Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Đề cương ôn tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.72 KB, 46 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.
____________________
I. Câu Hỏi Ngắn:
1. Lộ trình của HCM từ khi rời Nghệ An đến Nhà Rồng là:
- Huế: 1096- 5/1909;
- Bình Định: 5/1909- 8/1910;
- Bình Thuận: 8/1910- 2/1911;
- Sài Gòn: 2/1911- 5/6/1911.
2. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản đầu tiên vào năm 1925
ở Pari, lần đầu tiên ở Việt Nam bằng tiếng Pháp vào năm 1946 và lần đầu tiên ở Việt Nam bằng tiếng
Việt vào năm 1960.
3. Khái niệm “Nhà nước của dân, do dân, vì dân” được HCM sử dụng lần đầu tiên vào năm 1927.
4. Quan điểm: “Chúng ta phải đấu tranh cho tự do, độc lập của các dân tộc khác như là tranh đấu cho
dân tộc ta vậy” của HCM lần đầu tiên được biết đến vào năm 1914.
5. Quan điểm “ dĩ bất biến ứng vạn biến” trong tư tưởng HCM lần đầu tiên được biết đến vào ngày
31/5/1946.
6. Đến Liên Xô, lần đầu tiên HCM biết đến “ Chính sách kinh tế mới” của Lênin vào năm 1923.
7. Lần đầu tiên HCM đưa ra khái niệm về Văn hóa trong Mục đọc sách ở phần cuối tập Nhật ký trong
tù( 1942- 1943): “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công
cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện
của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh
tồn”.
8. Hồ Chí Minh lần đầu tiên bước lên vũ đài chính trị thế giới bằng sự kiện gửi Bản yêu sách của nhân
dân An Nam gồm 8 điểm đến Hội nghị Vécxây năm 1919.
9. Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho những người VN yêu nước tại Pháp gửi đến hội
nghị Vécxây Bản yêu sách gồm 8 điểm của nhân dân An Nam. Nội dung cơ bản của Bản yêu sách này
gồm những vấn đề sau:
- Đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ Đông Dương như đối với Châu Âu,
xóa bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh, thay thế bằng chế độ đạo luật;




- Đòi quyền tự do, dân chủ tối thiểu cho nhân dân An Nam.
10. Theo HCM mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN là mâu thuẫn giữa một bên là
yêu cầu phải tiến lên xây dựng 1 chế độ XH mới có “ công, nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật
tiên tiến” với 1 bên là tình trạng lạc hậu phải đối phó với bao thế lực cản trở, phá hoại mục tiêu của
chúng ta.
11. Năm 1921, cùng với 1 số người yêu nước của các nước thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội
Liên Hiệp thuộc địa. Hội này xuất bản tờ báo “Người cùng khổ ( Le Paria) vào tháng 4/1922.
12. Theo HCM, trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, nền văn hóa ở nước ta có tính chất dân tộc,
khoa học, đại chúng.
13.Vấn đề dân tộc trong tư tưởng HCM trong thời đại cách mạng vô sản là vấn đề dân tộc thuộc địa.
14. Cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc là cơ sở tinh thần
yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng dân tộc của dân tộc Việt Nam.
15. Quan điểm về 1 mô hình nhà nước:“ Dựng ra chính phủ công nông binh” được Hồ Chí Minh xác
định vào năm 1930.
16. Hồ Chí Minh ví chủ nghĩa đế quốc như hình tượng 1 con đỉa có 2 cái vòi bám và hút máu ở thuộc
địa và chính quốc. Theo người, muốn tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc thì phải đồng thời cắt bỏ cả 2 vòi, 1
ở chính quốc và 1 ở thuộc địa.
17. Quan điểm và 1 mô hình nhà nước: “lập chính phủ dân chủ cộng hòa” được Hồ Chí Minh xác định
vào năm 1941.
18. Hồ Chí Minh đề cập đến con người theo phạm vi và nhiều nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Theo đó, ở
nghĩa rộng, Người dung khái niệm đồng bào cả nước; ở nghĩa hẹp là “gia đình, anh em họ hàng, bầu
bạn”; ở nghĩa rộng nhất là loài người.
19. Trong tư tưởng HCM về đạo đức, Người ví “ Cần với Kiệm phải đi đôi với nhau” như hai chân của
con người.
20. Trong tư tưởng HCM về đạo đức, theo Người, chính đối với mình thì phải không tự cao, tự đại,
luôn chịu khó học tập, cầu tiến bộ, luôn kiểm điểm mình để phát huy điều hay, sửa đổi điều dở.
21. Lý thuyết lục hòa là 1 trong những cơ sở lý luận quan trọng góp phần hình thành tư tưởng HCM về
đại đoàn kết dân tộc. Lý thuyết này do học thuyết Phật giáo khởi xướng.

22. Lý thuyết “ đại đồng ” là 1 trong những cơ sở lý luận góp phần hình thành tư tưởng HCM về đại
đoàn kết dân tộc, về CNXH. Lý thuyết này do học thuyết Nho giáo khởi xướng.


23. Tư tưởng “ nước lấy dân làm gốc” do học thuyết Nho giáo khởi xướng.
24. Theo Hồ Chí Minh, học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân; chủ
nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta.
25. Quan điểm của HCM khi Người đánh giá về tổ chức“ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” đối
với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là quả trứng, mà từ đó nở ra con chim cộng sản và là cơ sở
cho một Đảng lớn hơn.
26. Theo HCM, “ giặc nội xâm” gồm có những loại: tham ô, lãng phí, quan liêu.
27. Khi đề cập đến mối quan hệ giữa đức và tài được thể hiện trong yêu cầu đối với người cách mạng,
Hồ Chí Minh còn dùng những khái niệm: hồng và chuyên; hiền và minh.
28. Sự kiện đánh dấu sự hình thành về cơ bản tư tưởng HCM về con đường cách mạng VN là đọc Sơ
thảo lần thứ nhất Luận cương của LêNin về những vấn đề dân tộc và thuộc địa (tháng 7/1920).
29. Nội dung cốt lõi trong tư tưởng HCM là tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
30. Theo quy chế, việc thi tuyển công chức bao gồm: chính trị, kinh tế, pháp luật, địa lý, lịch sử và
ngoại ngữ. ( HCM ký sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950- Quy chế công chức).
31. Vấn đề được HCM bổ sung vào cơ sở lịch sử của CN Mác là dân tộc học phương Đông.
32. Theo Hồ Chí Minh, nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là phải
xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của CNXH.
33. Theo Hồ Chí Minh, bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta biểu hiện ở những nội dung:
- Nhà nước ta do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo;
- Bản chất giai cấp thể hiện ở định hướng đưa đất nước ta đi lên CNXH;
- Bản chất giai cấp của nhà nước ta còn thể hiện ở nguyên tắc tổ chức cơ bản là nguyên tắc tập
trung dân chủ.
34. Theo Hồ Chí Minh, trong thời kỳ cách mạng XHCN , nền văn hóa VN thể hiện ở những tính chất:
tính XHCN về mặt nội dung và tính dân tộc về hình thức.
35. Trong các cách tiếp tận CNXH dưới đây, cách tiếp cận thể hiện sự giống nhau giữa HCM với các
nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin là tiếp cận tư tưởng về CNXH từ phương diện kinh tế.

36. Nhận thức về CNXH ở HCM là kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố: Truyền thống và hiện
đại; Dân tộc và quốc tế; Kinh tế, chính trị, đạo đức và văn hóa.
37. Theo Hồ Chí Minh, nền kinh tế XHCN mà Người phác họa trong tương lai có những hình thức sở
hữu:
- Sở hữu nhà nước( tức sở hữu toàn dân);


- Sở hữu tập thể, sở hữu của những người lao động riêng lẻ( kinh tế cá thể);
- Sở hữu của các nhà Tư bản.
38. Đề tài nghiên cứu của HCM ở lớp nghiên cứu sinh do Viện nghiên cứu các vấn đề dân tôc và thuộc
địa mở vào năm 1937. Đề tài nghiên cứu có tên là “ Cách mạng ruộng đất ở Đông Nam Á”
39. Khi ở cương vị chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã ký công bố 16 đạo luật và 613 sắc lệnh.
40. Ngày 3/9/1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, HCM xác định 6 nhiệm vụ cấp
bách của Nhà nước VNDCCH. Trong 6 nhiệm vụ cấp bách đó, nhiệm vụ thứ ba là chúng ta phải có
một Hiến pháp dân chủ.
41. Khái niệm Nhà nước của dân, do dân, vì dân do A.Lincôn( Tổng thống Mỹ cuối thế kỷ 19) đưa ra.
42. Lý luận cách mạng bạo lực của HCM gồm có những nội dung cơ bản:
- Bạo lực cách mạng VN là sức mạnh tổng hợp của toàn dân, bao gồm sức mạnh tổng hợp của cả 2
yếu tố, của 2 lực lượng: Chính trị và quân sự;
- Cách mạng bạo lực là dùng sức mạnh tổng hợp đó để giành chính quyền và giữ chính quyền;
- Tùy tình hình cụ thể mà quyết định hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị cho phù
hợp, sử dụng đúng và khéo kết hợp 2 hình thức đấu tranh đó để giành thắng lợi cho cách mạng.
43. Theo Hồ Chí Minh, động lực quan trọng và quyết định nhất của CNXH chính là con người, nhân
dân lao động, nòng cốt là công- nông- trí thức.
44. Tư tưởng HCM về Đảng CSVN hình thành dựa trên các yếu tố lý luận: Học thuyết của Mác về
Đảng cộng sản và trực tiếp là học thuyết về đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, đã được Lênin đưa
ra từ những năm đầu của thế kỷ 20.
45. Theo Hồ Chí Minh, tổ chức thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất.
46. Trong quan niệm về con người, ở góc độ xem xét các quan hệ XH, HCM chia con người ra 2 giống
người: Những người làm điều thiện và những người làm điều ác.

47. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vừa mang tính khoa học đúng đắn vừa có tính chất cách
mạng sâu sắc. Tư tưởng này thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố:
- Dân tộc và giai cấp;
- Chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng;
- Độc lập dân tộc cho dân tộc mình đồng thời độc lập cho các dân tộc khác.
48. Theo Hồ Chí Minh, những giai cấp ủng hộ và tham gia cách mạng tức là bầu bạn cách mạng của
công nông.


49. Trong bài Nói chuyện tại lớp chuẩn huấn khóa II của Bộ Công an, ngày 16/5/1959, HCM ví tư
tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân như hai yếu tố: như lúa với cỏ dại.
50. Theo HCM, nguyên nhân gây nên bệnh chủ quan là: kém lý luận; khinh lý luận; lý luận suông.
51. Để xây dựng CHXN ở VN trong thời kỳ quá độ, HCM nêu lên 2 nguyên tắc:
- Một là, xây dựng CNXH là 1 hiện tượng phổ biến mang tính quốc tế, cần nắm vững nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng chế độ mới, phải học tập kinh nghiệm của các nước
anh em nhưng không áp dụng máy móc vì nước ta có đặc điểm riêng của ta.
- Hai là, xác định bước đi, biện pháp phải xuất phát từ thực tế, đặc đểm dân tộc, nhu cầu và khả
năng thực tế của nhân dân.
52. Theo đúng tư tưởng HCM, nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân là liên minh công- nông và lao
động trí óc.
53. Tiếp xúc, tìm hiểu, nghiên cứu các cuộc CM trên Thế giới: cách mạng Mỹ, cách mạng tư sản Pháp
và các kiểu, các hình thức nhà nước mà những cuộc cách mạng này xây dựng sau khi CM thành công,
HCM đi đến kết luận đó là những cuộc CM chưa đến nơi, chưa triệt để.
54. Theo HCM, lộ trình của các cuộc cách mạng ở nước lệ thuộc và thuộc địa là: Giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp, giải phóng con người và loài người.
55. Quan điểm đúng khi đề cập đến nội dung tư tưởng HCM về lĩnh vực văn hóa văn nghệ: Văn nghệ
là 1 mặt trận, văn nghệ sỹ là chiến sỹ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh CM, trong
xây dựng XH mới, con người mới; Văn nghệ phải gắn với thực tiễn đời sống nhân dân; Phải có những
tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và của dân tộc.
56. Khi đề cập đến mối quan hệ giữa “ tập thể lãnh đạo ” và “ cá nhân phụ trách ” HCM đã dùng 2

khái niệm để diễn đạt ý nghĩa tương đương là: Dân chủ và tập trung.
II. Câu Hỏi Tự Luận:
Vấn đề 1: Sự hình thành và những đặc điểm cơ bản của tư tưởng HCM.
Đã một thế kỷ trôi qua kể từ ngày 5 tháng 6 năm 1911, ngày Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc để bắt
đầu một cuộc hành trình dài khảo sát xem các dân tộc khác làm như thế nào trong đấu tranh giành độc
lập rồi trở về vận dụng để giải phóng dân tộc Việt Nam. Cái ngày lịch sử ấy đã đi sâu vào lòng người
của bao thế hệ người Việt Nam và thế giới với biết bao tình cảm chứa chan, rung động: Khi tôi còn là
hạt bụi, Người đã lên tàu đi xa; từ thành phố này Người đã ra đi (lời của những bài hát); Đất nước đẹp
vô cùng nhưng Bác phải ra đi, cho tôi (nhà thơ Chế Lan Viên) làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác hay
như nhà báo người Úc là Bocset đã nói: “Nói tới một người cả cuộc đời mình để lại ân tình sâu nặng


trong nhân dân thì không có ai ngoài chủ tịch HCM” vì “HCM đã sống một cuộc đời với những tầm
cỡ phi thường và đã có những cống hiến sâu sắc cho sự nghiệp giải phóng loài người. Chính lẽ đó đã
làm cho tiểu sử của Người trổ thành bài ca chi niềm vinh quang đối với triển vọng và khả năng của
con người…”. Hơn thế nữa, cái ngày lịch sử ấy còn là ngọn nguồn cho một Việt Nam hiện đại đang
chuyển mình, cất cánh hôm nay.
Trở về để bay xa hơn, đế thấu được, cảm được, nghe được trái tim, trí tuệ và nghị lực phi
thường của một thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, của một Bác Hồ kính yêu, của một tư tưởng
HCM vĩ đại, tư tưởng của một con người có con mắt đại bàng của tư duy (nói theo cách nói của
Hegel), có sự nhạy cảm đặc biệt đối với lịch sử, thấu hiểu cuộc sống con người, có nhận thức sâu về
vận mệnh dân tộc, nỗi niềm của nhân dân và hướng đi của thời đại.
Trước ngày 5/6/1991, có thể tóm tắt lộ trình của Nguyển Tất Thành từ khi rời Nghệ An đến
Nhà Rồng là: Huế (1906 - 5/1909) - Bình Định (5/1909 -8/1910) - Bình Thuận (8/1910 - 2/1911) - Sài
Gòn (2/1911 - 5/6/1911). Tại Sài Gòn trước khi rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu Đô
đốc Latútsơ Tơrêvin Nguyễn Tất Thành đã từng ở tạm tại trụ sở các chi nhánh của Liên Thành công ty
đặt tại Sài Gòn, như nhà số 3, đường Tổng đốc Phương (nay là số 5, đường Châu Văn Liêm, Di tích số
5 Châu Văn Liêm được Bộ văn hóa ký quyết định công nhận là di tích lịch sử số 1288-VH/QĐ ngày
16/11/1988); nhà số 128, Khánh Hội.
Và rồi ngày 5/6/1911 đã đến, Người bắt đầu cuộc hành trình sang phương Tây. Về mục đích

của chuyến đi này, năm 1923 Người đã trả lời một nhà báo Nga rằng: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần
đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái…Tôi rất muốn làm quen với nền văn
minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy”. Một lần khác trà lời một nhà văn
Mỹ, Người nói: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai
sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là
Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp
đồng bào tôi”.
Một hành trình dài qua nhiều nước (Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Angiêri, Tuynidi,
Cônggô, Đahômây, Xênêgan, Rêuyniông, Máctiních (Trung Mỹ), Uragoay và áchentina (Nam Mỹ),
Mỹ, Anh …): lao động bằng nhiều nghề để tồn tại; hoạt động chính trị để rút kinh nghiệm, học tập,
nghiên cứu tìm tòi, khám phá rồi vận dụng…đến năm 1917 khi cuộc cách mạng XHCN thàng Mười
Nga nổ ra và thành công, một cuộc cách mạng đến nơi và triệt để, ánh sáng của nó lan tỏa khắp nơi và
đến với chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành: “Như ánh mặt trời rạng đông xua tan bóng tối, cuộc cách


mạng Tháng Mười đã chiếu rọi ánh sáng mới vào lịch sử loài người”. Không bỏ qua cơ hội, Người
quyết tâm tìm hiểu cuộc cách mạng này và tìm hiểu Lênin. Có thể khẳng định đây là bước ngoặt nhận
thức đầu tiên trong hành trình tìm con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Tất Thành. Bước ngoặt
nhận thức này thể hiện ở chỗ từ thất bại của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ
thuộc cũng như sự thành công của cách mạng XHCN tháng Mười Nga đã mang lại cho Nguyễn Tất
Thành nhận thức quan trọng, tạo tiền đề cho việc xác định đúng con đường cách mạng Việt Nam: Ở
những năm đầu thế kỷ XX, chỉ có những phong trào cách mạng nào có mục tiêu giải quyết đồng thời
những mâu thuẫn lớn của thời đại ở nước mình thì mới có thể đi tới thắng lợi.
Đến năm 1919, bằng sự kiện gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Hòa bình
được tổ chức tại Véc xây (Pháp), Nguyễn Ái Quốc đã lần đầu tiên bước lên vũ đài chính trị của thế
giới để đòi những quyền cơ bản của dân tộc Việt Nam: quyền tự do dân chủ tối thiểu và quyền bình
đẳng về chế độ pháp lý. Những yêu cầu này đã chưa được chấp nhận lúc bấy giờ, từ đó Người rút ra
bài học kinh nghiệm đầu tiên: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, các dân tộc phải dựa vào sức
mình là chính, không ỷ lại hay trông chờ vào sự giúp đỡ của các dân tộc khác. Bài học này sau đó đã
được Người nâng lên tầm lý luận về tự lực cánh sinh: Một dân tộc tộc mà trông chờ vào sự giúp đỡ

của dân tộc khác trong công cuộc giải phóng chính mình thì dân tộc đó không xứng đáng được độc
lập, tự do: “Sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi
mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì
không xứng đáng được độc lập”. Từ sự kiện này, lần đầu tiên bút danh Nguyễn Ái Quốc chính thức
được sử dụng.
Không nản chí, Người tiếp tục đấu tranh, tiếp tục hoạt động, nghiên cứu lý luận, đến năm 1920,
tờ báo Nhân đạo – cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp đã cho đăng bài viết của Lênin: Sơ thảo
lần thứ nhất luận cương về các vấn đề dân tộc thuộc địa, số ra ngày 16, 17 tháng 7/1920. Đọc sơ thảo
ấy, Người đã phát hiện và tìm ra được con đường đi cần thiết cho cách mạng Việt Nam và khẳng định:
đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là cái giải phóng dân tộc ta: “trong luận cương ấy, có những chữ
chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi, đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận
cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến
phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo:
“Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta. Đây là con đường giải phóng
chúng ta”.


Con đường ấy là con đường làm cách mạng vô sản: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc,
không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Đó là niềm vui đầu tiên của một chiến sĩ
cách mạng An Nam – Nguyễn Ái Quốc trong hành trình gian khổ tìm con đường giải phóng dân tộc.
Tiếp theo đó là sự kiện Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và bỏ phiếu tán thành
việc thành lập Quốc tế thứ 3 (Quốc tế cộng sản) do Lênin sáng lập đã đánh dấu 1 bước ngoặt quan
trọng thứ hai trong nhận thức: từ lập trường của chủ nghĩa yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã chuyển sang
lập trường vô sản quốc tế: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản
đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thư 3. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu
lý luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi
ách nô lệ”. Chính những sự kiện của năm 1920 về cơ bản đã đánh dấu sự ra đời của tư tưởng HCM.
Tiếp tục nghiên cứu lý luận của Lênin, rồi nghiên cứu lý luận của các nhà sáng lập chủ nghĩa
Mác: Mác, Ăngghen, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: chỉ có chủ nghĩa Mác – Lênin mới có thể giải

phóng dân tộc ta khỏi ách nô lệ lầm than. Chủ nghĩa ấy như kim chỉ nam, như chiếc túi thần kỳ, như
ngọn đèn pha, như mặt trời soi sáng cho con đường cách mạng Việt Nam: “Chủ nghĩa Mác – Lênin đối
với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ,
không những là cái kim chỉ nam mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối
cùng, đi tới CNXH và chủ nghĩa cộng sản.
Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, Nguyễn Ái Quốc còn
biết tiếp thu, chắt lọc những tinh hoa lý luận của nhân loại cùng với việc kế thừa những giá trị truyền
thống của dân tộc để hình thành đầy đủ một tư tưởng HCM mang đậm chất Việt Nam.
Khẳng định tư tưởng HCM mang đậm chất Việt Nam là dựa trên các cơ sở sau:
Thứ nhất, xuất phát điểm của tư tưởng ấy là từ thực tiễn xã hội Việt Nam cuối thể kỷ XIX đầu
thế kỷ XX: dân chúng lầm than, cơ cực vì sự dày xéo của thực dân và sự nổ lực vươn lên đấu tranh
giành độc lập là chưa thực hiện được vì sự bế tắc về đường lối cứu nước lúc bấy giờ dẫu rằng tinh thần
và nhiệt huyết của dân tộc là rất cao: sẵn sàng đúc gan sắt để dời non lấp bể, xối máu nóng để rửa vết
nhơ nô lệ song vẫn trăm thất bại mà chư có một thành công.
Thứ hai, xuyên suốt tư tưởng ấy là tinh thần “dĩ vất biến, ứng vạn biến” (quan điểm này của
HCM được biết đến vào ngày 31/5/1946) cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.


Thứ ba, cốt lõi và đích đến cuối cùng của tư tưởng ấy là một Việt Nam độc lập và CNXH cùng
với một tinh thần quốc tế trong sáng.
Tư tưởng HCM mang đậm chất Việt Nam là một hệ thống gồm ba đặc điểm cơ bản sau:
Một là, sự kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: chủ nghĩa yêu nước và ý
chí đấu trang kiên cường, bất khuất của dân tộc; ý thức nhân nghĩa, thủy chung, đoàn kết; tinh thần lạc
quan yêu đời; những phẩm tính anh dũng trong đấu trang, cần cù trong lao động sản xuất, ham học hỏi
và sáng tạo trong học tập…
Những giá trị truyền thống này đã thấm sâu và giữ vai trò chủ đạo trong nhận thức và hành
động của HCM tiêu biểu như:
* Tinh thần lạc quan thể hiện trong “Ngục trung nhật ký”, dù điều kiện hoàn cảnh tring tù là vô
cùng khắc nghiệt dong vẫn ngắm trăng soi ngoài cửa sổ vì cảnh đẹp đêm nay khó hửng hờ.
* Tinh thần lạc quan còn thể hiện trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam thời kỳ ở Việt

Bắc: Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, cuộc đời cách mạng thật là sang.
* Tinh thần kiên cường, bất khuất trong cách mạng Tháng Tám: dù có đốt cháy cả dãy Trường
Sơn cũng quyết tâm giành cho được độc lập dân tộc, cũng như trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến năm 1946: chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu
làm nô lệ.
* Tinh thần yêu nước, thương dân: không có gì quý hơn độc lập tự do (17/7/1966), ham muốn
tột bậc là làm sao cho nước Việt Nam hoàn toàn giải phóng, nhân dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai
cũng được học hành; nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi;
nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi.
Hai là, sự tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa của nhân loại ở cả phương Đông và
phương Tây.
Ở phương Đông, HCM chủ yếu tiếp thu có chọn lọc hệ tư tưởng lớn: Phật giáo và Nho giáo.
HCM nói: tuy Khổng Tử là phong kiến nhưng trong học thuyết của ông có nhiều ưu điểm vì thế chúng
ta phải nên học; Học thuyết của Nho giáo có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân; còn Học
thuyết của Phật giáo có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Ngoài ra, Người còn tiếp thu Học
thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn (Trung Quốc): Chủ nghĩa tam dân (dân tộc độc lập, dân quyền tự
do, dân sinh hạnh phúc) có ưu điểm vì chính sách của nó phù hợp với Việt Nam. Chính sự tiếp thu,
chắt lọc tinh hoa tư tưởng văn hóa phương Đông đã tạo nên những nét đặc sắc trong tư tưởng HCM.


Ở phường Tây, HCM chủ yếu tiếp thu tư tưởng tiến bộ của các nhà khai sáng (Pháp) như
Rousseau, Voltair, Montesquieu với tư tưởng chủ đạo là: tự do, bình đẳng, bác ái. Ngoài ra, Người còn
tiếp thu những tư tưởng về dân chủ pháp luật, nhà nước và con người ở phương Tây như: Tuyên ngôn
độc lập của Mỹ (1776), Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791) hay tư tưởng về một
nhà nước của dân, do dân, vì dân của Abraham Lincoln (Tổng thống thứ 16 trong lịch sử Hoa Kỳ),…
Ba là, dự vận dụng sáng tạo Học thuyết Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định: các nguyên lý không phải là
điểm xuất phát của quá trình nghiên cứu mà là điểm kết thúc của quá trình nghiên cứu. Không phải
giới tự nhiên và loài người phải phù hợp với các nguyên lý mà ngược lại các nguyên lý phải phù hợp
với giới tự nhiên và loài người. Xuất phát từ đó, HCM cho rằng Học thuyết Mác – Lênin phải được

vận dụng phù hợp với Việt Nam: “Lý luận không phải là cái gì cứng nhắc, nó đầy tính chất sáng tạo; lý
luận luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ta từ trong thực tiễn sinh động”.
Sự vận dụng phù hợp ấy đã được HCM thể hiện bằng một loạt các quan điểm sáng tạo đã được thực
tiễn cách mạng Việt Nam kiểm chứng góp phần bổ sung, phát triển và hoàn bị Học thuyết Mác Lênin. Tiêu Biểu như:
* Khẳng định chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực lớn trong đấu trang
giành độc lập và phát triển đất nước.
* Giải quyết vấn đề dân tộc trên lập trường giai cấp. Theo đó, trong mối quan hệ giữa vấn đề
dân tộc và giai cấp, Người cho rằng giải quyết vấn đề dân tộc là trước hết ở Việt Nam, là điều kiện để
giải quyết vấn đề giai cấp. Xuất phát từ phát hiện này, người cho rằng muốn tiêu diệt chủ nghĩa đế
quốc thì phải đồng thời tiến hành song song, chủ động cả hai cuộc cách mạng: cách mạng vô sản ở
chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc ở các quốc gia lệ thuộc, thuộc địa và khẳng định cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành chủ động, có thể nổ ra và giành thắng lợi trước cách
mạng vô sản ở chính quốc.
* Quan điểm khằng định về sự ra đời của tổ chức Đảng Cộng sản ở các quốc gia lệ thuộc và
thuộc địa: Đảng Cộng sản Đông Dương là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong
trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
* Quan điểm khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân đồng
thời cũng là Đảng của dân tộc Việt Nam.
* Quan điểm liên minh các dân tộc phương Đông là một trong những cái cách của cách mạng
vô sản trong quan điểm về đoàn kết quốc tế.


* Tiếp cận học thuyết CNXH từ phương diện nhu cầu và khát vọng giải phóng dân tộc, con
người một cách triệt để; phương diện đạo đức (thắng lợi CNXH không thể tách rời thắng lợi của cuộc
đấu trang trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân).
Chân lý luôn là cụ thể, cách mạng luôn là sáng tạo. Sự sáng tại cách mạng của HCM trước hết
là sự sáng tạo về tư duy lý luận, về chiến lược về đường lối cách mạng Việt Nam.
Ba đặc điểm trên khẳng định sự ra đời của tư tưởng HCM là có cơ sở khách quan và phản ánh
đúng chân lý: Không một tư tưởng nào lại ra đời trên một mảnh đất trống không mà bao giờ nó cũng
ra đời trên một mảnh đất hiện thực. Trên mảnh đất hiện thực, nó kế thừa những gì có giá trị, hợp lý

đồng thời chọn lọc và bổ sung vào đó những nhân tố mới. Đồng thời nó cũng được xác định là ba bộ
phận cơ bản thuộc nội hàm của khái niệm tư tưởng HCM. Nhiệm vụ chung của ba bộ phận này là vạch
ra lý thuyết về con đường cách mạng Việt Nam đúng đắn nhằm mục đích giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp và tiến tới giải phóng con người và loài người.
Ngày 5/6/2011 là kỷ niệm 100 năm ngày HCM bắt đầu cuộc hành trình cứu nước. Cuộc hành
trình ấy đã mang về cho dân tộc Việt Nam một quá khứ kiêu hãnh, tự hào; một hiện tại đầy sức sống;
một tương lai phồn vinh và mãi mãi thấm sâu trong tâm thức của mỗi người Việt Nam và nhân dân
tiến bộ trên thế giới một HCM vĩ đại, một tư tưởng tưởng HCM bất diệt, không khép kín, không tự đủ
mà luôn phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc và thế giới. Tư tưởng ấy “sẽ mãi mãi gắn bó với
những hành động cao cả nhất và những ước mơ cao quý nhất của nhân loại”.
Vấn đề 2: Cơ sở hình thành và quá trình xác lập mô hình Nhà nước mới ở Việt Nam trong tư
tưởng HCM về Nhà nước.
1. Cơ sở hình thành tư tưởng HCM về Nhà nước mới Việt Nam:
1.1 Cơ sở thực tiễn và sự khảo nghiệm:
Từ thực tiễn hình thái nhà nước Việt Nam đương thời: nhà nước phong kiến Việt Nam và nhà
nước tư sản (dưới sự cai trị của chính quyền tư sản – thực dân Pháp) đã gây cho nhân dân một cuộc
sống cơ cực về kinh tế, bị chà đạp về nhân phẩm,…HCM đi đến khẳng định: nhà nước Việt Nam sau
khi giành được độc lập không mang bản chất phong kiến và tư sản.
Tiếp xúc, tìm hiểu, nghiên cứu các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới; cách mạng Mỹ năm
1776, cách mạng tư sản Pháp năm 1789 và các kiểu, các hình thức nhà nước mà những cuộc cách
mạng này xây dựng sau khi cách mạng thành công, HCM đi đến kết luận: đó là những cuộc cách mạng
chưa đến nơi, chưa triệt để.


Nghiên cứu cách mạng XHCN Tháng Mười Nga năm 1917, Người nhận định đây là cuộc cách
mạng triệt để và đến nơi, đưa lại quyền lợi thật sự cho nhân dân lao động. HCM kết luận: cách mạng
Việt Nam nên theo Cách mạng Tháng Mười Nga, đó là cuộc cách mạng xác lập hình thái nhà nước
trong đó quyền lực thuộc về số đông người. Chính mô hình nhà nước đó đã gợi ý cho HCM về một
kiểu nhà nước sẽ được xây dựng ở Việt Nam trong tương lai.
1.2 Cơ sở lý luận:

Văn hóa chính trị của Việt Nam trong lịch sử: Các bộ sử lớn của dân tộc như Đại Việt sử ký
toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí; các Bộ luật nổi tiếng như Hình Thư (đời Lý), Quốc triều hình
luật (đời Lê) cùng với tư tưởng “nước lấy dân làm gốc” tiếp thu được ở Nho giáo…là cơ sở văn hóa
chính trị đầu tiên của HCM trên con đường tìm kiếm một mô hình nhà nước tiến bộ cho đất nước sau
khi giành được độc lập.
Các gí trị văn hóa chính trị của loài người: HCM kế thừa, tiếp thu có chọn lọc và phát triển các
tinh hoa văn hóa phương Đông trong tổ chức, quản lý xã hội, đặc biệt là triết lý “đức trị”, “nhân trị”,
“chính sách định phận” của Nho gia (Khổng Tử); thuyết “kiêm ái” và các nguyên tắc thượng đồng,
thượng hiền, phi công của trường phái Mặc gia; tư tưởng “pháp trị” của trường phái Pháp gia (Hàn Phi
Tử: thưởng thật hậu và phạt thật nặng; sức mạnh của dân, của đất nước và xu thế lịch sử),… cũng như
các quan niệm về chính trị, xã hội của các đại biểu phương Đông khác; tiếp thu, chọn lọc, phê phán
tinh hoa văn hóa tư tưởng trong vấn đề tổ chức, hoạt động của nhà nước của các đại biểu tiêu biểu ở
phương Tây như: Đêmôcrít (cái nghèo trong chế độ dân chủ cũng quý hơn cái hạnh phúc của công dân
dưới thời quân chủ y như là tự do quý hơn nô lệ; nhà nước là trụ cột của xã hội; cần phải xử lý nghiêm
khắc những kẻ vi phạm pháp luật hay các chuẩn mực đạo đức); Platon (tiếp thu những giá trị hợp lý
trong quan niệm của Platon về nhà nước lý tưởng); tiếp thu tư tưởng tiến bộ của các nhà khai sang
Pháp như: J.J.Rouseau (Khế ước xã hội), C.L.Montesquieu (Tinh thần pháp luật),…nhất là quan niệm
về bản chất dân chủ, nhân đạo của nhà nước, quan niệm về xây dựng nhà nước pháp quyền…và sau
khi đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, HCM quán triệt và vận dụng sáng tạo học thuyết về nhà nước
và nhà nước vô sản trong xây dựng nhà nước Việt Nam mới.
2. HCM với việc xác lập nhà nước kiể mới ở Việt Nam:
Lúc đầu HCM đưa ra mô hình nhà nước công nông binh theo mô hình Xôviết, ý tưởng này
được thể hiện trong Chánh cương vắn tắt năm 1930: “dựng ra chính phủ công nông binh”. Từ thực tiễn
cách mạng cho thấy hình thức chính quyền Xôviết chưa thật phù hợp với điều kiện xã hội Việt Nam.
Về sau, Người chủ trương xây dựng mô hình nhà nước dân chủ cộng hòa như Hội nghị Ban chấp hành


Trung ương lần thứ tám (5/1941) chủ trương: “không nên nói công nông liên hiệp và lập chính quyền
Xôviết mà phải nói toàn thể nhân dân liên hợp và lập chính phủ dân chủ cộng hòa”.
Trong Thư gửi đồng bào toàn quốc, tháng 10/1944, HCM viết: “Chúng ta trước hết phải có một

cái cơ cấu đại biểu cho sự chân thành đoàn kết và hành động nhất trí của toàn thể quân dân ta. Mà cơ
cấu ấy thì phải do một cuộc Toàn quốc đại biểu Đại hội gồm tất cả các đảng phái cách mệnh và các
đoàn thể ái quốc trong nước bầu cử ra. Một cơ cấu như thế mới đủ lực lượng và oai tín, trong thì lãnh
đạo công việc cứu quốc, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với các hữu bang”. Đó là một bước chuyển
sáng suốt của HCM, phản ánh được nét đặc thù của thực tiễn dân tộc phù hợp với sự chuyển hướng
chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, với bản Tuyên ngôn độc lập, HCM đã khai sinh
ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước dân chủ tiến bộ đầu tiên ở Đông Nam Châu Á, đặt
nền móng cho việc xây dựng một nhà nước Việt Nam mới trong lịch sử dân tộc: Nhà nước mang bản
chất giai cấp công nhân, có tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, là nhà nước pháp quyền XHCN của
dân, do dân, vì dân, một nhà nước thể hiện quyền lực của nhân dân lao động.
Vấn đề 3: Mối quan hệ giữa các đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong tư tưởng
HCM về đạo đức.
“Nói tới một người cả cuộc đời mình để lại ân tình sâu nặng trong nhân dân thì không có ai
ngoài chủ tịch HCM”, Người “là chân lý của lịch sử”, là “một nhà lý luận vĩ đại”, “là chiến sĩ đầu tiên
của thế giới thứ ba, của các dân tộc nghèo đói thèm khát một cuộc sống cho ra người…Cụ dạy cuộc
chiến đấu vì nhân phẩm và tự do phải được đặt lên trên mọi cuộc chiến đấu khác. Cụ đã bên vực
những ai yếu hèn và mang lại nhân phẩm cho những người nghèo khổ”. Người “đã sống một cuộc đời
với những tầm cỡ phi thường và đã có những cống hiến sâu sắc cho sự nghiệp giải phóng loài người.
Chính lẽ đó đã làm cho tiểu sử của Người trở thành bài ca cho niềm vinh quang đối với triển vọng và
khả năng của con người…” (Báo Thế giới, ngày 20/9/1969).
Chủ tịch HCM là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã vận dụng và phát triển sáng
tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, sáng lập Đảng Mác – Lênin ở Việt
Nam, sáng lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
và sáng lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước CHXHXNVN). Người luôn luôn gắn
cách mạng Việt Nam với cuộc đấu trang chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội. Người là tấm gương đạo đức cao cả, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, vô
cùng khiêm tốn, giản dị.



Tư tưởng và những tấm gương đạo đức là một trong những “tài sản tinh thần vô giá” mà Người
để lại cho Đảng và dân tộc ta. Trong đó phải kể đến chuẩn mực đạo đức cần, liêm, chính, chí công vô
tư mà sinh thời Người đã giành sự quan tâm đặc biệt để giáo dục và định hướng chuẩn mực đạo đức
cho thanh niên Việt Nam, những người chủ tương lai cho đất nước.
Trong “tài sản tinh thần vô giá” HCM để lại cho Đảng, dân tộc Việt Nam, có nhiều tác phẩm,
bài viết, bài nói chuyện Người đề cập trực tiếp đến vần đề đạo đức, tiêu biểu như: Tác phẩm “Đường
cách mệnh”, năm 1927; tác phẩm “Đời sống mới”, ngày 20/3/1947, ký tên Tân Sinh; tác phẩm “Sửa
đổi lối làm việc”, tháng 10/1947, ký tên X.Y.Z; tác phẩm “Cần kiệm liêm chính”, viết xong khoảng
tháng 6/1949, ký tên Lê Quyết Thắng; tác phẩm “đạo đức công dân”, ngày 15/1/1955; tác phẩm “Đạo
đức cách mệnh”, tháng 12/1958; tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá
nhân”, ngày 3/2/1969…Những tác phẩm trên đều có những giá trị lịch sử và những ý nghĩa hiện thực
to lớn đối với Đảng ta, nhân dân ta. Trong đó, phải kể đến tác phẩm “Đời sống mới”, HCM viết ngày
20/3/1947, với bút danh Tân Sinh – Tác phẩm mà sinh thời Người mong muốn rằng “đồng bào ta mỗi
người có một cuốn”, “để xem, để hiểu, để thực hành đời sống mới”.
Giá trị to lớn và tấm gương đạo đức HCM đối với Đảng và dân tộc đã được Đảng ta xác định
từ rất sớm. Tại đại hội lần thư II của Đảng (năm 1951) đã ghi nhận đạo đức, phong HCM như một giá
trị văn hóa, ngọn cờ tập hợp quần chúng và động lực tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Đến đại
hội VII(1991), Đảng xác định, cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng HCM trở thành nền tảng tư
tưởng kim chỉ nam cho hành động của Đảng và Cách mệnh Việt Nam. Đến đại hội VII, Đảng đưa ra
một quan niệm về tư tưởng HCM, trong đó chỉ rõ tư tưởng “về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư” là một nội dung của tư tưởng HCM về những vấn đề cơ bản của Cách mạng
Việt Nam. Ngày 27/3/2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 23-CT/TƯ về “Đẩy mạnh
nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục tư tưởng HCM trong giai đoạn mới”, trong đó đặc biệt quan tâm tới
vấn đề đạo đức cách mạng.
Ngày 7/11/2006, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 06/ CT/TƯ về tổ chức cuộc vận động “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức HCM”. Ngày 2/2/2007, cuộc vận động này được phát động.
Những điều kể trên thể hiện ngày càng đầy đủ nhận thức của Đảng về giá trị lịch sử và hiện tại
của tư tưởng và tấm gương đạo đức HCM đối với xây dựng đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên
nói riêng, với nền tảng đạo đức mới của dân tộc Việt Nam nói chung. Do đó, việc đẩy mạnh giáo dục,
bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” cho đội ngũ cán bộ,

đảng viên là một yêu cầu vừa mang tính cơ bản, lâu dài, vừa là đòi hỏi cấp bách, trước mắt của sự


nghiệp đổi mới đất nước ta hiện nay như tinh thần của Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã nhấn mạnh:
“Đặc biệt quan tâm giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên để mỗi cán bộ, đảng viên thực sự là tấm
gương sáng về phẩm chất, đạo đức, lối sống, hết lòng vì nhân dân, vì sự nghiệp cách mang. Cán bộ,
đảng viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, thật sự tiên phong, gương
mẫu, đi đầu trong mọi công việc; xử lý hài hòa các lợi ích, đặt lợi ích của Tổ uốc, của nhân dân lên
trên hết.
Theo Người, đạo đức cách mạng không phải tự nhiên mà có, mà phải qua giáo dục, rèn luyện
bền bỉ mới có được. Có thể nói, tư tưởng đạo đức cách mạng HCM là một bước phát triển mới, một
cống hiến đặc sắc và sự phát triển của đạo đức học Mác – Lênin và nền đạo đức mới của xã hội ta. Tư
tưởng đạo đức HCM hoan toàn đối lập với đạo đức cũ của giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột nhân dân,
đồng thời nó cũng hoàn toàn xa lạ với đạo đức tôn giáo, “thứ đạo đức khuyên con người ta sống khắc
khổ, cam chịu, thụ động chấp nhận số phận để được đền bù hư ảo bằng một cuộc sống tốt đẹp hơn ở
thiên đường hay ở chốn bồng lai, tiên cảnh”.
Theo Người:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất.
Thiếu một đức, thì không thành người”.
Một ngày sau khi nước nhà giành được độc lập (ngày 3/9/1945), Chủ tịch HCM chủ tọa phiên
tòa đầu tiên của Hội đồng Chính phủ. Người trình bày sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa, trong đó có vấn đề thứ tư cần phải giải quyết lúc bấy giờ là “Chế độ thực dân đã
đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn hòng hủ hóa dân tộc ta bằng những
thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải
giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm,
yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”. Để làm được những điều

đó, Người đề nghị “mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện : CẦN,
KIỆM, LIÊM, CHÍNH.
Để giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân dân ta, Chủ tịch HCM đã có nhiều tác
phẩm viết về vấn đề này, Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, chương đầu tiên của


cuốn sách là tư cách một người cách mệnh và tiêu chuẩn đầu tiên trong tư cách một người cách mệnh
chính là: cần, kiệm. Sau này là tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (10/1947), “Thựa hành tiết kiệm,
chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu” (1952). “Đạo đức cách mạng” (12/1958) và các bài báo
như “Chớ kêu ngạo, phải khiêm tốn”, “Cần kiệm liêm chính”, “Cần tẩy sạch bệnh quan liêu mệnh
lệnh”, “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”…Trước lúc đi xa, trong bản Di
chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, Người nhắc “Đảng ta là một đảng cầm quyền.
Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí
công vô tư…” và “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ
và tiền bạc của nhân dân”.
Về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, Chủ tịch HCM nói một cách ngắn gọn, giản dị, cụ
thể, dễ hiểu và dễ làm theo.
Theo HCM, “Cần là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dèo dai,…Tục ngữ ta có câu: nước chảy
mãi, đá cũng mòn, kiến tha lâu cũng đầy tổ…Dao siêng mài thì sắc bén. Ruộng siêng làm cỏ thì lúc
tốt…Mọi người đều phải cần, cả nước đều phải cần”. NGười cũng lưu ý rằng: “Nếu làm cố chết cố
sống trong một ngày, một tuần hay một tháng, đến nỗi sinh ốm đau, phải bỏ việc, như vậy không phải
là cần”.
“Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi…”, “tiết kiệm không phải là
bủn xỉn…Việc đáng tiêu mà không tiêu là bủn xỉn, dại dột chứ không phải là KIỆM”, “Cần với Kiệm
phải đi đôi với nhau như hai bàn chân của con người, Cần mà không Kiệm thì “làm chừng nào xào
chừng ấy”, cũng như một cái thùng không đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không
lại hoàn toàn… Kiệm mà không cần,…như cái thùng chỉ đựng một ít nước, không tiếp tục đổ thêm
vào lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần cho đến khi khô kiệt”.
“Liêm là trong sạch, không tham lam…ngày xưa dưới chế độ phong kiến, những người làm
quan không đục khoét dân thì gọi là liêm. Chữ Liêm ấy chỉ có nghĩa hẹp…ngày nay, nước ta là dân

chủ cộng hòa, chữ Liêm có nghĩa rộng hơn là mọi người đều phải Liêm… Chữ Liêm phải đi đôi với
chữ Kiệm cũng như chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Cần. Có Kiệm mới Liêm được, vì xa xỉ mà sinh
tham lam”. Phải trong sạch, không tham lam địa vị, tiền của, danh tiếng, sung sướng. Không tâng bốc
mình. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Hành vi trái với chữ liêm là:…cậy
quyền thế mà đục khoét, ăn của dân, hoặc trộm của công làm của riêng. Dìm người giỏi, để giữ địa vị
và danh tiếng của mình là trộm vị. Gặp việc phải, mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm là tham


úy lạo. Cụ Khổng nói: người mà không liêm không bằng súc vật. Cụ Mạnh nói: ai cũng tham lợi thì
nước sẽ nguy.
“Chính, nghĩa là không tả, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn…Cần, Kiệm, Liêm là gốc rễ của
Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có nhành, lá, hoa, quả mới là cây hoàn toàn. Một người
phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải Chính mới là hoàn toàn.
Chính, đối với mình, không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn kiểm điểm
mình để phát huy điều hay, sửa đổi điều dở. Đối với người, không nịnh nót người trên, xem khinh
người dưới; luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc. Đối với việc, để
việc công lên trên việc tư, làm việc gì cho đến nơi, đến chốn, không ngại khó, nguy hiểm, cố gằng làm
việc tốt cho dân cho nước.
Cần, kiệm, liêm, chính trước hết là thước đo trình độ “người”, chất người của một con người,
là thước đo đạo đức công dân. Điều đó giống như bốn mùa của trời, bốn phương của đất, “thiếu một
mùa thì không thành trời, thiếu một phương thì không thành đất, thiếu một đức thì không thành
người”. Cần, kiệm, liêm, chính còn được hiểu là thước đo sự giàu có về vật chất, văn minh, tiến bộ của
một dân tộc. Bởi vì, “một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về
tinh thần, một dân tộc văn minh, tiến bộ”. Vì vậy, cần, kiệm, liêm, chính là “nền tảng của đời sống
mới, của Thu đua ái quốc”; là cái cần thiết để “làm việc, làm người, làm cán bộ, phụng sự đoàn thể,
giai cấp, nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Với ý nghĩa sâu xa, rộng lớn như vậy, “cần, kiệm, liêm,
chính là đặc điểm của xã hội hưng thịnh. Những điều trái lại là đặc điểm của xã hội suy vong” như cố
Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét.
Chí công vô tư, là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ
quốc, vì nhân dân, vì lợi ích của cách mạng. Thực hành chí công vô tư là quét sạch chủ nghĩa cá nhân,

nâng cao đạo đức cách mạng. “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Chủ nghĩa cá nhân chỉ biết đến
mình, muốn “mọi người vì mình”. Nó là giặc nội xâm, còn nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm. HCM
viết: “ Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không
nhất định hôm nay vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa
vào chủ nghĩa cá nhân”. HCM cũng phân biệt lợi ích cá nhân và chủ nghĩa cá nhân. Chí công vô tư là
tính tốt có thể gồm 5 điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư là để vững vàng qua mọi thử thách: “Giàu sang không quyến rũ, nghèo khó
không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”.


Ý nghĩa sâu xa của cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là ở chỗ, xét cho cùng, đạo đức là cái
quý nhất, là linh hồn của một con người, một xã hội, một chế độ và một nền văn minh. Đạo đức cách
mạng là tiền đề tiên quyết, là giá trị thuộc về nhân cách mỗi con người, là sức mạnh để người cách
mạng thực hiện lý tưởng, mục tiêu của mình.
Để quyết tâm xây dựng đất nước, hướng tới một tương lai tươi sáng, phồn vinh trong thế kỷ
mới, mỗi người cần phải thấm nhuần lời dạy của Hồ Chủ tịch: “Một hột gạo, một đồng tiền là mồ hôi,
nước mắt của đồng bào. Vì vậy, ta phải ra sức tiết kiệm. Hoang phí là một tội ác. Có tiết kiệm, không
hoang phí xa xỉ thì mới giữ được liêm khiết, trong sạch. Nếu hoang phí xa xỉ, thì ắt phải tìm cách xoay
tiền, do đó mà sinh ra hủ bại, nhũng lạm, giả dối. Thậm chí làm chợ đen chợ đỏ, thụt két, buôn lậu. Có
cần mới kiệm. Có cần, kiệm mới liêm. Có cần, kiệm, liêm mới chính”.
Lời người dạy cách đây hơn 60 năm về trước đã tạo nên động lực thúc đẩy kháng chiến thắng
lợi, kiến quốc thành công và vẫn còn nguyên giá trị đối với việc xây dựng nếp sống văn minh ở nơi
công đường và cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn dân cư từ thành thị đến nông thôn,
từ đồng bằng lên miền núi trong phạm vi cả nước hiện nay và tương lai. Những lời dạy ấy vẫn còn
nguyên tính thời sự, khi nước ta đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), khi nước ta đang
trên bước đường hội nhập và phát triển, khi cả thế giới đang chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
của cơn bão suy thoái kinh tế đang diễn ra, hơn lúc nào hết, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc nhen
lửa mà cần phải tiếp thêm lửa cho công cuộc xây dựng đời sống mới – văn hóa đời sống bằng những
hành động thiết thực, cụ thể, góp phần làm tăng nội lực, giữ vững và tự hào Việt Nam trong nhận thức
của bạn bè thế giới. Thực hành tốt những lời dạy của HCM về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là

chúng ta đã góp phần làm giàu cho đất nước, làm tăng lòng tin của nhân dân vào Đảng và chính
quyền. Như vậy là chúng ta cũng đã góp phần thực hiện tốt cuộc vận động: Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức HCM với chủ đề năm 2009 là “Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự
Tổ quốc, phục vụ nhân dân”.
Vấn đề 4: Quan điểm: “Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước” trong Báo cáo về
Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ gửi Quốc tế cộng sản, năm 1924 của HCM.
Năm 1969, 50 ngày trước lúc đi xa, khi trả lời nữ phóng viên báo Granma (CuBa) – đồng chí
Mácta Rôhát, Người đã nói: “Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi”. Có thể nói, động lực làm nên chí khí
và sự nghiệp HCM chính là điều mà Người gọi là chủ nghĩa dân tộc.
Năm 1924, Người viết: “chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước”, chính chủ nghĩa
dân tộc đã luôn thúc dục người dân Việt Nam từ nông dân nghèo đói đến địa chủ, từ công nhân đến tư


sản dân tộc, từ học sinh nhân sĩ đến vua quan yêu nước,…đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp để
giành độc lập cho dân tộc. Tiếp đó, Nguyễn Ái Quốc có những phân tích sâu sắc về sự biến đổi và phát
triển của chủ nghĩa dân tộc dưới tác động của chiến tranh như sau:
* Chủ nghĩa dân tộc đã hiện đại hóa và người chỉ đạo chủ nghĩa dân tộc chính là giới thanh
niên An Nam.
* Chủ nghĩa dân tộc ngày càng ăn sâu vào quần chúng.
* Trong chủ nghĩa dân tộc có cả lòng căm ghét bọn xâm lược Trung Quốc và người Ấn Độ sinh
cơ lập nghiệp trên đất nước này.
* Chủ nghĩa dân tộc có xu hướng hợp pháp hóa các hình thức biểu hiện và yêu sách của nó; và
lớp thanh niên ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn, có ý nghĩa hơn những lớp người già đi trước.
Trong khoảng hơn một trang in (Tiếng Việt), đã có ít nhất 16 lần Nguyễn Ái Quốc dùng tới
thuật ngữ “chủ nghĩa dân tộc”. Nhận thức rõ vai trò đặc biệt quan trọng của chủ nghĩa dân tộc trong
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam khi đó, trong phần cương lĩnh và phương hướng
hành động chung, Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ của Nguyễn Ái Quốc kiến nghị Quốc tế
cộng sản “phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế cộng sản…Khi chủ nghĩa dân tộc
của họ thắng lợi…nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa Quốc tế.
Người còn cho rằng, Quốc tế cộng sản, những người cộng sản “sẽ không thể làm gì được cho

người An Nam, nếu không dựa trên cái động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hỗi của họ”.
Ở Việt Nam khi đó, một phương hướng, nhiệm vụ như vậy là đúng đắn và phù hợp với lo6gic.
Bởi khi đó, ở phương Đông, Đông Dương và cụ thể là, ở Việt Nam, “cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra
như ở phương Tây”, người lao động, nhân dân bị áp bức tuyệt đại đa số là nông dân; trí thức có vai trò
đặc biệt quan trọng, ý thức dân tộc của họ rõ ràng mạnh hơn ý thức giai cấp (vì ngay giai cấp công
nhân Việt Nam trước năm 1924 cũng vẫn còn là giai cấp “tự phát”). Cho nên, trong khi tuyên truyền
giác ngộ ý thức giai cấp của họ, thì đồng thời cũng phải “phát động chủ nghĩa dân tộc” của họ, bởi vấn
đề độc lập dân tộc là vấn đề chủ yếu, nổi lên hàng đầu ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến như Việt
Nam thời thuộc Pháp. Chủ nghĩa dân tộc được phát động như vậy sẽ là một trong những tiền đề, điều
kiện vô cùng quan trọng cho một cuộc khởi nghĩa vũ trang thắng lợi ở Đông Dương. Trong phần kết
luận của mình, Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ đề cập tới “khả năng khởi nghĩa vũ trang ở
Đông Dương”. Theo Nguyễn Ái Quốc, yếu tố đầu tiên quyết định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa đó là
nó phải được sự ủng hộ và tham gia của toàn thể nhân dân. Người việt: “Để có cơ thắng lợi, một cuộc


khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương: 1- Phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không
phải một cuộc nổi loạn. Cuộc khởi nghĩa phải được chuẩn bị trong quần chùng, nổ ra trong thành phố,
theo kiểm các cuộc cách mạng ở Châu Âu, chứ không phải nổ ra đột ngột ở biên giới Trung Quốc,
thep phương pháp của những nhà cách mạng trước đây…”.
Như vậy, vấn đề “chủ nghĩa dân tộc” trong tư tưởng HCM là khá rõ ràng. Đối với Nguyễn Ái
Quốc – HCM, chủ nghĩa dân tộc chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản thống nhất với nhau, “chủ
nghĩa dân tộc theo HCM, hoàn toàn không phải là thứ chủ nghĩa dân tộc phong kiến, tư sản hay Quốc
tế II, (càng không phải là chủ nghĩa dân tộc cải lương), mà là chủ nghĩa dân tộc chân chính, theo lập
trường chủ nghĩa Mác – Lênin, gắn dân tộc với quốc tế, dân tộc với giai cấp, hướng tới triệt để giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người”.
Như vậy, khi tiếp thu học thuyết Mác về đấu tranh giai cấp, Nguyễn Ái Quốc cũng thừa nhận
đấu tranh giai cấp là một động lực trong xã hội có giai cấp, nhưng Người không cho đó là động lực
duy nhất. Xuất phát từ điều kiện cụ thể của một nước thuộc địa, mất nước với nhiệm vụ cứu nước
giành độc lập dân tộc đang đặt lên hàng đầu, thì “chủ nghĩa dân tộc là một động lực của đất nước”. Bởi
vì, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính của nhân dân Việt Nam đã hun đúc qua hàng

nghìn năm lịch sử, vốn là động lực tinh thần vô giá trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ
độc lập dân tộc. Hơn nữa, ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, sự phân hóa giai
cấp đã bắt đầu nhưng chưa triệt để và sâu sắc, xung đột giai cấp chưa gay gắt và mạnh mẽ, cả dân tộc
mang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc giành độc lập, tự do, thì chủ nghĩa dân tộc là động lực vĩ đại,
như Ph.Ăngghen đã từng nói: “Những tư tưởng dân tộc chân chính trong phong trào công nhân bao
giờ cũng là những tư tưởng quốc tế chân chính”.
Tóm lại, về luận điểm này, HCM đã bổ sung vào học thuyết Mác. Người nói: Mác đã xây dựng
học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử nhưng đó là lịch sử Châu Âu mà lịch sử
Châu Âu chưa phải là toàn thể loài người. Vì vậy, mà dù sao cũng không cấm bổ sung cơ sở lịch sử
của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa vào đó những tư liệu mà Mác ở thời đại mình chưa có được và theo
HCM, tư liệu cần bồ sung đó chính là chủ nghĩa dân tộc phương Đông. Như lập luận của Charles
Fourniau – nhà sử học người Pháp khi nghiên cứu về chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng HCM: “vấn đề
duy nhất đặt ra là cần hiểu rõ tại sao và thế nào mà một người dân thuộc địa tất nhiên phải đi theo chủ
nghĩa dân tộc? và tại sao lại tìm được chủ nghĩa cộng sản như là con đường duy nhất để thực hiện độc
lập cho Tổ quốc mình?”. Ông đã tự trả lời rằng: “Việc áp dụng một cách độc đáo chủ nghĩa Mác vào
điều kiện cụ thể của Việt Nam, chắc chắn đó là một trong những nguyên nhân thắng lợi của Việt Nam,


thể hiện một cách chính xác sự thống nhất đã đạt được của truyền thống dân tộc và của cuộc cách
mạng sâu xa mà việc áp dụng chủ nghĩa Mác đòi hỏi, cũng là sự thống nhất một cuộc cách mạng dân
tộc với phong trào cộng sản quốc tế, đó là những dấu ấn riêng của Chủ tịch HCM trên phong trào cách
mạng Việt Nam”. Những ý kiến của nhà sử học nước ngoài này đã góp phần làm sáng tỏ quan điểm
của HCM về chủ nghĩa dân tộc.
Vấn đề 5: Tư tưởng HCM về con người và chiến lược trồng người
1. Quan niệm của HCM về con gnười:
a. Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể:
- HCM xem xét con người như 1 chỉnh thể thống nhất về tâm lực, thể lực và các hoạt động của
nó. Con người luôn có xu hướn vươn lên cái Chân thiện mỹ,mặc dù “ có thế này, thế khác”.
HCM có cách nhìn nhận, xem xét con người trong tính đa dạng của nó: đa dạng trong quan hệ
xã hội( quan hệ dân tộc, giai cấp, tầng lướp, đồng chí, đồng bào..) đa dạng trong tính cách, phẩm chất,

khả năng, cùng như năm ngón tay, có ngón ngắn ngón dài…
- HCM xem xét con ngưới trong sự thống nhất của hai mặt đối lập: thiện và ác; hay và dở, tốt và
xấu, hiền và dữ…
b. Con người cụ thể, lịch sử:
HCM cũng dùng khái niệm “ con người” theo nghĩa rộng trong một số tường hợp( phẩm giá con
người, giải phóng con người, người ta..) nhưng đặt tỏng bối cảnh lịch sử và một tư duy chung, còn
phần lớn, Người xem xét con người trong mối quan hệ XH, quan hê giai cấp, theo giới tính( thanh
niên, phụ nữ), theo lứa tuổi( phụ lão, nhi đồng), nghề nghiệp( công nhân, nông dân, trí thức..) trong
khối thống nhất của cộng đồng dân tộc( sỹ, nông, công, thương, binh) và quan hệ quốc tế( bầu bạn
năm châu, các dân tộc bị áp bức, bốn phương vô sản). Đó là con người hiện thực, cụ thể, khách quan.
c. Bản người mang tính xã hội:
- Để sinh tồn, con người phải lao dộng sản xuất. Trong quá trình ao động sản xuất, con người dần
nhân thức được các quy luật của tự nhiên, của XH hiểu biết về mình và hiểu biết lẫn nhau.. xác lập
mối quan hệ giữa người với người.
- Con người là sản phẩm của XH. Trong quan niệm của HCM con người là tổng hop các quan hệ
XH từ rộng tới hẹp, chủ yếu bao gồm các quan hệ: anh, em, họ hàng, bầu bạn; đồng bào; mọi người..
2. Quan niệm của HCM về vai trò của con người và chiến lược “trồng người”
a. Quan niệm của HCM về vai trò của con người.


- Một là con ngừơi là vốn quý nhất, nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp cách mạng
Theo HCM lịch sử là do quần chúng nhân dân tạo ra, chứ không phải vài ba cá nhân anh hùng
nào đó , vì vậy chúng ta phải yêu dân, quý dân, trọng dân, vì “ có dân là có tất cả”. Trong bài nói
chuyện tại lớp huấn luyện nghiên cức chính trị khóa II trường Đại học An ninh Nhân dân, ngyà
18/12/1956, HCM nói “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Thế giới không gì quý bằng lực
lượng đoàn kết của nhân dân”; “ Trong XH không gì có gì tót đẹp, vẻ vang bằng phuc vụ cho lợi ích
của nhân dân” cũng như trong bài 6 điều nên và 6 điều không nên làm, ngày 5/4/1948, HCM viết.”
Gốc có vừng cây mới bền, xây lấu thắng lựoi trên nền nhân dân”.
Từ đó ta thấy nổi lên ở HCM một tấm lòng yeu thương vô hạn đối với con người, một niềm tin
mãnh liệt vào sức mạnh và phẩm giá của con người, một ý chí kiên cuòng đáu tranh để giải phóng con

người khỏi áp bức, bất công, đói nghèo lạc hậu. Cũng có thể coi đó là những nội dung cơ bản của chủ
nghĩa nhân văn HCM. Người từng nói: “ Nghĩ cho cùng, mọi vấn đề.. là vấn đè ở đời và làm người ở
đời và làm người pahỉ là yêu nước thương dân, thương nhân loại bị đau khổ, áp bức
- Hai là, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng
Để phát huy vai trò của con người, HCM đã đề cập đến một hệ thống nội dung và biện
pháp( vật chất và tinh thần) nhằm tác động vào cái động cơ thúc đẩy tính tích cực hoạt động của con
người, đồng thời cũng chỉ ra những nội dung và biện pháp làm triệt tiêu các trở lực nhằm thúc đẩy sự
phát triển theo hướng tiến bộ.
Trong hệ thống các đọng lực chính trị, tinh thần, HCM chú trọng trươc hết đến giáo dục chủ
nghĩa yêu nước, đạo đức cách mạng.. đồng thời khồn coi nhẹ vai trò tác động của các yếu tố tinh thần
như văn hóa, khoa học, pháp luật. Đặc biệt Người chú trọng phát huy quyền làm chủ của nhân dân. “
coi thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn” như trong bài “ cái chìa
khóa vạn năng” ngày 25/3/1967 Người đã viết.
b. Tư tưởng HCM về chiến lược “trồng người”
- Trồng người là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của CM
Trên cơ sở khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của CM, HCM rất quan tâm
đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện con người. Người nói đến “lợi ích trăm năm”vừa là mục
tiêu xây dựng CNXH là những quan điểm mang tầm vóc chiến lược, cơ bả lâu dài, nhưng cũng rất cấp
bách. Nó liên quan đén nhiệm vụ” trước hết cần có những con người XHCN” và “ trồng người”. Tất cả
những điều này phản ánh tư tưởng lớn về tầm quan trọng có tính quyết đoán của nhân tố con người.


Như vậy, con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Nó vừa nằm trong
chiến lược kinh tế- xã hội của đất nước với nghĩa rộng, vừa nằm trong chiến lược giáo dục và đào tạo
theo nghĩa hẹp.
- “Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN”
+ Con người XHCN đương nhiên phải do XHCN tạo ra. Nhưng ở đây trên con đường tiến lên
XHCN thì “ trước hết cần có những con người XHCN”. Điều này được hiểu là ngay từ đầu phải đặt ra
nhiệm vụ xây dựng con người có những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho con người XHCN, làm gương
lôi cuốn XH. Công việc này là một qua trình lâu dài, không ngừng hoàn thiện, nâng cao và thuộc về

trách nhiệm của Đảng và NN, gia đình cá nhân mỗi người.
+ Mỗi bước xây dựng những con người như vậy là một nấc thang xây dựng XHCN . Đây là
mối quan hệ biện chứng giữa “ Xây dựng CNXH” và “ con người XHCN”.
+ Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa có 2 mặt gắn bó chặt chẽ
với nhau.
● Một là, kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống( Việt Nam và phương
Đông).
● Hai là, hình thành những phẩm chất mới như: có tư tưởng XHCN, có đạo đức XHCN, có
tác phong XHCN; có lòng nhân ái, vị tha…
- Chiến lược “ trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển
kinh tế- xã hội
Để thực hiện chiến lược “trồng người”, cần có nhiều biện pháp, nhưng giáo dục và đào tạo là
biện pháp quan trọng bậc nhất. Bới vì, giáo dục tốt tạo ra tính thiện, đem lại tương lai tươi sáng cho
thanh niên. Ngược lại giáo dục tồi sẽ ảnh hưởng xấu tới thanh niên.
Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện về cả đức, trí, thể, mỹ, phải đặt đạo đức và
lý tưởng cách mạng, lối sống XHCN lên hàng đầu.Hai mặt đức tài thống nhất vói nhau, không tách rời
nhau, trong đó đức là nền gốc, là nền tảng cho sự phát triển. Phải kết hợp giữa nhận thức và hành
động, lời nói với việc làm, có như vậy mới có thể “học để làm người”.
“Trồng người” là công việc” trăm năm”, không thể nóng vội “ một sớm một chiều”, không phải
làm một lúc là xong, cũng không phải tùy tiện, đến đâu hay đến đó. Nhận thức và giải quyết vấn đề
này có ý nghĩa thường trực, bền bỉ trong suốt cuộc đời môic con người, trong suốt thời kỳ quá độ lên
CNXH. HCM cho rằng “việc học không bao giờ cùng,còn sống còn phải học”.


Vấn đề 6: Quan điểm “Lý luận cốt để áp dụng vào hoạt động thực tiễn, lý luận mà không áp
dụng vào thực tế là lý luận suông” của HCM.
Một trong những di sản mà HCM để lại cho chúng ta là tư tưởng về sự thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn như một biện pháp cơ bản nhằm ngăn ngứa. Khác phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều.
- HCM dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau: “Lý luận đi đôi với thực tiễn”, “ Lý luận kết hợp với
thực hành”… Dù nói “ đi đôi”, “ gắn liền”, “kết hợp”… nhưng điều cốt lõi nhất mà HCM muốn nhấn

mạnh đó là: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của CN Mác - Lênin.
Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thực hành là mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với
thực tiễn là lý luận suông”.
- Quan điểm: “ Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế, lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận
suông” đề cập đến vai trò của lý luận đối với thực tiễn trong mối quan hệ biện chứng của nó. Đế làm
rõ quan điểm này, cần tìm hiểu quan niệm của Người về “lý luận” và “thực tiễn”.
- Quan điểm về “lý luận” và “thực tiễn” được thể hiện qua các tác phẩm của HCM là:
+ Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” ( 10/1947), HCM viết “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử,
trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh kỹ lưỡng, rõ ràng, rồi thành kết luận.
Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính”.
+ Trong Diễn văn khai mạc lóp học lý luận khóa I của trường Nguyễn Ái Quốc(7/9/1957), HCM
đã nêu rõ: “ Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự
nhiên và XH tích trữ lại trong quá trình lịch sử”.
+ Còn “thực tế là các vấn đề mình phải giải quyết, là mâu thuẫn của sụ vật. Chúng ta là những
người cán bộ cách mạng, thực tế của chúng ta là những vấn đề cách mạng đề ra cho ta giải quyết. Thực
té bao gồm rất rộng. Nó bao gồm kinh nghiệm công tác và tư tưởng của cá nhân, chính sách và đường
lối của Đảng, kinh nghiệm lịch sử của Đảng cho đến các vấn đề trong nước và TG”.
+ Với quan niệm về lý luận và thực tiễn như vậy, trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc(10/1947), ký
tên X.Y.Z, xuất bản năm 1948, quán triệt quan điểm của CN Mác- Lênin, HCM khẳng định lý luận có
vai trò to lớn đối với thực tiễn, “lý luận như chim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong
kinh nghiệm thục tế”; “ không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”; “ Làm mà khồng có lý
luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp, vừa hay vấp váp”
- Tuy nhiên HCM cũng luôn nhắc nhở rằng, có lý luận rồi thì phải kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm
thực tế, liên hệ với thực tiễn nếu không lại mắc bẹnh lý luận suông, tức bệnh giáo điều.


- Do đó khi vận dụng lý luận vào thực tiễn phải xuất phát từ thực tiễn, nếu không cũng mắc bệnh
giáo điều. Như vậy lý luận chỉ có ý nghĩa đích thực khi được vận dụng vào thực tiễn, đóng vai trò soi
đường, dẫn đường, chỉ đạo thực tiễn, Đồng thời khi vận dụng lý luận vào thực tiễn thì phải phù hợp
với điều kiện thực tiễn. Rõ ràng thống nhất giữa lý luận và thực tiễn ở TT HCM phải được hiểu là,

thực tiễn- lý luận; lý luận- thực tiễn luôn hòa quyện thống nhất với nhau, đòi hỏi nhau, cần đến nhau,
tạo tiền đề cho nhau phát triển. Người viết “ Thực hành sinh ra hiểu biết, hiểu biết tiến lên lý luận, lý
luận chỉ đạo thực hành” (19/7/1951).
- Đồng thời người cũng chỉ rõ “ lý luận rất cần thiết, nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ
không có kết quả. Do đó trong lúc học tập lý luận, chúng ta cần nhấn mạnh: Lý luận phải liên hệ với
thực tế”. Đặc biệt Người rất quan tâm đến việc vận dụng và học tập lý luận của CN Mác- Lênin là
“Phải học tinh thần của CN Mác- Lênin, lập tập lập trường quan điểm của CN Mác- Lênin để áp dụng
lập trường, phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của
ta”.
- Tư tưởng HCM về thống nhất giữa luận và thực tiễn như một biện pháp cơ bản để ngăn ngừa, khắc
phục bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều và có ý nghĩa hết sức to lớn hiện nay, khi mà chúng ta đang
tìm lời giải đáp cho vấn đề thực tiễn đổi mới đặt ra. Bởi lẽ để tìm lời cho những vấn đề đó chúng ta
phải tìm cả trong CN Mác- Lênin, TT HCM cũng như trong chính thực tiễn đổi mới hiện nay ở nước
ta. Nghĩa là phải bằng phương pháp, quan điểm của CN mác- Lênin và TT HCM tổng kết những vấn
đề thực tiễn hôm nay 1 cách có lý luận.
Vấn đề 7: Quan điểm: “Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân,đồng thời là Đảng của dân tộc,
không thiên tư, thiên vị” của HCM
- Từ quy luật hình thành và phát triển của Đảng, HCM đã đi đến luận điểm Đảng cộng sản VN là
Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của cả dân tộc VN. Đảng là đội tiền phong của đạo
quân vô sản, Đảng tập hợp vào hàng ngũ của mình những người “Tin theo Đảng cộng sản ư, chương
trình Đảng và Quốc tế cộng sản…dám hy sinh, phục tùng Đảng và đóng kinh phí, chiu phấn đấu trong
một bộ phận của Đảng”.
- HCM là người có công lớn đầu tiên đối với dân tộc ta, với Đảng ta là về mặt lý luận đã sớm khẳng
định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân VN và sớm sáng lập và xây dựng một Đảng tiên phong
của giai cấp công nhân.
- Cần nhấn mạnh rằng, phát hiện sứ mệnh lích sử của giai cấp công nhân thế giới là công lao của
Mác- Ăngghen. Nhưng qua những cuộc tranh luận lý luận về vấn đề đó trong PTCM và PTCN từ sau



×