Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Làm thế nào để học sinh trong những lớp mình phụ trách ngày càng yêu thích , ham học và học giỏi bộ môn sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.29 KB, 10 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐÊ
Trong những năm cuối thế kỷ XX ,đầu thế kỷ XXI bộ môn sinh học trên
thế giới có những bước phát triển mạnh mẽ, liên tục đạt được những thành tựu
vô cùng to lớn trên nhiều lĩnh vực như sinh học phân tử, sinh học tế bào mở ra
những triển vọng mới cho nhiều ngành khoa học ứng dụng như Yhọc ,trồng
trọt ,chăn nuôi, công nghệ sinh học ...
Có thể dẫn một số ví dụ như :
- Công trình của Wenmut và đồng sự năm 1997về nhân bản vô tính ở
động vật . Sự ra đời của cừu Đôly đã làm chấn động dư luận thế giới mở ra
một hướng nghiên cứu mới trong sinh học.
- Các công trình về lai tế bào , tạo sinh vật biến đổi gen đã tạo ra những
giống vật nuôi cây trồng mới không hề có trong tự nhiên đáp ứng nhu cầu
ngày càng đa dạng của con người .
Ở nước ta trong thập kỷ đầu thế kỷ 21các ngành khoa học ứng dụng của
bộ môn sinh học như Y học giống cây trồng cũng đã gặt hái dược những
thành công đáng kể.
Những thành tựu trên đã được lồng ghép tương đối đầy đủ trong trương trình
sinh học ở trường THPT.
Tuy nhiên trong những năm gần đây do nhu cầu thực tế của cuộc sống số
học sinh dự thi đại học khối B là khối có môn sinh học rất ít và những học
sinh yêu thích ,say mê bộ môn sinh học ngày càng ít hơn. Từ thực tế đó bản
thân tôi đã có nhiều trăn trở suy nghĩ : Làm thế nào để học sinh trong những
lớp mình phụ trách ngày càng yêu thích , ham học và học giỏi bộ môn sinh
học? Đồng thời phát hiện những học sinh có năng khiếu học môn sinh học để
bồi dưỡng ,vun đắp niềm say mê của các em trở thành những nhà khoa học
tương lai những nhân tài cho quê hương đất nước . Trong những năm giảng
dạy bộ môn sinh học ở trường THPT Ba Đình tôi cũng đã áp dụng nhiều biện
pháp nhưng biện pháp mà tôi tâm đắc nhất là tạo ra một sân chơi , một
“không gian sinh học” nơi đó các em học mà chơi ,chơi mà học , nơi các em
có thể giao lưu học hỏi lẫn nhau , có thể trao đổi một cách thoải mái mọi thắc
mắc với các thầy , được gặp gỡ giao lưu với những bậc đàn anh thành đạt đó


là thành lập một câu lạc bộ “các bạn trẻ yêu thích sinh học”
1


PHẦN II: NỘI DUNG
Quá trình thành lập và hoạt động của câu lạc bộ các bạn trẻ yêu thích
sinh học lớp 10B-->12Btrường THPT Ba Đình (khoá học 2005-2008)
1/ Thành lập câu lạc bộ
Ý tưởng tạo ra một “không gian sinh học”cho học sinh xuất hiện vào
năm 2005 khi tôi được giao chủ nhiệm một lớp theo định hướng khối B.
Trước tiên tôi điều tra năng lực học tập sở thích , sở trường của các em học
sinh trong lớp, tập hợp những em yêu thích bộ môn sinh học tạo thành một
nhóm lấy tên là nhóm yêu thích môn sinh học (gọi tắt là nhóm Sinh học) .Đây
là tiền thân của câu lạc bộ các bạn trẻ yêu thích môn sinh học sau này . Nhóm
gồm có 9 em do em Hoàng Thị Yến làm nhóm trưởng . Tuy chỉ là một nhóm
nhỏ nhưng ngoài việc tổ chức chặt chẽ nhóm đã đề ra mục đích và phương
châm hoạt động rỏ ràng đó là :
- Khuấy động phong trào học tập bộ môn sinh học trong tập thể lớp.
- Sưu tầm, cập nhật các tài liệu các thành tựu nổi bật của bộ môn sinh học
trên thế giới và trong nước rồi chuyển tải tới các học sinh trong lớp thông qua
các hoạt động giao lưu dưới các hình thức kể chuyện , đố vui các hoạt động
đó được tổ chức trong các buổi sinh hoạt 15 phút , trong các giờ học chính
khoá ở những phần kiến thức có liên quan.
- Tập hợp các ý kiến thắc mắc của các thành viên trong nhóm và trong cả
lớp để nghiên cứu trả lời hoặc đề nghị thầy giáo giải đáp.
- Sưu tầm tài liệu hay về bộ môn để giới thiệu tuyên truyền trong tập thể lớp
-Tập hợp các bài toán hay và khó để giải và giới thiệu phương pháp giải với
các bạn trong lớp .Phân loại và đưa ra phương pháp giải bài tập hay nhất
ngắn nhất.
-Thường xuyên giữ mối liên hệ với thầy ,cô bộ môn và thầy phụ trách để được

hướng dẫn , tiếp nhận thông tin từ phía nhà trường để hoạt động cho phù hợp.
Hoạt đông thường kì của nhóm ;
+Hàng tuần giáo viên phụ trách gợi ý công việc cho nhóm trưởng , nhóm
trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm chuẩn bị nội dung
để giao lưu trong tập thể lớp.Thông thường mỗi tuần một buổi vào sáng thứ tư
trong giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ học. Nội dung giao lưu là những kiến thức
sinh học vừa được học trong các bài giảng trên lớp , hoặc trong các chuyên đề
học bồi dưỡng ,hoặc những vấn đề mà tự bản thân các em tự tìm ra tự sưu tầm
được . Vì thời gian rất ngắn vì vậy nội dung giao lưu cũng hết sức ngắn gọn .
2


Để thu hút sự tham gia của nhiều thành viên chủ đề giao lưu thường tập trung
vào những vấn đề có tính chất thời sự , nóng hổi hoặc rất cần thết cho việc thi
cử của các em. Hình thức giao lưu cũng rất phong phú trẻ trung phù hợp với
tâm sinh lý của tuổi trẻ học đường .Ví dụ như đoán ô chữ , trò chơi truyền
thông tin , ra câu hỏi và cược số đáp án trả lời , kể chuyện sinh học...
Chẳng hạn sau khi học song phần cấu tạo của tế bào nhân thực và nhân sơ
đã có một trò chơi như sau :
Ban lãnh đạo nhóm nêu câu hỏi “Hãy kể tên của các bào quan có cấu tạo
màng kép trong tế bào thực vật ”? Có hai thành viên tham gia vào phần chơi .
Hai người đứng đối diện nhau phía trên gần bục giảng ,họ sẽ tự đặt cược số
đáp án mà họ sẽ trả lời được nếu trả lời đúng ,đủ đáp án họ sẽ là người thắng
cuộc, không trả lời đúng và đủ số đáp án mà họ đã cược sẽ bị thua và người
kia sẽ là người thắng, cả lớp và người dẫn chương trình sẽ là trọng tài, thầy
giáo là cố vấn của chương trình . Một phần quà nho nhỏ sẽ đươc tặng cho
người thắng cuộc.
Nhóm sinh học đã hoạt động có hiệu quả từ tháng 10/2005--> 3/2006.
nhóm đã nhận được sự quan tâm ủng hộ của học sinh trong lớp ,các bậc phụ
huynh và ban giám hiệu.Các thành viên của nhóm đã nhận được nhiều giải

thưởng cao của câu lạc bộ khoa học trẻ nhà trường như các em Nguyễn thị
Nga , Nguyễn thị Hương , Mai thị Yến .
Cuối tháng 3 năm 2006 xuất phất từ nhu cầu tham gia sinh hoạt của học
sinh , trên cơ sở thực tế lượng thông tin cần giao lưu , trao đổi ngày càng
nhiều nhưng thời gian trên lớp thì quá ít . Được sự ủng hộ, động viên của các
bác trong ban trực phụ huynh của lớp đặc biệt là bác Trần thị Nga là hội
trưởng hội cha mẹ học sinh trường THPT Ba Đình tôi đã quyết định nâng cấp
nhóm sinh học trẻ thành Câu lạc bộ các bạn trẻ yêu thích sinh học.
a) Mục đích của câu lạc bộ là :
-Tập hợp các học sinh yêu thích môn sinh học để cùng nhau trao đổi kinh
nghiệm học tập , giao lưu giữa các nhóm trong câu lạc bộ và giữa câu lạc bộ
với các thầy cô bộ môn , những anh chị lớp trước , những học sinh cũ của nhà
trường dẫ thành đạt có liên quan đến bộ môn sinh học.
-Cung cấp , trao đổi tài liệu học tập bộ môn , trao đổi phương pháp học tập
,rèn luyện kỹ năng làm bài, góp phần nâng cao chất lượng môn sinh học trong
giờ chính khoá, chuẩn bị kiến thức cho học sinh thi đại học vào cuối khoá.

3


- Xây dựng và rèn luyện phương pháp học tập mới, phát huy tính chủ
động sáng tạo của học sinh ( phương pháp tự học ,tự nghiên cứu , thảo luận
nhóm , học đi đôi với hành ) theo định hướng của bộ giáo dục và đào tạo
-Phát hiện những học sinh có năng khiếu học môn sinh học để bồi dưỡng
chuẩn bị cho các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh , quốc gia , bước đầu tạo lập thói
quen nghiên cứu khoa học góp phần đào tạo những nhà khoa học tương lai
cho đất nước.
- Đưa kiến thức sinh học vào thực tế cuộc sống , tuyên truyền các hoạt
động: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên , bảo vệ thiên nhiên ,môi trường.
Tóm lại mục đích của câu lạc bộ là tạo ra một “không gian sinh học” ở đó

các em không có áp lực thi cử , ở đó các em tự do bày tỏ những ước mơ, hoài
bảo của mình , những thắc mắc của bản thân và quan trọng nhất là các em
được học mà chơi ,chơi mà học từ đó thêm yêu thích bộ môn và học tốt bộ
môn sinh học, góp phần nâng cao tỷ lệ học sinh đậu vào các trường đại học,
nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi.
b) Qui trình thành lập câu lạc bộ
- Lập kế hoạch : Để thành lập được CLB tôi đã lập kế hoạch trước khoảng
15 ngày kế hoạch chi tiết đến từng công việc, thời gian ,địa điểm , người phụ
trách .Trong đó quan trọng nhất là phải hình dung được những công việc mình
sẽ làm ,những khó khăn, thuận lợi ,hướng giải quyết.
-Xin ý kiến của BGH (trực tiếp chỉ đạo là cố hiệu trưởng Nguyễn Đình
Phùng ) và ban trực hội phụ huynh của lớp.
-Phổ biến kế hoạch
+Triển khai kế hoạch trong nhóm sinh học trẻ lấy ý kiến góp ý từ
các em.
+Phổ biến kế hoạch trước lớp và cho học sinh tự nguyện đăng ký ,
viết đơn gia nhập câu lạc bộ.
+ Dự thảo qui chế hoạt động của câu lạc bộ
+Tìm nguồn kinh phí cho CLB hoạt động (huy động sự tài trợ của
các doanh nghiệp ,các bậc phụ huynh ...)
- Tổ chức ra mắt câu lạc bộ
Ngày 2/4/2005 Câu lạc bộ Các bạn trẻ yêu thích sinh học chính thức ra
mắt bao gồm 36 thành viên đều là học sinh lớp 10B là lớp tôi do tôi là GVCN
đồng thời trực tiếp giảng dạy môn sinh học . Câu lạc bộ được chia thành 4
nhóm mỗi nhóm có 9 thành viên . Ban điều hành câu lạc bộ gồm 3 thành viên

4


gồm các em : Mai thị Yến ,H oàng Thị Yến ,Nguyễn thị Hương . Em Hoàng

Thị Yến được bầu làm chủ nhiệm câu lạc bộ.
Ban cố vấn bao gồm :
-Thầy giáo Nguyễn Thành Linh GVCN, trực tiếp giảng dạy môn sinh
học ở lớp 10B
- Thầy Mai Văn Thuận giáo viên sinh học thuộc tổ sinh trường THPT Ba Đình
Trong lễ ra mắt câu lạc bộ được vinh dự đón tiếp thầy nguyễn Đình Phùng cố
Hiệu trưởng nhà trường , Cô Nguyễn thị Thanh tổ trưởng chuyên môn , thầy
Hàn Duy Điều bí thư đoàn trường , các thầy cô trong tổ bộ môn , các bác
trong ban trực hội cha mẹ học sinh đến dự, cổ vũ và trao quà tài trợ và khen
thưởng, đại diện học sinh của các lớp đến giao lưu ,động viên cổ vũ.
Ngoài các thủ tục thông thường CLB đã tổ chức các màn chào hỏi , giao
lưu kiến thức sinh học dưới các hình thức kịch vui được chuyển thể từ kiến
thức sinh học, đố vui, giải nhanh câu hỏi trắc nghiệm . Kết thúc buổi giao lưu
các nhóm thắng cuộc được nhận các phần quà của nhà tài trợ là bác Trần Thị
Nga hội trưởng hội cha mẹ học sinh trường THPT Ba Đình
2/ Hoạt động của câu lạc bộ.
Sau lễ ra mắt ban lãnh đạo câu lạc bộ đã họp bàn bạc triển khai kế hoạch, tổ
chức các hoạt động của câu lạc bộ bao gồm :
-Hoạt động giao lưu kiến thức . Giao lưu kiến thức giữa các nhóm của câu
lạc bộ , giao lưu với các bậc cựu học sinh trường THPT Ba Đình đã và đang
thành đạt trên con đường nghiên cứu khoa học( Y học ,nông nghiệp, môi
trường , sinh học...)
-Hoạt động tham quan thiên nhiên.
-Hoạt động tìm hiểu thực tế tại các cơ sở sản xuất.
-Hoạt động tuyên truyền kiến thức bảo vệ thiên nhiên ,bảo vệ môi trường,
sức khoẻ sinh sản vị thành niên.
- Hoạt động bồi dưỡng nâng cao kiến thức (bao gồm kiến thức đại trà ,kiến
thức thi đại học, kiến thức chuẩn bị cho các kì thi học sinh giỏi các cấp )
a) Hoạt động giao lưu kiến thức : Đây là hoạt đông được tổ chức thường
xuyên nhất và cũng dễ tổ chức nhất ,mục đích là nhắc lại ,ôn tập, hệ thống hoá

các kiến thức mà học sinh đã được học trong chương trình chính khoá cũng
như học bồi dưỡng .
Hai tuần một lần câu lạc bộ tổ chức giao lưu kiến thức sinh học giữa các
nhóm của câu lạc bộ . Hình thức giao lưu được phỏng theo các trò chơi trên

5


đài truyền hình như đoán ô chữ , giải toán nhanh , kể chuyện danh nhân , các
vở kịch vui có nội dung kiến thức sinh học, trò chơi sinh học...
Để hoạt động này đem lại hiệu quả cũng cố ,nâng cao kiến thức trước thời
điểm giao lưu từ 3-5 ngày giáo viên phu trách cần giao nhiệm vụ cụ thể cho
các nhóm . Nhiệm vụ thường là một chủ đề hoặc một vấn đề cụ thể cần phải
ôn tập,thảo luận hoặc mang tính chất tìm tòi nghiên cứu .
Ví dụ sau khi học song phần các qui luật di truyền giáo viên giao đề tài :
“Hãy thống kê các phương pháp tính tần số hoán vị gen mỗi phương pháp cho
một ví dụ minh hoạ”. câu hỏi được đưa ra trước một tuần các nhóm dưới sự
điều hành của nhóm trưởng chuẩn bị nội dung trả lời .Công việc này phát huy
khả năng tự học và hiệu quả làm việc nhóm của các em.
Trong buổi giao lưu dưới sự điều khiển của người dẫn trương trình là em
Mai Thị Yến mỗi nhóm cử ra một thành viên tham gia vào phần chơi chủ đề
là: “Hãy kể tên các phương pháp tính tần số hoán vị gen , mỗi phương pháp
cho một ví dụ minh hoạ”.
Các thành viên đứng thành vòng tròn bắt đầu kể từ một người nào đó và
xoay vòng theo chiều kim đồng hồ , mỗi người được đọc một đáp án đúng
,nếu đúng thì một tiếng “khoong”đươc vang len từ ban cố vấn , người nào trả
lời sai hoặc không trả lời được sau 10 giây sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, hai
người còn lại sẽ chơi tiếp trong vòng chung kết ,trong vòng này người chơi
phải cược số ví dụ mà mình có thể lấy, nếu cược rồi mà không lấy được đủ
các ví dụ thì người chơi sẽ bị loại và chiến thắng thuộc về người còn lại.

Trong quá trình chơi cho phép các thành viên của nhóm tham gia tư vấn nhắc
nhở ,cổ vũ cuối cùng ban cố vấn hoặc giáo viên phụ trách tổng kết đáp án trao
thưởng cho nhóm thắng cuộc.
xen kẽ các chủ đề giao lưu kiến thức là các trò chơi sinh học , các vở kịch vui
(Ví dụ trò chơi tổng hợp prôtêin ở Riboxom)
b) Hoạt động tham quan thiên nhiên
Hoạt động này tổ chức mỗi năm từ một đến hai lần tốt nhất là sau khi học
sinh đã học song chuyên đề sinh thái học. Hoạt động này nhằm ba mục đích
-Thay đổi động hình , không gian học tập qua đó học sinh có thể thư
giản ,thoải mái tinh thần sau những ngày dài học văn hoá.
-Kết hợp học đi đôi với hành, đưa kiến thức đã được học trong sách vở
kiểm nghiệm trong thực tế thiên nhiên , tạo ra tình yêu thiên nhiên ,yêu bộ
môn, yêu quê hương đất nước.
- Cũng cố, nâng cao kiến thức đã được học.
6


Huyện nga sơn là một huyện đồng bằng ven biển .Hệ sinh thái (HST) nơi đây
lại rất đa dạng ,có đầy đủ các kiểu hệ sinh thái tự nhiên như HST biển , HST rừng ,
HST hang động (hang từ thức )... các HST nhân tạo như HST đầm nước mặn
,HST đồng cói , đồng lúa ...Trong thời gian hoạt động câu lạc bộ đã tổ chức đi
tham quan được hai lần (kết hợp với hoạt động ngoại khoá của nhà trường )
-Lần 1 : Tháng 5/ 2005 tham quan hệ sinh thái đầm tôm xã Nga tân, Nga Sơn
-Lần 2 : Tháng 7/ 2006 tại hang từ thức huyện Nga Sơn
Khi tham quan giáo viên cần liên hệ trước với chính quyền hoặc chủ cơ sở
để được đón tiếp và hướng dẫn . Để buổi tham quan đạt mục đích yêu cầu
giáo viên phụ trách cần giao nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể cho từng nhóm .Ví
dụ tham quan HST Đầm Tôm xã Nga Tân tôi đã cho học sinh điều tra về
thành phần loài , mối quan hệ sinh thái giữa các loài và môi trường sống của
chúng , tác động của con người trong việc nâng cao năng suất sinh học của

HST v..v...Bên cạnh đó cũng cần thấy được ảnh hưởng tiêu cực của con người
đến HSTvà tác hại của nó đối với môi trường và với đời sống của con người .
Tất cả các vấn đề trên các nhóm sẽ ghi chép lại và trình bày trong phiên sinh
hoạt tiếp theo của CLB.
c)Hoạt động nâng cao kiến thức
Đây là hoạt chính hoạt động trọng tâm của CLB . Khoảng hai tuần một lần
giáo viên phụ trách gợi ý chủ đề nghiên cứu cho các nhóm ,có thể mỗi nhóm
một chủ đề hoặc tất cả một chủ đề .Các nhóm chuẩn bị và cử báo cáo viên
trình bày trong CLB. Dưới sự trọng tài của giáo viên phụ trách
Ví dụ : Nhóm 1 chủ đề vai trò của các loại enzim trong quá trình tự
sao của ADN.
Nhóm 2 vai trò của các enzim trong quá trình sao mã ,dịch mã ...
Để đạt được hiệu quả cao nên chọn những chủ đề có tính thiết thực ,chủ
đề có nội dung ngắn nhưng chuyên sâu . Sau khi các báo cáo viên trình bày
giáo viên phụ trách tổ chức cho các nhóm tranh luận và thống nhất đáp án .
d) Hoạt động tuyên truyền kiến thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi
trường , bảo vệ sức khoẻ sinh sản vị thành niên .
Một thuận lợi của CLB là các thành viên đều có kiến thức sinh học cơ
bản và lại được tìm hiểu tương đối sâu về nguyên lí của các cơ chế và quá
trình sinh học nên các em hiểu rất rỏ các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi
trường và mất cân bằng sinh thái . Vì vậy một nội dung rất được quan tâm
trong CLB là tìm hiểu hiện tượng Ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái

7


ở địa phương qua đó tổ chức những hoạt động bảo vệ môi trường ,giữ gìn sự
cân bằng sinh thái .
Ví dụ : Vận động gia đình và những người thân chỉ sử dung thuốc trừ sâu
khi thật cần thiết , áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu hại IPM( các biện

pháp phong trừ tổng hợp ) . Nuôi mèo để diệt chuột , không nên ăn thịt mèo,
không giết các loài rắn ...
Bên cạnh đó câu lạc bộ cũng cung cấp cho các em tài liệu ,kiến thức về sức khoẻ
sinh sản vị thành niên để các em tự bảo vệ mình và tuyên truyền cho những học sinh
khác trong trường hoặc ở địa phương nơi cư trú.
Ngoài các hoạt động trên từng tháng câu lạc bộ đã cập nhật những thông tin có tính
chất thời sự về các thành tựu của sinh học thế giới ,Yhọc v..v...để phổ biến tới các
thành viên giúp các em vững tin vào tương lai của nghành sinh học.
3/ Kết quả đạt được
CLB các bạn trẻ yêu thích sinh học hoạt động trong thời gian từ 2/4/2005 đến
tháng 5/2008 tức là vừa tròn 3 năm học đã thu được kết quả đáng khích lệ
-Cấp trường : 03 giải nhất môn sinh học của câu lạc bộ khoa học trẻ trường
THPT Ba Đình
- Cấp tỉnh : 09 giải môn sinh học lớp 12 năm học 2007-2008 trong đó 01 giải
nhất , 03 giải nhì, 03 giải ba, 02 giải khuyến khích
-Kết quả thi vào các trường đại học khối B năm học 2007- 2008 : 01 em đạt
điểm 10 môn sinh là em Mai Thị Yến
Nhiều em đạt 9,5 điểm môn sinh.
31em /49em đậu vào các trường đại học trong 10 em đậu vào đại học y( Y
Hà Nội , Thái Bình ...)
Quan trọng hơn , một kết quả không thể đo bằng những con số đó là các em
đã hình thành cho mình một phương pháp học tập thật sự khoa học : phương
pháp tự học tự nghiên cứu , phương pháp phương pháp làm việc theo nhóm ,
gắn việc học tập kiến thức trong sách vở với thực tế thiên nhiên sinh động và
sản xuất đây là hành trang vô cùng quý giá để các em tiếp tục phát huy trong
các trường đại học và mãi mãi về sau khi các em trở kỹ sư, bác sỹ , các nhà
khoa học của đất nước

8



PHẦN III -KẾT LUẬN
1/ Bài hoc kinh nghiệm
Việc tạo ra một sân chơi cho những học sinh có cùng sở thích như trên
không những góp phần nâng cao chất lượng các bộ môn văn hoá mà còn hạn
chế được những thói hư tật xấu của học sinh như nghiện hút, ma tuý , chơi
gêm...
Để thành lập thành công và hoạt động có hiệu quả cần phải có các điều
kiện sau :
- Giáo viên phụ trách CLB phải trực tiếp giảng dạy các em học sinh trong
CLB thì mới nắm bắt được chương trình từ đó mới đề ra những nội dung hoạt
động bổ trợ phù hợp và có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao kiến thức
cho hoc sinh
- Giáo viên phải có lòng say mê bộ môn , lòng nhiệt tình với thế hệ trẻ
- Phải có phương pháp tổ chức tốt. Ngoài việc rất am hiểu về lĩnh vực
chuyên môn còn phải có khả năng chuyển thể được những kiến thức sinh học
phức tạp thành những trò chơi hấp dẫn, những màn kịch vui đậm đà bản chất
sinh học mà mang tính nghệ thuật sân khấu cao.
- Hoạt động của CLB phải mềm dẻo , có tính sáng tạo cao, vui nhộn phù
hợp với tâm lý của lứa tuổi học đường. Điều quan trọng là ban lãnh đạo CLB
và người dẫn chương trình phải tạo ra được hứng thú hoạt động và duy trì
hứng thú đó trong toàn bộ khoá học.
-Phải xây dựng được bộ khung gồm các em có năng lực thật sự tốt, và nhiệt
tình hoạt động để xây dựng và khuấy động phong trào học tập trong cả lớp .
-Được sự quan tâm ủng hộ của BGH , tổ bộ môn, các ttổ chức đoàn thể như
đoàn thanh niên , hội phụ huynh ...
- Có khả năng huy động kinh phí , tìm nguồn tài trợ cho CLB hoạt động.
2/ Phạm vi ứng dụng của đề tài
- Đề tài thành lập CLB như trên không chỉ áp dụng đối với môn sinh học
mà có thể áp dụng với nhiều bộ môn văn hoá khác như toán lý hoá văn sử địa

GDCD...Không chỉ được vận dụng ở các trường THPT mà còn có tác dụng rất
tốt nếu được vận dụng ở các trường chuyên như trường THPT chuyên Lam
Sơn ...
Mức độ ứng dụng cũng có thể vận dụng ở hai mứ độ tuỳ điều kiện cụ thể của
giáo viên, của từng lớp từng trường .
+ Mức độ I : Thành lập nhóm yêu thích sinh học.
+ Mức độ II : Thành lập CLB
9


3/ Một số khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện đề tài
- Khó khăn khi tìm nguồn kinh phí cho CLB hoạt động .
Đa số học sinh trong lớp tôi phụ trách là học sinh nông thôn nghèo việc
đóng góp lệ phí cho CLB là rất khó . trước tình hình đó tôi đã vận động những
gia đình phụ huynh, những nhà doanh nghiệp có thu nhập cao tài trợ cho CLB
. Kết quả các bậc phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ . Trong đó tiêu biểu là bác
Trần Thị Nga hội trưởng phụ huynh nhà trường đã tài trợ kinh phí cho buổi ra
mắt , tài liệu , sách tham khảo cho CLB hoạt động.
- Khó khăn về thời gian và trụ sở sinh hoạt
Tuy là một CLB nhỏ nhưng số thành viên trong CLB có tới 36 người khoảng
từ 2-4 tuần tổ chức giao lưu một lần vì vậy cần phải có trụ sở sinh hoạt . Tôi
đã trực tiếp làm việc với Hiệu trưởng nhà trường là anh Nguyễn Đình Phùng
để được giúp đỡ . Nhà trường đã tạo điều kiện cho CLB mượn phòng nghe
nhìn để sinh hoạt. Về mặt thời gian tôi đã bố trí sinh hoạt vào ngày chủ nhật
để các em có điều kiện tham gia.
4/ Hướng ứng dụng trong những năm tiếp theo
Khoá học 2008-2011 do công việc gia đình nên tôi chỉ dừng lại ở
mức độ I là thành lập nhóm sinh học trẻ trong lớp mình phụ trách và
cũng là để đối chứng , tổng kết kinh nghiệm để tiếp tục trong những
năm sau vận dụng tốt hơn.

5/ Kiến nghị ,đề xuất
-Với trường THPT Ba Đình.
Theo tôi việc tổ chức các câu lạc bộ theo mô hình trên là phù hợp với xu thế
đổi mới phương pháp dạy và học trong trường phổ thông và là một trong
những phương pháp học hiện đại vì vậy trường THPT Ba Đình nên khuyến
khích, động viên , tạo điều kiện để giáo viên và học sinh tham gia thành lập
các loại hình CLB theo sở thích và hoạt động .
-Với sở GD&ĐT Thanh Hoá : Nên chú trọng tổ chức các hoạt động bổ trợ
mang tính chất chuyên môn như “học mà chơi chơi mà học” ở các trường
THPT để thu hút học sinh vào các hoạt động bổ ích lành mạnh và nâng cao
chất lượng được các bộ môn văn hoá .
--------------------------------------------------------

10



×