Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Trình bày những nét chính về khu lăng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc, ý nghĩa của khu lăng mộ đối với nhân dân Đồng Tháp nói riêng và cả nước nói chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 28 trang )

Võ Thị Như Ý GDCD5 – Cao đẳng sư phạm trung ương Tp.HCM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
----------

BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THỰC TẾ
ĐỀ TÀI:

Trình bày những nét chính về khu lăng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc,
ý nghĩa của khu lăng mộ đối với nhân dân Đồng Tháp nói riêng
và cả nước nói chung.

Sinh viên: Võ Thị Như Ý
MSSV: 509150084
Lớp: Giáo dục công dân 5
Khoa:Giáo dục chính trị

TP.Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 09 năm 2017

Võ Thị Như Ý – Cd5


Võ Thị Như Ý GDCD5 – Cao đẳng sư phạm trung ương Tp.HCM

MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu .................................................................................... 1
Tóm tắt tiểu sử và sự nghiệp của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ... 1
Phần II: Nội dung ................................................................................ 4
1. Những nét chính về khu lăng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc............ 4
1.1. Khu lăng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc .......................... 5


1.2. Ao sen ...................................................................................... 8
1.3. Nhà sàn Bác Hồ ....................................................................... 9
1.4. Đền thờ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc................................. 14
1.5. Nhà trưng bày giới thiệu về cuộc đời của cụ Phó bảng
Nguyễn Sinh Sắc ............................................................................ 17
1.6. Một phần của làng Hòa An xưa ............................................. 23
2. Ý nghĩa của khu lăng mộ đối với nhân dân Đồng Tháp nói
riêng và cả nước nói chung. ........................................................... 24

Võ Thị Như Ý – Cd5


Võ Thị Như Ý GDCD5 – Cao đẳng sư phạm trung ương Tp.HCM

PHẦN I: MỞ ĐẦU
TÓM TẮT TIỂU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CỤ PHÓ BẢNG
NGUYỄN SINH SẮC.

Năm 1862, trong bối cảnh nhân dân
Việt Nam sống cảnh lầm than, cơ cực, uất
ức, phẫn nộ khi nghe tin triều đình Huế kí
hòa ước nhường ba tỉnh Đông Nam bộ cho
thực dân Pháp thì tại Làng sen, thuộc huyện
Chung Cự, ngày nay là Huyện Kim Liên,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cậu bé
Nguyễn Sinh Huy (tức Nguyễn Sinh Sắc)
chào đời trong một gia đình nông dân
nghèo. Ngược dòng thời gian vào cuối thế
kỉ XIX – đầu thế kỉ XX trong màn sương
mờ mịt của lịch sử đầy biến động, Nguyễn Sinh Sắc đã để lại cho hậu thế một

nhân cách, một tâm hồn và một sự nghiệp còn dang dở và càng đi ngược thời
gian tìm hiểu, chúng ta càng ngưỡng mộ khi bắt gặp một thế hệ người sĩ phu
yêu nước, uất ức vì nỗi hận nhà tan, nước mất. Họ luôn trăn trở tìm đường đấu
tranh và cuối cùng bế tắc với những toan tính bất thành.Và cụ Phó bảng Nguyễn
Sinh Sắc – thân sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu là tiêu biểu của các
bật tiều nhân thuở ấy.
Thời niên thiếu, anh thanh niên Nguyễn Sinh Sắc lớn lên trong cảnh
nghèo khó, 3 tuổi mồ côi cha, 4 tuổi mồ côi mẹ phải về ở với người anh cùng
cha khác mẹ. Nhà anh chị nghèo nên Nguyễn Sinh Sắc phải thường xuyên ngồi
học trên lưng trâu nhưng bù lại ông học hành rất thông minh. Năm 16 tuổi,
Nguyễn Sinh Sắc được nhà nho Hoàng Xuân Đường ở làng Hoàng Trù (làng
Chùa) nhận về nuôi dạy với bản tính hiếu học, thông minh nên ông trở thành
Võ Thị Như Ý – Cd5


Võ Thị Như Ý GDCD5 – Cao đẳng sư phạm trung ương Tp.HCM

học trò giỏi có tiếng trong vùng. Đến năm 22 tuổi (1883), ông được nhà nho
Hoàng Xuân Đường gả cô con gái lớn là Hoàng Thị Loan. Cụ Nguyễn Sinh Sắc
có bốn người con là bà Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh
Xin (mất lúc nhỏ) và Nguyễn Sinh Cung – tức chủ tịch Hồ Chí Minh, người
sau này trở thành người lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam.
Năm Giáp Ngọ (1894), Cụ Sắc đỗ Cử nhân, năm Tân Sửu (1901), cụ đỗ
tiếp Phó bảng nhưng từ chối làm quan, về quê dạy học, sống hòa mình với dân
nghèo, tìm bạn đồng tâm, mưu đồ đại nghĩa.
Năm 1906, cụ Sắc bị bắt buộc ra làm quan với chức “Thừa Biện Bộ
Lễ” và sau đó là Tri phủ lĩnh nhiệm Tri huyện Bình Khê tỉnh Bình Định. Vốn
là người rất chú trọng đến việc giáo dục con cái và cụ có ảnh hưởng rất lớn đến
tư tưởng yêu nước, ý chí và nhân cách làm người trung nghĩa, cụ thường nhắc
nhở các con “Vật dĩ quan gia, vi ngô phong dạng” nghĩa là đừng lấy phong cách

nhà quan làm phong cách nhà mình. Có lẽ vì vậy mà trong thời gian làm quan
cụ Sắc luôn tìm cách gần gũi quần chúng lao động nghèo, thả những người dân
nợ thuế bị tù đầy, đồng thời nghiêm khắc trừng trị bọn cường hào ức hiếp dân
nặng. Cũng vì vậy mà đến năm 1910, cụ Sắc bị cắt chức quan tri huyện Bình
Khê.
Rời chốn quan trường, mọi người dân yêu nước không thể không nhớ
đến câu nói nổi tiếng của người “Quan trường thị nô lệ, trung chi nô lệ hựu nô
lệ” nghĩa là quan trường là nô lệ, trong đám người nô lệ thì càng nô lệ hơn.
Những năm sau đó, cụ Sắc vào nam, đi rất nhiều nơi thậm chí sang tận
Campuchia để tìm gặp các sĩ phu yêu nước. Năm 1917, cụ Sắc thường lui tới
Cao Lãnh để hoạt động. Đến năm 1927, cụ về ở hẳn làng Hòa An, Cao Lãnh
trong sự đùm bọc chở che của nhân dân. Vừa làm thơ dạy học, vừa bốc thuốc
chữa bệnh đồng thời tiếp tục truyền bá chủ nghĩa yêu nước trong nhân dân.
Cuộc sống phong sương ngoài 60 tuổi trong đó ngót 20 năm xa nhà, xa người
thân và trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử dân tộc. Ngày 26 tháng 10
âm lịch năm Kỷ tỵ (nhằm ngày 26/11/1929) trái tim một đời thanh bạch của cụ

Võ Thị Như Ý – Cd5


Võ Thị Như Ý GDCD5 – Cao đẳng sư phạm trung ương Tp.HCM

phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – một nhà nho yêu nước mới thực sự ngừng đập
trong niềm tiếc thương vô bờ bến của người dân làng Hòa An, Cao Lãnh, Đồng
Tháp.

Võ Thị Như Ý – Cd5


Võ Thị Như Ý GDCD5 – Cao đẳng sư phạm trung ương Tp.HCM


PHẦN II: NỘI DUNG
1. Những nét chính về khu lăng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc.
Khu lăng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc là công trình ghi ơn cụ Phó bảng
Nguyễn Sinh Sắc (1862–1929), nhà nho yêu nước và là thân sinh Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là một quần thể kiến trúc văn
hoá độc đáo ở tỉnh Đồng Tháp, được Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng Di tích
cấp quốc gia ngày 09/4/1992.
Khu di tích lăng mộ Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc được khởi công xây
dựng vào tháng 8/1975 và khánh thành vào tháng 12/1977. Với diện tích 3,6
ha, Khu di tích được chia thành ba khu vực chính gồm: Khu lăng mộ Cụ Phó
bảng Nguyễn Sinh Sắc, ao sen và nhà sàn Bác Hồ.
Năm 2009, được sự cho phép của Trung Ương Tỉnh uỷ - Uỷ Ban Nhân
Dân Tỉnh Đồng Tháp đã chỉ đạo Sở Văn hoá Thể thao Du lịch cho tiến hành
mở rộng khu di tích lăng cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, khu di tích sau khi
được đầu tư, tôn tạo và mở rộng thêm hơn 6 ha với tổng kinh phí hơn 95 tỷ
đồng. Diện tích sau khi mở rộng đã nâng toàn bộ quần thể Di tích lăng cụ Phó
Bảng Nguyễn Sinh Sắc lên gần 10ha. Nhiều công trình vừa mang tính dân tộc,
vừa mang tính hiện đại đã được xây dựng và hiện nay khu lăng mộ bao gồm:
- Mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
- Ao sen
- Nhà sàn Bác Hồ bên ao cá (phục dựng theo nguyên mẫu ở Hà Nội)
- Đền thờ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
- Nhà trưng bày giới thiệu về cuộc đời của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
- Một phần của làng Hòa An xưa ( phục dựng theo tỉ lệ 1/1)
Ngày 02/12/2010 đã khánh thành giai đoạn 2 - khu di tích lăng cụ Phó
Bảng Nguyễn Sinh Sắc, nhân dịp lễ giỗ 81 của cụ.
Tất cả những công trình nơi đây không những được xây dựng rất kì công
mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.


Võ Thị Như Ý – Cd5


Võ Thị Như Ý GDCD5 – Cao đẳng sư phạm trung ương Tp.HCM

1.1. Khu lăng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Cụ Sắc mất vào đêm 26 rạng sáng ngày 27/11/1929 nhầm ngày 26-27/10
năm Kỷ Tỵ, tại Hoà An, Cao Lãnh, hưởng thọ 67 tuổi. Ngôi mộ của cụ lúc đầu
chỉ là nắm đất đơn sơ bình thường, sau đó được bà con đổ xi măng lên thành
nắm mộ.
Sau khi nước nhà được hoàn toàn giải phóng thì Đồng Tháp cho tiến
hành xây dựng ngôi mộ của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc. Ngôi mộ của cụ
Sắc được giữ ở vị trí cũ được tôn cao lên, được ốp đá hoa cương móng cái,
Quảng Ninh mang vào, nền mộ bằng đá mài hình lục giác không đều, mở rộng
dần ra hai bên và phía trước. Trên mộ có một đỉnh trầm bằng đá Ngũ Hành Sơn,
ngày đêm khói hương thơm ngát

Khu Lăng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Võ Thị Như Ý – Cd5


Võ Thị Như Ý GDCD5 – Cao đẳng sư phạm trung ương Tp.HCM

Ngôi mộ Cụ Phó bảng quay về hướng đông, có mái hình cánh sen cách
điệu giống hình dáng bàn tay xòe úp xuống; trên vòm mộ có 9 đường gân nối
dài, đầu mỗi đường gân là một đầu rồng, 9 đầu rồng tượng trưng cho các tỉnh
Đồng bằng Sông Cửu Long luôn che chở và bảo vệ ngôi mộ người chí sĩ yêu
nước. Khuôn viên lăng mộ có nhiều loại cây cảnh, hoa trái quý hiếm được bà
con khắp cả nước mang về trồng lưu niệm, đặc biệt là cây khế gần 300 tuổi

(nằm bên trái mộ) và cây sộp hơn 300 tuổi (nằm bên phải mộ).

Trên vòm mộ có 9 đầu rồng tượng trưng cho Đồng bằng sông Cửu Long.

Võ Thị Như Ý – Cd5


Võ Thị Như Ý GDCD5 – Cao đẳng sư phạm trung ương Tp.HCM

Cây Khế 290 năm tuổi và cây Sộp 329 năm tuổi

Đây là hai cây cổ thụ được ông Ngô Văn Hay tức thầy giáo Kỳ ở làng
Tân Hưng, Sa Đéc trước đây đã hiến tặng cho Khu di tích Cụ Phó bảng Nguyễn
Sinh Sắc vào năm 1977. Chúng là những thực thể sống đã trường tồn cùng thời
gian, là minh chứng lịch sử của Đồng Tháp trong suốt gần 3 thế kỷ.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và Mỹ, cây Khế và cây Sộp
được trồng ở vườn kiểng của gia đình thầy giáo Kỳ thuộc làng Tân Hưng, Sa
Đéc (nay thuộc phường 4, TP Sa Đéc). Khi đó, tại nơi trồng cây Khế và cây
Sộp là căn hầm bí mật nuôi giấu nhiều cán bộ cách mạng, trong đó có nữ tướng
Nguyễn Thị Định… Dưới sự ngụy trang này, nhiều lần quân địch truy lùng
nhưng không phát hiện được các cán bộ cách mạng của ta.

Võ Thị Như Ý – Cd5


Võ Thị Như Ý GDCD5 – Cao đẳng sư phạm trung ương Tp.HCM

1.2. Ao sen
Khoảng giữa sân là ao sen (các vòm mộ 25m) được xây dựng theo hình
ngôi sao 5 cánh, tượng trưng cho lá cờ tổ quốc Việt Nam, ở giữa ao sen có đài

sen trắng cách điệu cao gần 7 m vươn cao lên tượng trưng cho cuộc đời thanh
bạch giản dị, lương tâm trong sáng của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc. Đồng
thời làm ta liên tưởng đến làng sen, quê hương của cụ Sắc ngày trước.

Biểu tượng đài sen trắng sừng sững giữa hồ sen, toát lên ý nghĩa về cuộc đời
thanh bạch của cụ Phó bảng cũng như tấm lòng người dân Tháp Mười đối với
thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Võ Thị Như Ý – Cd5


Võ Thị Như Ý GDCD5 – Cao đẳng sư phạm trung ương Tp.HCM

1.3. Nhà sàn Bác Hồ
Đối diện với cổng vào khu vực mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là mô
hình nhà sàn và ao cá Bác Hồ. Qua cầu xi măng, theo lối đi cặp hàng rào dâm
bụt, hai cây dừa xoè bóng mát phía trước cổng chính dẫn vào nhà sàn Bác.

Nhà sàn và ao cá Bác Hồ.
Từ kiểu dáng kích thước, các hiện vật bên trong nhà được phục chế trưng
bày giống hệt như nhà sàn ở Hà Nội, được xây dựng nhân kỉ niệm 100 năm
ngày sinh nhật của Bác. Khởi công xây dựng vào tháng 2/1990 và khánh thành
19/5/1990.
Mô hình nhà sàn Bác được xây dựng theo nguyên mẫu ở Hà Nội (tỉ lệ
1/1), nhưng để phục vụ lâu dài cho nhân dân tham quan nên được làm bằng loại
gỗ nhóm 1 như: Bên, giáng hương, căm xe, gõ đỏ… Nhà sàn Bác có chiều dài
khoảng 10,5m, rộng khoảng 6,2m và có hai tầng. Tầng dưới là nơi Bác Hồ
thường làm việc về mùa hè, nơi họp Bộ Chính trị quyết định nhiều vấn đề quan
trọng của cách mạng Việt Nam, nơi tiếp khách thân mật; tầng trên có hai phòng:
mỗi phòng rộng trên dưới 10m2 dùng làm phòng ngủ và phòng làm việc về

mùa đông.

Võ Thị Như Ý – Cd5


Võ Thị Như Ý GDCD5 – Cao đẳng sư phạm trung ương Tp.HCM

Phòng làm việc mùa hè của Bác.
Phòng làm việc mùa hè của Bác: Là phòng ở tầng trệt; bàn họp chữ nhật nằm
ở giữa phòng, hai bên có 10 ghế đai, chiếc ghế mây Bác ngồi đặt ở đầu bàn.
Đầu bên kia là chiếc ghế nghỉ lưng bằng mây. Góc cạnh cầu thang là chiếc bàn
có trang bị ba chiếc máy điện thoại để Bác liên hệ với Bộ Chính trị, các đơn vị
bộ đội. Bệ xi măng bao quanh bàn họp trên lót ván gỗ làm chỗ ngồi cho các
cháu thiếu nhi. Bể cá vàng làm bằng kiếng ở góc phòng góp phần làm vui mắt
các cháu nhỏ mỗi khi các em đến thăm Bác.

Võ Thị Như Ý – Cd5


Võ Thị Như Ý GDCD5 – Cao đẳng sư phạm trung ương Tp.HCM

Chiếc đồng hồ chỉ 9h47 phút là thời khắc Bác ra đi mãi mãi.

Ba chiếc điện thoại Bác dùng để liên lạc với các Bộ chính trị, các đơn vị bộ
đội.

Võ Thị Như Ý – Cd5


Võ Thị Như Ý GDCD5 – Cao đẳng sư phạm trung ương Tp.HCM


Phòng ngủ: Nằm cạnh cầu thang lên tầng trên là phòng ngủ của Bác. Hiện vật
trong phòng chỉ là giường đơn, chiếu cói; gia tài quí giá nhất là chiếc radio của
Việt kiều Thái Lan tặng Bác.

Một góc phòng ngủ của Bác.

Giá sách giữa phòng ngủ và phòng làm việc mùa Đông.

Võ Thị Như Ý – Cd5


Võ Thị Như Ý GDCD5 – Cao đẳng sư phạm trung ương Tp.HCM

Phòng làm việc mùa đông: Tận dụng vách ngăn giữa hai phòng là giá sách.
Ngăn trên cùng có hộp sơn mài màu đen với hai bức ảnh quí mà Bác hết sức
trân trọng: Ảnh mộ Cụ Phó bảng năm 1954 và ảnh các anh bộ độ viếng mộ cụ
phó bảng năm 1954 trước lúc tập kết ra Bắc. Trong phòng chỉ bố trí một ghế
ngồi do vậy mỗi khi có khách hay họp bàn công việc ở đây, Bác cùng khách
ngồi xuống sàn nhà.

Phòng làm việc mùa đông của Bác.

Khi Đồng Tháp xây dựng công trình nhà sàn ở đây mang hai ý nghĩa lớn:
Thứ nhất là muốn đưa linh hồn của Bác về đây sống với mình cạnh người cha
thân sinh của Bác.
Thứ hai là tạo điều kiện cho những bà con của mình, những ai không ra Hà Nội
thăm nhà sàn chính thức của Bác đến nơi đây có thể hình dung Bác đã sống và
làm việc như thế nào.


Võ Thị Như Ý – Cd5


Võ Thị Như Ý GDCD5 – Cao đẳng sư phạm trung ương Tp.HCM

1.4. Đền thờ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Từ Vòm mộ nhìn về phía trái gần cổng vào khu mộ là Đền Thờ cụ
Nguyễn Sinh Sắc. Đền thờ được hình thành trên cơ sở cải tạo lại nhà bát giác
(nhà có tám cạnh, mỗi cạnh 5m và dãy nhà hộp hình chữ nhật liền kề); là hạng
mục công trình thuộc giai đoạn 2 của dự án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá
trị khu di tích mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc” được khánh thành chính thức đưa vào
sử dụng vào ngày giỗ lần thứ 83 (ngày 10/12/2012) của cụ Phó Bảng Nguyễn
Sinh Sắc.

Đền thờ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Đền thờ là nơi tổ chức các nghi lễ thờ phụng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh
Sắc. Vào ngày 27 tháng 10 âm lịch hàng năm, tại Đền thờ, Đảng bộ, Chính
quyền và nhân dân Đồng Tháp tổ chức các nghi thức cúng giỗ cụ Phó bảng
Nguyễn Sinh Sắc ấm cúng, trang trọng nhưng không kém phần tôn nghiêm.
Giữa gian thờ là bức tượng Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Chiếc bàn gỗ
được chạm khắc công phu nhằm mục đích đặt các mâm thờ cúng vào ngày giỗ
Cụ và lễ tết. Phía trước đó là một bàn thờ khác đặt các dụng cụ nghi lễ thờ cúng
như chân đèn, đỉnh trầm…

Võ Thị Như Ý – Cd5


Võ Thị Như Ý GDCD5 – Cao đẳng sư phạm trung ương Tp.HCM

Hai bên khu vực thờ cúng là hai tấm bình phong có nội dung ca ngợi vẻ

đẹp quê hương Đồng Tháp. Điều này tạo nên một không gian ấm cúng và mang
ý nghĩa là nơi cụ Sắc về nơi an nghỉ vĩnh hằng.

Nơi thờ cúng hương hồn cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc
Toàn bộ gian thờ toát lên vẻ hài hòa, đồng nhất giữa trời và đất, tạo nên
một không gian ấm cúng và thiêng liêng.
Bên cạnh gian thờ là phòng trưng bày những hình ảnh và hiện vật do
Đảng, nhà nước cùng nhân dân khắp các nơi tặng cho Khu di tích. Đặc biệt nơi
đây còn có bảng vinh danh người có công giúp đỡ cụ phó bảng Nguyễn Sinh
Sắc và các tổ chức, cá nhân có đóng góp to lớn vào Quỹ khuyến học Nguyễn
Sinh Sắc.

Võ Thị Như Ý – Cd5


Võ Thị Như Ý GDCD5 – Cao đẳng sư phạm trung ương Tp.HCM

Bảng vàng quỹ khuyến học Nguyễn Sinh Sắc

Danh sách những cá nhân, gia đình có công với cụ Nguyễn Sinh Sắc

Võ Thị Như Ý – Cd5


Võ Thị Như Ý GDCD5 – Cao đẳng sư phạm trung ương Tp.HCM

Mộc bảng triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới
1.5. Nhà trưng bày giới thiệu về cuộc đời của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh
Sắc
Song song Nhà Kiếng là nhà trưng bày cụ Nguyễn Sinh Sắc có diện tích

960m2. Công trình nhà trưng bày được đầu tư xây dựng trưng bày những hiện
vật, những bức tranh về cuộc đời và sự nghiệp cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.

Nhà trưng bày cụ Nguyễn Sinh Sắc

Võ Thị Như Ý – Cd5


Võ Thị Như Ý GDCD5 – Cao đẳng sư phạm trung ương Tp.HCM

Ở vị trí trang trọng nhất của nhà trưng
bày là bức tượng đồng cụ Nguyễn Sinh Sắc
trong tư thế ngồi trên ghế, tay cầm sách,
mặt hướng ra trước với tầm bao quát rộng.
Sau lưng tượng là hệ thống đai mỹ thuật 3
lớp cách điệu hình hoa sen màu hồng, tượng
trưng cho cuộc sống thanh bạch, giản dị của
cụ Phó bảng nhưng bên trong ẩn chứa sức
sống mãnh liệt.Chia đều hai bên đai cánh
sen là bảng trích giới thiệu tiểu sử và sự
nghiệp cụ Nguyễn Sinh Sắc.
Bố cục trưng bày theo 4 chủ đề, triển khai theo niên biểu nhằm phản ánh
chân thực lịch sử - Cuộc đời sự nghiệp một nhà nho yêu nước, người có công
sinh thành và có ảnh hưởng to lớn đến cuộc đời và sự nghiệp của lãnh tụ Hồ
Chí Minh:
- Quê hương và gia đình: Phần này phác họa những nét cơ bản của gia đình
Cụ Nguyễn Sinh Sắc ở làng Hoàng Trù, Kim Liên, Nam Đàn Nghệ An lúc sinh
thời.

Gia đình cụ Sắc


Võ Thị Như Ý – Cd5


Võ Thị Như Ý GDCD5 – Cao đẳng sư phạm trung ương Tp.HCM

Cụ Sắc lắng nghe thầy Vương giảng bài qua ô cửa sổ

Cụ bà Loan ngồi bên khung cửi dệt vải

Võ Thị Như Ý – Cd5


Võ Thị Như Ý GDCD5 – Cao đẳng sư phạm trung ương Tp.HCM

-

Những năm tháng khổ luyện thành tài: Khắc họa sự khổ luyện, miệt

mài trong học tập của cụ Sắc cùng với sự hy sinh thầm lặng của cụ bà Hoàng
Thị Loan

Gia đình cụ Sắc trên đường vào Huế
-

Chốn quan trường - Từ quan vào Nam hoạt động: Không gian trưng

bày được mô phỏng kiến trúc cung đình Huế. Tấm biển ghi câu nói của cụ Sắc
“Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ hựu nô lệ” được đặt ở trang trọng trên
đai trưng bày.


Một góc trưng bày về cuộc đời cụ Nguyễn Sinh Sắc

Võ Thị Như Ý – Cd5


Võ Thị Như Ý GDCD5 – Cao đẳng sư phạm trung ương Tp.HCM

Cụ Sắc đưa Nguyễn Tất Thành gặp cụ Phan Châu Trinh ở Mỹ Tho
-

Tình cảm của cụ Nguyễn Sinh Sắc với nhân dân Hòa An và nhân dân

Hòa An cùng cả nước đối với cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Ngày 22 tháng 12 năm 1901( nhằm năm Canh Tý) bà Hoàng Thị Loan
ốm mất ở Huế.

Bà con chung quanh đã giúp đỡ và an táng bà Loan ở chân núi Tam Tầng
thuộc dãy núi Ngự Bình

Võ Thị Như Ý – Cd5


Võ Thị Như Ý GDCD5 – Cao đẳng sư phạm trung ương Tp.HCM

Năm 1917 và nhiều năm sau, Cụ thường lui tới hoạt động ở làng Hòa
An, Cao Lãnh tiếp tục truyền bá chủ nghĩa yêu nước trong nhân dân. Cụ mất
vào ngày 27 tháng 10 năm Kỷ Tỵ nhằm ngày 27 tháng 11 năm 1929 dương
lịch, hưởng thọ 67 tuổi tại làng Hòa An, Cao Lãnh, Đồng Tháp.


Cụ Nguyễn Sinh Sắc trị bệnh cho cụ Nguyễn Quang Diêu tại nhà cụ Võ
Hoành

Bức tranh tái hiện việc đông đảo người dân đưa tang cụ Nguyễn Sinh Sắc

Võ Thị Như Ý – Cd5


Võ Thị Như Ý GDCD5 – Cao đẳng sư phạm trung ương Tp.HCM

1.6.

Một phần của làng Hòa An xưa.

Một góc làng Hòa An xưa được tái hiện lại nằm trong khuôn viên của
Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc. Bước qua cầu vào làng, hình ảnh đầu tiên là bức
tượng của cụ Nguyễn Sinh Sắc được tạc bằng đá đặt trên một bệ cao, khắc họa
hình ảnh của một ông “Thầy Huế” áo nâu, túi vải về làng với một dáng vẻ nho
nhã, ung dung, giản dị tạo cho ta một cảm giác gần gũi thân thương.

Tượng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Làng Hòa An trong khu di tích tái hiện những cảnh sinh hoạt gần gũi,
quen thuộc của người làng Hòa An xưa những nghề mà người dân Hòa An từng
làm như: dệt chiếu, sắt và phơi thuốc rê, nghề mộc, nghề rèn, chằm lá… hay
những nét văn hóa của người Hòa An xưa nói riêng và người Đồng Tháp nói
chung. Bên cạnh đó là các ngôi nhà di tích xưa như nhà ông Năm giáo, nhà ông
Trần bá Lê (Cả nhì Ngưu), nhà ông Cả nhì Ngưu cất cho cụ Sắc ở cũng được
tái hiện lại trong không gian khu làng Hòa An xưa tạo cho ta như vẫn thấy ẩn
hiện đâu đây hình bóng cụ Nguyễn Sinh Sắc đã từng đến sinh sống và yên giấc
ngàn thu, nhưng tinh thần của Cụ vẫn còn sống mãi trong lòng người dân Hòa

An – Cao Lãnh.

Võ Thị Như Ý – Cd5


×