Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

GDC6 theo phân phối chương trình mới nhất 2018-2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 84 trang )

Giáo án: Giáo dục công dân 6

Trường THCS Bảo Sơn

Tuần 7
Ngày soạn: 3/10/2015
Ngày giảng: 6/10/2015
Tiết 7 – Bài 6: BIẾT ƠN
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là biết ơn, cần biết ơn những ai, cách thể hiện
lòng biết ơn và ý nghĩa của nó.
2. Kĩ năng: - HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lòng biết
ơn.
- Có ý thức tự nguyện làm những việc thể hiện sự biết ơn đối với cha mẹ, thầy giáo,
cô giáo, những người đã giúp đỡ mình....
3. Thái độ: HS trân trọng ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Có thái độ
không đồng tình, phê phán những hành vi vô ơn, bội nghĩa...
II. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề.
- Tổ chức trò chơi
- Thảo luận nhóm....
III. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh
2. Học sinh: Bài hát, cd,tn,dn theo chủ đề bài học.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: (1 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
1.Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Tôn trọng kỉ luật mang lại những lợi ích gì?.
2. Trong những hành vi sau, hành vi nào thể hiện tính kỉ luật?
a. Đi xe vượt đèn đỏ.


b. Đi học đúng giờ.
c. Nói chuyện riêng trong giờ học.
d. Đi xe đạp dàn hàng ba.
e. Mang đúng đồng phục khi đến trường.
g. Viết đơn xin phép nghĩ học khi bị ốm.
3. Bài mới.(36 phút)
a. Đặt vấn đề: (3 phút)
Các em hãy cho biết chủ đề của những ngày kỉ niệm sau: Ngày 10-3 ( al); ngày
8-3; ngày 27-7; ngày 20-10; ngày 20-11...
(10/3 - Giỗ tổ Hùng Vương, 8/3 – Quốc tế phụ nữ, 27/7 – Thương binh liệt sĩ, 20/10 –
Ngày thành lập hội phụ nữ VN, 20/11 – Ngày nhà giáo VN)
Gv. Những ngày trên nhắc nhở chúng ta nhớ đến: Vua Hùng có công dựng nước; Nhớ
công lao những người đã hy sinh cho độc lập dân tộc; nhớ công lao thầy cô và công
lao của bà, của mẹ.
Đúng vậy, truyền thống của dân tộc ta là sống có tình, có nghĩa, thuỷ chung,
trước sau như một. trong các mối quan hệ, sự biết ơn là một trong những nét đẹp của
truyền thống ấy.
b Triển khai bài: (33 phút)
GV: Phạm Thị Ngân Hà

Năm học: 2015 – 2016
1


Giáo án: Giáo dục công dân 6

Trường THCS Bảo Sơn

Nội dung
Hoạt động của GV và HS

Hoạt động 1: TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC (10 phút)
GV: Gọi HS đọc truyện sgk.
I.Tìm hiểu truyện đọc.
GV: Thầy giáo Phan đã giúp chị Hồng
những việc gì?.
Hs: - Rèn viết tay phải.
- thầy khuyên" Nét chữ là nết người".
Gv: Chị Hồng đã có những việc làm và ý
nghĩ gì đối với thầy?
Hs: - Ân hận vì làm trái lời thầy.
- Quyết tâm rèn viết tay phải.
- Luôn nhớ lời dạy của thầy.
- Sau 20 năm chị tìm được thầy và
viết thư thăm hỏi và mong có dịp được
đến thăm thầy.
Gv: Ý nghĩ và việc làm của chị Hồng nói
lên đức tính gì?.
- Chị Hồng biết ơn sự chăm sóc dạy dỗ
của thầy.Vì nhờ thầy mà Hồng có được
cuộc sống ngày hôm nay.
Hoạt động 2: NỘI DUNG BÀI HỌC (10 phút)
Gv: Theo em biết ơn là gì?.
II. Nội dung bài học
HS: Thảo luận nhóm. ( GV chia lớp
thành các nhóm nhỏ- theo bàn). Phát
phiếu học tập cho các em
GV:Chúng ta cần biết ơn những ai? Tổ
tiên, ông bà, người giúp đỡ chúng ta lúc
khó khăn, anh hùng liệt sĩ, ĐCSVN và
Bác Hồ, các dân tộc trên thế giới )

GV: Vì sao? (những người sinh thành,
nuôi dưỡng ta, mang đến điều tốt lành cho
ta, có công BVTQ đem lại ĐL-TD. V/c và
TT để XD và BV đất nước)
1. Thế nào là biết ơn?
Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung,
Biết ơn là: sự bày tỏ thái độ trân
sau đó gv chốt lại ( gv chuẩn bị ở bảng
trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn
phụ).
đáp nghĩa đối với những người đã giúp
Gv:Biết ơn là gì? Trái với biết ơn là gì?
đỡ mình, những người có công với dân
Gv: Em thử đoán xem điều gì có thể xảy
tộc, đất nước.
ra đối với những người vô ơn, bội nghĩa?.
Gv: Hãy kể những việc làm của em thể
hiện sự biết ơn? ( ông bà, cha mẹ, Thầy
cô giáo, những người đã giúp đỡ mình,
các anh hùng liệt sỹ.....)
GV: Từ xưa, cha ông ta đã luôn đề cao
lòng biết ơn. Lòng biết ơn tạo nên lối
GV: Phạm Thị Ngân Hà

Năm học: 2015 – 2016
2


Giáo án: Giáo dục công dân 6


Trường THCS Bảo Sơn

sống nhân hậu, thuỷ chung của dân tộc và
tạo nên sức mạnh cho các thế hệ nối tiếp
2. Ý nghĩa của sự biết ơn:
nhau chiến đấu xây dựng đát nước.
- Biết ơn là một trong những nét đẹp
Lòng biết ơn là biểu hiện tình người ,
truyền thống của dân tộc ta.
nét đẹp, phẩm chất đạo đức con người.
- Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh
Gv: Vì sao phải biết ơn?.
giữa con người với con người.
? Tìm ca dao ,tục ngữ nói về biết ơn
- Lòng biết ơn làm đẹp nhân cách con
- Ăn giấy bỏ bìa
người
- Ăn tám lạng, trả nữa cân
- Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy.
- Một lòng thờ mẹ kính cha
3. Cách rèn luyện:
cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
- Trân trọng, luôn ghi nhớ công ơn của
? Phải rèn luyện lòng biết ơn như thế
người khác đối với mình.
nào?
- Làm những việc thể hiện sự biết ơn
? Lấy ví dụ thực tế những việc làm biết
như: Thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ, tặng

ơn
quà, tham gia quyên góp, ủng hộ....
GV: Lưu ý phân biệt biết ơn với ban ơn
- Phê phán sự vô ơn, bội nghĩa diễn ra
(việc làm biết ơn của các em phải xuất
trong cuộc sống hằng ngày.
phát từ sự tự giác.
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP (10 phút)
BT: Trong những câu ca dao tục ngữ sau III. Luyện tập
câu nào nói về lòng biết ơn?.
1. Ăn cháo đá bát
2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
3. Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguờn chảy ra.
4. Uống nước nhớ nguồn
5. Mẹ già ở tấm lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
6. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người
7 Qua cầu rút ván.
Gv: Hãy hát một bài hát thể hiện lòng biết
ơn? ( nếu còn thời gian GV đọc truyện "
Có 1 HS như thế" ( sbt/19) cho cả lớp
nghe)
Hoạt động 4 : Củng cố (3 phút)
Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài.
Gv: Theo em cần làm gì để tỏ lòng biết
ơn?
V. Hướng dẫn học ở nhà ( 3 phút)
- Học bài, làm bài tập b, c SGK/19.

- Xem trước bài 7. sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên.

GV: Phạm Thị Ngân Hà

Năm học: 2015 – 2016
3


Giáo án: Giáo dục công dân 6

Trường THCS Bảo Sơn

Tuần 8
Ngày soạn: 8/10/2015
Ngày giảng: 13/10/2015
Tiết 8 – Bài 7: YÊU THIÊN NHIÊN SỐNG HOÀ HỢP VỚI THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
-Giúp HS hiểu thiên nhiên bao gồm những yếu tố gì.
- Giải thích vì sao phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên
2. Kĩ năng:
- HS biết yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên .
3. Thái độ:
- HS biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, thiên nhiên, có nhu cầu sống gần gũi, hoà hợp
với thiên nhiên.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh
2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về thiên nhiên.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: ( 1 phút).

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
Thế nào là biết ơn? Vì sao phải biết ơn? Chúng ta cần biết ơn những ai?.
3. Bài mới: (34’)
a. Đặt vấn đề: (2’):
GV cho hs quan sát tranh về cảnh đẹp thiên nhiên tươi đẹp của đất nước, của địa
phương sau đó GV yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của mình.
b. Bài mới (32’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC (15 phút)
GV: Gọi HS đọc truyện sgk.
I.Truyện đọc “ Một ngày chủ nhật bổ
GV nêu câu hỏi:
ích.”
? Ngày chủ nhật “tôi” được đi đâu?
Tâm trạng như thế nào.

- “Tôi”tham quan Tam Đảo với tâm trạng
? Em thấy cảnh thiên nhiên trên con háo hức, phấn khởi.
đường đến Tam Đảo và tại Tam Đảo - Những ngọn đồi xanh mướt. Núi Tam
được tác giả tả như thế nào.
Đảo hùng vĩ, mờ trong sương, cây xanh
ngày càng nhiều, mây trắng. Quang cảnh
thiên nhiên đẹp hùng vĩ, thơ mộng.
? “Tôi và các bạn cảm thấy như thế nào
- Các bạn cảm thấy ngơ ngác, ngây ngất
trước thiên nhiên.
trước cảnh đẹp thiên nhiên.
? Theo em thiên nhiên cần thiết và có tác
dụng như thế nào tới cuộc sống của con - Thiên nhiên làm cho tâm hồn sảng

khoái sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi.
người.
Thiên nhiên làm đẹp cho môi trường,
giúp không khí trong lành, bảo vệ cuộc
GV: Phạm Thị Ngân Hà

Năm học: 2015 – 2016
4


Giáo án: Giáo dục công dân 6

Trường THCS Bảo Sơn

? Để bảo vệ thiên nhiên chúng ta cần làm sống con người.
gì.
- Chúng ta phải biết chăm sóc, bảo vệ và
hiểu được vẻ đẹp, tác dụng của thiên
- Qua truyện đọc chúng ta thấy nhân vật nhiên với chính mình và cuộc sống cộng
“tôi” và các bạn rất yêu thiên nhiên, hiểu đồng.
được tầm quan trọng của thiên nhiên đối
với đời sống con người.
Hoạt động 2: NỘI DUNG BÀI HỌC (10 phút)
II. Nội dung bài học
1. Thiên nhiên là gì?
? Em hiểu thiên nhiên gồm những gì.
Thiên nhiên bao gồm: Không khí, bầu
trời, sông suối, rừng cây, đồi núi, động
Gv: Thiên nhiên là gì?
Gv: Hãy kể một số danh lam thắng cảnh thực vật, khoáng sản...

* Yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên
của đất nước mà em biết?
Gv: Thế nào là yêu thiên nhiên sống hoà nhiên là sự gắn bó, rung động trước cảnh
đẹp của thiên nhiên; Yêu quý, giữ gìn và
hợp với thiên nhiên?
bảo vệ thiên nhiên.
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP (7 phút)
Gv: Em hãy miêu tả lại vẻ đẹp của một
phong cảnh thiên nhiên e được biết.
HS:
IV. Củng cố: ( 2 phút)
Cho HS nêu lại ND toàn bài.
V. Hướng dẫn học ở nhà( 3 phút)
- Hãy tìm hiểu vai trò của thiên nhiên và những hành động để bảo vệ thiên nhiên
- Tiết sau học tiếp bài “Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên”

GV: Phạm Thị Ngân Hà

Năm học: 2015 – 2016
5


Giáo án: Giáo dục công dân 6

Trường THCS Bảo Sơn

Tuần 9
Ngày soạn: 16/10/2015
Ngày giảng: 20/10/2015
Tiết 9 – Bài 7: YÊU THIÊN NHIÊN SỐNG HOÀ HỢP VỚI THIÊN NHIÊN

(T2)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Giải thích vì sao phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên
- Nêu được một số việc làm thể hiện tình yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
2. Kĩ năng:
- HS biết yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên .
- Kịp thời ngăn chặn những hành vi cố ý phá hoại môi trường, xâm hại đến cảnh đẹp
của thiên nhiên.
- Biết tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên do nhà trường và địa phương tổ
chức.
3. Thái độ:
- HS biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, thiên nhiên, có nhu cầu sống gần gũi, hoà hợp
với thiên nhiên.
- Yêu thiên nhiên, phê phán những hành vi pha hại thiên nhiên.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh
2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về thiên nhiên.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: ( 1 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
Thiên nhiên bao gồm những gì? Thế nào là yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên
nhiên?
3. Bài mới: (34’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Nội dung bài học (tiếp) (25 phút)
Thảo luận nhóm. (3 phút)
2. Vai trò của thiên nhiên:
1.Thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống của con

- Thiên nhiên giúp tâm hồn sảng
người như thế nào? Cho ví dụ?
khoái, làm bầu không khí trong
+ Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của
lành, bảo vệ cuộc sống con người,
con người, thiên nhiên cung cấpcho con người
gắn bó và rất cần thiết đối với đời
những thứ cần thiết của cuộc sống như : thức
sống con người. Là tài sản chung
ăn, nước uống, không khí để thở, đáp ứng nhu
vô giá của dân tộc và nhân loại .
cầu tinh thần của con người
- Thiên nhiên bị tàn phá sẽ ảnh
.+ Nó là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế. hưởng đến chất lượng cuộc sống và
+ Đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của nhân dân.
tồn tại của con người
2. Cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu thiên
nhiên bị tàn phá?
+ Thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm cho cuộc sống
của con người gặp rất nhiều khó khăn, ảnh
hưởng xấu đến sức khoẻ, thiệt hại về tài sản,
tính mạng...
GV: Phạm Thị Ngân Hà

Năm học: 2015 – 2016
6


Giáo án: Giáo dục công dân 6


Trường THCS Bảo Sơn

Vì vậy con người phải biết yêu quý và bảo vệ
thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên
Gv: cho hs quan sát 3 bức tranh
?Em hãy nhận xét hành động của con người đối
với thiên nhiên qua các bức tranh?
HS: nhận xét từng tranh
GV: chốt lại:
Tranh 1:

Hành động tàn phá thiên nhiên của con người
để phục vụ cuộc sống của mình, con người đã
vô tình huỷ hoại rừng, làm mất cân bằng sinh
thái. ->bị pháp luật nghiêm cấm
Tranh 2:

Thể hiện hành động bảo vệ, giữ gìn và tái tạo
thiên nhiên của con người-> thể hiện tình yêu
và sống hoà hợp với thiên nhiên của của con
người.
Tranh 3:

GV: Phạm Thị Ngân Hà

Năm học: 2015 – 2016
7


Giáo án: Giáo dục công dân 6


Trường THCS Bảo Sơn
3. Trách nhiệm của học sinh:
- Phải bảo vệ thiên nhiên.
- Sống gần gũi, hoà hợp với thiên
nhiên.
- Kịp thời phản ánh, phê phán
những việc làm sai trái phá hoại
thiên nhiên.

Hậu quả của việc tàn phá thiên nhiên mà con
người phải gánh chịu.
? Hãy nêu những hành động bảo vệ thiên
nhiên và phá hoại thiên nhiên khác mà em biết?
?Chúng ta cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên?
? Hãy nêu các hoạt động của trường em để bảo
vệ thiên nhiên và môi trường
KL: Bằng những việc làm thiết thực, các em
hãy góp phần dù nhỏ bé của mình vào việc bảo
vệ, giữ gìn thiên nhiên, thể hiện tình yêu thiên
nhiên của mình
Hoạt động 2: Luyện tập ( 9 phút)
GV: Phạm Thị Ngân Hà

Năm học: 2015 – 2016
8


Giáo án: Giáo dục công dân 6


Trường THCS Bảo Sơn

GV hướng dẫn HS làm bài tập a, b (tr 17 SGK) 4. Bài tập
GV Kết luận: Thiên nhiên là tài sản a)
chung vô giá, là nguồn sống của con người. b)
Thiên nhiên bị tàn phá sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống. Sống hoà hợp với thiên nhiên
là sống gần gũi với thiên nhiên, tôn trọng,
không làm trái quy luật thiên nhiên, biết khai
thác từ thiên nhiên những gì có lợi cho con
ngưòi, mặt khác biết tìm cách khắc phục, hạn
chế những tác hại do thiên nhiên gây ra.
IV. Củng cố (2 phút)
- GV cho HS nêu lại nội dung toàn bài
V. Hướng dẫn học ở nhà (3 phút)
- Học thuộc bài
- Ôn tập lại các bài đã học, tiết sau kiểm tra 1 tiết

GV: Phạm Thị Ngân Hà

Năm học: 2015 – 2016
9


Giáo án: Giáo dục công dân 6

Trường THCS Bảo Sơn

**************************************
KIỂM TRA 1 TIẾT


TIẾT 9:
Ngày soạn:
Ngày giảng:
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã học.
2. Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học làm bài.
3. Thái độ: HS tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài.
B. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Học sinh: Xem lại nội dung các bài đã học.
2. Giáo viên: Ma trận đề.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LỚP 6
Nội dung chủ đề ( Mục tiêu)
Các cấp độ tư duy
Nhận biết
Thông hiểu
A. Biết được việc sử dụng một cách hợp Câu hỏi 1 TN
lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, (0,5đ)
sức lực của mình và của người khác
B. Cư xử đúng mực khi giao tiếp với Câu hỏi 1 TN
người khác
(0.5đ)
C. Tự giác chấp hành những quy định Câu hỏi 1 TN
chung của tập thể, của các tổ chức xã (0.5đ)
hội.
D.Cần cù, tự giác, quyết tâm làm mọi
Câu hỏi 1 TN
việc...
(0.5đ)
E. Bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và

Câu hỏi 1 TN
những việc làm đền ơn, đáp nghĩa
(0.5đ)
G. Biết cách giữ gìn sức khoẻ
Câu hỏi 2 TL
(1đ)
H. Xác định được các hành vi hút thuốc
lá, hoặc uống rượu, bia là có hại.
I. Siêng năng kiên trì có ý nghĩa như thế
Câu hỏi 3 TL
nào.
(1 điểm )
K. Những việc làm nào thể hiện tính
siêng năng kiên trì.
L.Biết ơn có ý nghĩa như thế nào,Cần
Câu hỏi 4 TL
biết ơn những ai và nhớ được các ngày lễ
(1.5 đ)
trong năm.
Tổng số câu hỏi
4
4
Tổng điểm
2
4
Tỉ lệ
20 %
40 %

GV: Phạm Thị Ngân Hà


Vận dụng

Câu hỏi 2 TL
(1đ)
Câu hỏi 3 TL
(1 điểm)
Câu hỏi 4 TL
(2 điểm)
3
4
40 %

Năm học: 2015 – 2016
10


Giáo án: Giáo dục công dân 6

Trường THCS Bảo Sơn

C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định:
II. Nội dung:
Ra đề:
Câu 1: ( 2,5 điểm) Cho những hành vi sau đây, hãy điền vào cột tương ứng
với bổn phận đạo đức đã học:
Những hành vi biểu hiện
Phẩm chất đạo đức
1. Biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải

1...............................................
vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người
................................................
khác
2. Cư xử đúng mực khi giao tiếp với người khác..
2...............................................
3. Tự giác chấp hành những quy định chung của tập 3...............................................
thể, của các tổ chức xã hội......
.................................................
4. Cần cù, tự giác, quyết tâm làm mọi việc...
4...............................................
5. Bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc 5...............................................
làm đền ơn, đáp nghĩa.....
.................................................
Câu 2: (2 điểm).
a. Muốn có sức khoẻ tốt, chúng ta cần phải làm gì?
b. Khi có người dụ dỗ em hút thuốc lá, hoặc uống rượu, bia em sẽ làm gì?
Câu 3: ( 2 điểm)
a. Vì sao phải siêng năng, kiên trì?
b.Hãy kể những việc làm thể hiện tính siêng năng của em?
Câu 4: ( 3.5 điểm).
a.Vì sao phải biết ơn?.
b. Chúng ta cần biết ơn những ai?
c. Hãy nêu chủ đề và ý nghĩa của những ngày kỉ niệm sau:
- Ngày 20 tháng 10
- Ngày 20 tháng 11
- Ngày 27 tháng 7
- Ngày 10 tháng 3 ( âm lịch)
- Ngày 19 tháng 5
III. Thu bài- Dặn dò

Xem trước nội dung bài “ Sống chan hoà với mọi người ” tiết theo.
Đáp án, biểu điềm:
Câu 1: ( 2,5 điểm)
1. Tiết kiệm
2. Lễ độ.
3. Tôn trọng kỉ luật.
4.Siêng năng, kiên trì.
5. Biết ơn.
Câu 2:(1,5 điểm)
a. Muốn có sức khoẻ tốt, chúng ta cần phải biết tự chăm sóc, rèn luện thân thể cụ thể
là:
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân
- Ăn uống điều độ.
- Tích cực phòng và chữa bệnh.
- Thường xuyên luyện tập thể dục, năng chơi thể thao.
- Không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác.
GV: Phạm Thị Ngân Hà

Năm học: 2015 – 2016
11


Giáo án: Giáo dục công dân 6

Trường THCS Bảo Sơn

b. Em sẽ kiên quyết từ chối và khuyên người đó không nên sử dụng các chất đó vì
nóp rất có hại cho sức khoẻ.
Câu 3: ( 2 điểm)
a. Vì siêng năng, kiên trì giúp cho con người thành công trong công việc, trong cuộc

sống
b ( tuỳ theo cách trình bày của HS để đánh giá)
Câu 4: ( 4 điểm).
a. Phải biết ơn vì:
- Biết ơn là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta.
- Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.
b. Chúng ta cần biết ơn: Ông bà, cha mẹ, Thầy cô giáo, những người đã giúp đỡ
mình, các anh hùng liệt sỹ, các nhà khoa học.....)
c. Chủ đề và ý nghĩa của những ngày trên là:
- Ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam ( Nhớ công lao của bà, mẹ chị, cô
giáo....)
- Ngày hiến chương nhà giáo Vn ( nhớ công lao của các thầy cô giáo...)
- Ngày thương binh liệt sĩ ( nhớ công lao của các anh hùng..)
- Ngày sinh của Bác Hồ ( nhớ công lao của Bác)
- Ngày giỗ tổ hùng vương ( nhớ công lao của các vua Hùng đã có công dựng nước)
*Phần bổ sung:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
....................................
*************************************

GV: Phạm Thị Ngân Hà

Năm học: 2015 – 2016
12


Giáo án: Giáo dục công dân 6


Trường THCS Bảo Sơn

Tuần 11
Ngày soạn: 30/10/2015
Ngày giảng: 3/11/2015
TIẾT 11 – Bài 8: SỐNG CHAN HOÀ VỚI MỌI NGƯỜI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được những biểu hiện của người biết sống chan hoà với
mọi người, vai trò và sự cần thiết của cách sống đó.
2. Kĩ năng: HS biết giao tiếp, ứng xử phù hợp với mọi đối tượng trong xã hội.
3. Thái độ: HS có nhu cầu sống chan hoà với mọi người, có mong muốn và sẵn sàng
giúp đỡ bạn bè để xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SBT GDCD 6. Tranh ảnh, ...
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: ( 2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới. (41phút)
Đặt vấn đề (8 phút):
GV kể chuyện "hai anh em sinh đôi", sau đó hỏi HS: Vì sao mọi người không
ai giúp đỡ người anh?. Gv dẫn dắt vào bài.
Triển khai bài: (33 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC (10 phút)
GV: Gọi HS đọc truyện sgk.
I. Truyện đọc:
GV: Bác đã quan tâm đến những ai?
- Bác quan tâm đến tất cả mọi người từ

cụ già đến em nhỏ.
- Bác cùng ăn, cùng vui chơi và tập
TDTT với các đồng chí trong cơ quan
Gv: Bác có thái độ ntn đối với cụ già?
-Bác đối xử rất ân cần, niềm nở
-Mời cụ già ở lại ăn cơm trưa
- Chuẩn bị xe đưa cụ về.
Gv: Vì sao Bác lại cư xử như vậy đối với
mọi người?
? việc làm đó thể hiện đức tính gì của
Bác?
Hoạt động 2: NỘI DUNG BÀI HỌC (13 phút)
Gv: Thế nào là sống chan hoà với mọi
II. Nội dung bài học:
người?
1. Thế nào là sống chan hoà với mọi
GV: Hãy nêu một vài ví dụ thể hiện việc người?
sống chan hoà với mọi người?.
Sống chan hoà là sống vui vẽ, hoà
Gv: Trong giờ KT nếu người bạn thân
hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia
của em không làm được bài và đề nghị
vào những hoạt động chung có ích
em giúp đỡ thì em sẽ xử sự ntn để thể
hiện là mình biết sống chan hoà?.
GV: Phạm Thị Ngân Hà

Năm học: 2015 – 2016
13



Giáo án: Giáo dục công dân 6
Gv: Trái với sống chan hoà là gì?
Hs: Lợi dụng, ghen ghét, đố kị, ích kỉ,
dấu dốt..
Gv: Sống chan hoà với mọi người sẽ
mang lại những lợi ích gì?.

Trường THCS Bảo Sơn

2. Ý nghĩa:
- Sống chan hoà sẽ được mọi người quý
mến, giúp đỡ.
- Góp phần vào việc xây dựng mối quan
hệ xã hội tốt đẹp.

Gv: Học sinh cần sống chan hoà với
những ai? Vì sao?.
HS: Thảo luận nhóm. ( gv chia lớp
thành các nhóm nhỏ- theo bàn).
* Nội dung: Hãy kể những việc thể hiện
sống chan hoà và không biết sống chan
hoà với mọi người của bản thân em?.
Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung,
sau đó gv chốt lại
Gv: để sống chan hoà với mọi người
em thấy cần học tập, rèn luyện ntn?

3. Cách rèn luyện:
- Thành thật, thương yêu, tôn trọng, bình

dẳng, giúp đỡ nhau.
- Chỉ ra những thiếu sót, khuyết điểm
giúp nhau khắc phục.
- Tránh vụ lợi, ích kỉ, bao che khuyết
điểm cho nhau.
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP (8 phút)
Gv: Khi thấy các bạn của mình la cà quán III.Luyện tập.
sá, hút thuốc, nói tục..., Em có thái độ
ntn?
- Mong muốn được tham gia.
- Ghê sợ và tránh xa.
- Không quan tâm vì không liên quan đến
mình.
- Lên án và mong muốn xã hội ngăn
BT a) Hành vi đúng: 1,2,3,4,7
chặn.
Gv: HD học sinh làm bài tập a, d sgk/25.
HS: trình bày miệng.
Hoạt động 4: Củng cố (2 phút)
Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài.
IV. Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 phút)
- Học bài, làm bài tập b SGK/25.
- Xem trước nội dung bài 9.
- Tổ 1: Chuẩn bị đồ dùng, phân công sắm vai theo nội dung tình huống sgk.

GV: Phạm Thị Ngân Hà

Năm học: 2015 – 2016
14



Giáo án: Giáo dục công dân 6
TIẾT 11:

Trường THCS Bảo Sơn

BÀI 9: LỊCH SỰ - TẾ NHỊ

Ngày soạn: 3/11/09
Ngày giảng: 7/11/09
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được những biểu hiện của lịch sự tế nhị và lợi ích
của nó trong cuộc sống.
2. Kĩ năng: HS biết nhận xét, góp ý và kiểm tra hành vi của mình trong cư xử
hằng ngày.
3. Thái độ: HS có ý thức rèn luyện cử chỉ, hành vi, cách sử dụng ngôn ngữ sao
cho lịch sự, tế nhị. Xây dựng tập thể lớp thân ái, lành mạnh.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm....
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh, máy chiếu...
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học, trang phục sắm vai.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: ( 1 phút).
II. Kiểm tra bài cũ: (6 phút).
1. Thế nào là sống chan hoà với mọi người?.
2. Vì sao phải sống chan hoà? Nêu ví dụ?.
III. Bài mới. (32’)

1. Đặt vấn đề (2 phút):
Chúng ta đã học bài “ Sống chan hoà với mọi người” ở tiể trước, hôm nay cô
trò ta sẽ tìm hiểu thêm một đức tính tốt nuă đó là Lịch sự tế nhị.
2 Triển khai bài: (30’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
HĐ1: (10’)
TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC
GV: Cho hs đóng vai theo nội dung tình I. Truyện đọc
huống.
GV: Em có nhận xét gì về cách chào của
các bạn trong tình huống?
Gv: Nếu em là thầy Hùng em sẽ chọn
cách xử sự nào trong những cách sau:
- Phê bình gay gắt trước lớp trong giờ
sinh hoạt.
-....... ngay lúc đó.
- Nhắc nhở nhẹ nhàng khi tan học.
- Coi như không có chuyện gì xảy ra.
- Phản ánh sự việc với nhà trường.
- Kể cho hs nghe 1 câu chuyện về lịch
sự, tế nhị để hs tự liên hệ.....
GV: Phạm Thị Ngân Hà

Năm học: 2015 – 2016
15


Giáo án: Giáo dục công dân 6


Trường THCS Bảo Sơn

Gv: Hãy phân tích ưu nhược điểm của
từng biểu hiện?
HĐ2: (10’)
NỘI DUNG BÀI HỌC
Gv: Thế nào là lịch sự? cho ví dụ?.
II. Nội dung bài học
1. Thế nào là lịch sự, tế nhị?
a) Lịch sự : là những cử chỉ, hành vi dùng
trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy
định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo
đức của dân tộc.
GV: Tế nhị là gì? Cho ví dụ?.
b) Tế nhị : là sự khéo léo sử dụng những
cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử,
thể hiện là con người có hiểu biết, có văn
Gv: Hãy nêu mqh giữa lịch sự và tế nhị?. hoá
Gv: Tế nhị với giả dối giống và khác
nhau ở những điểm nào?. Nêu ví dụ?.
Gv: Hãy kể những việc làm thể hiện lịch
sự, tế nhị của em?. Nêu lợi ích của việc
làm đó?.
Gv: Vì sao phải lịch sự, tế nhị?.

HĐ3: (11’)
GV: Cho HS làm BT a

BT d)
HS: Đọc BTd)

GV: Tổ chức thảo luận nhóm
HS: Thảo luận, cử đại diện trình bày
GV: Nhận xét, cho điểm nhóm làm việc
tốt nhất trong tiết học
IV. Củng cố: ( 2 phút)
Thế nào là lịch sự, tế nhị?.
V. Dặn dò: ( 4 phút)

2. Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị:
- Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc,
quy định chung của xã hội.
- Thể hiện sự tôn trọng người
giao tiếp và những người xung quanh.
- Thể hiện trình độ văn hoá, đạo đức của
mỗi người.
3. Cách rèn luyện:
- Biết tự kiểm soát bản thân trong giao
tiếp, ứng xử.
- Điều chỉnh việc làm, suy nghĩ của mình
phù hợp với chuẩn mực xã hội.
LUYỆN TẬP
III. Luyện tập
BT a) - Biểu hiện lịch sự:
. Biết lắng nghe
. Biết nhường nhịn
. Biết cảm ơn, xin lỗi
- Biểu hiện tế nhị:
. Nói nhẹ nhàng
. Nói dí dỏm
. Biết cảm ơn, xin lỗi

BT d)
- Quang: Lịch sự, tế nhị, ý thức cao ở nơi
công cộng.
- Tuấn: Ý thức kém, thiếu lịch sự, tế nhị

GV: Phạm Thị Ngân Hà

Năm học: 2015 – 2016
16


Giáo án: Giáo dục công dân 6

Trường THCS Bảo Sơn

Tuần 14
Ngày soạn: 20/11/2015
Ngày giảng: 24/11/2015
Tiết 13 - BÀI 10: TÍCH CỰC,TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu những hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là gì. Biểu
hiện tích cực trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
2. Kĩ năng: HS biết chủ động, tích cực trong hoạt động lao động và học tập.
3. Thái độ: HS biết lập kế hoạc học tập, lao động, nghĩ ngơi, tham gia hoạt động xã
hội.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6, tranh ảnh.
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
III. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định trật tự lớp (1 phút).
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút).
1. Thế nào là lịch sự, tế nhị?.
2. Em sẽ làm gì để rèn luyện phẩm chất đạo đức này?. Nêu 1số biểu hiện cụ thể
3. Bài mới. (35’)
a. Đặt vấn đề (2 phút):
Gv cho hs quan sát tranh về một số hoạt động của nhà trường dẫn dắt vào bài mới.
b. Triển khai bài: (33’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC (10 ph)
Gv: Gọi hs đọc truyện.
I. Tìm hiểu truyện đọc:
Thảo luận nhóm
- Nhóm 1:Trương Quế Chi có suy nghĩ
và ước mơ gì?
- Nhóm 2:Để thực hiện mơ ước của mình
Chi đã làm gì?
- Nhóm 3: Những chi tiết nào chứng tỏ
Trương Quế Chi tích cực, tự giác trong
hoạt động tập thể?
- Nhóm 4: Em học tập được những gì ở
bạn Trương Quế Chi?.
HOẠT ĐỘNG 2 : NỘI DUNG BÀI HỌC (23 ph)
Gv: Hãy kể tên một số hoạt động tập thể II. Nội dung bài học
và hoạt động xã hội mà em biết?.
1. Khái niệm:
Gv: Thế nào là tích cực, tự giác trong
- Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt khó,
hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?

kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện.
- Tự giác là chủ động làm việc, học tập,
không cần ai nhắc nhở, giám sát, không
do áp lực bên ngoài.
GV: Phạm Thị Ngân Hà

Năm học: 2015 – 2016
17


Giáo án: Giáo dục công dân 6

Trường THCS Bảo Sơn

Gv: Hãy nêu mqh giữa tích cực và tự
giác?.
Tình huống: Bạn Đức rất hiếu học, là học
sinh giỏi, lại chăm ngoan, nhưng bạn rất
ngại khi tham gia các họat động do nhà
trường, Đoàn, Đội tổ chức, không mấy
khi chịu vận động vui chơi, vì sợ mất thời
gian học tập, bạn không thích quan tâm
đến ai. Chỉ cần lo cho bản thân mình học
tốt là đủ. Đức suốt ngày như con mọt
sách, vóc dáng như ông cụ non, nhìn Đức
ai cũng ái ngại.
? Theo em cách sống của Đức có chỗ
nào cần điều chỉnh?
? Tìm những biểu hiện thể hiện tính tích
cực, tự giác trong hoạt động tập thể và

hoạt động xã hội.
Gv: Hoạt động tập thể là gì? Hãy nêu một
số nd của hoạt động tập thể?.
Gv: Hoạt động xã hội là gì? Nêu một số
nd về hoạt động xã hội?.

* Hoạt động tập thể: là những hoạt động
do tập thể công đoàn, chi đội, lớp,
trường,....tổ chức.
- Nội dung: Các hoạt động học tập, văn
hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí, thể dục
thể thao...
* Hoạt động xã hội: là những hoạt động
có ý nghĩa chính trị xã hội, do các tổ chức
chính trị đứng ra tổ chức.
- Nội dung: liên quan đến các vấn đề toàn
xã hội quan tâm có ảnh hưởng đến sự
phát triển của xã hội như: Các phong trào
xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát triển
kinh tế, giữ gìn trật tự trị an, cứu trợ đồng
bào lũ lụt, phòng chống Ma tuý, bảo vệ
môi trường và các phong trào thi đua yêu
nước khác....

Luyện tập.
Cho HS chơi trò chơi nhìn ảnh đoán tên
hoạt động.
Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập a, sgk/31
4. Cũng cố (2 phút)
Thế nào là tích cực tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? Cho ví dụ

5. Hướng dẫn học ở nhà (3 phút)
- Học bài
- Xem trước nội dung còn lại của bài, Tổ 2 chuẩn bị trò chơi sám vai theo nội dung
bài tập b sgk/31.

GV: Phạm Thị Ngân Hà

Năm học: 2015 – 2016
18


Giáo án: Giáo dục công dân 6

Trường THCS Bảo Sơn

Tuần 15
Ngày soạn: 28/11/2015
Ngày giảng: 01/12/2015
TIẾT 14 – Bài 10: TÍCH CỰC,TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI (Tiết 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu tác dụng của việc tích cực, tự giác.
2. Kĩ năng: HS biết lập kế hoạch rèn luyện bản thân để trở thành người tích cực, tự
giác.
3. Thái độ: HS biết tự giác, chủ động trong học tập và các hoạt động khác.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: ( 2 phút).

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
Gv: Hãy kể những việc làm thể hiện tính tích cực của em?
Gv: Hãy kể những việc làm thể hiện tính tự giác của em?
GV: Em có mơ ước gì về nghề nghiệp, tương lai?.
Gv: Ngay từ bây giờ em đã xây dựng kế hoạch để thực hiện ước mơ của mình như
thế nào?
3. Bài mới. (35’)
* Đặt vấn đề (2 phút):
* Triển khai bài: (33 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
HOẠT ĐỘNG 1: NỘI DUNG BÀI HỌC (28 ph)
II. Nội dung bài học
2. Ý nghĩa
Gv: Tích cực, tự giác mang lại những lợi
- Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt.
ích gì?
- Rèn luyện được kỉ năng cần thiết của
bản thân.
- Góp phần xây dựng quan hệ tập thể
lành mạnh, thân ái.
- Được mọi người tôn trọng, quý mến.
3. Cách rèn luyện:
Gv: Theo em chúng ta cần phải làm gì để
- Mỗi người cần phải có ước mơ.
có tính tích cực, tự giác?
- Phải có quyết tâm thực hiện kế
Gv: Khi được lớp trưởng phân công phụ
hoạch đã định để học giỏi và tham gia
trách tập văn nghệ cho lớp em sẽ làm gì?.

các HĐ tập thể HĐ xã hội.
Gv: Theo kế hoạch của tổ sản xuất, thứ bảy - Không ngại khó hoặc lẫn tránh
cả tổ đi tham quan một cơ sở sản xuất tiên những việc chung.
tiến nhằm học tập kĩ năng vận hành quy
- Tham gia tích cực vào các hoạt động
trình sản xuất mới. Nam ngại không muốn của trường, lớp, địa phương tổ chức...
đi, báo cáo ốm. Sau đó ít lâu, tổ sản xuất áp
dụng công nghệ mới vào sản xuất.
- Em thử đoán xem điều gì sẽ đến với
GV: Phạm Thị Ngân Hà

Năm học: 2015 – 2016
19


Giáo án: Giáo dục công dân 6

Trường THCS Bảo Sơn

Nam.
- Nếu em là Nam, trước tình thế ấy em sẽ
xử sự ntn?.
Gv: Hãy kể những việc thể hiện tính tích
cực, tự giác và kết quả của công việc đó?
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP (5 PH)
Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập b,c, d, đ
Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập b,c, d,
sgk/31
đ sgk/31
Tổ chức trò chơi " đố tài".

Tổ chức trò chơi " đố tài".
- Cách chơi: các nhóm xây dựng kịch bản, - Cách chơi: các nhóm xây dựng kịch
tạo tình huống ( Tích cực và chưa tích cực, bản, tạo tình huống ( Tích cực và chưa
tự giác) rồi đố các nhóm khác.
tích cực, tự giác) rồi đố các nhóm
+ Từng nhóm lên trình bày, các nhóm
khác.
khác quan sát, giải quyết.
+ Từng nhóm lên trình bày, các
nhóm khác quan sát, giải quyết.
4. Hướng dẫn học ở nhà (3ph)
- Học thuộc bài
- BTVN: Bài tập 1,2,3 sbt/29

GV: Phạm Thị Ngân Hà

Năm học: 2015 – 2016
20


Giáo án: Giáo dục công dân 6

Trường THCS Bảo Sơn

Tuần 16
Ngày soạn: 5/12/2015
Ngày giảng: 8/12/2015
Tiết 15 - Bài 11: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ( TIẾT 1)
I. Mục tiêu
1) Kiến thức: Giúp hs xác định mục đích học tập, hiểu ý nghĩa của việc xác định mục

đích học tập. Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập.
2) Thái độ : Có ý chí, nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, hoàn
thành kế hoạch học tập. Khiêm tốn học hỏi bạn bè, người khác và sẵn sàng hợp tác
với bạn bè trong học tập.
3) Kỹ năng : Biết xây dựng kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lý,
biết hợp tác trong học tập.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: sgk và sgv gdcd 6, tranh, ảnh
2. Học sinh: sách gdcd 6, vở ghi chép, vở bài tập
III.Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định trật tự lớp, kiểm diện sĩ số (2 ph)
2. Kiểm tra bài cũ: (5ph)
+ Em hãy nêu những biểu hiện của tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong
hoạt động xã hội?
+ Vì sao phải tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.
3. Bài mới (33 ph)
a) Đặt vấn đề vào bài: (2ph)
? Các em đến trường là để làm gì?
(học tập)
? Ở trường các em học được những gì? (học các môn học theo qui định, tham gia các
hoạt đọng tập thể, hđ xã hội, rèn luyện các phẩm chất đạo đức.)
? Vậy chúng ta học để làm gì?
b) Giảng bài mới (31’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC (10 ph)
“Tấm gương của một học sinh nghèo I. Truyện đọc:
vượt khó”.
- gọi hs đọc diễn cảm truyện
- HS trao đổi theo nội dung sau:

1. Vì sao bạn Tú đoạt được giải nhì thi
toán quốc tế?
Bạn đã say mê, kiên trì, vượt khó trong
học tập:
+ Bạn tự học, mỗi bài toán tìm nhiều
cách giải khác nhau.
+ Say mê học tiếng anh, sưu tầm bài
toán bằng tiếng anh để giải.
2. Tú đã gặp khó khăn gì trong học
tập?
3. Tú đã ước mơ gì? Để đạt được ước
mơ Tú đã suy nghĩ và hành động như
GV: Phạm Thị Ngân Hà

Năm học: 2015 – 2016
21


Giáo án: Giáo dục công dân 6

Trường THCS Bảo Sơn

thế nào?
4. Em học tập được ở bạn Tú những
gì?
em học tập ở bạn Tú:
+ Sự say mê, kiên trì trong học tập
+ Tìm tòi độc lập suy nghĩ trong học
tập.
+ Xác định được mục đích học tập

GV: Ghi nhanh ý kiến của hs lên bảng.
- Chốt ý kiến đúng.
- Nhận xét, bổ sungư
KL: Qua tấm gương bạn Tú, các em
phải xác định được mục đích học tập,
phải có kế hoạch để mục đích trở thành
hiện thực.
Hoạt động 2: NỘI DUNG BÀI HỌC (21 ph)
Thảo luận theo chủ đề mục đích học II. Nội dung bài học:
tập đúng nhất là gì?
- Treo bảng phụ lên bảng, nội dung
thảo luận như sau:
Điền dấu x vào ô trống tương ứng với
những động cơ học tập mà em cho là
hợp lý:
1. Học tập vì bố mẹ
2. Học tập vì tương lai của bản thân
3. Học tập để khỏi thua kém bạn bè
4. Học tập để có khả năng tự lập cuộc
sống sau này.
5. Học tập để có khả năng xây dựng
quê hương đất nước
6. Học tập để làm vui lòng thầy cô
giáo.
7. Học tập để trở thành người có văn
hóa, hòa nhập vào cuộc sống hiện đại
8. Học tập để trở thành con người sáng
tạo, lao động có kỹ thuật.
- Lựa chọn ý kiến HS trả lời đúng
* Những động cơ học tập hợp lý là: 2

4, 5, 7, 8
GV: Tiếp tục nêu câu hỏi cho hs thảo
luận
? Từ bài tập trên, em hãy cho biết mục
đích học tập đúng nhất là gì?
+ Định hướng cho hs trao đổi
+ Chốt lại ý đúng.
Thảo luận nhóm theo chủ đề: “ước
GV: Phạm Thị Ngân Hà

Năm học: 2015 – 2016
22


Giáo án: Giáo dục công dân 6
mơ của em”
- Tổ chức cho HS thảo luận theo các
nhóm đã phân công
nội dung: Nêu ước mơ của bản thân em
+ Yêu cầu 1 số hs nói rõ muốn ước mơ
đó trở thành hiện thực em sẽ phải làm
gì cho hiện tại, tương lai?
+ Bổ sung thêm ý kiến
- Các nhóm thảo luận theo nội dung
- Cử thư ký ghi lại ước mơ của từng
thành viên trong nhóm
- Đại diện các nhóm nộp kết quả thảo
luận cho gv
? Để thực hiện tốt mục đích học tập
của bản thân, em phải làm gì.

+ Kết luận: muốn đạt được ước mơ
của mình, các em phải cố gắng, nổ lực
phấn đấu, say mê, kiên trì học tập, tích
luỹ thêm kiến thức, trau dồi đạo đức.
Có như vậy, các em mới trở thành các
nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, bác
sĩ, kỹsư… như em mơ ước.

Trường THCS Bảo Sơn
1. Xác định mục đích học tập :
+ Trước mắt: Học giỏi, cố gắng học tập để
trở thành người lao động toàn diện (đạo
đức, trí tuệ, sức khoẻ…), trở thành con
ngoan, trò giỏi.
+ Tương lai: Trở thành người công dân
tốt, người lao động tốt, người hữu ích cho
gia đình và xã hội.

4. Củng cố (2 ph)
- Em hãy cho biết mục đích học tập đúng nhất là gì?
5. Dặn dò (3 ph)
- Đọc trước nội dung bài học, làm bài tập a,b sgk
- Sưu tầm những tấm gương học tập chăm chỉ dẫn tới thành công

GV: Phạm Thị Ngân Hà

Năm học: 2015 – 2016
23



Giáo án: Giáo dục công dân 6

Trường THCS Bảo Sơn

Tuần 17
Ngày soạn: 11/12/2015
Ngày giảng: 15/12/2015
Tiết 16 – Bài 11: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ( TIẾT 2)
I. Mục tiêu
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập. Sự cần thiết
phải xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập.
2) Thái độ: Có ý chí, nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, hoàn thành
kế hoạch học tập. Khiêm tốn học hỏi bạn bè, người khác và sẵn sàng hợp tác với bạn
bè trong học tập.
3) Kỹ năng : Biết xây dựng kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lý,
biết hợp tác trong học tập.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: sgk và sgv gdcd 6, tranh, ảnh
2. Học sinh: sách gdcd 6, vở ghi chép, vở bài tập
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định trật tự lớp, kiểm diện sĩ số (2 ph)
2. Kiểm tra bài cũ (5 ph)
Em hãy cho biết mục đích học tập của học sinh là gì?
3. Bài mới (35 ph)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Nội dung bài học (25 ph)
Gv: Yêu cầu hs kể một số tấm gương xác 2. Ý nghĩa:
định mục đích học tập đúng đắn?
- Xác định đúng đắn mục đích học tập "

? Vì sao phải kết hợp giữa mục đích cá
Vì tương lai của bản thân gắn liền với
nhân , gia đình và xã hội.
tương lai của dân tộc" thì sẽ học tập tốt.
- Mục đích cá nhân : Vì tương lai của
- Ứng dụng được kiến thức đã học vào
mình, vì danh dự bản thân... Thể hiện sự
thực tế cuộc sống.
kính trọng của mình với cha mẹ, thầy cô
và tương lai sẽ có cuộc sống hạnh phúc
- Mục đích vì gia đình: Mang lai danh dự
cho gia đình và niềm tự hào cho dong họ,
là con ngoan, có hiếu, có ích cho gia
đình... không phụ công nuôi dưỡng của
cha mẹ.
- Mục đích xã hội: Góp phần làm giàu
chính đáng cho quê hương, đất nước , bảo
vệ tổ quốc XHCN. Phát huy rtuyền thống
mang lại danh dự cho nhà trường.
* Củng cố: Không vì cá nhân mà tách rời
tập thể và xã hội.
? Em hãy cho biết những việc làm đúng
3. Trách nhiệm của học sinh:
để thực hiện mục đích học tập.
- Phải có ý chí, nghị lực , tự giác, sáng
- Có kế hoạch, tự giác.
tạo trong học tập.
- Học đều các môn, đọc tài liệu.
- Phải tu dưỡng đạo đức, học tập tốt.
- Chuẩn bị tôt phương tiện.

- Tích cực học ở lớp, ở trường và tự học.
GV: Phạm Thị Ngân Hà

Năm học: 2015 – 2016
24


Giáo án: Giáo dục công dân 6

Trường THCS Bảo Sơn

- Có phương pháp học tập .
- Vận dụng vào cuộc sống.
- Tham gia hđ tập thể, xã hội
? Học sinh phải có trách nhiệm học tập
như thế nào để đạt mục đích đã đặt ra?

- Tránh lối học vẹt, học lệch các môn....

Hoạt động 2: LUYỆN TẬP (10 ph)
GV: Cho HS làm bài tập (a),(b) trang
III.Luyện tập
33SGK
GV: Có ý kiến cho rằng, Thanh thiếu niên
ngày nay ít quan tâm đến mục đích học
tập mà chỉ quan tâm đến nhu cầu trước
mắt, thực dụng. Theo em ý kiến đó đúng
hay sai? Vì sao?
Danh ngôn: “Mục đích tối thượng trong
đời người không phải là sự hiểu biết mà

là hành động”
4. Dặn dò ( 5 ph)
- Đọc trước nội dung bài học , làm các bài tập còn lại ở sgk
- Xây dựng kế hoạch học tập của bản thân.
- Chuẩn bị tranh ảnh, tài liệu về phòng tránh tai nạn bom mìn

GV: Phạm Thị Ngân Hà

Năm học: 2015 – 2016
25


×