Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

bai thi lien mon . hieu biet ve shisha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.37 KB, 11 trang )

PHIẾU THÔNG TIN VỀ CÁ NHÂN DỰ THI
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Đồng Nai
Phòng Giáo Dục & Đào Tạo Biên Hòa
Trường
Địa chỉ

Nhóm học sinh tham gia


BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN
I.NÊU VẤN ĐỀ.
SHISHA TRONG MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
-Shisha tuy du nhập vào Việt Nam từ nhiều năm nay,thế nhưng trào lưu hút shisha
vẫn được coi là mốt của giới trẻ.Tuy là loại thuốc lá không nằm trong danh mục
cấm nhưng trước đây hút shisha chỉ có trong vũ trường,quán bar.Nhưng hiện nay
nó đã xuất hiện phổ biến tại nhiều quán cà phê,giải khát…Đặc biệt,nguy hại hơn là
hút shisha đã xâm nhập vào cả giới học sinh trung học
-Shisha là nguy cơ lớn đối với sức khoẻ con người và là nguyên nhân hàng đầu dẫn
đến nghiện trên toàn thế giới. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nam giới
trưởng thành hút shisha cao trên thế giới và tỉ lệ này ngày càng tăng và trẻ hóa.Thế
nhưng, đa phần những người hút shisha vẫn mơ hồ về tác hại thực của nó. Việc cai
nghiện shisha là vấn đề nan giải, sự thành công cai nghiện không chỉ phụ thuộc vào
ý chí của mỗi người nghiện mà còn có sự hỗ trợ đắc lực từ những người xung
quanh để giúp mọi người đặc biệt là các bạn trẻhọc sinh – sinh viên nâng cao nhận
thức về tác hại của shisha đối với sức khoẻ.
II.MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
-Shisha là gì? Tình hình nghiện hút shisha ở nước ta.
- Thành phần hóa học của shisha.- Tác hại của shisha.
- Các biện pháp cai nghiện shisha
III.PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.


Để nghiêm cứu vấn đề này em và hai bạn trong lớp lập nhóm để nghiêm cứu giải
quyết.Nhận thấy có thể vận dụng kiến thức một số môn học trong nhà trường để
giải quyết như sau:
- Toán học: số liệu thống kê về tình hình hút shisha và tác hại của shisha đối với
kinh tế.


- Hóa học : thành phần hóa học của shisha.
- Sinh học: tác hại của shisha.
- Giáo dục công dân: tuyên truyền nâng cao ý thức thực hiện không hút shisha.
- Ngữ văn: sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn.
- Ngoại ngữ: đọc hiểu một số thông tin về tác hại của shisha từ tạp chí nước ngoài.
- Tin học:Sử dụng các trang mạng để tìm hiểu về shisha.Thực hiện bài viết trên
máy tính.
IV.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1.Vậy shisha là gì?
-Shisha là một loại cỏ xuất phát từ Ả Rập từ hơn 400 năm trước có tẩm các hương
liệu trái cây.Ở Việt Nam shisha được dùng như thuốc lào,thuốc lá nhưng mang lại
cảm giác khoan khái hơn thuốc lá.
-Shisha được coi là một nét văn hóa giao tiếp Trung Đông. Shisha được hút thông
qua điếu Hookah được thiết kế sang trọng, quý phái,cầu kì và tinh xảo. Người dân
Ả Rập thường hút thuốc qua điếu Hookah. Trong đó những loại thảo mộc tạo mùi
thơm được đốt cách nhiệt bằng than, qua một ống nước và hút vào ống. Shisha có
rất nhiều hương vị như cam, bạc, hà, dâu, táo, socola,..... Khác với các loại thuốc
lào hay thuốc lá khác, shisha được ướp nhiều loại thảo mộc tạo mùi thơm và được
đốt cách nhiệt bằng than. Nhờ đó, loại thuốc hút này có nét “lạ” đặc trưng và thu
hút rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ.


Tình hình nghiện hút shisha ở nước ta

Hút shisha đã du nhập vào Việt Nam từ nhiều năm nay và đang lan tràn nhanh
chóng trong giới trẻ Việt Nam. Đây là hình thức hút thuốc lá thông qua 1 chiếc
bình chứa nước giống như chiếc điếu bát dùng để hút thuốc lào và thường được hút
tập thể như uống rượu cần. Nếu trước kia, muốn hút shisha phải vào quán bar, quán
café đắt tiền thì giờ đây ngay cả quán trà chanh cũng phục vụ hút shisha, thậm chí
xuất hiện cả tình trạng tẩm các chất gây nghiện khác khi hút shisha nhưrượu, đá,
ma túy… tạo thành một loại ma túy trá hình và trở thành một chất gây nghiện rất
nhanh và khó có thể ngăn chặn được bởi vì nó sẽ hấp dẫn giới trẻ.

Cấu tạo của bình hút shisha


- Bên trên là cấu tạo của một bình shisha - thuốc lào ả rập thông thường. Phía dưới
là bình chứa nước để thân ống lọc khí ngập trong nước. Chén sứ được phủ một tấm
giấy bạc đục lỗ hoặc một miếng kim loại được đục lỗ, đôi khi người ta sử dụng cả
hai thứ trên. Các cục than nóng được đặt trên đầu của tờ giấy bạc hoặc miếng kim
loại, đó là nguyên nhân của thuốc trong bát nóng lên và tạo ra khói. Hút qua vòi
được dẫn qua nước giúp hạ nhiệt độ của khói thuốc và giúp đẩy nhanh quá trình
trao đổi nhiệt, chúng ta có thể cho thêm một ít đá lạnh vào trong nước để tạo ra sự
mát lạnh.
- Bằng cách hút trên ống, khói được kéo xuống qua thân xuống và qua ống dẫn đi
vào nước. Khói sau đó thoát lên trên mặt nước, nằm trong bình bình thủy tinh và
vào vòi hút qua van hút. Khói tiếp tục thông qua cổng ống dẫn cho đến khi nó đi
đến miệng của người hút thuốc.
- Van xả khí không phải là một thành phần bắt buộc để hookah hoạt động. Tuy
nhiên, nó rất hữu ích. Nó được sử dụng cho trường hợp ta muốn thổi khói không
đạt chất lượng ra khỏi bình bằng cách thổi vào ống hút, khói được đẩy trở lại vào
bình và thông qua van xả khí khói sẽ thoát ra ngoài. Không khí đẩy qua van xả khí
sẽ gây ra tiếng động do một quả bóng kim loại va chạm với bề mặt van xả
khí. Viên bi trong van xả khí để đảm bảo cho không khí bên ngoài không lọt vào

trong bình khi người sử dụng hút shisha, không ảnh hưởng đến mùi vị của shisha.
2. Thành phần hóa học của shisha
*Nicotine:Nicotine là một chất một chất lỏng như dầu không màu, chuyển thành
màu nâu khi cháy và có mùi khi tiếp xúc với không khí, hút ẩm và có thể trộn lẫn
với nước trong dạng bazơ của nó. Là một bazơ gốc nitơ, nicotin tạo ra
các muối với các axít, thông thường có dạng rắn và hòa tan được trong
nước. Nicotin dễ dàng thẩm thấu qua da, nicotin dạng bazơ tự do sẽ cháy ở nhiệt
độ thấp hơn điểm sôi của nó, và hơi của nó bắt cháy ở nhiệt độ 95 °C trong không
khí cho dù có áp suất của hơi là thấp.Nicôtin được xếp vào nhóm các chất có tính
chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như các chất ma tuý Heroin và Cocain.
Người hút thuốc lá trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg nicôtin mỗi điếu thuốc
hút, còn người hút shisha thì đưa vào cơ thể hiều hơn 70% lượng nicotine so với
hút một điếu thuốc lá.


*Monoxit carbon (khí CO):Khí CO có nồng độ cao trong khói shisha và sẽ được
hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 210 lần oxy. Khí CO
đi nhanh vào máu và chiếm chỗ của oxy trên hồng cầu. Ái lực của hemoglobine
hồng cầu với CO mạnh gấp 200 lần so với O 2 và như thế sau hút thuốc , một lượng
hồng cầu trong máu tạm thời mất chức năng vận chuyển O 2 vì đã gắn kết với CO.
Hậu quả là cơ thể không đủ oxy để sử dụng.
*Các chất gây ung thư:Khói shisha có chứa các chất gây ung thư ở nhiều cơ quan
khác nhau trong cơ thể, như: benzopyrens, dibenzoanthracene, benzofluenthene,
dibenzopyrene, các phức hợp nitrite đa vòng…
*Nhiều khí độc và chất kích thích:Khói shisha còn chứa các chất gây kích thích
thuộc nhóm aldehyd, acid, phenol… có tính kích ứng đường hô hấp, hút lâu ngày
gây viêm phế quản, gây rối loạn thông khí. Cũng như hút thuốc lá, hút shisha lâu
ngày sẽ làm người hút bị hẹp đường thở, gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính (COPD). Đây là rối loạn hô hấp không hồi phục, tức người bị COPD sẽ khó
thở thường xuyên, diễn biến ngày càng tệ và không chữa dứt được.

3.Tác hại của shisha
a) Tác hại về sức khỏe:Shisha gây nhiều bệnh hơn thuốc lá. Báo cáo của Tổ chức
Y tế thế giới (WHO) và Hội Ung thư Hoa Kỳ cho thấy mỗi lượt hút shisha thường
kéo dài hơn 40 phút, và gồm từ 50 - 200 lần hít, mỗi lần từ 0,15 - 0,5 lít khói.
Trong một lượt hút shisha kéo dài một giờ, một người có thể sẽ hít nhiều gấp 100 200 lượng khói và nhiều hơn 70% lượng nicotine so với hút một điếu thuốc lá.
Nước trong bình shisha không lọc được các thành phần độc hại trong khói thuốc.
Người hút shisha hít độc chất từ hắc ín gồm monoxide carbon (CO), các kim loại
nặng và các hoá chất gây ung thư (carcinogen) gấp 100 lần so với hút thuốc lá! Khí
CO làm giảm lượng oxy đến phổi và gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng như hẹp
mạch máu, ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đẻ con thiếu ký...
Nguy cơ ung thư phổi, lao phổi là rất lớn vì đây là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với
khói thuốc. Nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp năm lần người không hút. Các chất
khí này sau đó nhanh chóng kích hoạt một loạt phản ứng hoá học trong các dây
thần kinh và sản sinh dopamine gây khoái cảm. Trong 4.000 hóa chất có trong khói
thuốc, 100 chất độc đã được xác định và 63 loại chất được biết là nguyên nhân gây
ung thư. Những chất này gây hỏng mô màng phổi và giúp ung thư phổi dễ tiến
triển.


Ung thư vòm miệng và miệng cũng dễ xảy ra do sự tăng trưởng tế bào ung thư
trong khoang miệng. Ngoài ra còn có thể bị ung thư lưỡi, niêm mạc má, nướu,
môi… 75% ung thư dạng này có liên quan đến việc hút khói thuốc.

Nhiễm khuẩn: Bình nước trong shisha còn là nơi tiềm ẩn rất nhiều vi trùng có thể
gây bệnh lao, nhất là khi nhiều người sử dụng chung, và không ai kiểm tra sức
khỏe của khách khi vào quán bar hoặc cà phê bao giờ. Viêm gan siêu vi vốn dễ lây
lan qua nước bọt, có 5 loại viêm gan siêu vi nhưng viêm gan A và B là những bệnh
rất dễ lây truyền bởi ống hít shisha.
Ngoài ra, thông thường, bình chứa shisha làm bằng nhựa mỏng trong suốt, thậm
chí còn không có van khử khói. Chính điều này đã dẫn đến nguy hiểm cho người

dùng, gây sốc khói, ngộ độc nhựa…


Gây nghiện: Chính nicotine trong shisha gây nghiện cũng giống như thuốc lá.
Shisha “biến tướng” thường đi kèm những hương vị khác nhau giúp cho người
dùng có nhiều lựa chọn, chính những hương vị này che giấu độc chất bên trong
làm cho người sử dụng không biết họ có thể bị nghiện sau khi dùng một thời gian.
WHO đã cảnh báo về nguy cơ làm hại sức khỏe của loại thuốc hút này.
Sau một thời gian hít shisha, phần lớn con nghiện đều rơi vào cảm giác mơ ảo và lệ
thuộc về mặt tinh thần, trầm cảm, sống không thực tế, không mục đích. Từ đó sinh
ra tiêu cực trong suy nghĩ và dễ tự tử khi thất vọng hoặc chán nản. Ngoài ra, trên
thị trường xuất hiện trôi nổi các mặt hàng thuốc shisha không rõ nguồn gốc chủ
yếu là hàng Trung Quốc khi hút vào sẽ gây cảm giác đau đầu, buồn nôn và lâudài
sẽ gây ra tình trạng đãng trí.

b) Tác hại về kinh tế:
Shisha không chỉ có tác hại gây ra bệnh, shisha còn gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho
xã hội. Giá thành sử dụng shisha khá cao. Một gói thuốc shisha có giá 130.000
đồng; than để đốt từ 200.000 - 600.000 đồng/hộp; dụng cụ hút như chén, vòi, đĩa,
giấy bạc… cũng từ vài trăm đến vài triệu đồng. Bình quân mỗi tháng, một người
hút cũng mất vài triệu đồng.
Với 12 triệu người hút, một năm chúng ta tốn hơn 10.000 tỷ đồng cho mặt hàng
này. Trong khi số tiền đó đủ để mua lương thực nuôi sống 10,6 triệu người.
Mặt khác, bệnh tật mà shisha đem lại đã tăng thêm gánh nặng kinh tế cho mỗi gia
đình và làm mất đi lực lượng lao động. Vì shisha, những người nghèo ngày càng
trở nên kiệt quệ. Trong thực tế, đối với nhiều gia đình thì chi phí để mua thuốc hút
rất lớn. Hơn nữa khi một thanh niên trong gia đình bị ốm do shisha thì gia đình này


phải chịu những chi phí điều trị chăm sóc, tốn kém thời gian. Thế là từ chuyện hút

shisha nảy sinh ra nhiều vấn đề khác.

Nói tóm lại, shisha gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe của cá
nhân và của cộng đồng. Cái vòng luẩn quẩn nghèo đói - thiếu hiểu biết - hút shisha
- bệnh tật, nghèo đói... sẽ không bao giờ kết thúc nếu shisha chưa được loại trừ ra
khỏi cuộc sống người dân.
3.Biện pháp cai nghiện shisa:Không còn cách nào khác là chính bản thân người
hút shisha phải nỗ lực, kiên trì từ bỏ. Nhưng việc từ bỏ shisha cũng như ma túy
vậy, nó không bao giờ dễ dàng. Những người hút shisha cần sự động viên, ủng hộ
từ gia đình và xã hội, họ không thể nào tự mình chống trọi với cơn nghiện được. Vì
vậy, mỗi người chúng ta hãy sát cánh cùng bên họ để họ có thêm động lực quyết
tâm mà cai nghiện shisha.
IV.Chúng ta cần làm gì để phòng ngừa việc hút shisha ở trong và ngoài môi
trường học đường
Là học sinh chúng ta cần bảo vệ mình thoát khỏi các tệ nạn,cám dỗ của xã hội và
nhất là shisha bằng cách:
-Tìm hiểu sự nguy hiểm của shisha và tuyên truyền cho mọi người biết tác hại của
chúng.
-Phải biết làm chủ bản thân đừng vì chứng tỏ bản thân mình với người khác mà ta
sa ngã, tự mình lại đánh mất bản thân,tương lai của chính mình.


-Cần sống lành mạnh, trong sạch, không sống xa hoa..
-Luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để có thể chống lại mọi thử thử thách, cám dỗ của xã
hội.
-Bên cạnh đó ta phải mạnh dạn lên án những hành vi dụ dỗ, lôi kéo vào con đường
nghiện ngập,hút shisha.
V.Ý NGHĨA CỦA VIỆC VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN.
-Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Toán, Hóa, ngữ văn, Tin… vào bài viết
rất quan trọng và không thể thiếu khi ta nghiêm một vấn đề nào đó.

-Giúp cho bài viết của ta bao quát, đầy đủ ý nghĩa và có sức thuyết phục hơn.
-Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết những vấn đề thực tế tạo điều kiện cho
chúng em nhận biết được các vấn đề .Từ đó chúng em chủ động tìm hiểu vấn đề,
phát huy được tính tích cực, sáng tạo để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả
hơn.




×