Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Điểm mới Quy định về vốn đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên trong Luật Doanh nghiệp 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.72 KB, 15 trang )

MỤC LỤC

A. Phần mở đầu
B. Nội dung
1. Khái quát chung về công ty TNHH 2 thành viên trở lên
1.1.
Khái niệm
1.2.
Đặc điểm
2. Vấn đề vốn của công ty TNHH 2 thành viên trở lên
2.1.
Vốn điều lệ và thay đổi vốn điều lệ
2.2.
Quy định về góp vốn thành lập
2.3.
Mua lại phần vốn góp
2.4.
Chuyển nhượng phần vốn góp
2.5.
Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
3. Những điểm mới và điểm bất cập của Luật Doanh Nghiệp 2014
C. Kết luận
D. Tài liệu tham khảo

Trang
2
2
2
2
2
3


3
4
6
8
9
11
15
15

A. PHẦN MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của kinh tế, các loại hình doanh nghiệp khác nhau được
hình thành, được Nhà nước thừa nhận và pháp luật bảo vệ. Bên cạnh những hình thức
pháp lý của doanh nghiệp như Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty hợp
1


danh, còn có một loại hình doanh nghiệp phổ biến là Công ty trách nhiệm hữu hạn
(TNHH). Có hai loại hình Công ty TNHH là Công ty TNHH một thành viên và Công ty
TNHH 2 thành viên trở lên. Bài viết này sẽ đề cập đến những vấn đề tổng quát về Công ty
TNHH 2 thành viên trở lên từ phân tích về điều kiện hình thành, địa vị pháp lý, cơ cấu tổ
chức quản lý và điều hành của công ty. Trong đó, vấn đề về vốn luôn là vấn đề được các
nhà đầu tư quan tâm trước khi quyết định thành lập công ty. Bài viết sẽ đi sâu vào tìm
hiểu những quy định về vốn của Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên và
phân tích những điểm bất cập cũng như những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014
dựa trên những lý thuyết cơ bản về các loại hình doanh nghiệp.
B. NỘI DUNG
1. Khái quát chung về công ty TNHH 2 thành viên trở lên
1.1.
Khái niệm


Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có tư cách
pháp nhân với số thành viên từ 2 đến 50 và các thành viên này chỉ phải chịu trách nhiệm
về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam
kết góp vào doanh nghiệp.
-

Đặc điểm
Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký

-

doanh nghiệp.
Thành viên của công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức; số lượng thành viên không vượt

-

quá 50 trong suốt quá trình hoạt động.
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp

1.2.

trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều
-

48 của Luật Doanh nghiệp 2014.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là loại hình công ty đối vốn không
được quyền phát hành cổ phiếu ra thị trường để công khai huy động vốn trong công

-


chúng.
Việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty phải được thực hiện theo quy
định của pháp luật.
2. Vấn đề vốn của công ty TNHH 2 thành viên trở lên
2.1.
Vốn điều lệ và thay đổi vốn điều lệ
2


Vốn điều lệ của công ty do các thành viên góp. Phần vốn góp của các thành viên
trong công ty có thể không bằng nhau. Vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên trở
lên là tổng giá trị phần vốn góp do các thành viên cam kết góp khi đăng ký thành lập công
ty. Vốn điều lệ được quy định là cơ sở để xác định tỷ lệ vốn góp trong công ty, qua đó làm
cơ sở xác định quyền, lợi ích cũng như nghĩa vụ của các thành viên.
Tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của công ty qua từng thời kỳ mà công ty có
thể điều chỉnh tăng hoặc giảm vốn điều lệ cho phù hợp.
* Tăng vốn điều lệ:
Sau thời gian hoạt động, có thể vì những lý do như: mở rộng quy mô hoạt động,
thêm thành viên,... nên Công ty TNHH 2 thành viên cần tăng vốn điều lệ. Theo quyết định
của hội đồng thành viên công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng các hình thức như:
Tăng vốn góp của thành viên: Đây là trường hợp tăng vốn điều lệ của công ty bằng
việc tăng vốn góp của các thành viên hiện hữu. Trong trường hợp tất cả các thành viên
đều đồng ý góp thêm vốn thì phần vốn góp thêm sẽ được phân chia cho các thành viên
theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Do tăng vốn điều
lệ trong trường hợp này không làm thay đổi tỷ lệ phần vốn góp của mỗi thành viên nên
quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong công ty đều không thay đổi. Tuy nhiên cũng
tồn tại trường hợp có thành viên phản ánh quyết định tăng vốn điều lệ. Trường hợp này
thành viên phản đối có thể không góp thêm vốn, số vốn góp thêm của thành viên đó được
chia cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn

điều lệ công ty nếu các thành viên còn lại đó không có thỏa thuận nào khác. Khi đó tỷ lệ
phần vốn góp trong vốn điều lệ công ty sau khi tăng vốn điều lệ của các thành viên góp
thêm sẽ tăng lên, ngược lại tỷ lệ phần vốn góp của thành viên phản đối sẽ giảm xuống.
Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới: Trường hợp tiếp nhận thêm vốn góp của
các thành viên mới phải có được sự nhất trí của các thành viên hiện thời nếu điều lệ công
ty không có quy định khác. Việc tăng vốn điều lệ theo cách này sẽ làm thay đổi tỷ lệ phần
vốn góp của thành viên hiện thời trong vốn điều lệ công ty, từ đó ảnh hưởng đến quyền và
nghĩa vụ của họ trong công ty, đồng thời làm tăng số lượng thành viên của công ty.
* Giảm vốn điều lệ:
Sau một thời gian hoạt động Công ty TNHH 2 thành viên trở lên vì những lý do
như: giảm quy mô hoạt động, thành viên rút vốn, thành viên không góp đủ vốn so với
3


cam kết,... nên công ty bắt buộc hoặc có nhu cầu chủ quan cần phải giảm vốn điều lệ.
Công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng các hình thức sau:
Trường hợp có một thành viên rút vốn, công ty phải hoàn trả một phần vốn góp
cho thành viên đó theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu công ty đã
hoạt động liên tục trong 2 năm kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và đảm bảo rằng sau khi
hoàn trả vốn điều lệ cho thành viên, công ty vẫn có đủ khả năng thanh toán nợ và chịu
trách nhiệm với các nghĩa vụ tài sản khác. Hoặc công ty có thể mua lại phần vốn góp của
thành viên đó theo quy định tại điều 52 Luật Doanh nghiệp 2014.
Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ phần vốn góp như đã cam
kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, công ty buộc phải đăng ký
điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn họ đã góp trong
thời hạn 60 ngày sau 90 ngày đó (theo khoản 4 điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014).
Trong trường hợp thành viên công ty bỏ phiếu không tán thành với nghị quyết của
Hội đồng thành viên về một trong những vấn đề sau: Sửa đổi, bổ sung các nội dung
trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành
viên; Tổ chức lại công ty; Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty thì thành

viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình. Yêu cầu mua lại phần vốn
góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông
qua nghị quyết. Do đó, tỷ lệ vốn điều lệ của các thành viên sẽ thay đổi dẫn đến sự thay đổi
về quyền và nghĩa vụ của họ trong công ty.
2.2.
Quy định về góp vốn thành lập
Các thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải góp đủ và đúng loại
vốn đã cam kết trong thời hạn 90 ngày kể từ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trong trường hợp thành viên không thể góp vốn phần vốn góp cho công ty đúng
loại tài sản như cam kết thì: thành viên này sẽ được góp vốn phần vốn góp đã cam kết
bằng các loại tài sản khác khi và chỉ khi đa số các thành viên còn lại đồng ý, cho phép.
Trong thời hạn góp vốn, các thành viên có quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỉ lệ
phần vốn góp như đã cam kết góp vào công ty.
Trường hợp thành viên chưa góp hoặc góp chưa đủ số vốn đã cam kết góp khi thời
hạn góp vốn đã hết:

4


-

Công ty phải tiến hành đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các
thành viên bằng số vốn thực góp trong thời hạn là 60 ngày (tính từ ngày thứ 90 của

-

thời hạn góp vốn).
Thành viên chưa góp vốn theo cam kết bị loại khỏi công ty, không còn là thành
viên của công ty; Thành viên chưa góp đủ phần vốn đã cam kết góp vào công ty


-

chỉ có quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn đã góp vào công ty.
Phần vốn chưa góp đủ của các thành viên sẽ được chào bán theo quyết định của

-

Hội đồng thành viên (theo khoản 3 và 4 điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014).
Các thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận (giấy chứng nhận theo mẫu quy
định) phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã góp khi đã góp đủ số vốn đã
cam kết (theo khoản 5 điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014).

Ví dụ:
Ngày 27/4/2017, Công ty TNHH Quyền Lực được cấp giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp với 4 thành viên: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Khi thành lập công ty, các thành
viên đã cam kết góp vốn lần lượt là Cần: 10 tỷ, Kiệm: 5 tỷ và một chiếc ô tô 16 chỗ (các
thành viên định giá là 500tr) làm phương tiện vận chuyển hàng hóa và đưa đón nhân viên,
Liêm: một tòa nhà 5 tầng tại phố Chùa Bộc (các thành viên định giá 15 tỷ) làm trụ sở
công ty, Chính: 4 tỷ. Cần đã góp đủ 10 tỷ vào ngày 27/4/2017. Đến ngày 1/6/2017, Kiệm
mới góp được 5 tỷ, chưa góp xe ô tô (do chiếc xe đã bị mất vào ngày 30/4/2017); các
thành viên khác yêu cầu thay thế chiếc ô tô bằng 500 triệu đồng; Liêm đã hoàn tất thủ tục
chuyển nhượng tòa nhà tại Chùa Bộc thành tài sản công ty. Ngày 25/7/2017, Chính vẫn
chưa góp vốn theo cam kết, Kiệm góp được 5,5 tỷ. Theo đó:
- Vốn điều lệ của công ty tính đến ngày 27/4/2017 là 34,5 tỷ đồng.
- Thời hạn góp vốn là từ ngày 27/4/2017 đến ngày 25/7/2017. Khi tiến hành góp
vốn: Cần sẽ góp 10 tỷ đồng, Kiệm góp 5 tỷ và ô tô 16 chỗ, Liêm góp một tòa nhà 5 tầng
tại phố Chùa Bộc, Chính góp 4 tỷ. Trong tình huống trên, vì Kiệm làm mất chiếc ô tô và
đã được các thành viên yêu cầu nộp bằng tiền mặt là 500tr nên số vốn góp của Kiệm sẽ là
5,5 tỷ đồng.
- Ngày 25/7/2017: Do đã đóng đủ 10 tỷ và đã chuyển nhượng nhà thành tài sản

công ty nên Cần,Kiệm và Liêm được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp tương
5


ứng với giá trị phần vốn đã góp. Vì chưa thực hiện góp vốn theo cam kết nên Chính bị
loại khỏi công ty. Công ty TNHH Quyền Lực chỉ có 3 thành viên là Cần, Kiệm, Liêm.
- Công ty phải tiến hành đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ và tỉ lệ phần vốn góp của
các thành viên thực góp tính từ ngày 25/7/2017 đến ngày 22/9/2017: Vốn điều lệ mới là
30,5 tỷ với 3 thành viên có tỷ lệ góp vốn như sau: Cần 10 tỷ, Kiệm 5,5 tỷ, Liêm 15 tỷ.
2.3.

Mua lại phần vốn góp

* Điều kiện để thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp:
Theo khoản 1 Điều 52 Luật doanh nghiệp 2014 về mua lại vốn góp, thành viên có
quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó đã bỏ phiếu
không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:
- Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa
vụ của thành viên, Hội đồng thành viên. Ví dụ: quyền được chia lợi nhuận bị xâm phạm
do thành viên này chỉ được hưởng phần lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn phần thành viên đáng
nhận được (theo điểm l khoản 1 điều 25 Luật Doanh nghiệp).
- Tổ chức lại công ty. Ví dụ: thành viên này không đồng ý với quyết định tăng từ
hai lên ba vị Phó giám đốc.
- Các trường hợp khác theo quy định tại điều 25 Luật Doanh nghiệp 2014 về điều
lệ công ty.
Theo khoản 2 điều 52 về mua lại phần vốn góp, khi thành viên yêu cầu công ty
mua lại phần vốn góp của thành viên đó, nếu không thỏa thuận được về giá thì công ty
phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo
nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu
cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được

mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp của thành viên yêu cầu thì thành
viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc
người khác không phải là thành viên (theo khoản 3 điều 52 Luật Doanh nghiệp 2014).
* Trình tự mua lại phần vốn góp:

6


Thành viên đủ điều kiện ở phần 1 nêu trên nộp đơn yêu cầu mua lại cho công ty.
Thời hạn yêu cầu mua lại phần vốn góp bằng cách gửi văn bản yêu cầu lên công ty trong
vòng 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết nêu trên.
Công ty và thành viên yêu cầu mua lại phần vốn góp thỏa thuận về giá mua lại.
Thực hiện mua lại phần vốn góp theo tùy từng trường hợp: Công ty và thành viên
không thỏa thuận được về giá thì phần vốn mua lại theo giá thị trường hoặc theo nguyên
tắc tại Điều lệ quy định hoặc công ty không mua lại phần vốn góp thì thành viên có quyền
tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không
phải là thành viên.
Chú ý: Việc thanh toán khi công ty mua lại phần vốn góp chỉ được thực hiện nếu
sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ
và nghĩa vụ tài sản khác.
* Hậu quả pháp lý của hoạt động mua lại phần vốn góp:
Thành viên yêu cầu mua lại phần vốn góp, sau khi kết thúc các thủ tục chuyển
nhượng phần vốn góp cho công ty hoặc cho các chủ thể khác đương nhiên không còn là
thành viên công ty.
Khi công ty mua lại phần vốn góp như đã phân tích ở trên, vốn điều lệ của công ty
thay đổi ( cụ thể là giảm xuống ). Theo quy định tại Khoản 4 Điều 68 Luật doanh nghiệp
2014, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng, công ty có
nghĩa vụ thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.


2.4.

Chuyển nhượng phần vốn góp

Đối với vốn góp của mình, thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể
chuyển nhượng phần vốn góp của mình.
Theo khoản 3 Điều 52, khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật Doanh nghiệp 2014,
thành viên chỉ có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình trong ba trường
hợp sau: Công ty không mua lại phần vốn góp của thành viên; Thành viên tặng, cho một
phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho người khác; Thành viên sử dụng phần vốn góp của
mình để trả nợ.
7


Các trường hợp còn lại, thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên có quyền
chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo
khoản 1 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2014, được quy định như sau:
- Thứ nhất, thành viên muốn chuyển nhượng vốn góp “phải chào bán phần vốn đó
cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với
cùng điều kiện”. Quy định này tạo ra sự công bằng cho các thành viên trong việc mua lại
vốn góp, tránh việc thành viên chuyển nhượng vốn cố tình tạo điều kiện thuận lợi cho
thành viên mà mình muốn chuyển nhượng lại.
- Thứ hai, thành viên muốn chuyển nhượng vốn góp “chỉ được chuyển nhượng
với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại cho người khác không phải là
thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong
thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán”.
Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương
ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các
điểm b, c, d khoản 1 Điều 49 được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.
Ví dụ: Ông Tâm (thành viên của công ty TNHH có 4 thành viên) có chào bán phần

vốn góp của mình cho các thành viên còn lại của công ty với mức giá khá cao. Sau 1
tháng, do không có ai mua nên ông Huy đã chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho anh
trai với mức giá chỉ bằng một nửa mức giá sao với các thành viên còn lại trong công ty.
Vậy ông Huy làm như vậy có vi phạm hay không?
Theo khoản 1 Điều 53, ông Huy có thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho
người ngoài công ty sau 30 ngày kể từ khi thực hiện thủ tục chào bán cho các thành viên
còn lại của công ty mà không có ai mua hoặc không mua hết. Tuy nhiên, cần chú ý điều
kiện chào bán phần vốn góp cho thành viên của công ty và người không phải thành viên
của công ty phải giống nhau. Vậy nên, việc làm của ông Huy là trái quy định của pháo
luật.
2.5.

Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt

Ngoài những trường hợp các thành viên góp vốn chủ động bán, chuyển nhượng
phần vốn góp của mình thì còn một số trường hợp đặc biệt làm chấm dứt quan hệ của
thành

viên

góp

vốn

đổi

với

công
8


ty



cách

xử



như

sau:


Ta giả sử ông A là thành viên của Công ty TNHH 2 thành viên Như Ý, ông A đã lập di
chúc và người thừa kế là con trai ông A - ông B, người quản lý tài sản của ông A theo quy
định của luật dân sự là vợ ông A - bà C, người giám hộ của ông A là bố ông A - ông D.
Theo khoản 1 điều 54 Luật Doanh nghiệp, ta xét trường hợp thành viên là cá nhân
chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên
của công ty. Tuy nhiên nếu thành viên đó không có người thừa kế hoặc người thừa kế từ
chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo
quy định của pháp luật về dân sự (theo khoản 4 điều 54 Luật Doanh nghiệp). Vậy nếu ông
A chết thì ông B trở thành thành viên của công ty. Tuy nhiên, nếu ông B từ chối nhận thừa
kế thì phần vốn góp của ông A sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
Trường hợp khác, người thừa kế không muốn trở thành thành viên thì phần vốn
góp của thành viên đó sẽ được mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại điều 52 và
53 Luật Doanh nghiệp 2014 (theo điểm a khoản 3 điều 54 Luật Doanh nghiệp 2014).
Theo khoản 1 điều 54 luật Doanh nghiệp 2014, thành viên là cá nhân của công ty

bị mất tích và bị Tòa án tuyên bố mất tích thì người quản lý của thành viên đó theo quy
định của pháp luật sẽ trở thành thành viên của công ty. Trong trường hợp này, ông A bị
mất tích và bị Toà án tuyên bố mất tích thì bà C sẽ trở thành thành viên của công ty.
Trường hợp thành viên là cá nhân cuả công ty có hành vi vi phạm pháp luật pháp
luật và bị hạn chế hoặc bị tước đoạt năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của
thành viên đó sẽ thực hiên thông qua người giám hộ (theo khoản 2 điều 54 luật Doanh
nghiệp 2014). Trong trường hợp này, giả sử ông A vi phạm pháp luật và bị kết án 3 năm
tù giam thì ông D sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của ông A tại công ty.
Theo khoản 5 điều 54 luật Doanh nghiệp 2014, thành viên là cá nhân của công ty
có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn của mình tại công ty cho một người
khác. Có hai trường hợp xảy ra. Trường hợp nếu người được tặng vốn góp là vợ, cha, mẹ,
con, người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ ba thì sẽ đương nghiên trở thành
thành viên của công ty (theo khoản 5 điều 54 luật Doanh nghiệp 2014). Trường hợp người
được tặng vốn góp là người khác thì chỉ trở thành thành viên của công ty nếu được Hội
đồng thành viên chấp thuận (theo khoản 5 điều 54 luật Doanh nghiệp 2014).
9


Tuy nhiên, nếu người được tặng vốn góp không được Hội đồng thành viên chấp
nhận thì phần vốn góp của thành viên đó sẽ được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng
theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2014 (theo điểm b khoản 4 điều
54 luật Doanh nghiệp 2014). Ví dụ, ông A tặng toàn bộ vốn góp cho một người bạn là ông
T, nhưng ông T không được Hội đồng thành viên chấp nhận là thành viên nên toàn bộ
phần vốn góp của ông A sẽ được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng cho các thành viên
khác trong công ty hoặc người khác không phải thành viên.
Trường hợp khác, ông A sử dụng phần vốn góp của mình để trả nợ cho bà E thì bà
E sẽ trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận hoặc chào
bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 53 của luật Doanh nghiệp
2014 (theo khoản 6 điều 54 luật Doanh nghiệp 2014).
Bên cạnh trường hợp thành viên của công ty là cá nhân thì còn trường hợp thành

viên là tổ chức. Nếu tổ chức đó đã giải thể hoặc phá sản thì phần vốn góp của họ sẽ được
công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại điều 52 và điều 53 của luật Doanh
nghiệp 2014 (theo điểm c khoản 3 điều 54 luật Doanh nghiệp 2014).

3. Những điểm mới và điểm bất cập của Luật Doanh Nghiệp 2014

Luật Doanh
nghiệp 2005

Luật Doanh nghiệp
2014

10

Đánh giá, nhận xét


1.

Quy

Không quy định Vốn điều lệ của công Việc quy định xác định vốn

định về về cách xác định ty TNHH hai thành điều lệ của công ty là một
cách

vốn điều lệ.

viên trở lên khi đăng điểm mới của Luật Doanh


xác

ký doanh nghiệp là ghiệp 2014 so với Luật

định

tổng giá trị phần vốn Doanh nghiệp 2005. Quy

vốn

góp các thành viên cam định này đưa ra giúp xác

điều lệ

kết góp vào công ty.

định được số vố thực góp
của công ty, tránh tình
trạng doanh nghiệp kê khai
vốn ảo, trường hợp khi
thành viên góp không đủ
vốn, trước khi đăng kí thay
đổi vốn điều lệ, thì tổng
vốn điều lệ vẫn phải là số
vốn mà các thành viên đã

2.

gian


cam kết góp.
quy Thời gian quy định để Quy định mới của Luật

Thời

Thời

hạn

định góp vốn tối các thành viên góp vốn Doanh nghiệp 2014 đã rút

góp

đa là 36 tháng, là 90 ngày, kể từ ngày ngắn đi thời gian quy định

vốn

các

thành

viên được cấp Giấy chứng góp vốn, hạn chế được

phải góp vốn đủ nhận đăng ký doanh phần nào tình trạng cổ
và đúng loại như nghiệp.
đã

cam

Thành


viên đông sáng lập và thành

kết. phải góp vốn phần vốn viên công ty TNHH không

Trường hợp thành góp cho công ty đủ và góp đủ vốn khi thành lập,
viên thay đổi loại đúng loại tài sản như làm cho vốn ảo quá nhiều
tài sản đã cam kết đã cam kết khi đăng ký so với vỗn thực tế và doanh
góp thì phải được thành

lập

sự nhất trí của tất nghiệp.

Thành

doanh nghiệp hạch toán ghi nợ
viên cho cổ đông, dẫn đến tình

cả các thành viên công ty muốn góp vốn trạng bán cổ phần khi chưa
còn lại.

bằng loại tài sản khác góp vốn thực sự, nhiều
11


với loại tài sản đã cam người thành lập công ty
kết thì phải được sự nhưng thiếu khả năng tài
đồng ý của đa số thành chính, có thể đi lừa đảo
viên còn lại.


người khác.
Tuy nhiên, có một điểm bất
cập ở đây, các quy định về
góp vốn này chỉ áp dụng
đối với doanh nghiệp mới
thành lập trong vòng 90
ngày. Trường hợp công ty
đang hoạt động và có nhu
cầu tăng vốn điều lệ, thì
chưa có điều luật nào điều
chỉnh thời hạn phải góp đủ
phần vốn tăng thêm đối với
thành viên hoặc cổ đông
công ty. Chính vì thế, các
doanh nghiệp vẫn có thể
lách luật bằng cách đăng ký
số vốn điều lệ thấp nhằm
đảm bảo việc góp đủ vốn
trong vòng 90 ngày, sau khi
đi vào hoạt động, doanh
nghiệp tiến hành đăng ký
tăng vốn điều lệ. Trong
nhiều trường hợp, số vốn
điều lệ sau khi tăng là vốn
khống, vốn ảo.
Bên cạnh đó, người góp
vốn cũng dễ dàng thay đổi

12



tài sản góp vốn so với đã
cam kết hơn nhờ thông qua
sự đồng ý của đa số các
thành viên còn lại chứ
không phải tất cả các thành
viên còn lại
3. Cách xử Trường hợp có Theo khoản 3 điều 48 Việc có thêm quy định về
lý phần thành viên không Luật này, sau thời hạn trách nhiệm với phần vốn
vốn góp góp đủ và đúng 90 ngày kể từ ngày góp theo như cam kết trong
chưa đủ hạn số vốn đã được cấp Giấy chứng Luật Doanh nghiệp 2014
của

cam kết thì số nhận đăng ký doanh làm tăng trách nhiệm của

thành

vốn

viên

được coi là nợ chưa góp hoặc chưa cam kết góp vốn ban đầu

trong

của thành viên đó góp đủ vốn đã cam kết của mình, quy định này

thời


đối với công ty; sẽ được xử lý như sau: cũng đồng thời hạn chế bớt

gian

thành

cam

phải chịu trách vốn

kết.

nhiệm bồi thường đương nhiên không còn nghiệp mới thành lập và

chưa

góp nghiệp,

viên

thành

viên thành viên góp vốn với

đó Thành viên chưa góp rủi ro cho các doanh nghiệp
theo

cam

kết khi hợp tác với các doanh


thiệt hại phát sinh là thành viên của công chưa được kiểm định về
do không góp đủ ty; Thành viên chưa vấn đề vốn điều lệ.
và đúng hạn số góp đủ số vốn như đã
vốn đã cam kết cam kết có các quyền
(theo

khoản

điều

39

này).

2 tương ứng với phần

Luật vốn đã góp; Phần vốn
chưa góp của các thành
viên được chào bán
theo quyết định của
Hội đồng thành viên.

13


4. Cách Sau thời hạn cam

Kể từ ngày cuối cùng Quy định này được xem là


xử lý kết lần cuối mà phải góp đủ số vốn, nút gỡ cho những vướng
phần vẫn có thành viên công ty vẫn có thành mắc đối với rất nhiều công
vốn

chưa góp đủ số viên chưa góp hoặc ty hiện nay khi vì nhiều lý

góp

vốn thì số vốn góp chưa đủ số vốn đã do khác nhau mà có rất

chưa chưa được góp sẽ cam kết thì công ty nhiều thành viên chưa góp
đủ

được xử lý như phải

của

sau:

Một

đăng



điều đủ vốn đăng ký và cũng

hoặc chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ không còn khả năng góp

thành một số thành viên phần vốn góp của các vốn nhưng lại không có

viên nhận góp đủ số thành viên bằng số vốn phương án xử lý cho phù
sau

vốn

thời

Huy động người 60 ngày (theo khoản 4 2005)

gian khác

chưa

góp; đã góp trong thời hạn hợp (ở luật Doanh nghiệp

cùng góp điều 48 Luật này).

Tuy nhiên, về vấn đề này,

cam

vốn vào công ty;

có ý kiến quan ngại về cách

kết.

Các thành viên

giải quyết của Luật Doanh


còn lại góp đủ số

nghiệp 2014 rằng nếu cho

vốn

góp

phép giảm vốn điều lệ, dễ

theo tỉ lệ phần

tạo ra trào lưu “làm sạch”

vốn góp của họ

báo cáo tài chính của doanh

trong vốn điều lệ

nghiệp, từ đó có thể tạo ra

của công ty (theo

những “cái bẫy” đối với

khoản 3 điều 39

nhà đầu tư, thậm chí lừa


Luật này).

dối các chủ nợ... Chẳng

chưa

hạn, doanh nghiệp lỗ hàng
nghìn tỷ đồng, nếu quy
định pháp luật cho phép, họ
sẽ xóa sạch khoản lỗ bằng
việc giảm vốn bằng đúng
số lỗ này.
14


C. Kết luận

Như vậy, Luật Doanh nghiệp 2014 mang lại cái nhìn tổng quát về loại hình doanh
nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên và đặc biệt là những quy định về
vốn góp của công ty. Pháp luật đã có những quy định riêng đối với loại hình doanh nghiệp
này về số lượng thành viên, vốn điều lệ, việc góp vốn trong công ty,… để bảo vệ quyền
lợi cho công ty cũng như các đối tác của công ty. Từ đó, chúng em nhận thấy loại hình
Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên mang những ưu điểm và nhược điểm
riêng, người kinh doanh cần cân nhắc trước khi quyết định thành lập công ty. Bài viết của
chúng em cũng đã đề cập đến được bốn điểm mới cũng như sự bất cập về những quy định
về vốn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên trong Luật Doanh nghiệp
2014 so với Luật Doanh nghiệp 2005. Bài viết vẫn còn những thiếu xót, chúng em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để bài viết hoàn chỉnh hơn. Chúng em
xin chân thành cảm ơn sự theo dõi của các thầy cô.


D. Tài liệu tham khảo

1. Học viện Ngân hàng – Bộ môn Luật, Luật Doanh nghiệp 2014 - Hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật kinh tế, NXB Hà Nội, 2017.
2. Học viện Ngân hàng – Bộ môn Luật, Luật Doanh nghiệp 2005 - Hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật kinh tế, NXB Hà Nội, 2015.
3. ThS. Nguyễn Thái Hà, Pháp luật trong hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê,
2007.

15



×