Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 4: Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ: Gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.8 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT 3
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ GIA ĐÌNH. ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ ?

I. MỤC TIÊU

Mở rộng vốn từvề gia đình: Tìm được các từ chỉ gồm những người trong gia đình ;
xét được các câu tục ngữ, thành ngữ cho trước thành 3 nhóm theo tiêu chí phân loại ở bài
tập 2.


Ôn tập kiểu câu Ai (cái gì, con gì) là gì?

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC


Viết sẵn nội dung bài tập 2 vào bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
- Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)


Gọi 1 HS lên bảng làm lại bài tập 1 của tiết Luyện từ và câu tuần 3.



Thu và kiểm tra vở của 3 đến 5 HS viết bài tập 3, tiết Luyện từ và câu tuần 3.




Nhận xét và cho điểm HS.

3. Bài mới
Hoạt động dạy

Hoạt động học

Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục tiêu giờ học.

- Nghe GV giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
(27’)
 Mục tiêu:
- Tìm được các từ chỉ gồm những người

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


trong gia đình; xét được các câu tục ngữ,
thành ngữ cho trước thành 3 nhóm theo tiêu
chí phân loại ở bài tập 2.
- Ôn tập kiểu câu Ai (cái gì, con gì) là gì?
 Cách tiến hành:
Bài 1
- GV gọi 1 HS đọc đề bài.

- Tìm các từ ngữ chỉ gồm những
người trong gia đình: ông bà, chú

cháu…

- Em hiểu thế nào là ông bà?
- Em hiểu thế nào là chú cháu?
- GV nêu: mỗi từ được gọi là từ ngữ chỉ
gồm những người trong gia đình đều chỉ từ
2 người trong gia đình trở lên.

- Là chỉ cả ông và bà.
- Là chỉ cả chú và cháu.

- Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm từ, sau đó nêu
từ của em. GV viết các từ HS nêu lên bảng.
- HS tiếp nối nhau nêu từ của mình,
mỗi em chỉ cần nêu 1 từ, em nêu
sau không nhắc lại từ mà bạn trước
đã nêu.

- Yêu cầu HS cả lớp đọc lại các từ tìm
được, sau đó viết vào vở bài tập.
Bài 2

- Đáp án: Ông bà, bố mẹ, cô dì, chú
bác, cha ông, ông cha, cha chú, cô
chú, cậu mợ, chú thím, chú cháu, dì
cháu, cô cháu, cậu chaíu, mẹ con,
bố con, cha con, bà con.
- HS cả lớp nhìn bảng, đồng thanh
đọc các từ này.


- Gọi HS đọc đề bài 2.
- Hỏi: Con hiền cháu thảo nghĩa là gì?

- 2 HS đọc bài thành tiếng, HS cả
lớp đọc thầm.
- Con cháu ngoan ngoãn, hiếu thảo

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Vậy ta xếp câu này vào cột nào?

với ông bà, cha mẹ.

- Hướng dẫn: Vậy để xếp đúng câu thành
ngữ, tục ngữ này vào đúng cột thì trước hết
ta phải suy nghĩ để tìm nội dung, ý nghĩa
của từng câu tục ngữ, thành ngữ sau đó xếp
chúng vào đúng cột trong bảng. Lần lượt
hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các câu b, c,
d, e, g.

- Vào cột 2, con cháu đối với ông
bà, cha mẹ.
- Nghe hướng dẫn.
- HS thảo luận nhóm về nghĩa của
từng câu.

- Yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng lớp làm bài. HS cả

lớp làm bài vào vở bài tập. Đáp án:
+ Cha mẹ đối với con cái: c, d.
+ Con cháu đối với cha mẹ, ông bà:
a, b.

- Chữa bài và cho điểm HS.

+ Anh chị em đối với nhau: e, g.

Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài 3.

- 2 HS đọc đề trước lớp, cả lớp theo
dõi trong SGK.

- Gọi 2 đến 3 HS đặt câu theo mẫu Ai là gì? - HS đặt câu trước lớp, cả lớp theo
nói về Tuấn trong truyện Chiếc áo len.
dõi và nhận xét xem câu đó đã
đúng mẫu chưa, đúng với nội dung
truyện Chiếc áo len không?
- Nhận xét câu của HS, sau đó yêu cầu HS
tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (3’)

- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp
làm bài vào vở bài tập. Đáp án :
a) Tuấn là anh trai của Lan./ …
b) Bạn nhỏ là cô bé rất hiếu thảo
với bà./ …


- Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS
c) Bà mẹ là người rất yêu thương
tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở
con./ …
những HS còn chưa chú ý. Dặn dò HS về

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


nhà ôn lại các nội dung của tiết học

d) Sẻ non là người bạn tốt./ …

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×