Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cách đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.42 KB, 3 trang )

Cách đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp
Đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp là cần thiết đối với những người có nhu cầu sử dụng
thông tin trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

1. Vai trò của việc đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp
Đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng với các đối tượng sử dụng và quản lý
thông tin kế toán.


Đối với chủ doanh nghiệp: Biết đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp sẽ giúp chủ doanh
nghiệp có cách quản lý tốt tình hình tài chính đơn vị mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu
trong tình hình tài chính để đưa ra biện pháp khắc phục điểm yếu hiệu quả.



Đối với ngân hàng: Ngân hàng cần đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp để hiểu “sức
khỏe” tài chính của doanh nghiệp, biết cơ cấu vốn, cơ cấu doanh thu, tỷ suất lợi nhuận và
quyết định co vay



Đối với nhà đầu tư: Mục đích của nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp là
thu lợi nhuận. Do vậy, nhà đầu tư phải tìm hiểu cách đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp
để xác định tỷ suất sinh lời, mức độ rủi ro để lựa chọn đầu tư.



Đối với các cơ quan chức năng: Đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp để phát hiện rủi ro
tiềm ẩn, ngăn chặn sai phạm, đưa ra cách quản lý tốt doanh nghiệp.



2. Hướng dẫn đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp
a. Bảng cân đối kế toán
Tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ của doanh nghiệp.


Phần tài sản: Dựa vào tài sản của doanh nghiệp trong bảng cân đối kế toán biết được quy
mô, cơ cấu đầu tư vốn, năng lực sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Ví dụ: Tài sản ngắn hạn nhiều tiền mặt, tiền gửi chứng tỏ công ty thừa vốn; tài khoản hàng hóa
có số dư ít chứng tỏ hàng tồn kho luân chuyển kém.


Phần nguồn vốn:

+ Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị như
: vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đi vay, nguồn vốn chiếm dụng…
+ Phần nguồn vốn thể hiện quy mô tài chính, nội dung tài chính và thực trạng tài chính của DN.
Ví dụ: Khoản nợ phải trả lớn chứng tỏ công ty chiếm dụng vốn cao, rủi ro thanh khoản cao…
b. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho biết tình hình sản xuất kinh doanh, doanh thu, chi
phí của doanh nghiệp trong kỳ. Cho thấy, doanh nghiệp làm ăn có tốt không? Năm nay so với
năm trước như thế nào?...
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được chia làm 3 phần, bao gồm :
– Doanh thu, chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ:


Doanh thu bao gồm: Doanh thu bán hàng hoá dịch vụ, doanh thu tài chính, các khoản
giảm trừ doanh thu trong kỳ




Chi phí bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý, chi phí bán hàng
trong kỳ

– Thu nhập và chi phí của những hoạt động khác: bao gồm những khoản thu và chi phí không
phục vụ hoạt động kinh doanh trong kỳ


– Lợi nhuận và nghĩa vụ thuế TNDN:


Lợi nhuận bao gồm : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động khác,
lợi nhuận sau thuế là lãi cổ tức (nếu có)



Nghĩa vụ thuế TNDN bao gồm : Thuế TNDN phải nộp trong kỳ và thuế TNDN chưa
phải nộp trong kỳ.

Khi đọc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần chú ý xem tỷ lệ giá vốn trên doanh thu cao
hay thấp? Chi phí quản lý doanh nghiệp có nhiều không? Từ đó thấy hiệu quả quản lý công việc
của doanh nghiệp.
Kết hợp các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với các chỉ
tiêu tài sản, nợ, VCSH trên bảng cân đối kế toán sẽ cho bạn biết khả năng sinh lời, các chỉ số
phản ánh tính hiệu quả của doanh nghiệp.
c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: cho biết mức độ lưu chuyển, dòng tiền vào, ra trong doanh nghiệp
cho từng hoạt động. Từ đó, thấy sự phân bổ dòng tiền đã hợp lý chưa? Doanh nghiệp bội thu hay
bội chi…




×