Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

giáo án toán tổng hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.46 KB, 101 trang )

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Làm Quen Với Toán
Chủ đề: Thế giới thực vật
Đề tài: So sánh và sắp xếp theo thứ tự về chiều cao của 3 đối tượng
Độ Tuổi: 4-5 tuổi
Thời Gian: 25-30 phút
I.Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết mối quan hệ và khác biệt rõ rệt về chiều cao của 3 đối tượng
2. Kỹ năng
- Kĩ năng so sánh được chiều cao của 3 đối tượng, kỹ năng sắp xếp thứ tự theo
chiều cao (tăng dần hoặc giảm dần) của 3đối tượng.
- Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong khi so sánh và sắp xếp theo thứ tự chiều cao của 3
vật
3. Thái độ
-Trẻ hiểu được ý nghĩa bài học và vận dụng bài học vào cuộc sống
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động. Biết hợp tác theo nhóm cùng các bạn.
II. Chuẩn bị
- 3 cây lá đỏ, lá xanh, lá vàng có chiều cao không bằng nhau.
- Một số đồ vật đặt quanh lớp (3 cái chai không bằng nhau, 3 cái cây không bằng
nhau, 3 cây nến không bằng nhau). Bài hát: “Em yêu cây xanh”
- Tranh cây xanh chưa tô màu
III. Cách tiến hành
Hoạt động

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
I. Ổn định – - Cô cho cả lớp đọc bài thơ: “Cây dây - Cả lớp đọc thơ
trò chuyện leo”
tạo hứng thú - Trò chuyện:
+ Các con vừa đọc xong bài thơ gì?



- Cây dây leo
+ Các con thấy trong trường chúng ta có - Dạ có
nhiều cây không nào?
+ Trường chúng ta rất nhiều cây đấy. -Trẻ lắng nghe


Nhưng chiều cao của các cây không
giống nhau. Để biết được cây nào cao
nhất, cây nào thấp hơn và cây nào thấp
nhất thì chúng ta phải làm gì?
Hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá nhé.
II.Nội dung Hoạt đông1: Ôn kỹ năng so sánh chiều
trọng tâm
cao của 2 đối tượng.
-Cô mời 2 trẻ có chiều cao khác nhau lên -Trẻ quan sát và trả
lời
và cho cả lớp quan sát và hỏi trẻ:
+ Ai có thể so sánh chiều cao của 2 bạn
nào?
( Trẻ nói được bạn A cao hơn bạn B và
bạn B thấp hơn bạn A)
-Trời tối

- Bé ngủ

+ Cô giáo đặt 2 cái cây có chiều cao khác
nhau lên bàn)
-Trời sáng


- Bé dậy

+Các con thấy gì trên bàn?

+ Cây

+Có bao nhiêu cây?

+2

( Cho cả lớp cùng đếm cây)
+Cây có màu gì? ( cây màu đỏ và cây + Màu đỏ, màu
màu xanh)
xanh
+Các con cùng quan sát và so sánh chiều + Cây màu đỏ cao
cao của 2 cây như thế nào?
hơn cây màu xanh
- Cho cả lớp phát âm từ “Cao hơn”, “thấp
hơn”. Sau đó mời 3-4 trẻ phát âm lại

Hoạt động 2. Cung cấp kiến thức, kĩ
năng mới: So sánh và sắp xếp chiều cao


của 3 đối tượng.
-Các con rất giỏi bây giờ cô sẽ thêm một
cây nữa, vậy trên bảng có bao nhiêu cây? - 3
-Cho trẻ đếm số cây
-Cây cô vừa thêm có màu gì? ( cây màu
vàng)

- Màu vàng
-Các con thấy cây màu đỏ như thế nào so
- Cao nhất
với 2 cây còn lại?
-Đúng rồi cây màu đỏ cao nhất so với 2
cây còn lại.
-Cây màu xanh so với cây màu đỏ thì như
thế nào?
- Thấp hơn
-Cây màu xanh thấp hơn cây màu đỏ.
-Cây màu vàng so với 2 cây còn lại thì
sao?
- Thấp nhất
-Cây màu vàng thấp nhất so với 2 cây kia.
-Cho trẻ nhắc lại: Cây màu đỏ cao nhất,
cây màu xanh thấp hơn, cây màu vàng
thấp nhất.
-Cho trẻ phát âm các từ: “ Cao nhất”, “
Thấp hơn”, “Thấp nhất”
*Trẻ thực hiện
- Ngày hôm qua bạn búp bê có đến thăm
lớp chúng ta đấy! Bạn búp bê đã tặng các
co rất nhiều quà, các con có muốn biết đó
là những đồ chơi gì không?
- Cô cho trẻ về 3 tổ để lấy đồ dùng.
- Các con thấy trong rổ có gì? Có mấy
cây?
- Cây màu gì?
- Cho trẻ lấy các cây ra và sắp xếp theo
thứ tự cao đến thấp từ trái sang phải.



-Cho trẻ quan sát và so sánh 3 cây của
mình.

-Trẻ quan sát

*Nếu trẻ không trả lời được cô gợi ý cho
trẻ bằng các câu hỏi: Cây nào cao nhất?
Cây nào thấp hơn? Cây nào thấp nhất?
* Trò chơi: Chọn theo yêu cầu của cô
Khi cô nói đặc điểm của cây nào thì trẻ
tìm đúng cây đó và đưa lên.
Hoạt động 3. Luyện tập củng cố

- Trẻ chơi

* Trò chơi 1: “ Về đúng vườn”
- Cách chơi: Cô cho trẻ chọn 1 cây mà trẻ
thích ở rổ của mình. Sau đó cả lớp vừa đi
vừa hát bài “Màu hoa”. Khi cô ra hiệu -Trẻ chơi trò chơi
lệnh về đúng vườn thì những trẻ có cây
cao nhất sẽ về vườn có biểu tượng màu
đỏ, cây thấp hơn về vườn có biểu tượng
màu xanh, cây thấp nhất về vườn có biểu
tượng màu vàng.
- Luật chơi: Ai về sai vườn sẽ phải nhảy
lò cò.
- Cho trẻ chơi 3- 4 lần
* Trò chơi 2: “ Nhanh mắt”

Cho trẻ đi vòng quanh lớp để tìm các đồ
-Trẻ quan sát và tìm
vật, đồ chơi không cao bằng nhau.
kiếm
* Trò chơi 3: “ tô màu cây xanh”
- Cách chơi: Mỗi trẻ có 1 bức tranh và
nhiệm vụ của trẻ là tô màu.Cô yêu cầu trẻ
tô màu cây cao nhất màu đỏ, Cây thấp
-Trẻ tô màu theo
hơn màu xanh, Cây thấp nhất màu vàng.
yêu cầu
III. Kết thúc

-Cô nhận xét khen trẻ.


- Cho cả lớp hát bài hát “Em yêu cây -Trẻ thu dọn đồ
xanh” và thu dọn đồ chơi.
chơi


LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Chủ đề: Thực vật
Đề tài: Dạy trẻ xếp tương ứng 1- 1 để so sánh số lượng giữa 2 nhóm
Đối tượng: Trẻ 3-4 tuổi
Thời gian: 20-25 phút
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
-Trẻ biết xếp tương ứng 1:1 để so sánh số lượng giữa 2 nhóm đối tượng
2. Kĩ năng

-Trẻ có kỹ năng ghép đôi tương ứng 1-1 để so sánh số lượng giữa 2 nhóm đối
tượng
- Trẻ có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ mối quan hệ về số lượng: nhiều hơn, ít hơn,
nhiều bằng nhau
3. Thái độ
- Trẻ hiểu ý nghĩa bài học
- Trẻ sử dụng kiến thức để ứng dụng trong cuộc sống
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- đồ dùng, đồ chơi, các hình cà rốt, cà chua, củ cải, chuẩn bị trò chơi, băng đĩa
nhạc.
- Một số đồ dùng để xung quanh lớp, đồ dùng cho trẻ tập luyện
2. Chuẩn bị của trẻ
Tâm thế thoải mái trước khi tham gia học tập
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động
của trẻ

HĐ 1: Ổn định, - Các con ơi! Lại đây với cô nào.
- Bạn nào có thể cho cô biết hôm trước cô - Bác Gấu ạ
trò chuyện
cùng các con đã giúp ai thu hoạch các củ
quả nhỉ?
- À đúng rồi đấy. Để cảm ơn các con nên - Dạ có ạ
bác Gấu đã gửi đến cho chúng ta 1 điều
kỳ diệu đấy. các con có muốn biết đó là

điều kỳ diệu gì không nào?


HD2: Hoạt động
trọng tâm

* ôn kiến thức kỹ năng cũ và làm quen
kiến thức kỹ năng mới
- Các con nhìn trên bàn cô có gì nào?
- À đúng rồi đấy. Và đây cũng là điều kỳ
diệu mà bác Gấu gửi tặng chúng ta đấy.
các con có muốn cô mở điều kỳ diệu này
ra không nào?
- 3.2.1… mở tấm vải ra
- Đây là gì các con?
- Đúng rồi đây là những hộp quà bác Gấu
đã gửi tặng cho các con để cảm ơn các
con!. Vậy các con có muốn cùng cô khám
phá món quà đặc biệt này không nào?
(cô gọi 2 trẻ lần lượt lên khám phá)
- Con thấy trong hộp quà này có gì?
- Thế còn con, con thấy gì trong hộp quà
nào?
Còn gì nữa không các con
- Bạn trả lời đúng chưa các con.
-Vỗ tay khen cả lớp nào.. Đây là những
quả cà chua xanh, cà chua đỏ và củ khoai
tây mà bác Gấu tặng các con đấy.
(cho trẻ lên xếp quả cà chua xanh , cà
chua đỏ và củ khoa tây vào 3 dĩa)

- Các con so sánh xem số lượng của 2 dĩa
cà chua xanh với cà chua đỏ như thế nào
với nhau.
- Gió thổi, gió thổi:
+ Gió thổi dĩa cà chua xanh bay đi mất
rồi. Còn lại dĩa gì đây các con?
+ À bây giờ cô lấy thêm 1 dĩa nữa. Các
con nhìn xem dĩa cô có gì?
+ Các con nhìn xem số lượng 2 dĩa này
như thế nào với nhau.
- Trời tối, Trời sáng
( cô đặt lên bàn dĩa cà chua xanh( 4 quả)
và dĩa cà chua đỏ ( 5 quả))

- Một tấm vải
- Dạ có ạ!

-Dạ quà ạ
-Dạ có ạ

- Dạ cà chua
xanh!( 2 quả)
-cà chua đỏ (5
quả)
-khoai tây (3
củ)

- Cà chua
xanh 2 quả, cà
chua đỏ 5 quả

-Trẻ trả lời


- Các con nhìn xem số lượng giữa 2 dĩa
này như thế nào?
* Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
- Để biết bạn nào trả lời đúng cô có cách
để so sánh số quả cà chua đỏ và quả cà
chua xanh xem bên nào nhiều hơn, các
-Trẻ quan sát
con có thích không nào.
- các con quan sát cô nhé!
- Cô thực hiện: Cô xếp lần lượt quả cà
chua đỏ theo hang ngang từ trái sang
phải
Rồi đặt quả cà chua xanh nằm dưới quả
cà chua tương ứng 1 quả cà chua đỏ 1
quả cà chua xanh cho đến khi hết quả cà
chua xanh.
-Trẻ quan sát
- Bây giờ, các con hãy quan sát số lượng
qủa cà chua đỏ như thế nào so với qủa cà
chua xanh(cô đặt tay lên vị trí qủa dư)
- Vì có
- Tại sao con biết nhiều hơn?
dư1qủa cà
chua đỏ và
không có qủa
cà chua tương
ứng

- Ít hơn
- Vậy con có biết số quả cà chua xanh thì
như thế nào với số quả cà chua đỏ không?
- Vì thiếu mất
- Tại sao con biết?
1 qủa cà chua
xanh để tương
ứng với qủa cà
chua đỏ
- Vậy các con biết chúng ta vừa làm gì để
so sánh số lượng giữa cà chua xanh và cà
chua đỏ không
Chúng ta vừa ghép tương ứng 1: 1 đấy,
các con nhìn xem này chúng ta ghép
tương ứng 1 quả cà chua đỏ là 1 quả cà
chua xanh( cô vừa nói vừa chỉ tay vào
quả)
- A, bây giờ cô sẽ cất cà chua xanh và quả
cà chua đỏ vào rổ, bạn nào giỏi lên ghép
tương ứng 1: 1 lại cô xem nào.


- Cả lớp ơi, bây giờ các con có muốn
cùng cô ghép tương ứng 1 : 1 để có thể so
sánh số lượng giữa 2 nhóm qủa không, cô
đã chuẩn bị sẵn rổ rồi đấy (cô đi lấy rổ về
cho trẻ chơi)
*Luyện tập để hình thành kiến thức
- Cô chuẩn bị cho mỗi trẻ mỗi rổ đồ chơi
( mỗi rổ có 5 quả cà chua đỏ, 4 quả cà

chua xanh, 5 củ khoai tây).
+ Bây giờ các con xếp tất cả qủa cà chua
từ trái sang phải cô xem nào
+ đặt tương ứng mỗi qủa cà chua đỏ là
một quả cà chua xanh cô xem nào
+Nói xem 2 số qủa này như thế nào?
+Gió thổi gió thổi, thổi tất cả những qủa
cà chua xanh vào trong rổ nào (cất cà
chua xanh từ phải sang trái)
+Bây giờ tiếp tục xếp tương ứng 1 quả cà
chua đỏ 1 củ khoai tây cô xem nào
+Vậy thì các con đoán xem số cà chua
đỏ( 5 quả) và củ khoai tây( 5 củ) như thế
nào với nhau?
+ Tại sao con biết

Các con hãy đi cất rổ về chỗ cũ nào
*Củng cố
- Cô thấy hôm nay các con học rất là giỏi
cô sẽ thưởng cho các con chơi 1 trò chơi.
+ Trò chơi 1“ Tìm bạn “
. Cách chơi là các con phải tìm 1 bạn để
ghép đôi với mình để thành 1 đôi.
. Luật chơi: trong 1 cặp phải có 1 bạn
nam tương ứng với 1 bạn nữ. các con
hiểu chưa nào?
+ Trò chơi 2: “ Tìm lá cho hoa”

- Trẻ lắng
nghe


- Trẻ thực hiện

- Quả cà chua
nhiều hơn quả
cà chua xanh
-Trẻ thực hiện
- Nhiều bằng
nhau
+ Vì không có
quả cà chua
hay củ khoai
tay rời ra
ngoài

-Trẻ hứng thú

- Trẻ lắng
nghe và thực
hiện


. Cách chơi: Chia trẻ thành 2 nhóm: Hoa
và lá, đội nhóm hoa phải lấy những bông
hoa bật qua chướng ngại vật và đem về
rỗ của mình. Đội lá cũng tương tự lấy
những chiếc lá đem về đội của mình.
. Luật chơi: Mỗi lượt chỉ được lấy 1 hoa
hoặc1 lá , sau đó về đánh vào tay bạn
tiếp theo để bạn tiếp theo thực hiện, cứ

thế cho đến khi hết thời gian đội nào đúng
và nhiều hoa hoặc lá nhất sẽ là đội chiến
thắng.
- Để kiểm tra kết quả thì các con nghĩ
chúng ta làm cách nào?
- À đúng rồi đấy! chúng ta sẽ ghép tương
ứng 1-1 để so sánh xem đội hoa nhiều
hơn hay đội lá nhiều hơn.các con hiểu
chưa nào
Hoạt động 3:
- Bạn nào có thể nhắc cho cô biết hôm
Nhận xét đánh giá nay cô đã dạy cho các con về gì nào?

- Cô thấy hôm nay các con học rất là
ngoan, rất là giỏi vỗ tay khen lớp mình
nào?
- Các con đi rửa tay và vệ sinh cá nhân

- Trẻ chơi theo
nhạc
( 2 – 3 lần)

- Xếp tương
ứng 1-1

- So sánh và
sắp xếp theo
thứ tự về
chiều cao của
3 đối tượng

-Trẻ vỗ tay


L ĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Hoạt động: Làm quen với các biểu tượng toán
Chủ đề: Thế giới động vật
Đề tài: Khảo sát đặc điểm đường bao hình tròn, hình tam giác
Đối tượng: Trẻ 3 – 4 tuổi.
Thời gian: 20 – 25 phút
I.Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên hình tròn, hình tam giác
- Trẻ biết được đặc điểm đường bao hình tròn và hình tam giác
2. Kĩ năng
- Kĩ năng nhận biết, phân biệt được đường bao hình tròn và hình tam giác
- Phát triển ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc cho trẻ
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, có ý thức trong giờ học
- Trẻ chăm chú lắng nghe và trả lời câu hỏi
II.Chuẩn bị:
1 Đồ dùng của cô:
- Mô hình nhà bạn thỏ
- Mái nhà hình tam giác
- Cửa sổ có hình tròn
- Cái bàn có hình tròn
2 Đồ dùng của trẻ
Rá, hình tròn, hình tam giác
III. Cách tiến hành:
Hoạt động
Hoạt động

1. Ôn định ,
gây hứng
thú

Hoạt động của cô giáo
+ Tập trung trẻ
+ Hỏi về chủ đề của tháng học
+ Tạo tình huống: Các con ơi, vừa rồi có một
cơn gió vừa ào vào lớp mình đấy,biết lớp mình

Hoạt động của trẻ
+ Trẻ tập trung
+ Trẻ trả lời: “Thế
giới động vật”


học lúc nào cũng ngoan này, giỏi này nên bạn
thỏ đã nhờ chị gió mang theo quà dành tặng lớp
mình đấy, các con thích không nào?
+ “Dạ có”
Xem chị gió mang đến món qua gì nào, là 2 cánh
cửa bí mật đấy
+ Bạn nào lên mở cánh cửa đầu tiên ra giúp cô
+ Trẻ xung phong
nào
+ Đó là một lá thư, để xem trong bức thư có gì
+ Trẻ thực hiện
nhé( À, trong bức thư chị gió nói là hôm nay bạn
thỏ muốn lớp chúng mình đi đến nhà của bạn thỏ
chơi đấy), các con có muốn đi cùng cô không?

Các con cùng cô vừa đi vừa hát bài “ Bạn ơi ta
cùng vui” và đi trên chiếc cầu để đi đến nhà bạn
thỏ nào!

2. Nội dung
trọng tâm

a. Ôn kiến thức cũ:
+Um ba la! Các con nhìn kìa chúng ta đã đến
nhà bạn thỏ rồi đấy!
+Nhà của bạn thỏ thật là đẹp phải không các
con?
+ Mái nhà của bạ Thỏ làm bằng hình vậy các
con
+ Bây giờ mình cùng nhau vào nhà bạn Thỏ nào
+Các con quan sát xem nhà bạn thỏ có những gì
nào? Và hình dạng ra sao?

+ “Dạ đẹp!”
+ “Hình tam giác”

+ “Cái bàn hình
tròn, cửa sổ hình
tam giác, cái giếng
có miệng hình tròn,
đồng hồ hình tam
giác,…

À! Các con giỏi quá, vỗ tay khen lớp mình nào!
b. Dạy kiến thức mới

Các con ơi chúng mình cùng quay trở về để cùng
cô khám phá ô cửa bí mật số 2 nào, nhưng mà
cây cầu đã bị đổ rồi, chỉ còn một cách là vượt
qua chướng ngại vật để về lớp mình thôi
+ Cô cho trẻ vượt qua chướng ngại vật có hình
+ Trẻ thực hiện
tròn và tam giác.


+Cô mời một bạn lên mở ô cửa số 2 xem có gì
trong đó nào?
+À, đó là hình ảnh, trước khi khám phá về hình
ảnh này cô mời các con đi lấy rổ của mình nào.
*Hình tròn
Các con ơi, hướng mắt lên màn hình nào, bạn
nào cho cô biết đây là hình gì ? ( Cô gọi 2 trẻ)
À, đúng rồi đấy, đây là hình tròn, cô mời cả lớp
đọc to cùng cô nào( trẻ đọc 2 lần )
Các con lấy trong rổ ra và giơ cao lên nào( cả lớp
đọc, nhóm đọc, cá nhân trẻ đọc)
- Các con hãy cùng quan sát mình và các bạn đã
lấy đúng hình tròn chưa nào?
- Các con ơi các con hãy sờ và nói cho cô biết
hình tròn như thế nào?
- Các con hãy dùng ngón tay trỏ, chúng mình
cùng sờ nào. Đây chính là “đường công bao
quanh khép kín”.(Cô vừa nói vừa làm mẫu cho
trẻ xem)
- Các con cùng nhìn lên màn hình với cô nào
Cô nói và làm xuất hiện hiệu ứng

(Cô cho trẻ vừa chỉ vào đường bao hình tròn vừa
nói: “ hình tròn có đường cong bao quanh khép
kín”
Các con giỏi lắm vỗ tay khen cả lớp nào
Các con thấy hình này giống hình gì (bánh xe
đạp)
À, vì thế nên hình tròn này có thể làm gì các
con( lăn được)( hình tròn lăn được là nhờ hình
tròn được cấu tạo bởi một đường công khép kín,
không có cạnh, góc đấy)
Các con nhẹ nhàng lăn hình tròn trên nền nhà
nào.
Cô mời các con cất hình tròn vào rổ nào
*Hình tam giác
Cô mở hình và hỏi trẻ đây là hình gì( hình tam
giác)
Các con lấy hình tam giác từ rỗ của mình và đưa

+ Trẻ đi lấy rổ đồ
dùng
+ “Hình tròn”

- Dạ rồi
- Trẻ trả lời

+ Trẻ thực hiện

+ “Hình tam giác”
+ Trẻ thực hiện



lên cao nào.
Cả lớp nghe cô đọc( hình tam giác) và đọc theo
cô nhé.
Cô cho cả lớp đọc (2 lần). (cả lớp đọc, nhóm
đọc, cá nhân đọc).
- Các con hãy sờ xem hình tam giác có đặc điểm
như thế nào? (Tam giác có đường bao hàm thẳng
đi qua 3 mũi nhọn)
- Cô hướng dẫn cho trẻ sờ bằng ngón trỏ, vừa sờ
vừa nói “Tam giác có đường bao hàm thẳng đi
qua 3 mũi nhọn” (Cho nhiều trẻ thực hiện)
Bây giờ các thử lăn hình tam giác xem nào?
( Không lăn đươc là vì hình tam giác có đường
bao hàm thẳng đi qua 3 mũi nhọn nên không lăn
được ).
*So sánh hình tròn và hình tam giác
Cô gắn hình tròn và hình tam lên bảng
Các con thấy đường bao của 2 hình này có điểm
gì khác nhau không?( cô gọi 3 – 4 trẻ trả lời)

Cô khái quát: Hình tròn lăn được là vì có đường
bao cong khép kín, còn hình tam giác thì không
lăn được vì có đường bao thẳng và đi qua 3 mũi
nhọn gọi là góc đấy!
c. Luyện tập – củng cố
- Cho trẻ đi lấy rổ đồ dùng
- Nói đặc điểm của đường bao của các hình để
trẻ lấy đúng hình
*Trò chơi: “Chiếc hộp kì diệu”

Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội (Tam Giác,
Tròn), mỗi đội có một chiếc hộp (đựng nhiều
hình tròn, hình tam giác với các kích thước khác
nhau). Đội Tròn sẽ lựa chọn những hình tròn và
đội Tam Giác sẽ lựa chọn những hình tam giác
bằng cách đưa 2 tay vào hai lỗ của chiếc hộp sờ
đường bao để lựa chọn hình cần lấy chạy lên bỏ

Trẻ sờ và trả lời

+ “Hình tròn có
đường bao cong
tròn, khép kín còn
hình tam giác có
đường bao thẳng, đi
qua các mũi nhọn”

-Trẻ thực hiện

-Trẻ tham gia chơi


vào rổ của đội mình cứ lần lượt cho tới khi giáo
viên cho kết thúc.
Luật chơi: Đội nào chọn đúng và được nhiều
hơn, đội đó sẽ giành chiến thắng.

3. Kết thúc

- Nhận xét, tuyên dương

- Hỏi lại tên bài học

- Thu dọn đồ dùng

-Trẻ trả lời
+ “Khảo sát đặc
điểm đường bao của
hình tròn và hình
tam giác”
-Trẻ cùng cô thu
dọc đồ dùng


LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Chủ đề: Thế giới động vật
Đề tài: So sánh kích thước to nhỏ giữa 2 đối tượng
Độ tuổi: 4 – 5 tuổi
Thời gian: 25 – 30 phút
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về kích thước to – nhỏ của 2 đối tượng
2. Kĩ năng
- Biết nhận xét so sánh độ lớn của 2 đối tượng
- Sử dụng đúng từ to hơn - nhỏ hơn
- Rèn kĩ năng quan sát chú ý ghi nhớ có chủ định
3. Thái độ
- Có ý thức tham gia hoạt động tập thể
- Biết yêu quý, chăm sóc các con vật gần gũi
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của giáo viên:

+ 2 chú thỏ bông (1 to, 1 nhỏ), 2 chiếc giỏ (1 to, 1nhỏ), 2 chiếc mũ (1 to, 1 nhỏ)
+ Máy tính, nhạc
2. Đồ dùng của trẻ:
+ Mỗi trẻ sẽ có một rổ đồ dùng gồm: mũ màu tím (to), mũ màu hồng (nhỏ), vòng
tay trắng (to), vòng tay vàng (nhỏ), túi xách tím (to), túi xách hồng (nhỏ).
+ Ly, tô, chén, đĩa mỗi loại 2 cái (1 to – 1 nhỏ).
III. CÁCH THỰC HIỆN
Hoạt động
Hoạt động
1: Ổn định,
tạo hứng

Hoạt động của giáo viên
- Các con ơi! Lại đây với cô nào! Bây giờ cô
mời cả lớp cùng hát bài hát “ Trời nắng, trời
mưa” nhé!

Hoạt động của trẻ
- Trẻ hát


thú

* Trò chuyện
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát có những con vật gì?
- Con thỏ sống ở đâu?

Hoạt động
2:

Hoạt động
trọng tâm

- Trời nắng trời mưa
ạ.
- Dạ thỏ ạ
- Trên cạn ạ.ở rừng,
vườn bách thú

- À đúng rồi vỗ tay khen bạn nào!
* Tạo tình huống: À hôm nay cô có một
câu chuyện rất là hay cũng nói về gia đình
nhà thỏ đấy! Các con cùng chú ý lắng nghe
- Dạ vâng ạ.
cô kể nhé!
Cô kể câu chuyện:
- “Ở một ngôi nhà kia có 2 anh em thỏ sống
cùng với mẹ, ba mẹ con sống với nhau rất
vui vẻ và hạnh phúc…..
- Cô đố cô đố! Cô đố các thỏ anh, thỏ em
thỏ nào to hơn, thỏ nào nhỏ hơn?( Cô lấy 2
thỏ ra trước trẻ)
- Bây giờ để biết chính xác thỏ nào là thỏ
anh, thỏ nào là thỏ em các con hãy quan sát
xem cô làm thế nào nhé!
(Cô đặt thỏ em trốn đằng sau thỏ anh sao cho -Trẻ quan sát
thỏ anh che khuất thỏ em, phần chân của thỏ
anh và thỏ em đặt sát đất)
- Thỏ nào to hơn các con?
- Vì sao con biết thỏ anh to hơn thỏ em?

- À! Đúng rồi đấy! Vỗ tay khen bạn nào!
- Thỏ anh to hơn thỏ em vì thỏ em bị che
khuất bởi thỏ anh đấy.
…. “Vào một ngày đẹp trời nọ thỏ mẹ đưa
cho mỗi đứa một cái giỏ để ra vườn hái củ cà
rốt ngoài ra vì sợ trời nắng nên thỏ mẹ còn
chuẩn bị 2 cái mũ xinh xắn nữa đấy”.
- Nhưng mà 2 anh em thỏ không biết cái giỏ
nào là của thỏ anh, cái mũ nào là của thỏ em
nên đã cãi nhau rất lâu. “Làm thế nào bây
giờ nhỉ”

- Thỏ anh
- Vì con không thấy
thỏ em ở phía sau

- Trẻ nghe


- Các con có muốn giúp anh em thỏ để giải
quyết giùm chuyện này không?
- Các con sẽ làm cách nào đây?
- À bây giờ cô có cách này các con cùng
quan sát cô làm thế nào nhé!
Cô đưa ra 2 chiếc giỏ:
+ Giỏ to màu xanh
+ Giỏ nhỏ màu đỏ
- Cái giỏ nào to hơn, cái giỏ nào nhỏ hơn?
(Cô lồng cái giỏ màu xanh vào trong cái giỏ
màu đỏ)

- Các con thấy gì nào?
(Cô lồng giỏ màu đỏ vào trong giỏ màu
xanh)
- Chuyện gì xảy ra vậy các con?
- Vì sao lại như vậy?

- À giỏi quá ! Đúng rồi đấy các con cái giỏ
màu đỏ nhỏ hơn giỏ màu xanh vì giỏ màu
xanh đựng được giỏ màu đỏ và giỏ màu đỏ
không đựng được giỏ màu xanh
- Vậy cái giỏ nào là của thỏ anh và cái giỏ
nào là của thỏ em các con?

( Cô chỉ lần lượt chỉ tay vào 2 giỏ và cho trẻ
đọc to hơn – nhỏ hơn)
- Thế còn cái mũ của anh em thỏ nữa
- Hai anh thỏ vẫn chưa biết được mũ nào là
của thỏ anh và mũ nào là của thỏ em( cô đưa
ra 2 cái mũ)
+ Mũ to có màu xanh
+ Mũ nhỏ có màu hồng
( Cô mời 1 – 2 trẻ trả lời)
- Vậy chúng ta sẽ làm gì để biết?

- Trẻ nghe

- Dạ có
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát


- Con thấy giỏ xanh
không lọt được vào
trong màu giỏ đỏ
- Giỏ màu đỏ nằm
ở trong giỏ màu
xanh, giỏ màu xanh
nằm ở ngoài giỏ
màu đỏ
- Vì cái giỏ màu đỏ
nhỏ hơn giỏ màu
xanh. Giỏ xanh lớn
hơn giỏ màu đỏ


- À chúng ta cũng làm tương tự như cái giỏ ở
trên, như vậy thì mũ xanh to hơn mũ hồng vì
mũ vàng đựng được mũ hồng các con đã rõ
chưa nào?
- À, các con ơi, như vậy các con đã giúp 2
anh em nhà thỏ đã hoàn thành nhiệm vụ mà
thỏ mẹ đã giao rồi đấy, 2 anh em thỏ cảm
thấy rất vui vì sự giúp đỡ của các con nên đã
gửi cho lớp chúng ta một trò chơi rất thú vị
nếu ai chơi tốt thì sáng mai đến trường các
con sẽ có quà từ 2 anh em thỏ, bây giờ các
con có muốn chơi không nào?

- Giỏ màu xanh là
của thỏ anh và giỏ
màu đỏ là của thỏ

em
Trẻ đọc theo cô

* Trò chơi luyện tập: To hơn – nhỏ hơn.
Trò chơi 1: “Hãy làm đúng”
Cách chơi: Hôm nay, hai anh em thỏ sẽ đi
- Lồng 2 mũ vào
chơi, các con có muốn tiếp tục giúp hai anh
em nhà thỏ chuẩn bị đồ dùng cần thiết để đi nhau ạ
chơi không? Ở đây có mũ màu tím, mũ màu
hồng, vòng tay trắng, vòng tay vàng, túi xách
tím, túi xách hồng. Nhiệm vụ của các con sẽ
chọn đồ dùng cho thỏ sao cho phù hợp với
mỗi bạn thỏ nếu ai chọn đồ dùng sai thì hôm
sau sẽ không có quà từ anh em thỏ . Các con
đã sẵn sàng chưa nào?
- Bây giờ các con hãy về lấy rổ và ngồi đúng
chỗ của mình nào!
(cô đi từng trẻ hỏi: “Con làm cách nào để lấy
đúng đồ dùng cho thỏ)
- cho trẻ chơi 2 lần.
Trò chơi 2: “Ai nhanh nhất ”.
Cô chuẩn bị những đồ dùng như ly, tô,
chén, đĩa. Mỗi loại 2 cái (1 to – 1 nhỏ).
Cách chơi: Lớp chia làm hai đội Lớn (được
phát những chiếc vòng xanh) và Bé (được
phát những chiếc vòng hồng), đội Lớn có
nhiệm vụ đặt những chiếc vòng xanh vào
những vật có kích thước lớn hơn, còn đội Bé



có nhiệm vụ đặt những chiếc vòng hồng vào
những vật có kích thước bé hơn.
-Trẻ nghe
Luật chơi: Mỗi thành viên chỉ được đặt 1 lần,
đội nào đặt đúng và nhanh nhất sẽ là đội
chiến thắng.

- Trẻ đi lấy rổ và
chơi

- Trẻ lắng nghe.

Hoạt động
3: Kết thúc

- Các con ơi! Hôm nay các con đã được học
những gì?( mời 3 đến 4 trẻ nhắc lại).

-Trẻ chơi
- So sánh kích thước
to hơn, nhỏ hơn của
2 đối tượng.
-Trẻ lắng nge

- À đúng rồi! Hôm nay cô đã dạy cho các
con cách so sánh kích thước to hơn, nhỏ hơn
của 2 đối tượng. Vậy về nhà các con hãy tập
so sánh kích thước to hơn - nhỏ hơn các giữa
các vật bất kì mà ở nhà các con có nhé!

- Hôm nay cô thấy các con học rất giỏi, rất là
- Trẻ vỗ tay.
ngoan, vỗ tay khen cả lớp nào.


- Kết thúc: cô cho trẻ vệ sinh và chuẩn bị
hoạt động tiếp theo.

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Chủ đề: Bản thân
Đề tài: Nhận biết trên – dưới, Trước – sau
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiếnthức
- Trẻ nhận biết được phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới
2. Kĩ năng
- Trẻ có kỹ năng xác định được phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới.
- Trẻ có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để giải thích được phía trước, phía sau, phía
trên, phía dưới.
3. Thái độ


- Trẻ hiểu ý nghĩa bài học
- Sử dụng kiến thức để ứng dụng trong cuộc sống.
II. Chuẩnbị
1
2
-

Đồ của giáo viên
Bánh sinh nhật, bong bóng, hoa, bảng..

Đồ của trẻ
Hoa

III. CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt
động
Hoạt
động 1:
Ổn định
trò
chuyện

Hoạt động của cô

Hoạt động
của trẻ
Trẻ tập trung
Trẻ trả lời

- Các con ơi! Lại đây với cô nào!
- Các con có biết hôm nay ngày đặc biệt gì không nào?
- À! hôm nay là sinh nhật bạn Ken lớp mình đấy, trong
buổi tiệc sinh nhật bố mẹ đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi Trẻ nghe
đẹp và trò vui nữa đấy. Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau
tham dự buổi tiệc sinh nhật của bạn ấy nhé!
Cô cho trẻ hát và vận động bài hát “chúc mừng sinh
nhật”
- Chúng ta đã tới nơi tổ chức buổi tiệc rồi đấy!

Hoạt

a. Ôn kiến thức cũ: Ôn phía trước – sau, trên – dưới
động 2: của cơ thể trẻ
Nội
Cho trẻ đứng hình vòng tròn
dung
+ Mắt đâu, mắt đâu? Mắt ở phía nào cửa các con?
+ “Mắt đây,
trọng
mắt đây! Phía
tâm
trước
của
con”
+ Thế lưng các con đâu? Lưng nằm phía nào của các + “Phía sau
của con”
con?
+ “Phía trên
+ Đầu nằm đâu nhỉ? Đầu nằm phía nào của các con?
của con”
+ “Phía dưới
+ Chân các con đâu? Chân nằm phía nào của các con
của con”
nào?
- Giáo viên hỏi theo lớp, nhóm, cá và nhận xét sửa sai
cho trẻ


b. Hình thành kiến thức: Phía trước – sau, trên –
dưới
 Phía trước:

Cho trẻ đứng đội hình chữ U
- Trẻ xếp đội
hình chữ U
- Trước mặt các con thấy có gì?
Bánh
sinh
nhật
- Trẻ trả lời
- Vì sao các con thấy được?
- Vì bánh sinh nhật nằm ở phía trước các con nên các
con nhìn thấy được đấy)
Cô cho trẻ nhắc lại “Phía trước”
Trẻ nhắc lại
- Cô cho trẻ di chuyển tùy ý hỏi:
- Con thấy gì phía trước của mình? (hỏi 3-4 trẻ)
Trẻ trả lời
 Phía sau:
Cho trẻ hát bài hát cả nhà thương nhau và di chuyển đội
hình 2 hàng ngang so le nhau
- Lưng đâu! Lưng đâu!
Trẻ chỉ lưng
của mình
- A! các con ơi! Các con biết sau lưng các con có gì Trẻ
không
không nào?
biết
-Vì sao con không biết?
- Vì con
không nhìn
thấy được ở

sau
-À! Sau lưng các con là bó hoa đấy! Vì bó hoa đó nằm ở
phía sau lưng các con nên các con không thể nhìn thấy
được.
Cô cùng trẻ nhắc lại “Phía sau”
 Phía trên
- Các con ơi! Bây giờ các con hãy quan sát xem chum
bóng bay nằm ở đâu nào?
-Làm sau con thấy được những chum bóng bay nào?
(Phải ngẩng đầu lên)
-Vì sao con ngẩng đầu lên mới thấy được bóng bay ?
(Vì nó ở phía trên các con đấy)
- À! Đúng rồi đấy! Vì chum bóng ở phía trên các con
nên để có thể nhìn thấy được thì các con phải ngẩng đầu
lên.

Trẻ nhắc lại
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
Trẻ nghe


Cô cho trẻ nhắc lại “Ngẩn đầu thấy phía trên”
 Phía dưới
- Chân đâu chân đâu
- Các con đã nhìn thấy chân của mình chưa?
- Làm sao các con nhìn thấy được vậy?(cúi xuống)
-Tại sao phải cúi xuống mới nhìn thấy được vậy các
con? (vì chân ở phía dưới)

- Ngoài chân ra thì các con còn thấy được gì ở phía dưới
nữa nào?
=>Những gì mà các con phải cúi đầu xuống để nhìn
được thì gọi là phía dưới
Cô cho trẻ đọc “ Cúi đầu thấy phía dưới ”
- Các con rấtgiỏivỗtaykhencác con nào?
* Trò chơi củng cố:
Trò chơi 1: “Ai làm đúng”
-Cách chơi: Cho trẻ cầm trên tay một bông hoa khi cô
cần trẻ đưa đồ chơi về hướng nào thì trẻ sẽ đưa về
hướng đó vẫy tay.
- Luật chơi: Trẻ phải làm đúng những gì cô yêu cầu. Trẻ
làm sai bị nhảy lò cò
- Cho trẻ chơi
Trò chơi 2: “Làm theo hiệu lệnh”
- Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn. Khi có hiệu
lệnh của cô “phía trước”, trẻ phải bật và đưa tay về phía
trước, “phía sau” trẻ bật và đưa tay ra phía sau…

- Chân đây!
Chân đây!
- Dạ rồi!
- Dạ con cúi
xuống nhìn
- Vì chân ở
dưới
- Có nền,
thảm…
- Trẻ đọc
- Trẻ vỗ tay

- Trẻ chơi

Hoạt
- Các con ơi! Hôm nay cô đã dạy lớp mình học gì nào ? Nhận biết
đông 3:
trước – sau,
kết thúc - À! Đúng rồi đấy. Hôm nay cô đã dạy cho lớp mình trên – dưới
nhận biết trước – sau, trên – dưới. Vậy về nhà các con
hãy thử tìm xem ở trong nhà các con có những đồ vật
nào nằm ở trước, ở sau, ở trên, ở và ở dưới của các con
nhé!
Cô tuyên dương, khen trẻ và cho trẻ thu dọn đồ chơi và
chuyển sang hoạt động tiếp theo.


LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI BIỂU TƯỢNG TOÁN
CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
ĐỀ TÀI: DẠY TRẺ NHẬN BIẾT PHÍA TRƯỚC- PHÍA SAU, PHÍA
TRÊN- PHÍA DƯỚI
ĐỘ TUỔI: 3- 4 TUỔI
THỜI GIAN: 15- 20 PHÚT
I.
Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết phía trước, phía sau, phía trên , phía dưới của bản than


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×