Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

NGỮ PHÁP ôn THI TIẾNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.43 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Cách dùng của Would like

3

Come on là gì? 4
Cách dùng What about và How about

5

Các cấu trúc chỉ mức độ: So/ such – that, too, enough
Phân biệt a few, few, a little, little

6

8

----------------------------------------------------------------------------------Phân biệt Used to/Be used to/Get used to/Become used to 8
Cách sử dụng used to trong tiếng Anh
Hiện tại hoàn thành: for và since

9

11

Một số động từ theo sau là TO V và V-ing 13
Though/Although/Even though & Inspite of/Despite 15
Phân biệt Each và Every trong tiếng Anh 16
Tính từ và Vị trí của Tính từ

17



Danh từ và vị trí của Danh từ 18
Động từ và vị trí của Động từ

19

Trạng từ và vị trí của Trạng từ 19
A number of & The number of 20
---------------------------20
Hundred/Hundreds of & Thousand/Thousands of
---------------------------20
A number of & An amount of 20

20

8


CÁCH DÙNG CỦA WOULD LIKE
Cụm từ would like có nghĩa là mong muốn và có cách dùng giống với động từ
Want, tuy nhiên Would like mang tính lịch sự hơn.
Woul like có nghĩa là Mời Mọc, Đề Nghị, Thể Hiện Ước Muốn
1. Dùng với từ What để hỏi về ước muốn của ai đó một cách lịch sự:
Công thức chung: What + would + S + like?
Với cấu trúc này, ta chỉ cần thay vào vị trí chủ ngữ (S) bằng các đại từ như: I, You,
We, They, She, He, It hoặc danh từ riêng như Nam, Jack, v.v là xong một câu hỏi.
Ví dụ:
- What would you like?
- Em muốn gì?


So sánh với Want:
- What do you want? (Không lịch sự băng would like)
- Em muốn gì?
- What would he like?
- Anh ta muốn gì thế?

Cách trả lời cho câu hỏi này như sau:
S + would like + N / to-infinitive
Sau “would like” là một danh từ (N) hay động từ nguyên mẫu có to (to-infinitive).
Would like rút gọn thành: ’d like.
Ví dụ:
- I’d like a cup of coffe.
Tôi muốn một tách cà phê.


- He’d like to go to the cinema tonight.
Tối nay anh ấy muốn đi xe phim.
Cách dùng này của would like thường được thấy sử dụng để gọi món trong nhà hàng.
Ví dụ:
- I’d like a beefsteak with salad.
Tôi muốn ăn bít tết với rau trộn.

2 . Để đề nghị hoặc mời ai đó một cách lịch sự:
Cấu trúc chung: Would you like + N / to infinitive…?

Ví dụ:
- Would you like a sandwich? =>Theo sau would like là một Danh từ hoặc cụm danh từ
Anh có muốn ăn bánh mì xăng uých không?
- Để đáp lại lời mời “Would you like”, ta thường nói:
+ Chấp nhận: Yes, I would.

Yes, I’d love to.
+ Từ chối: I’m sorry. I can’t.
I would love to but…
Cách trả lời này thường được dùng trong các bài test, do đó bạn chú ý học thuộc
nhé. Chú ý: Khi từ chối lời mời của người khác, để lịch sự, bạn không nói “No”, nhưng
hãy xin lỗi (hoặc cho biết là bạn cũng muốn lắm nhưng không thể) và đưa ra một lý do
hợp lý.
Ví dụ:
- Would you like to have dinner with me tonight? =>Theo sau Would like là một cụm động
từ nguyên mẫu có To.

Tối nay, Em có muốn dùng cơm tối với anh không?


=> I would love to but I have to go to the movies with my friend.
=> Em muốn lắm nhưng em phải đi xem phim với bạn em rồi.
-------------------------------------------

COME ON LÀ GÌ?
1.
come on
- đi tiếp, đi tới
- tiến lên, tới gần
vd: The enemy were coming on
(quân địch đang tới gần)
- nổi lên thình lình (gió, bão), phát hiện ra thình lình( bệnh), tiến bộ, tiếp tục phát triển,
mau lớn ( cây, đứa bé...)
- được đem ra thảo luận ( vấn đề, dự luật....)
- được trình diễn trên sân khấu
- ra sân khấu ( diễn viên)

- ra tòa
vd: Come on!
(Đi nào, đi đi! Cứ thử đi, ta thách đấy! )
2.

come on

cố lên

3.
come on
+ Làm ơn đi mà:
trong tiếng Việt có ý nghĩa giống như làm ơn, vui lòng, dùng ở
đầu câu nhằm thuyết phục, nhờ vả,sai khiến người khác làm việc gì đó cho mình.
+ Nhanh lên đi nào:
trong tiếng Anh COME ON cũng có nghĩa giục giã, hối thúc ai
đó làm một việc gì đó nhanh hơn một chút


CÁCH DÙNG WHAT ABOUT VÀ HOW ABOUT
What about dùng đưa ra lời đề nghị, để hỏi thêm tin tức về vấn đề gì đó. How about
cũng được dùng với nghĩa đề nghị làm việc gì đó. Nó cũng dùng để đề nghị một ý kiến
mới từ trước đến giờ chưa ai nghĩ tới

What about
- What about dùng đưa ra lời đề nghị
Ví dụ:


What about Rome? I'd like to visit the Sistine Chapel to see "The Creation of

Adam" by Michelangelo.

Thế còn Rome thì sao, được không? Tôi muốn xem nhà thờ Sistine Chapel để xem bức vẽ trên
trần "The Creation of Adam" của Michelangelo.


What about going to a movie?

Xem xi-nê được không?

- What about dùng để hỏi thêm tin tức về vấn đề gì đó
Ví dụ:
What about Jane? What's she doing nowadays?
Có tin gì của Jane không? Cô ta hiện làm gì?
What about his qualifications for the position?
Thế khả năng chuyên môn của anh ta về chức vụ thì sao?

How about
- How about cũng được dùng với nghĩa đề nghị làm việc gì đó
Ví dụ:
How about some iced coffee?

Uống cà phê đá nhé?

How about going to a movie?

Ðề nghị xem xi-nê được không?

How about going to France for our holidays?
Thế vào dịp nghỉ lễ chúng ta sang Pháp chơi nhé?

How about another cup of coffee?

Bạn uống một tách cà phê nữa nhé?


- How about cũng dùng để đề nghị một ý kiến mới từ trước đến giờ chưa ai nghĩ tới
Ví dụ:
I couldn't get Mary to babysit. How about Rebecca?



Tôi không thể nhờ Mary coi các cháu được. Thế có ai nghĩ đến việc gọi Rebecca giúp không?

- How about cũng dùng để hỏi ý kiến một người
Ví dụ:
I'd like to play soccer. How about you?



Tôi thích chơi bóng đá. Còn anh thì anh thích chơi môn gì?

- How about còn dùng với nghĩa xin vay tiền
Ví dụ:


How about five dollars until next week?

Cho tôi vay 5 đô la, tuần tới tôi trả được không?



CÁC CẤU TRÚC CHỈ MỨC ĐỘ: SO/ SUCH – THAT, TOO, ENOUGH
Chỉ mức độ của tính từ/ trạng từ.
1. Cấu trúc So…that (quá .......đến nỗi)
1.1. S + be + so + adj + that + S + V
Ví dụ:
- The food was so hot that we couldn’t eat it. (Thức ăn nóng quá đến nỗi chúng tôi không
thể ăn được)
- The girl is so beautiful that every one likes her. (Cô gái đó xinh quá đến nỗi ai cũng yêu
quý cô ấy)
1.2. S + một số động từ chỉ tri giác + so + adj + that + S + V
Các động từ chỉ tri giác như sau: seem, feel, taste, smell, sound, look….
- I felt so angry that I decided to cancel the trip.(Tôi tức giận quá đến nỗi mà tôi đã hủy
ngay chuyến đi)
- She looks so beautiful that every boy in class looks at her. (Trông cô ấy xinh quá đến nỗi
mọi chàng trai trong lớp đều nhìn cô ấy)
1. 3. S + V (thường) + so + adv + that + S + V
Ví dụ: He drove so quickly that no one could caught him up. (Anh ta lái xe nhanh đến nỗi
không ai đuổi kịp anh ta.)
Cấu trúc So….that này cũng được dùng với danh từ, trong câu xuất hiện so many/
much/ little….
1.4. S + V + so + many/few + plural / countable noun + that + S + V
Ví dụ: She has so many hats that she spends much time choosing the suitable one. (Cô ấy
có nhiều mũ đến nỗi cố ấy mất rất nhiều thời gian để chọn lựa một chiếc thích hợp)
1.5. Đối với danh từ không đếm được
S + V + so + much/little + uncountable noun + that + S + V
Ví dụ: He drank so much milk in the morning that he felt bad. (Buổi sáng anh ta uống
nhiều sữa đến mức mà anh ấy cảm thấy khó chịu)
1.6. Đối với danh từ đếm được số ít, chúng ta lại có cấu trúc sau với So… that:
- S + V + so + adj + a + noun (đếm được số ít) + that + S + V
Ví dụ:

- It was so big a house that all of us could stay in it. (Đó là một ngôi nhà lớn đến nỗi tất cả
chúng tôi đều ở được trong đó.)
- She has so good a computer that she has used it for 6 years without any errors in it. (Cô
ấy có chiếc máy tính tốt đến nỗi cô ấy đã dùng 6 năm mà không bị lỗi.)


2. Cấu trúc such…………. That.
S + V + such + (a/an) + adj + noun + that + S + V
(Với danh từ không đếm được thì không dùng a/ a)
Cấu trúc so…that có ý nghĩa tương tự với cấu trúc such ...that nên chúng mình có thể đổi
qua đổi lại giữa hai cấu trúc này đấy. Ví dụ:
Ví dụ:
- The girl is so beautiful that everyone likes her.
(Cô gái đó đẹp đến nỗi ai cũng yêu quý cô ấy)
=> She is such a beautiful girl that everyone likes her.
- This is such difficult homework that it took me much time to finish it.
(Bài tập về nhà khó đến nỗi tôi mất rất nhiều thời gian mới làm xong.)
3. Cấu trúc với too (Quá để làm gì)
S + to be + too + adj + (for somebody) + to + V
S + V + too + adv + (for somebody) + to + V
Ví dụ:
- The food is too hot for us to eat.
(Thức ăn quá nóng đến nỗi chúng tôi không thể ăn được)
- He drove too quickly for anyone to catch him up.
(Anh ta lái xe nhanh đến nỗi không ai đuổi kịp anh ta.)
4. Cấu trúc với Enough: đủ….để có thể làm gì
Chúng ta có thể dùng enough với cả tính từ, trạng từ và danh từ. Với tính từ và trạng
từ, ta có hai cấu trúc sau (Enough đứng sau tính từ và trạng từ.)
S + V + adv + enough + (for somebody) + to + V
S + to be + adj + enough + (for somebody) + to + V

Ví dụ:
- She is old enough to understand the story. (Cô ấy đủ lớn để hiểu chuyện đó.)
- The boy is strong enough to lift the vase. (Cậu bé đủ khỏe để nâng cái bình lên)
Với danh từ, chúng mình dùng cấu trúc sau (enough đứng trước danh từ)
S + V + enough + noun (for somebody) + to V…
Ví dụ:
- I have enough money to buy this house. (Tôi có đủ tiền để mua căn nhà này)
- There has enough time for us to do the exercise. (Có đủ thời gian để chúng tôi làm bài tập)
- They have enough rooms to stay.
(Họ có đủ phòng để ở)


PHÂN BIỆT A FEW, FEW, A LITTLE, LITTLE
Đều là các lượng từ đặt trước danh từ, thường được dùng trong câu khằng định, ít khí
xuât hiện trong câu phủ định hay câu hỏi, nhưng a few, few, a little, little lại có cách dùng
và nghĩa khác nhau.


A few + danh từ đếm được số nhiều: có một vài, có một ít, đủ để

- I have a few friends here. They can help us to solve this problem.


Few + danh từ đếm được số nhiều: rất ít, hầu như không có, không đủ để (có tính phủ
định, tiêu cực)

- I have few books, not enough for reference reading reading.


A little + danh từ không đếm được: có một chút, có một ít, đủ để


- I have a little money. Let's go to the cinema.


Little + danh từ không đếm được:

rất ít, hầu như không có, không đủ để (có tính phủ

định, tiêu cực)

- I have little money, I need to borrow some to buy her a gift.
Lưu ý:

Chỉ có only a few chứ không có only few.
Chỉ có only a little mà không có only little.
-----------------------------------------------------------------------------------

PHÂN BIỆT USED TO/BE USED TO/GET USED TO/BECOME USED TO
Có nhiều cấu trúc đi với used to nhưng nghĩa của chúng thì khác nhau nên bạn cần
biết sự khác nhau của các cụm này để tránh nhầm lẫn trong việc lựa chọn dạng động từ đi
sau và không làm thay đổi nghĩa của câu.
Used to
Cấu trúc: S + used to + động từ nguyên thể
o

Diễn tả một việc, thói quen thường xảy ra lặp lại trong quá khứ nhưng không
còn đúng hay xảy ra trong hiện tại

o


Thường được sử dụng để diễn tả sự đối lập giữa thói quen trong quá khứ với
tình huống hiện tại


Ví dụ:

I used to go jogging three times a week when I lived in Italy.

Be used to
Cấu trúc: S + be used to + V-ing
Dùng để chỉ ra những việc, hoạt động, thói qune đã quen thuộc với một người
Ví dụ:


Sam is used to spending hours in front of the computer every day.
Get/Become used to
Cấu trúc: S +get/become used to + V-ing

Ví dụ:

o

Chỉ ra một việc đang trong quá trình trở nên phổ biến, thành một thói quen
của một người

o

Thường được dùng ở thì hiện tại tiếp diễn
We're not getting used to the weather here.
He is becoming used to living in San Francisco.



CÁCH SỬ DỤNG USED TO TRONG TIẾNG ANH
A. Ví dụ minh họa
- Dennis stopped smoking two years ago. He doesn't smoke any more.
Dennis đã bỏ thuốc lá hai năm trước. Anh ấy không còn hút thuốc nữa.
- But he used to smoking.
Nhưng anh ấy đã từng hút thuốc.
- He used to smoke 40 cigarettes a day.
Anh ấy đã từng hút 40 điếu mỗi ngày.
"He used to smoke" = Anh ấy hút thuốc thường xuyên trong một thời gian trong quá khứ,
nhưng anh ấy bây giờ không còn hút thuốc nữa. Anh ấy đã là một người nghiện thuốc,
còn bây giờ thì không.
B. Cách sử dụng used to trong tiếng Anh
Chúng ta sử dụng used to + động từ nguyên thể để diễn tả một sự việc nào đó xảy
ra thường xuyên ở quá khứ, nhưng bây giờ thì không còn diễn ra nữa.
Ví dụ:
- I used to play tennis a lot but I don't play often now
Trước đây tôi thường chơi tennis nhưng bây giờ tôi không còn chơi thường xuyên nữa.

- "Do you go to cinema a very often?" "Not now, but I used to". (= I used to go...)
"Bạn có thường xuyên đi xem phim không?"" "Bây giờ thì không nhưng trước đây thì có"

Chúng ta cũng có thể sử dụng used to + động từ nguyên thể cho những điều là đúng
trong quá khứ, nhưng bây giờ không còn đúng nữa.
- This building is now a furniture shop. It used to be a cinema.
Tòa nhà này bây giờ là một cửa hàng gia dụng. Trước đây nó là một rạp chiếu phim.

- I used to think he was unfriendly but now I realise he's a very nice person.
Tôi đã từng nghĩ anh ấy là một người khó gần, nhưng giờ đây tôi nhận ra rằng anh ấy

là một người rất dễ mến.

- I've started drinking coffee recently. I never used to like it before.
Gần đây tôi mới bắt đầu uống cà phê. Trước đây tôi chưa bao giờ thích cà phê cả.

- Janet used to have very long hair when she was child.
Janet thường để tóc dài khi cô ấy còn nhỏ.

C. I used to do something luôn đề cập đến quá khứ
Cấu trúc I used to do something luôn được sử dụng để đề cập đến quá khứ, không
có form hiện tại cho mẫu câu này. Bạn không thể nói "I use to do". Để nói về những sự
việc hiện tại bạn phải dùng thì Hiện tại đơn (Present Simple).


So sánh:
Quá khứ | He used to smoke | We used to live | there used to be
Hiện tại | He smokes
| We live
| there is
Ví dụ:
- We used to live in a small village but now we live in London.
Chúng tôi từng sống trong một ngôi làng nhỏ nhưng bây giờ chúng tôi sống ở London.

- There used to be four cinemas in the town. Now there is only one.
Trước khi trong thị trấn có 4 rạp chiếu phim. Nhưng hiện nay chỉ có một cái.

D. Dạng câu hỏi và câu phủ định của used to
Dạng câu hỏi là Did (you) use to ...?:
- Did you use to eat a lot of sweets when you were a child?
Bạn có thường ăn nhiều kẹo khi còn nhỏ không?


Dạng câu phủ định là didn't use to ...? (bạn cũng có thể sử dụng used not to ...):
- I didn't use to like him. (hoặc I used not to like him).
Trước đây tôi không thích anh ta.

E. So sánh I used to do với I was doing
- I used to watch TV a lot.
(= I watched TV regularly in the past, but I no longer do this)
Tôi đã từng xem truyền hình rất nhiều
(= Trước kia tôi đã xem truyền hình thường xuyên, nhưng bây giờ tôi không còn xem nữa.)

Với:
- I was watching TV when the phone rang.
(= I was in the middle of watching TV)
Lúc điện thoại đổ chuông thì tôi đang xem truyền hình.
(= Tôi đang xem truyền hình dở dang)

F. So sánh I used to do và I am used to doing
I used to do và I am used to doing đều khác nhau về cấu trúc và ý nghĩa.
- I used to live alone.
(= I lived alone in the past but I no longer live alone)
Tôi đã từng sống một mình.
(= Trước đây tôi thường sống một mình nhưng giờ đây tôi không còn sống một mình nữa)

- I am used to living alone.
(= I live alone and I don't find it strange or new because I've been living alone for some time)
Tôi đã quen sống một mình.
(= Hiện nay tôi đang sống một mình và không cảm thấy điều đó là xa lạ hay mới mẻ vì đã có một thời
gian tôi sống một mình rồi)


---------------------------------


HIỆN TẠI HOÀN THÀNH: FOR VÀ SINCE
A. So sánh When ...? (+ Quá khứ đơn) và How long ...? (+ hiện tại hoàn thành)
Xét các ví dụ sau:
- A: When did it start raining?
Trời đã mưa từ khi nào vậy?

B: It started raining an hour ago / at 1 o'clock.
Trời bắt đầu mưa cách đây một giờ/ lúc 1h.

- A: How long has it been raining?
Trời đã mưa lâu chưa?

B: It's been raining for an hour / since 1 o'clock.
Trời đã mưa được một giờ rồi/ từ lúc 1h.

- A: When did Joe and Carol first meet?
Joe và Carol gặp nhau lần đầu khi nào?

B: They first met a long time ago / when they were at school.
Họ gặp nhau lần đầu lâu rồi/ khi họ còn đi học.

- A: How long have Joe and Carol known each other?
Joe và Carol biết nhau bao lâu rồi?

B: They've known each other for a long time / since they were at school.
Họ biết nhau từ lâu rồi/ từ khi họ còn đi học.


B. Cách sử dụng for và since
Chúng ta sử dụng cả for và since để nói rằng một sự việc xảy ra trong bao lâu.


Chúng ta sử dụng for khi nói về một khoảng thời gian (ví dụ như two hours, six
weeks, ...).

- I've been waiting for two hours.
- Sally's been working here for six months.

Tôi đã chờ hai tiếng đồng hồ rồi.

(không nói "since six months")

Sally đã làm việc ở đây được 6 tháng
Chúng ta sử dụng since khi đề cập tới sự bắt đầu của một khoảng thời gian nào đó (ví dụ như 8 o'clock,
Monday, 1995,...).
- I've been waiting since 8 o'clock.
Tôi đã chờ từ 8h.

- Sally's been working here since April. (= bắt đầu từ tháng Tư cho tới giờ)
Sally đã làm việc ở đây từ tháng Tư.


Chúng ta cũng có thể sử dụng for trong câu khẳng định (nhưng trong câu phủ định
là bắt buộc).


- They've been maried (for) ten years. (có sử dụng for hay không cũng được)
Họ đã cưới nhau được 10 năm rồi.


- They haven't had holiday for ten years. (bạn phải sử dụng for trong câu này)
Mười năm qua họ chưa đi nghỉ lần nào.


Chúng ta không sử dụng for + all (all day, all my life, ...).
- I've lived here all my life. (không nói "for all my life") Tôi đã sống ở đây cả đời tôi.

C. Cấu trúc It's (a long time/ two years...) since something happened
- It's two years since I last saw Joe.
(= I haven't seen for two years
= Tôi đã không gặp Joe hai năm rồi/Lần cuối tôi gặp Joe cách đây đã hai năm)
Đã hai năm rồi từ khi tôi gặp Joe lần cuối.

- It's ages since we went to cinema.
(= We haven't been to cinema for ages
= Chúng tôi đã không đi xem phim nhiều năm rồi)
Đã nhiều năm rồi chúng tôi không đi xem phim.

Thể nghi vấn cho cấu trúc trên là: How long is it since ...?
- How long is it since you last saw Joe ?
= When did you last see Joe?
Bạn đã gặp Joe lần cuối khi nào?
- How long is it since Mrs Hill die?
= When did Mrs Hill die?
Bà Hill mất năm nào?


MỘT SỐ ĐỘNG TỪ THEO SAU LÀ TO V VÀ V-ING
Có những động từ theo sau chúng chỉ có thể là To V hoặc V-ing, có những động

từ có thể đi với cả To V, V-ing mà không có sự khác biệt về nghĩa.
Tuy nhiên, có một số trường hợp To V và V-ing đi sau cùng một động từ sẽ mang
những nghĩa khác nhau.
Động từ Try


Try doing something: thử làm việc gì xem kết quả ra sao.
- This machine doesn't work. We try pressing the red button.



Try to do something: cố gắng làm gì
- We try to work harder.

Động từ See, Watch, Hear, ...


See, watch, hear, ... + somebody + do something: đã làm và chứng kiến toàn bộ
sự việc.
- I saw her go out.



See, watch, hear,... + somebody + doing something: đã làm và chứng kiến giữa
chừng sự việc.
- I saw her waiting for him.

Động từ Love, Hate & Like



Love, hate, like + doing: chỉ sở thích.
- I like getting up early.



Love, hate, like + to do something: cho là, cho rằng đó là một việc tốt cần phải làm.
- I like to get up early.


Động từ Allow, Advise, Recommend & Permit


Allow, advise, permit, recommend + O + to V



Allow, advise, permit, recommend + V-ing
- They allow me to smoke
- The allow smoking.

Động từ Remember & Forget


Remember/forget doing something: việc đã làm rồi và bây giờ nhớ lại/quên.
- I remember/forget closing the door.



Remember/forget to do something: nhớ/quên phải làm việc gì.
- I forgot to bring the calculator this morning.


Động từ Stop


Stop doing something: dừng hẳn việc đang làm
- I stopped smoking 2 months ago.



Stop to do something: dừng việc gì lại để làm gì
- I'm working in the garden and I stop to smoke.

Động từ Regret


Regret doing something: việc đã làm và bây giờ thấy hối hận
- I regretted being late week.



Regret to do something: Lấy làm tiếc phải nói, phải làm điều gì.
- I regret to be late tomorrow.

Động từ Go on


Go on doing something: tiếp tục làm cùng một việc gì.


- I went on talking for 2 hours.



Go on to do something: làm việc một việc gì khác.
- After discussing the English speaking club, we went on to sing.

Động từ Mean


Mean doing something: mang ý nghĩa
- Getting bad marks means having to learn more.



Mean to do something: dự định/ cố ý làm gì
- He means to join the army.
- I didn't mean to hurt you.


THOUGH/ALTHOUGH/EVEN THOUGH & INSPITE OF/DESPITE
Though, Although, Even though, In spite of và Despite đều được sử dụng đề diễn
tả tương phản, đối lập. Tuy nhiên giữa chúng lại có sự khác biệt về cấu trúc mà chúng ta
cần đặc biệt lưu ý trong quá trình làm bài thi TOEIC.
Though/Although/Even though + mệnh đề


Có thể đứng đầu hoặc giữa câu để nối hai mệnh đề. Nếu đứng ở đầu câu thì cần có
dấu phẩy ngăn giữa hai mệnh đề phụ và mệnh đề chính. Nếu đứng giữa câu thì bỏ
dấu phẩy.
- Although she was hungry, she did not eat much.
= She did not eat much although she was hungry.




Although và though có ý nghĩa tương đương nhau, Even though mang nghĩa nhấn
mạnh hơn sự trái ngược của hai mệnh đề.
- Although the exam was difficult, I did well.
- Even though the exam was easy, I failed.

Cách sử dụng Inspite of/Despite
Despite/In spite of + (cụm) danh từ/cụm danh động từ
Có thể đứng trước hoặc sau mệnh đề chính:
- Despite/ In spite of her illness, Hoa still went to school.
= Hoa still went to school despite/ In spite of her illness.
Despite/In spite of the fact that = Although/Though:
cách sử dụng như Although/though, đằng sau cộng với một mệnh đề.
- Despite/In spite of the fact that Hoa was ill, she still went to school.
Although/Though/Even though + tính từ >< KHÔNG dùng Despite/Inspite of + tính từ
Đối với câu sử dụng although/though/even though, nếu mệnh đề đi sau chúng ở
dạng: although/though/even though + S +to be/động từ liên kết + tính từ
thì có thể rút gọn bằng cách lược bỏ chủ ngữ, trợ động từ, động từ tobe hay động từ liên
kết, thành dạng: although/though/even though + tính từ
Lưu ý: chỉ được rút gọn khi chủ ngữ của mệnh chính và phụ là đồng nhất (tức là hai mệnh
đề chung chủ ngữ).
- Although he is not good at Math, he has got a pretty high score in the recent exam.
--> Although not good at Math,he has got a pretty high score in the recent exam.
- We had a picnic though the weather was very bed.
--> We had a picnic though very bad. (Bất đồng chủ ngữ)


Cách rút gọn có thể sử dụng với Though/Even though nhưng phổ biến nhất vẫn là

Although. Although mang tính trang trọng hơn Though, do đó trong văn viết người ta
thường sử dụng Although.
Ghi chú: Cách rút gọn trên không được sử dụng cho Despite/In spite of vì sau Despite/In
spite of ta chỉ dùng được danh từ, cụm danh từ hoặc cụm danh động từ mà thôi.

PHÂN BIỆT EACH VÀ EVERY TRONG TIẾNG ANH
Each và every đều có nghĩa là mỗi một và thường có thể sử dụng thay thế cho
nhau trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, 2 từ này không hoàn toàn giống nhau về ý nghĩa
và cách sử dụng.
Phần dưới đây giúp bạn phân biệt và sử dụng đúng Each và every trong tiếng Anh:
1.


Each được sử dụng khi nói tới các vật, sự việc như những phần tử riêng lẻ, riêng rẽ,
từng cái một



Every được dùng khi nói tới các vật, sự việc như một nhóm. Nghĩa là tương tự
nhưall.

Ví dụ:
- Study each items carefully before signing the contract. (= study the items one by one)
- Every company must have its own rules. (= all company in general)
2.
Each thường được dùng hơn với số lượng ít
Every thường dùng cho số lượng lớn
Ví dụ:
- There were four folders on the table. Each folder was a different colour
- Jane loves reading.She has read every book in the library.

3.
Each có thể được dùng cho 2 vật, sự việc
Every để nói việc nào đó xảy ra thường xuyên như thế nào
Ví dụ:
- In a football match, each team has 11 players.
- Our director goes on business trip every week.
4.
Each có thể đi cùng với danh từ
Every cũng có thể đi cùng với danh từ
Ví dụ:
Each book
Each student
Every book
Every student
5.
Each có thể đứng một mình (không kèm danh từ)
Có thể nói every one (nhưng không dùng every một mình)
Ví dụ:
- None of the rooms was the same. Each was different.
- "Have you read all these book?" "Yes,every one"
Bạn cũng có thể dùng each one
- Each one was different


Có thể dùng each of the .../these .../us/you/them ...
- Read each of these sentences carefully
- Each of them is a different colour.
Each có thể ở đầu, giữa hay ở cuối câu.
- The students were each give a book. (= Each student was given a book)
- These shirts cost $25 each.

Có thể dùng every one of ...
- I 've read every one of those books hoặc - I've read every one of them.


TÍNH TỪ VÀ VỊ TRÍ CỦA TÍNH TỪ
Trong bài thi TOEIC, nhận biết được đâu là tính từ cũng như xác định được vị trí
mà tính từ hay đứng là rất quan trọng để ta chọn được đáp án đúng.
Dấu hiệu nhận biết tính từ
Để nhận biết tính từ, chúng ta cần lưu ý các HẬU TỐ sau :
Hậu tố

Ví dụ

Hậu tố

Ví dụ

-ive

active

-al

musical

-ous

famous

-ful


beautiful

-able/-ible

available, possible

-ent/-ant

dependent, important

-ic

realistic

-less

careless

-y

wealthy

-ing

interesting

-ly

frriendly


-ed

excited

Lưu ý: Bạn cần cẩn thận với các từ có hậu tố -ive và –al. Các từ này có thể không
phải/không chỉ là tính từ. Bạn tìm hiểu phần này Hậu tố -ive & –al.
Xác định vị trí của tính từ
Khi gặp câu hỏi về từ loại trong bài thi TOEIC, các bạn hãy quan sát vị trí trước và
sau chỗ trống cần điền, từ loại để hoàn thành câu sẽ là tính từ nếu:
Sau chỗ trống là danh từ.
- He's an excellent president.
Trước chỗ trống là các động từ nối nhứ be, become, look, seem…..
- The plan seems feasible.
Trước chỗ trống là trạng từ chỉ mức độ, trước trạng từ chỉ mức độ là động từ nối.
- The seminar was so informative.
Lưu ý: Động từ và trạng từ không thể đứng vào vị trí của tính từ:
- She is (popularly, popular) in our country.
- Mr.A made an (inform, informative) lecture.


DANH TỪ VÀ VỊ TRÍ CỦA DANH TỪ
Trong bài thi TOEIC, một trong những kỹ năng quan trọng là nhận biết được danh
từ cũng như xác định được vị trí mà danh từ hay đứng, để từ đó chọn được đáp án đúng.
Dấu hiệu nhận biết danh từ
Để nhận biết danh từ, chúng ta cần lưu ý các HẬU TỐ sau :
Hậu tố

Ví dụ


Hậu tố

Ví dụ

-ness
-ence/ance

-ism

capitalism

-ship/-hood

membership, childhood

-ment

willingness
difference,
importance
production,
posession
agreement

-er/-or/-ist/ee/-eer
-th

teacher, doctor,dentist,
employee,volunteer
Depth


-ity

security

-dom

freedom

-ion

Xác định vị trí của danh từ
Ngoài vị trí ở đầu câu với chức năng làm chủ ngữ, danh từ còn có thể đứng ở những
vị trí khác nhau trong câu. Khi gặp câu hỏi về từ loại trong bài thi TOEIC, các bạn hãy
quan sát vị trítrước và sau chỗ trống cần điền, từ loại để hoàn thành câu sẽ là danh từ
nếu:


Trước chỗ trống là mạo từ:
- We need to hire an employee.



Trước chỗ trống là động từ thường (danh từ có chức năng làm tân ngữ):
- We ask all drivers to show consideration for cyclists and pedestrians as well as
other drivers on the road.



Trước chỗ trống là các loại tính từ: tính từ sở hữu, tính từ miêu tả …


- Jane's assistant is very helpful.
- She's a good secretary.


Trước hoặc sau chỗ trống là giới từ:

- The problem has to be taken into consideration.


- The information on next week's conference is on the bulletin


Trước chỗ trống là enough.
- We don't have enough money to invest.

Bạn cần chú ý: Động từ và tính từ không thể đứng vào vị trí của danh từ.
- We got a positive (respond, response) from customers.
- The (informative, information) about this program is helpful.


ĐỘNG TỪ VÀ VỊ TRÍ CỦA ĐỘNG TỪ
Dấu hiệu nhận biết động từ
Để nhận biết động từ chúng ta cần lưu ý các HẬU TỐ sau:
Hậu tố

Ví dụ

Hậu tố


Ví dụ

-ate

activiate

-ise/-ize

realize

-en

widen

-(i)fy

simplify

Xác định vị trí của Động từ
Động từ thường đứng sau chủ ngữ.
--------------------------------------------

TRẠNG TỪ VÀ VỊ TRÍ CỦA TRẠNG TỪ
Dấu hiệu nhận biết trạng từ
Trạng từ có thể nhận biết qua HẬU TỐ -ly.
Ví dụ:
Perfectly

differently


carefully

Xác định vị trí của trạng từ
Khi gặp câu hỏi về từ loại trong bài thi TOEIC, các bạn hãy quan sát vị trí trước và sau
chỗ trống cần điền, từ loại để hoàn thành câu sẽ là trạng từ nếu :


Sau chỗ trống là tính từ.
- It is a highly innovative design.



Trước hoặc sau chỗ trống là động từ.
- Time went quickly.
- He accurately entered all the data.



Sau chỗ trống là một trạng từ khác.
- He behaved extremely badly.

Ngoài những vị trí phổ biến trên, trạng từ đứng đầu câu để bổ nghĩa cho cả câu. Các
trạng từ loại này còn gọi là Trạng từ bổ nghĩa câu.


- Regrettably, we do not have the item you need right now.
Lưu ý:
tính từ, danh từ và động từ không thể đứng vào vị trí của trạng từ
- She was (slight, slightly) surprised at the news.
- (Occasion, Occassionally), we fail to perform some tasks.

- He called (repeat, repeatedly) until he got a reply.
Tránh nhầm lẫn trạng từ với một số tính từ có đuôi –ly: friendly, ugly, …
Một số trạng từ giống với tính từ tương ứng của chúng:
Hard (≠ hardly) far
late (≠ lately)
Early
fast
high (≠ highly)


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×