Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Van NLXH HSG van 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.37 KB, 16 trang )

Câu 1 (8,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Cuộc sống là nguyên liệu thô, chúng ta là những nghệ nhân. Nhào
nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng ta.
Suy nghĩ của anh/chị?
1 Giải thích.
- Cuộc sống là nguyên liệu thô: Cách nói hình ảnh để chỉ những bộn bề phức hợp của
cuộc sống: thuận lợi và khó khăn, tốt đẹp và ác xấu, bình lặng và bão giông…
- Nghệ nhân: con người tài năng, tâm huyết đạt đến độ tinh tuý trong công việc của mình.
- Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay
chúng ta: Từ nguyên liệu cuộc sống mỗi người sẽ tạo nên tác phẩm cuộc đời của mình.
- Câu nói đã khẳng định và đề cao vai trò quyết định của mỗi cá nhân đối với cuộc sống
của chính mình. Chính thái độ sống, năng lực sống của bản thân sẽ làm nên giá trị, ý nghĩa
cuộc sống của mỗi người.
2. Bàn luận, mở rộng.
- Đây là một quan điểm sống tích cực, mạnh mẽ và sâu sắc.
- Cuộc sống luôn mang trong mình những bộn bề, phức tạp, nếu chúng ta sống một cách
chủ động và tích cực, biết gạn lọc những cái xấu, tận dụng và phát huy những điều tốt đẹp, biến
khó khăn, thử thách thành cơ hội thì ta sẽ có một tác phẩm cuộc đời mình thật đẹp.
- Nếu buông xuôi và phó mặc, bị động và để cuộc sống trôi đi, khi ấy tác phẩm cuộc đời
của mỗi chúng ta chỉ là những vật thể xấu xí.
- Mở rộng: Tuy nhiên, không phải lúc nào, không phải với bất cứ ai, muốn trở thành thế
nào cũng được. Tác phẩm cuộc đời của mỗi người còn chịu sự tác động không nhỏ của hoàn
cảnh khách quan.
3. Liên hệ bản thân và rút ra bài học.
Mỗi người phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống bản lĩnh, có lí tưởng,
có ước mơ. Hãy cố gắng trở thành những nghệ nhân chuyên tâm và tài hoa nhất để làm nên tác
phẩm tuyệt đẹp cho cuộc đời mình.
Câu 2: (8,0 điểm)
Hãy viết về những điều anh (chị) cảm nhận được từ câu chuyện dưới đây:
CHIM CÚT
Phượng Hoàng là vua của loài chim. Nhân ngày sinh của vua, trăm loài chim kéo nhau


đến chúc tụng, con nào con nấy lông óng mượt. Riêng chim cút là tồi tàn, chỉ mặc một bộ màu
nâu sồng, đơn sơ. Trời lại rét, không đủ ấm, chim cút run cầm cập, kêu than. Phượng Hoàng
thương tình, ra lệnh cho các chim khác mỗi con cho chim cút một chiếc lông.
Lệnh truyền đi, trăm chim vui vẻ tuân theo. Cút ta liền có một bộ cánh rực rỡ. Có bộ
cánh mới, nó sinh ra kiêu ngạo, đi đâu cũng hợm mình, nói rằng: “Sau vua loài chim thì phải
kể đến Cút này!”.
Trăm chim tức giận, đòi lông lại. Thế là chim cút chỉ còn bộ nâu sồng đơn bạc. Xấu hổ,
chim cút cứ rụt cổ không dám ló mặt đi đâu, suốt ngày đứng nấp trong bụi cỏ, kêu “cun cút,
cun cút”. Nghe rất thảm.
(Truyện ngụ ngôn Việt Nam)
1, Rút ra vấn đề nghị luận từ câu chuyện:
Tác giả dân gian đã dựa vào các đặc điểm về hình dáng, điệu bộ, tiếng kêu của loài chim cút
mà sáng tác truyện, đưa ra bài học cho con người là:
- Cái gì không phải của ta, chỉ là người khác cho mượn, khi họ lấy lại, ta sẽ chẳng còn gì;
-1-


- Trong cuộc sống, nếu kiêu ngạo, hợm mình thì sẽ khiến người khác chán ghét, và nhận kết
cục không hay.
2. Bàn luận:
- Những gì thực sự là của bản thân mình, do chính mình tạo ra thì mới có giá trị bền vững.
- Giá trị của con người không được làm nên bởi những thứ vay mượn, dựa dẫm.
- Hợm mình, kiêu ngạo là thói xấu tai hại, khiến con người phải trả giá đắt.
- Phê phán những người tự cao tự đại, ảo tưởng về bản thân.
- Đánh giá về sự sâu sắc của câu chuyện.
(Thí sinh cần lấy dẫn chứng để làm rõ luận điểm.)
3. Liên hệ, rút ra bài học :
- Cần cố gắng sống bằng chính năng lực của bản thân, không dựa dẫm vào người khác.
- Nên khiêm tốn, biết người biết ta.
Câu 3 (8.0 điểm)

Đọc hai trích đoạn trong hai bức thư sau:
1. “…Vào đêm thứ sáu vừa qua, các ngươi đã cướp đi mạng sống một con người đặc
biệt, tình yêu của đời ta, mẹ của con trai ta nhưng ta sẽ không bao giờ căm thù các ngươi dù
chỉ là một giây phút. Ta không quan tâm và cũng không muốn biết các ngươi là ai – những kẻ
linh hồn đã chết. Nếu Chúa trời mà các người tôn thờ biết tới chúng ta thì mỗi viên đạn găm
trên người vợ ta sẽ là một vết thương cào xé trái tim ông ấy.
Thế nên, ta sẽ không bao giờ cho phép mình ghét bỏ các ngươi. Các ngươi muốn ta căm
ghét nhưng ta sẽ không đáp trả bằng sự giận dữ ngu ngốc. Vì chính sự vô minh ấy đã hình
thành nên thứ hình hài như các ngươi.
Các ngươi muốn ta run sợ, muốn nhìn những người đồng bào của mình bằng ánh mắt
nghi ngờ, muốn ta hy sinh tự do vì an toàn cá nhân. Các ngươi đã nhầm.(...)”
(Trích bức thư gửi những kẻ khủng bố của anh Antoine Leiris, một người cha của đứa
con trai mới 17 tháng tuổi, một người chồng có vợ thiêt mạng trong vụ khủng bố đẫm máu tại
nhà hát Bataclan Pháp tối 13/11/2015).
2. “…Khi chúng ta tới được bệnh viện, và cha mẹ được thấy con qua sóng siêu âm vẫn
đang như thể không biết chuyện gì vừa xảy ra, còn đang mải ngậm ngón tay trong miệng và
làm những động tác nhào lộn như một nghệ sĩ xiếc trong bụng mẹ, tất cả mọi sự thù hận, giận
dữ đối với những kẻ tấn công khủng bố đã hoàn toàn tan biến trong giây phút ấy.
Mẹ thực sự hy vọng bằng cả trái tim rằng con sẽ được sinh ra trong một thế giới tốt đẹp
hơn, nhưng nếu không được như vậy, thì thế hệ của con hãy làm những điều tuyệt vời nhất để
điều đó trở thành sự thật.(…)”.
(Trích bức thư gửi con của chị Sneha Mehta, 28 tuổi, đang mang thai ở tuần thứ 16 và là
một trong những người may mắn sống sót sau loạt vụ tấn công khủng bố ở sân bay Brussels Bỉ
vào hôm 22/3/2016).
Anh/chị hãy tự hoàn thành thông điệp rút ra từ hai bức thư trên (bằng việc điền vào dấu /
…/) “… sẽ chiến thắng bạo lực, lòng thù hận và cái ác”, và lấy đó làm chủ đề để viết bài văn
nghị luận bày tỏ quan điểm cá nhân.
Câu Nội dung
Điểm
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận:

0.75
1
Con người chân chính không đáp trả lại bạo lực, sự khủng bố, cái ác… bằng
lòng thù hận, tình yêu thương và khát vọng hòa bình sẽ chiến thắng bạo lực. (HS
-2-


có thể đặt nhan đề cho bài viết, ví dụ như “Tình yêu thương và khát vọng hòa
bình sẽ chiến thắng bạo lực, lòng thù hận và cái ác”…).
2. Giải quyết vấn đề:
* Giải thích:
- Giải thích thông điệp trong hai bức thư: Chủ nhân của hai bức thư đều là
những người hứng chịu những hậu quả đau thương từ những kẻ khủng bố, từ sự
thù hận và cái ác. Nhưng họ bày tỏ sự không thù hận vì thù hận chỉ có thể làm ra
cái ác, ở họ chỉ tồn tại lòng yêu thương như trước đó vẫn thế. Vượt lên trên cái
ác và chiến tranh, họ bày tỏ khát vọng tự do và hòa bình theo những cách riêng.
- Giải thích thông điệp cá nhân rút ra từ hai bức thư.
* Bình luận:
- Chân lý muôn đời của sự sống: Khủng bố, chiến tranh, những hành động độc
ác sinh ra từ sự thù hận, đố kị áp đặt người khác (về quan điểm sống, chính trị,
tôn giáo…). Còn hòa bình, tự do, phát triển… luôn sinh ra từ tình yêu thương,
sự tôn trọng trân quý lẫn nhau giữa con người.
- Nếu con người đáp trả lại bạo lực và cái ác bằng lòng thù hận thì sẽ chỉ tiếp tục
sinh ra cái ác và bạo lực khác. Nó sẽ khiến cuộc sống của con người trở nên
ngột ngạt và dần bị hủy diệt bởi ngọn lửa căm thù.
- Sức mạnh của tình yêu thương và khát vọng hòa bình chính là:
+ Để cuộc sống vẫn tiếp diễn như em bé trong bụng mẹ, như cậu con trai 17
tháng vẫn sống bên người cha.
+ Để tình yêu thương và tin tưởng lẫn nhau giữa con người giúp con người xích
lại gần nhau, chia sẻ niềm vui nỗi buồn.

+ Con người vẫn sống tự do, tự tại không sợ hãi, nghi ngờ, có niềm tin mãnh liệt
vào một thế giới tốt đẹp hòa bình hơn ở thế hệ tương lai.
+ Tạo nên sức mạnh đoàn kết để bảo vệ hòa bình, để lan tỏa các giá trị nhân văn
từ chính mỗi cá nhân.
* Bài học nhận thức và hành động:
- Thức nhận về cái ác và bạo lực sinh ra từ thù hận, cần có trái tim nóng và cái
đầu lạnh để không đáp trả lại bạo lực bằng lửa hận thù, hiểu giá trị đích thực của
yêu thương.
- Sống nhân văn, nuôi dưỡng tình yêu thương, vị tha và khát vọng hòa bình
ngay từ những hành động nhở, từ những tình huống trong cuốc sống, học tập rèn
luyện để xây dựng đất nước và hội nhập thế giới, trở thành sứ giả hòa bình trong
tương lai.
3. Khái quát lại vấn đề:
Khái quát lại thông điệp gửi gắm qua hai bức thư đầy giá trị nhân văn.

1.5

4.0

1.0

0.75

Câu 4 (8 điểm): Từ những ngữ cảnh sau đây hãy viết một bài luận về chủ đề “im lặng”
- “Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết
nói” (Pythagos)
- “Cuộc sống chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng
trước những vấn đề hệ trọng.” ( Martin Luther King)
- Bạn không chỉ phải chịu trách nhiệm với những gì mình nói, mà cả những gì mình
không nói.

-3-


I.

Yêu cầu chung

8.
0

- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh
phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kỹ năng tạo lập văn bản và khả
năng bày tỏ thái độ và chủ kiến của mình để làm bài.
-Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ và căn cứ
xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành,
nghiêm túc.
Yêu cầu cụ thể
1 Giải thích ý kiến
- Im lặng tức là trạng thái không phát ngôn, không bộc quan điểm, chính kiến. Nó
vừa là một kiểu ngôn ngữ không lời vừa là trạng thái bất lực, hoặc chối từ quyền
phát ngôn.
- Khái quát ý của hai thông điệp: Mỗi ngữ cảnh là một thông điệp, ngữ cảnh thứ
nhất đề cao im lặng như một tiếng nói thông tuệ, và khôn ngoan. Hai ngữ cảnh còn
lại lại chỉ cho ta thấy im lặng là một dạng thể trốn tránh, hay từ bỏ quyền cất tiếng
nói, che dấu, không bộc lộ quan điểm trước cuộc sống. Ở một góc độ nào đó là sự
lảng tránh trách nhiệm trước sự thật.
2 Bàn luận:
- “Im lặng là tiếng nói khôn ngoan” khi nó là một kiểu ứng xử khôn ngoan, của
khiêm cung, nhẫn nhịn trước những tình huống phức tạp của đời sống. Nó giúp
người ta tránh được những mâu thuẫn không đáng có, tìm được sự thanh thản, bình

yên, sự sáng suốt; Đôi khi im lặng là một dạng ngôn ngữ không lời nó sức mạnh
hơn vạn lời. Nó là khoảng trống của những bài thơ, là mênh mông im ắng của tự
nhiên, là tiếng nói của lắng nghe thấu hiểu thay cho những vỗ về, hứa hẹn ồn ào.
- Ngược lại, hai phát biểu còn lại lại cho thấy sự im lặng của cá nhân trước mỗi sự
kiện của cộng đồng cũng là cách thể hiện thái độ, bộc lộ nhân cách, trí tuệ, bản
lĩnh của họ. Nó nhìn nhận phía khuất tối của im lặng. Khi ta bất lực, câm lời
trước những điều hệ trọng, bức xúc của cuộc sống, khi đó im lặng không phải điều
hay mà là cái chết, là sự hèn nhát, là đồng lõa với cái xấu, cái ác, là xúc phạm sự
thật. Do đó tưởng như phi lí, ngay cả với những gì ta không nói ta cũng cần phải
có trách nhiệm.
3 Bài học nhận thức, hạnh động.
Từ nhận thức và trải nghiệm riêng, thí sinh cần bày tỏ quan điểm của chính mình
về chính kiến và định kiến:
- Im lặng hay lên tiếng là quyền của cá nhân trước cộng đồng. Và nó luôn thể
hiện nhân cách, trí tuệ, phông văn hoá của chính họ, vấn đề là ở chỗ im lặng trước
cái gì là thông tuệ im lặng thế nào là hèn nhát ? Nghĩa là con người phải có trách
nhiệm ngay với sự câm lặng của mình.
- “Đừng im lặng” trước những vấn nạn tiêu cực để trở thành kẻ vô cảm, kẻ đồng
lõa với dối trá. Nhưng cũng cần thấy tiếng nói của im lặng vô cùng sâu sắc nó
đồng nhất với sáng tạo, với khôn ngoan, với tịch lặng vô biên.
C©u 5( 8 ®iÓm):
-4-

2.
0

2.
0

2.

0
2.
0


Henry David Thoreau từng nói: “Sự thành công thường đến với những ai không quá
bận rộn đi tìm nó”.
Anh (chị) suy nghĩ gì về ý kiến trên?
1.Giải thích:
- Thành công: là đạt được kết quả tốt như dự định.
- Câu nói của Henry David Thoreau khẳng định: Thành công thường đến với những con người
có phương hướng, mục đích và kế hoạch cụ thể để đạt được những dự định đề ra, không quá
vội vàng, nhanh chóng và mải mê tìm kiếm sự thành công bằng mọi cách.
2.Bình luận:
* Đây là ý kiến đúng đắn, đem đến cho mỗi người giá trị nhân văn sâu sắc, nhất là đối với
những người đang tìm đến thành công của mình:
- Con đường đi đến thành công là một cuộc hành trình gian nan và khó khăn. Thành công chỉ
đến với những người biết tiến đến nó một cách chậm rãi, có kế hoạch cụ thể rõ ràng và từng
bước thực hiện kế hoạch đã đề ra. Sự chuẩn bị kĩ càng, có định hướng giúp mỗi người dễ dàng
đối phó được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống, trong công việc, tìm ra cách giải quyết
hợp lí và hiệu quả nhất khi đó sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp như dự định.
- Những người quá bận rộn đi tìm thành công thường tìm đến thành công như một cuộc đua.
Họ mong muốn có được thành công một cách nhanh chóng và tiến đến nó một cách vội vàng.
Họ hay tìm những con đường tắt, thiếu kiên trì, không theo đuổi đam mê của mình, vì thế sẽ
gặp khó khăn trong việc thực hiện những bước nhỏ để đến với thành công. Hơn nữa, sự nôn
nóng, vội vàng nhiều khi khiến con người thiếu suy nghĩ tỉnh táo, sáng suốt, đưa ra những
quyết định sai lầm và phải trả giá bằng những thất bại cay đắng.
3.Liên hệ, mở rộng và rút ra bài học bản thân:
- Chậm rãi đến với thành công không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn việc tiến nhanh đến thành
công.

- Con người có nhiều sự lựa chọn để đến với thành công nhưng không vì thế mà bất chấp tất cả.
Cần biết cách đi đến thành công bằng tài năng, niềm đam mê, hoài bão, khát vọng của mình,
bằng những kế hoạch thực tế chứ không phải là theo đuổi thành công một cách mù quáng, vội
vàng...
- Bài học cho bản thân.
C©u 6( 8 ®iÓm):
Suy nghĩ của em về câu nói của nhà văn Pháp Victor Hugo (18021885): “Đêm tối đến để lại trong ta những vì sao”.
1. Giải thích- Giải thích các hình ảnh: đêm tối, vì sao.
+ Đêm tối ẩn dụ cho những lúc khó khăn, thất bại, những buồn đau, bất hạnh, những thử thách
nghiệt ngã,... mà con người gặp phải trong cuộc đời.
+ Vì sao chính là niềm tin, hi vọng, là lối thoát hay những cơ hội mở ra cho con người ngay
vào những phút đau đớn tưởng như tuyệt vọng.
- Ý nghĩa câu nói: Câu nói của V.Hugo muốn khuyên chúng ta đừng bao giờ tuyệt vọng, buông
xuôi trong cuộc sống. Ở vào những lúc khó khăn, đau khổ, bất hạnh nhất; trong tình huống thử
thách ngặt nghèo nhất của số phận, ta vẫn có thể tìm ra cho mình một cơ hội, một lối thoát,
vẫn có thể thắp lên niềm hạnh phúc trong tương lai, chỉ cần có niềm tin, sự lạc quan và nghị
lực vượt lên số phận.
2. Bàn luận
- Cuộc đời mỗi con người không phải chỉ toàn niềm vui và hạnh phúc. Hành trình dẫn tới
thành công của bất cứ ai đều không trải bằng nhung lụa. Những khổ đau, bất hạnh, những khó
-5-


khăn, thử thách, những mất mát và cả những thất bại,... chính là một phần tất yếu của cuộc
sống mà mỗi chúng ta phải sẵn sàng đương đầu và đón nhận.
- Vào những thời khắc ấy, nếu ta bi quan, tuyệt vọng, chán nản, buông xuôi thì chắc chắn sẽ bị
gục ngã trước “đòn giáng’’ của số phận. Khi đó, đêm tối sẽ đặt dấu chấm hết cho cuộc đời một
con người.
- Nhưng khi rơi vào đêm tối, con người vẫn biết ngẩng cao đầu nhìn về phía trước, ta sẽ thấy
đêm tối không hẳn đáng sợ như ta tưởng. Vẫn có những vì sao hiện ra, những cơ hội mở ra để

thắp sáng tương lai.
HS nêu dẫn chứng về tấm gương những con người, bằng ý chí, nghị lực, bằng tinh thần
lạc quan và sự kiên cường, dũng cảm đã vượt lên số phận, vượt qua mọi thử thách nghiệt ngã
để tìm thấy hạnh phúc, vươn tới thành công.
- Phê phán những người yếu hèn, bạc nhược, ỷ vào hoàn cảnh, đổ lỗi cho số phận (gia đình bất
hạnh, bị phụ bạc hay sinh ra bị khiếm khuyết về thể xác,...) mà chọn cho mình lối sống buông
thả, bi quan, chán chường, “trả thù đời’’,... Họ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
3. Liên hệ, bài học nhận thức và hành động
- Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập: ánh sáng/bóng tối, hạnh phúc/khổ đau, được/mất,
thách thức/cơ hội, thuận lợi/khó khăn,... Hãy chấp nhận những mặt trái ấy như một phần tất
yếu của cuộc sống và phải biết vượt qua nó để đi đến với thành công và hạnh phúc trong
tương lai.
- Cuộc sống chỉ đặt ra những thử thách, không thể đặt ra cho con người những giới hạn. Hãy
chứng minh rằng, với con người, bằng ý chí và nghị lực phi thường, bằng trí tuệ và niềm tin,
sẽ phá vỡ mọi giới hạn để đến với điều mình mơ ước .
Câu 7 (8 điểm):
Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau đây của A. Lincoln: “Điều tôi muốn
biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào”.
a. Nêu vấn đề: Đánh giá con người qua thái độ trước thất bại
b. Giải thích câu nói:
- Thất bại: Việc có kết quả không mong muốn, không như dự định; thua cuộc sau khi đã
nỗ lực, cố gắng.
- không phải là … mà là: cặp phụ từ nhấn mạnh vế sau
- bạn đã chấp nhận nó như thế nào: Sự đối mặt, thái độ trước thất bại – đây là vế quan
trọng.
→ Xác định vấn đề nghị luận: Xem xét, đánh giá con người qua cách đối mặt, chấp nhận
thất bại.
c. Bàn luận về vấn đề:
- Gặp thất bại là điều tất yếu trên con đường đi đến thành công. Giá trị, cơ hội thành
công của một người không phải ở chỗ chưa từng gặp thất bại.

- Thái độ trước thành công sẽ cho ta biết giá trị con người:
+ Sợ hãi, nhụt chí trước thất bại: con người yếu đuối, khó có thành công trong đời
+ Bình tĩnh đối mặt, chấp nhận thất bại như 1 phần của thành công: con người hiểu biết
quy luật cuộc sống, biết chấp nhận, vững vàng trước khó khăn, thất bại. Đây là 1 yếu tố, 1 điều
kiện để thành công.

-6-


+ Nhưng, cần thiết nhất là con người phải biết học hỏi từ thất bại, hiểu lí do thất bại, biết
sửa chữa, thay đổi từ thất bại đã gặp. Biết học hỏi từ thất bại, chính là cách con người đi đến
thành công vững vàng nhất.
→ Cách con người đối mặt trước thất bại sẽ cho ta một cơ sở để đánh giá xem xét con
người.
- Câu nói của Tổng thống Mĩ A. Lincol cũng có thêm một gợi ý:
+ Cách đối mặt với thất bại là điều đầu tiên, quan trọng nhất để xem xét, đánh giá con
người.
+ Cũng cần xem xét “bạn đã thất bại như thế nào”: chưa cố gắng thực sự, đi sai đường,
làm sai cách… cũng là một cơ sở để đánh giá năng lực, khả năng con người.
(Yêu cầu: Người viết lấy được dẫn chứng làm rõ vấn đề từ thực tiễn đời sống, từ tác phẩm văn
học)
d. Liên hệ:
Người viết đặt mình vào vấn đề bàn luận, nêu được nhận thức, suy nghĩ riêng của bản
thân và rút ra được bài học, hành động, định hướng cho bản thân về vấn đề.
e. Đánh giá: Câu nói cho ta một kinh nghiệm đánh giá con người qua cách đối mặt với
thất bại; cũng cho ta một phương châm, một kinh nghiệm sống.
Câu 8 (8,0 điểm)
Chủ nghĩa cá nhân là thuốc độc chết người nhưng cá tính lại là muối ăn trong cuộc
sống thường ngày. (H. Fandak)
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

1. Giải thích
- Chủ nghĩa cá nhân là quan niệm sống vị kỉ, đề cao thái quá cá nhân, chỉ biết có mình
và vì mình.
- Cá tính là tính cách riêng của mỗi người, làm nên bản sắc riêng của mỗi cá nhân, là cơ
sở để phân biệt cá nhân này với cá nhân khác.
=> Ý kiến đề cao cá tính, phê phán lối sống cá nhân vị kỉ của con người.
2. Bàn luận, mở rộng
- Chủ nghĩa cá nhân là thuốc độc chết người vì nó khiến cá nhân sống ích kỉ, xa rời cộng
đồng, trở thành "kẻ thừa" đối với những người còn lại; sống theo chủ nghĩa cá nhân sẽ khiến
cho con người trở nên đơn độc, yếu đuối; chủ nghĩa cá nhân sẽ khiến cho cộng đồng mất đi sự
đoàn kết, đẩy lùi sự phát triển...
- Cá tính là muối ăn vì nó là thứ gia vị cần thiết để cho "bữa tiệc" cuộc đời của mỗi cá
nhân thêm đậm đà sâu sắc; sống không có cá tính sẽ khiến đời sống của mỗi cá nhân nhàm
chán; cá tính tạo nên bản sắc riêng của mỗi cá nhân, là điều kiện cơ bản để cá nhân tỏa sáng; cá
tính góp phần làm phong phú đời sống xã hội...
- Phê phán lối sống cá nhân, vị kỉ. Cần thấy vai trò của cá tính nhưng đủ tỉnh táo để nhận
ra nó chỉ là thứ gia vị, tránh lạm dụng.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được vai trò của cá tính cũng như hậu quả của lối sống cá nhân vị kỉ. Từ đó
xác định cho mình lối sống đúng đắn.
- Biết tu dưỡng, phấn đấu để hoàn thiện bản thân, khẳng định giá trị, bản ngãi của mình,
đồng thời, phải sống gắn bó, có ý thức xây dựng, đóng góp cho cộng đồng.
-7-


Câu 9 (8.0 điểm)
Nhà văn Victor Huygo từng nói: "Tương lai có rất nhiều tên: Với kẻ yếu, nó là Điều
không thể đạt được. Đối với người hay sợ hãi, nó là Điều chưa biết. Với ai dũng cảm, nó là Cơ
hội".
Anh/chị lựa chọn là “kẻ yếu”, “người hay sợ hãi” hay là “người dũng cảm”? Hãy chia

sẻ suy nghĩ của mình.
1. Giải thích.
- Tương lai: được xem là một thuật ngữ mô tả đoạn thời gian trái ngược quá khứ. Có thể nói tương
lai là ngày mai,mai mốt,...Tương lai thường được hiểu là khoảng thời gian thời gian sau này, chưa
xảy ra trong cuộc đời của con người.
- Với kẻ yếu, nó là Điều không thể đạt được: bởi kẻ yếu luôn tự ti, mặc cảm về khả năng, giá
trị của bản thân nên thường có cái nhìn bi quan về tương lai của mình. Họ sẽ thấy tương lai
của mình không có gì.
- Đối với người hay sợ hãi, nó là Điều chưa biết: bởi người hay sợ hãi không dám có hoài
bão lớn cũng như hoạch định để thực hiện ước mơ của mình. Họ sẽ thấy tương lai của mình
mông lung, không tươi sáng.
- Với ai dũng cảm, nó là Cơ hội: người dũng cảm sẽ nhìn tương lai bằng cái nhìn lạc quan, hi
vọng, sẽ thấy ở tương lai những điều tốt đẹp, là cơ hội để rèn luyện bản thân và thành công
trong cuộc sống.
-> Câu nói của Victor Huygo đã khẳng định thái độ sống sẽ quyết định đến cách nhìn nhận
tương lai của mỗi người. Chúng ta cần có thái độ sống tích cực, dám đương đầu với thử thách
để có một tương lai tươi sáng.
2. Bàn luận, chứng minh.
- Mỗi người nên là một người dũng cảm để thấy tương lai của mình chính là cơ hội.
- Tương lai của con người luôn ẩn giấu những khó khăn, gian khổ, thách thức. Nó đòi hỏi con
người phải có nghị lực, sự kiên trì và lòng dũng cảm để tồn tại và làm chủ cuộc sống của
mình.
- Thái độ sẵn sàng đối diện với gian khó để thực hiện cho được mục đích đề ra sẽ khiến con
người luôn có cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào chính mình, vào tương lai và sự lựa chọn của
bản thân trong mọi lĩnh vực.
- Dũng cảm là nghị lực, là sức mạnh, là ý chí kiên cường để con người có thể vượt lên mọi
gian nan thử thách, để có được sức mạnh chế ngự thiên nhiên và chiến thắng chính bản thân
mình. Dũng cảm sẽ biến thử thách thành cơ hội để đạt được thành công trong cuộc sống.
- Người có lòng dũng cảm luôn khẳng định được năng lực, phẩm chất của mình và chắc chắn
sẽ có một tương lai tốt đẹp.

(Thí sinh sử dụng các dẫn chứng minh họa phù hợp)
2. Bài học nhận thức và hành động.
- Dũng cảm là một phẩm chất cao quý trong nhân cách, đạo đức con người. Đây cũng là thái
độ sống tích cực. Hãy bước vào tương lai với lòng dũng cảm.
- Cần rèn luyện và nuôi dưỡng lòng dũng cảm từng giờ, từng ngày và ngay trong hiện tại.

-8-


Câu 10 (8 điểm)
Người vá trời lấp bể
Kẻ đắp lũy xây thành
Ta chỉ là chiếc lá
Việc của mình là xanh
(Nguyễn Sĩ Đại)
Hãy viết bài văn chia sẻ suy nghĩ của mình về quan điểm sống của tác giả đặt ra trong
bài thơ trên.
1. Giải thích ý nghĩa bài thơ
- Tác giả đặt ra một đối lập giữa “người”, “kẻ” với “ta”:
+ Nếu “người” và “kẻ” (chỉ những người khác) đều muốn làm những việc lớn lao là
“vá trời lấp bể”, “đắp lũy xây thành” – cách nói khoa trương để chỉ những ước muốn to lớn,
thậm chí phi thường của con người…
+ Thì “ta” – chỉ đơn giản ý thức một cách khiêm tốn và thực tế “chỉ là chiếc lá” bé nhỏ
 Hai hình ảnh đối lập giữa “ta” và người khác trong bài thơ của Nguyễn Sĩ Đại đã nêu lên
một quan điểm sống của chính tác giả: Mỗi người đều có mơ ước riêng của mình, có người
mơ ước lớn lao, còn có người chỉ bình dị, nhỏ bé.
- Trong cách nói của “ta”: “chỉ là chiếc lá” có sự phân biệt giữa bản thân và người khác:
“chỉ là” – một sự tự nhận thức về bản thân đúng mức, không ồn ào, không ảo tưởng hay
huyễn hoặc về mình.
- Nhưng dù “chỉ là chiếc lá”, bản thân “ta” vẫn ý thức được “việc của mình là xanh”, như

một lẽ tất yếu trong cuộc đời: chim phải hót và lá phải xanh
 Quan điểm của tác giả trong bài thơ, là ý thức về cái tôi cá nhân, dù chỉ là một cá thể nhỏ
bé, không có những mơ ước phi thường, cũng vẫn phải ý thức được ý nghĩa sự sống của mình
trong cuộc đời: là cống hiến.
2. Bàn bạc và chứng minh ý kiến
- Trong cuộc đời mỗi người đều có quyền có những mơ ước của riêng mình. Có người có
những mơ ước kì vĩ, lớn lao “dời non lấp bể”, “đắp lũy xây thành”. Lại có người chỉ mơ ước
bình dị, thiết thực: có một gia đình bình yên; có một công việc ổn định…
- Suy nghĩ của Nguyễn Sĩ Đại từ góc độ cá nhân, tự ý thức về bản thân: bé nhỏ, thậm chí có
thể khuất lấp giữa muôn người chỉ như chiếc lá bé nhỏ…Nhưng dù “chỉ là chiếc lá” vẫn phải
sống bằng đời của lá, nghĩa là “phải xanh”, phải ý thức đúng về bổn phận và trách nhiệm của
mình với cuộc đời.
- Ý thức về bản thân một cách đúng đắn là suy nghĩ tích cực. Suy nghĩ ấy khiến con người
không tự huyễn hoặc hay ảo tưởng về bản thân; không mơ ước xa vời, phù phiếm. Đây là
biểu hiện sự từ tốn ngay từ ước mơ: không qua lớn lao ngoài năng lực của mình; dù nhỏ bé
nhưng không có nghĩa là vô nghĩa. Vì nhỏ bé, nên mơ ước dề trở thành hiện thực, mang đến
niềm vui sống cho con người...
(Chứng minh bằng những mơ ước của bản thân và những người xung quanh)
- Nhưng dù thế nào, là người làm nên những điều lớn lao, hay chỉ là cá nhân bình thường,
khuất lấp, bản thân mỗi người cũng cần tự ý thức về sự cống hiến của mình: phải làm nên
những điều có ích cho cuộc sống, dù nổi bật, hay lặng thầm…
(Chứng minh: +Những người “vá trời lấp bể”, “đắp lũy xây thành” ai cũng biết tuổi tên…
+ Những người lặng thầm cống hiến, bình dị nhưng có ý nghĩa cho đời…)
3. Mở rộng vấn đề
-9-


- Có những cá nhân tự huyễn hoặc về mình; tự cao cho mình làm nên những điều to lớn,
nhưng lại chỉ là sự trống rỗng một cách vô duyên…
- Lại có người tự ti cho rằng “mình chỉ là chiếc lá” nhỏ bé, thậm chí vô nghĩa giữa cuộc đời,

nên chẳng cần phấn đấu…đã nhỏ bé, càng trở nên mờ nhạt và vô nghĩa hơn…
 Những biểu hiện này cần bị phê phán…
4. Bài học nhận thức và hành động
- Dù là ai trong cuộc đời cũng cần có sự tự ý thức về bản thân. Chẳng ai vô nghĩa giữa cuộc
đời. Chỉ có người tự cho là mình vô nghĩa mà thôi.
- Hãy làm việc, hãy cống hiến bằng sức lực của mình. Ước mơ và phấn đấu biến ước mơ
thành hiện thực…
- Hãy làm cho cuộc sống của mình trở nên có ý nghĩa ở mọi nơi, mọi lúc…
Câu 11: (8,0 điểm).
Sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng là một mái nhà tồi (Lowel). Anh/chị hãy trình bày
suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Suy nghĩ về câu nói: Sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng là một mái nhà tồi.
1. Giải thích:
+ Thỏa hiệp là sự giải quyết tranh chấp mà mỗi bên đều phải từ bỏ một phần quan điểm để
nhượng bộ cho đối thủ.
+ Cái ô và mái nhà đều có tác dụng che nắng, che mưa bảo vệ con người trước những tác động
của tự nhiên, ngoại cảnh. Tuy nhiên, cái ô nhỏ, tác dụng bị hạn chế. Mái nhà rộng lớn, chắc
chắn nên có tác dụng bảo vệ lớn hơn, bền vững hơn.
+ Ý nghĩa của câu nói: Sự nhượng bộ chỉ nên là cái nhất thời. Về lâu dài, cần phải đấu tranh
quyết liệt, triệt để để bảo vệ quan điểm, chính kiến cũng như quyền lợi chính đáng của mình.
2. Bàn luận
+ Sự thỏa hiệp là cần thiết và con người phải biết thỏa hiệp. Bởi vì điều đó đem lại những kết
quả tốt đẹp: Hòa bình, tiếng nói chung giữa các bên mâu thuẫn nhau về quyền lợi, tránh những
mất mát tổn thương không cần thiết. Nếu cứ khăng khăng, bảo thủ với quan điểm cá nhân của
mình thì sẽ không tìm được tiếng nói chung, sự đồng thuận, có những việc không thể giải
quyết.
+ Thỏa hiệp chỉ tốt khi nó là cái ô. Khi mà một mái nhà nó có nhiều tác hại. Sự thỏa hiệp lâu
dài dẫn đến việc người ta từ bỏ hoàn toàn mục tiêu, quan điểm, quyền lợi của mình. Đó là một
sự thất bại.
3. Bài học:

+ Trong cuộc sống cả cái ô và mái nhà đều cần thiết của sự thỏa hiệp lẫn ý thức đấu tranh đều
không thể thiếu.
+ Phải linh hoạt, vận dụng sự thỏa hiệp hay đấu tranh trong hoàn cảnh nào để có được kết quả
tốt nhất.

- 10 -


C©u 12( 8 ®iÓm):
Trình bày suy nghĩ về câu nói: Mỗi người đều coi cuộc sống của mình như một bộ phim
không thành công mà nguyên nhân là tại đạo diễn (X.Vruplepxki)
1. Giải thích (2đ):
− Bộ phim không thành công là cuộc đời không được như mong muốn hoặc chỉ toàn thất bại.
- Đạo diễn: là người sắp đặt, tổ chức nên bộ phim, ở đây muốn nói đến yếu tố khách quan bên
ngoài gây nên sự thất bại trong cuộc đời mỗi con người.
-> Ý nghĩa câu nói: Như một lời nhắc nhở nghiêm khắc dành cho tất cả mọi người. Trước
những khó khăn, thất bại đừng nên đổ lỗi cho các yếu tố khách quan bên ngoài, hãy dũng cảm
thừa nhận hạn chế, sai lầm của bản thân nếu muốn có được thành công trong cuộc sống.
1. Bàn luận (4đ)
− Vì sao mỗi người đều coi cuộc đời mình là một bộ phim không thành công?
+ Suốt cuộc đời, mỗi người thường đặt ra cho mình rất nhiều những mục tiêu để phấn
đấu. Việc đạt đến những mục tiêu đó cho họ cảm giác thành công.
+ Tuy nhiên tâm lí chung của con người là không bao giờ bằng lòng với những điều
mình đã đạt được. Khi đạt được mục tiêu thứ nhất, họ lại đặt ra những mục tiêu mới và nỗ lực
phấn đấu vì chúng. Có nhiều mục tiêu mà con người không thể đạt tới, do đó mỗi người đều
luôn có cảm giác không bằng lòng với những gì mình đang có. Chúng ta luôn mơ tưởng đến
những điều chưa làm được và cho rằng cuộc đời mình thật bất hạnh.
- Vì sao con người luôn đổ lỗi nguyên nhân dẫn đến sự thất bại cho những yếu tố bên ngoài?+
Để dẫn tới sự thất bại bao giờ cũng có hai nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tuy nhiên,
con người thường ít khi chịu thừa nhận hạn chế, sai lầm của bản thân và thường đẩy lỗi lầm

cho hoàn cảnh sống, cho những người xung quanh.
+ Việc đổ lỗi cho người khác dễ dàng hơn nhiều việc thừa nhận thất bại từ phía mình.
Bởi khi ấy, con người phải chấp nhận sự kém cỏi của bản thân với chính mình và với người
khác.
- Hậu quả của việc đổ lỗi lầm cho các yếu tố khách quan: Con người không nhận ra hạn chế, sai
lầm, yếu kém của bản thân để điều chỉnh, khắc phục nên sai lầm sẽ nối tiếp sai lầm; Đổ lỗi cho
yếu tố khách quan khiến con người thụ động, dễ chấp nhận hoàn cảnh, không nỗ lực vươn lên
trước những khó khăn,…
2. Bài học nhận thức và hành động(2đ):
− Câu nói là lời nhắc nhở nghiêm khắc tất cả chúng ta: Hãy dũng cảm nhìn lại mình trước
những khó khăn, thất bại thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh bên ngoài. Không nên quá khắt khe với
bản thân, thừa nhận những thành quả mình đã đạt được, thậm chí tận hưởng chúng sẽ khiến
chúng ta hào hứng hơn với con đường phía trước.
− Bản thân cần tu dưỡng, rèn luyện, dũng cảm nhận ra hạn chế của bản thân để nỗ lực phấn đấu
vươn lên.
Câu 13 (12 điểm):
Suy nghĩ của anh/chị về câu nói trong vở kịch Hamlet của Shakespeare: “Một người có
thể mỉm cười, rồi lại mỉm cười, rồi trở thành một kẻ hung ác”.
1. Giải thích (2,0 điểm):
- Câu nói được tạo nên từ những khái niệm thường khó xác lập mối quan hệ nhân quả:
mỉm cười – hung ác.
- Mỉm cười: thường gắn với niềm vui, sự mãn nguyện, tin tưởng => logic thông thường:
mỉm cười rồi lại mỉm cười phải là hạnh phúc.
- 11 -


- Hung ác: là kết quả của cái ác đối lập với cái thiện, của sự tàn nhẫn với lòng thương
cảm sẻ chia, hạnh phúc chân chính => thường được cho là sản phẩm của thủ đoạn, sự tính toán,
của sự xảo quyệt.
- Câu nói đặt ra một vấn đề: ranh giới giữa thiện và ác, tốt và xấu rất mong manh. Phải

luôn ý thức về điều đó trong mọi hành vi, mọi động cơ, đừng thờ, vô tình, đơn giản.
2. Bình luận (3,0 điểm)
- Bản chất con người là tốt, là thiện nhưng không có nghĩa đó là giá trị bất biến. Đó là lí
do cho niềm tin những tội phạm có thể hoàn lương. Và đó cũng chính là lí do những người hiền
lành bỗng dưng trở thành tội phạm.
- Chỉ một hành vi nhỏ không suy nghĩ cũng có thể biến con người (vốn luôn tin mình là
người tốt) thành người vô tình, vô cảm, thậm chí là kẻ ác.
- Dù không làm gì xấu nhưng thờ ơ trước cái xấu, cái ác cũng là góp phần cho cái ác
chiến thắng.
- Biết mỉm cười là điều đáng quý, là điều hãy luôn hướng đến nhưng cũng hãy biết chia
sẻ, cảm thông.
3. Liên hệ thực tiễn và liên hệ bản thân (1,0 điểm)
- Có những ví dụ cụ thể, sâu sắc về vấn đề này trong cuộc sống, trong văn chương, nhất
là với giới trẻ.
- Có những suy ngẫm về bản thân.
Câu 14. (8,0 điểm)
Con người ta sớm muộn gì cũng nhận thấy rằng chính họ là người làm vườn cho tâm
hồn và đạo diễn cho cuộc đời họ. (Giêm A- len)
Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
a. Giải thích:
- “Chính họ là người làm vườn cho tâm hồn”: Cách diễn đạt hình ảnh về khả năng tự
giáo dục cũng là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với quá trình hình thành, hoàn thiện
nhân cách của mình.
- “Chính họ…là đạo diễn cho cuộc đời họ”: Cách nói hàm súc, chính xác về khả năng chỉ
đạo, tổ chức cuộc đời mình của mỗi cá nhân, cũng là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối
với cuộc sống của bản thân trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
- “Con người ta sớm hay muộn gì cũng nhận thấy…”: Khẳng định mỗi con người đều
tiềm tàng khả năng tự nhận thức, tự giáo dục bản thân. Nhưng ở mỗi người, năng lực ấy
được bộc lộ ở những thời điểm khác nhau của cuộc đời. Có người, ngay từ khi còn trẻ đã
có được nhận thức đúng về mình. Nhưng cũng có không ít người phải trải qua chặng

đường đời dài lâu mới có được nhận thức như thế.
=> Mượn cách nói giàu hình ảnh, hàm súc mà chính xác, Giêm Alen đã giúp con người
nhận ra năng lực tự nhận thức của mình và đặt ra cho mỗi người yêu cầu: không ai khác,
mỗi cá nhân phải có trách nhiệm với quá trình rèn luyện nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn,
và đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng tương lai cho mình.
b. Bình luận
- Cuộc đời, quá trình hình thành, hoàn thiện nhân cách của mỗi người chịu tác động của
nhiều yếu tố:
+Yếu tố khách quan (môi trường giáo dục gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội,
xu thế phát triển của thời đại, những biến động lịch sử, chính trị…) đóng vai trò ảnh
hưởng chi phối .
- 12 -


+Yếu tố chủ quan (Vốn sống, hiểu biết, bản lĩnh khát vọng, niềm đam mê, năng lực tự
nhận thức, khả năng tự giáo dục…) của mỗi cá nhân đóng vai trò quan trọng có tính
quyết định.
- Để trở thành “người làm vườn” đích thực của tâm hồn mình, là “đạo diễn” đích thực của
cuộc đời mình, mỗi cá nhân phải chủ động trang bị cho mình những hành trang cần thiết
(xác định nghiêm túc, đúng đắn mình muốn trở thành con người như thế nào? Tự bồi
dưỡng kiến thức, rèn luyện những phẩm chất, tính cách phù hợp, nói cách khác: tự mài
sắc trí tuệ và luôn làm giàu tâm hồn).
- Con người khi trở thành “người làm vườn”đích thực của tâm hồn mình, là “đạo diễn”
đích thực của cuộc đời mình, cũng có nghĩa là đã thực sự làm chủ được cuộc đời mình.
Khi ấy, con người không còn bị lệ thuộc vào sự “rủi may” của cái gọi là “số phận” hay
“định mệnh”.
- Phê phán những cá nhân sống không có trách nhiệm với bản thân, không có ý thức rèn
luyện nhân cách, bồi dưỡng tri thức để vươn lên, tự làm chủ cuộc đời mình => Không có
trách nhiệm với gia đình, đất nước.
c. Bài học nhận thức và hành động

- Ý kiến có giá trị sâu sắc, đúng đắn về cách sống :
+ Cần nhận thức rõ làm chủ cuộc đời mình là một trong những năng lực vô cùng quan
trọng giúp con người, nhất là những người trẻ tuổi hòa nhập và đứng vững để đi đến
thành công, có được hạnh phúc trong thời đại hội nhập toàn cầu hiện nay.
+ Từ đó xác định rõ mục đích sống, tự bồi dưỡng kiến thức, trau dồi những phẩm chất tốt
đẹp, ý thức được chính mình là người quyết định số phận của bản thân để không ngừng
nuôi dưỡng khát vọng vươn lên trong cuộc sống. Có những hành động cụ thể để khẳng
định giá trị của bản thân bằng những đóng góp tích cực cho xã hội.
Câu 15 (8 điểm)
Cơ hội luôn ẩn sau những khó khăn.
Anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
1. Giải thích:
- Cơ hội: là những dịp, những thời cơ, hoàn cảnh thuận lợi mà ta có được để có thể thực hiện điều
mình mong muốn
- Khó khăn: là những thử thách, chông gai mà con người gặp phải trên hành trình cuộc sống
 Câu nói đưa ra quan điểm sống lạc quan, nhắc chúng ta rằng cuộc đời không có con đường
cùng mà luôn có những cơ hội. Điều quan trọng là phải phát hiện và nắm bắt nó.
2. Phân tích, chứng minh
- Trên đường đời vốn lắm chông gai, con người phải đương đầu với vô vàn khó khăn. Có người
tuyệt vọng, bế tắc rồi rơi vào thất bại nhưng cũng có những con người nhờ ý chí kiên cường, bản
lĩnh vững vàng, quyết tâm cao độ, họ đã tìm được những lối thoát, những cơ hội để khẳng định
mình.
- Cơ hội mang đến cho con người những thời cơ, điều kiện thuận lợi để họ có thể đạt được những
mục tiêu của mình một cách dễ dàng hơn.
- Cuộc sống mang đến cho con người không ít những cơ hội nhưng có những cơ hội chỉ đến với ta
một lần duy nhất và không phải cơ hội nào cũng dễ nhận ra bởi nó luôn ẩn mình sau những khó
khăn. Nếu không nhìn ra, không tận dụng, nắm bắt nó, con người không thể đến với thành công.
- 13 -



(Lưu ý: Học sinh cần kết hợp được lí lẽ với các dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề)
3. Bàn luận
- Không phải mọi cơ hội ta đều đón nhận. Nếu có nhiều cơ hội cùng đến một lúc, chúng ta cần phải
có trí tuệ sắc sảo, tỉnh táo để nhận định, phân tích và lựa chọn cơ hội tốt nhất cho mình, đồng thời
tránh những cám dỗ, phức tạp từ cuộc sống.
- Cơ hội không đến với con người nhiều lần, bởi vậy chúng ta cần biết trân trọng và tận dụng
những cơ hội quý báu
- Cần phê phán những con người có lối sống hời hợt, không mục tiêu, lí tưởng, sống thụ động, chờ
đợi sự may rủi. Biết tận dụng cơ hội không có nghĩa là sống cơ hội, thủ đoạn, sẵn sàng làm bất cứ
điều gì để đạt được mục tiêu.
4. Bài học, liên hệ
- Cần nhận thức rằng: cuộc đời không phải con đường cùng, nó luôn có những ngã rẽ, điều quan
trọng là biết chủ động nắm bắt những điều may mắn, cơ hội trên con đường ấy để đến với thành
công.
- Cần không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện đạo đức, trang bị kiến thức; sống phải có chí hướng,
có quyết tâm; dám đương đầu với khó khăn, thử thách; sống lạc quan và nhanh nhạy để không bỏ
lỡ những cơ hội quý giá trong cuộc đời.
- Liên hệ bản thân
Câu 16 ( 8 điểm)
Trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói sau đây của nhà văn Nga Lep Tônxtôi:
“Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm
nên cuộc sống”.
• Giải thích câu nói
- “Quà tặng bất ngờ”: có thể hiểu theo cả nghĩa cụ thể-khái quát ( vật chất, tinh thần, những
cơ hội, may mắn bất ngờ…)
- Nội dung ý nghĩa của câu nói: Khuyên con người cần có thái độ sống chủ động, có ý chí và
nghị lực.
• Bàn luận
- “Quà tặng bất ngờ”: mang lại niềm vui, sự hào hứng… nhưng không phải lúc nào cũng có
- Nhiều người khi nhận được quà tặng bất ngờ: có tâm trí chờ đợi, ỷ lại, thậm chí phung phí

những quà tặng ấy.
- Phê phán những đối tượng thụ động, thiếu ý chí vươn lên, chỉ chờ đợi những quà tặng bất
ngờ mà không tự mình làm nên cuộc sống.
- Không thể phủ nhận những giá trị, ý nghĩa của quà tặng bất ngờ mà cuộc sống ban tặng cho
con người, vấn đề là biết tận dụng, trân trọng quà tặng ấy như thế nào.
• Bài học nhận thức –hành động
Phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống bản lĩnh, có ý chí…để có thể đón
nhận những quà tặng kỳ diệu của cuộc sống do chính bản thân mình làm nên.
Câu 17 (6,0 điểm):
Tŕnh bày suy nghĩ của em về ư kiến sau đây của Các Mác: “TT́nh bạn chân chính là viên
ngọc quư”.
I. Mở bài: Dẫn dắt nêu vấn đề cần nghị luận
II. Thân bài:
1. Giải thích nội dung câu nói:
- 14 -


Ngọc là một loại đá - kim loại rất cứng, màu sắc óng ánh tuyệt đẹp, rất quư hiếm; quư
hiếm hơn cả vàng, thường được chế tác thành đồ nữ trang, pho tượng. Ngọc có nhiều loại, đủ
màu sắc như hồng ngọc, bạch ngọc, ngọc lam, ngọc phỉ thúy, bích ngọc, ngọc trai. Các vua
chúa ngày xưa hay dùng ngọc để làm quốc ấn. quốc bảo - biểu tượng cho vương triều.
TT́nh bạn chân chính là tT́nh bạn trong sáng, tâm đầu ư hợp, thủy chung, hết ḷng yêu
thương nhau, tôn quư nhau; không vụ lợi, không dung tục tầm thường.
Các Mác dùng lời nói so sánh “tT́nh bạn chân chính là viên ngọc quư" nhằm hT́nh tượng
hóa, cụ thể hóa tT́nh bạn chân chính là tT́nh bạn đẹp, tT́nh bạn quư, rất đáng trân trọng, ngợi ca.
2. VT́ sao “tT́nh bạn chân chính là viên ngọc quư?".
Bạn chân chính yêu thương nhau, quư trọng nhau như anh em ruột thịt, cùng chung chí
hướng, giúp đỡ nhau học hành, làm ăn. Bạn chân chính sẽ cùng nhau chia ngọt sẽ bùi với nhau,
nghèo khổ, hoạn nạn có nhau, hết ḷng giúp đỡ lần nhau vượt qua vận hạn. Bạn chân chính vào
sinh ra tử có nhau, nghèo khổ, vinh hiển đều gắn bó với nhau, trọn đời sắt son chung thủy. TT́nh

bạn tri âm, tri kí, tT́nh bạn chiến đâu, tT́nh đồng chí... là viên ngọc quư, sáng trong măi trong cơi
đời.
Sống trong tT́nh bạn chân chính, ai cũng tự hào cảm thấy ḿnh vô cùng hạnh phúc, “lớn
lên” trong cuộc đời, tự tin trước mọi gian nan thử thách.
3. Nêu một số dẫn chứng về tT́nh bạn chân chính:
Bá Nha - Tứ Ḱ. Lưu BT́nh - Dương Lễ, Mác - Ang-ghen,... là những gương sáng tuyệt đẹp
về tT́nh bạn chân chính thủy chung.
4. Bài học rút ra:
TT́nh bạn có một sức mạnh tinh thần to lớn động viên mỗi người trong cuộc sống. Làm
cho mối quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn vT́ thế ta cần trân trọng, giữ ǵn, bảo
về tT́nh bạn và cần mở rộng những tT́nh bạn tốt.
Tuy nhiên, tT́nh bạn lệch lạc có thể dẫn đến hành động xấu: bao che khuyết điểm cho
nhau, bè phái, hội hè ăn chơi, sa ngă,… chỉ làm hại nhau. VT́ thế cần biết chọn bạn mà chơi.
“TT́nh bạn chân chính là viên ngọc quư”. Để giữ ǵn nó con người cần luôn cố gắng rèn
luyện tấm ḷng chân thành, thẳng thắn, khoan dung và vượt qua tự ái. Mỗi tT́nh bạn chúng ta ǵn
giữ được sẽ trở thành một bản nhạc tuyệt vời trong cuộc hoà âm bởi những tT́nh cảm cao đẹp
của nhân loại.
Câu 18. (6 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Giá trị của con người không phải là được thể hiện ở ngoại hình,
hay không chỉ đơn giản là trình độ học vấn, địa vị trong xã hội; mà nó được thể hiện rõ nhất
bằng lòng tự trọng của con người”.
Em hãy viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về lòng tự trọng.
1. Giới thiệu nội dung nghị luận (0,5điểm)
2. Giải thích (0,5điểm)
Lòng tự trọng là ý thức coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của bản thân, coi trọng giá trị
của bản thân.
3. Bàn luận (3,5 điểm)
Chấp nhận các cách triển khai khác nhau, song cần chú ý bám sát và làm rõ định hướng bàn
luận.
- Biểu hiện của lòng tự trọng: (1,0 điểm)

+ Có suy nghĩ, hành động và cách ứng xử đúng với lương tâm và đạo lí.
- 15 -


+ Nói đi đôi với làm
+ Khi có khuyết điểm chân thành sửa sai và nhận lỗi. Nhìn thẳng vào hạn chế của mình khi
không đủ khả năng đảm đương một công việc. Luôn có ý thức tự giác vươn lên để khẳng định
mình ngay cả khi gặp khó khăn, trắc trở.
+ Chú ý cả đên lời nói khi giao tiếp.
- Vai trò của lòng tự trọng: (1,5 điểm)
+ Luôn giúp ta tự tin vào việc mình làm, luôn chủ động vững vàng trong mọi công việc, sẵn
sang đối mặt với những khó khăn thử thách.
+ Luôn giúp ta lạc quan, yêu đời
+ Luôn giúp ta được mọi người tôn trọng
+ Góp phần xây dựng xã hội văn minh.
- Cần phân biệt tự trọng với tự cao, tự đại (0,5 điểm)
- Phê phán những con người thiếu lòng tự trọng: lười lao động, học tập, sống lợi dụng, dựa
dẫm, gặp khó khăn thì nản chí, nản lòng…đánh mất nhân cách của bản thân. (0,5 điểm)
4. Bài học nhận thức và hành động. (1,5 điểm)
+ Để xây dựng lòng tự trọng bản thân mỗi con người phải luôn có ý thức học tập và rèn luyện,
nói phải đi đôi với làm.
+ Rèn luyện lòng tự trọng là đấu tranh với chính bản thân mình để có suy nghĩ và hành động
đúng đắn.
+ Gia đình, nhà trường cần giáo dục cho con em mình lòng tự trọng để có thái độ sống tốt.
Lưu ý: Học sinh không viết thành đoạn văn hoàn chỉnh chỉ cho tối đa 3 điểm. Nếu học
sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh thì trừ ít nhất 2 điểm.
Câu 2. (4 điểm)
Có một câu chuyện được kể như sau:
Mùa xuân đất trời đẹp, Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế
Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của chim Én đưa ra rất giản dị: hai chim Én

ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, trời
đất gợi cảm, cỏ hoa vui tươi, Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man, Mèn ta chợt nghĩ bụng: ơ
hay việc gì ta phải gánh hai con Én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo
chơi một mình có sướng hơn không? Nghĩ là làm, Mèn há mồm ra. Và nó rơi vèo xuống đất.

( Theo Đoàn Công Huy, trong mục “Trò chuyện đầu tuần”của báo Hoa học trò)
Hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.

- 16 -



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×