Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Chuyên đề ôn thi học sinh giỏi hoá lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.67 KB, 3 trang )

Ví dụ 1:
Nguyên tử Nhôm có điện tích hạt nhân là 13+. Trong nguyên tử nhôm, số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hãy cho biết số khối của nhôm.
Ví dụ 2:
Biết nguyên tử B có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định cấu
tạo của nguyên tử B.
Bài 1
Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang
điện là 16. Tính số hạt từng loại.
Bài 2
Nguyên tử B có tổng số hạt là 28. Số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Tính số p, n , e.
Bài 3
Nguyên tử Sắt có điện tích hạt nhân là 26+. Trong nguyên tử, số hạt mang điện nhiều hơn số
hạt không mang điện là 22. Hãy xác định số khối của nguyên tử Sắt.
Bài 4
Nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 10. Xác định cấu tạo nguyên tử. Đối chiếu bảng các nguyên tố SGK
xem M là nguyên tố nào?
Bài 5
Tổng số hạt trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35 %.
Tính số hạt mỗi loại. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử.
Bài 6
Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 48, trong đó số hạt
mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Tính số hạt mỗi loại.
Bài 7
Nguyên tử X có tổng số proton, nơtron, electron là 116 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn
số hạt không mang điện là 24. Xác định số hạt từng loại.
Bài 8
Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142 trong đó số
hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện của B nhiều hơn A
là 12. Tính số proton mỗi loại.


Bài 9
Tổng số hạt p,n,e trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên
tử A là 8. Tính số proton mỗi loại.
Ví dụ 1: Tổng số hạt cơ bản của 1 nguyên tử X là 82, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 22. Vậy X là
Ví dụ 2: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử Y là 52, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 16. Y là
Ví dụ 3: Tổng số hạt cơ bản trong phân tử X có công thức là M2O là 140, trong phân tử X thì
tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Vậy X là
Ví dụ 8: Tổng số hạt trong phân tử MX là 84 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 28. Số nơtron của M nhiều hơn số khối của X là 12 đơn vị. Số hạt trong
M lớn hơn số hạt trong X là 36 hạt.MX là hợp chất nào


Câu 4: Tổng số hạt cơ bản trong M2+ là 90, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 22 M là
Câu 5: Tổng số hạt cơ bản trong X3- là 49, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 17 X là
Câu 6: Tổng số hạt cơ bản trong M+ là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 31 M là
Câu 7: Tổng số hạt cơ bản trong X2- là 50, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 18. Số hiệu nguyên tử của X là
Câu 8: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử X là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số
hạt không mang điện là 22. Tổng số electron trong X3+ và X2O3 lần lượt là
Câu 9: Một ion X2+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 92, trong đó số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Số hạt nơtron và electron trong ion X2+ lần lượt là
Câu 10: Tổng số hạt cơ bản trong X3+ là 73, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mạng điện là 17. Số electron của X là
Ví dụ1: Nguyên tử của Nguyên tố X có cấu tạo bởi 115 hạt. Trong đó, hạt mang điện nhiều

hơn hạt không mang điện là 25 hạt. Xác định số hạt từng loại cấu tạo nên ntử đó.
Đ/S: Z=35
Ví dụ 2: Tổng số hạt trong nguyên tử một nguyên tố là 13, số hạt n lớn hơn số hạt p không
đáng kể. Xác định tên nguyên tố.
Ví dụ 3:
Một cation R3+ có tổng số hạt là 37. Tỉ số hạt e đối với n là 5/7. Tìm số p, e, n trong R3+?
Đ/S: Al
Ví dụ 4:Một hợp chất ion tạo ra từ ion M+ và ion X2-. Trong phân tử M2X, tổng số hạt cơ bản
là 140 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số khối của M + lớn hơn
số khối của X2- là 23. Tổng số hạt cơ bản trong M+ nhiều hơn trong X2- là 31. Tìm đthn, số
khối của M và X. Tìm công thức phân tử của M2X.
Bài 1: Một nguyên tử R có tổng số hạt là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều gấp 1,8333 lần
số hạt không mang điện. Tìm số hạt p, n, e và số khối của R?
Đ/S: Na
Bài 2:Một nguyên tử có tổng số các hạt là 62 và có số khối nhỏ hơn 43. Tìm số p, số n, và
khối lượng mol nguyên tử.
Bài 3: Nguyên tử R có tổng số hạt là 115 và có số khối là 80. Tìm điện tích hạt nhân của R?
Bài 4: Tổng số hạt trong nguyên tử R là 76, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang
điện là 20. Tìm số p, n, e và số điện tích hạt nhân của R?
Bài 5: Nguyên tử R có tổng số hạt trong nguyên tử là 52, số hạt không mang điện gấp 1,059
lần số hạt mang điện dương. Xác định số hiệu ntử của R?
Bài 6: Tổng số hạt trong nguyên tử R là 155, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang
điện là 33. Tìm số p, n, e và số điện tích hạt nhân của R?
Bài 7: Tổng số hạt trong nguyên tử R là 34. Cho biết số hiệu nguyên tử và số khối của
nguyên tố? Đ/S: Na
Bài 8: Trong anion X3- tổng số hạt là 111, số e bằng 48% số khối. Tìm số p, n, e và số khối
của X3-?
Bài 9.
Một kim loại M có khối lượng là 54. Tổng số các hạt trong M2+ là 78.
Hãy xác định số thứ tự của M trong bảng hệ thống tuần hoàn. Cho biết M là nguyên tố

nào trong các nguyên tố dưới đây:


Bài 10: Cho hợp chất MX3. Trong phân tử MX3, tổng số hạt cơ bản là 196 và số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Số hạt mang điện trong nguyên tử M ít hơn số
hạt mang điện trong nguyên tử X là 8 hạt.
a. Xác định hợp chất MX3? Đ/S: AlCl3
b. Viết cấu hình e của M và X?
Bài 11: Tổng số hạt p, n, e trong 2 ntử kim loại A và B là 142, trong đó số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của ntử B nhiều hơn của A là 12.
a) Xác định 2 kim loại A, B
b) Viết các ptpư điều chế A từ muối cacbonat của A và điều chế B từ 1 oxit của B
Đ/S: A là Ca, B là Fe
Bài 12. Một hợp chất B được tạo bởi một kim loại hóa trị II và một phi kim hóa trị I. Tổng
số hạt trong phân tử B là 290. Tổng số hạt không mang điện là 110. Hiệu số hạt không mang
điện giữa phi kim và kim loại là 70. Tỉ lệ số hạt mang diện của kim loại so với phi kim
trong B là 2/7. Tìm A, Z của kim loại và phi kim trên?
Bài 13:Cho hợp chất MX2. Trong phân tử MX2, tổng số hạt cơ bản là 140 và số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số khối của X lớn hơn số khối của M là 11.
Tổng số hạt cơ bản trong X nhiều hơn trong M là 16. xác định kí hiệu nguyên tử M, X và
công thức phân tử MX2?
Bài 14.
Hợp chất A được tạo thành từ ion M+ và ion X2-. Tổng số 3 loại hạt trong A là 140. Tổng
số các hạt mang điện trong ion M + lớn hơn tổng số hạt mang điện trong ion X 2- là 19. Trong
nguyên tử M, số hạt proton ít hơn số hạt nơtron 1 hạt; trong nguyên tử X, số hạt proton bằng
số hạt nơtron. Viết cấu hình electron của M+ và X2- và gọi tên chất A.
Bài 15.
Trong phân tử A2B gồm ion A+ và B2- có tổng số các hạt là 140, trong đó số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Mặt khác, người ta biết số khối của ion A + lớn hơn
trong ion B2- là 23. Tổng số hạt trong ion A+ nhiều hơn trong ion B2- là 31.

* Xác định điện tích hạt nhân của A và B.
* Viết cấu hình electron của các ion A+ và B2-.
Bài 16: Tổng số hạt mang điện trong ion AB32− là 82. Số hạt mang điện trong hạt nhân
nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử B là 8.
Xác định số hiệu nguyên tử của hai nguyên tố A và B.



×