Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tóm tắt toán hình học lớp 11 dai cuong ve duong thang va mat phang(p2) tom tat bai hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.94 KB, 3 trang )

ĐẠI CƢƠNG VỀ ĐƢỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG (PHẦN 2)
I. XÁC ĐỊNH GIAO TUYẾN GIỮA HAI MẶT PHẲNG

1. Phƣơng pháp
Tìm 2 điểm chung của 2 mặt phẳng.
Đường thẳng đi qua 2 điểm đó là giao tuyến cần tìm.

2. Ví dụ
Ví dụ 1: Cho hình chóp S.ABCD, ABCD là tứ giác có các cặp cạnh đối không song song.
M là điểm trên đoạn SD. Tìm giao tuyến của các mặt phẳng:
a) (SAB) và (SCD).
b) (MBC) và (SAD).

Ví dụ 2: Cho tứ diện ABCD. Gọi I, K lần lượt là trung điểm của hai đoạn AD và BC.
a) Tìm giao tuyến của (IBC) và (KAD).
b) Gọi M, N lần lượt là hai điểm lấy trên hai đoạn thẳng AB và AC.
Tìm giao tuyến của (IBC) và (DMN).
(Bài 7/54 – SGK Hình học 11)


Ví dụ 3: Cho hình chóp S.ABCD, ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M, N, P lần lượt là
trung điểm trên BC, CD và SO.
a) Tìm giao tuyến của (MNP) và (SAC).
b) Tìm giao tuyến của (MNP) và (SAD).

II. XÁC ĐỊNH GIAO ĐIỂM GIỮA ĐƢỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG

1. Phƣơng pháp
Để tìm giao điểm của đường thẳng d và mặt phẳng (P), ta làm như sau:
Chọn mặt phẳng (Q) chứa d (giao tuyến của (Q) và (P) có sẵn
hoặc dễ tìm).



d’
d

Tìm giao tuyến d’ của 2 mặt phẳng (P) và (Q) (nếu chưa có
sẵn giao tuyến).
Giao điểm của d và d’ là giao điểm của d và (P).

P

Ví dụ 4: Cho hình chóp S.ABCD, ABCD có các cặp cạnh đối không song song. Gọi M, N
lần lượt là hai điểm trên SD và SB sao cho MN không song song với BD. Tìm
giao điểm của:
a) MN và (ABCD).
b) MN và (SAC).

Q


Ví dụ 5: Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của hai đoạn AC và BC.
Trên đoạn BD, lấy P sao cho NP và CD cắt nhau. Tìm giao điểm của:
a) CD và (MNP).
b) AD và (MNP).

Ví dụ 6: Cho hình chóp S.ABCD, ABCD là hình bình hành. Gọi M, N lần lượt là
trung điểm trên AB và SC.
a) Tìm giao điểm I của AN và (SBD).
b) Tìm giao điểm K của MN và (SBD).




×