đứng trước những tác động tích cực
như: chuyển đổi mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá gắn với chế
biến và thị trường tiêu thụ; các dự án tái định cư các công trình thuỷ điện trong vùng,
các phương án quy hoạch ngành hàng (như quy hoạch chè, quy hoạch cây ăn quả, quy
hoạch ngô, đậu tương…), các phương án rà soát quy hoạch nông nghiệp các tỉnh đã
tác động tích cực đến việc chuyển đổi đất nương rẫy; nhiều chương trình, quyết định
của chính phủ (đặc biệt là các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
vùng Trung Du Miền Núi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; góp phần hình
thành các vùng chuyên canh hàng hoá tậptrung).[1]
Bài học kinhnghiệm
- Cần bảo vệ nghiêm ngặt đất nông nghiệp, dần từng bước chấm dứt tình trạng sử dụng
sai mục đích và lãng phí đất nông nghiệp.
- Mất đất nông nghiệp do chuyển đổi mục đích sử dụng một cách tùy tiện đe dọa trực
tiếp đến an ninh lương thực. Không nên chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích sử
dụng phi nông nghiệp ở những khu vực sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao, đặc biệt là
các vùng có đất đai màu mỡ, tưới tiêu thuận lợi và khí hậu cho phép phát triển nhiều
loại cây trồng và cho năng suất
- Cần nhận thức sâu sắc rằng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là kết quả của tất cả các
hoạt động phối hợp giữa các đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất với các nhân tố tự
nhiên, kinh tế và xã hội để từ đó xây dựng hệ thống giải pháp đồng bộ, toàn diện nâng
cao hiệu quả sử dụng loại đất này.
- Chuyển đổi các loại hình sử dụng đất nông nghiệp một cách ồ ạt, thiếu căn cứ khoa
học sẽ dẫn tới hậu quả là làm thay đổi chất dinh dưỡng của đất, ảnh hưởng đến năng
suất và chất lượng nông sản.
- Trong nền kinh tế thị trường, đất nông nghiệp đang phải chịu sức ép về khả năng cạnh
tranh với các mục đích sử dụng khác. Nếu không có giải pháp quy hoạch v à sử dụng
13
theo hướng bền vững thì ngay trong thời gian không lâu, nền kinh tế sẽ phải đối mặt
với tình trạng sản xuất lương thực bị giảm sút, giá lương thực, thực phẩm tăng cao, đất
có khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm bị suy kiệt.
- Không nên khai thác quá mức đất nông nghiệp và đưa quá nhiều hóa chất vào đất trồng
để nhanh đem lại sản phẩm thỏa mãn mong muốn của con người, tình trạng đó sẽ tạo
ra nguy cơ thoái hóa đất, ô nhiễm đất trồng và nguồn nước, đe dọa tính bền vững của hệ
sinh thái và môi trường.
- Những thảm họa tự nhiên và nhân tạo như: lũ lụt, hạn hán và ô nhiễm là các các
nguyên nhân chính của sự kém hiệu quả trong sử dụng đất nông nghiệp. Hoạt động
sáng tạo, đa dạng hóa sản xuất và vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp là
những nhân tố có mối quan hệ tích cực với hiệu quả sử dụng đất canh tác trong nông
nghiệp.
- Các phương pháp để nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp rất đa dạng, từ
đơn giản đến phức tạp, từ phương pháp truyền thống đến hiện đại. Mỗi phương pháp
có những ưu điểm và hạn chế riêng. Trong đề tài này tác giả áp dụng phương pháp
phân tích tổng hợp để thực hiện đề tài.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
• Khái niệm về đất đai
Đất là tầng ngoài của đá bị biến đổi một cách tự nhiên dưới tác dụngtổng hợp
của nhiều yếu tố. Theo Docutraiep: Đất trên bề mặt lục địa là mộtvật thể thiên nhiên
được hình thành do sự tác động tổng hợp cực kỳ phức tạpcủa 5 yếu tố: sinh vật, đá mẹ,
địa hình, khí hậu và tuổi địa phương.[2]
Đất là lớp tơi xốp của vỏ lục địa, có độ dày khác nhau, có thể sản xuất ranhững
sản phẩm của cây trồng. Tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt giữa "đá mẹ"và đất là độ phì
nhiêu, nếu chưa có độ phì nhiêu, thực vật thượng đẳng chưa sống được thì chưa gọi là
đất. Độ phì nhiêu là khả năng của đất có thể cung cấp nước, thức ăn và đảm bảo các
điều kiện khác để cây trồng sinh trưởng phát triển và cho năng suất. Như vậy độ phì
không phải chỉ là số lượng chất dinh dưỡng tổng số trong đất mà là khả năng cung cấp
chất dinh dưỡng cho cây nhiều hay ít. Khả năng đó nhiều hay ít (tức độ phì cao hay
thấp) là docác tính chất lý học, hóa học và sinh học của đất quyết định; ngoài ra còn
phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên và tác động của con người.[1]
• Khái niệm về đất nông nghiệp
14
Theo Luật đất đai 2013, đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào
mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất
sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đấtlàm muối và đất
nông nghiệp khác.
Đối với đề tài khóa luận, một số loại hình đất nông nghiệp đáng chú ý là:
Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất
nông nghiệp. Bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.
Đất lâm nghiệp: Là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng, đất khoanh nuôi
phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng
hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê để trồng
rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng). Theo loại rừng lâm
nghiệp bao gồm: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Đất nông nghiệp khác: Là đất tại nông thôn sử dụng để phục vụ mục đích trồng
trọt, xây dựng chuồng trại và chăn nuôi gia súc, gia cầm, các loại động vật khác được
pháp luật cho phép.
• Chuyển mục đích sử dụng đất
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất là sự thay đổi về mục đích sử dụng của đất.
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp là phạm trù hẹp hơn, tuy cũng chỉ sự
thay đổi về mục đích sử dụng của đất, nhưng đó là mục đích của đất nông nghiệp này
sang mục đích nông nghiệp khác hoặc từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp còn được hiểu theo các góc độ
về mặt pháp lý, về kinh tế tổ chức…Về mặt pháp lý, chuyển đổi mục đích sử dụng đất
nông nghiệp là thay đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất, được duyệt
bằng quyết định hành chính. Về mặt kinh tế, đất được sử dụng vào tất cả các hoạt động
kinh tế và đời sống kinh tế xã hội.(Tạp chí cộng sản, 22/10/2008)
• Sử dụng đất bền vững và hiệu quả
Đất đai mà chúng ta có được hôm nay không chỉ là “tài nguyên thiên nhiên
cho không con người” như C.Mác đã nói, mà còn là thành quả của nhiều thế hệ trước
để lại. Đến lượt mình, chúng ta phải để lại nguồn sống này cho thế hệ con cháu mai
15
sau và phải làm cho nó phì nhiêu hơn, trù phú hơn, bởi chúng ta đang sử dụng “tài sản
vay mượn của con cháu” như đa số các quốc gia trên thế giới quan niệm.[1]
Sử dụng đất bền vững là khái niệm động và tổng hợp, liên quan đến các lĩnh
vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, hiện tại và tương lai. Sử dụng đất bền vững là
giảm suy thoái đất và nước đến mức tối thiểu, giảm chi phí sản xuất bằng cách sử dụng
thông các nguồn tài nguyên bên trong và áp dụng hệ thống quản lý phù hợp. Sử dụng
đất bền vững trong nông nghiệp liên quan trực tiếp đến hệ thống canh tác cụ thể nhằm
duy trì và nâng cao thu nhập, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thức đẩy
phát triển nông thôn.
Ngày nay, sử dụng đất bền vững trở thành chiến lược quan trọng, có tính toàn
cầu bởi vì:
Một là, tài nguyên đất vô cùng quý giá.
Hai là, tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi
Ba là, diện tích đất tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do
áp lực tăng dân số, do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa mang lại.
Bốn là, do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả của
chiến tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ bị thoái hóa, hoặc ô nhiễm
đãn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.
Để bảo đảm việc sử dụng đất hiệu quả và bền vững, các tham luận tập trung vào
các định hướng chủ yếu sau:
Thứ nhất, ưu tiên sử dụng đất tốt cho nông nghiệp, dành đất xấu (có khả năng
sản xuất thấp) cho các mục đích phi nông nghiệp. Điều hòa giữa áp lực gia tăng dân số
và tăng trưởng về kinh tế. Quản lý hệ thống nông nghiệp nhằm bảo đảm có sản phẩm
tối đa về lâu dài, đồng thời duy trì độ phì nhiêu của đất. Bảo đảm phát triển tài nguyên
rừng nhằm thỏa mãn nhu cầu về thương mại, chất đốt, xây dựng và dân dụng mà
không làm mất nguồn nước và thoái hóa đất.
Thứ hai, sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch bảo đảm lợi ích trước mắt cũng như
lâu dài của người sử dụng đất và cộng đồng. Khi phân bố sử dụng đất cho ngành kinh
tế quốc dân cần sử dụng bản đồ, tài liệu đất và đánh giá phân hạng đất đai mới xây
dựng, nâng cao chất lượng quy hoạch và dự báo sử dụng lâu dài.
16
Thứ ba, sử dụng đất phù hợp với điều kiện sinh thái tự nhiên, theo lợi thế so
sánh, không áp đặt thiên nhiên theo ý muốn chủ quan để tránh đầu tư quá tốn kém
nhưng không hiệu quả.
Thứ tư, thực hiện chiến lược phát triển đa dạng, khai thác tổng hợp đa mục
tiêu: nông - lâm kết hợp, nông - lâm - ngư, nông - lâm và du lịch sinh thái... Quản lý
lưu vực để bảo vệ đất và nước, phát triển thủy lợi, giữ vững cân bằng sinh thái. Phát
triển cây lâu năm có giá trị thương mại cao. Áp dụng quy trình và công nghệ canh tác
thích hợp theo từng vùng, đơn vị sinh thái và hệ thống cây trồng. Phát triển công
nghiệp phân bón và thâm canh theo chiều sâu.
Thứ năm, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách quản lý và bảo tồn tài
nguyên đất. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, chuyển giao
công nghệ, khoa học kỹ thuật, giao đất, giao rừng, xóa đói giảm nghèo. Đẩy mạnh hợp
tác khu vực và quốc tế trong việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án và kế
hoạch hành động bảo vệ và sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.
(Tạp chí cộng sản, 22/10/2008)
1.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất tác động tới phát triển bền vững
1.3.1. Đánh giá loại hình sử dụng đất đai
Thu thập thông tin về các loại hình sử dụng đất có trên địa bàn
huyệnCaoPhong.
Nêu lên các loại hình sử dụng đất nông nghiệp hiện đang có trên địa bàn huyện
Cao Phong.
Mô tả các loại hình sử dụng đất có trên địa bàn huyện Cao Phong.
1.3.1 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai
Hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp tổchức sản
xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế,khắc phục các khó
khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những hoàncảnh cụ thể còn gắn sản
xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền kinh tếquốc dân, gắn sản xuất trong
nước với thị trường quốc tế.
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng
vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hếtcác nước trên thế
giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định
17
chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là mong muốn của nông dân những người trực tiếp tham gia sảnxuất nông nghiệp.[1]
• Hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là
phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra làphần giá trị của nguồn
lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xem xét cả vềphần so sánh tuyệt đối và tương đối
cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽgiữa hai đại lượng đó.[1]
• Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và
tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với
nhau và là một phạm trù thống nhất. Theo hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất
nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện
tích đất nông nghiệp.
Hiệu quả xã hội được thể hiện thông qua mức thu hút lao động, thu nhập của
nhân dân... Hiệu quả xã hội cao góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, phát huy được
nguồn lực của địa phương, nâng cao mức sống của nhân dân. Sử dụng đất phải phù
hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc sử dụng đất bền vững hơn.[3]
• Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ
được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hoá đất bảo vệ môi trường sinh
thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%) đa dạng sinh học
biểu hiện qua thành phần loài.
Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm: hiệu quả
hoá học, hiệu quả vật lý và hiệu quả sinh học môi trường.
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trường được đánh giá thông
qua mức độ sử dụng các chất hoá học trong nông nghiệp. Đó là việc sử dụng phân bón
và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng
và phát triển tốt, cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trường.
18
Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây
trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá
chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra.
Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất tài
nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất để đạt
được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.[4]
Tiềm năng đất đai và đánh giá tiềm năng đất đai
- Tiềm năng: thuật ngữ tiềm năng được sử dụng rất rộng rãi, tiềm năng có thể là
những khả năng tiềm ẩn, những thế mạnh còn chưa được khai thác, chưa được biết đến
hoặc chưa được sử dụng hợp lý vào các hoạt động vì lợi ích của con người
- Đánh giá tiềm năng đất đai: là quá trình xác định số lượng, chất lượng đất,
liên quan đến mục đích của đất được sử dụng. Đó là việc phân chia hay phân hạng đất
đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng đất như
độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, khô hạn, mặn hoá, v.v… trên cơ sở
đó có thể lựa chọn những loại sử dụng đất phù hợp [3]
Đánh giá tiềm năng cung cấp thông tin về số lượng, chất lượng đất gắn với mục
đích sử dụng, mức độ thích hợp và thuận lợi, đây là cơ sở để phân bổ, bố trí quỹ đất
hợp lý theo hướng bền vững. Đánh giá tiềm năng đất đai là cơ sở cho hoạch định phát
triển bền vững kinh tế xã hội, phát huy lợi thế so sánh theo đặc trưng vùng, miền.
Đánh giá tiềm năng đất đai là cơ sở khoa học cho công tác lập quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành (nông –
lâm nghiệp, xây dựng, giao thông, thương mại, dịch vụ, v.v…) [1]
- Mục tiêu của việc đánh giá tiềm năng đất đai:
+ Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất với các mục tiêu sử dụng khác nhau theo
mục đích và nhu cầu của con người.
+ Đối với mọi mục đích sử dụng được lựa chọn thì mức độ thích hợp và hiệu quả như
thế nào.
+ Có những chỉ tiêu, yếu tố hạn chế gì đối với mục đích sử dụng được lựa chọn
+ Đánh giá mức độ thích hợp đất đai: Là quá trình xác định mức độ thích hợp cao hay
thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực
dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn vị đất đai.[6]
1.3.2 Đặc điểm của phát triển nông nghiệp bền vững
19
Để có thể xây dựng được một nền sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững,
cần phải nắm vững các đặc điểm của một nền nông nghiệp bền vững. Các đặc điểm
của sản xuất nông nghiệp bền vững có thể được phân tích một cách cụ thể để giúp cho
việc đưa vào nội dung các chương trình phát triển nông nghiệp bền vững của từng
vùng, từng khu vực các hoạt động có hiệu quả hơn.
(1) Tính sản xuất hiệu quả: Đây là đặc điểm vô cùng quan trọng của phát triển
nông nghiệp bền vững , tính hiệu quả thường được đánh giá theo quy định của một quá
trình sản xuất: Đầu vào (đầu tư) < đầu ra (sản phẩm tạo được) hoặc hệ thống sản xuất
phải có lãi hoặc có lợi nhuận.
(2) Tính an toàn: Một hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững phải được quan
tâm tối đa đến tính an toàn của hệ thống vì đặc điểm này sẽ quyết định tính ổn định
của quá trình sản xuất. Tính an toàn được xem xét trên hai đặc tính của quá trình sản
xuất, đó là việc khai thác tối đa nội lực và vấn đề giảm thiểu rủi ro trong sản xuất như
thiên tai, dịch hại, muốn vậy cần phải chú trọng:
- Tập quán sản xuất và kiến thức bản địa.
- Vấn đề cung và cầu của hoạt động sản xuất liên quan đến thị trường nông nghiệp.
- Thời vụ sản xuất liên quan đến khí hậu, thời tiết và thiên tai xảy ra hàng năm.
- Công trình thủy lợi đảm bảo tưới tiêu cho cây trồng và điều phối chế độ nước trong
từng khu vực sản xuất.
- Phòng trừ sâu bệnh: Chống dịch hại cho cây trồng vật nuôi, năng cao chất lượng
nông sản
(3) Tính bảo vệ: Bảo vệ môi trường sản xuất là đặc điểm rất quan trọng của một
nền sản xuất nông nghiệp bền vững gồm:
- Bảo vệ môi trường đất nông nghiệp: Đảm bảo diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất
lâm nghiệp của mỗi tỉnh, huyện, xã theo quy họach sử dụng đất đã được phê duyệt.
Giáo dục người sử dụng đất và hỗ trợ đầu tư các tiến bộ kỹ thuật mới cho họ để bảo
vệ, duy trì độ phì đất (đặc biệt tăng chất hữu cơ cho đất) và không gây suy thoái đất
(chống xói mòn, rửa trôi, sa mạc hóa, kết von, đá ong, bạc màu hóa).
- Bảo vệ môi trường nước: Bảo vệ vùng đầu nguồn, xây dựng các hồ, đập, ao chuôm
dự trữ nước, xây dựng hệ thống kênh mương tưới tiêu hợp lý và đặc biệt bảo vệ chất
20
lượng nước tưới, không gây ô nhiễm nước tưới bởi các hoạt động sản xuất công
nghiệp, hoạt động dân sinh và sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật.
- Bảo vệ môi trường lao động: Xây dựng các thể chế cho sản xuất nông nghiệp (Luật
Đất đai, Luật Môi trường, Luật Lao động, v.v..., các chính sách đầu tư, dịch vụ và hỗ
trợ sản xuất nông nghiệp); quan tâm đặc biệt đến lực lượng lao động (số lượng lao
động cho sản xuất nông nghiệp, trình độ văn hóa và kỹ thuật của người lao động và
vấn đề bình đẳng giới trong nguồn lực), đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
các ngành trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả lao động
(cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ sinh học, v.v...).
(4) Tính lâu bền và thích hợp: Dựa trên các thuộc tính: hiệu quả, an toàn, chấp
nhận. Phát triển nông nghiệp bền vững phải được đánh giá bởi tính lâu bền và thích
hợp với các điều kiện tự nhiên kinh tế và xã hội của mỗi khu vực sản xuất. Muốn vậy
các hoạt động sản xuất phải được dựa trên các thuộc tính hiệu quả, an toàn và được
chấp nhận. Để đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững có tính lâu bền, cần phải chú
trọng các vấn đề sau: Luật Đất đai, quyền sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất, đầu tư
khoa học và kỹ thuật, khai thác hợp lý tiềm năng sản xuất cả về nguồn tài nguyên tự
nhiên và về nguồn lực, ổn định và bảo vệ thị trường nông nghiệp: dịch vụ cho sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tính thích hợp cũng rất quan trọng đối với phát
triển nông nghiệp bền vững vì nó thỏa mãn được nhu cầu sinh trưởng và phát triển của
các loại cây trồng, vật nuôi, đồng thời cũng đảm bảo tính chấp nhận của người nông
dân sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi theo khả năng của họ và theo nhu cầu của thị
trường.
(5) Tính chấp nhận của người sản xuất đối với môi trường kinh tế xã hội: sản
xuất nông nghiệp tự cung tự cấp chủ yếu theo kiến thức bản địa, song sản xuất nông
nghiệp theo hướng hàng hóa thì phải tuân thủ các thể chế, công nghệ và kỹ thuật hiện
đại, tiên tiến và theo nhu cầu thị trường hàng hóa [3]
1.4. Các yếu tố tác động đến hiệu quả đất nông nghiệp
• Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên là tiền đề cơ bản nhất, là nền móng để phát triển và phân bố
nông nghiệp. Mỗi một loại cây trồng, vật nuôi chỉ có thể sinh trưởngvà phát triển trong
những điều kiện tự nhiên nhất định nào đó, ngoài điều kiện đó cây trồng và vật nuôi sẽ
không thể tồn tại hoặc kém phát triển. Các điều kiện tự nhiên quan trọng nhất là đất,
21
nước và khí hậu. Chúng quyết định khả năng nuôi trồng các loại cây, con cụ thể trên
từng điều kiện đất, nước và khí hậu khác nhau, cũng như việc áp dụng các quy trình
sản xuất nông nghiệp trong các điều kiện tự nhiên khác nhau, đồng thời có ảnh hưởng
lớn đền năng suất cây trồng, vật nuôi.[1]
Một trong những yếu tố hạn chế năng suất cây trồng chính là điều kiện về độ
phì của đất, điều kiện nước tưới, điều kiện khí hậu.
• Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác
Theo Frank Ellis và Douglass C.North, ở các nước phát triển, khi có tácđộng
tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu
cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất. Có nghĩa là sử dụng công nghệ sản xuất tiến bộ là
một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh dựa trên việc sử
dụng đất. Lựa chọn các tác động kỹ thuật,lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu
vào phù hợp với các quy luật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt được các mục tiêu đề ra là
cơ sở để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ
thuật đặc biệtcó ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .[1]
• Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức.[1]
+ Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất: Phát triển sản xuất hàng hoá phải gắn
với công tác quy hoạch và phân vùng sinh thái nông nghiệp. Cơ sở để tiến hành quy
hoạch dựa vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc trưng cho từng vùng. Việc phát
triển sản xuất nông nghiệp phải đánh giá, phân tích thị trường tiêu thụ và gắn với quy
hoạch công nghiệp chế biến. Đó sẽ là cơ sở để phát triển sản xuất, khai thác các tiềm
năng của đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển sản xuất
hàng hoá.
+ Hình thức tổ chức sản xuất: Các hình thức tổ chức sản xuất ảnh hưởng trực
tiếp đến việc khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Vì vậy, cần phải
thực hiện đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong nông nghiệp,xác lập một hệ thống tổ
chức sản xuất, kinh doanh phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất, dịch
vụ và tiêu thụ nông sản hàng hoá.
+ Dịch vụ kỹ thuật: Sản xuất hàng hoá của hộ nông dân không thể tách rời
những tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản
22
xuất.Vì sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển đòi hỏi phải không ngừng nâng cao
chất lượng nông sản và hạ giá thành nông sản phẩm .
• Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội.[1]
+ Nền kinh tế thị trường: Cung - cầu có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành
và phát triển đối với các hàng hoá nông nghiệp, các nông hộ hoàn toàn tự do lựa chọn
hàng hoá họ có khả năng sản xuất, đồng thời họ có xu hướng hợp tác, liên doanh, liên
kết để sản xuất ra những nông sản hàng hoá mà nhu cầu thị trường cần với chất lượng
cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng.
+ Hệ thống chính sách, pháp luật về phát triển nông nghiệp, đất đai,...có vai trò
quan trọng trong phát triển nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp, cách thức tổ chức,
sắp xếp, cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Mỗi một sự thay đổi của chính sách, pháp luật
thường tạo ra sự thay đổi lớn, sự thay đổi đó có thể thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát
triển hoặc giới hạn, hạn chế một khuynh hướng phát triển nhằm mục đích can thiệp và
phát triển theo định hướng của nhà nước.
+ Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách của Nhà nước: Ổn định chính
trị là yếu tố then chốt để tạo nên sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước khác trong
khu vực. Đầu tư vào một nước có nền chính trị ổn định tạo tâm lý yên tâm về khả năng
tìm kiếm lợi nhuận và thu hồi vốn, giúp các nhà đầu tư có thể tính toán chiến lược đầu
tư lớn và dài hạn. Vai trò của ổn định chính sách cũng tương tự như vậy, môi trường
cởi mở và rõ ràng thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại quốc.
1.5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Quan điểm nghiên cứu
Quan điểm hệ thống và tổng hợp :
+ Khi tiến hành nghiên cứu đánh giá đất đai cần đặt lãnh thổ nghiên cứu trong
một hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh cả về tự nhiên và xã hội. Giữa các thành phần
và bộ phận cấu tạo nên hệ thống đều có những mối tương tác qua lại qua các dòng vật
chất, năng lượng và thông tin. Khi một thành phần hay bộ phận nào đó bị tác động thì
kéo theo sự thay đổi dây chuyền của các thành phần khác.
+ Theo quan điểm tổng hợp, phải nghiên cứu đất đai trong mối liên hệ chặt chẽ
với các yếu tố khác trong lãnh thổ, đó là các yếu tố địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ
văn, sinh vật và các tác động của con người. Do đó, khi đánh giá đất đai thì phải
23
nghiên cứu đầy đủ các mối liên hệ chứa đựng bên trong nó, những mối quan hệ qua lại
giữa các thành phần tạo thành đơn vị đất đó.
Đơn vị đất đai
Đầu ra
(Năng lượng, vật chất tự nhiên)
Vốn,Đầu
lao động,
vào kỹ thuật,
…
Năng suất, thu nhập, chất
lượng môi trường
Loại hình sử dụng đất
Hình 1 : Mô hình cấu trúc hệ thuống sử dụng đất
(Yêu cầu sử dụng
đất) : Trần Văn Tuấn và nnk 2014)
(Nguồn
Quan điểm phát triển bền vững :
Quan điểm phát triển bền vững hiện nay đã trở thành phổ biến và áp dụng rộng
rãi trong tất cả các hoạt động của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong khai thác sử
dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững được xác định ngay từ khi
bắt đầu tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Phát triển kinh tế-xã hội phải
gắn liền với bảo vệ môi trường để đảm bảo rằng việc khai thác tài nguyên và phát triển
sản xuất đó đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế của hiện tại mà vẫn đảm bảo cho
thế hệ tương lai. Do đó, trong đề xuất định hướng sử dụng đất cần phải cân nhắc tính
toán, phân tích một cách tổng hợp, toàn diện các đặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên
trên hệ thống, tổng hợp với các mục đích phát triển kinh tế-xã hội gắn liền bảo vệ môi
trường.
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau :
Phương pháp điều tra thực địa : Trong đợt đi điều tra thực địa tác giả đã tiến
hành thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến hiện trạng sử dụng đất của huyện Cao
24
Phong tỉnh Hòa Bình, số liệu về diện tích đất bị chuyển đổi mục đích sử dụng do dự
án, quy hoạch và do tự ý chuyển đổi. Đồng thời cũng biết được những khó khăn của bà
con trong quá trình sử dụng đất để có hướng đưa ra giải pháp thích hợp.
Phương pháp xử lý, phân tích, tổng hợp tài liệu số liệu : Trên cơ sởtài liệu số
liệu đã thu thập, tác giả tiến hành phân loại, tổng hợp để thấy được diện tích đất đã
chuyển mục đích sử dụng đất trái phép không theo quy hoạch kế hoạc sử dụng đất đã
đề ra trước đó; đất bị chuyển từ mục đích sử dụng nào sang mục đích sử dụng nào ?,
biến động sử dụng đất theo xu hướng nào ? Từ đó lập bảng biểu để thấy sự tăng giảm
rõ rệt qua các năm.
Từ số liệu và tài liệu cơ sở, phân tích tổng hợp cơ bản để thấy được bất cập còn
tồn tại từ đó đưa ra định hướng phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện
Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.
Phương pháp bản đồ và GIS:Phân tích các bản đồ hiện có, sử dụng phần mềm
QGIS trong việc tích hợp dữ liệu đã thu thập và thành lập bản đồ . Tác giả tiến hành
thành lập bản đồ thổ nhưỡng ở khu vực Hòa Bình để thấy rõ được những khu vực
thích hợp, có loại đất phù hợp để trồng cam.
1.5.3. Sơ đồ các bước nghiên cứu
Mục tiêu, nhiệm vụ
Phân tích
Định
hướng
đấtmôi trường.
-Điều kiện tự
nhiên,
kinhsử
tế-dụng
xã hội,
Thu thập tài liệu, số liệu
đẩy
vềhợp
mặt kinh
Tổng
-Hiện trạng-Thúc
sử dụng
đất,
biến
độngtếsử dụng đất.
25
-Đảm
bảo
về
mặt
xã
hội
-Xu
động
sửđiểm
dụng
đất
Hình
2thế
: đất
Sơbiến
đồ
các
bước
nghiên
cứu
-Thực trạng sử
dụng
theo
quan
phát
triển bền vững
Nội nghiệp
Điều
Tra
Ngoại nghiệp
-An thế
toànphát
về mặt
môi
-Xu
triển
bềntrường
vững