Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Quản lý hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.77 KB, 13 trang )

Vấn đề: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG MÔN
TOÁN KỲ THI THPT QUỐC GIA 2017
1) Ý nghĩa của vấn đề
1.1) Ý nghĩa đối với lý luận
Việc đổi mới thi môn Toán bằng trắc nghiệm trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017 đánh
dấu sự thay đổi trong PP kiểm tra đánh giá thi cử đã nhiều năm không có sự thay đổi
đáng kể từ nhiều năm nay. Có thể thấy, việc thay đổi như vậy cụ thể đã tác động đến
PP dạy học trong nhà trường cũng như nhiều vấn đề nằm ngoài phạm vi giáo dục.
Tuy nhiên, đổi mới kiểm tra Toán bằng hình thức trắc nghiệm vẫn mang nhiều ý
nghĩa:
- Bước đầu xây dựng được PP kiểm tra đánh giá đáp ứng được nhu cầu thực tiễn
- Phù hợp với tiêu chí giáo dục: học toàn diện, học đi đôi với hành…
- Có được kinh nghiệm trong công tác đổi mới, thúc đẩy việc cải cách và đổi
mới GD được hoàn thiện hơn.
1.2) Ý nghĩa đối với thực tiễn
- Hình thức thi trắc nghiệm đảm bảo độ chính xác, khách quan và sự công bằng
cho học sinh trong quá trình chấm thi do đã được tin học hóa.
- Phát triển các kỹ năng, thủ thuật giải Toán bằng máy tính; tăng khả năng tư
duy nhanh và chính xác.
2) Vai trò của vấn đề
2.1) Vai trò đối với lý luận
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được và khác phục những mặt hạn chế trong
kỳ thi THPT quốc gia năm 2016.


- Góp phần nâng cao chất lượng kỳ thi thông qua xây dựng đề thi và hình thức
chấm bài minh bạch, công bằng.
- Tăng sự ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại vào dạy học, giúp học sinh làm
quen với nhiều công cụ giải Toán hữu dụng.
2.2) Vai trò đối với thực tiễn
- Cung cấp cơ sở để có cái nhìn trực quan, chính xác hơn về PP KTĐG hiện


hành thông qua kết quả kỳ thi.
- Yêu cầu học sinh có khả năng vận dụng các kiến thức Toán và các bài toán
mang tính thực tế cao.
(Kỳ thi THPT Quốc gia 2017 tổ chức thi môn Toán bằng trắc nghiệm khách quan, do
đó, kiến thức được trải rộng hơn, câu hỏi đa dạng về nội dung và hình thức. Với các
câu hỏi ở mức độ cơ bản để đáp ứng mục tiêu xét tốt nghiệp THPT và có những câu
hỏi nhằm phân hóa kết quả thi của thí sinh, đáp ứng mục tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ)
3) Thực trạng vấn đề
3.1) Ưu và nhược điểm của việc đổi mới PP KTĐG

-

-

-

Ưu điểm
Việc chấm bài trở nên đơn giản
và nhanh hơn (nhờ chấm bằng
máy), có hiệu quả về mặt kinh tế
cũng như thời gian.
Phổ kiến thức có thể kiểm tra ở
học sinh được trải rộng hơn, các
câu hỏi đa dạng hơn cả về hình
thức lẫn nội dung.
Tránh tiêu cực thi cử nhờ việc
chia nhiều mã đề khác nhau.
Loại bỏ môt số mảng kiến thức
không thực sự cần thiết và thực
dụng cho việc tuyển đầu vào của


Nhược điểm
- Do việc ra đề là dựa vào ngân
hàng đề nên các câu hỏi dễ dàng
bị phân loại bằng các cách khác
nhau, từ đó dẫn đến việc học sinh
chỉ học công thức để đối phó với
mỗi dạng đề, dẫn đến tình trạng
học vẹt.
- Vì không cần trình bày, học sinh
dễ sa đà vào các công thức bấm
nhanh bằng máy tính, hoặc thế
đáp án vào đề để tìm được đáp án
đúng, làm mất đi tính tư duy vốn
nên có của một đề thi Toán.


- Một số dạng câu hỏi có thể khiến
học sinh thay đổi suy nghĩ (một
cách sai lầm) về các kiến thức đã
biết trước.(2)
- Các mã đề có độ khó không đồng
đều, khiến việc đánh giá chưa
được khách quan, công bằng cho
học sinh.
- Yêu tố may mắn trong làm bài có
thể xảy ra. Thi trắc nghiệm không
học vẫn có điểm vì đánh lụi, còn
thi tự luận không học sẽ không có
điểm.

Làm rõ (1): Ở đa phần các ngành học ở đại học, cao đẳng, các kiến thức được dạy
các trường đại học (Bất đẳng
thức, hình học tọa độ dựa vào các
tính chất hình học thuần túy,…)
(1)
- Phần nào kiểm tra được khả năng
áp dụng kiến thức đã học vào
thực tế của học sinh thông qua
các bài toán thực tế.
- Việc phân loại khả năng học sinh
được thực hiện dễ dàng hơn dựa
vào việc phân phối hợp lý các câu
hỏi có độ khó khác nhau.

cho sinh viên không yêu cầu sinh viên phải có kiến thức về các kĩ thuật xử lý bất
đẳng thức, cũng không yêu cầu học sinh phải biết làm bất đẳng thức để có thể học.
Vì vậy, có thể xem bất đẳng thức là mảng kiến thức kém thực dụng, không phục vụ
cho nhu cầu tuyển đầu vào của các trường đại học, tuy nhiên, theo hình thức thi tự
luận, bất đẳng thức luôn là câu phân loại các thí sinh giỏi, điều này không phù hợp
với thực tế kiến thức mà học sinh cần.
Làm rõ (2): Xét một câu hỏi trắc nghiệm như sau: Chọn mệnh đề sai:
a) Tiếp tuyến của đường tròn giao đường tròn tại một điểm duy nhất.
b) Tiếp tuyến của parabol giao với parabol tại một điểm duy nhất.
c) Tiếp tuyến của đồ thị hàm số giao với đồ thị hàm số này tại một điểm duy
nhất.
d) Tiếp tuyến của một đồ thị hàm số bậc 4 giao với đồ thị hàm số đó tại hai điểm.
Đáp án mà học sinh cần chọn ở đây là câu d), vì học sinh dễ dàng thấy được các lựa
chọn a), b), c) đều đúng. Tuy nhiên, do trong chương trình học phổ thông hầu như
không đề cập đến định nghĩa tiếp tuyến của một đồ thị, học sinh sẽ tìm cách định
nghĩa khái niệm này, biến nó thành một đơn vị kiến thức dễ nhớ. Ở đây, các lựa chọn

đúng đều có ý “giao với đồ thị tại một điểm duy nhất”, nếu học sinh không cẩn thận


có thể gây ra hiểu lầm và định nghĩa tiếp tuyến đồ thị bởi “đường thẳng chỉ giao với
đồ thị tại một điểm duy nhất”.
3.2) So sánh với PP KTĐG trước đây
Nhìn chung, việc thay đổi hình thức thi môn Toán cho kì thi THPT quốc gia có nhiều
ưu điểm nhất định, tuy nhiên, lại nảy sinh nhiều bất cập cần phải khắc phục. Câu hỏi
được đặt ra là: liệu việc thay đổi hình thức thi này có tích cực hay không?
Để trả lời câu hỏi này, trước tiên ta cần hiểu rằng, việc kiểm tra, đánh giá được đặt
ra nhằm mục đích kiểm tra mức độ tiếp thu, hiểu bài, cũng như khả năng làm việc
của học sinh ở từng phân môn.
Theo nhiều nghiên cứu tâm lý, phân bố khả năng của con người trong một vấn đề
THƯỜNG có thể được biểu diễn dưới dạng biểu đồ hình chuông như sau:

Vậy, làm thế nào để đánh giá một bài thi/kiểm tra quốc gia là tốt hay chưa đủ tốt? Vì
biểu đồ trên gần như là một chuẩn mực chung cho các đánh giá thống kê về năng lực
của con người ở nhiều lĩnh vực khác nhau, ta chọn nó làm mốc để đánh giá một bài
thi/kiểm tra quốc gia. Nghĩa là, khi thống kê kết quả của bài thi/kiểm tra trên một
mẫu đủ lớn, nếu biểu đồ có dạng gần giống với hình chuông như trên, thì bài
thi/kiểm tra được đánh giá là tốt về mặt thống kê. Lúc này, việc ra đề của ta sẽ nhắm


tới biểu đồ trên, và rõ ràng, theo biểu đồ sau thì các kì thi kiểu cũ (tự luận) trong
những năm gần đây chưa đủ tốt:

Phổ điểm môn Toán, 2015

Phổ điểm môn Toán của thí sinh khối A1, 2016



Phổ điểm môn Toán của thí sinh tất cả các khối thi, 2016

Với một số môn thi đã chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm từ lâu thì biểu đồ thống
kê đa phần đều khá tốt, điều này thể hiện cần có đủ thời gian và kinh nghiệm để soạn
ra một để trắc nghiệm tốt, ví dụ như môn Sinh:


Phổ điểm môn Sinh, 2015

Phổ điểm môn Sinh, 2016

Phổ điểm môn Sinh, 2017
Bây giờ, ta xét qua phổ điểm môn Toán trong kì thi THPT quốc gia 2017:


Phổ điểm môn Toán, 2017
Nhận xét rằng biểu đồ trên đã bắt đầu trở thành dạng biểu đồ chuông mà ta đã nói
tới ở trên. Nguyên nhân biểu đồ chưa biểu hiện rõ dạng hình chuông là do 2017 là
năm đầu tiên thực hiện hình thức thi THPT quốc gia Toán bằng trắc nghiệm, vì vậy:
- Việc ra đề trắc nghiệm cho môn Toán là lần đầu tiên, nên chưa có đủ kinh
nghiệm cũng như thời gian để chuẩn bị một đề thi đủ tốt, phân loại được thí
sinh chính xác.
- Khối lượng kiến thức cấu thành đề thi là ít, chỉ gói gọn trong lớp 12, nên học
sinh dễ học tủ các công thức cũng như học dạng các bài tập trắc nghiệm toán
điển hình.
Nhìn chung thì đề thi môn toán có chất lượng tốt hơn rõ rệt so với đề thi hai năm trở
lại (2015, 2016). Vì vậy, việc thay đổi hình thức thi Toán là tích cực (về mặt thống
kê) và cần cố gắng phát huy, cải tiến để chất lượng đề ngày càng tốt hơn, đồng thời
cần tìm cách khắc phục các nhược điểm của phương pháp trắc nghiệm để dần đi đến

một đề thi lý tưởng, đánh giá tốt được năng lực của học sinh thi tuyển vào các trường
đại học trong nước.
4) Đề xuất


Môn toán ở trường THPT được kiểm tra đánh giá trong các kỳ kiểm tra 1 tiết, kỳ thi
học kỳ hay cả kỳ thi THPT quốc gia đều dưới hình thức tự luận. Riêng năm 2017 do
đổi mới trong kỳ thi THPT quốc gia, môn toán được chuyển sang hình thức trắc
nghiệm. Vì thế, việc nhà trường và giáo viên thay đổi giải pháp và kỹ thuật ra đề
trong môn toán là vô cùng cần thiết. Đồng thời phải đảm bảo theo yêu cầu của Bộ
giáo dục và đào tạo quy định.
Căn cứ vào đặc trưng của phân môn tiến hành xây dựng các biện pháp cho công tác
kiểm tra đánh giá với nội dung cụ thể sau:
a) Bài tập hoặc câu hỏi đúng - sai
Trước một câu dẫn xác định( thông thường phải là câu hỏi) học sinh lựa chọn một
trong hai cách trả lời đúng(Đ) sai (S)
Ví dụ: Xác định tính đúng, sai của các hệ thức sau:
Hệ thức

Đúng

Sai

A

b

c

a)


a2 = a.b’

c'

b'

B

C

H

b) h2 = b’.c’

a

Khi soạn loại câu hỏi này cần lưu ý
+ Chọn câu dẫn mà HS trung bình không thể nhận ra ngay tính đúng hay sai.
+ Không nên trích nguyên văn câu hỏi trong SGK.
+ Cần đảm bảo tính Đ hay S là chắc chắn.
+ Câu TNKQ chỉ nên diễn đạt một ý duy nhất, tránh bao gồm nhiều chi tiết.


+ Tránh dùng những cụm từ như: “tất cả”, “ không bao giờ” , ... Những cụm từ này
có thể dễ dàng cho HS nhận ra câu đúng sai.
+ Không nên bố trí số các câu TNKQ trong bài kiểm tra tỉ lệ Đ bằng S.
b) Câu hỏi nhiều lựa chọn
Một câu có từ 3 đến 5 câu trả lời sẵn trong đó chỉ có một câu đúng(hoặc đúng
nhất).

Ví dụ: Cho

x

=

A. 36

6⇒

x=
B. 6

C. 12

Khi soạn loại câu hỏi này cần lưu ý
+ Phần gốc có thể là một câu hỏi, một câu bỏ lửng và phần lựa chọn bổ sung để phần
gốc trở nên đủ nghĩa. Phần dẫn phải có nội dung rõ ràng và chỉ nên đưa một nội
dung. Rất hiếm khi dùng dạng phủ định. Nếu viết dưới dạng một phần của câu, thì
chỉ dùng câu hỏi khi nhấn mạnh.
+ Phần lựa chọn nên từ 3 đến 5, tùy theo trình độ và khả năng tư duy của HS. Cố
gắng sao cho câu nhiễu( còn gọi là câu gài “bẫy”) có tính hấp dẫn như nhau khiến HS
đọc và hiểu chưa kĩ có thể cho là đúng. Cần nhớ rằng câu này đưa ra để gài bẫy HS,
mà để phân loại đối tượng HS. Rõ ràng câu này có nhiều lựa chọn hơn loại câu Đ –S
+ Tránh để câu hỏi có hai câu trả lời Đ, hoặc câu Đ nằm như nhau ở tất cả các câu,
hoặc theo một quy luật nào đó.
c) Câu ghép đôi


Loại câu này gồm hay dãy thông tin; một dãy là những câu hỏi(hay câu dẫn), một

dãy là những câu trả lời (hay câu lựa chọn). HS phải tìm ra từng cặp câu trả lời ứng
với câu hỏi(khái niệm ứng với định nghĩa, cơ quan ứng với
chức năng)
Ví dụ:
Cột A

Nối

Cột B
a) là tập hợp các điểm cách đều

1) Hình tròn (O; 2cm)

điểm O một khoảng không đổi
bằng 2cm
b) là tập hợp tất cả các điểm cách

2) Đường tròn (O; 2cm

đều điểm O một khoảng không
đổi nhỏ hơn hoặc bằng 2cm

3) Tâm của đường tròn ngoại
tếp tam giác vuông

c) là trung điểm của cạnh huyền

Khi soạn loại câu hỏi này cần lưu ý
+ Dãy thông tin nêu ra không nên quá dài, nên thuộc cùng một loại, có liên quan đến
nhau. HS có thể dễ nhầm lẫn.

+ Cột câu hỏi và cột câu trả lời không nên bằng nhau, nên có câu trả lời dư ra để tăng
sự cân nhắc khi lựa chọn.
+ Thứ tự câu hỏi và câu trả lời không nên ăn khớp với thứ tự câu trả lời gây thêm sự
khó khăn khi lựa chọn.
Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm
các bước sau:


1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những
sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần
thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.
2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với
chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số
điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? (giáo viên tự làm bài
kiểm tra, thời gian làm bài của giáo viên bằng khoảng 70% thời gian dự kiến cho học
sinh làm bài là phù hợp).
3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn
chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện, hiện nay đã có một số phần
mềm hỗ trợ cho việc này, giáo viên có thể tham khảo).
4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
5) Nhận định, đánh giá riêng về việc đổi mới
Tuy nhiên, việc thay đổi khá đột ngột của hình thức thi trong năm 2017 cũng hình
thành một số hiện tượng tiêu cực nhất định ở học sinh, giáo viên:
- Giáo viên chưa định hướng được phương pháp ôn tập hiệu quả cho học sinh,
dẫn tới việc ra đề thử cho các em không hợp lý. (Cụ thể là có rất nhiều đề ôn
tập Toán trắc nghiệm kém chất lượng xuất hiện trên mạng)
- Học sinh chưa chuẩn bị tinh thần cũng như phương pháp học để thi theo hình
thức trắc nghiệm, nhiều em hoang mang, mất định hướng.
- Nhiều học sinh, giáo viên sa đà vào các công thức bấm máy tính để có được
kết quả nhanh mà không chú trọng vào nền tảng lý thuyết của môn Toán, điều

này dễ dẫn tới việc mất căn bản sau kì thi, không đáp ứng được yêu cầu kiến
thức của các trường đại học, cao đẳng.
- Do độ khó các mã đề trong kì thi là không giống nhau, nên nhiều thí sinh chưa
được đánh giá sao cho công bằng với các thí sinh khác của kì thi.


Vì vậy, dù PP KTĐG hiện nay có nhiều ưu điểm và phù hợp với mục đích giáo dục
của Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu, cũng phù hợp với nhu cầu tuyển sinh của các
trường ĐH, CĐ, nhưng để có một sự đổi mới hoàn chỉnh từ đề thi, công tác quản lý
và hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình dạy học trong nhà trường cũng như
tâm lý của học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn cần cân nhắc kỹ lưỡng thời gian
chuẩn bị và quy trình thực hiện trước khi đưa ra bất kỳ sự thay đổi nào.



×