Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Báo cáo thực tập sư phạm tại trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.26 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
TRUNG ƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP NĂM 2
Họ tên sinh viên: Võ Thị Như Ý
Lớp: Giáo dục công dân 5

Khoa Giáo dục chính trị

Thực tập tại trường: trung học cơ sở Nguyễn Gia Thiều, Quận Tân Bình.
Giáo viên hướng dẫn: cô Trương Hoàng Ngọc Hà
Thời gian thực tập: Từ ngày 06/02/2017 đến ngày 26/02/2017

MỤC LỤC
Trang
1. Nêu kết quả tìm hiểu thực tế của trường nơi thực tập (2 điểm) ................................... 01
1.1. Tìm hiểu khái quát tình hình địa phương nơi trường đóng .......................................... 01
1.2. Đặc điểm, tình hình các mặt hoạt động giáo dục của trường THCS .............................
1.2.1. Hệ thống tổ chức của trường, công tác quản lý việc giảng dạy - học tập, nhiệm vụ
năm học, những hoạt động chính của trường. ..........................................................
1.2.2. Về hoạt động giảng dạy ...........................................................................................
2.2.3 Tổ chức và hoạt động của công tác chủ nhiệm ở trường THCS ................................
2.2.4 Tình hình học sinh của trường: Tổng số HS, số lớp, khối… .....................................
3. Những thuận lợi, khó khăn của bản thân, những công việc được giao (2 điểm)
3.1. Những thuận lợi, khó khăn của bản thân ..........................................................................
3.2. Những công tác được phân công trong thời gian thực tập .............................................
4. Nêu những điều đã thu nhận được qua đợt thực tập. (3 điểm) ....................................


4.1. Về công tác thực tập giảng dạy ....................................................................................
4.2. Về công tác chủ nhiệm .................................................................................................
4.3. Tự nhận xét đánh giá chung qua đợt thực tập sư phạm, những ưu, khuyết điểm chính.
Tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành những qui định chung trong đợt
TTSP….
5. Nêu những ý kiến đề xuất góp ý (1 điểm) .......................................................................
VÕ THỊ NHƯ Ý – CD5

[AUTHOR NAME]


6. Những cảm nghĩ của bản thân khi tham gia đợt thực tập. Nêu những dự định về nghề
nghiệp sau khi ra trường. (2 điểm) ........................................................................................

NỘI DUNG
1. Nêu kết quả tìm hiểu thực tế của trường nơi thực tập
1.1. Tìm hiểu khái quát tình hình địa phương nơi trường đóng.
- Tên đơn vị : TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN GIA THIỀU
- Địa điểm trụ sở chính: 272 Lý Thường Kiệt, Phường 6, Quận Tân Bình, TPHCM
- Quận Tân Bình là một trong 24 quận, huyện của thành phố Hồ Chí Minh. Quận
Tân Bình có địa lý bằng phẳng, cao trung bình là 4–5 m, cao nhất là khu sân bay khoảng
8 – 9 m, trên địa bàn còn có kênh rạch và còn đất nông nghiệp. Quận gồm 15
phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15. Trong đó, phường 14 là trung tâm
của quận.
- Vị trí địa lý:
+ Tân Bình là một quận nội thành nằm ở Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Phía Bắc giáp quận Gò Vấp và quận 12.
+ Phía Tây giáp quận Tân Phú, ranh giới là đường Trường Chinh vàÂu Cơ.
+ Phía Đông giáp quận Phú Nhuận, quận 3 và quận 10.
+ Phía Nam giáp quận 11.

- Về kinh tế: Quận Tân Bình là một trong những quận có nền kinh tế mạnh và tích
cực. Nó có nhiều xu hướng phát triển cao và luôn đáp ứng đúng nhu cầu phát triển của
các thành phần kinh tế cần thiết. Mỗi năm dịch vụ và giá trị sản xuất công nghiệp của
quận đạt mức tăng trưởng 29,68%, vượt chỉ tiêu so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận
đề xuất từ 20-25%. Tổng số tiền đầu tư của các doanh nghiệp lớn, nhỏ và tư nhân đặt tới
5.587 tỷ đồng. Từ nhiều năm qua, quận Tân Bình đã và đang tạo nhiều điều kiện thuận
lợi cho các nhà đầu tư lớn tham gia xây dựng các trung tâm thương mại và khu vui chơi
lớn như Parkson Plaza, Trung tâm Thương mại - Văn hóa Lạc Hồng... Quận còn quan
tâm đến một số hoạt động trang hoàng, chỉnh tu lại quận như nâng cấp các vỉa hè và trồng
cây xanh. Quận còn thúc đẩy mạnh các dịch vụ du lịch để thu hút nhiều khác du lịch trong
và ngoài nước. Đồng thời quận kiên quyết đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội.
- Về chính trị:
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ngày càng được ổn định, phòng
trao “quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc” tiếp tục phát triển. Lực lượng Công an, Quân
sự vững mạnh. Những năm qua không có trọng án, cháy nổ, phạm pháp hình sự được kéo
giảm. Tệ nạn xã hội từng bước được ngăn chặn.
- Về văn hóa:
VÕ THỊ NHƯ Ý – CD5

[AUTHOR NAME]


+ Quận còn có nhiều di tích lịch sử tôn giáo như: công viên Hoàng Văn Thụ, chùa
Viên Giác, chùa Phổ Quang, chùa Hải Ấn, chùa Hải Quảng, chùa Phước Thạnh, chùa
Giác Lâm, chùa Ân Tông, chùa Bửu Lâm Tịnh Uyển,...
+ Về dân tộc: có dân tộc Kinh chiếm 93,33%; Hoa 6,38%; Khmer 0,11%; các dân
tộc khác là Tày 0,05%; Thái 0,01%; Nùng 0,03%, Mường 0,02%; Chăm 0,02% và người
nước ngoài...
+ Về tôn giáo: Phật giáo chiếm 19,62%; Công giáo 22,9%; Tin lành 0,37%; Cao đài
0,4%; Hòa Hảo 0,01; Hồi giáo 0,02%; không có đạo chiếm 56,68%. Toàn quận có 140

cơ sở tôn giáo trong đó, Phật giáo 74, Công giáo 60, Tin lành 4, Cao đài 2.
- Về giáo dục:
+ Cùng với các thành tựu về kinh tế, chính trị, xã hội của quận Tân Bình, ngành giáo
dục đào tạo phấn đấu suốt 30 năm qua và đạt được những thành tích đáng trân trọng.
Không những phát triển nhanh về cơ sở vật chất kỹ thuật, số lượng chất lượng hệ thống
cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên. Số lượng chất lượng của các lớp mầm non tiểu học
trung học cơ sở cũng đề tăng lên đáng kể.
+ Tân Bình có các trường tiểu học như Bình Giã, Bành Văn Trân, Nguyễn Viết Xuân,
Đống Đa, Trần Văn Ơn, Trần Quốc Toản,Tân Sơn Nhất,... Các trường THPT là Nguyễn
Thượng Hiền và Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Thái Bình, Lý Tự Trọng. Các trường Trung
học cơ sở là Nguyễn Gia Thiều, Quang Trung, Ngô Sĩ Liên, Phạm Ngọc Thạch, Hoàng
Hoa Thám, Tân Bình, Ngô Quyền, Trường Chinh... Và một số trường dân lập, tư thục
như Nguyễn Khuyến, trường Quốc tế Tesla....
1.2. Đặc điểm, tình hình các mặt hoạt động giáo dục của trường THCS
- Tên đơn vị : TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN GIA THIỀU
- Địa chỉ: 272 Lý Thường Kiệt, Phường 6, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: (08) 38. 644 727
- Email:
- Hiệu trưởng: cô Lê Nguyễn Thiên Trang
♦ Lịch sử phát triển của trường THCS Nguyễn Gia Thiều

Trước 1975: Trường Công lập Nghĩa Hòa, Tỉnh Gia Định.
Từ 1975: Trường PTCS cấp I, II Nguyễn Gia Thiều, Quận Tân Bình.
Từ 1986: Trường PTCS cấp II Nguyễn Gia Thiều, Quận Tân Bình.
Từ 1993: Trường THCS Chuyên Nguyễn Gia Thiều, Quận Tân Bình.
Từ 2001: Trường THCS trọng điểm CLC Nguyễn Gia Thiều, Quận Tân Bình.
Từ 2005: Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, Quận Tân Bình.

VÕ THỊ NHƯ Ý – CD5


[AUTHOR NAME]


Hàng năm nhà trường thu nhận học sinh theo phân tuyến của Phòng giáo dục và đào
tạo gồm học sinh trong phường 6 và một số học sinh thuộc nhiều phường khác nhau trong
và ngoài quận.
Thế mạnh của trường là kết quả đầu ra về chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo,
tỷ lệ học sinh giỏi luôn dẫn đầu các Trường trung học cơ sở trong Quận, số lượng học
sinh tham gia học sinh giỏi cấp thành phố luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số học sinh dự
thi cấp Thành phố, nên phụ huynh học sinh muốn con được vào học tại trường hàng năm
đều cao, đây là áp lực lớn đối với ngành giáo dục và nhà trường.
1.2.3. Hệ thống tổ chức của trường, công tác quản lý việc giảng dạy - học tập, nhiệm
vụ năm học, những hoạt động chính của trường.
 Hệ thống tổ chức của trường:
- Hiệu trưởng nhà trường: Cô Lê Nguyễn Thiên Trang
- Phó hiệu trưởng nhà trường: Cô Bùi Thị Minh Tâm
- Trường có tổ ng CB – GV - CNV là 104 (BGH: 3; GV: 81; CNV: 20) chia thành
9 tổ chuyên môn gồm: Tổ Văn phòng và các Tổ: Toán; Lý -Hóa; Sinh; Ngoại ngữ; Văn;
Sử-Đia-GDCD;
CN -Tin học; Văn thể mĩ.
̣
- Tổ ng số lớp ho ̣c là 50 lớp chia làm 4 khố i với 2170 ho ̣c sinh.
- Các tổ chức Đảng, đoàn thể:
* Tổ chức Đảng: Trường có 23 Đảng viên - Sinh hoạt tại Chi bộ NGT thuộc Đảng
bộ Phường 6.
* Công đoàn: 104 CĐV trực thuộc Công đoàn ngành Giáo dục Quận Tân Bình.
* Chi đoàn TNCSHCM: 16 Đoàn viên trực thuộc chi đoàn phường 6, quận Tân
Bình.
* Liên đội TNTP HCM: 100% học sinh là Đội viên.
 Công tác quản lý việc giảng dạy – học tập:

- Ban giám hiệu cố gắng xây dựng đội ngũ ý thức sống có trách nhiệm, biết vì
mọi người, đoàn kết nội bộ, hết lòng phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân, hết
lòng vì sự nghiệp giáo dục, gắn liền với truyền thống và niềm tự hào về trường
lớp. Tập thể nhà trường thực hiện dân chủ cơ sở theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT
và của Quận, đảm bảo phát triển nhà trường theo kế hoạch, có sự tham gia rộng
rãi của CB-GV-CNV nhà trường ở mọi lĩnh vực.
- Bên cạnh đó, với vai trò người quản lý, trường đã trực tiếp chỉ đạo các tổ nhóm
sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng học tập giảng dạy, giáo dục
toàn diện, gắn liền với dạy chữ, dạy người, dạy nghề. Động viên đội ngũ đảm
bảo ngày giờ công, hoàn tất chương trình, giảng dạy đúng tiến độ, ban giám
hiệu thường xuyên thăm lớp, dự giờ, vận động giáo viên sử dụng tốt đồ dùng
VÕ THỊ NHƯ Ý – CD5

[AUTHOR NAME]


dạy học, sử dụng thiết bị hiện đại vào công việc giảng dạy, tham gia thực hiện
các chuyên đề. (Tổng số chuyên đề của giáo viên: 70-80 chuyên đề / năm).
- Xây dựng ý thức tự giác, có trách nhiệm cho CB-GV-NV; Đội ngũ CBQL-GV
đã thực hiện việc học tập bồi dưỡng thường xuyên, nâng chuẩn trình độ theo
tinh thần Chỉ thị 40 của TW Đảng; tập thể có ý thức cầu tiến học tập, nâng cao
trình độ Chính trị, Tin Học, Ngoại Ngữ. Đoàn kết nội bộ tốt, không có đơn
khiếu tố, khiếu nại, xây dựng tập thể sống làm việc có trách nhiệm, rèn luyện
đạo đức tốt, đáp ứng nhiệm vụ được giao.
- Nhà trường đã tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng, thực hiện tốt các cuộc
vận động, các chỉ đạo của ngành, không chạy theo thành tích, quan tâm đến
học sinh, chú trọng đến chất lượng đào tạo.
 Nhiệm vụ năm học:
- Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, môi trường sư phạm:
Trường có 30 phòng học có đủ bàn ghế đơn, bảng viết từ đúng quy cách, đủ điều

kiện về ánh sáng, thoáng mát. CSVC được cải thiện, trang thiết bị được bổ sung hàng
năm, đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Khuôn viên nhà trường riêng biệt, có tường rào, cổng
trường, biển tên Trường, tất cả các khu vực trong nhà trường được bố trí hợp lí, luôn sạch
đẹp (kể cả nhà vệ sinh). Môi trường sư phạm khang trang, Trường được công nhận “Môi
trường Xanh - Sạch - Đẹp”. Đã xây dựng được 03 phòng thí nghiệm (Lý–Hóa–Sinh) đạt
chuẩn A1, 01 phòng kỹ thuật trang bị máy tính cho giáo viên (08 máy), 02 phòng máy
tính học sinh (98 máy), 01 Hội trường lớn (200 chỗ ngồi). Phòng học đủ số chỗ ngồi cho
các lớp học 1 ca. Các phòng học đều thoáng mát, đủ ánh sáng (6 quạt +10 đèn), toàn bộ
ghế rời học sinh theo quy cách (có thể nâng lên hạ xuống), bảng từ (2 bảng/ lớp), phấn
không bụi, tivi màn hình LED, màn chiếu Projector, hệ thống âm thanh, mỗi giáo viên
được trang bị 01 micro riêng. Phòng học TCTA được trang bị cố định thêm Projector Tivi -đầu DVD-VCD. Thư viện đạt chuẩn, rộng rãi, đúng quy cách với hơn 10.000 đầu
sách (SGK, sách nghiệp vụ, sách tham khảo).
Trường đã đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp giảng
dạy gồm Laptop, Projector, màn chiếu để phục vụ giảng dạy giáo án điện tử, máy Radio
CD cassette, tivi LCD phục vụ chiếu phim tài liệu và giải trí vào giờ chơi cho học sinh),
máy in siêu tốc để phục vụ in đề thi và máy photocopy, máy vi tính, máy in Laser, máy
in màu A3… phục vụ công tác văn phòng.
Dụng cụ thể dục thể thao đầy đủ theo yêu cầu bộ môn, có sân bóng rổ, cầu lông,
bóng bàn, 3 máy tập đa năng ngoài trời cho học sinh … Phòng Y tế có đầy đủ trang thiết
bị. Có hệ thống phòng cháy chữa cháy đạt chuẩn. Đã xây dựng kế hoạch, tập huấn công
tác phòng cháy chữa cháy cho CB-GV-CNV và Học Sinh.
Đã xây dựng được phòng Tư vấn Tâm Lý, có lịch tiếp học sinh, có phòng tiếp dân,
có sắp xếp lịch và phân công Ban giám hiệu tiếp dân. Có nhiều kênh thông tin để Hiệu
Trưởng nắm thông tin về nhà trường như họp lớp trưởng các lớp hàng tháng, tiếp nhận
thông tin phản ánh trực tiếp từ phụ huynh, CB-GV-CNV và học sinh, trang bị thùng thư
VÕ THỊ NHƯ Ý – CD5

[AUTHOR NAME]



góp ý, điện thoại, hộp thư thoại … phù hợp với việc giải tỏa băn khoăn, bức xúc của học
sinh, phụ huynh và CB-GV-CNV nhà trường.
Xây dựng khu nhà để xe riêng cho giáo viên, trước cổng trường có sân rộng, nhà
trường phối hợp với Hợp tác xã vận tải số 14 tổ chức xe đưa rước học sinh, phối hợp với
dân phòng địa phương và Đoàn viên Giáo viên của Trường để đảm bảo an toàn giao
thông, không để xảy ra tình trạng kẹt xe khi tan học.
Bổ sung các trang thiết bị hiện đại phòng Hội trường để đón đoàn nước ngoài đến
giao lưu chia sẻ kinh nghiệm học tập và giảng dạy.
Ngoài ra, nhà trường đã xây dựng và đang hoàn thiện, cập nhật website
www.thcsnguyengiathieu.hcm.edu.vn và đang tiến tới quản lý trường học thông qua
website, xây dựng thư viện điện tử, giảng dạy trực tuyến, đã tiến hành nối mang LAN,
internet toàn trường phục vụ học sinh học Tin học, truy cập Internet và tạo điều kiện cho
giáo viên cập nhật tin tức, tìm tư liệu giảng dạy, soạn giảng trên máy tính …
- Xây dựng đội ngũ sư phạm:
Trường có đủ giáo viên cho các bộ môn, đội ngũ sư phạm có tay nghề cao, tâm
huyết với nghề nghiệp, lực lượng trẻ chiếm 30% tổng số CB-GV-NV; 100% giáo viên có
trình độ đạt chuẩn, 90.5% trên chuẩn, 03 thạc sĩ; 06 CB-GV đang theo học Cao học, các
giáo viên đều được khuyến khích học nâng chuẩn; GV có truyền thống giảng dạy, phong
trào học tập tốt; nhiều GV tham gia bồi dưỡng đội tuyển cấp Quận, Thành phố đã đem
lại nhiều thành tích, tỷ lệ học sinh giỏi cao liên tục, ổn định trong nhiều năm liền.
Giáo viên hàng năm được đánh giá, xếp loại theo:
+ Thông tư 30/2009/TT-BGDT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bô ̣ Giáo du ̣c và
đào ta ̣o về viê ̣c Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo
viên trung học phổ thông.
+ Hướng dẫn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Bô ̣
Giáo du ̣c và đào ta ̣o về viê ̣c hướng dẫn đánh giá, xếp loại GV trung học theo Thông tư
số 30/2009/TT-BGDĐT.
- Chất lượng, hiệu quả đào tạo:
Hàng năm, nhà trường nhận học sinh theo phân tuyến của Phòng GD&ĐT quận
Tân Bình; Trường tổ chức các hoạt động giáo dục theo đúng quy định của ngành; cải tiến

nội dung, phương pháp giảng dạy, khuyến khích giáo viên sử dụng trang thiết bị hiện đại
trong giảng dạy học sinh (bình quân giảng dạy 7000 tiết giáo án điện tử / năm), phát huy
khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh; tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,
có chiều sâu, góp phần giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh; chú trọng các tiết thực hành,
hướng dẫn học sinh phương pháp tự học nên nhà trường luôn là một trong những trường
dẫn đầu trong Quận về thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi (80-150 học sinh hàng năm),
có tỉ lệ học sinh giỏi đậu cao trong thành phố (30 học sinh hàng năm); Trường có tỉ lệ
học sinh lên lớp thẳng trên 98%; Tỉ lệ tốt nghiệp THCS hàng năm là 100%; trong đó trên
94% học sinh tốt nghiệp THCS loại khá giỏi; nhiều năm có học sinh đạt thủ khoa kỳ thi
VÕ THỊ NHƯ Ý – CD5

[AUTHOR NAME]


THCS (khi còn thi tốt nghiệp THCS) và thi tuyển sinh lớp 10. Tỉ lệ học sinh trúng tuyển
vào trường chuyên, lớp chuyên THPT hàng năm cao (khoảng 50%), tỉ lệ học sinh trúng
tuyển vào lớp 10 công lập hàng năm khoảng 98%; Tỉ lệ HS khá giỏi các khối lớp hàng
năm trên 90% vẫn được duy trì. Hàng năm nhà trường đạt nhiều huy chương cấp Quận
và cấp thành phố tại Hội thi TDTT. Liên tục nhiều năm liền nhà trường đều có nhiều HS
đạt giải cao ở các kỳ thi của Quận, Thành Phố, Quốc gia (Tin học không chuyên; Thi Hoá
Hoàng gia Úc; Văn hay chữ tốt; Tìm hiểu AIDS; Viết thư Quốc tế UPU; Hành tinh xanh,
Thi Máy tính bỏ túi; Thực hành thí nghiệm; Chỉ huy Đội giỏi, nghi thức Đội; …).
Đặc biệt, từ khi tham dự học bổng tài năng trẻ A*Star hệ trung học phổ thông của
Trường chuyên Toán và khoa học tự nhiên NUS thuộc Trường Đại học Quốc gia
Singapore (từ năm 2006 đến năm 2010, từ sau năm 2010 đến nay học bổng này không
được tổ chức) nhà trường đã có 15/22 học sinh trung học cơ sở của TPHCM nhận được
học bổng này chiếm tỷ lệ từ 50% đến 100% hàng năm.
Trong 3 năm tham dự học bổng SJII của Singapore (2012, 2013, 2014) nhà trường
đều có học sinh xuất sắc đạt được học bổng chiếm tỷ lệ 37,5% học sinh Việt Nam đạt
được học bổng này hàng năm.

Học sinh NGUYỄN DƯƠNG KIM HẢO đã xuất sắc đạt: Bằ ng khen của Thủ
tướng chính phủ; Bằ ng khen của UBND TPHCM;“Gương mă ̣t trẻ Viêṭ Nam tiêu biể u
năm 2013”; “Công dân trẻ tiêu biể u TPHCM năm 2013”; Huy chương vàng hô ̣i thi Tin
ho ̣c sáng ta ̣o trẻ TPHCM, Quố c gia; Huy chương vàng cuộc thi Triển lãm quốc tế sáng
tạo khoa học công nghệ trẻ lần thứ 9 (ITEX 2013) và cuộc thi Triển lãm dành cho các
nhà sáng tạo trẻ châu Á (AYIE 2013) tại Kuala Lumpur, Malaysia; Giải thưởng đặc biệt
của Viện Sáng tạo Hàn lâm Hàn Quốc (Korea Invention Academy 2013).
HS NGUYỄN HỒNG ANH – Lớp 7/12 đã đa ̣t HCV cá nhân cờ chớp; HCĐ cá
nhân cờ nhanh; HCV đồ ng đô ̣i cờ chớp; HCV đồ ng đô ̣i cờ nhanh ta ̣i giải Giải cờ vua các
nhóm tuổi Đông Nam Á 2013.
Để phát triển nhân cách của các em, nhà trường chú trọng tổ chức công tác tư vấn
tâm lý học sinh thông qua chuyên viên tâm lý cho học sinh tại trường. Nhà trường cũng
quan tâm tạo nhiều sân chơi lành mạnh cho học sinh, là đơn vị trường học đầu tiên của
Quận Tân Bình thực hiện việc dạy “Kỹ năng sống” cho học sinh (2003) thông qua các
hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, thông qua các hội thi như CLB bộ môn, hội trại,
sinh hoạt dã ngoại, tổ chức đa dạng các hoạt động CLB Văn nghệ, CLB nhiếp ảnh.
Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, giao lưu với học sinh giỏi,
các nhà văn học, nghệ thuật trong nước như GS-TS Trần Văn Khê; nhà văn Nguyễn Nhật
Ánh, Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng; TS Toán Lê Bá Khánh Trình; TS Vật Lý Nguyễn
Văn Khải; TS Tâm lý Nguyễn Thị Bích Hồng; TS Lịch sử Hà Minh Hồng; TS Tin học
Nguyễn Thanh Hùng; Nhạc sĩ Trương Quang Lục, Nguyễn Văn Hiên; nghệ sĩ Thành Lộc,
Hữu Châu, Hồng Vân, Hồng Oanh; HLV-VĐV Nguyễn Đăng Khánh, Trần Hiếu Ngân,
Nguyễn Thị Huyền Diệu …, giao lưu với cựu học sinh Trường đạt Thủ khoa Khối B kỳ
thi Đại học năm 2007 (học sinh Đỗ Đăng Trí từng đạt Thủ khoa Tốt nghiệp THCS -Thủ
VÕ THỊ NHƯ Ý – CD5

[AUTHOR NAME]


khoa học sinh giỏi Toán Thành phố -Thủ khoa chuyên Toán Trường THPT chuyên Lê

Hồng Phong -Thủ khoa giải Lê Quí Đôn khi học tại trường), Cựu ho ̣c sinh Cấ n Trầ n
Thành Trung (HCV Olympic Toán Quố c tế 2013)
Theo chủ trương của ngành và xu hướng hội nhập quốc tế, ban giám hiệu nhà
trường đã mở rộng giao lưu với nước ngoài từ năm 2005 như Tổ chức cho học sinh giao
lưu với thần đồng văn học Mỹ (Adora Svitak), giao lưu với giáo viên và học sinh các
Trường Nhật Bản (tổ chức giao lưu hàng năm với Trường Suma Gakuen từ năm 2005
đến nay), Trường Thailand (Lampang Kulayanee), Trường Singapore (Trường chuyên
Toán và khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Singapore - NUS, MGS, Queenstown,
Tampines, Queenway, Regent, Compasvale, Yuanching, Bedoksouth…); Tổ chức giao
lưu với đoàn trại hè Thiếu nhi Việt Nam - Lào - Campuchia.
Nhà trường là đơn vị đầu tiên của Quận Tân Bình đã tổ chức thành công chương
trình giao lưu văn hóa, trao đổi giảng dạy, học tập, kết hợp Homestay nhà HS (Cultural
Immersion Progamme) hàng năm với trường Northview (Singapore) từ năm 2008
(Chương trình tổ chức hàng năm vào tháng 11 tại Việt Nam và tháng 7 tại Singapore);
Tổ chức được cho giáo viên và học sinh tham quan giao lưu tại Singapore với
Trường NUS, Chongfu, tại Nhật Bản với Trường Suma Gakuen, tổ chức HS tham dự kỳ
thi Toán học quốc tế tại Singapore (Singapore International Mathematics Challenge), tổ
chức cho giáo viên tham dự hội thảo Toán học quốc tế tại Singapore được các trường
tham dự và báo chí Singapore đánh giá cao.
Chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện học sinh của nhà trường còn thể hiện thông
qua tổ chức học nghề, giới thiệu các trường nghề cho học sinh, 100% học sinh lớp 8 được
học nghề trong đó khoảng 98% học sinh có bằng nghề khá giỏi, tổ chức tham quan các
cơ sở sản xuất (2 lần / năm). Chất lượng giáo dục đạo đức được duy trì, tỉ lệ học sinh đạt
hạnh kiểm khá tốt từ 99–100%. Hàng năm nhà trường phối hợp với phụ huynh học sinh
tổ chức trao học bổng cho học sinh nghèo hiếu học với kinh phí từ 30-40 triệu đồng /
năm, chính vì thế nhà trường đảm bảo HSĐT 1 năm 100%; HSĐT 4 năm 99.5%; Ban
giám hiệu đã phát động phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, vận động học sinh làm theo “5 điều Bác Hồ dạy”, quyên góp sách cũ tặng học
sinh vùng sâu vùng xa, nộp kế hoạch nhỏ, nuôi heo đất … tập cho các em tính tiết kiệm;
nhà trường cũng tổ chức phát quà tết cho học sinh nghèo nhân dịp xuân về, học sinh làm

lồng đèn Trung thu tặng trẻ em nghèo, quyên góp ủng hộ học sinh trường khuyết tật, ủng
hộ đồng bào bị thiên tai... tạo cho các em tinh thần tương thân tương ái … (bình quân
hàng năm từ 25-30 triệu đồng).
- Công tác quản lý:
Ban giám hiệu cố gắng xây dựng đội ngũ ý thức sống có trách nhiệm, biết vì mọi
người, đoàn kết nội bộ, hết lòng phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân, hết lòng vì sự
nghiệp giáo dục, gắn liền với truyền thống và niềm tự hào về trường lớp. Tập thể nhà
trường thực hiện dân chủ cơ sở theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT và của Quận, đảm bảo phát
VÕ THỊ NHƯ Ý – CD5

[AUTHOR NAME]


triển nhà trường theo kế hoạch, có sự tham gia rộng rãi của CB-GV-CNV nhà trường ở
mọi lĩnh vực.
Bên cạnh đó, với vai trò người quản lý, chúng tôi đã trực tiếp chỉ đạo các tổ nhóm
sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng học tập giảng dạy, giáo dục toàn diện,
gắn liền với dạy chữ, dạy người, dạy nghề. Động viên đội ngũ đảm bảo ngày giờ công,
hoàn tất chương trình, giảng dạy đúng tiến độ, ban giám hiệu thường xuyên thăm lớp, dự
giờ, vận động giáo viên sử dụng tốt đồ dùng dạy học, sử dụng thiết bị hiện đại vào công
việc giảng dạy, tham gia thực hiện các chuyên đề. (Tổng số chuyên đề của giáo viên: 7080 chuyên đề / năm).
Xây dựng ý thức tự giác, có trách nhiệm cho CB-GV-NV; Đội ngũ CBQL-GV đã
thực hiện việc học tập bồi dưỡng thường xuyên, nâng chuẩn trình độ theo tinh thần Chỉ
thị 40 của TW Đảng; tập thể có ý thức cầu tiến học tập, nâng cao trình độ Chính trị, Tin
Học, Ngoại Ngữ. Đoàn kết nội bộ tốt, không có đơn khiếu tố, khiếu nại, xây dựng tập thể
sống làm việc có trách nhiệm, rèn luyện đạo đức tốt, đáp ứng nhiệm vụ được giao.
Nhà trường đã tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng, thực hiện tốt các cuộc vận
động, các chỉ đạo của ngành, không chạy theo thành tích, quan tâm đến học sinh, chú
trọng đến chất lượng đào tạo.
- Công tác Ban đại diện cha mẹ học sinh:

Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường hoạt động theo quy định Thông tư
55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Công
việc được xác định thông qua Đại hội cha mẹ học sinh cụ thể như sau:
a. Cùng nhà trường giáo dục con em chúng ta nâng cao ý thức đạo đức, học tập
rèn luyện trong cuộc sống. Phát huy truyền thống là học sinh Trường Nguyễn Gia Thiều.
b. Hỗ trợ cùng nhà trường nâng cao CSVC của trường lớp, tăng cường trang thiết
bị, đồ dùng học tập để phục vụ việc học tập ngày càng tốt hơn.
c. Kết hợp với nhà trường tổ chức lớp chuyên đề ngoại khóa, tham quan thực tế,
mời chuyên viên tư vấn tâm lý… để nâng cao nhận thức, rèn luyện học tập cho con em.
d. Tiếp tục quan tâm khen thưởng HSG, thủ khoa kỳ thi.
e. Tham mưu với ban giám hiệu giải quyết chế độ cho con em gia đình khó khăn,
chính sách (Thương binh, Liệt sĩ, xóa đói giảm nghèo, gặp nhiều khó khăn …).
f. Quan tâm phối hợp với nhà trường trong việc hiếu hỉ, thăm bệnh, tổ chức các
ngày lễ tết, 20/11, thăm hỏi giáo viên về hưu.
g. Khen thưởng qua các đợt báo điểm cho các em học sinh (mỗi lớp 3 em).
h. Tiếp tục duy trì và tìm kiếm nguồn học bổng cho học sinh nghèo hiếu học từ
quí phụ huynh hảo tâm, các mạnh thường quân khác. Hội CMHS sẽ kết hợp cùng nhà
trường tổ chức trao học bổng cho từng học sinh.
i. Mỗi phụ huynh cần thường xuyên, kịp thời quan hệ chặt chẽ với Ban đại diện
CMHS lớp, ban giám hiệu, GVCN, GVBM và Ban đại diện CMHS nhà trường để góp ý
VÕ THỊ NHƯ Ý – CD5

[AUTHOR NAME]


xây dựng cho nhà trường hoạt động tốt hơn và kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con
em mình, cụ thể như sau :
 Tham mưu hiến kế cho ban đại diện lớp, trường để nâng cao chất lượng giáo
dục, phối hợp có hiệu quả 3 môi trường giáo dục: Gia đình – Nhà trường – Xã hội. Phụ
huynh cung cấp đầy đủ điện thoại nhà, cơ quan cho giáo viên chủ nhiệm, cần biết số điện

thoại của GVCN và GVBM để phối hợp liên lạc kịp thời.
 Phối hợp với nhà trường trong việc thực hiện TT ATGT trước cổng trường.
Phụ huynh không đậu xe tràn lan dưới lòng đường, trước cổng trường gây ách tắt giao
thông, phụ huynh đón con em tại hai cổng (Đường Lý Thường Kiệt và Đất Thánh).
Bảng số liệu kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học
Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm
học
Nội dung thực hiện
2014-2015
2015-2016
- Tổng số HS đầu năm học:
2370
2531
cuối năm học:

2524

2340

100%

98.9%

Tốt/ Tổng số:

2453/97,2%

2274/97,2%

Khá/ Tổng số:


70/2,8%

60/2,6%

Trung bình/ Tổng số:

1/ 0,04%

6/0,2%

Giỏi:

1824/ 72,3%

1578/67,8%

Khá:

515/ 20,4%

533/22,8%

Trung bình:

161/6,4%

195/8,3%

Yếu


19/0,7%

20/0,9%

Kém
- HS lên lớp thẳng/ Tổng số:

5/0,2%

5/0,2%

2500/99,1%

2315/98,9%

- HS Tốt nghiệp/ Tổng số:

571/ 100%

571/100%

- Hiệu suất đào tạo: 1 năm

100%

98.9%

4 năm
100%

- Kết quả tổ chức, tham gia các phong trào, hội
thi:
Kết quả Hội thi TDTT: Quận
58

98.8%

- Duy trì sĩ số: (%)
- Xếp loại hạnh kiểm:

- Xếp loại học lực:

VÕ THỊ NHƯ Ý – CD5

82
[AUTHOR NAME]


Nội dung thực hiện
Thành phố
HS giỏi Cấp Quận:

Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm
học
2014-2015
2015-2016
57
7
72


69

27

29

36/Q; 10/TP
5/QG

121/Q;
2/QG

104

98

CBQL:

03

03

GV:

88

82

CNV:


13

13

Đạt chuẩn:

100%

100%

Trên chuẩn:

89,8

92.68%

Cử nhân :

4.1%

4.1%

Trung cấp:

6.8%

3.66%

Sơ cấp :


94.3%

96.34%

Bằng A

77.3%

80.49%

Bằng B trở lên:

4.6%

6.1%

Đa ̣i ho ̣c

6.8%

6.1%

Bằng A:

56.8%

56.1%

Bằng B trở lên:


22.7%

18.29%

Đa ̣i ho ̣c

20.5%

19.51%

Xuất sắc/Tổng số

86/ 97.7%

77/93.9%

Tố t/ Tổ ng số

2/ 2.3%

5/6.1%

Cấp Thành phố:
Hội thi Hóa Hoàng gia Úc, Chỉ huy Đội giỏi,
khéo tay kỹ thuật, văn hay chữ tốt, UPU, Phòng
chống AIDS, Tin học không chuyên …
- Tổng số CB-GV-CNV:

8/TP;


- Trình độ chuyên môn GV:

- Trình độ chính trị:

- Trình độ Tin học :

- Trình độ ngoại ngữ :

- Đánh giá chuẩ n GV:

VÕ THỊ NHƯ Ý – CD5

[AUTHOR NAME]


Nội dung thực hiện

Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm
học
2014-2015
2015-2016

- Phong trào SKKN:
TS CB-GV-NV tham gia:

18

80

Được HĐ SK trường công nhận:


18

80

Đề nghị HĐ SK Phòng GDĐT thẩm định:
18
- Tổng số LĐTT (không tính nghỉ hộ sản, đi học
86
…)
- Tổng số CSTĐ cơ sở
10
- Tổng số CSTĐ Thành phố
01

16
96
14
1
1 CSTĐ TP

- Tổng số đạt Bằng khen Cấp cao

05BKTP

2 BK UBND TP
2 BKTTg

- Xếp loại Đảng, đoàn thể:
Chi bộ Đảng:


TSVM

Công đoàn:

VMXS

Hoàn thành tốt
nhiệm vụ
VMXS

Chi đoàn Thanh niên:

Mạnh

Mạnh

Liên đội:

Mạnh

Mạnh

- Xếp loại hoạt động chuyên môn

Xuất sắc

Xuất sắc

- Xếp loại công tác tài chính:


Tốt

Tốt

- Xếp loại YTHĐ:

Tốt

Tốt

- Xếp loại Thư viện:

Xuất sắc

Xuất sắc

1.2.4. Về hoạt động giảng dạy
- Tình hình dạy học bộ môn sử - địa- công dân
+ Tổ sử - địa – công dân của trường THCS Nguyễn Gia Thiều có 13 giáo viên
+ Tổ trưởng: Thầy Trần Anh Tuyến
+ Tổ phó: Cô Trương Hoàng Ngọc Hà
+ Dạy 19 tiết/ tuần
VÕ THỊ NHƯ Ý – CD5

[AUTHOR NAME]


- Khái quát về nội dung chương trình, sách giáo khoa bộ môn, nội dung chương
trình sẽ thực hiện ở các khối lớp vào thời điểm có sinh viên thực tập.








+
+
+
+
+
+
+

Chương trình bao gồm: phần 2 của học kì II nói về mặt Pháp luật trong tổng hai
phần của môn Giáo dục Công dân bật trung học cơ sở.
Nội dung chương trình GDCD ở THCS là những giá trị đạo đức và pháp luật, thể
hiện quan hệ của chủ thể với bản thân,với mọi người,với công việc và môi trường
sống xung quanh các em hằng ngày.
Sách giáo khoa bộ môn bao gồm: sách giáo khoa bộ môn Giáo dục Công dân và
sách giáo viên bộ môn Giáo dục Công dân, sách thiết kế bài giảng bộ môn Giáo
dục Công dân.
Nội dung chương trình sẽ thực hiện
Lớp 6: công tác chủ nhiệm trong ba tuần ( 6/2 đến ngày 26/2 năm 2017)
Lớp 6: bài 13: Công dân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (tiết 1).
Lớp 7: bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam.
Lớp 7: bài 14 : Bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên (tiết 2).
Lớp 8: bài 16 : Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
Lớp 9: bài 15 : Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân (tiết 1).

Lớp 9: bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân (tiết 2).

- Các hướng dẫn chính về việc đọc và hiểu sách giáo khoa, chuẩn bị bài dạy, viết
giáo án, tiến hành giờ dạy trên lớp, kinh nghiệm giảng dạy ….
+ Nội dung giảng dạy phù hợp với định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Bước đầu giáo dục con người, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh.
+ Phát triển các kỹ năng sống, kỹ năng học tập cho học sinh.



+ Giáo viên hướng dẫn cho thực tập sinh đặt vấn đề về các mẫu truyện và đề ra các
câu trả lời cho học sinh thông qua sách giáo viên.
+ Chuẩn bị bài dạy thông qua sách giáo khoa cùng với sách giáo viên và một số ví
dụ thực tiễn trong bài dạy.
Giáo án được viết thông qua đánh máy

+ Để chuẩn bị một bài dạy, giáo viên cần nắm vững nội dung bài trong sách giáo khoa
để hướng dẫn cho học sinh.
+ Nắm vững mục tiêu bài dạy.
+ Kết hợp các phương pháp giảng dạy để tạo hiệu quả tốt nhất cho tiết dạy.
+ Chuẩn bị nội dung dạy học để giúp học sinh tiếp thu bài tốt, tạo sự hứng thú trong
học tập của học sinh.
+ Soạn giáo án thể hiện rõ các hoạt động chính của bài dạy. Nắm vững các hoạt động
và dự trù nhiều tình huống có thể xảy ra trong tiết học để có biện pháp xử lý kịp thời.
VÕ THỊ NHƯ Ý – CD5

[AUTHOR NAME]


Trong giảng dạy phải sử dụng phương pháp trực quan để giúp bài dạy sinh động và lối

cuốn giúp học sinh hiểu rõ vấn đề.
+ Chú ý sử dụng công nghệ thông tin phải sử dụng kênh hình nhiều hơn kênh chữ .
+Khen thưởng, động viên học sinh kịp thời để học sinh tự tin, mạnh dạn hơn, góp phần
tạo sự hứng thú của học sinh trong học tập.
+Động viên những học sinh chưa đạt để giúp các em tự tin và mạnh dạn hơn, tránh cho
học sinh tâm lí tự ti, nhút nhát sợ hãi. Lưu ý, nếu học sinh nói sai không được chê trước
mặt hoặc tỏ thái độ không hài lòng, khinh thường học sinh.


+
+
+
+
+




Tiến hành giờ dạy trên lớp thông qua :
Tổ chức lớp và ổn định lớp;
Kiểm tra bài cũ;
Nội dung bài học;
Tổng kết;
Dặn dò;
Giáo viên hướng dẫn có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm. Cách truyền đạt cho học
sinh tốt và xử lý tình huống rất sắc sảo. Liên hệ tốt các ví dụ thực tế cho các em
học sinh dễ dàng hiểu hơn về bài học cũng như những vấn đề xã hội.
Các hồ sơ sổ sách, biểu mẫu của một giáo viên đó là: sổ chủ nhiệm, giáo án, hồ sơ
các em học sinh,sách giáo khoa,sách giáo viên bộ môn, giáo án điện tử,sổ tư liệu
tự học,sổ ghi điểm ….

- Các hồ sơ sổ sách, biểu mẫu… về chuyên môn của một giáo viên THCS.
+ Kế hoạch bài học.
+ Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và sổ dự giờ.
+ Sổ chủ nhiệm.
+ Sổ tư liệu dạy học.
+ Sổ tự học.
+ Sổ liên lạc.
+ Sổ gọi tên và ghi điểm.
+ Học bạ.
+ Giáo án.
+ Sách chuyên môn, tài liệu tham khảo, sách hướng dẫn, sách giáo khoa cho giáo
viên và học sinh.
+ Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT ban hành quy
định đánh giá và xếp loại học sinh.
+ Thiết bị dạy học theo nội dung bài học do giáo viên tự làm theo khả năng và
điều kiện ở mỗi đơn vị.

2.2.3 Tổ chức và hoạt động của công tác chủ nhiệm ở trường THCS
VÕ THỊ NHƯ Ý – CD5

[AUTHOR NAME]








-


Công tác quản lý hạnh kiểm & học tập:
Về mặt hạnh kiểm:
Phát hiện học sinh cá biệt từ đầu năm.
Xử lý triệt để,không bỏ qua cho học sinh vi phạm nhiều lần sẽ mất nề nếp kỷ luật.
Xử lý học sinh phù hợp tửng bước từ nhẹ đến nặng, tùy theo lỗi vi phạm.
Kết hợp giữa xử lý vi phạm động viên học sinh một cách mềm dẻo.
Về mặt học tập:
Tập trung phát hiện học sinh yếu kém từ đầu năm.
Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý.
Phối hợp với giáo viên bộ môn để biết rõ chất lượng học tập của từng học sinh.
Có biện pháp xử lý phù hợp cho học sinh có biểu hiện học tập yếu kém.
Phân công học sinh khá giỏi theo dõi học sinh học tập yếu kém.
Những hoạt động phong trào:
Tham gia mọi hoạt động do Đoàn- Đội, nhà trường tổ chức.
Động viên 100% học sinh tham gia tích cực.
* Nội dung công tác chủ nhiệm :
a/ Bầu ban cán sự lớp:
Bước đầu tiên khi gặp lớp chủ nhiệm, bên cạnh việc nắm sĩ số, lý lịch, kết quả học tập
năm trước của các em...., công tác bầu ban cán sự lớp đóng một vai trò rất quan trọng.
Ban cán sự lớp có nhiệm vụ quản lý lớp khi giáo viên chủ nhiệm vắng mặt. Lớp có tự
quản lý tốt hay không còn tùy thuộc vào uy tín của các em trong ban cán sự lớp, đặc biệt
là lớp trưởng. Nếu trong lớp chủ nhiệm có em học sinh đã từng làm lớp trưởng thì giáo
viên chủ nhiệm có thể chọn em học sinh đó làm lớp trưởng lớp mình. Nếu lớp chủ nhiệm
không có em học sinh nào đã từng làm lớp trưởng, giáo viên chủ nhiệm có thể nhờ các
em học sinh trong lớp chọn ra một em trong số các em học sinh có học lực khá, giỏi. Khi
để các em học sinh tự chọn, các em học sinh sẽ tin tưởng bạn mình và hợp tác với mọi
công tác do trường, hay Đội có hiệu quả hơn. Sau khi đã bầu lớp trưởng, giáo viên chủ
nhiệm chọn một em học sinh học giỏi nhất lớp làm lớp phó học tập, một em học sinh nam
học khá, giỏi phụ trách công tác lớp phó lao động. Ngoài ra sau khi đã phân tổ, giáo viên

chủ nhiệm nhờ các em học sinh trong mỗi tổ chọn ra một em học sinh làm tổ trưởng, một
em khác làm tổ phó. Khi bầu ra bất cứ chức vụ nào trong lớp, nhất thiết học sinh đó phải
là học sinh có học lực từ khá trở lên và phải được sự đồng ý của tập thể lớp.

-

b/ Ổn định nề nếp :
Đây là công tác rất quan trọng và khó khăn. Trong việc này giáo viên chủ nhiệm không
chỉ có nhiệm vụ ổn định lớp trong tiết học của mình mà còn có nhiệm vụ nhắc nhở các
em học sinh trật tự trong tất cả các giờ học và thực hiện tốt nội quy nhà trường. Để có thể
làm việc này tốt giáo viên chủ nhiệm cần giao nhiệm vụ quản lý lớp và báo cáo tình hình
nề nếp mỗi tuần cho em lớp trưởng. Mỗi tuần giáo viên chủ nhiệm cần thống kê, khen
ngợi những em học sinh không vi phạm hay có tiến bộ, xử lý những học sinh vi phạm tùy

VÕ THỊ NHƯ Ý – CD5

[AUTHOR NAME]


theo mức độ từ việc đổi chổ ngồi, phê bình trước lớp, viết bản tự kiểm, mời phụ huynh
học sinh...
-

-

-

c/ Vệ sinh trường lớp:
Để có thể làm tốt công tác nhắc nhở các em học sinh trực nhật lớp và giữ vệ sinh trường
lớp, giáo viên chủ nhiệm cần yêu cầu em lớp phó lao động thống kê tình hình trực nhật

lớp và giữ vệ sinh trường lớp. Khi phân công trực nhật lớp, giáo viên chủ nhiệm cần phân
ra bốn tổ, và mỗi tổ quét một ngày trong tuần và mỗi tổ trưởng có nhiệm vụ phân công
các bạn trong tổ quét lớp thay phiên mỗi tuần.Khi phân công như vậy, các em học sinh
không chỉ có thể nhớ được ngày tổ mình quét lớp mà còn giúp cho em lớp phó lao động
có thể dễ dàng hơn trong việc báo cáo tổng kết hàng tuần cho giáo viên chủ nhiệm. Khi
tuần nào có một tổ không quét lớp thì sẽ phân công tổ đó quét cả tuần sau, các tổ khác
được nghỉ. Khi trong tổ có em học sinh không quét lớp theo sự phân công của tổ trưởng
thì tuần sau em học sinh đó sẽ quét lớp một mình theo thứ tự ngày mà giáo viên chủ
nhiệm đã phân công ngay từ đầu năm, các em học sinh khác trong tổ sẽ được nghỉ.
d/ Hình thành nhân cách :
Trong công tác chủ nhiệm, việc hình thành nhân cách, tạo cho các em học sinh trở thành
người tốt, có đạo đức tốt rất khó khăn. Công việc này đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm
phải hợp tác tốt với các giáo viên bộ môn khác, ban giám hiệu nhà trường và cả tổng phụ
trách đội để tiện việc theo dõi và nhắc nhở kịp thời khi các em học sinh mắc phải sai lầm.
Như chúng ta đã biết việc hình thành nhân cách cho các em học sinh hay là việc các em
học sinh có lễ độ hay có đạo đức hay không nó tùy thuộc vào ba yếu tố : gia đình, nhà
trường và xã hội. Trong đó yếu tố gia đình và xã hội đóng một vai trò khá quan trọng. Vì
vậy khi các em học sinh vi phạm, trước hết giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ nhắc nhở,
giáo dục các em khi mắc phải sai lầm đặc biệt trong việc thực hiện tốt nội quy học sinh.
Nếu sau khi nhắc nhở các em học sinh chưa có chuyển biến tốt thì giáo viên chủ nhiệm
nên báo với gia đình để nhờ phụ huynh học sinh chú ý đến con em mình và kịp thời nhắc
nhở. Sau đó tùy theo mức độ mà giáo viên chủ nhiệm có nên báo với Ban giám hiệu hay
tổng phụ trách đội để cần sự hợp tác hay không.
e/ Học tập :
Trong những công tác chính của công tác chủ nhiệm, đây là công việc rất quan trọng.
Giáo viên chủ nhiệm không chỉ có nhiệm vụ giảng dạy tốt môn học của mình mà còn có
nhiệm vụ nhắc nhở các em học sinh phải học tốt tất cả các môn. Để công tác này được
thực hiện tốt, giáo viên chủ nhiệm cần phải kết hợp tốt với tất cả giáo viên bộ môn để
nắm rõ tình hình học tập của lớp. Ở trong lớp, giáo viên chủ nhiệm cần phải yêu cầu các
em tổ trưởng, tổ phó ghi lại những học sinh có điểm tốt (điểm 9, 10) để chọn ra một em

học sinh có điểm cao nhất lớp lên bảng danh dự mỗi tháng, ghi lại những em học sinh
thường xuyên có điểm thấp (dưới 4, 5 điểm) để giáo viên chủ nhiệm kịp thời nhắc nhở
và động viên các em này học tốt hơn. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cần phải giao cho
lớp phó học tập trong lớp có nhiệm vụ nhắc nhở, giúp các bạn học sinh yếu kém hiểu
thêm bài khi cần thiết và cần báo cáo tình hình học tập chung của lớp cho giáo viên chủ
nhiệm khi cần thiết.

VÕ THỊ NHƯ Ý – CD5

[AUTHOR NAME]


-

f/ Các công tác khác :
Bên cạnh các công tác đã nêu, việc nhắc nhở các em học sinh tham gia tốt các phong trào
do Đoàn, Đội và Ban giám hiệu đề ra rất là quan trọng. Mỗi tuần giáo viên chủ nhiệm
cần nhờ lớp phó văn thể mỹ thống kê và báo cáo em học sinh nào tham gia tốt phong trào
của nhà trường sẽ được khen ngợi, em học sinh nào không tham gia sẽ bị phê bình, nhắc
nhở đến việc hạ bậc hạnh kiểm nếu em học sinh đó không có chiều hướng tiến bộ. Ngoài
ra, giáo viên chủ nhiệm cũng có thể xét hạnh kiểm của các em cuối năm dựa vào một
phần của công tác này.

2.2.4 Tình hình học sinh của trường: Tổng số HS, số lớp, khối…
BẢNG THỐNG KÊ SỈ SỐ TOÀN TRƯỜNG NĂM HỌC 2016 -2017
Khối 9
Lớp 9/1 9/2 9/3 9/4 9/5 9/6 9/7 9/8 9/9 9/10 9/11 9/12 9/13
Sỉ
43 44 38 40 40 42 40 44 44 40
40

42
41
số
Nữ 22 22 21 19 15 22 20 22 22 21
21
22
21
Nam 21 22 17 21 25 20 20 22 22 19
19
20
20
Khối 8

Tổng
538
270
268

Lớp
Sỉ
số

8/1 8/2 8/3 8/4 8/5 8/6 8/7 8/8 8/9 8/10 8/11 8/12 8/13 8/14 8/15 8/16 Tổng
44

44

48

43


48

42

48

47

45

46

47

44

43

46

13

45

723

Nữ

23


23

24

23

25

23

20

28

24

26

26

20

18

25

18

22


368

Nam 21

21

24

20

23

19

28

22

21

20

21

24

25

21


25

23

355

Khối 7
Lớp
Sỉ
số
Nữ
Nam
Khối 6
Lớp
Sỉ
số
Nữ
Nam

7/1 7/2 7/3 7/4 7/5 7/6 7/7 7/8 7/9 7/10

Tổng

46

44

45


45

48

48

47

48

31

33

435

21
25

22
22

25
20

21
24

25
23


25
23

24
23

27
21

9
22

16
17

215
220

6/1 6/2 6/3 6/4 6/5 6/6 6/7 6/8 6/9 6/10 6/11

Tổng

45

45

38

45


46

47

46

47

46

32

32

476

21
24

19
26

21
17

21
24

24

22

24
23

20
26

24
23

24
22

21
19

16
16

231
245

3. Những thuận lợi, khó khăn của bản thân, những công việc được giao
3.1. Những thuận lợi, khó khăn của bản thân
VÕ THỊ NHƯ Ý – CD5

[AUTHOR NAME]



- Thuận lợi: + Bản thân đã được học bộ môn hoạt động dạy học ở trường THCS
và phương pháp dạy học ở trường THCS tại trường Cao đẳng Sư Phạm Trung Ương
nên khi dự giờ dễ tiếp thu và bắt kịp những hoạt động của thầy cô và các em học sinh trên
lớp.
+ Giáo viên hướng dẫn đề ra các tiến trình một cách cụ thể, chính xác
+ Đã học qua một số học phần về sự phát triển tâm lý và nhân cách học sinh nên em
không gặp quá nhiều khó khăn trong giáo tiếp với các em.
+Nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em thực hiện nhiệm vụ, không những
cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết, nhiệt tình hướng dẫn mà còn tạo điều kiện để
cho sinh viên thực tập được tiếp xúc, sử dụng một số trang thiết bị, phòng chuyên môn
của nhà trường.
+Trong đội ngũ giáo viên hướng dẫn, nhà trường cũng đã sắp xếp những giáo viên có
thâm niên lâu, giàu kinh nghiệm, vững vàng về chuyên môn để em có cơ hội học hỏi được
nhiều.
+ Giờ giấc sinh hoạt, kế hoạch công việc cũng luôn được thông báo trước để em có thời
gian chuẩn bị.
- Khó khăn:
+ Thời gian thực không dài, số tiết dự giờ và tập dạy còn ít.
+ Bản thân còn lúng túng vì trước đây cũng chưa có nhiều cơ hội đứng lớp.
+Em được phân công thực tập tại trường THCS Nguyễn Gia Thiều ở quận Tân Bình ở
khá xa chỗ ở của em nên đôi lúc em gặp khó khăn trong việc di chuyển và hoàn thành
công việc đúng thời hạn.
3.2. Những công tác được phân công trong thời gian thực tập
- Công tác dạy học:
- Tổng số tiết dự giờ: 7 tiết
- Số tiết đã nghỉ: 0
- Tổng số tiết dạy trên lớp: 0
- Tổng số ĐDDH tự làm : 2
Công tác chủ nhiệm:
+ Giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm: cô Nguyễn Thị Mộng Kiều.

+ Lớp chủ nhiệm: lớp 6/4
+ Sỉ số lớp: 45
VÕ THỊ NHƯ Ý – CD5

[AUTHOR NAME]


+ Số đội viên: 45

Cơ cấu tổ chức lớp:

Lớp trưởng:
Nguyễn Đặng Kim Thư
Lớp phó học tập:

Lớp phó phong trào:

Trần Bảo Ngọc

Nguyễn Bảo Ngọc

Lớp phó kỉ luật:
Nguyễn Mạnh Dũng và
Hồ Nhuận Phát

Tổ trưởng tổ 1:

Tổ trưởng tổ 2:

Tổ trưởng tổ 3:


Tổ trưởng tổ 4:

Trương Nguyễn
Anh Thy

Phan Huỳnh Minh
Khôi

Nguyễn Khoa Diệu
Anh

Trần Nguyễn
Hoàng Anh

-

Kết quả học tập:

Tổng số học
sinh

Học sinh giỏi

Học sinh khá

Học sinh trung
bình

Học sinh yếu


45

23

17

1

1

Tổng số học
sinh

Hạnh kiểm tốt

Hạnh kiểm khá

Hạnh kiểm
trung bình

Hạnh kiểm
yếu

45

44

1


0

0

- Tình hình chung của lớp:
+ Lớp 6/4 là một lớp học tốt, luôn được xếp vị thứ cao trong khối.
+ Lớp 6/4 nhìn chung rất hoạt bát, năng nổ. Các em luôn hăng hái tham gia sôi nổi
các tiết học.
+ Tuy có một vài em hơi quá hiếu động, nhưng dưới dự quản lý chặt chẽ và hiệu
quả cô giáo viên chủ nhiệm là cô Trương Hoàng Ngọc Hà, lớp vẫn luôn giữ kỷ luật
ổn định.

VÕ THỊ NHƯ Ý – CD5

[AUTHOR NAME]


+ Nhiều em học lực rất giỏi, nhưng vẫn có một số em học chưa tốt và còn thụ động
trong việc lĩnh hội kiến thức.
- Các công việc được giao:
+ Truy bài 15 phút đầu giờ, kiểm tra bài tập về nhà, vở soạn, vở ghi bài học của các em.
+ Theo dõi sổ ghi đầu bài của lớp, xem xét điểm các tiết học và những học sinh vi phạm
trong giờ học.
+ Tập kịch tiếng anh cho các em tham gia thi.
+ Tập kịch về Bác Hồ cho các em, nắm bắt đặc điểm học sinh, chọn ra những em có năng
lực đóng kịch.
4. Nêu những điều đã thu nhận được qua đợt thực tập.
4.1. Về công tác thực tập giảng dạy
Kì thực tập vừa qua đã giúp tôi:
- Qua những tiết dự giờ, tôi đã ho ̣c tâ ̣p đươ ̣c kinh nghiê ̣m giảng da ̣y của giáo viên, nhấ t

là về phương pháp giảng dạy và đứng lớp, giáo viên cần phải vững về chuyên môn, tinh
thần giảng dạy phải tốt, luôn vui vẻ, lắng nghe và nhiệt huyết. Biế t cách ta ̣o mô ̣t giờ ho ̣c
thể hiêṇ tinh thầ n đổ i mới giáo du ̣c và da ̣y ho ̣c: Đă ̣t ho ̣c sinh vào vi ̣ trí trung tâm, bằng
cách giao nhiệm vụ học tập cho các em, các em tự tìm và chọn lọc tài liệu và tự đứng
trước lớp thuyết trình về phần bài học của mình, tất cả các em học sinh đều được đóng
góp ý kiến cá nhân, nêu quan điểm và mức độ hiểu biết. Sau mỗi tiết dự giờ, tôi đều họp
lại với giáo viên hướng dẫn để nhận xét và học hỏi thêm những kiến thức về bài giảng
hôm nay, những cách dẫn bài khác cũng như cách điều khiển tiết dạy.
- Soa ̣n giáo án: Vì mỗi tiế t dự giờ phải có giáo án, do đó, tôi đầ u tư rấ t kỹ cho giáo án.
Trước khi soa ̣n giáo án, tôi tham khảo, nghiên cứu các tài liê ̣u có liên quan từ sách giáo
viên, sách thiết kế mượn từ thư việc trường, tham khảo thêm ở một số trang web trên
mạng để học hỏi thêm những hoạt động của thầy và trò trên lớp, sau đó nộp lại cho giáo
viên hướng dẫn để được chấm điểm và góp ý thêm những sai sót.
Biết cách soạn một bài giáo án phù hợp với các tiêu chí:
+ Đảm bảo đúng phân phối chương trình.
+ Đảm bảo yêu cầu về chuẩn kiến thức.
+ Tìm hiểu đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất.
+ Nội dung bài học phải chính xác, khách quan.
+ Phải phù hợp với trình độ tiếp thu kiến thức của học sinh.
- Biết cách thực hiện đầy đủ và cẩn thận các bước soạn giáo án:
VÕ THỊ NHƯ Ý – CD5

[AUTHOR NAME]


+ Xác định mục tiêu bài học.
+ Xác định chuẩn kiến thức (học sinh sẽ tiếp thu được ở mức độ nào trong các mức
độ: Hiểu, Biết, Vận dụng)
+ Xác định phương pháp chủ đạo.
+ Chuẩn bị thiết bị dạy học.

- Tiến trình tiết dạy cần phải được cân đối thời gian phù hợp:
+ 5 đến 7 phút đầu tiết: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, kiểm tra bài cũ.
+ 33 phút sau: giảng dạy bài mới, cho bài tập vận dụng, củng cố kiến thức – dặn
dò.
-Biết phân rõ đâu là phần giáo viên thực hiện, đâu là phần học sinh thực hiện. Ghi rõ
phân bố thời gian vào giáo án.
Đặc biệt:
+ Nên thuộc giáo án để tránh trường hợp ngồi quá lâu trên bàn giáo viên.
+ Chú ý quan sát bao quát toàn bộ lớp học, theo dõi kỹ tiến trình tiếp thu của các
em.
+ Tạo không khí học tập sôi nổi, tích cực.
+ Tìm hiểu rõ trình độ tiếp thu của học sinh.

- Nguyên tắ c da ̣y ho ̣c: Tôi biết được rằng phải chuẩ n bi chu
đáo cho các tiế t da ̣y, giáo án
̣
đảm bảo chấ t lươ ̣ng, đồ dùng da ̣y học đầy đủ sinh động để cung cấp tốt cho tiết dạy. Bên
cạnh đó, bản thân giáo viên đứng lớp phải trang bị cho mình những cách xử trí tốt nhất
để giải quyết những tình huống sư phạm phát sinh.
- Phương pháp da ̣y ho ̣c: Lấ y ho ̣c sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ đa ̣o, hướng dẫn học
tập, ho ̣c trò luôn chủ đô ̣ng trong việc tìm tòi và khám phá tri thức, nên áp dụng nhiều
phương pháp dạy học trong một tiết dạy như : phương pháp vấ n đáp, gơ ̣i mở, thảo luâ ̣n
nhóm, … như vậy sẽ đem la ̣i hiêụ quả cao hơn, giúp các em nhớ bài lâu hơn.
- Về tác phong:
+ Cẩn thận trong ngôn từ khi giảng dạy, sử dụng các từ gợi hình, gợi âm, không
dùng từ quá trừu tượng.
+ Biết điều chỉnh tốc độ lời nói không quá nhanh và cũng không quá chậm, dễ gây
sự mất tập trung ở học sinh.
- Sau tiết học: biết cách tự nhận xét bản thân sau mỗi tiết học và rút ra kinh nghiệm


VÕ THỊ NHƯ Ý – CD5

[AUTHOR NAME]


4.2. Về công tác chủ nhiệm
Công tác chủ nhiệm đóng một vai trò khá quan trọng . Giáo viên chủ nhiệm bên cạnh
việc làm hồ sơ sổ sách , thông báo những thông tin quan trọng với Ban giám hiệu , Đoàn,
Đội , giáo viên chủ nhiệm còn phải là người hiểu tâm lý của lứa tuổi thiếu niên , học sinh
THCS để có thể động viên khuyến khích khi các em học sa sút hay có chuyện buồn trong
gia đình , kịp thời uốn nắn , nhắc nhở khi các em gặp phải sai lầm . Ngoài ra , giáo viên
chủ nhiệm còn phải là người tận tình hướng dẫn khi các em chưa biết chọn phương pháp
nào để có thể có kết quả học tốt .
Tôi đã được nhà trường và giáo viên hướng dẫn phân công chủ nhiệm lớp 6/4. Vì
là học sinh lớp 6 nên các em vẫn còn nguyên nét hồn nhiên, trong sáng của tuối nhi đồng,
các em vẫn còn ảnh hưởng của cái tuổi tiểu học nên tâm lý ham chơi, đùa nghịch của các
em còn rất rõ. Chính vì vậy, qua công tác chủ nhiệm tôi hiểu được rằng, để quản lí tốt các
em học sinh thì bản thân mình phải có ý thức tinh thần thái độ tìm hiểu thực tiễn, tiếp xúc
trò chuyện với học sinh để nắm tình hình học tập, hoàn cảnh gia đình cũng như tính cách
riêng biệt của mỗi em. Họp với giáo viên hướng dẫn để lắng nghe về tình hình lớp học:
sỉ số lớp, kết quả học tập, hồ sơ sổ sách, ban cán sự, những em có hoàn cảnh đặc biệt,..
để từ đó có thể quản lí lớp tốt, là người luôn kề bên dìu dắt, hướng dẫn cho học sinh mình.
4.3. Tự nhận xét đánh giá chung qua đợt thực tập sư phạm, những ưu, khuyết điểm
chính. Tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành những qui định chung
trong đợt TTSP.
Trong quá trình thực tập, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ quý thầy, cô Ban
giám hiệu và từ cô hướng dẫn Trương Hoàng Ngọc Hà. Tuy nhiên, em vẫn gặp một số
khó khăn và bản thân cũng có một số khuyết điểm.
 Về ưu điểm: nhờ có nhà trường tạo mọi điều kiện tốt để em học tập, rèn luyện
thực tế, vận dụng hiệu quả lý thuyết với thực hành, từ đó em đã hoàn thành công

việc đúng hạn.
 Về khuyết điểm: bản thân em đôi lúc chưa được tự tin khi thực hiện nhiệm vụ
và sắp xếp công việc chưa thực sự đạt hiểu quả cao như mong đợi.
 Tinh thần trách nhiệm: Mặc dù gặp một sổ khó khăn, em cũng đã phấn đấu hoàn
thành đợt thực tập sư phạm.
 Ý thức tổ chức kỷ luật: em luôn chấp hành tốt nội quy, quy định của nhà trường
như đi, về đúng giờ giấc, tác phong đúng mực, hòan thành tất cả công việc được
giao.
5. Nêu những ý kiến đề xuất góp ý

(1 điểm)

* Dành cho trường thực tập – Trường trung học cơ sở Nguyễn Gia Thiều:
VÕ THỊ NHƯ Ý – CD5

[AUTHOR NAME]


- Tiếp tục tổ chức các cuộc thi về học tập và văn nghệ, thể dục thể thao giúp các em
phát triển nhân cách toàn diện.
- Có thể tổ chức cho các em học sinh trang trí lớp học, sân trường hàng tháng theo từng
chủ đề.
- Về phương pháp giảng dạy: cần luôn luôn đổi mới, phù hợp với mục đích giáo dục
các em.
- Có thể đưa những em học sinh khá, giỏi vào một lớp để có chế độ đào tạo khác.
Những em có học lực trung bình hoặc yếu thì đưa vào một lớp để có chế độ kèm cặp
riêng.
- Giờ ra chơi nhà trường cũng nên khuyến khích các em chơi những trò chơi nhẹ nhàng,
tránh vận động mạnh sẽ khiến các em mệt mỏi, khi vào lớp học tiếp sẽ không tập
trung…

* Dành cho trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh:
- Nhà trường cần phân bố thời gian các đợt thực tập hợp lý, không quá dồn dập nhưng
cũng không quá thưa thớt.
- Áp dụng công nghệ thông tin nhiều hơn trong công tác giảng dạy.
- Phân bổ giờ thực hành đi đôi với giờ lý thuyết.
- Tổ chức cho sinh viên nêu cảm nghĩ, ý kiến, đề xuất trực tiếp với nhà trường sau mỗi
đợt thực tập.
6. Những cảm nghĩ của bản thân khi tham gia đợt thực tập. Nêu những dự định về
nghề nghiệp sau khi ra trường.
Đươ ̣c sự phân công của Trường Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương, em về thực tập
ở Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, nơi mà em được sự giúp đỡ tận tình của BGH và
cùng toàn thể giáo viên nhà trường để có thể hoàn thành kì thực tập của mình thật tốt.
Khi những ngày thực tập đến gần tôi có cảm giác vui buồn xen lẫn với nhau, vui vì mình
đang từng bước tiến đến gần tương lai hơn, và sẽ gặp những học sinh đầu tiên của mình
và sẽ được sự hướng dẫn tận tình của quý Thầy Cô và các em học sinh để tiếp tục theo
đuổi cái nghề mình đã chọn. Mặt khác em sẽ phải chịu một áp lực không hề nhỏ, em
không biết mình có thể làm tốt vai trò một người giáo viên không ? Em có thật sự giúp
cho những em học sinh tìm ra tri thức hay chưa ?
Ngày đầu tiên tôi về Trường thực tập, em được sự đón tiếp rất nhiệt tình của quý
thầy cô ở trường, được sự hướng dẫn tận tình của BGH, Công đoàn và toàn thể giáo viên
và học sinh ở trường. Lúc bấy giờ nhóm SV thực tập chúng em rất xúc động và ai cũng
tự hứa phải cố gắng thực tập thật tốt để không phụ lòng của những bậc Thầy cô đi trước
dạy bảo, truyền thụ tri thức cho chúng em. Thắm thoát đã trôi qua gần hết thời gian thực
VÕ THỊ NHƯ Ý – CD5

[AUTHOR NAME]


tập tại trường THCS Nguyễn Gia Thiều. Tuy chỉ có 3 tuần thôi nhưng những tình cảm
học sinh dành cho em có một cái gì rất lạ lùng và khó tả. Em cảm thấy học sinh ở trường

Nguyễn Gia Thiều rất dễ thương và hồn nhiên. Khi được nhìn các em gọi mình là cô hay
chạy đến chào và hỏi thăm thì trong lòng em bỗng hiện về một thời học sinh đầy những
kỉ niệm vui buồn khó tả, cũng trong lứa tuổi này năm ấy em cũng đã từng là một cô học
sinh hăng say trong học tập, tích cực trong phong trào như các em. Tuy nhiên, em nghĩ
các em có thể hoàn thiện như thế là nhờ vào tập thể giáo viên của trường luôn đi đầu sự
nghiệp “Trồng người” của mình với một tấm lòng hăng say và đầy nhiệt huyết.
3 tuần thực tập trôi qua. 3 tuần là khoảng thời gian không dài cũng không ngắn, nó
đã giúp em được tiếp xúc thực tế của nghề, giúp em có một cách nhìn lạc quan hơn, tự
tin hơn, không phải lúc nào mình cũng theo khuôn khổ hết là đúng mà phải tùy vào trường
hợp cụ thể dù bất cứ chuyện gì đi nữa thì phải bình tĩnh, tự tin và khéo léo giải quyết vấn
đề, nhất là trong ngành sư phạm không được nóng vội giải quyết….Vì thế để là một giáo
viên tương lai thì cần trau dồi hơn nữa kiến thức chuyên ngành, thành công trong công
tác giảng dạy, để làm gương cho học sinh học tập, cần tự học và tự sáng tạo trong phương
pháp giảng dạy, cách truyền tải kiến thức cần cô đọng dể hiểu, nên là người dẫn dắt học
sinh khám phá tri thức và đặc biệt căn cứ vào từng đối tượng học sinh mà có những
phương pháp áp dụng giảng dạy vào bài học đúng mức....đó là những gì mà em đã học
hỏi, trau dồi được.
Đồng thời là một giáo viên tương lai ở trường thcs thì cần làm tốt công tác chủ
nhiệm. Trong năng lực này, trước tiên cần là một giáo viên giảng dạy có lòng tin trước
học sinh, có năng lực quản lý, biết yêu thương tôn trọng học sinh, quan tâm đến hoàn
cảnh cũng như tâm tư nguyện vọng của các em. Còn trong phương pháp lãnh đạo cần
“giơ cao đánh khẻ” không quá khắc khe nhưng không nên quá dễ vì làm thế học sinh sẽ
không nghe lời…đây là những lời mà Cô hướng dẫn chủ nhiệm đã chỉ bảo cho em.
Sau đợt thực tập, em sẽ tiếp tục phấn đấu học tập tại trường Cao đẳng Sư phạm
Trung ương. Với nhiều điều quý báu nhận được sau năm tuần này, em vững tin mình sẽ
trở thành một nhà giáo tốt cả về chuyên môn lần đạo đức trong tương lai không xa.
Cuối cùng, em xin một lần nữa gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy, cô, cùng
toàn thể các em trường trung học cơ sở Nguyễn Gia Thiều. Chúc quý thầy, cô và các em
sẽ càng gặt hái nhiều thành công trên dòng sông tri thức.


Ngày 21 tháng 02 năm 2017

VÕ THỊ NHƯ Ý – CD5

[AUTHOR NAME]


Võ Thị Như Ý

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA BAN CHỈ ĐẠO THỰC TẬP
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
VÕ THỊ NHƯ Ý – CD5

[AUTHOR NAME]


×