Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Thúc đẩy giải quyết nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn quốc tế việt nam chi nhánh láng hạ (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.85 KB, 13 trang )

CHƯƠNG 1
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VỀ NỢ QUÁ HẠN VÀ GIẢI
QUYẾT NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Sự phát sinh và tác động của nợ quá hạn ở Ngân hàng Thương mại
1.1.1. Khái niệm và phân loại nợ quá hạn
1.1.1.1. Khái niệm nợ quá hạn
Nợ quá hạn là một khoản nợ mà người nhận tín dụng (khách hàng) đến hạn
phải trả cho Ngân hàng thương mại cả vốn và lãi theo cam kết, nhưng khách hàng
không trả được cho ngân hàng.
1.1.1.2. Phân loại nợ quá hạn
Thứ nhất, theo khả năng thu hồi thì được chia ra làm 3 nhóm nhỏ như sau:
Nợ quá hạn thông thường, nợ quá hạn khó đòi, nợ quá hạn không có khả
năng thu hồi.
Thứ hai, theo thời gian quá hạn: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, các
khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày,các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày,
các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
Thứ ba, theo biện pháp bảo đảm tiền vay : Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo,nợ
quá hạn không có tài sản đảm bảo
Thứ tư, theo thành phần kinh tế: Nợ quá hạn của các doanh nghiệp quốc
doanh, nợ quá hạn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,nợ quá hạn của cá
nhân
Thứ năm, theo nguyên nhân gây ra nợ quá hạn: Nợ quá hạn do nguyên nhân
khách quan, nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan, nợ quá hạn do nguyên nhân
chủ quan từ phía ngân hàng.
Thứ sáu, theo các căn cứ khác: Theo tính chất của khoản vay ,theo phương
pháp định tính: Nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất
vốn.



1.1.2. Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn


Do nguyên nhân chủ quan, đây chủ yếu là những nguyên nhân do Ngân hàng
phát sinh ra như trình độ yếu kém ngân hàng, kiểm soát nợ không kỹ…Bên cạnh
đó còn có nguyên nhân khách quan : có thể xảy ra từ phía nhà nước, khách hàng
hay từ chính bản thân Ngân hàng.
1.1.3. Tác động của nợ quá hạn
Tác động nợ quá hạn đến Ngân hàng, tác động nợ quá hạn đến Khách hàng
và tác động đến nền kinh tế:
+ Đối với ngân hàng thương mại
Thứ nhất, nợ quá hạn làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng thương mại.
Thứ hai, nợ quá hạn sẽ làm giảm uy tín của ngân hàng. Thứ ba, nợ quá hạn ảnh
hưởng tiêu cực đến khả năng thanh toán và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng.
Thứ tư, nợ quá hạn làm tăng chi phí cho Ngân hàng. Thứ năm, nợ quá hạn cản trở
quá trình hội nhập của các ngân hàng thương mại.
+ Đối với Khách hàng
Tăng chi phí lãi vay, giảm uy tín của Khách hàng
1.2. Nguyên lý xác định và giải quyết nợ quá hạn tại Ngân hàng Thương mại
1.2.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh về nợ quá hạn tại Ngân hàng Thương mại
Thứ nhất, Tổng số nợ quá hạn
Tổng nợ quá hạn được tính bằng những cách như sau:
a, Nợ quá hạn theo các nguồn vay:
V=
Trong đó: V là tổng nợ quá hạn
: là nợ quá hạn theo các nguồn vay
b, Nợ quá hạn theo thời gian
V=

+

: nợ quá hạn thời gian là ngắn hạn hoặc trung hạn



: nợ quá hạn thời gian là dài hạn
c, Nợ quá hạn theo các khoản
V=

+

: nợ quá hạn các khoản 1,2
: nợ quá hạn các khoản 3,4,5
Thứ hai, Tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ quá hạn/tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng
Thứ ba, Tỷ lệ nợ khó đòi/ tổng dự nợ và nợ khó đòi/ nợ quá hạn
Các chỉ số này phản ánh chỉ tiêu tương đối của nợ khó đòi
Thứ tư, Tỷ lệ dự phòng rủi ro/nợ quá hạn
Tỷ lệ này cho biết quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các
khoản nợ quá hạn khi chúng chuyển thành các khoản cho vay không thu hồi được
vốn.
1.2.2. Cơ sở pháp lý giải quyết nợ quá hạn tại Ngân hàng Thương mại
Theo các quy định của Nhà nước, các hướng dẫn giải quyết nợ quá hạn của
Ngân hàng Thương mại.
1.2.3. Quy trình giải quyết nợ quá hạn tại Ngân hàng thương mại
Thứ nhất, quy trách nhiệm đòi nợ đối với cán bộ tín dụng
Thứ hai, đàm phán với khách hàng
Thứ ba, bán tài sản đảm bảo, đòi nợ người bảo lãnh
Thứ tư, kiện ra tòa
Thứ năm, bán các khoản nợ
Thứ sáu, bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro
Thứ bảy, sự trợ giúp của Chính phủ
Thứ tám, xóa nợ
1.2.4. Hình thức mua bán xử lý nợ quá hạn tại các Ngân hàng Thương mại

Khoanh nợ là tuyên bố của chủ nợ rằng một số nợ không có khả năng được
thu hồi.


Dãn nợ Giãn nợ: là việc hoãn lại các khoản nợ phải trả, đồng thời áp dụng
thời gian đáo hạn mới (kéo dài hơn) đối với khoản nợ được hoãn
Đảo nợ: đây là hình thức "vay để trả nợ", có thể Khách hàng đi vay đến ngân
hàng mình đang nợ tiền để vay khoản tiền mới và trả cho khoảng nợ cũ, hoặc cũng
có thể vay nợ ngân hàng này để trả nợ ngân hàng kia.
Thu hồi nợ: là yêu cầu khách nợ thanh toán cho chủ nợ các khoản tiền, tài
sản khác đến hạn/quá hạn mà khách nợ phải trả cho chủ nợ theo Hợp đồng hoặc
thỏa thuận giữa chủ nợ và khách nợ hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền.
Thu hồi nợ từ bảo lãnh: đây là hình thức thu hồi nợ của nhưng Khách hàng
khi vay có người đứng ra bảo lãnh.

1.3. Kinh nghiệm giải quyết nợ quá hạn của một số Ngân hàng Thương
mại và kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt
Nam:
Như ngân hàng Bắc Á chi nhánh Hà Nội, ngân hàng BIDV chi nhánh
Quảng Ninh, Ngân hàng Hàng hải chi nhánh Hà Nội.Từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT NỢ QUÁ HẠN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ
VIỆT NAM CHI NHÁNH LÁNG HẠ
2.1. Thực trạng nợ quá hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc
tế Việt Nam chi nhánh Láng Hạ
Nợ quá hạn là một trong những nguyên nhân rủi ro tiểm ẩn luôn gắn liền với

hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nó chỉ có thể phòng ngừa, hạn chế chứ
không thể loại bỏ nợ quá hạn khỏi Ngân hàng. Đối với nước ta hiện nay, nếu nợ


quá hạn trên tổng dư nợ mà lớn hơn 10% thì được cho vào tình trạng báo động,
nếu tỷ lệ này nằm trong khoảng từ 3% đến 10% thì được cho là có thể chấp nhận
được, còn tỷ lệ này mà nhỏ hơn 3% thì được cho là hoạt động tín dụng tốt. Đó là
trên lý thuyết, nhưng trên thực tế việc đạt được tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ
là dưới 3% thường là rất khó, thông thường hiện nay các Ngân hàng có tỷ lệ này
nằm trong khoảng từ 3% đến 10%.
Nợ quá hạn liên tục tăng cao; năm 2008 là 33,62 tỷ đồng, đến năm 2010 đã
tăng lên 36,75 tỷ đồng và đến năm 2012 con số này đã tăng lên đến 38,36 tỷ đồng.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do tổng lượng dư nợ của chi nhánh trong
những năm qua là tăng tương đối nhanh, trong vòng 5 năm mà tổng dư nợ đã tăng
lên 1,72 lần. Bên cạnh đó còn do trong những năm vừa qua các doanh nghiệp
trong tình trạng khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó
khăn chính vì vậy mà khả năng trả nợ càng trở nên khó khăn hơn.
Với tỷ lệ nợ quá hạn vẫn thuộc vào loại tương đối cao; năm 2008 là cao nhất
là 7,63% và năm 2009 là 6,84%. Với tình trạng tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức cao
như này Ngân hàng cũng như chi nhánh đã đưa ra định hướng là chỉ cho vay các
khách hàng truyền thống, các khách hàng đã khẳng định được uy tín về năng lực
tài chính, đối với những khách hàng khác việc lựa chọn cho vay thường phải khắt
khe hơn trong việc thẩm định các phương án kinh doanh cũng như phương án trả
nợ cho Ngân hàng. Chính vì những quyết định đúng đắn này mà tỷ lệ này trong
những năm qua liên tục giảm xuống ; năm 2008 là 7,63%, năm 2010 là 6,26% đến
năm 2012 chỉ còn 5,05%. Tuy nhiên, con số này vẫn thuộc loại cao đây vẫn là điều
thách thức đối với Chi nhánh nói riêng và với Ngân hàng nói chung trong những
năm sắp tới.
Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn có sự biến động qua các năm, nhưng mức tỷ lệ nợ
quá hạn của Chi nhánh vẫn ở mức an toàn không ảnh hưởng nhiều đến tình hình

hoạt động của Chi nhánh. Do vậy, Chi nhánh vẫn là một trong những Chi nhánh
có uy tín trên địa bàn.
Phân loại nợ quá hạn


Nợ quá hạn theo nguyên nhân
Nợ quá hạn phát sinh chủ yếu do khách hàng và con số này thường chiếm
trên 60%; lớn nhất vẫn là năm 2010 với số tiền là 26,46 tỷ đồng con số này đang
có xu hướng giảm dần, đến năm 2012 là 24,55 tỷ đồng. Trong những năm 2009,
2010 nguyên nhân từ phía khách hàng tăng cao là do nền kinh tế nước ta chịu ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế làm nhiều doanh
nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, đã làm cho nhiều Ngân hàng rơi vào tình
trạng báo động và các doanh nghiệp rất khó tiếp cận được đến nguồn vốn vay từ
phía Ngân hàng và nến vay được nguồn vốn này thì cũng phải chịu với lãi suất
cao. Điều này gây ra tình trạng nhiều doanh nghiệp chấp nhận thua lỗ để tiếp tục
sản xuất kinh doanh. Những năm gần đây nền kinh tế cũng đi vào ổn định dần thì
nợ quá hạn do nguyên nhân này cũng giảm dần.
Nợ quá hạn theo tài sản đảm bảo
Phần lớn dư nợ vay của Chi nhánh đều có tài sản đảm bảo cho những khoản
cho vay của mình, con số này đang có xu hướng ngày càng tăng dần; thấp nhất là
những năm 2008 và 2009 chiếm 90,10% và 91,48% lý do chính là lúc này nền
kinh tế nước ta đang chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nên Chi nhánh muốn
giữ ở mức lợi nhuận cao nên có sự mạo hiểm ở đây. Trong những năm gần đây,
khi mà nền kinh tế nước nhà chịu mức làm phát cao trong những năm 2010 và
2011 thì nợ quá hạn có tài sản tăng cao là 92,83% và 94,25%, tỷ lệ này tăng để
đảm bảo Chi nhánh thu hồi được nợ. Chính vì kinh nghiệm của những năm trước
để lại, năm 2012 nợ quá hạn có tài sản đảm bảo cũng đã tăng lên đến con số
95,48%. Điều này chứng tỏ Chi nhánh còn nhiều cơ hội để thu hồi các khoản nợ
của mình.
Nợ quá hạn tính theo các thành phần kinh tế

Tỷ lệ kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm vị trí thứ hai
là kinh tế quốc doanh và chiếm vị trí cuối cùng là kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài.


Thành phần kinh tế quốc doanh, tỷ lệ nợ quá hạn thường chiếm trên 20%;
cao nhất là năm 2010 là 23,58%, năm cao thứ 2 là 2008 chiếm 23,27%, những
năm gần đây thì khu vực kinh tế quốc doanh lại có xu hướng giảm xuống, năm
2012 chỉ còn 20,78%. Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế quốc doanh chủ
yếu là các doanh nghiệp xây dựng cơ bản. Nguyên nhân của việc phát sinh nợ quá
hạn này là do các công trình xây dựng có nguồn vốn đầu tư lớn, nhưng quá trình
thanh toán từ Ngân sách nhà nước lại rất chậm, điều này đã làm cho các doanh
nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong các thanh toán các khoản nợ của mình. Bên
cạnh đó, nhiều công trình xây dựng cơ bản tuy đã hoàn tất, bàn giao, và đã được
nghiệm thu nhưng quá trình thanh quyết toán công trình mất rất nhiều thời gian và
thủ tục rườm rà. Chính vì vậy các doanh nghiệp rất lâu mới nhận được tiền của
chủ đầu tư, dẫn đến nợ quá hạn đối với Chi nhánh. Điều này không những ảnh
hưởng lớn đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp
này mà còn ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của Chi nhánh.
Nợ quá hạn tính theo thời gian
Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh tập trung chủ yếu là dưới 180 người, số này
có xu hướng tăng lên; năm 2008 chiếm 90% đến năm 2012 chiếm 94,96%. Đây là
những khoản nợ còn có khả năng đòi được nếu áp dụng các biện pháp thích hợp,
nhằm thu lại vốn của Chi nhánh. Đây cũng là tín hiệu mừng vì Chi nhánh đã áp
dụng đúng và thích hợp các biện pháp thu hồi nợ quá hạn.
Nợ quá hạn theo khả năng thu hồi
Khả năng thu hồi được toàn bộ là rất ít chỉ chiếm trên 35%, đây là điều đáng
ngại của Chi nhánh. Con số này là tương đối thấp và thấp nhất là năm 2010 với
con số là 35,21% đây là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên khả năng
thu hồi toàn bộ xuống thấp nhất. Chỉ tiêu này ngày càng được cải thiện dần năm

2011 đã tăng lên 36,425% và năm 2012 là 37,26% một phần là nền kinh tế đang đi
vào ổn định, không còn nhiều doanh nghiệp bị phá sản. Thêm vào đó Chi nhánh đã
thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm nợ quá hạn, đây là tín hiệu mừng cho


Chi nhánh, điều này chứng tỏ các biện pháp này đã phát huy tác dụng và đem lại
hiệu quả cho chi nhánh.
Tỉ lệ nợ quá hạn mà thu được một phần vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Tỉ lệ
này cao nhất vào những năm 2008 và năm 2011 trên 42% và đến năm 2012 chỉ
tiêu này đã giảm xuống còn 41,35%. Đây là do kết quả của việc giải quyết nợ quá
hạn bằng tài sản đảm bảo nhưng số tài sản đảm bảo vẫn chưa đủ thanh toán được
các khoản nợ mà khách hàng đang nợ của chi nhánh.
Tỷ lệ nợ quá hạn mà mất trắng đã giảm cả về tỷ lệ và số lượng đây là thành
công của công tác thẩm định tài chính của nhân viên tín dụng của Chi nhánh,
những Khách hàng có tính chất lừa đảo giảm xuống, Khách hàng sử dụng vốn sai
mục đích cũng giảm xuống do sự giám sát sát sao của nhân viên tín dụng Trong
những năm tới Chi nhánh cần kiểm tra kỹ hơn nữa tình hình cho vay vốn của minh
để giảm tỷ lệ nợ quá hạn mất trắng xuống, tránh gây thất thoát vốn kinh doanh.
Phân tích nợ quá hạn theo thời gian vay
Nợ quá hạn trung dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nợ quá hạn
của Chi nhánh, nguồn vốn trung và dài hạn chủ yếu là các doanh nghiệp vay vốn
để kinh doanh sản xuất, cá nhân vay vốn để kinh doanh chủ yếu là nợ ngắn hạn.
Nợ quá hạn ngắn hạn có xu thế giảm xuống, năm 2008 chiếm 40,24% trong
tổng nợ quá hạn của Chi nhánh, nhưng đến năm 2012 con số này đã giảm đi chỉ
còn 38,21%. Đây là kết quả của sự kiểm soát nợ quá hạn của các nhân viên tín
dụng của Chi nhánh, các nhân viên đã thực sự ý thức được việc giảm nợ quá hạn
của mình và đây cũng liên quan đến lợi ích của các thành viên tín dụng của Chi
nhánh.
Nợ quá hạn trung dài hạn lại có xu hướng tăng lên, năm 2008 là 59,76% đến
năm 2012 con số này đã tăng lên là 61,79% trong tổng nợ quá hạn của Chi nhánh.

Đây là do các Khách hàng của Chi nhánh mà chủ yếu là các công ty có xu hướng
nợ quá hạn tăng lên một phần nguyên nhân do Khách hàng làm ăn bị thua lỗ do
điều kiện khách quan do nước ta vẫn đang khoảng thời gian kinh tế khó khăn. Bên


cạnh đó, đây cũng là do các Khách hàng này dùng vốn sai mục đích dẫn đến tình
trạng thua lỗ và gây ra tình trạng nợ quá hạn của Chi nhánh.

2.2. Thực trạng giải quyết nợ quá hạn tại Ngân hàng Thương mại quốc
tế Chi nhánh Láng Hạ
Việc thu nợ quá hạn của Chi nhánh ngày càng được tăng lên, đây là kết quả
đáng khích lệ đối với toàn bộ cán bộ của Chi nhánh. Năm 2009 là năm thu được ít
nợ quá hạn nhất, tức là thu được 12,12 tỷ đồng, năm đây là do năm 2009 ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên việc thu nợ quá hạn gặp rất nhiều khó
khăn, bước sang năm 2010 số nợ quá hạn được thu về tăng lên là 15,51 tỷ đồng.
Đây là do Chi nhánh đã bắt đầu thực hiện mạnh mẽ các biện pháp giảm nợ quá hạn
xuống, chính vì vậy năm 2011 số nợ quá hạn được thu về là 17,04 tỷ đồng. Đến
năm 2012 số nợ quá hạn thu được lại giảm đi chỉ còn 15,3 tỷ đồng đây là do nhiều
đối tượng nợ quá hạn đã áp dụng các biện pháp nhưng không thu được nợ, đặc biệt
là sự gia tăng của tỷ lệ tội phẩm lừa đảo để chiếm dụng tài sản của Chi nhánh.
Biện pháp giảm nợ quá hạn của Chi nhánh: Cho vay đúng quy định, nâng
cao trình độ thẩm định, thiết lập quy trình kiểm soát nội bộ, cán bộ tín dụng
thường xuyên cập nhật tình hình khách hàng, giải quyết nợ bằng quỹ dự phòng rủi
ro.

2.3. Đánh giá giải quyết nợ quá hạn của Chi nhánh
2.3.1. Kết quả đạt được
Một là: Kết quả về công tác triển khai chỉ đạo thực hiện xử lý nợ
Hai là: Kết quả về tổ chức bộ phận xử lý, thu hồi nợ
Ba là: Kết quả về xây dựng chính sách xử lý nợ

Bốn là: Kết quả về xây dựng quy trình xử lý tài sản để thu hồi nợ

2.3.2. Những hạn chế
Một là:hạn chế về hiệu quả của biện pháp thu hồi nợ trực tiếp
Hai là:hạn chế về tỷ lệ nợ quá hạn tại Chi nhánh


Ba là: hạn chế về sự phối hợp giải quyết nợ quá hạn giữa các bộ phận
và về các biện pháp xử lý nợ.

2.3.3. Nguyên nhân chính dẫn đến tình hình nợ quá hạn tại Chi
nhánh
a. Nguyên nhân từ phía khách hàng
Thứ nhất, khách hàng đã cố tình lừa Chi nhánh
Thứ hai, năng lực quản lý, điều hành Doanh nghiệp của Ban lãnh đạo chưa
tốt.
Thứ ba, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích
b. Nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách
Thứ nhất, Chính sách tỷ giá hối đoái
Thứ hai, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính
c. Nguyên nhân thuộc về Chi nhánh
Thứ nhất, trình độ và kinh nghiệm thẩm định của cán bộ tín dụng còn nhiều hạn
chế.
Thứ hai, đạo đức cán bộ tín dụng Chi nhánh không tốt
Thứ ba, khâu thực hiện quản lý khách hàng và kiểm soát sao cho vay của cán
bộ tín dụng chưa được tốt.

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY GIẢI QUYẾT NỢ QUÁ
HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC

TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH LÁNG HẠ
3.1. Phân tích và phân loại nợ quá hạn tại Chi nhánh
Trong quá trình phân tích nợ quá hạn, Chi nhánh cần phải thực hiện đúng các
nguyên tắc như sau: Tìm ra được nguyên nhân của từng khách hàng nợ quá hạn,
những khó khăn vướng mắc trong quá trình thu hồi nợ. Triển khai công tác thu nợ
quá hạn tới từng phòng, từng tổ, từng cá nhân để có được cái nhìn tổng quát. Phân


tích các khoản nợ quá hạn phải được thực hiện thường xuyên và liên tục theo thời
gian nhất định.Trong quá trình phân tích các khoản nợ quá hạn, cần phân chia nợ
quá hạn theo nhiều tiêu chí khác nhau như: thành phần kinh tế, phương thức cho
vay vốn, tài sản đảm bảo, khả năng thu hồi vốn…từ đó tổng hợp và đề ra phương
hướng giải quyết đối với từng khách hàng, từng khản nợ cụ thể.

3.2. Tăng cường hoạt động giải quyết nợ quá hạn
Như phân tích nợ quá hạn đúng nguyên tắc. Nâng cao hiệu quả của việc
trích lập và sử dụng quỹ dự phòng. Áp dụng biện pháp bán nợ quá hạn. Tăng
cường xử lý các khoản nợ quá hạn có tài sản đảm bảo.

3.3. Hoàn thiện tổ chức Thẩm định Tín dụng
Khoản tín dụng được đánh giá là tốt hay không phụ thuộc vào chất lượng và
hiệu quả của dự án mà khách hàng của Chi nhánh đang thực hiện. Chính vì vậy,
việc hạn chế các khoản nợ quá hạn phát sinh từ hoạt động cho vay, trước hết Chi
nhánh phải nâng cao hiệu quả công tác thẩm định những dự án mà khách hàng của
mình dự định đầu tư.

3.4. Đánh giá và lựa chon khách hàng
Chi nhánh cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình bằng cách: Chi
nhánh cần sàng lọc những đối tượng khách hàng thông qua hệ thống các kênh
thông tin thu thập từ phía khách hàng, tiến hành phân tích và xử lý các thông tin

liên quan về năng lực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, năng lực tài chính của
Khách hàng, uy tín của Khách hàng, từ đó xác định tính khả thi của những khoản
vay vốn đó có trả được gốc và lãi cho Chi nhánh không, để từ đó đưa ra quyết định
có cho vay hay không.

3.5. Thúc đẩy thu hồi các khoản nợ hiện nay
Thông qua quá trình kiểm tra, giám sát và quản lý nợ từ những khoản nợ vay
của Chi nhánh, Chi nhánh tiến hành phân loại chất lượng các khoản nợ vay này từ
đó đưa ra những biện pháp thích hợp để tiến hành việc thu hồi nợ.


3.6. Giải pháp nâng cao năng lực và trách nhiêm của cán bộ tín dụng tại
Chi nhánh
Nguồn nhân lực trở thành lực lượng lao động trực tiếp và nớ phát huy được
hiệu quả cao tring các doanh nghiệp. Chính vì vậy, Chi nhánh cần chu trọng đến
việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm hạn chế việc phát sinh và
tăng cường xử lý được những khoản nợ quá hạn.

3.7. Một số giải pháp giảm nợ quá hạn phát sinh
Tăng cường bộ phận thông tin và tư vấn khách hàng. Đa dạng hóa kinh
doanh. Tăng cường công tác nghiên cứu khách hàng. Biện pháp giãn nợ. Thực
hiện đồng tài trợ. Dự báo...



×