Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

GDCD lớp 9 bài 15 Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân (tiết 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.82 KB, 6 trang )

KẾ HOẠCH BÀI HỌC
- Tên bài giảng: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân (tiết 1)
- Đối tượng: Học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Gia Thiều
- Thời gian: 1 tiết
- Địa điểm: trường THCS Nguyễn Gia Thiều, 272 Lý Thường Kiệt, p.6, Quận Tân
Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
- Giáo sinh: Võ Thị Như Ý
I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Về tri thức:
- Hiểu thế nào là vi phạm pháp luật và các loại vi phạm pháp luật.
2. Về kỹ năng:
- Biết xử sự phù hợp với qui định của pháp luật.
- Biết phân biệt giữa hành vi tôn trọng pháp luật và trái pháp luật.
- Có kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng thu tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng kiên
định.
3. Về thái độ:
- Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
- Phê phán, phản đối những hành vi trái pháp luật.


II. Cấu trúc nội dung bài học:
- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách
nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý. Có các loại trách
nhiệm pháp lý: Vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm
pháp luật dân sự, vi phạm pháp luật dân sự.
III. Chuẩn bị:
- Phương pháp dạy học:
+ Phương pháp thuyết trình.
+ Phương pháp đàm thoại.
+ Phương pháp thảo luận nhóm.


- Phương tiện dạy học:
+ Phấn, bảng.
+ Hình ảnh, video về vi phạm pháp luật.
- Tài liệu tham khảo chính:
+ Giáo dục công dân 9, Bộ giáo dục và đào tạo, NXB Giáo dục Việt Nam.
+ Giáo dục công dân 9 sách giáo viên, Bộ giáo dục và đào tạo, NXB giáo dục Việt
Nam.
+ Hiến pháp 1992, luật hình sự 1999


IV. Tiến trình hoạt động:
CẤU TRÚC THỜI
GIAN
1. Tổ chức lớp:
Ổn định và tổ chức
lớp ( 1 phút )
2. Kiểm tra bài cũ.
( 4 phút )

3. Phát triển bài
(30 phút)
3.1. Hoạt động 1:
Xử lí tình huống

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS

- Lao động là gì?
HS trả lời theo nội dung bài học.

- Tại sao nói lao động là
quyền và nghĩ vụ của
công dân ?
- Nêu những quy định
của pháp luật nước ta về
luật lao động?
GV: Tổ chức cho học sinh cùng trao đổi
giữa hành vi vi phạm và không vi phạm
một số tình huống trong sgk:
- Xây nhà trái phép
- Đổ phế thải
- Bệnh nhân tâm thần đập phá đồ đạc
- Cướp giật
- Vay tiền không trả
- Chặt cây, tỉa cành không đặt biển báo.
HS: Thảo luận theo cặp và đại diện trả
lời.
GV: Kết luận các hành vi trên đều sai
trái, tuy nhiên mỗi hành vi lại mắc lỗi
khác nhau, chúng ta cùng tìm hiểu bài
học để phân biệt các loại hành vi vi
phạm pháp luật.


3.2. Hoạt động 2:
Nội dung bài học

1.Vi phạm pháp luật là
gì?
Vi phạm pháp luật là

hành vi trái pháp luật, có
lỗi, do người có năng lực
trách nhiệm pháp lý thực
hiện, xâm hại đến các
quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ.

2. Các loại vi phạm pháp
luật : Vi phạm pháp luật
là cơ sở để xác định trách
nhiệm pháp lý.
Có 4 loại vi phạm pháp
luật:

GV: Đưa ra 3 tình huống:
- A rất ghét B và có ý định đánh B một
trận cho bỏ ghét.
- T say rượu và điều khiển xe máy gây
tai nạn.
- Bé D 5 tuổi nghịch lửa làm cháy đồ gỗ
nhà hang xóm.
HS: Làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả
lời.
GV: Giải quyết tình huống
- TH1 và 3 không phải là vi phạm pháp
luật vì A mới có ý định đánh B (chưa có
hành vi trái pháp luật) và bé D vẫn chưa
đủ tuổi công dân (18 tuổi)
- TH2 vi phạm pháp luật vì pháp luật
nước ta quy định khi điều khiển phương

tiện giao thông không được dùng chất
kích thích.
- GV kết luận: Một người bị coi là vi
phạm pháp luật khi người đó có đủ các
yếu tố:
+ Thực hịên một hành vi trái pháp luật.
+ Có năng lực trách nhiệm pháp lý (từ
18 tuổi trở lên và không bị tâm thần, mất
trí).
- GV: Cho ví dụ và giải thích về các loại
vi phạm pháp luật:
+VPPL hình sự: Hành vi giết người của
Nguyễn Hải Dương, hành vi trộm cắp tài
sản, buôn bán ma túy..
+ VPPL hành chính: hành vi lấn chiếm


3.3. Hoạt động 3:
(5 phút)
Luyện tập.

-Vi phạm pháp luật hình
sự (tội phạm): Là hành vi
nguy hiểm cho xã hội,
được quy định trong Bộ
luật hình sự.
-Vi phạm pháp luật hành
chính: là hành vi xâm
phạm các quy tắc quản lý
nhà nước mà không phải

là tội phạm.
-Vi phạm pháp luật dân
sự: là hành vi trái pháp
luật, xâm hại tới các quan
hệ tài sản (quan hệ sở
hữu, chuyển dịch tài
sản,..) và quan hệ pháp
luật dân sự khác.
- Vi phạm kỉ luật: là
những hành vi trái với
những quy định, quy tắc,
quy chế, xác định trật tự,
kỉ luật trong nội bộ cơ
quan, xí nghiệp, trường
học.
Bài tập 1/sgk

vỉa hè, lòng đường; làm hư hỏng tài sản
nhà nước,..
+ VPPL dân sự: hành vi thực hiện không
đúng các qui định trong hợp đồng thuê
nhà; tranh chấp đất đai, nhà cửa,..
+ VP kỉ luật: Giở tài liệu trong giờ kiểm
tra; đi học trễ,..
-GV: Cho học sinh kể tên một số hành vi
trái pháp luật trong đời sống hàng ngày.
- HS: kể tên.
- GV: Trong các loại vi phạm pháp luật,
có những lúc hành vi vi phạm pháp luật
đã vượt qúa giới hạn thuộc loại vi phạm

pháp luật này thì sẽ trở thành hành vi vi
phạm pháp luật khác.
VD: Hành vi trốn thuế dưới 50 triệu
đồng thì đó là hành vi vi phạm pháp luật
hành chính và sx bị xử phạt hành chính,
nếu số tièn trốn thuế từ 50 triệu đồng trở
len thì đó là hành vi vi phạm pháp luật
hình sự và sẽ bị xử phạt theo bộ luật
hình sự.

-HS: Làm bài tập
-GV: Sửa bài
+ Ý 1,2: VPPL dân sự
+ Ý 3: VPPL hình sự
+ Ý 4,7: VPPL hành chính
+ Ý 5,6: VP kỉ luật.
-Thế nào là vi phạm pháp -GV: Yêu cầu học sinh đóng sách vở và


3.4. Hoạt động 4:
(4 phút)
Tổng kết nội dung cơ
bản của bài học.
3.5. Hoạt động 5:
(1 phút)
Hướng dẫn về nhà

luật?
trả lời câu hỏi
-Nêu các loại vi phạm -HS: Nhớ lại và nêu ý chính.

pháp luật.
-GV yêu cầu học sinh học bài và xem
phần trách nhiệm pháp lý để tuần sau
học tiếp.



×