Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Thế giới nhân vật trong truyện đồng thoại Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ của Nguyễn Nhật Ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.87 KB, 49 trang )

s

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
----------------------------------

HÀ THỊ HOA

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN ĐỒNG THOẠI
CÓ HAI CON MÈO NGỒI BÊN CỬA SỔ
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. GVC. NGUYỄN THỊ NHÀN

HÀ NỘI- 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo – Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhàn, người
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Giáo dục
Mầm non, các thầy các cô đã từng dạy dỗ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ để tôi hoàn
thành khóa luận.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2017


Sinh viên

Hà Thị Hoa


LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo – Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhàn.
Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận: “Thế giới nhân vật trong truyện
đồng thoại Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ của Nguyễn Nhật Ánh” là kết quả
nghiên cứu của riêng cá nhân. Đề tài nghiên cứu này không trùng với công
trình nghiên cứu của tác giả nào công bố.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Hà Thị Hoa


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 5
4. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
7. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................... 6

NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
Chương 1. ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
ĐỒNG THOẠI CÓ HAI CON MÈO NGỒI BÊN CỬA SỔ .............................. 7
1.1. Khái niệm nhân vật ................................................................................. 7
1.2. Đặc điểm tính cách nhân vật trong đồng thoại Có hai con mèo
ngồi bên cửa sổ .............................................................................................. 8
1.2.1. Mèo Gấu............................................................................................ 8
1.2.1.1. Mèo Gấu - Một thi sĩ tài hoa ...................................................... 8
1.2.1.2. Mèo Gấu và một tình yêu thủy chung ....................................... 13
1.2.1.3. Mèo Gấu với tình bạn cao đẹp và lòng trắc ẩn ........................ 16
1.2.2. Áo Hoa (mèo tam thể) – Tình yêu của Mèo Gấu ............................ 18
1.2.3. Những người bạn của Mèo Gấu ..................................................... 20
1.2.3.1. Nhân vật Tí Hon........................................................................ 21
1.2.3.2. Nhân vật Út Hoa ....................................................................... 25
1.2.4. Những nhân vật trong gia đình nhà vua Sang Năm ....................... 26
1.2.4.1. Nhân vật công chúa Dây Leo ................................................... 27
1.2.4.2. Nhân vật nhà vua Sang Năm .................................................... 28


1.2.4.3. Nhân vật hoàng hậu Năm Ngoái .............................................. 29
1.2.5. Nhân vật kẻ ác –“giáo sư” Chuột Cống......................................... 30
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 31
Chương 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG
TRUYỆN ĐỒNG THOẠI CÓ HAI CON MÈO NGỒI BÊN CỬA SỔ ........... 32
2.1. Nghệ thuật nhân hóa ............................................................................. 32
2.2. Nghệ thuật miêu tả ................................................................................ 34
2.2.1. Miêu tả ngoại hình .......................................................................... 34
2.2.2. Miêu tả hành động .......................................................................... 36
2.2.3. Miêu tả nội tâm ............................................................................... 38
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 40

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 43


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học thiếu nhi có vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn
diện nhân cách trẻ em cả về đạo đức, trí tuệ và tình cảm thẩm mĩ.
Có nhiều nhà văn khám phá mảng truyện đồng thoại và để lại những tác
phẩm in dấu trong lòng bạn đọc. Tô Hoài là cây bút tiên phong trong thể loại
này. Bên cạnh đó, nhiều nhà văn khác cũng thành công khi viết truyện đồng
thoại như: Võ Quảng, Phạm Hổ, Vũ Tú Nam, Thy Ngọc, Xuân Quỳnh…
Những năm gần đây, độc giả dần quen thuộc với cái tên Nguyễn Nhật Ánh.
Ông đã dành tâm huyết cả cuộc đời để viết cho các em và được đón nhận
nồng nhiệt.
Văn học thiếu nhi đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung và hình
thức. Trong các thể loại viết cho trẻ em, truyện đồng thoại được các em yêu
thích và mến mộ. Các tác phẩm tiêu biểu như: Dế mèn phiêu lưu kí của Tô
Hoài (1941), Văn Ngan tướng công của Vũ Tú Nam (1963), Cái tết của Mèo
con của Nguyễn Đình Thi (1963)... đã trở thành người bạn thân thiết, là
nguồn dinh dưỡng nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của các em.
1.2. Xuất hiện vào giữa năm 2012, truyện đồng thoại Có hai con mèo
ngồi bên cửa sổ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ra đời như thổi một luồng
sinh khí mới trong cách xây dựng nhân vật và cách kể chuyện sáng tạo của
nhà văn U50 này. Cách kể chuyện của Nguyễn Nhật Ánh tự nhiên nhưng
không hề tẻ nhạt, trong đó có những triết lí mà tác giả muốn gửi gắm tới
người đọc. Những triết lí về cuộc sống tưởng chừng như không thể hóa giải
được, nhưng khi hoàn cảnh thay đổi con người ta có thể thay đổi. Nếu người
ta cứ mải mê ghi nhớ những thù hận thì con người ta sẽ bỏ mất những điều tốt
đẹp. Trong đó có tình bạn. Tác phẩm Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ là câu


1


chuyện về chú Mèo Gấu “nặng tình” và những con vật khác kiếm sống giản
dị. Truyện đem đến triết lí về: tình yêu, tình bạn, cái thiện, cái ác, … những
ước mơ tưởng chừng như xa vời nhưng vẫn luôn hiện diện trong cuộc sống
đời nay.
Trong tác phẩm Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ ta không chỉ thấy bức
tranh đầy màu sắc về giới của các nhân vật, mà còn nhận thấy trong từng
trang sách là những ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc được rút ra từ những
sinh hoạt hàng ngày của con người. Tác phẩm này rất thành công khi sử dụng
thủ pháp nhân hóa, nghệ thuật miêu tả có sức cuốn hút người đọc ngay từ
những trang đầu của tác phẩm.
1.3. Hiện nay đã có các công trình nghiên cứu nghiên cứu các tác phẩm
của Nguyễn Nhật Ánh nhưng với tác phẩm Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ
chưa được quan tâm nhiều. Bản thân là một giáo viên mầm non tương lai,
xuất phát từ mục đích phục vụ giảng dạy, nâng cao năng lực về văn học cho
mình và lòng khâm phục tài năng của Nguyễn Nhật Ánh, tôi lựa chọn đề tài
Thế giới nhân vật trong truyện đồng thoại Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ
của Nguyễn Nhật Ánh làm đề tài nghiên cứu khóa luận.
2. Lịch sử vấn đề
Đến nay, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vẫn là một “hiện tượng văn học”
được giới mến mộ quan tâm khá nhiều. Song việc nghiên cứu những sáng tác
của ông chưa được quan tâm đáng kể. Trong sự tiếp cận hạn hẹp, tác giả khóa
luận xin trích một số nhận xét, đánh giá chung về tác phẩm của Nguyễn Nhật
Ánh:
- Nhà nghiên cứu Lã Thị Bắc Lý trong các công trình nghiên cứu và các
bài viết của mình luôn đề cập đến tác giả Nguyễn Nhật Ánh như một sự ưu ái
đối với nhà văn. Gần đây nhất trong công trình Văn học Thiếu nhi Việt Nam


2


thời kỳ hội nhập (NXB ĐHQGHN, 2016), nhà nghiên cứu đã dành riêng cho
tác giả Nguyễn Nhật Ánh những trang viết với nhan đề: “Nguyễn Nhật Ánh –
Người giữ lửa cho Văn học Thiếu nhi”. Ở đó, tác giả Lã Thị Bắc Lý nhận xét:
“Trong tác phẩm của anh không nhấn mạnh đến những bi kịch hay cuộc quyết
đấu Thiện - Ác mà đưa tiếng cười trong trẻo, dí dỏm, hồn nhiên vào mỗi trang
sách, giúp các em yên tâm vui sống bởi “cành đắng không nhất thiết phải ra trái
đắng”. Nhà văn “luôn muốn truyền cho các em lòng tin vào cuộc sống và nghị
lực vượt mọi khó khăn”, biết cách xây dựng những tình huống giáo dục hấp
dẫn và thu hút để từ đó các em nhận ra những bài học vô cùng ý nghĩa. Nhưng
để viết được những tác phẩm như thế thì điều quan trọng là nhà văn phải có sự
trải nghiệm – phải là chính mình trong đó. Mỗi câu chuyện anh viết ra đều là
những kí ức ngọt ngào về tuổi thơ của mình. Chính bởi vậy, đến với Nguyễn
Nhật Ánh, các em được sống trong môi trường phù hợp với lứa tuổi và người
lớn cũng được trở về với tuổi thơ hồn nhiên, thơ mộng một thời” [9, tr.110].
- Tác giả Tiểu Quyên đã đánh giá cao nội dung nhân văn và thành công
nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh khi viết truyện đồng thoại Có hai con mèo
ngồi bên cửa sổ. Tác giả nhận xét trên trang Cồ Việt, ngày 02/06/2012 như
sau: “Trở lại với Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, “nhà văn của tuổi thơ” này
(Nguyễn Nhật Ánh) thêm một lần nữa mang đến cho độc giả câu chuyện
trong trẻo, thi vị […]. Kể chuyện bằng giọng văn dí dỏm, toàn chuyện mèo
chuột với những hình ảnh đáng yêu, rồi cả những bài thơ thất tình của mèo,
thi sĩ để độc giả cười, nhưng giá trị của tác phẩm Có hai con mèo ngồi bên
cửa sổ có sức lan tỏa của sự chia sẻ và tình yêu thương […] Có hai con mèo
ngồi bên cửa sổ như một bát nước mát lành, chứa đựng cả vòm mây trong
trẻo, không chỉ dành cho độc giả nhỏ tuổi mà cũng có thể là “viên kẹo ngọt”
cho cả người lớn nếu muốn thử tìm đến mành đất của những điều trong veo,

thánh thiện” [15].

3


- Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đã phát hiện ra điều thú vị
trong đồng thoại Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ của Nguyễn Nhật Ánh ngay
từ cách đặt tên tiêu đề đến cách kể chuyện hấp dẫn. Tác giả bình luận về cuốn
sách như sau:
“Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ
Một con ngồi yên một con đổi chỗ
Mở sách ra là gặp hai câu thơ này có mở ngoặc chua là Nguyễn Nhật
Ánh. Nhưng đọc đến cuối truyện thì té ra hai câu thơ đó còn có thêm một
dòng trên nữa là câu hỏi “Tình yêu là gì?” và phát ra từ miệng của Mèo Gấu,
nhân vật chính trong truyện. Ngộ chưa! Như vậy là ở đây có con mèo thứ ba.
… Tình yêu là gì? Mèo Gấu và Nguyễn Nhật Ánh đã trả lời. Đó là: Có
hai con mèo ngồi bên cửa sổ/ Một con ngồi yên một con đổi chỗ. Loài mèo
chắc sẽ biết ơn nhà văn lắm lắm. Nhưng các loài vật khác sẽ chất vấn và đòi
hỏi nhà văn: chẳng lẽ chỉ có loài mèo mới biết yêu thôi sao? Vậy là không chỉ
có con mèo thứ ba thôi đâu, hãy chờ Nguyễn Nhật Ánh sẽ hiện ra con gì nữa
cho các bạn đọc nhỏ tuổi, và cả những bạn đọc tuổi không còn nhỏ” (Sách
hay - Lan Tỏa Tri Thức/ Văn học Việt Nam, ngày 11/06/2012) [11].
Nhìn chung, các ý kiến trên thường là những cảm nhận ngắn gọn nhưng
đã chỉ ra giá trị nhân văn và gợi ra một số đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm.
Ví như cách kể chuyện, hình ảnh nhân vật trong truyện Có hai con mèo ngồi
bên cửa sổ. Dựa trên một số đánh giá có tính khái quát, gợi mở của giới
nghiên cứu, khóa luận sẽ đi sâu khảo sát thế giới nhân vật trong truyện đồng
thoại Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ của Nguyễn Nhật Ánh để thấy giá trị
nội dung và thành công nghệ thuật của nhà văn.


4


3. Mục đích nghiên cứu
- Khóa luận tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện đồng thoại Có hai
con mèo ngồi bên cửa sổ của Nguyễn Nhật Ánh.
- Thông qua thế giới nhân vật trong tác phẩm cho thấy ý nghĩa nhân
văn, bài học sâu sắc về tình yêu, tình bạn vượt qua ranh giới loài của các loài
trong đồng thoại Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, giúp việc bồi dưỡng nhân
cách trẻ em.
- Nhằm bồi dưỡng năng lực văn học cho bản thân.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tác phẩm Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ của Nguyễn Nhật Ánh.
- Thế giới nhân vật trong truyện đồng thoại Có hai con mèo ngồi bên
cửa sổ của Nguyễn Nhật Ánh.
4.2. Phạm vi tài liệu khảo sát
Khóa luận khảo sát văn bản tác phẩm Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ
của Nguyễn Nhật Ánh, NXB Trẻ, 2012.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khóa luận tìm hiểu những tri thức về lí luận liên quan đến đề tài như:
truyện đồng thoại, nhân vật, các kiểu loại nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân
vật (nhân hóa, miêu tả, dựng truyện…).
- Tìm hiểu về thế giới nhân vật trong đồng thoại Có hai con mèo ngồi
bên cửa sổ của Nguyễn Nhật Ánh.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh

5



- Phương pháp nghiên cứu tác phẩm theo thể loại
- Kết hợp với các thao tác khoa học khác: Phân tích, tổng hợp, bình
giảng
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
của khóa luận gồm 2 chương như sau:
Chương 1. Đặc điểm tính cách nhân vật trong truyện đồng thoại Có hai
con mèo ngồi bên cửa sổ
Chương 2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện đồng thoại Có
hai con mèo ngồi bên cửa sổ

6


NỘI DUNG
Chƣơng 1
ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN ĐỒNG
THOẠI CÓ HAI CON MÈO NGỒI BÊN CỬA SỔ
1.1. Khái niệm nhân vật
Từ trước đến nay, tồn tại nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhân vật
văn học, tác giả khóa luận xin trích một số cách hiểu tiêu biểu:
Tác giả Lại Nguyên Ân định nghĩa:“Nhân vật văn học là thuật ngữ chỉ
hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại
toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân
vật văn học có khi là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường
được gán cho những đặc điểm giống với con người” [2, tr.1254 – 1255].
Là phương thức nghệ thuật nhằm khai thác những nét thuộc đặc tính
con người, nhân vật có ý nghĩa trước hết là các loại văn học tự sự và kịch, ở
sân khấu, điện ảnh, điêu khắc, hội họa, đồ họa. Các thành tố tạo nên nhân vật

gồm: hạt nhân tinh thần cá nhân, tư tưởng, các lợi ích đời sống, thế giới xúc
cảm, ý chí, các hình thức ý thức và hành động.
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không
thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với
những nét gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan
niệm của tác giả về con người; nó có thể được xậy dựng chỉ dựa trên cơ sở
quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có được trong hệ thống một
các phẩm văn học cụ thể. Vai trò và đặc trưng của nhân vật văn học bộc lộ rõ
nhất trong phạm vi vấn đề nhân vật và tác giả.

7


Trong tác phẩm, nhà văn thường xây dựng một tổng thể những hệ
thống nhận vật, tạo nên một thế giới nhân vật phong phú, chịu sự chi phối của
quan niệm và tư tưởng của tác giả.
Giáo trình Lý luận văn học, Tập II (Trần Đình Sử chủ biên) quan niệm:
Nhân vật trong văn học “là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con
người trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể
hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ” [16].
Từ những quan niệm trên, tác giả khóa luận hiểu về nhân vật văn học
như sau: Nhân vật văn học chỉ hình tượng nghệ thuật về con người được xây
dựng trong tác phẩm. Bên cạnh nhân vật là con người, nhân vật văn học còn
có thể là thế giới loài vật, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc
điểm giống như con người. Nhân vật văn học giúp nhà văn thể hiện ý đồ nghệ
thuật của tác giả.
Cách hiểu về nhân vật như trên là cơ sở để chúng tôi định hướng, triển
khai trong công trình này.
1.2. Đặc điểm tính cách nhân vật trong đồng thoại Có hai con mèo ngồi
bên cửa sổ

1.2.1. Nhân vật Mèo Gấu
1.2.1.1. Mèo Gấu - Một thi sĩ tài hoa
Trong tác phẩm Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, Nguyễn Nhật Ánh xây
dựng hình ảnh nhân vật chú Mèo Gấu – một thi sĩ tài hoa. Chú sáng tác nhiều
thơ chứa chan tình cảm dành cho nàng mèo tam thể - Áo Hoa. Với cách kể
chuyện lôi cuốn, Nguyễn Nhật Ánh đã khiến bạn đọc có cảm giác như chính
mình trong chuỗi cảm xúc hỗn độn của tình yêu: khi thì da diết nhớ nhung, khi
thì mong ngóng đợi chờ, khi nỗi nhớ trùng lại, phảng phất nỗi buồn như chấp
nhận để người kia ra đi,… cùng với những bài học đáng quý khác.

8


Là một con mèo, Mèo Gấu cũng có cuộc sống như loài của nó. Nó cũng
phải ăn, phải sinh tồn. Nhưng cuộc sống của Mèo Gấu dưới ngòi bút Nguyễn
Nhật Ánh lại có một đời sống tinh thần vô cùng khác thường. Bởi chú là một
chàng thi sĩ tài hoa. Đã là thi sĩ, chú có tâm hồn lãng mạn, một tâm hồn nhạy
cảm, giàu mộng mơ, một thế giới tình cảm đầy yêu thương, tràn đầy các cung
bậc khác nhau. Và tất nhiên Mèo Gấu trổ tài làm thơ.
Bạn đọc đã bắt gặp một chú Mèo Gấu hòa mình vào thiên nhiên cảnh
vật. Tâm hồn chú hòa theo những chuyển động của cảnh vật xung quanh, có
khi là những tia nắng mai, có khi ngắm những chiếc lá rụng và có khi trời đổ
mưa: “Mèo Gấu nằm đó, ngoài ban công đang sung sướng đón những tia nắng
mai […] và thưởng thức cuộc sống” [tr.8]; đó là những hôm trời nắng đẹp.
Những hôm trời mưa, Mèo Gấu lại có cách thưởng thức cuộc sống theo cách
riêng của mình: “Những hôm trời mưa, chú rủ nàng (Áo Hoa) leo lên bậu cửa
sổ ngồi nhìn ra ngoài trời để sung sướng co mình vì lạnh và vì lại có dịp tựa
sát vào nhau” [tr.15].
Mèo Gấu lắng nghe những âm thanh của thiên nhiên, chú lắng nghe
trong tâm hồn mình những xao động cùng sự giao mùa, sự đổi thay của những

tia nắng ở ngoài bầu trời kia làm chú không bình yên. Chú nhìn bầu trời bằng
tâm hồn thi sĩ. Chú thấy cảnh vật như đang sống dậy tươi trẻ: “Hôm nay trời
hửng từ sáng và gần chín giờ thì nắng lên. Những chiếc lá bên cây sứ ở ngôi
nhà đối diện lọc qua những tia nắng, như mỏng đi và màu xanh đột nhiên
tươi non như lá mạ” [tr.48].
Mèo Gấu là chú mèo có tâm hồn nhạy cảm, chú làm thơ về thiên nhiên
khá nhiều. Đây là những vần thơ khi chú ngắm những chiếc lá rơi ngoài trời:
“Một chiếc lá rơi
Rơi hai chiếc lá

9


Ba chiếc lá rơi
Bốn rơi chiếc lá” [tr.49]
Mèo Gấu đắm mình trong đất trời. Chú cảm nhận được từng chuyển
động nhẹ và cả những sự im lắng của thời gian và không gian trong một ngày.
“Ngỡ như bóng chiều hoàn toàn lặng thinh, nếu đuôi của chú không vẫy nhè
nhẹ và mắt chú ngước lên những vì sao đã bắt đầu nhấp ngáy trên bầu trời
đang dần thẫm lại
“Màn đêm nào sẽ phủ
Trên bóng chiều lặng thinh
Bầu trời bảo: - Đừng sợ!
Ta sẽ thắp sao lên” [tr.173]
Mèo Gấu không chỉ lắng nghe thời gian đi qua trong một ngày mà nó
còn nghe được tiếng thời gian đi dài qua năm tháng cùng những hoài vọng
của chú về cô bạn:
“Rồi ngày tới tháng
Rồi tháng tới năm
Rồi em sẽ hiểu

Ngọn lửa đi nằm
Là vì chiếc lá
Tắt ngoài xa xăm” [tr.169]
Chú làm thơ trong những hoàn cảnh, những tâm trạng và những cung
bậc cảm xúc khác nhau. Đó là những lúc chú buồn, vui, khi nhớ thương, khi
vô vọng. Đặc biệt là những lúc Mèo Gấu nhớ tới cô nàng Áo Hoa, cả những
lúc chung đôi và những ngày xa cách.
Đây là những cảm nhận, lắng nghe tâm trạng của mình và đất trời khi
Mèo Gấu phải chia biệt cô nàng tam thể:

10


“Tạ từ vội vã trong đêm
Hình như buổi ấy bên thềm mưa rơi” [tr.20]
Có những lúc chàng thi sĩ tưởng tượng ra hình ảnh người bạn từ xa
đang nhớ tới mình. Những lúc như thế trong lòng chú dâng lên những cảm
xúc khó tả:
“Bàn tay em vẫy ngoài xa vắng
Có phải lòng anh đang có mưa?” [tr.47]
Chia xa, khiến tâm trạng Mèo Gấu trống vắng. Nó luôn luôn hồi vọng về cô
bạn yêu quý của mình. Nó thầm gọi tên người bạn trong gió, trong đại ngàn,
trong đại dương xa cách:
“Gọi tên em là gió
Em bay lên đại ngàn
Gọi tên em là suối
Em xuôi về đại dương…” [tr.87]
Những nỗi nhớ có khi khiến “chú thấy tâm trí chú loãng đi, trắng và xốp, như
những đám mây và một nỗi nhớ dịu nhẹ tràn về” [tr.103]. Cùng với nỗi nhớ,
Mèo Gấu lo lắng, thương cho cô bạn của mình những đêm đông gió lạnh

không đủ ấm. Trong xa xôi chú ân cần nhắn gửi, dặn dò cô bạn của mình với
những lời thơ tha thiết:
“Chỗ em nắng đã lên chưa
Nửa đêm gió lạnh, sương lùa làm sao?
Mùa đông về tới cổng rào
Nhớ tím áo ấm mặc vào, Áo Hoa” [tr.103]
Khi cô đơn, Mèo Gấu chờ đợi cô bạn quay về. Nó chờ mãi, chờ mãi
nhưng bóng dáng Áo Hoa vẫn dường như biệt tăm. Mèo Gấu vô vọng. Nó sợ
một ngày nào đó, lỡ như Áo Hoa tìm về sẽ chẳng còn gặp được nhau:

11


“Sẽ buồn như lá
Sẽ buồn như cây
Ngày em tìm đến
Không còn anh đây…” [tr.163]
Tình yêu đã biến Mèo Gấu trở thành một thi sĩ. Chú thăng hoa trong
mọi cung bậc cảm xúc.
Một lần nữa, tác giả muốn khẳng định rằng, loài vật cũng có những
cảm xúc như con người. Cuộc sống của chú Mèo Gấu chứa đựng tất cả những
cung bậc tình cảm vi diệu trong tình yêu. Nó giống như những biểu hiện phức
tạp mà con người đã đi qua: nhớ nhung hoài niệm, giận hờn vu vơ…
Là thi sĩ, Mèo Gấu có một đời sống tâm hồn giàu mộng mơ, giàu tưởng
tượng. Phẩm chất ấy khiến chú đích thị là một nhà thơ. Những cảnh vật xung
quanh đều được Mèo Gấu cho là đẹp và thi vị: Từ cách chú đặt tên cho nàng
mèo tam thể là Áo Hoa hay những khi nằm cạnh Áo Hoa và được Áo Hoa vỗ
vỗ vào lưng, khiến chú tưởng tượng ra một viễn cảnh đẹp như mình đang
sống trên thiên đường vậy “Ngày nào chú cũng rủ Áo Hoa ra nằm phơi nắng
ngoài ban công, cọ vào người nàng, như hai cục bông tựa vào nhau, lim dim

chờ nàng lấy tay vỗ vỗ lên lưng mình. Vỗ thế thôi, chẳng để làm gì, nhưng
động tác mơn trớn đó làm mèo Gấu cảm giác như đang sống trên thiên
đường” [tr.15]. Những chuỗi ngày Mèo Gấu được ở cạnh Áo Hoa chính là
thiên đường chú hằng mơ. Vì vậy, chú đã tha chết cho con chuột yếu bóng
vía. Trong cảm giác hạnh phúc, chú mèo thi sĩ tưởng tượng ra hình ảnh cô bạn
gái đáng yêu của mình bên cạnh và khi chúng được cận kề nhau trong vòm
trời cổ tích: “Trong khoảnh khắc đó, mèo Gấu quyết định để lòng lắng xuống
bằng cách nhắm mắt lại. Chú tin, khi tâm trí không bị nhiễu bởi thị giác, chú
có thể nghe ngóng các cảm xúc trọn vẹn hơn và quả thực trong buổi sáng hôm
đó lòng chú rạng rỡ đến mức chú có cảm giác chú và Áo Hoa đang nằm dưới

12


một dải cầu vồng và chú mong mỏi cuộc sống mãi mãi được trôi qua dưới
bóng mát của chiếc ô hạnh phúc đó” [tr.22]. Tình yêu thăng hoa tâm hồn, tình
yêu với Áo Hoa đưa chú Mèo Gấu đi qua bao viễn cảnh hạnh phúc, nói tiếp
hạnh phúc. Chú thường vẽ ra trong đầu những hình ảnh tình tứ, yêu thương để
tự an ủi mình: “Chú mường tượng cảnh Áo Hoa ngước đôi mắt ướt nhìn theo
chú hôm chú bị bắt. Mũi và miệng nàng cũng ướt. Có lẽ là nàng đã khóc.
Nàng chẳng làm được gì cho chú. Nàng bất lực. Nhưng không vì thế mà chú
thôi nhớ tới nàng” [tr.47].
Mèo Gấu để lòng lắng lại và cảm nhận những điều thú vị của cuộc
sống. Đó là khi chú đã được nhìn, đã được nghe thấy chim vàng anh hót líu lo
trên cành cây sứ, chú tưởng tượng ra vàng anh như một ca sĩ thực thụ: “Con
chim lông màu vàng nghệ, chỉ có chỏm đầu và hai cánh màu đen. Có cảm
tưởng như nó vừa nghịch một lọ mực. Đó là tác giả thấy thế. Mèo Gấu lại thế
con chim rất giống một ca sĩ đỏm dáng. Và khi nó cất giọng hót thì chú tin nó
là một ca sĩ thật” [tr.73].
1.2.1.2. Mèo Gấu và một tình yêu thủy chung

Truyện có nhan đề Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ nhưng xuyên suốt
truyện, tác giả chỉ tập trung kể về Mèo Gấu và tình cảm của chú đối với Áo
Hoa cùng các bạn chuột nhắt.
Tình yêu giữa Mèo Gấu và Áo Hoa là tình yêu bắt nguồn từ tình yêu
đồng loại. Chúng sống gần gũi nhau, dần dần nảy sinh tình cảm: “Mèo Gấu
sống cùng nhà với một nàng mèo tam thể” [tr.14]. Mèo Gấu đã đặt cho cô
nàng cái tên là Áo Hoa.
Tình yêu của Mèo Gấu dành cho nàng mèo Áo Hoa bất chấp khoảng
cách, không gian và thời gian. Nó được thử thách khi chú phải xa nhau cô bạn
Áo Hoa. Mèo Gấu luôn nhớ về cô bạn: “Chú lại nghĩ đến nàng mèo tam thể

13


của chú. Mình đã xa nàng bao lâu rồi nhỉ? Chú không thể nhớ chính xác,
nhưng chú nghĩ chắc là lâu lắm. Cây sứ trên ban công nhà đối diện đã rụng lá
bao nhiêu lần rồi còn gì!” [tr.175]; “Từ ngày xa Áo Hoa, mèo Gấu cảm thấy
cuộc sống thật là vô vị […] chú chẳng coi cái chết là điều gì đáng sợ lắm”
[tr.20]. Khi xa cách, những hình ảnh về Áo Hoa vẫn luôn hiện về trong cuộc
sống thường nhật của Mèo Gấu mọi lúc, mọi nơi. Hoài niệm về cô bạn Áo
Hoa. Chú nhớ về những kỉ niệm đẹp khi chú và Áo Hoa còn ở cạnh nhau, nhớ
khi chú đọc thơ cho nàng nghe để rồi cả hai cùng cảm động. “Nàng đập đập
tay lên lưng chú”:
“Bé yêu yêu đã ngủ chưa
Anh yêu yêu cũng mới vừa ngủ xong
Nến yêu yêu cháy tròng phòng
Tình yêu yêu cháy trong lòng yêu yêu” [tr.17]
Chú nhớ những lần cùng nàng ngắm trời, ngắm đất, ngắm mưa rơi,..
Chú nhớ Áo Hoa ngay cả khi đối diện với con vật khác. Đó là khi Mèo Gấu
nghe vàng anh hót líu lo, chú cũng nhớ cô bạn của mình. Tuy nhiên, “Mèo Gấu

quên con chim rất nhanh. Dĩ nhiên với Áo Hoa thì chú không quên” [tr.76].
Thậm chí chỉ cần gợi nhớ đến chữ “Hoa” là Mèo Gấu đã chạnh lòng. Do nỗi
nhớ ám ảnh nên cái tên “Út Hoa” đã gây cho Mèo Gấu sự thông cảm với Tí
Hon. Cũng chính từ đó, Mèo Gấu và Tí Hon trở thành bạn của nhau.
Vì có một tình yêu thủy chung, Mèo Gấu luôn có một niềm tin, niềm hi
vọng sẽ được sum họp với cô bạn xa cách. Niềm tin ấy được Mèo Gấu thắp
sáng, giữ gìn và chờ đợi. Nó chưa bao giờ nguôi kì vọng vào một ngày tốt đẹp
được tái hợp chung đôi. Niềm tin ấy tiếp thêm cho chú nghị lực sống suốt
những năm tháng chờ đợi cô mèo tam thể.

14


“Gọi tên em là đợi
Biết bao lâu về nhà
Thôi thì anh sẽ gọi
Tên em là Áo Hoa
Để ngày nào cũng thấy
Em đi vào đi ra” [tr.87]
Không phải chỉ chờ trong vô vọng, Mèo Gấu đã hành động để thực
hiện ước mơ tái hợp với cô bạn yêu thương. Mèo Gấu đã nhờ Tí Hon vẽ hàng
trăm bức chân dung của Áo Hoa. Chú cùng Tí Hon và Út Hoa đem những bức
chân dung ấy đi dán khắp các ngõ ngách, phố phường. Bằng việc làm như
vậy, Mèo Gấu hi vọng Áo Hoa tìm về bên chú.
Vì nuôi dưỡng một tình yêu thủy chung với cô bạn, mà Mèo Gấu vượt
qua những hiểm nguy. Thậm chí ngay cả với tính mạng. Bởi vì Mèo Gấu
muốn thực hiện hiện ước vọng sum họp. Những lần đi dán các bức chân dung
Áo Hoa, Mèo Gấu và Tí Hon đã phải đối mặt với lũ mèo hoang hung dữ: “Đã
không ít lần, Tí Hon và Út Hoa gặp nguy hiểm trước lũ mèo hoang […]” , sau
đó Mèo Gấu lếch thếch trở về với “thân thể đầy thương tích” [tr.119].

Tuy vậy, chuyện tình của Mèo Gấu lại có cái kết thật buồn. Áo Hoa đã
quay trở về, nhưng lại là sự trở về trong đổi thay: Áo Hoa có chàng mèo khác.
Nó đang sóng đôi cùng một chàng mèo khác. Đó là “một con mèo đực cao
lớn, màu chăn dạ, cặp mắt bắn ra những tia xanh biếc […]. Trên mái ngói,
nàng Áo Hoa và chàng mèo lạ lúc này đang sóng vai nhau đi dưới ánh trăng,
mỗi lúc một xa dần” [tr.204]. Áo Hoa đã quên Mèo Gấu thật, “… nàng không
gọi chú, và có vẻ cũng không có ý định giáp mặt chú. Nàng theo dấu những
bức tranh chỉ để hiếu kì xem chú sống ra sao và nhìn chú có thể là lần cuối
cùng” [tr.204]. Rõ ràng, “Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ/ Một con ngồi yên,

15


một con đổi chỗ”. Một con mèo ngồi yên kia chính là chú Mèo Gấu thủy
chung. Còn con mèo đổi chỗ kia chính là con mèo tam thể có tên là Áo Hoa.
Cũng không thể trách Áo Hoa bội bạc, thời gian và không gian xa cách trong
cô đơn, Áo Hoa đã tìm bạn mới. Sự chết lặng của Mèo Gấu khi thấy cô bạn
của mình quay về trong hạnh phúc chung đôi với con mèo khác như vậy, ẩn ý
bao nỗi niềm buồn thương. Bao hy vọng về viễn cảnh tươi sáng của Mèo Gấu
ngày nào, nay trở thành tuyệt vọng: “Sau đêm hôm đó, Mèo Gâu ốm gần một
tháng” [tr.206].
Dù viết về câu chuyện của một con vật, song “Một tình yêu như vậy từ
một con mèo (hay một con người) luôn tỏa ra thứ ánh sáng lóng lánh mà với
nó bất cứ ai cũng có thể tạo nên phép màu cho thế giới này” [tr.208].
1.2.1.3. Mèo Gấu với tình bạn cao đẹp và lòng trắc ẩn
Tác giả Trần Qúy Cảnh đã bình phẩm về truyện đồng thoại Có hai con
mèo ngồi bên cửa sổ của Nguyễn Nhật Ánh như sau: “Câu chuyện không chỉ
nói về “tình yêu” mà ở đó ta còn thấy được rất nhiều điều về “tình bạn” […].
Đó còn là “khúc đồng ca về Mèo Gấu, về Tí Hon, về Út Hoa, về mèo, về
chuột, về tình yêu,về tình bạn, về tình đồng loại,... nhẹ nhàng …” [5].

Tình bạn của Mèo Gấu với người bạn khác loài bắt đầu từ lòng trắc ẩn.
Mèo Gấu tha chết cho chuột nhắt (Tí Hon). Từ đó chúng trở thành tri kỷ. Nó
rễ chạnh lòng trước những số phận éo le, thua thiệt, yếu đuối. Bởi thế nó đã
kết bạn với một con chuột nhắt què. Làm bạn với Tí Hon, Mèo Gấu đã vượt
qua ranh giới loài giữa mèo và chuột; giữa kẻ mạnh và kẻ yếu; giữa kẻ ăn thịt
và kẻ bị ăn thịt.
Tình bạn của Mèo Gấu là tình cảm bao dung, che chở. Mèo Gấu ngày
ngày đem thức ăn nuôi chuột Tí Hon và cộng đồng của nó. Mèo Gấu giúp lũ
chuột đấu tranh chống lại kẻ ác – Chuột Cống. Kết bạn với chú chuột bé nhất,

16


lại tàn tật như Tí Hon, Mèo Gấu chứng tỏ một tấm lòng trắc ẩn. Nó cảm
thương những mảnh đời hẩm hiu, bất hạnh, những số phận éo le giữa cõi đời.
Tình bạn giữa Mèo Gấu và Tí Hon còn là tình bạn tri kỷ. Chúng tìm
thấy sự cảm thông, thấu hiểu cho hoàn cảnh của nhau. Cả hai chia sẻ cùng
nhau, cùng đồng cam cộng khổ. Đó là Mèo Gấu dốc bầu tâm sự về câu
chuyện tình éo le cho Tí Hon nghe: “Bây giờ chị ấy ở xa lắm. Giọng Mèo Gấu
đột nhiên chùng xuống và chú ngập ngừng kể cho Tí Hon nghe Áo Hoa là ai
và chú đã rời xa nàng trong hoàn cảnh nào. Từng phút một câu chuyện của
Mèo Gấu tí tách như những giọt buồn” [tr.88]. Mèo Gấu nhiều lần đọc thơ
cho Tí Hon nghe, Tí Hon thưởng thức những vẫn thơ đó một cách vô cùng
thích thú: “Tí Hon thích lắm. Nó lim dim mắt lắng nghe, thả hồn theo vẫn
điệu và cô nhẩm từng câu trong đầu” [tr.88]; đó là Tí Hon tâm sự về tình
huống trở nên tàn tật: “Em bị bẫy sập. Trước khi anh về đây, nhà vua Sang
Năm đặt bẫy khắp nơi. Nghe chú chuột kể về trường hợp thoát chết của mình,
Mèo Gấu tự nhiên thấy gờn gợn […] chú chuột nhắt này và cả con bé Út Hoa
kia sẽ toi mạng mất. Chú thốt nhiên rùng mình khi nhớ đến dãy răng cưa bén
như dao” [tr.67]; đó là cả hai cùng mong muốn cho nhau những điều tốt đẹp.

Tí Hon mong Mèo Gấu tìm được Áo Hoa, Mèo Gấu vun vén cho Tí Hon và
Út Hoa luôn hạnh phúc.
Là tri kỷ, chúng giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, chúng hành động để
thực hiện ước nguyện của mình: Mèo Gấu nhịn cả ăn để phần cơm cho bầy
chuột; lũ chuột học tiếng quạ, tiếng chim họa mi mong cho Mèo Gấu có thể ở
lại cung điện chờ Áo Hoa đến. Tí Hon và Út Hoa tích cực làm mọi điều để
giúp Mèo Gấu tìm được cô bạn Áo Hoa của mình. Chúng vẽ tranh, chúng đi
dán tranh khắp các nơi, chúng cùng hồi hộp, cùng hi vọng chờ đợi Áo Hoa
quay về.

17


Tình bạn của Mèo Gấu và chuột trong thiên truyện đồng thoại của
Nguyễn Nhật Ánh có motip cùng với truyện Sư Tử và Chó Con của Lép tônxtôi. Ở đó, Sư Tử không ăn thịt Chó Con, mà nó còn nhường phần ăn cho Chó
Con. Rồi chúng trở thành đôi bạn thân. Khi Chó Con chết, mấy ngày sau Sư
Tử cũng chết: “Sư Tử lấy chân ôm lấy người bạn bé bỏng đã chết của mình và
nằm không động đậy suốt năm ngày. Ngày thứ sáu Sư Tử chết” [10].
Cuộc sống của loài vật cũng giống như con người. Nguyễn Nhật Ánh
đưa bạn đọc đến với truyện đồng thoại Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ,
mượn ngôn ngữ của loài vật để nói đến cuộc sống con người. Trong cuộc
sống luôn tồn tại những điều kì diệu, ở đâu có tình yêu ở đó sức mạnh kì diệu
và những điều kì diệu sẽ đến. Trong quy luật muôn đời, sự vĩnh hằng và sự
đổi thay vẫn thường xuyên xảy ra. Vượt qua ranh giới loài, vượt qua mọi thù
hận của loài, mèo và chuột đã kết bạn với nhau. Tác giả muốn độc giả hãy tự
đặt mình vào nhân vật trong truyện và cảm nhận để thấy được ý nghĩa sâu sắc
mà tác giả muốn truyền đạt và lựa chọn cách sống cho mình.
1.2.2. Áo Hoa (mèo tam thể) – Tình yêu của Mèo Gấu
Thiên truyện của Nguyễn Nhật Ánh được đặt tên Có hai con mèo ngồi
bên cửa sổ, nhưng xuyên suốt mạch trần thuật, bạn đọc chỉ thấy một con mèo

xuất hiện. Đó là Mèo Gấu. Còn một con mèo nữa vắng bóng trong những
trang văn của tác giả. Chỉ đến phần kết mới thấy nó hiện diện thoáng qua.
Con mèo đó chính là cô mèo tam thể, được Mèo Gấu gọi với cái tên trìu mến:
Áo Hoa.
Tuy vậy, cô mèo Áo Hoa lại có vị trí, vai trò hết sức quan trọng ảnh
hưởng tới cốt truyện, tới cuộc đời của chú Mèo Gấu. Nhờ có Áo Hoa mà câu
chuyện tình lãng mạn của thế giới loài vật được Nguyễn Nhật Ánh thể hiện vô
cùng xúc động. Áo Hoa xuất hiện trong tâm tưởng của Mèo Gấu qua hơn hai

18


trăm trang sách. Hình ảnh con mèo tam thể làm nên một đời sống có ý nghĩa,
là nguyên cớ đối với mọi nỗi niềm của nhận vật Mèo Gấu.
Trước hết, với Mèo Gấu, Áo Hoa là một tình yêu mà chú hướng tới,
nuôi dưỡng trong suốt những ngày xa cách cô đơn. Dù không có cô mèo tam
thể bên cạnh, nhưng cô bạn ấy luôn tồn tại trong tâm trí của Mèo Gấu. Chú
Mèo Gấu đồng vọng về cô bạn của mình mọi nơi, mọi lúc, trong mọi mối
quan hệ với thế giới xung quanh. Mèo Gấu có những hồi tưởng đẹp đẽ về
khoảng thời gian được chung đôi cùng cô bạn. Nó nhớ da diết cô bạn trong
cuộc sống hiện tại. Những lúc ngắm trời đất, tắm trong nắng mai, nghe lá
rụng, nghe mưa rơi, nghe tiếng chim hót… Mèo Gấu đều liên tưởng tới cô
bạn Áo Hoa của mình. Trong cuộc sống thường ngày, trong những câu
chuyện sẻ chia với người bạn Tí Hon, Út Hoa, cô mèo tam thể cũng luôn luôn
được nhắc đến.
Bởi Áo Hoa là một tình yêu lí tưởng nên cô bạn ấy là khởi nguồn cho
những điều tốt đẹp trong cuộc sống tinh thần của Mèo Gấu. Nhờ Áo Hoa,
Mèo Gấu chứng tỏ một tài năng thi ca. Chú làm nhiều thơ về cuộc tình của
mình; nhờ Áo Hoa, lòng bao dung trắc ẩn trong con người chú được bộ lộ. Đó
là khi chú tha chết cho chuột nhắt Tí Hon (bởi vì khi kêu cứu, chuột nhắt gọi

tên cô bạn Út Hoa của nó, Mèo Gấu nghe thấy chữ “Hoa” mà cảm động); nhờ
Áo Hoa mà Mèo Gấu có được tình bạn đẹp với những chú chuột nhắt.
Cô mèo tam thể đã khiến cho tâm trạng, tình cảm và cuộc sống của
Mèo Gấu biểu hiện những cung bậc khác nhau. Mèo Gấu nhớ nhung, buồn
phiền, hy vọng rồi tuyệt vọng. Mèo Gấu còn quên lãng bản tính của loài mình
là luôn luôn bắt chuột. Điều lạ lùng đó xảy ra cũng bởi Mèo Gấu xa cô nàng
tam thể mà trở nên như vậy.

19


Bạn đọc chờ mãi, chờ mãi, rồi cuối cùng một con mèo nữa xuất hiện.
Đó chính là Áo Hoa. Tuy nhiên, nhân vật này chỉ lướt qua mấy dòng trong tác
phẩm. Hình ảnh của nó quay về sóng đôi cùng một con mèo đực khác đã kết
thúc niềm hy vọng của chú Mèo Gấu: “Trên mái ngói, nàng Áo Hoa và chàng
mèo lạ lúc này đang sóng vai nhau đi dưới ánh trăng, mỗi lúc một xa dần”
[tr.204]. Thế là kết thúc mối tình bi thương của chú Mèo Gấu chung tình!
Xây dựng nhân vật Áo Hoa, Nguyễn Nhật Ánh dường như muốn nói
tới những câu chuyện, những sắc thái khác nhau trong quy luật cuộc sống: có
những điều bất biến và có những điều thay đổi. Sự bất biến hay thay đổi đó
không thuộc về ước nguyện của con người, của vạn vật. Trải qua thời gian và
không gian thì thế giới có thể đổi thay. Câu chuyện tình của chú Mèo Gấu
cũng vậy. Nàng Áo Hoa thay đổi, có lẽ cũng không phải lỗi của nàng. Lỗi tại
sự cách xa Mèo Gấu. Bởi vậy chú Mèo Gấu chỉ còn biết tuyệt vọng và không
một lời trách móc.
1.2.3. Những người bạn của Mèo Gấu
Cùng với câu chuyện về tình yêu, về các thành viên trong gia đình công
chúa Dây Leo, cuộc sống của Mèo Gấu còn xoay quanh những câu chuyện về
tình bạn. Mèo Gấu có hai người bạn đó là Tí Hon và Út Hoa. Ba con vật,
thuộc hai loài khác nhau, với ba tính cách khác nhau, nhưng chúng vẫn vui vẻ

kết bạn. Chúng gặp nhau ở sự chân thành, sự cảm thông. Những đức tính đó
khiến chúng xích lại gần nhau và trở thành bầu bạn. Thiên truyện của Nguyễn
Nhật Ánh cũng dành nhiều câu chữ miêu tả cuộc sống của các nhân vật liên
quan đến chú Mèo Gấu đáng yêu.

20


×