Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu sàng lọc và thu nhận aptamer đặc hiệu kháng sinh streptomycin và ứng dụng để xác định dư lượng kháng sinh trong sữa (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 53 trang )

GVHD: PGS.TS. Lê Quang Huấn

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
-----------------------------------------

ĐẶNG THỊ THU PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU, SÀNG LỌC VÀ THU NHẬN APTAMER ĐẶC HIỆU
KHÁNG SINH STREPTOMYCIN VÀ ỨNG DỤNG ĐỂ XÁC ĐỊNH DƯ
LƯỢNG KHÁNG SINH TRONG SỮA

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số

: 60420114

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn:PGS.TS. LÊ QUANG HUẤN

Viện Công nghệ sinh học

Hà Nội – 12/2015

Đặng Thị Thu Phương

Viện Sinh Thái&Tài Nguyên Sinh Vật K17
1

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




GVHD: PGS.TS. Lê Quang Huấn

MỞ ĐẦU
***
Kháng sinh có vai trò quan trọng trong chăn nuôi giúp tăng hiệu quả, thúc đẩy tăng
trưởng, ngăn ngừa bệnh tật. Streptomycin là một kháng sinh aminoglycoside có tác dụng
diệt khuẩn bằng cách ngăn cản quá trình tổng hợp bình thường protein của vi khuẩn,
thường xuyên được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi để phòng chống bệnh cho gia súc. Phổ
kháng khuẩn của streptomycin bao gồm vi khuẩn Gram âm hiếu khí và một số vi khuẩn
Gram dương; streptomycin không có tác dụng với vi khuẩn yếm khí. Streptomycin có hoạt
tính đặc biệt chống M.tuberculosis và M.bovis. Streptomycin cũng có hoạt tính chống một
số vi khuẩn Gram dương và Gram âm hiếu khí như : Brucella, Francisellatularensis,
Yersinia pestis, Escherichia coli,… Tuy nhiên bên cạnh những mặt có lợi, streptomycin
cũng gây ra nhiều tác hại như gây dị ứng, rối loạn cơ quan chức năng thần kinh, thính giác,
tạo máu,…Thêm vào đó, việc sử dụng streptomycin trong nông nghiệp có liên quan đến sự
gia tăng hiện tượng kháng kháng sinh nguy cơ tiềm tàng tác động đến sức khỏe con người.
Do đó, tồn dư kháng sinh trong môi trường và thực phẩm hiện nay đang là vấn đề rất được
quan tâm
Hiện nay, có ba phương pháp chủ yếu để xác định dư lượng kháng sinh. Các phương
pháp phân tích sử dụng sắc ký có ghép khối phổ như GC-MS, GC-MS/MS, LC-MS, LCMS/MS đều đáp ứng được yêu cầu và được các cơ quan thẩm quyền của các nước nhập
khẩu chấp nhận. Tuy nhiên, những phương pháp này đòi hỏi đầu tư chi phí cao về thiết bị,
chi phí vận hành, kỹ năng và trình độ của kiểm nghiệm viên. Do vậy, nó không phù hợp
với các phòng kiểm nghiệm quy mô nhỏ hay những phòng kiểm nghiệm của địa phương.
Vài năm gần đây, cách tiếp cận mới về phương pháp phân tích dựa trên phản ứng giữa
kháng nguyên-kháng thể (enzyme linked immunosorbent assay ELISA) đã trở thành một
công cụ khá hữu hiệu và được cơ quan thẩm quyền chấp thuận cho phép sử dụng với mục
đích thử nghiệm sàng lọc (Screening method). Liên minh châu Âu (quyết định


Đặng Thị Thu Phương

Viện Sinh Thái&Tài Nguyên Sinh Vật K17
2

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


GVHD: PGS.TS. Lê Quang Huấn

657/EC/2002) cho phép sử dụng phương pháp ELISA trong phân tích dư lượng các chất
kháng sinh cấm, tuy nhiên có những yêu cầu rất khắt khe về giới hạn phát hiện và độ
không đảm bảo đo, các tỷ lệ dương tính giả và âm tính giả của xét nghiệm. Một trong các
phương pháp hiện nay đang được tập trung nghiên cứu để xác định dư lượng kháng sinh là
phương pháp aptasensor (sử dụng aptamer tham gia cấu tạo sensor) điện hóa.
Aptamer là các oligonucleotide (các acid ribonucleoic, RNA và các sợi đơn của acid
deoxyribonucleic, ssDNA) hoặc là các phân tử peptide có cấu hình không gian đặc trưng
và có khả năng nhận biết và gắn kết với các phân tử đích tương đương kháng thể đơn
dòng. Aptamer đã trở thành lớp chất có nhiều tiềm năng và hy vọng nhất để tạo KIT chẩn
đoán và thuốc điều trị hướng đích,.. Với những ưu điểm vượt trội, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu khả năng sử dụng aptamer đặc hiệu kháng sinh streptomycin nhằm tạo KIT xác
định nhanh kháng sinh này trong thực phẩm.
Aptasensor là một Biosensor, một thiết bị phân tích có khả năng chuyển một tín hiệu
sinh học thành một tín hiệu quang hoặc tín hiệu điện. Đối với aptasensor điện hóa bao gồm
các yếu tố thành phần: (1) Phần nhận biết sinh học đối với aptasensor là aptamer; (2) Phần
chuyển đổi và khuếch đại tín hiệu nhận biết thành tín hiệu điện có thể định lượng; (3) Phần
xác định cường độ tín hiệu điện. Từ kết quả liên quan tới tín hiệu điện có thể suy ra lượng
chất phân tích cần xác định. Biosensor theo nguyên lý điện hóa hoạt động theo nguyên lý
chuyển hóa trực tiếp một hiện tượng sinh học thành tín hiệu điện để có thể đo được bằng
các thiết bị điện.


Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi tiến hành đề tài:
“nghiên cứu sàng lọc và thu nhận aptamer đặc hiệu kháng sinh streptomycin và
ứng dụng để xác định dư lượng kháng sinh trong sữa”

Mục tiêu đề tài :

Đặng Thị Thu Phương

Viện Sinh Thái&Tài Nguyên Sinh Vật K17
3

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


GVHD: PGS.TS. Lê Quang Huấn

- Xây dựng được quy trình sàng lọc các aptamer (có bản chất DNA) có khả năng nhận biết
và gắn kết đặc hiệu với kháng sinh streptomycin.
- Tách dòng và chọn dòng các aptamer gắn kết đặc hiệu với kháng sinh streptomycin
- Xác định trình tự và xây dựng cấu trúc bậc 2 của các aptamer thu nhận được
- Xây dựng quy trình ELISA phát hiện dư lượng streptomycin trong sữa

Nội dung nghiên cứu:
-

Chuẩn bị thư viện DNA có độ đa dạng khoảng 1015 phân tử

-


Sàng lọc Aptamer đặc hiệu với kháng sinh streptomycin

-

Tách dòng và chọn dòng các aptamer thu được có ái lực cao với kháng sinh đích

-

Sử dụng phương pháp ELISA để phát hiện dư lượng kháng sinh streptomycin

CHƢƠNG I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
***
Đặng Thị Thu Phương

Viện Sinh Thái&Tài Nguyên Sinh Vật K17
4

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


GVHD: PGS.TS. Lê Quang Huấn

1.1.Tổng quan về streptomycin
1.1.1. Kháng sinh streptomycin
Kháng sinh còn được gọi là trụ sinh là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay
kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Nó có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp
độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình
phát triển của vi khuẩn.
Từ “antibiotics” (kháng sinh) có nguồn gốc từ chữ “antibiosis”. “anti” có nghĩa là
“chống lại” và “biosis” có nghĩa là “cuộc sống”. Chất kháng sinh tác động, chống lại một

số loại vi khuẩn. Thật vậy, chất kháng sinh là chất hoá học lấy từ cơ thể các vi sinh vật như
vi khuẩn, nấm mốc, hoặc một vài thực vật.
Streptomycin là aminoglycoside đầu tiên được sản xuất thương mại và được phân lập
từ chủng Streptomyces griseus năm 1944 và sử dụng rất hiệu quả trong điều trị bệnh lao.
Các streptomycin đều tạo muối với acid vô cơ. Các loại muối kháng sinh thường gặp
là sunfat, clohydrat, photphat và có cả phức canxi clorua của streptomycin clohydrat. Các
muối này hoà tan trong nước, hầu như không tan trong clorofooc, cồn và ethel.
Tên quốc tế : Streptomycine
Loại thuốc: kháng sinh nhóm aminoglycoside
Streptomycin là kháng sinh nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn bằng cách
ngăn cản quá trình tổng hợp bình thường protein của vi khuẩn

Đặng Thị Thu Phương

Viện Sinh Thái&Tài Nguyên Sinh Vật K17
5

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


GVHD: PGS.TS. Lê Quang Huấn

Hình 1.1. Cấu trúc streptomycin và dihydrostreptomycin
Họ thuốc

penicillins

Chất hoạt động

n


amoxicillin

7

ampicillin

4

benzylpenicillin

Họ thuốc

Chất hoạt động

n

chlortetracycline

6

oxytetracycline

6

9

dihydrostreptomycin

3


cloxacillin

7

gentamycin

1

nafcillin

2

kanamycin

1

penethamate

2

neomycin

3

streptomycin

2

tetracyclines


aminoglycosides

Bảng 1.1 Phân loại (n : loại nhóm) các hợp chất hoạt động có trong thuốc thú y được
đăng ký ở Bỉ áp dụng để quản lý quá trình sản xuất sữa bò. ( 5/8/2010 - Anon.)
Trong thú y thường dùng streptomycin sulfat. Trong đó hàm lượng Dihydro
streptomycin chiếm 79,87%.
 Tác dụng:
Tác dụng trên các cầu khuẩn gram (+) kháng penicilin, tụ cầu khuẩn, đóng dấu, nhiệt
thán, phế cầu, liên cầu (có tác dụng hiệp đồng với kháng sinh nhóm β lactam)

Đặng Thị Thu Phương

Viện Sinh Thái&Tài Nguyên Sinh Vật K17
6

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


GVHD: PGS.TS. Lê Quang Huấn

Tác dụng chủ yếu đối với vi khuẩn gram (-). Đặc biệt nhạy cảm là: vi khuẩn tụ huyết
trùng, E.coli, shigella (lỵ), pseudomonas, salmonella (vi khuẩn thương hàn), Haemophilus,
Brucella.
Đặc biệt tác dụng đối với trực khuẩn lao, brucella và các xoắn khuẩn (leptospira)
Vi khuẩn kháng streptomycin: khuẩn kỵ khí, trực khuẩn mủ xanh và 1 số nấm bệnh.
Hấp thu nhanh qua mao mạch và thải trừ qua thận sau khi tiêm nồng độ streptomycin
cao nhất trong máu vào giờ thứ 2. Thải trừ nhanh qua thận 50-70% và sau 12 giờ thải trừ
hết.
Ứng dụng điều trị: Người ta thường kết hợp streptomycin với các sulfamid hay với

các thuốc khác để trị các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Theo chỉ thị mới nhất của
bộ Y tế, hiện nay không dùng streptomycin cho đường tiêu hóa.
Streptomycin gây ra phản ứng mẫn cảm ở da thường xuất hiện vào tuần thứ 2 và 3.
Hết sức thận trọng để chọn liều thích hợp với người bệnh suy thận. Với người tăng ure
huyết trầm trọng, một liều đơn có thể tạo nồng độ thuốc cao trong máu vài ngày và có thể
tích luỹ gây độc trên tai. Khi điều trị dài ngày bằng Streptomycin, kiềm hoá nước tiểu có
thể giảm thiểu hoặc ngăn ngừa kích ứng thận. Trẻ em không được dùng Streptomycin vượt
quá liều đã khuyến cáo vì đã gặp hội chứng ức chế thần kinh trung ương ở trẻ dùng quá
liều.[2,3,12,13]
Kháng sinh streptomycin và đồng phân của nó, dihydrostreptomycin được sử dụng
rộng rãi để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở gia súc, cừu, lợn và gia cầm. Chúng là nhóm
aminoglycoside chủ yếu hoạt động chống lại các vi khuẩn gram âm và tác động chủ yếu
vào quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn qua việc gắn vào các ribosome nhân sơ. Các
chủng mẫn cảm gồm Actinomyces bovis, Pasturella spp., E.coli, Salmonella spp.,
Campylobacter fetus, Leptospira spp., và Brucella spp., Mycobacterium tuberculosis.
Streptomycin cũng được sử dụng để trị các bệnh do vi khuẩn ở ong mật, như bệnh
European foulbrood gây ra bởi Melissococcus pluton, Streptococcus apis và Bacillus olvei.

Đặng Thị Thu Phương

Viện Sinh Thái&Tài Nguyên Sinh Vật K17
7

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


GVHD: PGS.TS. Lê Quang Huấn

Mục đích sử dụng khác của streptomycin là kiểm soát Fireblight, một bệnh tàn phá do vi
khuẩn, gây ra bởi Erwina amylovora, ảnh hưởng đến cây ăn quả trong mùa ra hoa.[18]

1.1.2. Cơ chế tác động của kháng sinh streptomycin lên vi khuẩn
Streptomycin là thuốc diệt khuẩn, ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn ở mức
ribosom. Streptomycin gắn đặc hiệu vào tiểu phần 30s của ribosom ở vị trí P10. Do vậy, mã
bị đọc sai, gây tổng hợp và tích lũy protein sai lạc, kìm hãm vi khuẩn phát triển.
Streptomycin gây rối loạn cả quá trình tổng hợp khâu khởi đầu, kéo dài đến kết thúc, do có
thể những P8 và P11... cũng gắn vào Streptomycin. Ngoài ra còn có cơ chế khác như: thay
đổi tính thấm màng, hô hấp tế bào, đến DNA của vi khuẩn.

Hình 1.2. Kháng sinh tác động đến sự tổng hợp protein
1.1.3. Kháng sinh trong chăn nuôi
1.1.3.1. Tác dụng của việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi

Đặng Thị Thu Phương

Viện Sinh Thái&Tài Nguyên Sinh Vật K17
8

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


GVHD: PGS.TS. Lê Quang Huấn

Trong chăn nuôi hiện nay, vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh là rất phổ biến. Nó được
sử dụng với 3 mục đích: điều trị bệnh, phòng bệnh và dùng như chất kích thích sinh trưởng
đem lại những lợi ích sau:
-

Tăng năng suất sinh trưởng và sinh sản ở gia súc, gia cầm

-


Tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, làm cho vật nuôi thích ứng nhanh chóng với sự thay
đổi bất thường về cơ cấu và chủng loại nguyên liệu trong khẩu phần ăn.

-

Nâng cao chất lượng sản phẩm (giảm tỷ lệ thịt mỡ, tăng tỷ lệ thịt nạc, làm cho thịt
trở nên mềm hơn và không nhiễm mầm bệnh

-

Phòng các bệnh mạn tính và ngăn chặn xảy ra những dịch bệnh do vi trùng

-

Tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi [16]
Thuốc kháng sinh đã được sử dụng trong ngành công nghiệp sữa trong hơn 5 thập kỷ.

Chúng được dùng chủ yếu để điều trị các bệnh lây nhiễm ở bầu vú (bò, cừu,…, và cũng
được dùng để điều trị các bệnh khác (STEAD et al. 2008). Sự điều trị cho kháng khuẩn
cho những động vật tiết sữa có thể dẫn đến sự tồn dư thuốc trong sản phẩm sữa. Sự tồn tại
của dư lượng kháng sinh trong thành phần sữa là mối nguy hại tiềm ẩn đối với người tiêu
dùng vì các phản ứng dị ứng, ảnh hưởng xấu cho đường ruột và nguy cơ kháng khuẩn
trong cộng đồng (LINGE et al. 2007). Những thiệt hại lớn về kinh tế cũng xuất hiện trong
các sản phẩm lên men do sự kìm hãm hoạt động của vi khuẩn (ALTHAU et al. 2003). Bởi
dư lượng kháng sinh trong các sản phẩm có nguồn gốc động vật đặt ra mối nguy tiềm ẩn
cho người tiêu dùng, theo quy định của châu Âu the Commission Regulation No.37/2010
quy định các giới hạn (MRL) cho các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật. MRL
là nồng độ tối đa dư lượng của một chất có hoạt tính dược học được cho phép tồn tại trong
thực phẩm. Dư lượng thuốc trong thực phẩm được kiểm soát và điều chỉnh theo the

Council Directive 96/23/EC of 29 April 1996, về định lượng các chất trong động vật sống
và sản phẩm từ động vật
1.1.3.2. Tình hình sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi ở một số quốc gia

Đặng Thị Thu Phương

Viện Sinh Thái&Tài Nguyên Sinh Vật K17
9

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


GVHD: PGS.TS. Lê Quang Huấn

* Trên thế giới
ở Mỹ, hàng năm có khoảng 6 triệu pao (xấp xỉ 2730 tấn) kháng sinh được dùng trong
chăn nuôi. Xấp xỉ 80% gia cầm, 70% lợn, 70% bò sữa và 60% thịt bò ở Mỹ được nuôi
dưỡng bằng thức ăn có bổ sung kháng sinh và cứ mỗi một USD chi phí cho kháng sinh
dùng trong thức ăn, người chăn nuôi thu được lợi tức 2 – 4 USD.
Theo số liệu của viện Thú y Mỹ (AHI), lượng kháng sinh được sử dụng trong chăn
nuôi ở Mỹ năm 1999 là khoảng 20,42 triệu pao (9270 tấn), trong đó kháng sinh nhóm
ionophore và arsen chiếm nhiều nhất (47,5%), tetracycline (15,67%), penicillin (4,26%) và
các loại khác (32,57%). Trong số 20,42 triệu pao, có khoảng 2,8 triệu pao (13,7%) được
dùng như chất kích thích sinh trưởng.
Theo số liệu của Ghislain Follet, trong năm 1997 tổng lượng kháng sinh dùng trong
nhân y và chăn nuôi ở các nước châu Âu là 10.500 tấn (quy theo mức 100% tinh khiết của
các thành phần hoạt tính), trong đó 52% sử dụng trong nhân y, 33% trong điều trị thú y và
15% như chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi.
*Tại Việt Nam
Theo tổng hợp việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi thú y ở Việt Nam – TS.

Nguyễn Quốc Ân – Phó trưởng phòng Quản lý thuốc, Cục thú y, Bộ phát triển nông
nghiệp và nông thôn.Kết quả khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi ở một
số trang trại chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Hà Tây tại 30 trang trại chăn
nuôi lợn thịt và 30 trang trại chăn nuôi gà thịt cho thấy:
-

100% các trang trại chăn nuôi có sử dụng kháng sinh, với mục đích chủ yếu để trị
bệnh (63,3% với lợn thịt, 50% với gà thịt); với mục đích phòng và trị bệnh (13,3%
với lợn thịt, 46,7% với gà thịt)
- 60,3% mẫu thức ăn chăn nuôi lợn thịt, 70,3% mẫu thức ăn chăn nuôi gà thịt phát
hiện ít nhất có một trong số các loại kháng sinh thuộc nhóm tetracycline và tylosin
trong đó có một mẫu thức ăn chăn nuôi lợn thịt có hàm lượng tylosin vượt giới hạn
cho phép.

Đặng Thị Thu Phương

Viện Sinh Thái&Tài Nguyên Sinh Vật K17
10

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


GVHD: PGS.TS. Lê Quang Huấn

Kết quả khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở 55 trại chăn nuôi lợn tại 2 tỉnh Đồng
Nai và Bình Dương:
-

44,05% trại chăn nuôi lựa chọn kháng sinh dựa vào triệu chứng bệnh của đàn lợn và
kinh nghiệm của người nuôi, 33,33% trại sử dụng thuốc theo chỉ định của thú y viên

và 16,67% sử dụng thuốc theo thông tin và khuyến cáo của nhà sản xuất, chỉ có
5,95% trại sử dụng thuốc theo kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ

-

Tỉ lệ mẫu thức ăn chăn nuôi có sử dụng kháng sinh lần lượt là : tylosin 31/60 mẫu
(51,67%), tetracyclin : 25/60 mẫu (41,16%), oxytetracycylin: 4/60 mẫu (6,6%) và
chlotetracycline: 15/60 mẫu (25%)

-

Số mẫu vượt quá quy định theo 10TCN 861 – 2006: tylosin 1/60 mẫu (1,66%),
tetracycline 2/60 mẫu (3,3%), oxytetracyline 1/60 mẫu (1,66%), chlotetracycline
9/60 mẫu (15%) [9,10,11,13]

Hình 1.3. Biểu đồ tỉ lệ 13 loại kháng sinh sử dụng nhiều nhất ở 55 trại chăn nuôi tại
Đồng Nai, Bình Dương
1.1.4. Dƣ lƣợng kháng sinh trong các mẫu thực phẩm và một số phƣơng pháp xác
định dƣ lƣợng kháng sinh.
1.1.4.1.

Dƣ lƣợng kháng sinh trong các mẫu thực phẩm và sữa

Đặng Thị Thu Phương

Viện Sinh Thái&Tài Nguyên Sinh Vật K17
11

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



GVHD: PGS.TS. Lê Quang Huấn

Từ những năm 1950, việc sử dụng rộng rãi các kháng sinh bổ sung vào thức ăn gia
súc cho thấy chúng có tác dụng kích thích sinh trưởng, tăng cường hiệu quả sử dụng thức
ăn, giảm tỷ lệ chết và còi cọc, tăng khả năng sinh sản. Tuy nhiên, sử dụng thức ăn có bổ
sung kháng sinh trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng tồn dư kháng sinh trong sản
phẩm, lượng kháng sinh tồn dư này có thể gây dị ứng, gây bệnh thiếu máu, gây ung thư
cho con người sử dụng sản phẩm đó. Đồng thời bổ sung kháng sinh vào thức ăn gia súc sẽ
gây hiện tượng lờn thuốc, phát triển các loại vi khuẩn độc hại kháng thuốc.
Movassagh chỉ ra rằng 4,66% sữa tiệt trùng của Iran dương tính với dư lượng kháng
sinh beta lactam vào năm 2010
Trong một nghiên cứu của Ceyhan và Bozkurt với 200 mẫu sữa thu thập từ vùng
Ankara, 5,5% dương tính với dư lượng kháng sinh
Aydin và cộng sự nghiên cứu với 204 mẫu sữa ở Thổ Nhĩ Kỳ, 44% phát hiện có dư
lượng kháng sinh. Yamaki và cộng sự phân tích 2686 mẫu sữa ở Tây Ban Nha, 1,7% có dư
lượng kháng sinh
Adesiyun và cộng sự nghiên cứu dư lượng kháng sinh phổ biến trước và sau xử lý
sữa bò ở Trinidad, chỉ ra rằng có 10,8% mẫu sữa phát hiện dư lượng. Shitandi (2001)
nghiên cứu 1109 mẫu sữa ở Kenya, có 21% phát hiện dư lượng kháng sinh . Vào năm
1988, 71% mẫu kiểm tra từ các trang trại của Mỹ có phát hiện dư lượng kháng sinh
Năm 2006, Khaskheli và cộng sự phân tích thấy 36,5% mẫu có dư lượng beta lactam
trong sữa bò ở Pakistan
ở Việt Nam, theo nghiên cứu của một số tác giả, kháng sinh được sử dụng tràn lan
trong thức ăn cho gia súc và gia cầm, và tình trạng tồn dư kháng sinh trong sản phẩm là
phổ biến. Các nghiên cứu đều cho rằng hầu hết các cơ sở chăn nuôi sử dụng kháng sinh
không hợp lý (không xét nghiệm kháng sinh đồ, sử dụng theo kinh nghiệm, không đúng
liều lượng và liệu trình điều trị), một số cơ sở chăn nuôi không ngưng thuốc đúng quy
định, bán chạy khi điều trị không hiệu quả. Từ đó dẫn tới tính trạng tồn dư kháng sinh
trong sản phẩm cao gấp hàng chục tới hàng ngàn lần so với tiêu chuẩn quốc tế (CODEX).


Đặng Thị Thu Phương

Viện Sinh Thái&Tài Nguyên Sinh Vật K17
12

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


GVHD: PGS.TS. Lê Quang Huấn

Nhiều nghiên cứu trong nước cũng cho thấy tình trạng lờn thuốc của các vi khuẩn gây
bệnh với tỉ lệ rất cao, chính vì thế mà dịch bệnh thường xuyên xảy ra và một số loại kháng
sinh đặc hiệu cho một số bệnh trên đường hô hấp và đường tiêu hóa đã không còn tác dụng
nữa.
Quy định về tồn dƣ kháng sinh streptomycin trong thực phẩm

1.1.4.2.

Sự tồn dư streptomycin trong thực phẩm có nguồn gốc động vật có thể gây dị ứng.
Người ta cũng thấy có sự phát triển của các chủng vi khuẩn kháng thuốc khi thực phẩm có
dư lượng kháng sinh streptomycin. Các yếu tố kháng thuốc khi truyền vào con người sẽ trở
thành nguy cơ tiềm ẩn và có thể làm giảm đáng kể hiệu quả của thuốc kháng sinh chữa
bệnh cho người. Trong ngành công nghiệp sữa, sữa có tồn dư kháng sinh có thể phá hoại
các sản phẩm lên men như sữa chua hay pho mát do sự kìm hãm các giống khởi động và
gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Cây cối có phun nồng độ cao streptomycin có thể tạo
ra chuỗi lan nhiễm từ phấn hoa, mật hoa, ong và cuối cùng là mật ong.
Để bảo vệ người tiêu dùng, các nhà chức trách đã thiết lập giới hạn dư lượng cho
phép đối với hầu hết các thuốc thú ý được cấp phép sử dụng trong thực phẩm có nguồn
gốc động vật. Các giới hạn này dựa trên các dữ liệu độc tố bao quát từ các thử nghiệm y

học và đặc hiệu đối với lượng tồn dư thuốc được cho là an toàn và có thể chấp nhận được.
Giới hạn dư lượng của streptomycin và dihydrostreptomycin trong thực phẩm được liệt kê
ở bảng sau:

Bảng 1.2. Quy định giới hạn dư lượng streptomycin và dihydrostreptomycin đối với thực
phẩm ở các khu vực trên thế giới[18]
Phạm vi

Kháng sinh

Loài

Đặng Thị Thu Phương

Giới hạn cho
phép (ppb)

Mô đích

Viện Sinh Thái&Tài Nguyên Sinh Vật K17
13

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


GVHD: PGS.TS. Lê Quang Huấn

Gia

súc


(trâu,

200

Sữa

Gia súc, cừu, lợn,

500



gia cầm

500

Mỡ

500

Gan

500

Thận

Gia súc, cừu

200


Sữa

Gia súc, cừu, gia

500



cầm, lợn

500

Mỡ

500

Gan

500

Thận

Gia súc

200

Sữa

Gia súc, gia cầm,


500



cừu, lợn

1000

Thận

500

Mỡ

500

Gan

2000

Thận

500

Mô ăn được

2000

Thận


500

Mô ăn được

bò), cừu
streptomycin

EU

dihydrostreptomycin

Streptomycin

Codex

dihydrostreptomycin

streptomycin

Gia súc, gia cầm,
lợn
Gia súc, gia cầm

U.S.
dihydrostreptomycin

Ở Việt Nam, ngày 19/12/2007, Bộ Y Tế đã ban hành quy định giới hạn tối đa ô
nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm kèm Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT, trong
đó có giới hạn tối đa dư lượng kháng sinh streptomycin trong thực phẩm như sau:

Bảng 1.3: Giới hạn dư lượng streptomycin và dihydrostreptomycin theo quyết định
46/2007/QĐ-BYT

Đặng Thị Thu Phương

Viện Sinh Thái&Tài Nguyên Sinh Vật K17
14

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


GVHD: PGS.TS. Lê Quang Huấn

MRL (µg/kg)

Thực phẩm
Trâu, bò và cừu
Sữa (µg/l)

200

Thịt

600

Gan

600

Thận


1000

Mỡ

600

Lợn, gà
Thịt

600

Gan

600

Thận

1000

Mỡ

600

Xác định hoạt chất: tổng dihydrostreptomycin và streptomycin
ADI: 0 – 50 µg/kg thể trọng/ngày đối với dư lượng của dihydrostreptomycin và
streptomycin
-

ADI (acceptable daily intake) khối lượng chấp nhận hàng ngày: khối lượng trung

bình chất tồn dư có trong một loại mô mà một người có thể sử dụng trong 1 ngày,
không gây độc tính

-

MRL (maximum residue limit) giới hạn tồn dư tối đa: hàm lượng cao nhất mà chất
tồn dư được phép có trong một khối lượng mô (µg/kg, UI/lit)

Bảng 1.4. Quy định giới hạn dư lượng streptomycin/dihydrostreptomycin trong các sản
phẩm sữa [4,5,6,7,8]
Quy chuẩn

Phạm vi quản lý

QCVN 5-1:2010/BYT: Quy

Các sản phẩm sữa dạng lỏng:

chuẩn kỹ thuật quốc gia đối

sữa tươi nguyên chất thanh

Đặng Thị Thu Phương

Giới hạn
tối đa
(µg/kg)

Phân
loại

chỉ tiêu

200

A

Viện Sinh Thái&Tài Nguyên Sinh Vật K17
15

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


GVHD: PGS.TS. Lê Quang Huấn

với các sản phẩm sữa dạng

trùng, sữa tươi thanh trùng, sữa

lỏng.

tươi nguyên chất tiệt trùng, sữa
tươi tiệt trùng, sữa tiệt trùng, sữa
cô đặc (sữa đặc), sữa cô đặc có
bổ sung chất béo thực vật

QCVN 5-2:2010/BYT: Quy

Các sản phẩm sữa dạng bột: sữa

chuẩn kỹ thuật quốc gia đối


bột, cream bột, whey bột, sữa bột

với các sản phẩm sữa dạng

gầy có bổ sung chất béo thực vật

200

A

200

A

200

A

200

A

bột.
QCVN 5-3:2010/BYT: Quy

Các sản phẩm phomat sản xuất

chuẩn kỹ thuật quốc gia đối


từ sữa tươi nguyên liệu, từ sữa,

với các sản phẩm phomat.

whey đã qua xử lý nhiệt

QCVN 5-4:2010/BYT: Quy

Các sản phẩm chất béo từ sữa:

chuẩn kỹ thuật quốc gia đối

các sản phẩm cream, bơ, dầu bơ,

với các sản phẩm chất béo từ chất béo sữa và chất béo từ sữa
sữa.

dạng phết

QCVN 5-5:2010/BYT: Quy

Các sản phẩm sữa lên men

chuẩn kỹ thuật quốc gia đối
với các sản phẩm sữa lên
men.

1.1.4.3. Một số phƣơng pháp xác định dƣ lƣợng kháng sinh
Phân tích nhóm kháng sinh trong các nền mẫu sinh học (có nguồn gốc từ động vật)
trước đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu, có thể kể đến như: xác định định tính theo

phương pháp vi sinh vật (Phạm Kim Đăng và cs., 2007; Bogaerts and Wolf, 1980;
Myllyniemi et al., 1999), bán định lượng bằng phương pháp ELISA, định lượng bằng
phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Chukwuenweniwe et al., 2003), phương pháp

Đặng Thị Thu Phương

Viện Sinh Thái&Tài Nguyên Sinh Vật K17
16

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


GVHD: PGS.TS. Lê Quang Huấn

sắc ký lỏng hiệu năng cao (Nguyễn Minh Đức, 2006; Robert and Fischer, 1978)… Trong
những năm gần đây, kỹ thuật sắc ký lỏng khối phổ đang được nghiên cứu và áp dụng đối
với các nhóm kháng sinh… Với tính ưu việt và chính xác nên chỉ các phương pháp phân
tích sắc ký khối phổ mới được coi là phương pháp phân tích khẳng định, có giá trị pháp lý
để phát hiện và định lượng, đặc biệt đối với nhóm chất cấm hoặc các chất cần được kiểm
soát ở lượng vết hay siêu vết. Tuy nhiên, do tính phức tạp, tính đặc hiệu của phương pháp
nên việc ứng dụng, vận hành ổn định và giá thành phân tích luôn là thách thức đối với
người làm công tác phân tích.

Hình 1.4: Biểu đồ phân bố tỉ lệ các phương pháp phân tích sử dụng để xác định kháng
sinh trong thực phẩm (Cháfer-Pericás et al., 2010)
Bên cạnh phương pháp chính là sắc ký, phương pháp sinh hóa – công nghệ sinh học,
đặc biệt là phương pháp dựa trên phản ứng giữa kháng nguyên – kháng thể cũng được sử
dụng rộng rãi, và có nhiều kết quả ứng dụng. Cụ thể, dựa trên phân loại sáng chế quốc tế
IPC (International Patent Classification) của các sáng chế về phân tích dư lượng kháng
sinh được đăng ký cho thấy 2 xu hướng nghiên cứu chính là dựa trên hóa tính, lý tính và


Đặng Thị Thu Phương

Viện Sinh Thái&Tài Nguyên Sinh Vật K17
17

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


GVHD: PGS.TS. Lê Quang Huấn

phân tích bằng các quá trình có sử dụng enzyme hoặc vi sinh vật chiếm đến 85% tổng số
sáng chế đăng ký, các phương pháp khác chiếm 15%. [10,12]

Hình 1.5: Biểu đồ tỉ lệ các phương pháp nghiên cứu phân tích dư lượng kháng sinh
phổ biến nhất theo IPC
Các phương pháp phổ biến áp dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán sinh phẩm
gồm:
-

Công nghệ sắc ký miễn dịch (Lateral flow rapid test): sắc ký miễn dịch hay miễn
dịch nhanh có ưu điểm là không đòi hỏi thiết bị; cho kết quả nhanh và giá thành vừa
phải, vì thế nên thị trường lớn, có nhiều hãng sản xuất tham gia với nhiều sản phẩm
chất lượng khác nhau, cạnh tranh cao. Tuy nhiên điểm cần lưu ý là phương pháp
này cần phải kiểm soát chặt chẽ về độ nhạy cũng như độ đặc hiệu

-

Khuếch đại nucleic acid (nucleic acid amplification): có thể áp dụng trong nhiều
lĩnh vực với ưu điểm là độ nhạy và tính đặc hiệu cao nên có tiềm năng thị trường

lớn. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi thiết bị, quy trình kiểm soát chất lượng và
tay nghề cao vì thế phần nào hạn chế phạm vi ứng dụng thực tế

-

Xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enxyme (ELISA – Enzyme linked
Immuno Sorbent Assay): dùng kỹ thuật sinh hóa để phát hiện kháng thể hay kháng
nguyên trong mẫu cần phân tích, hiện được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
như y học, nông nghiệp và đặc biệt trong các quy trình kiểm tra an toàn chất lượng

Đặng Thị Thu Phương

Viện Sinh Thái&Tài Nguyên Sinh Vật K17
18

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


GVHD: PGS.TS. Lê Quang Huấn

các sản phẩm thực phẩm. Thị trường tiềm năng hiện nay của phương pháp này là
lĩnh vực kiểm soát dư lượng kháng sinh trong thực phẩm, bệnh nhiệt đới… Phương
pháp ELISA có ưu điểm nhanh, thao tác đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi thiết
bị đắt tiền, không cần nhân viên chuyên môn cao, chi phí kiểm mẫu thấp do có thể
kiểm đồng thời số lượng mẫu lớn. Tuy nhiên, nhược điểm do đây là sinh phẩm nên
một số hóa chất phải bảo quản lạnh và có hạn sử dụng nhất định, độ chính xác
không cao bằng các phương pháp hóa lý như phương pháp sắc ký vì thế chỉ thích
hợp với các phân tích sàng lọc hơn là các phân tích định lượng

Hình 1.6: KIT dùng trong sắc ký miễn dịch

Với sự phát triển của công nghệ vi điện tử, công nghệ nano và các loại vật liệu mới,
các phương pháp đặc tính sinh học trở nên hiệu quả hơn, hướng nghiên cứu cảm biến sinh
học đo tín hiệu điện hóa được nhiều nhóm khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên
cứu. Phương pháp này có khả năng cung cấp thông tin phân tích định lượng hoặc bán định
lượng đặc trưng, không đòi hỏi nhiều hóa chất, lượng mẫu cần phân tích nhỏ, có khả năng
phân tích nhanh theo thời gian, thiết bị nhỏ gọn, sử dụng đơn giản…

Đặng Thị Thu Phương

Viện Sinh Thái&Tài Nguyên Sinh Vật K17
19

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


GVHD: PGS.TS. Lê Quang Huấn

Hình 1.7. Hoạt động của biosensor

1.2. Tổng quan về aptamer
1.2.1. Khái niệm
Aptamer là các oligonucleotide (chẳng hạn các acid ribonucleoic, RNA và các sợi
đơn của acid deoxyribonucleic, ssDNA) hoặc các phân tử peptide có cấu hình không gian
đặc trưng và có khả năng gắn kết với các phân tử đích tương đương kháng thể đơn dòng.
Các aptamer được xác nhận như một lớp chất thay thế kháng thể đơn dòng bởi các lớp chất
có nhiều ưu điểm vượt trội so với kháng thể, như tính ổn định, có khả năng tạo ra trong
điều kiện in vitro, không cần tới động vật thí nghiệm, có thể biến tính và hồi tính thuận
nghịch, có thể biến đổi hoá học mà không ảnh hưởng tới hoạt tính gắn kết với phân tử
đích, có tính bền nhiệt cao. [49,50,51,52]
Những nghiên cứu đầu tiên về aptamer xuất hiện vào những năm 90:

-

Tuerk C., Gold L.: Systematic evolution of ligands by exponential enrichment:
RNA ligands to bacteriophage T4 DNA polymerase. Science 1990; 249: 505-10

-

Ellington Ad, Szostak JW: in vitro selection of RNA molecules that bind specific
ligands, Nature 1990, 346:818-22

Đặng Thị Thu Phương

Viện Sinh Thái&Tài Nguyên Sinh Vật K17
20

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


GVHD: PGS.TS. Lê Quang Huấn

-

Hiện nay đã có hơn 2000 ấn phẩm về aptamer
Aptamer là các cấu trúc DNA, RNA hay peptide ngắn có tiềm năng liệu pháp điều trị

lớn, do chúng có năng lực đặc hiệu và ái lực tương đương với các phân tử và protein đích
các kháng thể không phù hợp. Những cấu trúc này có thể được dùng như là các kháng thể
tổng hợp và hoạt động như các chất bổ sung để đạt tới những vùng mà liệu pháp điều trị
trước đó không chạm tới được.
Các aptamer nhận biết hầu như một phổ không giới hạn các phân tử đích, không bị

gắn với sự giới hạn của kháng nguyên. Do các aptamer được tạo ra theo cách thức hoá học,
sự kiểm soát chính xác được áp dụng qua quá trình tổng hợp chúng, tinh khiết và có động
lực dược học. Các đặc tính kết hợp này giúp aptamer có tên gọi là những công cụ liệu pháp
sắc bén.

Hình 1.8 : Cấu trúc aptamer
Aptamer được tổng hợp tạo ra các oligomer axit nucleic, thường có 40 – 60
nucleotide, gắn đặc hiệu và có ái lực cao với các phân tử đích chuyên biệt – chúng thường
hoạt động như các kháng thể tổng hợp với một phổ rộng các phân tử đích có thể. Được đưa
ra bởi Andrew Ellington, bắt nguồn từ chữ “aptus" – nghĩa Latin là “phù hợp”, và “mers” –
nghĩa Hy Lạp là “phần”

Đặng Thị Thu Phương

Viện Sinh Thái&Tài Nguyên Sinh Vật K17
21

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


GVHD: PGS.TS. Lê Quang Huấn

Hinh 1.9: Minh họa cho quá trình tạo aptamer và các dạng aptamer khác nhau
A – Thư viện gồm các oligonucleotide 1013-14 nucleotide được tổng hợp và sử dụng để
chọn lọc hướng tới một phân tử đích (ví dụ: protein). Các oligonucleotide được chọn lọc
và khuếch đại bằng PCR. Bước này được lặp đi lặp lại nhiều lần, sau đó oligonucleotide
chọn sẽ được xác định trình tự DNA
B – Hình dạng cấu tạo của aptamer tạo nên tính đặc hiệu của chúng. Tiếp theo là các dạng
cấu trúc của các aptamer khác nhau.
(1) Dạng giả nút (thụ thể cho enzyme phiên mã ngược HIV – 1)

(2) G – quartet (thụ thể cho thrombin)
(3) Dạng cặp tóc (thụ thể cho bacteriophage T4 polymerase)
(4) Dạng vòng thân-stem loop (thụ thể cho adenosine 5’-triphotphate ATP)
1.2.2. Hoạt động của aptamer

Đặng Thị Thu Phương

Viện Sinh Thái&Tài Nguyên Sinh Vật K17
22

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


GVHD: PGS.TS. Lê Quang Huấn

Aptamer là những thành viên quan trọng của gia đình axit nucleic chức năng nhân
tạo, chúng có khả năng nhận diện cao với các chất đặc thù. Bằng cách sử dụng các cảm
biến giao diện dựa vào aptamer, sự phát hiện các chất cần phân tích có trong các phân tử
nhỏ đến các phân tử lớn như protein và tế bào đã được làm thành công.

Hình 1.10: Gắn kết aptamer – phân tử đích
Thông thường, các aptamer được đánh dấu với các phân tử nhuộm (hoặc enzyme –
enzyme cũng có thể đóng vai trò là thuốc nhuộm) nhằm đạt được độ nhạy cao, hoặc các
aptamer được đánh dấu bằng các nhóm chức (ví dụ -SH và – NH2) cho việc tạo nên các
giao diện cảm biến cần thiết.
Tuy nhiên, các quá trình đánh dấu đó không chỉ làm cho các thí nghiệm trở nên phức
tạp và tốn kém mà còn ảnh hưởng tới ái lực liên kết giữa các phân tử đích và aptamer ở
một mức độ nào đó. Vì vậy việc tạo nên một cơ cấu cảm biến dựa trên aptamer có nhiều
ưu việt về độ nhạy cao, và cảm biến “không đánh dấu” vẫn là một thử thách.
 Ứng dụng của aptamer:

-

Loại thuốc điều trị mới

-

Công cụ liệu pháp

-

Chuyển giao thuốc

Đặng Thị Thu Phương

Viện Sinh Thái&Tài Nguyên Sinh Vật K17
23

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


GVHD: PGS.TS. Lê Quang Huấn

-

Chẩn đoán bệnh

-

Cảm biến sinh học


-

Tác nhân phân tích

-

Thăm dò độc tố

-

Nghiên cứu thực phẩm

 Aptamer có thể điều trị bệnh theo các cách sau:
1. Hoạt động như một thể đối kháng, kìm hãm tương tác protein – protein và chất nhận
- thụ thể
2. Hoạt động như một tác nhân gắn kết, kích hoạt chất nhận của tế bào
3. Hoạt động như một tác nhân chuyển thuốc; độ đặc hiệu và ái lực của một aptamer
được dùng với các tế bào bệnh đích có xác định chính xác lượng thuốc được chuyển
1.2.3. Ƣu điểm của aptamer so với kháng thể
a. Độ ổn định
-

Aptamer có thể chịu được nhiều chu kì biến tính, duy trì cấu trúc của chúng

-

Các kháng thể có thể dễ dáng biến tính không đổi. Aptamer cũng chịu được nhiệt độ
cao và có khả năng tự tồn tại không giới hạn và không đòi hỏi quá trình đông lạnh

b. Sự chọn lọc : Các aptamer là sản phẩm của một dãy các quá trình hoá học tiến dần và

có thể được chọn lọc nhờ quá trình SELEX trong nhiều giờ, được phân lập, hoàn thiện
sau khi tạo ra – aptamer luôn tồn tại, chỉ cần tìm ra chúng.
c. Sản xuất: quá trình tạo aptamer có thể được thực hiện hoàn toàn ngoài tế bào, trong ống
nghiệm, điều kiện môi trường thông thường do chúng không phải chịu các điều kiện
như của động vật. Quá trình này cũng nhanh hơn và rẻ hơn so với quá trình tạo kháng
thể đơn dòng.
d. Đích: Các aptamer có phổ đích hầu như không giới hạn, bao gồm cả các phân tử kháng
thể không nhận biết

Đặng Thị Thu Phương

Viện Sinh Thái&Tài Nguyên Sinh Vật K17
24

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


GVHD: PGS.TS. Lê Quang Huấn

e. Kháng nguyên: bởi vì axit nucleic không bị coi là chất lạ trong hệ thống miễn dịch, các
aptamer có ít rủi ro đối với các đáp ứng miễn dịch chống lại chúng, có tác động hiệu
quả, đặc biệt với thuốc dựa trên công nghệ aptamer.
f. Kích thước: Do chúng có kích thước nhỏ, các aptamer, thậm chí cả khi kết hợp, có thể
đi qua cơ thể theo cách các phân tử lớn, như kháng thể không thực hiện được.
g. Khả năng biến đổi : Các aptamer có thể biến đổi, hoặc bằng cách thay đổi hoá học cẩu
trúc của chúng, hoặc gắn kết, hoặc tiếp hợp, hoặc bổ sung các phần như polyethylene
glycol để chống lại quá trình lọc của thận, hoặc của thuốc,…

Hình 1.11: Minh họa kích thước aptamer – kháng thể
1.2.4. Phƣơng pháp thu nhận aptamer – phƣơng pháp SELEX

SELEX (Systematic Evolution of Ligands by Exponential Enrichment) là một quá
trình tổng hợp trong đó các aptamer được phân lập dựa trên các đặc tính chất lượng mong
muốn. SELEX là một quy trình gồm nhiều bước. Trong đó các thụ thể liên kết tốt sẽ được
chọn lọc qua nhiều vòng phân tích ái lực và khuếch đại bằng PCR

Đặng Thị Thu Phương

Viện Sinh Thái&Tài Nguyên Sinh Vật K17
25

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


×