Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

So sánh một số giống dưa vàng và xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt cho giống dưa ưu tú (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.52 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ TRUNG HIẾU

SO SÁNH MỘT SỐ GIỐNG DƢA VÀNG
VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
TRỒNG TRỌT CHO GIỐNG DƢA ƢU TÚ

Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 60.62.01.10

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - NĂM 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Công trình đƣợc hoàn thành tại:
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS. Lê Sỹ Lợi
Phản biện 1:……………………………………………
…………………………………………….
Phản biện 2:……………………………………………
…………………………………………….
Phản biện 3……………………………………………
…………………………………………….

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn họp tại:


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
Ngày

tháng

năm 2015

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm Học liệu - Trƣờng Đại học Nông lâm
Thƣ viện Trƣờng Đại học Nông lâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Dưa vàng (Cucumis melo L) là một loại dưa thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae) là loài cây có thân mọc
bò, ra quả, có thời gian sinh trưởng ngắn và trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Dưa vàng
là loại cây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, có nhiều tác dụng trong việc bồi bổ sức khỏe kéo dài
tuổi thọ, trị hiệu quả một số chứng bệnh theo quan điểm của Y học dân gian. Giá trị dinh dưỡng của dưa phụ
thuộc nhiều vào giống. Dưa vàng chứa nhiều vitamin C và Potassium, những giống có vỏ màu vàng như
Cantaloupe chứa nhiều beta carotene, tiền tố của vitamin A.
Tuy nhiên việc sản xuất dưa vàng hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở nước ta dưa được
trồng theo quy mô hộ gia đình là chủ yếu, mang tính tự cung tự cấp, một số nơi đã hình thành vùng trồng dưa
theo hướng sản xuất hàng hóa nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là các loại dưa an
toàn chất lượng cao. Trồng dưa vàng ngoài đồng ruộng chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố môi trường
như sâu bệnh hại, điều kiện thời tiết bất thuận,… khiến cho cây dưa sinh trưởng, phát triển kém, năng suất,
chất lượng giảm. Hơn nữa, dưa vàng là cây trồng rất khó tính, nếu như canh tác ngoài đồng gặp mưa giai

đoạn gần thu hoạch nên năng suất và phẩm chất đều kém.
Việc trồng cây trong nhà lưới, nhà kính đã được thế giới áp dụng từ lâu, nhất là các nước ôn đới với
việc trồng rau, quả trong nhà kính để tạo ra điều kiện nhiệt độ thích hợp với sinh trưởng của cây. Đối với
nước ta kỹ thuật trồng dưa vàng trong nhà lưới mới được thực hiện mấy năm gần đây. Việc trồng dưa vàng
trong nhà lưới có một số đặc điểm sau:
Nhờ hệ thống lưới bao quanh nên cản trở được côn trùng xâm nhập nên hạn chế được việc phá hoại
của chúng, dẫn đến việc giảm tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Do đó trồng dưa vàng dễ dàng đạt tiêu
chuẩn an toàn và giá thành hạ, công chăm sóc giảm. Việc trồng dưa vàng rất thích hợp với điều kiện nhà lưới
do thời gian sinh trưởng ngắn, hệ số quay vòng nhanh, chăm sóc, bón phân đầy đủ năng suất rất cao dẫn đến
hiệu quả cao. Về mùa mưa do có lưới che nên khi mưa xuống lưới sẽ cản trở tốc độ rơi của mưa, lá cây ít bị
rách lá, nổ lá, màu sắc quả đẹp, ít bị thối, chất lượng đảm bảo hơn . Mặt khác trong nhà lưới nếu được đầu tư
hệ thống tưới phun tự động sẽ giảm đáng kể công lao động. Chính vì có nhiều có nhiều ưu điểm vượt trội
hơn so với canh tác ngoài đồng ruộng thông thường nên các mô hình sản xuất dưa vàng trong nhà lưới có
mái che cần thiết được áp dụng, đặc biệt với những giống dưa vàng mới.
Thị trường có rất nhiều giống, hầu hết là giống lai nhập nội, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng
cao thì càng nhiều giống mới được du nhập, người nông dân sẽ khó khăn trong việc chọn lựa giống thích
nghi. Việc nghiên cứu, tuyển chọn và phát triển các giống mới sẽ góp phần chủ động nguồn giống chất
lượng, phục vụ cho sản xuất.
Hiện nay có nhiều giống dưa vàng mới được nhập và trồng ở Việt Nam trong một vài năm gần đây
và đã cho kết quả khả quan về năng suất, chất lượng quả, giá thành bán cao do đó được người trồng trọt rất
quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề của sản xuất hiện nay là chúng ta chưa có được bộ giống tốt, chưa có quy trình
kỹ thuật phù hợp cho cây dưa nên năng suất, chất lượng của dưa vàng không cao trong đó nguyên nhân chính
có thể là do dinh dưỡng cung cấp cho cây và mật độ trồng chưa phù hợp với sự sinh trưởng của cây dưa
vàng. Nên việc lựa chọn phân bón, mật độ trồng và đề xuất mức phân bón, mật độ trồng thích hợp để tăng
năng suất và chất lượng dưa vàng là rất cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





2
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi tiến thành thực hiện đề tài: “So sánh một số giống dưa vàng
và xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt cho giống dưa ưu tú”.
2. Mục tiêu
Xác định được giống dưa vàng cho năng suất, chất lượng cao, thích hợp với vụ Xuân - Hè trồng trong
điều kiện nhà lưới mái che ở Thái Nguyên.
Xác định được mật độ trồng và tổ hợp phân bón hợp lý đối với giống dưa vàng ưu tú.
3. Yêu cầu của đề tài
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng, phát triển, tiềm năng cho năng suất của các
giống dưa vàng.
Đánh giá được một số chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu, bệnh hại, và khả
năng cho năng suất, chất lượng của giống dưa vàng triển vọng ở các mật độ trồng và tổ hợp phân bón khác
nhau.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
* Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học về khả năng sinh trưởng, phát triển của
một số giống dưa vàng làm cơ sở cho việc lựa chọn giống tốt và bố trí cơ cấu giống hợp lý. Kết quả cũng cho biết
được mật độ và mức phân bón hợp lý để tăng năng suất, phẩm chất cho giống dưa vàng triển vọng.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu đề tài thành công giúp tìm ra được loại giống dưa vàng tốt và mật độ trồng, tổ hợp phân
bón thích hợp nhất cho dưa nhằm tăng năng suất, chất lượng dưa.
Những kết quả thu được từ đề tài có thể được áp dụng khuyến cáo ngoài sản xuất giúp nông dân đem
lại hiệu quả kinh tế cao hơn và cung cấp sản phẩm dưa vàng cho thị trường đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng.

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.2. Nguồn gốc và phân loại

1.3. Giá trị dinh dƣỡng của dƣa và ý nghĩa kinh tế của dƣa
1.3.1. Giá trị dinh dưỡng của
1.3.2. Ý nghĩa kinh tế của dưa
1.4. Điều kiện ngoại cảnh
1.5. Tình hình nghiên cứu dƣa trên thế giới và trong nƣớc
1.5.1. Tình hình nghiên cứu cây dưa trên thế giới
1.5.2. Tình hình nghiên cứu cây dưa ở Việt Nam
1.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dƣa trên thế giới và trong nƣớc
1.6.1. Tình hình sản xuất dưa trên thế giới
1.6.2. Tình hình sản xuất dưa ở Việt Nam
1.7. Dinh dƣỡng đối với cây dƣa vàng
1.8. Mật độ trồng đối với cây dƣa vàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm 5 giống dưa vàng F1 do Công ty giống cây trồng Nông Hữu – Xã
Long An – Huyện Long Thành – Tỉnh Đồng Nai cung ứng:
* Kim Cô Nương : Giống chín sớm, kháng bệnh. Thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hoạch 30- 35
ngày. Trọng lượng trái bình quân: 1,0 – 1,5 kg. độ đường khoảng 15%.
* NH – 2798 : Thời gian từ ra hoa đến khi thu hoạch 35 - 40 ngày. Trọng lượng trái bình quân : 1,0 2,0 kg, độ đường 14 – 17%.
* Chu Phấn : Thời gian từ nở hoa đến thu hoạch 40 -50 ngày. Trọng lượng trái : 1,0 – 2,0 kg, độ
đường 15 – 18%.
* F86 – 2877 : Thời gian từ nở hoa đến thu hoạch 35 – 40 ngày. Trọng lượng trái bình quân : 1,0 – 1,5

kg, độ đường 13 – 16%.
* Phụng Tiên : Thời gian từ hoa đến thu hoạch 30 – 35 ngày. Trọng lượng trái bình quân : 0,8 – 1,3
kg, độ đường từ 16 – 19%.
- Vật liệu nghiên cứu : Phân hữu chuồng, Đạm urê, Kali Clorua, Supe lân, vôi.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Khu Công nghệ tế bào, viện khoa học sự sống, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Thời gian: Từ tháng 3/2013 đến tháng 6/2015.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống dưa vàng tại trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống
dưa vàng Kim Cô Nương.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống dưa vàng
Kim Cô Nương.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
* Thí nghiệm 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống dưa vàng tại trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
+ Thời gian: Vụ Xuân - Hè 2013.
+ Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 5
công thức, 3 lần nhắc lại.
+ Diện tích ô thí nghiệm: 2,4 x 5 = 12 m2 (không kể rãnh)
+ Tổng diện tích: 12 m x 5 công thức x 3 lần nhắc lại = 180 m2
Sơ đồ thí nghiệm
Dải bảo vệ
Dải

CT3

CT1


CT4

CT5

CT2

Dải

bảo

CT4

CT3

CT2

CT1

CT5

bảo

vệ

CT5

CT2

CT4


CT3

CT1

vệ

Dải bảo vệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
Các công thức thí nghiệm:
CT1(Đ/c): Kim Cô Nương
CT2: F86- 2877
CT3: Phụng Tiên
CT4: NH- 2798
CT5: Chu Phấn
* Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến khả năng sinh trưởng, phát
triển của giống dưa vàng Kim Cô Nương.
- Thời gian: Vụ Xuân - Hè năm 2014.
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3
công thức, 3 lần nhắc lại.
- Diện tích ô thí nghiệm : 2,4 x 5 = 12 m2 (không kể rãnh)
+ Tổng diện tích: 12 m x 3 công thức x 3 lần nhắc lại = 108 m2
Sơ đồ thí nghiệm
Dải bảo vệ

Dải
bảo vệ

CT 3

CT 1

CT 2

CT 1

CT 2

CT 3

CT 2

CT 3

CT 1

Dải
bảo vệ

Dải bảo vệ
Các công thức thí nghiệm:
- Công thức 1: 105 N + 90 P2O5 + 105 K2O + nền
- Công thức 2 (Đ/c): 120 N + 100 P2O5 + 120 K2O + nền
- Công thức 3: 135 N + 110 P2O5 + 135 K2O + nền
Nền: 5 tấn phân chuồng + 300 kg vôi bột/ha

* Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống
dưa vàng Kim Cô Nương
- Thời gian: Vụ Xuân - Hè năm 2015
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD)
với 3 công thức, 3 lần nhắc lại.
+ Diện tích ô thí nghiệm: 2,4 x 5 = 12 m2 (không kể rãnh)
+ Tổng diện tích: 12 m x 3 công thức x 3 lần nhắc lại = 108 m2
Dải bảo vệ
Dải
bảo vệ

CT 2

CT 1

CT 3

CT 1

CT 3

CT 2

CT 3

CT 2

CT 1

Dải bảo vệ

Trong đó:
- Công thức 1 : 0,75 m x 0,3 m. ( 44.000 cây/ha)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



Dải
bảo vệ


5
- Công thức 2(Đ/c) : 0,75 m x 0,4 m. ( 33.000 cây/ha)
- Công thức 3 : 0,75 m x 0,5 m. ( 26.000 cây/ha)
2.4.2. Các biện pháp kỹ thuật trồng trọt
* Thời vụ gieo trồng:
* Mật độ, khoảng cách: (thí nghiệm mật độ trồng theo công thức)
* Phân bón và phương pháp bón : (thí nghiệm phân bón theo công thức thí nghiệm)
* Chăm sóc sau trồng:
* Tỉa nhánh:
* Một số sâu bệnh hại dưa:
2.4.3. Các chi tiêu và phương pháp theo dõi
2.4.3.1. Thời kỳ vườn ươm
- Ngày gieo hạt.
- Ngày mọc: Ngày có 50% số cá thể mọc trên mặt đất.
- Ngày trồng
- Ngày ra 2 lá thật.
- Tình hình sâu bệnh hại
2.4.3.2. Thời kỳ sau trồng
* Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển:

- Thời gian sinh trưởng : Từ khi gieo đến khi kết thúc thu hoạch.
- Ngày ra tua: là ngày có 50% số cây/ô xuất hiện tua.
- Ngày ra hoa: Ngày có 50% số cây trên 1 ô có hoa đầu.
- Ngày đậu quả: Ngày có 50% cây trên 1 ô đậu quả.
- Ngày thu quả đợt 1: Ngày có 50% cây trên 1 ô có quả chín để thu hoạch.
- Ngày kết thúc thu hoạch: Ngày có ¾ số cây trên 1 ô đã thu hoạch hết quả thương phẩm.
* Các chỉ tiêu sinh trưởng
- Động thái tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cuối cùng (cm): Đo từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng.
- Động thái ra lá và số lá trên thân chính: Đếm số lá thật từ gốc đến đỉnh sinh trưởng có lá nhỏ nhất từ
2cm trở lên, đếm, đo 5 cây /lần nhắc lại.
- Số hoa trên thân chính, số hoa/cây.
* Tình hình sâu bệnh hại :Theo dõi bệnh lở cổ rễ, héo dây, sâu ăn tạp
Tình hình sâu bệnh hại được đánh giá bằng mức độ nhiễm sâu bệnh và một số bệnh phát sinh trong
quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
- Theo dõi thành phần các đối tượng sâu bệnh gây hại: 10 ngày một lần, quan sát toàn bộ thân cây để
phát hiện các loài sâu, bệnh hại. Thu thập các bộ phận bị hại như hoa, quả rụng, các bộ phận thân cành rời,
đem bổ ra để phân loại các loài sâu, bệnh hại.
- Theo dõi thời điểm bắt đầu phát sinh của một số đối tượng gây hại chính: là thời điểm bắt đầu phát
hiện loài đó.
- Mức độ nhiễm bệnh của các giống với một số bệnh hại chính.
-

: Rất ít phổ biến (tần suất bắt gặp < 5%)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6

+ : Ít phổ biến (tần suất bắt gặp từ 5 – 19%)
++ : Phổ biến (tần suất bắt gặp từ 20 – 50%)
+++: Rất phổ biến (tần suất bắt gặp > 50%)
*Kiểu sinh trưởng
- Hữu hạn: Cây ra hoa rộ, thân chính ngừng sinh trưởng.
- Vô hạn : Cây ra hoa rộ, thân chính vẫn tiếp tục sinh trưởng.
- Bán hữu hạn: Trung gian giữa hữu hạn và vô hạn.
* Các chỉ tiêu về năng suất, yếu tố cấu thành năng suất.
- Số hoa/cây: Đếm tổng số hoa / cây.
- Tổng hoa cái/ cây (hoa): Đếm số hoa trên cây
- Tổng hoa đực/cây (hoa): Đếm số hoa trên cây
- Tỉ lệ đậu quả (%) = tổng số quả đậu/tổng số hoa cái/cây x 100.
- Số quả trung bình/cây ( quả) =

Tổng số quả thu được
Số cây cho thu hoạch

- Khối lượng quả/cây (kg):Tổng khối lượng quả thu trên cây khi quả chín (kg).
- Khối lượng trung bình/ quả = tổng khối lượng quả các đợt thu/ tổng số quả thu hoạch.
- Năng suất lý thuyết ( tấn/ha) = khối lượng trung bình quả x số quả trung bình trên cây x mật độ
trồng.
- Năng suất thực thu (tấn/ha) = tổng khối lượng quả thực thu/ô thí nghiệm, sau đó quy ra tấn/ha.
* Các chỉ tiêu về hình thái, kích thước quả.
Đo đếm các chỉ tiêu quả sau thu hoạch khi quả chín, không quá 3 ngày sau khi thu hoạch.
- Chiều cao quả (cm): Đo mặt cắt dọc từ đáy quả đến đỉnh quả của 5 quả ngẫu nhiên/ô.
- Đường kính quả (cm): Đo đường kính mặt cắt ngang phần lớn nhất của quả khi quả chín, đo trên 5
quả ngẫu nhiên/ô.
- Màu sắc quả : Quan sát khi quả chín.
- Độ Brix: Đo trên máy Refractometer (chiết quang kế).
2.4.4. Xử lý số liệu

- Số liệu được xử lý bằng phần mềm IRRISTAT trên máy vi tính.
- Đồ thị, biểu đồ được vẽ bằng chương trình Microsoft Excel.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khả năng sinh trƣởng, phát triển của một số giống dƣa vàng thí nghiệm tại trƣờng Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên
3.1.1. Khả năng sinh trưởng của một số giống dưa vàng thí nghiệm ở giai đoạn vườn ươm
3.1.1.1. Thời gian sinh trưởng của một số giống dưa vàng thí nghiệm ở giai đoạn vườm ươm
Bảng 3.1: Các thời kỳ sinh trưởng của các giống dưa thí nghiệm trong
giai đoạn vườn ươm
Thời gian từ gieo đến…..(ngày)

Giống
Mọc

1 lá thật

2 lá thật

Tuổi cây con

Kim Cô Nương (đ/c)


2

5

8

10

F86- 2877

3

6

9

10

Phụng Tiên

2

5

8

10

NH- 2798


2

5

8

10

Chu Phấn

3

6

9

10

*Thời gian từ gieo đến mọc
Qua bảng 3.1 ta thấy thời gian từ gieo đến mọc của các giống thí nghiệm khác nhau là không nhiều. Giống Phụng
Tiên và NH2798 có thời gian từ gieo đến mọc sớm nhất là 2 ngày, tương đương với giống đối chứng. Giống F86- 2877
và Chu Phấn có thời gian từ gieo đến mọc là 3 ngày, dài hơn đối chứng 1 ngày.
* Thời gian từ gieo đến khi có 1 lá thật
Sau khi mọc cây bước vào thời kỳ tự dưỡng. Cây tự hút nước và các chất dinh dưỡng trong đất để
tổng hợp nên các chất để phục vụ cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Để tự tổng hợp được các chất
thì cây cần phải có các lá thật. Quá trình hình thành lá thật của các giống khác nhau là khác nhau nhưng sự
sai khác đó giữa các giống thí nghiệm không nhiều.
Thời gian từ gieo đến khi có 1 lá thật của các giống là 5 – 6 ngày. Giống Phụng tiên và NH-2798 có
thời gian từ gieo đến 1 lá thật ngắn nhất là 5 ngày tương tự như giống đối chứng. Các giống còn lại có thời
gian từ gieo đến 1 lá thật là 6 ngày, dài hơn giống đối chứng 1 ngày.

* Thời gian từ gieo đến khi có 2 lá thật là 8 – 9 ngày. Giống Phụng tiên và NH-2798 có thời gian từ
gieo đến 1 lá thật ngắn nhất là 8 ngày tương tự như giống đối chứng. Các giống còn lại có thời gian từ gieo
đến 1 lá thật là 9 ngày, dài hơn giống đối chứng 1 ngày.
* Thời gian từ gieo đến khi trồng của các giống dưa thí nghiệm đều là 10 ngày.
3.1.1.2. Chiều cao cây của các giống dưa thí nghiệm ở giai đoạn vườn ươm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8
Bảng 3.2: Chiều cao cây qua các thời kỳ sinh trưởng của các giống dưa thí nghiệm trong giai đoạn vườn
ươm
Đơn vị: cm
Chiều cao cây ở thời kỳ… (cm)
Giống
1 lá

2 lá

Khi trồng

Kim Cô Nương (đ/c)

3,2

5,7

6,5


F86- 2877

3,0

4,5

5,6

Phụng Tiên

3,2

5,7

6,3

NH- 2798

3,0

4,7

6,3

Chu Phấn

3,1

4,3


5,5

Qua bảng 3.2 ta thấy chiều cao cây của các giống khác nhau là khác nhau. Ở giai đoạn 1 lá thật sự
chênh lệch về chiều cao của các giống là không nhiều, giống Phụng Tiên có chiều cao cây lớn nhất, đạt 3,2
cm tương đương giống đối chứng. Giống chu phấn có chiều cao cây đạt 3,1 cm, thấp hơn giống đối chứng
0,1 cm. Giống F86- 2877 và NH- 2798 có chiều cao cây đạt 3,0 cm, thấp hơn giống đối chứng 0,2 cm.
Giai đoạn 2 lá thật, giống Phụng tiên có chiều cao lớn nhất là 5,7 cm, bằng chiều cao cây của giống
Kim Cô Nương. Các giống khác có chiều cao cây thấp hơn giống đối chứng, trong đó giống giống Chu Phấn
có chiều cao thấp nhất là 4,3 cm, thấp hơn giống đối chứng 1,4 cm.
Chiều cao cây của các giống dưa trước khi trồng dao động từ 5,5- 6,5 cm. Các giống dưa vàng thí
nghiệm đều có chiều cao cây khi trồng thấp hơn giống đối chứng. Trong đó giống Phụng tiên và NH-2798 có
chiều cao cây cao nhất là 6,3 cm nhưng vẫn thấp hơn giống đối chứng 0,2 cm. Giống có chiều cao cây thấp
nhất là giống Chu Phấn đạt 5,5 cm, thấp hơn giống đối chứng 1,0 cm.
Trong thời kỳ này các giống đều cho cây mập, sạch bệnh. Như vậy các giống dưa tham gia thí
nghiệm đều đủ tiêu chuẩn để đưa ra sản xuất và đảm bảo cây con sau trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
3.1.2. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của một số giống dưa thí nghiệm giai đoạn sản xuất, vụ Xuân - Hè
2013 tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Bảng 3.3: Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của một số giống dưa vàng thí nghiệm vụ Xuân - Hè
2013 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Đơn vị: ngày
Thời gian từ trồng đến…
Giống

Ra
tua

Ra hoa

Đậu quả


Quả chín

Tổng thời
Kết thúc

gian sinh

thu hoạch

trƣởng

Kim Cô Nương (đ/c)

11

30

37

62

77

87

F86- 2877

13


33

40

68

84

94

Phụng Tiên

12

31

38

66

82

92

NH- 2798

11

31


37

64

79

89

Chu Phấn

11

33

41

74

89

99

* Thời gian từ trồng đến ra tua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9

Tua cuốn đóng vai trò rất quan trọng đối với dưa trồng giàn. Tua cuốn giúp cây bám chặt vào giàn,
giúp cây không bị đổ gãy. Thời gian ra tua đóng vai trò quan trọng đối với các giống dưa đặc biệt là đối
với giống dưa trồng bằng giàn. Biết được thời gian ra tua của các giống dưa để ta xác định thời gian bắc
giàn cho dưa.
Qua bảng 3.3 ta thấy các giống có thời gian từ trồng đến ra tua dao động từ 11 – 13 ngày. Giống NH2798 và Chu phấn ra tua sớm nhất là 11 ngày, cùng thời gian với công thức đối chứng. Giống Phụng tiên ra
tua sau trồng 12 ngày, muộn hơn đối chứng 1 ngày. Giống F86-2877 ra tua sau trồng 13 ngày, muộn hơn đối
chứng 2 ngày.
* Thời gian từ trồng đến ra hoa
Sự ra hoa là điều kiện tiên quyết hình thành quả. Nếu ra hoa chậm sẽ dẫn đến ra quả chậm. Để cây ra
hoa quả sớm thì phải giảm thời gian sinh trưởng sinh dưỡng. Nếu kéo dài thời gian sinh trưởng sinh dưỡng sẽ
tạo điều kiện tạo ra số lượng lá lớn và diện tích lá lớn hơn để hỗ trợ cho hoa quả phát triển tốt.
Qua bảng 4.3 ta thấy thời gian từ trồng đến nở hoa của các giống biến động từ 30- 33 ngày sau trồng.
Các giống dưa vàng thí nghiệm đều ra hoa muộn hơn giống đối chứng từ 1 – 3 ngày. Giống Phụng tiên và
NH-2798 ra hoa sớm nhất là 31 ngày sau trồng, muộn hơn giống đối chứng 1 ngày. Các giống còn lại có thời
gian từ trồng đến ra hoa là 33 ngày, muộn hơn giống đối chứng 3 ngày
* Thời gian từ trồng đến đậu quả, chín và thu hoạch
Qua bảng 4.3 cho thấy các giống khác nhau có thời gian đậu quả khác nhau biến động từ 37- 41 ngày
sau trồng. Giống Phụng tiên có thời gian đậu quả sớm nhất là 38 ngày sau trồng, sớm hơn giống đối chứng 1
ngày. Giống Chu phấn có thời gian từ trồng đến ra hoa muộn nhất là 41 ngày, muộn hơn giống đối chứng 4
ngày. Các giống còn lại có thời gian từ trồng đến ra hoa muộn hơn giống đối chứng từ 2 – 3 ngày.
Thời gian từ trồng đến quả chín của các giống đưa vàng thí nghiệm dao động từ 62 – 74 ngày. Giống
NH - 2798 được thu quả sớm nhất là 64 ngày, sớm hơn giống đối chứng 2 ngày. Giống Chu phấn có thời gian từ
trồng đến chín muộn nhát là 74 ngày, muộn hơn giống đối chứng 12 ngày. Các giống còn lại có thời gian từ trồng
đến quả chín là 66 – 68 ngày, muộn hơn giống đối chứng 4 – 6 ngày.
* Tổng thời gian sinh trƣởng
Nhìn vào bảng trên ta thấy thời gian sinh trưởng của các giống dưa từ khi gieo đến khi kết thúc thu
hoạch dao động trong khoảng 88-99 ngày, trong đó giống Kim Cô Nương có thời gian sinh trưởng ngắn nhất
87 ngày, tiếp đó đến giống NH – 2798 ( 89 ngày) và muộn nhất là giống Chu Phấn 99 ngày.
3.1.3. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống dưa vàng thí nghiệm vụ Xuân - Hè 2013
tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Bảng 3.4: Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của một số giống dưa vàng thí nghiệm vụ Xuân - Hè
2013 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Chiều cao cây ở giai đoạn… ngày sau trồng (cm)

Giống
Kim Cô Nương
(đ/c)
F86- 2877
Phụng Tiên
NH- 2798
Chu Phấn
P
LSD0,05
CV(%)

18

23

28

33

38

42

24,7

62,0


112,8

178,7

231,5

259,9

23,8
24,2
24,6
24,0
<0,05
0,9
2,8

45,8
52,1
55,8
48,5
< 0,05
1,7
2,3

99,9
107,7
109,0
99,2
< 0,05

4,1
2,7

145,7
167,4
169,2
157,0
< 0,05
7,7
3,2

198,6
210,5
219,8
197,7
< 0,05
4,2
1,3

225,0
232,8
249,8
221,2
< 0,05
5,9
1,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





10
Qua bảng 3.4 cho ta thấy chiều cao của các giống dưa vàng thí nghiệm tăng rất nhanh theo thời gian
sinh trưởng. Thời kỳ sau trồng 18 ngày, chiều cao cây đạt từ 23,8 - 24,7 cm, đến 42 ngày sau trồng đã tăng
lên 221,2 – 259,9 cm.
* Giai đoạn sau trồng 18 ngày: Chiều cao cây của các giống dưa vàng thí nghiệm dao động trong
khoảng 23,8 - 24,7 cm. Chiều cao cây của các giống dưa vàng thí nghiệm đều tương đương nhau và cũng
không có sai khác so với giống đối chứng.
* Giai đoạn sau trồng 23 ngày: Chiều cao cây của các giống dưa vàng thí nghiệm dao động trong
khoảng 45,8 - 62,0 cm. Các giống dưa vàng thí nghiệm đều có chiều cao cây thấp hơn chắn chắn giống đối
chứng ở mức tin cậy 95%. Trong đó giống F86-2877 có chiều cao cây thấp nhất là 45,8 cm, thấp hơn chắc
chắn giống đối chứng 16,2 cm.
* Giai đoạn sau trồng 28 ngày: Giai đoạn này cây bắt đầu phân hóa mầm hoa, ra nhánh, chiều cao
cây của các giống dưa vàng thí nghiệm dao động trong khoảng 99,2 - 112,8 cm. Các giống dưa vàng thí
nghiệm đều có chiều cao cây thấp hơn chắn chắn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Trong đó giống Chu
phấn có chiều cao cây thấp nhất là 99,2 cm, thấp hơn chắc chắn giống đối chứng 13,6 cm.
* Giai đoạn sau trồng 33 ngày: Chiều cao cây các giống dưa vàng thí nghiệm dao động trong khoảng
145,7 - 178,7 cm. Giống đối chứng có chiều cao cây cao hơn các giống dưa khác chắn chắn giống đối chứng
ở mức tin cậy 95%. Trong đó giống F86 – 2877 có chiều cao cây thấp nhất là 145,7 cm, thấp hơn chắc chắn
giống đối chứng 33 cm
Giai đoạn sau trồng 42 ngày: ở giai đoạn này tốc độ tăng trưởng chiều cao ở các CT có xu hướng
chậm lại, dao động trong khoảng 221,2 – 259,9 cm. Tất cả các giống dưa vàng thí nghiệm đều có chiều cao
cây thấp hơn chắc chắn giống đối chứng ở độ tin cậy 95%. Giống NH – 2798 có chiều cao cây cao nhất là
249,8 cm nhưng cũng thấp hơn giống đối chứng 10,1 cm. Giống Chu phấn có chiều cao cây thấp nhất là
221,2 cm, thấp hơn giống đối chứng 38,7 cm
3.1.4. Động thái ra lá trên thân chính của một số giống dưa vàng thí nghiệm vụ Xuân - Hè 2013 tại
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Bảng 3.5: Động thái ra lá trên thân chính của một số giống dưa vàng thí nghiệm vụ Xuân - Hè 2013 tại
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Đơn vị: lá
Số lá ở giai đoạn sau trồng… ngày (lá)
Giống
Kim Cô Nương
(đ/c)
F86- 2877
Phụng Tiên
NH- 2798
Chu Phấn
P
LSD0,05
CV(%)

17

22

27

32

37

3,3

6,2

12.0

16,8


24,2

2,5
3,9
3,1
2,8
< 0,05
0,4
9,2

5,3
5,6
5,8
5,6
< 0,05
0,5
6,2

10,1
10,3
11,8
10,6
< 0.05
1,3
8,8

15,2
15,5
16,4

16,8
< 0.05
1,2
5,2

21,2
21,2
24,1
22,8
< 0.05
1,8
5,5

Từ kết quả thu được ở bảng trên cho chúng ta thấy cùng với sự tăng trưởng chiều cao cây, số lá cũng
tăng dần theo thời gian sinh trưởng, số lá của các giống tăng trưởng mạnh nhất vào giai đoạn 27 đến 37 ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11
sau trồng, đạt 1-1,5 lá/ ngày/ cây. Sau đó tốc độ ra lá giảm dần, khi số lá trên cây đạt từ 22- 25 lá/ cây ta tiến
hành bấm ngọn để các nhánh bên phát triển.
Sau trồng 37 ngày số lá cuả các giống dưa dao động trong khoảng 21,2 – 24,2 lá. Giống F86- 2877
và Phụng tiên có số lá/thân chính thấp nhất là 21,2 lá, thấp hơn chắc chắn giống đối chứng ở mức tin cậy
95%. Các giống còn lại có số lá/thân chính sai khác không có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng.
3.1.5 Tỷ lệ đậu quả của một số giống dưa vàng thí nghiệm vụ Xuân - Hè 2013 tại trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên
Bảng 3.6: Khả năng đậu quả của một số giống dưa vàng thí nghiệm

vụ Xuân - Hè 2013 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Số hoa đực

Số hoa cái

Số quả đậu

Tỷ lệ đậu

(hoa)

(hoa)

(quả)

quả (%)

40,0

8,7

1,6

18,4

F86 - 2877

32,2

7,9


1,2

15,2

Phụng Tiên

36,8

8,5

1,4

16,5

NH- 2798

37,2

9,0

1,6

Chu Phấn

33,7

8,0

1,3


Giống
Kim Cô Nương (đ/c)

17,7
16,2

* Số hoa đực: Các giống dưa vàng thí nghiệm có số hoa đực khá cao, đạt từ 32,2 – 40 hoa/cây. Các
giống dưa vàng thí nghiệm đều có số hoa đực thấp hơn giống đối chứng, trong đó giống NH – 2798 có số
hoa đực cao nhất là 37,2 hoa/cây nhưng cũng thấp hơn giống đối chứng 2,8 hoa/cây. Giống F86-2877 có số
hoa đực thấp nhất là 32,2 hoa/cây, thấp hơn giống đối chứng 7,8 hoa/cây.
* Số hoa cái: Các giống dưa vàng thí nghiệm có số hoa cái dao động từ 7,9 – 9 hoa/cây. Giống NH –
2798 có số hoa cái cao nhất là 9 hoa/cây cao hơn giống đối chứng 0,3 hoa/cây. Giống F86-2877 có số hoa cái
thấp nhất là 7,9 hoa/cây, thấp hơn giống đối chứng 0,8 hoa/cây.
* Số quả đậu: Các giống dưa vàng thí nghiệm có quả đậu đạt từ 1,2 – 1,6 quả/cây. Giống NH – 2798
có số quả đậu cao nhất là 1,6 quả/cây, bằng giống đối chứng. Giống F86 – 2877 có số quả đậu thấp nhất là
1,2 quả/cây, thấp hơn giống đối chứng 0,4 quả.
* Tỷ lệ đậu quả của các giống dưa vàng thí nghiệm rất thấp chỉ đạt từ 15,2 – 18,4%. Giống đối
chứng có tỷ lệ đậu quả cao nhất là 18,4%. Các giống khác có tỷ lệ đậu quả thấp hơn giống đối chứng, trong
đó giống F86 – 2877 có tỷ lệ đậu quả thấp nhất là 15,2%, thấp hơn giống đối chứng 3,2%.
3.1.6 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống dưa thí nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
Bảng 3.7: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống dưa thí nghiệm vụ Xuân - Hè 2013
tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên


Năng suất

Năng suất

lý thuyết

thực thu

(tấn/ha)

(tấn/ha)

1,2

45,5

31,5

1,1

0,9

30,6

21,2

Phụng Tiên

1,0


1,1

33,9

23,1

NH- 2798

1,52

1,0

45,6

28,7

Chu Phấn

1,46

0,9

38,2

24,0

P0,05

<0,05


>0,05

<0,05

<0,05

LSD

0,14

0,2

6,9

1,6

CV(%)

7,6

14,5

12,1

4,2

Khối lƣợng

Số quả hữu hiệu/cây


quả (kg)

(quả)

(đ/c)

1,28

F86 - 2877

Giống

Kim Cô Nương

* Số quả/cây của các giống dưa vàng thí nghiệm dao động từ 0,9 – 1,2 quả. Tất cả các giống dưa
vàng thí nghiệm đều có số quả/cây thấp hơn giống đối chứng, trong đó giống F86-2877 và Chu phấn có số
quả/cây thấp nhất là 0,9 quả, thấp hơn giống đối chứng 0,3 quả/cây. Giống Phụng tiên có số quả/cây cao nhất
là 1,1 quả, nhưng vẫn thấp hơn giống đối chứng 0,1 quả.
* Khối lượng trung bình quả của các giống dưa vàng thí nghiệm dao động từ 1,1 – 1,52 kg. Giống
F86 – 2877 và Phụng tiên có khối lượng trung bình quả thấp hơn chắc chắn giống đối chứng ở mức tin cậy
95%, trong đó giống Phụng tiên có khối lượng trung bình quả thấp nhất là 1 kg, thấp hơn chắc chắn giống đối
chứng 0,28 kg. Các giống còn lại có khối lượng trung bình quả cao hơn chắc chắn giống đối chứng ở mức tin
cậy 95%, trong đó giống NH – 2798 có khối lượng trung bình quả cao nhất là 1,52 kg, cao hơn chắc chắn giống
đối chứng 2,4 kg.
* Năng suất lý thuyết của các giống dưa vàng thí nghiệm dao động từ 30,6 – 45,5 tấn/ha. Giống F86
– 2877 và Phụng tiên có năng suất lý thuyết thấp hơn chắc chắn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%, trong
đó giống Phụng tiên có năng suất lý thuyết thấp nhất là 30,6 tấn/ha, thấp hơn chắc chắn giống đối chứng 11,6
tấn/ha. Các giống còn lại có năng suất lý thuyết sai khác không có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng.
* Năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm phản ảnh khả năng thích ứng của giống và nó là kết

quả tổng hợp của cả quá trình sinh trưởng, phát triển của giống trong điều kiện sinh thái nhất định. Năng suất
thực thu của các giống dưa vàng thí nghiệm dao động trong khoảng 21,2 – 31,5 tấn/ha. Tất cả các giống đều có
năng suất thực thu thấp hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Giống NH - 2798 có năng suất thực thu cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
nhất nhưng vẫn thấp hơn giống đối chứng 2,8 tấn/ha, giống Phụng tiên có năng suất thực thu thấp nhất, chỉ đạt
23,1 tấn/ha.
Qua đó chúng ta thấy rằng mỗi loại giống khác nhau thì có khối lượng quả, số quả trên cây khác
nhau và nó có ảnh hưởng đến năng suất của các giống, như trọng lượng trái là yếu tố có liên quan rất lớn đến
năng suất cao, giống có kích thước trái lớn thì khả năng có trọng lượng trái nặng và ngược lại. Tuy nhiên,
trọng lượng trái lớn chưa hẳn là phẩm chất tốt và năng suất thương phẩm cao, mà nó còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố tác động khác. Cũng qua quá trình theo dõi thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy giống dưa Kim Cô
Nương có quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất tốt hơn những giống còn lại, nên được sử dụng để
nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng trọt ở vụ sau.
3.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số tổ hợp phân bón đến khả năng sinh trƣởng, phát triển của
giống dƣa vàng Kim Cô Nƣơng vụ Xuân - Hè năm 2014 tại trƣờng ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
3.2.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của giống dưa vàng Kim
Cô Nương
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của dưa vàng
Kim Cô Nương
Thời gian từ trồng đến...(ngày)
Công thức

Kết thúc


Ra tua

Ra hoa

Đậu quả

Quả chín

CT1

11

29

34

60

72

CT2(đ/c)

12

31

35

62


74

CT3

12

32

41

66

78

thu hoạch

* Thời gian từ trồng đến ra tua cuốn
Qua bảng 4.8 ta thấy giống dưa Kim Cô Nương ở các công thức có thời gian ra tua dao động trong
khoảng 11-12 ngày sau trồng. Công thức 1 có thời gian ra tua sớm nhất là 11 ngày, sớm hơn công thức đối
chứng 1 ngày. Công thức có thời gian từ trồng đến ra tua là 12 ngày, tương đương với công thức đối chứng.
* Thời gian từ trồng đến ra hoa
Thời gian từ trồng đến ra hoa giữa các công thức khác nhau không đáng kể, chênh lệch 2-3 ngày. Các
công thức thí nghiệm có thời gian ra hoa tỷ lệ thuận với lượng phân bón. Công thức 3 ra hoa muộn hơn công
thức đối chứng 1 ngày. Công thức 1 có thời gian ra hoa sớm nhất là 29 ngày, sớm hơn so với công thức đối
chứng 2 ngày.
* Thời gian từ trồng đến đậu quả
Qua bảng 4.8 ta thấy : Sau khi ra hoa khoảng 4-9 ngày thì quả được hình thành, vì vậy thời gian từ
trồng đến đậu quả giữa các công thức có sự sai khác. Thời gian đậu quả của các công thức thí nghiệm dao
động từ 34 – 41 ngày sau trồng. Công thức 1 có thời gian đậu quả là 34 ngày, sớm hơn công thức đối chứng
1 ngày. Công thức 3 có thời gian đậu quả muộn nhất là 41 ngày, muộn hơn công thức đối chứng 6 ngày.

* Thời gian từ trồng đến quả chín
Nhìn vào bảng thời gian từ trồng đến khi quả chín dao động trong khoảng 60 – 62 ngày. Trong đó
công thức 1 có thời gian quả chín sớm nhất là 62 ngày , sớm hơn công thức đối chứng 2 ngày. Công thức 3
có thời gian từ trồng đến quả chín là 66 ngày, muộn hơn so với công thức đối chứng 4 ngày.
* Thời gian từ trồng đến thu hoạch
Thời gian từ trồng đến khi kết thúc thu hoạch của các công thức thí nghiệm dao động từ 72 – 78
ngày, công thức 1 có thời gian kết thúc thu hoạch sớm nhất là 72 ngày, sớm hơn công thức đối chứng 2 ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
Công thức 3 có thời gian từ trồng đến kết thúc thu hoạch muộn nhất là 78 ngày, muộn hơn công thức đối
chứng là 4 ngày.
3.2.2 Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống dưa
vàng Kim Cô Nương vụ Xuân - Hè 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống
dưa vàng Kim Cô Nương
Đơn vị: cm
Công thức

Chiều cao cây ở giai đoạn… ngày sau trồng (cm)
21

28

35


42

CT 1

14
18,5

30,0

59,3

148,7

215,9

CT 2(đ/c)

18,8

33,1

66,9

170,7

270,7

CT 3

19,1


37,7

77,1

175,1

272,7

P

>0,05

<0,05

<0,05

<0,05

<0,05

LSD.05

1,1

4,6

12,3

20,3


10,5

CV (%)

2,9

6,3

8,0

5,4

1,8

Bảng 3.9 cho thấy chiều cao cây dưa vàng ở các công thức tăng dần theo thời gian sinh trưởng.
* Giai đoạn 14 ngày sau trồng: Chiều cao cây của các công thức dao động từ 18,5 – 19,1 cm. Các công
thức thí nghiệm đều có chiều cao cây sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng. Tuy
nhiên công thức 3 có tốc độ tăng trưởng chiều cao lớn nhất đạt 19,1 cm, cao hơn công thức đối chứng là 0,3
cm, thấp nhất là công thức 1 đạt 18,5 cm.
* Giai đoạn 21 ngày sau trồng: Các công thức thí nghiệm có chiều cao cây dao động từ 30 – 37,7 cm.
Trong đó, công thức 1 có chiều cao cây thấp nhất là 30 cm, thấp hơn chắc chắn so với công thức 3 là 7,7 cm.
Công thức 3 có chiều cao cây cao nhất là 37,7 cm, tuy sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức
đối chứng nhưng cao hơn công thức 1 một cách chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
* Giai đoạn 28 ngày sau trồng: Công thức 3 có chiều cao đạt 77,1 cm, cao hơn chắc chắn so với công
thức 1 ở mức tin cậy 95%. Công thức 1 có chiều cao thấp nhất đạt 59,3 cm, tuy thấp hơn chắc chắn công
thức 3 nhưng cùng sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng tương tự như công thức 3.
* Giai đoạn 35 ngày sau trồng: Các công thức thí nghiệm đều có chiều cao cây dao động từ 148,7 –
175,1 cm. Công thức 1 có chiều cao thấp nhất đạt 148,7 cm, thấp hơn chắc chắn công thức đối chứng 22 cm.
Công thức 3 có chiều cao cao nhất đạt 175,1 cm, tuy sai khác không có ý nghĩa nghĩa thống kê so với công

thức đối chứng nhưng cao hơn chắc chắn công thức 1 ở mức tin cậy 95%.
* Giai đoạn 42 ngày sau trồng: Chiều cao cây của các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng
215,9 cm – 272,7 cm. Công thức 3 có chiều cao cây đạt lớn nhất, sai khác không có ý nghĩa thống kê với
công thức đối chứng. Công thức 1 có chiều cao cây thấp nhất chỉ đạt 215,9 cm thấp hơn chắc chắn so với
công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Từ kết quả trên chúng tôi đi đến nhận định sơ bộ rằng các tổ hợp phân bón có ảnh hưởng nhất định
đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống dưa vàng Kim Cô Nương trong nhà có mái che. Do vậy cần
cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15
3.2.3. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến động thái ra lá trên thân chính của giống dưa vàng
Kim Cô Nương vụ Xuân - Hè năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Bảng 3.10 : Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến động thái ra lá trên thân chính của giống dưa
vàng Kim Cô Nương
Đơn vị: lá/thân chính
Số lá/thân chính ở giai đoạn …ngày sau trồng (lá)
Công thức
14

21

28

35


42

CT 1

2,5

5,5

9,9

15,9

21,7

CT 2(đ/c)

2,6

5,6

11,0

18,5

26,5

CT 3

2,6


5,6

11,6

18,8

30,3

P

>0,05

>0,05

<0,05

<0,05

<0,05

LSD.05

0,1

0,1

1,3

1,1


2,1

CV (%)

2,1

0,9

5,2

2,6

3,6

* Giai đoạn 14 ngày sau trồng, công thức 1 có số lá trung bình đạt 2,5 lá/cây thấp hơn so với công thức
đối chứng 0,1 lá. Công thức 3 có số lá trung bình bằng với số lá trung bình của công thức đối chứng. Sang
giai đoạn 21 ngày sau trồng, công thức 3 có số lá trung bình là 5,6 cm bằng với số lá công thức đối chứng,
công thức 1 có số lá đạt 5,5 cm, thấp hơn so với công thức đối chứng. Tuy nhiên kết quả xử lý thống kê ở cả
2 giai đoạn đều cho giá trị P>0,05 chứng tỏ số lá/thân chính của các công thức thí nghiệm ở 2 giai đoạn này
đều sai khác không có ý nghĩa so với các công thức khác.
* Giai đoạn 28 ngày sau trồng: Do được bổ sung dinh dưỡng nên số lá trên thân tăng lên nhanh chóng.
Công thức 3 có số lá trung bình đạt cao nhất đạt 11,6 lá/thân chính, sai khác không có ý nghĩa thống kê so với
công thức đối chứng nhưng cao hơn chắc chắn công thức 1 là 1,7 lá. Công thức 1 có số lá trung bình thấp nhất đạt
9,9 lá/thân chính, sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng.
* Giai đoạn 35 ngày sau trồng: Các công thức thí nghiệm có số lá trung bình thấp dao động từ 15,9 –
18,8 lá. Công thức 1 có số lá trung bình thấp nhất đạt 15,9 lá/cây, thấp hơn chắc chắn so với công thức đối
chứng 2,6 lá/thân chính. Công thức 3 có số lá trung bình đạt 18,5 lá/cây sai khác không có ý nghĩa thống kê so
với công thức đối chứng nhưng cao hơn chắc chắn công thức 1 là 2,9 lá/cây.
* Giai đoạn 42 ngày sau trồng: Công thức 3 có số lá/thân chính đạt cao nhất đạt 30,3 lá/thân chính, cao
hơn chắc chắn so với công thức đối chứng 3,8 lá/thân chính. Công thức 1 có số lá/thân chính thấp nhất với

21,7 lá/thân chính, thấp hơn chắc chắn so với công thức đối chứng 4,8 lá/thân chính, ở mức tin cậy 95%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




16
3.2.2. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến tỷ lệ đậu quả của cây dưa vàng Kim Cô Nương vụ Xuân - Hè
năm 2014 tại Thái Nguyên
Bảng 3.11: Tỷ lệ đậu quả của dưa Kim Cô Nương
Số hoa đực

Số hoa cái

Số quả đậu

Tỷ lệ đậu

(hoa)

(hoa)

(quả)

quả (%)

CT1

36,6


5,7

1,1

19.2

CT2(đ/c)

32,5

6,6

1,3

19,7

CT3

37,1

6,8

1,3

19,1

Công thức

* Số hoa đực: Các công thức thí nghiệm có số hoa đực dao động từ 32,5 – 36,6 hoa/cây. Các công thức

thí nghiệm đều có số hoa đực cao hơn công thức đối chứng.. Công thức 1 có số hoa đực đạt 36,6 hoa/cây cao hơn
công thức đối chứng 4,1 hoa/cây. Công thức 3 có số hoa đực đạt 37,1 hoa/cây cao hơn công thức đối chứng 5,4
hoa/cây.
* Số hoa cái: Các công thức thí nghiệm có số hoa cái dao động từ 5,7 – 6,8 hoa/cây. Trong đó, công thức
1 có số hoa cái thấp nhất đạt 5,7 hoa/cây thấp hơn so với công thức đối chứng 0,9 hoa/cây, công thức 3 có số hoa
cái cao nhất đạt 6,8 hoa/cây cao hơn công thức đối chứng 0,2 hoa/cây.
* Số quả đậu/cây dao động từ 1,2 đến 1,3 quả, trong đó công thức 1 có số quả đậu thấp nhất đạt 1,1
quả/cây thấp hơn so với công thức đối chứng 0,2 quả/cây. Công thức 3 có số quả đậu bằng với công thức đối
chứng và cùng đạt 1,3 quả/cây.
* Tỷ lệ đậu quả: Tỷ lệ đậu quả dao động trong khoảng 19,1 % đến 19,7%. Tất cả các công thức đều có tỷ
lệ đậu quả thấp hơn so với công thức đối chứng. Công thức 1 có tỷ lệ đậu quả 19,2 %, thấp hơn công thức công
thức đối chứng 0,5%. Công thức 3 có tỷ lệ đậu quả đạt 19,1 % thấp hơn công thức đối chứng 0,6%.
3.2.3 Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống
dưa Kim Cô Nương vụ Xuân - Hè năm 2014 tại Thái Nguyên
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của
giống dưa Kim Cô Nương
Năng suất

Năng suất

lý thuyết

thực thu

(tấn/ha)

(tấn/ha)

1,0


37,6

26,3

1,35

1,13

46

31,5

CT3

1,42

1,06

45,4

32,2

P0,05

<0,05

>0,05

<0,05


<0,05

LSD

0,07

0,2

6,5

4,1

CV(%)

2,6

7,7

6,7

6,0

Khối lƣợng

Số quả hữu hiệu/cây

quả (kg)

(quả)


CT1

1,25

CT2(đ/c)

Công thức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




17
Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện năng suất của dƣa Kim Cô Nƣơng vụ Xuân - Hè năm 2014 tại Thái Nguyên
* Khối lượng trung bình quả: là một trong những chỉ tiêu quan trọng cấu thành năng suất, nó được
quyết định bởi kích thước quả và độ dày thịt quả. Khối lượng trung bình quả trong các công thức thí nghiệm
dao động từ 1,25 kg đến 1,42 kg. Công thức 1 có khối lượng trung bình quả thấp nhất đạt 1,25 kg/quả, thấp
hơn so với công thức đối chứng 0,1 kg. Công thức 3 có khối lượng trung bình quả cao nhất đạt 1,42 kg/cây,
cao hơn chắc chắn công thức 1 0,17 kg.
* Số quả hữu hiệu : Số quả hữu hiệu/cây của các công thức thí nghiệm dao động từ 1 – 1,1 quả,
không có sự chênh lệch nhiều giữa các công thức thí nghiệm. Công thức 1 có số quả hữu hiệu đạt 1,0 quả,
thấp hơn so với công thức đối chứng 0,1 quả/cây tuy nhiên sự sai khác là không có ý nghĩa. Công thức 3 có
số quả hữu hiệu đạt 1,06 sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng.
* Năng suất lý thuyết : Năng suất lý thuyết của các công thức thí nghiệm dao động từ 37,6 tấn/ha –
46 tấn/ha. Công thức 1 có năng suất lý thuyết thấp nhất đạt 37,6 tấn/ha thấp hơn chắc chắn so với công thức
đối chứng 8,4 tấn/ha ở mức tin cậy 95%. Công thức 3 đạt 45,4 tấn/ha, không có sự chênh lệch nhiều so với
công thức đối chứng.
* Năng suất thực thu : Năng suất thực thu của các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 26,3
tấn/ha – 32,2 tấn/ha. Công thức 1 có năng suất thực thu đạt 26,3 tấn/ha chắc chắn thấp hơn công thức đối

chứng 5,2 tấn/ha ở mức tin cậy 95%. Công thức 3 có năng suất thực thu cao nhất đạt 32,2 tấn/ha sai khác
không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng, tuy nhiên cao hơn chắc chắn công thức 1 là 5,9
tấn/ha. Điều này cho thấy việc sự dụng phân bón đã ảnh hưởng đến năng suất của cây dưa, các mức phân bón
khác nhau cũng thu được các kết quả tương đối khác nhau.
3.2.4 Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến hình thái, chất lượng quả của dưa Kim Cô Nương vụ
Xuân - Hè năm 2014 tại Thái Nguyên
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến hình thái, chất lượng quả của dưa Kim Cô
Nương

Công

Chiều cao thành quả

Đƣờng kính

Màu sác thịt

Màu sắc vỏ

thức

(cm)

quả (cm)

quả

quả

CT1


14,2

12,2

Trắng vàng

Vàng trơn

14,1

CT2(đ/c)

15,3

13,1

Trắng vàng

Vàng trơn

15,3

CT3

15,5

13,6

Trắng vàng


Vàng trơn

15,7

P0,05

>0,05

>0,05

-

-

<0,05

LSD

2,6

1,1

-

-

0,6

CV(%)


7,7

3,9

-

-

2,0

Độ Brix

* Chiều cao thành quả: Chiều cao thành quả các công thức thí nghiệm không có sự chênh lệch
nhiều, dao động từ 14,2 – 15,5 cm. Công thức 1 có chiều cao thành quả thấp nhất đạt 14,2 cm, thấp hơn so

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




18
với công thức đối chứng 1,1 cm. Công thức 3 có chiều cao thành quả 15,5 cm, tuy nhiên sự sác khác giữa các
công thức là không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0.05).
* Đường kính quả : Đường kính quả các công thức thí nghiệm dao động từ 12,2 cm – 13,6 cm. Công
thức 1 có đường kính quả thấp hơn giống đối chứng 0,9 cm. Công thức 3 có đường kính quả lớn nhất đạt
13,6 cm, cao hơn giống đối chứng 0,5 cm. Giá trị P>0,05 cho biết sự sai khác giữa các công thức là không có
ý nghĩa thống kê.
* Về các chỉ tiêu màu sắc vỏ quả, thịt quả và độ ngọt đánh giá bằng cảm quan và thiết bị đo độ ngọt
(Brix kế) của các công thức khi sử dụng các tổ hợp phân bón khác nhau cho thấy các công thức có màu sắc

vỏ quả có màu vàng khi chín, thịt quả màu trắng vàng ăn rất ngọt và giòn. Hình dạng quả chủ yếu là hình
oval và hình cầu. Nhìn vào độ Brix chúng ta thấy, công thức 1 có độ Brix là 14,1 độ chắc chắn thấp hơn so
với công thức đối chứng 1,2 độ ở mức tin cậy 95% , công thức 3 có độ Brix cao nhất với 15,7 độ , tuy sai
khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng nhưng cao hơn so với công thức 1 là 1,6 độ.
Từ số liệu bảng cho thấy các tổ hợp phân bón đến không những góp phần cho năng suất cao mà còn
góp phần làm tăng chất lượng của sản phẩm có, do dưa đã bổ sung kịp thời và khá đầy đủ các yếu tố dinh
dưỡng quyết định phẩm chất của quả.
3.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trƣởng, phát triển của giống dƣa vàng
Kim Cô Nƣơng vụ Xuân - Hè 2015
3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của giống dưa vàng Kim Cô
Nương vụ Xuân - Hè 2015 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của giống dưa vàng
Kim Cô Nương vụ Xuân - Hè 2015
Thời gian từ trồng đến...( ngày )

Giống
Ra tua

Ra hoa

Đậu quả

Quả chín

Kết thúc thu hoạch

CT1

14


34

42

70

84

CT2(đ/c)

13

32

39

64

80

CT3

13

31

37

62


77

* Thời gian từ trồng đến ra tua cuốn
Qua bảng ta thấy cây dưa ở các công thức có thời gian ra tua dao động trong khoảng 13-14 ngày sau
trồng. Công thức 1 có thời gian ra tua muộn nhất là 14 ngày sau trồng chậm hơn so với công thức đối chứng
là 1 ngày. Công thức 3 có cùng thời gian ra tua với công thức đối chứng là 13 ngày. Ban đầu mật độ trồng
không ảnh hưởng nhiều đến sự ra tua của các công thức cây do hệ rễ còn non yếu, khả năng hấp thụ chất
dinh dưỡng từ đất còn kém.
* Thời gian từ trồng đến ra hoa
Thời gian từ trồng đến ra hoa giữa các công thức thí nghiệm chênh lệch 1-3 ngày. Công thức 1 có thời
gian ra hoa là 34 ngày, muộn hơn công thức đối chứng là 2 ngày. Công thức 3 có thời gian ra hoa là 31 ngày
sau trồng, sớm hơn công thức đối chứng 1 ngày.
* Thời gian từ trồng đến đậu quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




19
Thời gian đậu quả của các công thức thí nghiệm dao động từ 37 – 42 ngày sau trồng. Công thức 1 có
thời gian đậu quả muộn nhất là 42 ngày, chậm hơn so với công thức đối chứng 3 ngày, công thức 3 có thời
gian đậu quả là 37 ngày sau trồng, sớm hơn so với công thức đối chứng là 2 ngày.
* Thời gian từ trồng đến quả chín và thu hoạch
Thời gian quả chín của các công thức thí nghiệm dao động từ 62 – 70 ngày. Các công thức thí nghiệm
đều có thời gian từ trồng đến khi quả chín tăng tỷ lệ nghịch với mật độ. Công thức 1 có thời gian quả chín
chậm nhất là 70 ngày sau trồng, muộn hơn công thức đối chứng 6 ngày. Công thức 3 có thời gian từ trồng
đến quả chín là 62 ngày, sớm hơn công thức đối chứng 2 ngày.
* Thời gian từ trồng đến kết thúc thu hoạch
Thời gian từ trồng đến kết thúc thu hoạch của các công thức thí nghiệm dao động từ 77 - 84 ngày. Các

công thức thí nghiệm đều có thời gian từ trồng đến khi quả chín tăng tỷ lệ nghịch với mật độ. Công thức 1
có thời gian kết thúc thu hoạch chậm nhất là 84 ngày sau trồng, muộn hơn công thức đối chứng 4 ngày. Công
thức 3 có thời gian từ trồng đến quả chín là 77 ngày, sớm hơn công thức đối chứng 3 ngày.
3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống dưa vàng
Kim Cô Nương vụ Xuân - Hè 2015
Bảng 3.15: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống dưa vàng
Kim Cô Nương
Đơn vị: cm
Công thức

Ngày sau trồng… (ngày)
14

21

28

35

42

CT1

19,3

41,2

80,9

174,3


270,3

CT2(đ/c)

18,7

36,0

69,6

168,0

257,3

32,3

58,5

154,3

227,2

P

18,3
>0,05

< 0,05


< 0,05

< 0,05

< 0,05

LSD.05

1,2

3,9

8,0

5,9

9,8

CT3

3,3
CV (%)
4,8
5,1
1,6
1,7
* Giai đoạn 14 ngày sau trồng: Trong giai đoạn này chiều cao cây của các công thức thí nghiệm
không có sự sai khác về mặt thống kê. Chiều cao của các công thức thí nghiệm dao động từ 18,3– 19,3
cm. Công thức 3 có chiều cao thấp nhất là 18,3 cm, thấp hơn công thức đối chứng 0,4 cm, công thức 1
có chiều cao trung bình cao nhất đạt 19,3 cm cao hơn công thức đối chứng 0,6 cm.

* Giai đoạn 21 ngày sau trồng: Các công thức thí nghiệm có trung bình chiều cao cây dao động từ 32,3
cm – 41,2 cm. Công thức 3 có trung bình chiều cao cây thấp nhất đạt 32,3 cm, sai khác không có ý nghĩa
thống kê so với công thức đối chứng. Công thức 1 có chiều cao đạt 41,2 cm, chắc chắn cao hơn công thức
đối chứng 5,2 cm ở mức tin cậy 95%.
* Giai đoạn 28 ngày: Các công thức thí nghiệm đều có chiều cao trung bình dao động từ 58,5 – 80,9
cm. Công thức 3 có chiều cao trung bình thấp nhất đạt 58,5 cm, thấp hơn so với công thức đối chứng 11,1
cm. Công thức 1 có chiều cao trung bình đạt 80,9 cm, cao hơn so với công thức đối chứng 11,3 cm.
* Giai đoạn 35 ngày: Ở giai đoạn 28- 35 ngày, chiều cao cây của các công thức thí nghiệm tăng mạnh
nhất. Chiều cao trung bình của các công thức thí nghiệm dao động từ 154,3 cm – 174,3 cm. Công thức 3 có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




20
chiều cao trung bình thấp nhất đạt 154,3 cm, chắc chắn thấp hơn công thức đối chứng 13,7 cm ở mức tin cậy
95%. Công thức 1 có chiều cao trung bình đạt 174,3 cm, cao hơn chắc chắn công thức đối chứng 6,3 cm ở
mức tin cậy 65%.
* Giai đoạn 35- 42 ngày, chiều cao trung bình cây vẫn tiếp tục tăng và có sự sai khác giữa các công
thức thí nghiệm. Chiều cao cây dao động từ 227,2 cm – 270,3 cm. Công thức 3 có chiều cao trung bình thấp
nhất đạt 227,2 cm, thấp hơn 1 cách chắc chắn so với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Công thức 1
có chiều cao cây đạt 270,3 cm, cao chắc chắn thấp hơn so với công thức đối chứng 13 cm ở mức tin cậy
95%.
3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá trên thân chính của giống dưa vàng Kim Cô
Nương vụ Xuân - Hè 2015
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá trên thân chính của giống dưa vàng Kim Cô
Nương vụ Xuân - Hè 2015
Đơn vị: lá/thân chính
Ngày sau trồng… (ngày)


Công thức
14

21

28

35

42

CT1

2,5

5,5

10,5

18,2

25,9

CT2(đ/c)

2,5

5,9


11,3

18,9

29,6

CT3

2,3

5,3

9,9

17

22

>0,05

<0,05

< 0,05

< 0,05

< 0,05

LSD0,05


1,7

3,9

0,7

0,8

2,5

CV (%)

4,2

4,8

3,0

1,8

4,3

P

Kết quả thu được trong bảng cho thấy, ở lần theo dõi đầu (14 ngày và 21 sau trồng) số lá của các
công thức là tương đương nhau, không có sai khác về mặt thống kê, có thể là do giai đoạn này cây phải làm
quen với môi trường trồng mới, năng lượng tập chung cho phát triển bộ rễ của cây do đó động thái ra lá của
cây diễn ra chậm. Tiếp tục theo dõi số lá 28 ngày sau trồng chở đi thấy cây phát triển bộ lá rất nhanh cả về số
lượng và kích thước lá. Tuy nhiên, qua số liệu trong bảng cho thấy tất cả các công thức tham gia thí nghiệm
đều ra lá chậm và ít hơn so với công thức đối chứng. Ở giai đoạn 42 ngày sau trồng, công thức 1 có số lá

trung bình đạt 25,9 lá/thân chính chắc chắn thấp hơn số lá trung bình của công thức đối chứng 3,7 lá/thân
chính ở mức tin cậy 95%, công thức 3 có số lá trung bình đạt 22 lá/thân chính chắc chắn thấp hơn so với
công thức đối chứng 7,6 lá/thân chính ở mức tin cậy 95%.
3.3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ đậu quả của giống dưa Kim Cô Nương vụ Xuân - Hè 2015 tại
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




21
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ đậu quả của giống dưa Kim Cô Nương vụ Xuân Hè 2015

Số hoa đực

Số hoa cái

Số quả đậu

Tỷ lệ đậu

(hoa)

(hoa)

(quả)

quả (%)


CT1

34,3

6,8

1,1

16,2

CT2(đ/c)

37,2

7,4

1,4

18,9

CT3

38,5

7,5

1,2

16,0


Công thức

* Số hoa đực: Số hoa đực của các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 34,3-38,5 hoa/cây. Công thức
1 có số hoa đực thấp nhất đạt 34,3 hoa/cây, thấp hơn công thức đối chứng 2,9 hoa/cây. Công thức 3 có số hoa đực
nhiều hơn công thức đối chứng 1,3 hoa/cây.
* Số hoa cái : Số hoa cái của các công thức dao động từ 6,8 – 7,5 hoa/cây. Công thức 1 có số hoa cái thấp
nhất đạt 6,8 hoa/cây, thấp hơn so với công thức đối chứng đạt 7,4 hoa/cây. Công thức 3 và công thức đối chứng có
số hoa cái không có sự chênh lệch nhiểu.
* Tỷ lệ đậu quả: Tỷ lệ đậu quả của các công thức thí nghiệm tương đối thấp chỉ đạt từ 16 – 18,9 %.
Các công thức đều có tỷ lệ đậu quả thấp hơn công thức đối chứng. Công thức 1 có tỷ lệ đậu quả đạt 16,2 %
thấp hơn so với công thức đối chứng đạt 18 ,9%. Công thức 3 có tỷ đậu quả thấp nhất đạt 16 % , thấp hơn
so với công thức đối chứng 2,9%.
3.3.5. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây dưa Kim Cô
Nương vụ Xuân - Hè 2015
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây dưa
Kim Cô Nương vụ Xuân - Hè 2015
Năng suất

Năng suất

lý thuyết

thực thu

(tấn/ha)

(tấn/ha)

0,9


41,3

29,2

1,31

1,2

47,2

31,3

CT3

1,27

1,0

32,9

25,7

P

<0,05

>0,05

<0,05


<0,05

LSD0,05

0,08

0,02

8,5

3,4

CV(%)

2,7

10,1

9,3

5,2

Khối lƣợng

Số quả hữu

quả (kg)

hiệu/cây (quả)


CT1

1,10

CT2(đ/c)

Công thức

* Số quả hữu hiệu trên cây
Ở các công thức thí nghiệm khi thu hoạch cho thấy các công thức thí nghiệm có số quả hữu hiệu
trung bình biến động từ 0,9 - 1,2 quả/cây. Công thức 1 cho số quả trung bình/cây thấp nhất đạt 0,9 quả thấp
hơn so với công thức đối chứng 0,3 quả. Công thức 3 cho số quả/cây đạt 1,0 quả thấp hơn so với công thức
đối chứng 0,2 quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




22
* Khối lượng trung bình quả
Khối lượng trung bình quả của các công thức nghiên cứu dao động từ 1,10-1,3 kg. Công thức 1 có
khối lượng quả trung bình thấp nhất chỉ đạt trung bình 1,1 kg thấp hơn so với công thức đối chứng 0,2 kg.
Khối lượng quả trung bình công thức 3 đạt 1,27 kg, không có sự chênh lệch nhiều so với đối chứng.
*Năng suất lý thuyết
Năng suất lý thuyết của các công thức tham gia thí nghiệm có sự khác nhau, dao động trong khoảng
32,9 – 47,2 tấn/ha. Trong đó, công thức 1 đạt năng suất 41,3 tấn/ha thấp hơn so với giống đối chứng 5,9
tấn/ha, tuy nhiên sự sai khác này là chưa có ý nghĩa về mặt thống kê. Công thức 3 cho năng suất lý thuyết
thấp nhất, đạt 32,9 tấn/ha chắc chắn thấp hơn công thức đối chứng 14,3 tấn/ha ở mức ý nghĩa 95%.
* Năng suất thực thu

Kết quả theo dõi cho thấy năng suất thực thu của các công thức dao động trong khoảng 25,7 – 31,3
tấn/ha. Trong đó, công thức 1 đạt 29,2 tấn/ha sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng,
công thức 3 có năng suất thực thu thấp nhất chỉ đạt 25,7 tấn/ha chắc chắn thấp hơn công thức đối chứng 5,6
tấn/ha ở mức ý nghĩa 95%.
3.3.4. Ảnh hưởng của mật độ đến hình thái, chất lượng của dưa Kim Cô Nương
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của mật độ đến hình thái và chất lượng quả của giống dưa Kim Cô Nương

Công

Chiều cao thành quả

Đƣờng kính

Màu sắc thịt

Màu sắc vỏ

thức

(cm)

quả (cm)

quả

quả

CT1

14,3


11,8

Trắng xanh

Vàng nhạt

13,3

CT2(đ/c)

15,1

12,6

Trắng vàng

Vàng đậm

14,8

CT3

14

11,5

Trắng vàng

Vàng đậm


14

P

>0,05

>0,05

-

-

<0,05

LSD0,05

2,1

0,7

-

-

0,9

CV(%)

6,5


2,4

-

-

2,8

Độ Brix

Số liệu trong bảng cho thấy:
* Về hình thái kích thước quả các công thức có sự chênh lệch nhau không đáng kể. Chiều cao thành
quả dao động từ 14 cm – 15,1 cm. Công thức 1 có chiều cao thành quả đạt 14,3 cm thấp hơn so với công
thức đối chứng 0,8 cm. Công thức 3 có chiều quả đạt 14 cm, thấp hơn công thức đối chứng 1,1 cm tuy nhiên
sự sai khác giữa các công thức là không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0.05).
Đường kính quả các công thức thí nghiệm dao động từ 11,5 – 11,8 cm. Công thức 1 có đường kính
quả đạt 11,8cm, thấp hơn so với công thức đối chứng 0,8 cm. Công thức 3 có đường kính quả đạt 11,5 cm
thấp hơn so với công thức đối chứng 1,1 cm. Giá trị P>0,05 cho biết sự sai khác giữa các công thức là không
có ý nghĩa thống kê.
* Màu sắc vỏ quả và màu sắc thịt quả là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hình dạng bề ngoài, bên
trong và độ hấp dẫn của quả. Màu sắc quả dưa vàng khá đa dạng và vô cùng hấp dẫn. Các màu sắc trên đẹp,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




23
hấp dẫn đáp ứng được cả những người tiêu dùng khó tính nhất. Các chỉ tiêu màu sắc vỏ quả, thịt quả và độ

ngọt của các công thức khi sử dụng các mật độ khác nhau cho thấy công thức 2 và 3 màu sắc vỏ quả có màu
vàng đậm khi chín, thịt quả màu trắng vàng ăn rất ngọt và giòn. Ngược lại ở công thức 1 cho quả có màu
vàng nhạt, thịt quả có màu trắng xanh ăn ngọt.
* Nhìn vào độ Brix ta thấy công thức 1 có độ Brix thấp nhất đạt 13,3 độ chắc chắn thấp hơn so với
công thức đối chứng 1,5 độ ở mức tin cậy 95%. Công thức 3 có độ Brix đạt 14 độ thấp hơn so với đối chứng
0,8 độ.
Như vậy, từ số liệu bảng cho thấy mật độ trồng khác nhau có ảnh hưởng đến chất lượng, hình dáng
của quả có thể là do các mật độ trồng khác nhau đã ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng mà cây trồng hút được
từ trong đất và lượng ánh sáng từ môi trường bên ngoài cần thiết đế hình thành nên các chất dinh dưỡng
quyết định phẩm chất của quả, do đó chất lượng quả của CT2 (đ/c) và CT3 đạt cao hơn CT1.
3.4. Tình hình sâu bệnh hại của các thí nghiệm
Trong quá trình thực hiện thí nghiệm, do tiến hành trồng trong nhà lưới tại khu công nghệ tế bào –
viện khoa học sự sống trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên nên việc nhiễm sâu bệnh hại được hạn chế
gần như hoàn toàn, các giống cây không bị nhiễm sâu bệnh hại như ở ngoài đồng ruộng.
3.5. Sơ bộ hạch toán kinh tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×