Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Phân tích diễn ngôn các bài phát biểu nhận thất bại của ứng cử viên tổng thống Mĩ khảo sát 20002016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.34 KB, 36 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐH KHXH & NV TPHCM
KHOA VĂN HỌC

Chuyên đề:
PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀ DIỄN NGÔN NGHỆ THUẬT
Đề tài:

PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN BÀI PHÁT BIỂU NHẬN THẤT BẠI
CỦA CÁC ỨNG VIÊN TỔNG THỐNG MỸ
(KHẢO SÁT TỪ 2000-2016)
GVHD: TS HUỲNH THỊ HỒNG HẠNH
HVTH: Nguyễn Thị Nhân
Lớp: CH Lí luận Văn học 2016-1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 1/2017
1


MỤC LỤC

MỞ
ĐẦU…………………………………………………………………………………
……
CHƯƠNG 1: VỀ KHÁI NIỆM DIỄN NGÔN VÀ PHÂN TÍCH DIỄN
NGÔN……………….2
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN LOẠT BÀI PHÁT BIỂU NHẬN THẤT
BẠI CỦA CÁC ỨNG CỬ VIÊN TỔNG THỐNG MỸ (KHẢO SÁT TỪ 20002016)…………………..4
2.1

VÀI NÉT VỀ BẦU CỬ MĨ VÀ CÁC ỨNG CỬ VIÊN THẤT BẠI TỪ



2000-2016……..4
2.2 PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN CÁC BÀI PHÁT BIỂU NHẬN THẤT BẠI
…………......... 5
2.2.1 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT VỀ NGÔN
VỰC………………………………………... 5
2.2.2 PHÂN TÍCH TÍNH LIÊN KẾT VÀ MẠCH LẠC CÁC DIỄN
NGÔN……………….. 7
2.3 ĐẶC ĐIỂM RIÊNG CỦA CÁC DIỄN NGÔN …………………………………
…….....12
KẾT
LUẬN………………………………………………………………………………
…. 13

2


TÀI LIỆU THAM
KHẢO…………………………………………………………………… 14
PHỤ
LỤC…………………………………………………………………………………
… .15

3


MỞ ĐẦU
Ngày 4 tháng 7 năm 1776, Hợp chúng quốc Hoa Kì thành lập. Ngay ngưỡng
cửa thế kỉ XX, Hoa Kì trở thành cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới. Đến
nay, vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mĩ đã được khẳng định bằng việc luôn tiên phong

trong hầu hết các lĩnh vực. Chính vì lẽ đó, tình hình chính trị mà đặc biệt là các
cuộc bầu cử tổng thống của xứ cờ hoa luôn là tâm điểm chú ý của không chỉ cư dân
ở đây mà còn của dư luận quốc tế. Phải nói rằng, hoạt động tranh cử của các ứng cử
viên không chỉ gói gọn trong việc trở thành người quyền lực nhất nước Mĩ mà qua
đó còn thể hiện rõ đặc điểm tính cách cá nhân riêng biệt của các ứng viên trên cái
nền truyền thống ứng xử của xã hội phương Tây.
Sau cuộc đua quyết liệt giành chiếc vé vào Nhà Trắng, các ứng cử viên thất
bại sẽ phát biểu nhận thất bại, chúc mừng tân tổng thống, kêu gọi những người ủng
hộ mình cùng ủng hộ người chiến thắng để xây dựng một nước Mĩ phồn thịnh hơn.
Phát biểu nhận thất bại của các ứng cử viên là một đặc điểm riêng của bầu cử Mĩ.
Bài tiểu luận “PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN LOẠT BÀI PHÁT BIỂU NHẬN
THẤT BẠI CỦA CÁC ỨNG CỬ VIÊN TỔNG THỐNG MỸ”đi vào phân tích
chi tiết các bài phát biểu để từ đó khái quát những điểm chung nhất của những diễn
ngôn này, qua đó làm rõ mối quan hệ của diễn ngôn chính trị và hệ tư tưởng.

4


CHƯƠNG 1: VỀ KHÁI NIỆM “DIỄN NGÔN” VÀ“PHÂN TÍCH DIỄN
NGÔN”
Cho đến hôm nay, có nhiều cách hiểu chưa thống nhất về diễn ngôn. Cách
hiểu thiên về nhấn mạnh hình thức cho rằng diễn ngôn là “Một lớp phân chia được
thành những khúc đoạn” [Hjelmslev, 1953]; “Phát ngôn bất kỳ có kết thúc và có
liên kết, có tính chất độc lập và đúng về ngữ pháp” [W. Koch, 1966]; “Bất kì cái
nào ghi bằng chữ viết của một sự kiện giao tiếp [Nunan, 1993].
Cách hiểu thiên về nhấn mạnh nội dung xem diễn ngôn là “Điều thông
báo viết có đặc trưng là tính hoàn chỉnh về ý, cấu trúc và thái độ nhất định của các
tác giả đối với điều được thông báo (…). Một hợp thể gồm nhiều câu (có khi là một
câu) liên kết với nhau bởi ý và bằng các phương tiện từ vựng – ngữ pháp [Loseva,
1980] hoặc “Một đơn vị nghĩa: một đơn vị không phải của hình thức mà là của ý

nghĩa” [Halliday, 1976 và 1994].
Cách hiểu theo hướng tổng hợp quan niệm diễn ngôn là “Sản phẩm của
quá trình sáng tạo lời mang tính cách hoàn chỉnh, được khách quan hóa dưới dạng
tài liệu viết, được trau truốt văn chương theo loại hình của tài liệu ấy, là tác phẩm
gồm tên gọi (đầu đề) và một loạt đơn vị riêng (những thể thống nhất trên câu) hợp
nhất lại bằng những liên hệ khác nhau về từ vựng, ngữ pháp, logic, tu từ, có một
hướng nhất định và một mục tiêu thực dụng [Galperin, 1981] hoặc “Một chỉnh thể
ngôn ngữ với một chức năng giao tiếp có thể xác định được, ví dụ như một cuộc
thoại, một tờ áp phích. [D. Crystal, 1992].
Cách hiểu theo hướng phân biệt diễn ngôn với văn bản nêu rõ “Tuy đều là
đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học, diễn ngôn (discourse) là cái khách thể của
xuyên ngôn ngữ học (translinguistique) còn văn bản là “một đoạn lời nói hữu tận
bất kỳ, tạo thành một thể thống nhất xét từ quan điểm nội dung, được truyền đạt
cùng với những mục đích giao tiếp thứ cấp và có một tổ chức nội tại phù hợp với
những mục đích này”, “đoạn lời này gắn bó với những nhân tố văn hóa khác nữa,
ngoài những nhân tố có quan hệ đến bản thân ngôn ngữ” [Barthes, 1970]; “Văn
bản là “một chuỗi ngôn ngữ lý giải được ở mặt hình thức, bên ngoài ngữ cảnh”
còn diễn ngôn là “những chuỗi ngôn ngữ được nhận biết là trọn nghĩa, được hợp

5


nhất lại và có mục đích” [Cook, 1989], “Văn bản là “một sản phẩm diễn ngôn xuất
hiện một cách tự nhiên dưới dạng nói, viết hoặc biểu hiện bằng cử chỉ, được nhận
dạng vì những mục đích phân tích; nó thường là một chỉnh thể ngôn ngữ với một
chức năng giao tiếp có thể xác định được, ví dụ như một cuộc thoại, một tờ áp
phích” còn diễn ngôn là “một chuỗi nối tiếp của ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ
nói) lớn hơn một câu, thường cấu thành một chỉnh thể, có tính mạch lạc, kiểu như
một bài thuyết giáo, tranh luận, truyện vui hoặc truyện kể” [Crystal, 1992].
Về tên gọi phân tích diễn ngôn, có hai hướng định nghĩa như sau. Thứ nhất,

“Phân tích diễn ngôn là một cách tiếp cận phương pháp luận đối với việc phân tích
ngôn ngữ bên trên bậc câu, gồm các tiêu chuẩn như tính kết nối, hiện tượng hồi
chiếu.” Trong phạm vi bài viết, chúng tôi tán thành với quan niệm cho rằng “phân
tích diễn ngôn là đường hướng tiếp cận tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu
(diễn ngôn/ văn bản) từ tính đa diện hiện thực của nó, bao gồm các mặt ngôn từ và
ngữ cảnh tình huống, với các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngôn vực
(register) mà nội dung hết sức phong phú và đa dạng (gồm các hiện tượng thuộc thể
loại và phong cách chức năng, phong cách cá nhân, cho đến các hiện tượng xã hội,
văn hóa, dân tộc)”.

6


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN LOẠT BÀI PHÁT BIỂU
NHẬN THẤT BẠI CỦA CÁC ỨNG CỬ VIÊN TỔNG THỐNG MỸ (TỪ
2000-2016)
2.1. VÀI NÉT VỀ BẦU CỬ MĨ VÀ CÁC ỨNG CỬ VIÊN THẤT BẠI TỪ
2000-2016
Bốn năm một lần, nước Mĩ lại bắt đầu cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của các
ứng cử viên. Mặc dù Mĩ là nước đa đảng nhưng chung qui lại, bao giờ cuộc đấu
cũng đi vào chung kết với đại diện của hai đảng lớn nhất: Cộng hòa và Dân chủ.
Các cuộc vận động tranh cử thường bắt đầu vào giữa tháng 5 năm trước đó
của mỗi ứng viên để trở thành người đại diện cho đảng mình tham gia tranh cử. Bầu
cử tổng thống là một quá trình gián tiếp. Theo hiến pháp, chỉ có Đại cử tri đoàn
Hoa Kỳ mới có quyền bầu chọn tổng thống trực tiếp. Các thành viên trong đại cử tri
đoàn cho mỗi tiểu bang được tiểu bang đó chọn, và họ có quyền bầu cho bất cứ cá
nhân nào, nhưng họ rất hiếm khi bầu cho những nhân vật khác người được chỉ định.
Cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào Ngày Bầu cử, ngày thứ 3 của tuần đầu tiên trong tháng
11. Chính quyền mỗi tiểu bang sẽ tổ chức các cuộc bầu cử này. Số phiếu được đếm
và chứng nhận vào đầu tháng 1. Người nào giành được trên nửa số phiếu sẽ là

người thắng cuộc. Lễ nhận chức của tân tổng thống vào trưa ngày 20 tháng 1 năm
sau.
Ngay sau Ngày Bầu cử, khi đã có kết quả Đại cử tri, ứng cử viên kém may
mắn sẽ gọi một cuộc gọi cho người thắng cuộc, thừa nhận thất bại, chúc mừng đối
thủ của mình trước khi người sẽ là tân tổng thống phát biểu. Hành động này nhằm
mục đích ổn định tình hình chính trị đất nước vốn rất căng thẳng trong suốt cuộc
bầu cử. Những diễn ngôn đặc biệt này là một thông lệ của bầu cử Mĩ bắt đầu từ
năm 1952.
Hoa Kì đã diễn ra 5 lần bầu cử trong giai đoạn 2000-2016. Các ứng cử viên
đối thủ với nhau lần lượt là:Al Gore- George W. Bush (2000), John Kerry- George
W. Bush (2004), John McCain- Barack Obama (2008), Mitt Romey- Barack

7


Obama (2012), Hillary Clinton- Donald Trump (2016). Mỗi cuộc bầu cử, bên cạnh
không khí chung là sự đua tranh quyết liệt của hai đối thủ đại diện cho hai đảng,
còn có những nét riêng của tình hình cụ thể trong nước và thế giới tại thời điểm đó.
Một điều nữa cũng không kém phần quan trọng là tính cách riêng của mỗi ứng cử
viên. Al Gore, John Kerry, John McCain, Mitt Romey, Hillary Clinton đều là
những chính khách đầy kinh nghiệm. Trước khi tham gia tranh cử, Al Gore là Phó
tổng thống dưới nhiệm kì Bill Clinton, John Kerry là Phó thống đốc bang
Massachusetts, John McCain là Thượng nghị sĩ thâm niên từ bang Arizona, Mitt
Romey là Thống đốc Massachusetts, Hillary Clinton là Đệ nhất phu nhân, Bộ
trưởng ngoại giao. Các bài phát biểu nhận thất bại của họ ngoài một số điểm chung
về nội dung được qui định bởi thể loại, còn bị quan chiếu của ngôn cảnh và mang
những đặc điểm riêng của phong cách cá nhân tác giả.

2.2 PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN CÁC BÀI PHÁT BIỂU NHẬN THẤT BẠI:
2.2.1 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT VỀ NGÔN VỰC:

- Trường:
Các diễn ngôn này thuộc trường chính trị. Chủ đề của các diễn ngôn là chấp
nhận thất bại trước đối thủ, bày tỏ sự cảm ơn với những người đã ủng hộ mình suốt
chiến dịch. Vì thế bên cạnh lớp từ vựng chính trị lặp lại với tần suất cao, các lớp từ
ngữ thuộc lĩnh vực khác (kinh tế, văn hóa, xã hội ) cũng được sử dụng khá linh
hoạt.
- Thức:
Các diễn ngôn này đều được chuẩn bị trước, không phải ứng khẩu. Do đó, về
nội dung, diễn ngôn đều thể hiện trọn vẹn, rõ ràng ý định của chủ thể phát ngôn.
Các bài diễn thuyết đều được chăm chút kĩ về nội dung, hướng đến từng đối tượng
cần đề cập.
8


Tình huống phát ngôn là kết quả cuộc đua vào Nhà Trắng vừa công bố không
như mong đợi. Để nói được sự thất vọng của mình về kết quả này, các chính trị giachủ thể diễn ngôn này hoàn toàn không hạn chế việc sử dụng các phép tu từ từ
vựng như ẩn dụ, hoán dụ .Dù được soạn trước đó nhưng các diễn ngôn này được
diễn thuyết trước đám đông, vì thế các yếu tố phi ngôn ngữ cũng góp phần không
nhỏ trong việc thể hiện trọn vẹn nội dung.
- Không khí chung:
Đây là cuộc đối thoại giữa những người đồng quan điểm chính trị: người đại diện
tranh cử và những người ủng hộ mình suốt chiến dịch. Mối quan hệ giữa họ là cả
quá trình kéo dài. Họ cùng chia sẻ kết quả không được như mong đợi trong thái độ
chung là thân mật, thông cảm. Các vai xã hội được thực hiện ở đây là giữa người
nghe- đám đông người ủng hộ với người nói- người đại diện cho đám đông. Vị trí
giữa họ là đồng quan điểm chính trị nhưng không bình đẳng về vị thế. Người nói
không chỉ trình bày quan điểm của mình về kết quả cuộc bầu cử mà thường còn
đóng thêm vai trò là người dẫn dắt, truyền cảm hứng cho đám đông.
2.2.2 PHÂN TÍCH TÍNH LIÊN KẾT VÀ MẠCH LẠC CÁC DIỄN NGÔN
2.2.2.1 VỀ MẶT NỘI DUNG:

Trung bình bài phát biểu của các ứng cử viên khoảng 67 câu, trong gần 10
phút. Thời lượng phát biểu phụ thuộc nhiều vào độ tương tác giữa người nói và
người nghe. Những bài phát biểu có thời gian nhiều bởi người phát ngôn nhiều lần
ngừng lại vì có sự chen ngang của người tiếp ngôn. Đó là trường hợp của John
Kerry, John McCain và Hillary Clinton.
Người phát biểu

Tổng số câu

Thời gian

Al Gore

55

6’43

John Kerry

100

15’06
9


John McCain

65

10’03


Mitt Romey

48

5’19

Hillary Clinton

68

12’24

TRUNG BÌNH

67.2

9’54

Bảng 1. Thống kê số câu và thời lượng phát biểu
Các bài phát biểu chia thành nhiều đoạn, nhưng đều bố cục thành ba phần:
(1)chào hỏi,(2) Chấp nhận thất bại và chúc mừng đối thủ; chia sẻ cảm giác thất
vọng của mình; cảm ơn người thân, phụ tá và người ủng hộ; kêu gọi mọi người
cùng ủng hộ tân tổng thống vì một nước Mĩ hòa hợp (3) lời kết.
Phần chào hỏi ban đầu, trừ Al Gore, thường là những câu Thank you, Thank
you so much để đáp lại những tiếng vỗ tay của người ủng hộ ở phía dưới sâu khấu.
Thay vì một lời chào khuôn sáo, trịnh trọng, các câu cảm ơn của chính khách mang
hàm ý hội thoại là diễn tả một mối quan hệ thân thiết, gần gũi giữa họ với người
nghe (công chúng). Người nghe tuân theo quy tắc cộng tác bằng tiếng vỗ tay hoan
hô mặc dù không có lời chào. Hàm ý là đồng thuận với lời chào của người phát

biểu. Lời kết cũng là lời kết thường thấy trong các phát ngôn của chính khách Mỹ:
God bless America.
Phần nội dung chính bài phát biểu bao giờ cũng bắt đầu bằng việc: khẳng
định việc mình đã chấp nhận thất bại thông qua việc thông báo với người nghe rằng
mình vừa gọi cho đối thủ để chúc mừng chiến thắng của ông ta. Điều này nhất quán
trong tất cả các bài phát biểu nhằm đảm bảo làm rõ mục đích phát ngôn. Các chính
khách cũng giãy bày sự thất vọng của mình về kết quả cuộc bầu cử theo những cách
riêng. Mitt Romey thể hiện sự tiếc nuối “I so wish that I had been able to fulfill
your hopes to lead the country in a different direction, but the nation chose another
leader”(Tôi ước rằng tôi có thế hoàn thành hi vọng của các bạn để lãnh đạo đất
nước theo hướng khác biệt, nhưng quốc gia đã chọn một nhà lãnh đạo khác) Với
Al Gore là sự nhân nhượng miễn cưỡng “Let there be no doubt, while

10


I strongly disagree with the court's decision, I accept it”(Không còn nghi ngờ gì
nữa, trong khi tôi không đồng ý với quyết định của tòa án, tôi chấp nhận nó), “I
know I'll spend time in Tennessee and mend some fences, literally and
figuratively”(Tôi biết tôi sẽ dành nhiều thời gian ở Tennessee và vá một vá một số
hàng rào, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng).John Kerry buồn rầu xem thất bại là việc
không thể cứu vãn “I would not give up this fight if there was a chance that we
would prevail”( Tôi sẽ không từ bỏ cuộc chiến này nếu có mộ cơ hội). John McCain
thẳng thắn “Senator Obama and I have had and argued our differences, and he has
prevaile.”(Thượng Nghị sĩ Obama và tôi đã có nhiều tranh luận về sự khác biệt và
ông ấy đã chiến thắng).Hillary Clinton cũng không tránh né “This is painful and it
will be for a long time.” (Nỗi đau này sẽ còn kéo dài)
Đây là bài phát biểu mang tính trang trọng cuối cùng của bản thân các ứng
cử viên về cuộc bầu cử, vì vậy, rất hợp lí khi họ dành nhiều thời gian (trung bình là
31,5% thời lượng phát biểu) để cảm ơn đội ngũ những người tham gia vận động

tranh cử, gia đình và những người ủng hộ. Các ứng viên cảm ơn gia đình, những
người thân đã bên cạnh động viên, cảm ơn đội ngũ vận động tranh cử làm việc
chăm chỉ và những người ủng hộ đã quyên tiền cho cuộc bầu cử. Bày tỏ lòng biết
ơn với gia đình, các ứng cử viên cũng không tiếc lời khen ngợi đội ngũ vận động
tranh cử về tính chuyên nghiệp và tinh thần làm việc của họ. Với người ủng hộ, ứng
viên thể hiện sự tiếc nuối vì không chiến thắng trong cuộc bầu cử, khiến mọi người
thất vọng.
NGƯỜI PHÁT BIỂU

CÂU CẢM ƠN/ CẢ BÀI

Al Gore

2/55

John Kerry

43/100

John McCain

16/65

Mitt Romey

23/48

Hillary Clinton

22/68

11


TRUNG BÌNH

21,2/ 67.2

Bảng 2. Thống kê số lượng câu cảm ơn trong toàn bài
Phần kêu gọi mọi người cùng ủng hộ người chiến thắng cũng là một mục
đích quan trọng của diễn ngôn: hòa hợp dân tộc để đưa đất nước phát triển ổn định.
Mỗi ứng viên có các nói riêng nhưng chung qui lại, họ đều đưa ra lập luận: nước
Mĩ có truyền thống chuyển giao quyền lực trong hòa bình, người dân cần vượt qua
rào cản đảng phái và những khác biệt để ổn định tình hình chính trị trong nước,
đảm bảo cho đất nước có cơ hội phát triển phồn thịnh hơn. Qua đó, các ứng viên
cũng cổ vũ mọi người không từ bỏ nỗ lực thay đổi nước Mĩ ngày càng tốt hơn,
không từ bỏ ước mơ, lòng kiên định chiến đấu cho điều mình tin tưởng.
2.2.2 .2VỀ VIỆC SỬ DỤNG TỪ NGỮ, NGỮ PHÁP VÀ CÁC YẾU TỐ PHI
NGÔN NGỮ
- Về từ ngữ:
Các diễn ngôn chính trị này sử dụng lớp từ có sắc thái trung hòa, trang trọng
theo đúng phong cách nghị trường. Từ ngữ được sử dụng khá linh hoạt từ các
trường từ vựng chính trị, đến kinh tế, văn hóa, xã hội. Ở đây có sử dụng lặp lại
nhiều từ ngữ với tần suất cao nhằm giúp thông tin kết dính, giá trị kinh nghiệm
của từ vựng khiến người nghe dễ nắm bắt nội dung bài thuyết trình. Việc lặp lại
các từ we, our có tác dụng tương tác tích cực với người nghe, gộp người nói với
người nghe lại trong diễn ngôn dễ tạo được sự đồng thuận từ đám đông.
Tính tương tác mang tính diễn thuyết trực tiếp còn bộc lộ trong việc lặp lại
nhiều lần cách nói:“ I feel, I known, I want, I still believe, I always will, we need,
we must, we look to….. để thu hút sự chú ý của đám đông.
Ngoài ra, các ứng cử viên cũng không ngần ngại sử dụng những từ ngữ

mang yếu tố tu từ như : open the doors (cơ hội mới), knock on door (tìm kiếm cơ
hội), highest and hardest glass ceiling (“trần kính” cao và khó khăn nhất- bất bình
đẳng giới trong suy nghĩ truyền thống của không ít người Mỹ), more seasons to
come,..(những “mùa vụ”sẽ đến-những cuộc bầu cử khác, mục tiêu khác đúng đắn,
…), lifted me up(nâng đỡ tinh thần), lost heart (mất hi vọng),..

12


- Về ngữ pháp:
Các bài phát biểu chủ yếu sử dụng những câu đơn giản, trung bình mỗi câu
khoảng 20 từ, rất phù hợp với ngôn ngữ diễn thuyết. Nhờ đó, người tiếp ngôn dễ
lĩnh hội trọn vẹn nội dung. Ở đây, chức năng liên nhân dược đảm bảo thông qua
việc sử dụng những đại từ nhân xưng cũng rất linh hoạt, với người ủng hộ là “Iyou” hoặc gộp chung lại “we”, với đối thủ thì thường là “I - he” một cách trung hòa
hoặc gọi tên, hoặc gọi tên kèm theo chức danh Tổng thống đắc cử, Tổng thống,
Thượng Nghị sĩ trang trọng. Các diễn ngôn này cũng ít sử dụng câu ở thể bị động
(trung bình từ 2-3 câu/ toàn bài).Điều này khiến các diễn ngôn mang tính trung hòa,
không thể hiện sắc thái tiêu cực do chủ đề mang lại.
- Về các yếu tố phi ngôn ngữ:
Các diễn ngôn điều được diễn thuyết trước đám đông, những chính trị gia
này cũng đồng thời là những diễn giả đầy kinh nghiệm, các yếu tố phi ngôn ngữ
được sử dụng hợp lí mang hiệu quả cao. Nét mặt vui vẻ, cười nhẹ, mắt mở to, trìu
mến, hướng về phía người tiếp ngôn. Các diễn giả sẵn sàng dừng lại, tỏ ý tán
thưởng những lúc có người ở đám đông chen ngang hoặc đám đông vỗ tay . Giọng
nói tốc độ vừa phải, linh hoạt thay đổi: sôi nổi khi muốn nhấn mạnh, trầm khi nói
về những điều không mong muốn. Cử động tay cũng rất tự nhiên hỗ trợ tốt cho việc
diễn giải.
Đặc biệt các ứng cử viên Mitt Romey và Hillary Clinton còn chú ý yếu tố
trang phục. Mitt Romey mang cà vạt màu tím sọc còn Hillary Clinton mặc vest tím
(Sắc trung hòa của màu xanh và màu đỏ- Hàm ý hòa giải giữa hai đảng Dân chủ và

Cộng hòa)
2. 2.3 ĐẶC ĐIỂM RIÊNG CỦA MỖI DIỄN NGÔN
Cuộc bầu cử năm 2000 là một trong những cuộc bầu cử gây tranh cãi nhất
trong lịch sử Hoa Kỳ. Suốt trong thời gian vận động, Gore và đối thủ thuộc Đảng
13


Cộng hòa, Thống đốc Tiểu bang Texas George W. Bush, ngang điểm nhau. Đến
ngày bầu cử, kết quả sít sao đến độ phải mất hơn một tháng chờ đợi kết quả sau
cùng ở tiểu bang Florida. Ngay trong đêm bầu cử, các mạng lưới tin tức đưa tin
thắng lợi của Gore tại Florida, rồi cải chính, rồi gọi Bush là người chiến thắng, rồi
lại cải chính. Cuối cùng, cuộc đua được quyết định bởi 537 phiếu cách biệt tại
Florida để toàn bộ 25 phiếu cử tri đoàn của tiểu bang này dành cho Bush. Tòa án
Tối cao Hoa Kỳ phán quyết trong vụ Bush vs Gore rằng việc tái kiểm phiếu tại
Florida là vi hiến. Trong bài phát biểu này của mình, Al Gore thể hiện rõ thái độ
bất đồng với phán quyết của Tòa án Tối cao nhưng ông vẫn thừa nhận thất bại “for
the sake of our unity as a people and the strength of our democracy, I offer my
concession” (vì sự đoàn kết dân tộc và sức mạnh vẫn của nền dân chủ, tôi quyết
định nhượng bộ). Bài phát biểu của Al Gore dành thời lượng nhiều nhất cho nội
dung hàn gắn những chia rẽ sau bầu cử. Phát ngôn kêu gọi đoàn kết ấn tượng nhất
của Al Gore “This is America. Just as we fight hard when the stakes are high, we
close ranks and come together when the contest is done.”(Đây là nước Mĩ. Chúng
ta chiến đầu khi còn tranh đua, chúng ta đi cùng nhau khi cuộc đua kết thúc).
John Kerry là ứng cử viên đảng Dân chủ thứ hai sau Al Gore nhận thất bại
trước G.W. Bush. Ngược lại năm 2000, kết quả cuộc bầu cử lần này nhanh chóng
được xác định dù chưa kiểm hết phiếu bầu. Bush đã có một chiến thắng thuyết
phục. Do đó, trong diễn ngôn nhận thất bại, Kerry không nói nhiều về kết quả cuộc
bầu cử, ông dành thời lượng nhiều để nói lời cảm ơn với người ủng hộ. Ông cũng
thể hiện niềm tự hào về tính dân chủ của đất nước “But in an American election,
there are no losers, because whether or not our candidates are successful, the next

morning we all wake up as Americans.That is the greatest privilege and the most
remarkable good fortune that can come to us on Earth”(Nhưng trong một cuộc bầu
cử Mĩ, không có người thất bại, bởi vì dù thành công hay không, sáng hôm sau
thức dậy chúng ta đều là người Mĩ. Đó là môt đặc ân và cũng là tài sản lớn nhất
mà ta có trên Trái đất)
14


Nếu thất bại trước Obama năm 2004, Mitt Romey có một bài phát biểu khá
ngắn gọn với nội dung chủ yếu là cảm ơn người ủng hộ thì cuộc bầu cử 2000, John
McCain- người đầu tiên thất bại trước B.Obama, người Mĩ gốc Phi đầu tiên ra tranh
cử tổng thống. Trong hoàn cảnh đó,với bài phát biểu của mình ,John McCain đã tỏ
ra rất công tâm khi ca ngợi tính dân chủ trong xã hội Mĩ và ý nghĩa chến thắng của
Obama với người Mĩ gốc Phi.
Một trong những nhân tố khiến cuộc tranh cử tổng thống Mĩ 2016 trở thành
đề tài nóng hổi của dư luận thế giới nói chung là sự tham gia của bà Clinton- cựu
Đệ nhất phu nhân Mỹ, cựu Ngoại trưởng Mỹ, vào ngày 12/04/2015. Lần đầu tiên,
Mỹ có một ứng cử viên tổng thống là phụ nữ, điều đó thực sự gây cảm hứng lớn
cho phong trào bình đẳng giới. Cuộc đua tranh cử diễn ra với lợi thế nghiêng hẳn về
đảng Dân chủ qua kết quả các cuộc thăm dò trên các tờ báo lớn và cả thái độ của
giới truyền thông. Nhưng kết quả bầu cử ngày 8/11 đã khiến tất cả bất ngờ, Hillary
Clinton dù cách biệt Donal Trump 2 triệu phiếu phổ thông, vẫn không thể đặt chân
vào Nhà Trắng vì chỉ đạt 232 phiếu đại cử tri so với 306 mà Trump giành được. Bài
phát biểu của bà Clinton là bài duy nhất trong 5 bài khảo sát phát biểu sau người
chiến thắng, sáng 9/11 thay vì đêm 8/11 như lệ thường có lẽ cũng bởi tác giả của nó
vẫn chưa hết sốc trước kết quả này. Trong bài phát biểu, bà Clinton cũng là người
thất bại đầu tiên nói lời xin lỗi trực tiếp “I’m sorry”. Báo chí phương Tây cho rằng
sở dĩ có những điều này vì bà là một phụ nữ, bản lĩnh chính trị cũng như những vô
thức của phái tính khiến bà hành xử như vậy. Điều này không phải là không có tính
thuyết phục. Là phụ nữ đầu tiên tranh cử, Bà Clinton dành nhiều thời lượng phát

biểu để truyền cảm hứng cho những người còn ở vị trí yếu thế trong đời sống chính
trị: phụ nữ. Bà kêu gọi: And to all the little girls who are watching this, never doubt
that you are valuable and powerful and deserving of every chance and opportunity
in the world to pursue and achieve your own dreams. (Và hỡi những cô bé, đừng
bao giờ nghĩ rằng các cháu không đủ quan trọng, mạnh mẽ và xứng đáng với tất cả
cơ hội trên thế giới để theo đuổi và đạt được ước mơ của chính mình)
15


KẾT LUẬN
Khảo sát bài phát biểu nhận thất bại của 5 ứng cử viên tổng thống qua các kì
bầu cử (từ 2000-2016) dưới góc độ phân tích diễn ngôn đã góp phần làm sáng rõ
mối quan hệ của diễn ngôn chính trị và hệ tư tưởng.Từ bài phát biểu nhận thất bại
vào 26/07/1952 tại Chicago của ứng cử viên Adlai Stevenson, trải qua 16 cuộc bầu
cử với những biến động thời đại riêng, một qui tắc bất thành văn đã trở thành thông
lệ của Mĩ là ngay sau khi cuộc bầu cử có kết quả, ứng cử viên thất bại sẽ phát biểu
công nhận chiến thắng của đối thủ và kêu gọi những người ủng hộ mình cùng ủng
hộ tân tổng thống. Đây là một việc làm nhằm hàn gắn những chia rẽ sau một cuộc
tranh cử quyết liệt với những quan điểm chính trị khác biệt thậm chí đối lập nhau
của các ứng cử viên. Trong các bài phát biểu này, các ứng cử viên đều khẳng định
vượt qua cái tôi khác biệt để đạt được sự ổn định chính trị và thể hiện niềm tin vào
tương lai của nước Mĩ. Nhận thua và chúc mừng người chiến thắng một cách công
khai, các chính trị gia đã thể hiện nhân cách rất đáng ngưỡng mộ. Bởi vì, như
Thượng nghị sĩ Bob Dole đã nói trong bài diễn văn nhận thất bại trước Bill Clinton
năm 1996: “Trong chiến dịch này, tổng thống đắc cử là đối thủ của tôi, chứ không
phải kẻ thù của tôi(chúng tôi nhấn mạnh- NV)”
Những ứng cử viên đều mang đặc điểm của chính trị gia phương Tây: giỏi kĩ
năng diễn thuyết. Bài diễn thuyết của họ đều có nội dung rõ ràng, dễ theo dõi, mang
tính tương tác cao. Ngoài những lời cảm ơn người ủng hộ, kêu gọi đoàn kết, trong
các bài diễn thuyết, diễn giả từ cuộc tranh cử của bản thân đều hướng đến cổ vũ

việc dũng cảm theo đuổi ước mơ của mỗi người. Nỗ lực truyền cảm hứng cho
người ủng hộ- đó cũng là một góc độ rất nhân văn, đáng trân trọng của các diễn
ngôn này.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Giáo dục,
Hà Nội
2. Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2016) Phân tích diễn ngôn và diễn ngôn nghệ thuật,
Tài liệu giảng dạy CH ĐH KHXH&NV TPHCM
3. Trịnh Sâm (2015), Đặc điểm diễn ngôn viết, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM,
số 7 (73)
4. Nguyễn Ngọc Minh (2012), Ba cách tiếp cận khái niệm diễn ngôn

truy cập lần
đầu ngày 21-01-2017
5. Trịnh Sâm, Lý thuyết ngữ vực và việc nhận diện các đặc điểm của diễn
ngôn, />truy cập lần đầu ngày 21-01-2017

17


PHỤ LỤC
TOÀN VĂN CÁC BÀI PHÁT BIỂU

1.

Al Gore

2000 Presidential Concession Speech 13 December 2000

Good evening.
Just moments ago, I spoke with George W. Bush and congratulated him on
becoming the 43rd president of the United States. And I promised him that I
wouldn't call him back this time. I offered to meet with him as soon as possible so
that we can start to heal the divisions of the campaign and the contest through
which we've just passed.
Almost a century and a half ago, Senator Stephen Douglas told Abraham Lincoln,
who had just defeated him for the presidency, "Partisan feeling must yield to
patriotism. I'm with you, Mr. President, and God bless you." Well, in that same
spirit, I say to President-elect Bush that what remains of partisan rancor must now
be put aside, and may God bless his stewardship of this country. Neither he nor I
anticipated this long and difficult road. Certainly neither of us wanted it to happen.
Yet it came, and now it has ended, resolved, as it must be resolved, through the
honored institutions of our democracy.
Over the library of one of our great law schools is inscribed the motto, "Not under
man but under God and law." That's the ruling principle of American freedom, the
source of our democratic liberties. I've tried to make it my guide throughout this
contest, as it has guided America's deliberations of all the complex issues of the
past five weeks.
18


Now the U.S. Supreme Court has spoken. Let there be no doubt, while
I strongly disagree with the court's decision, I accept it. I accept the finality of this
outcome which will be ratified next Monday in the Electoral College. And tonight,
for the sake of our unity as a people and the strength of our democracy, I offer my
concession. I also accept my responsibility, which I will discharge unconditionally,
to honor the new President-elect and do everything possible to help him bring

Americans together in fulfillment of the great vision that our Declaration of
Independence defines and that our Constitution affirms and defends.
Let me say how grateful I am to all those who supported me and supported the
cause for which we have fought. Tipper and I feel a deep gratitude to Joe and
Hadassah Lieberman, who brought passion and high purpose to our partnership and
opened new doors, not just for our campaign but for our country.
This has been an extraordinary election. But in one of God's unforeseen paths, this
belatedly broken impasse can point us all to a new common ground, for its very
closeness can serve to remind us that we are one people with a shared history and a
shared destiny. Indeed, that history gives us many examples of contests as hotly
debated, as fiercely fought, with their own challenges to the popular will. Other
disputes have dragged on for weeks before reaching resolution. And each time, both
the victor and the vanquished have accepted the result peacefully and in a spirit of
reconciliation.
So let it be with us.
I know that many of my supporters are disappointed. I am too. But our
disappointment must be overcome by our love of country.
And I say to our fellow members of the world community, let no one see this
contest as a sign of American weakness. The strength of American democracy is
shown most clearly through the difficulties it can overcome. Some have expressed
19


concern that the unusual nature of this election might hamper the next president in
the conduct of his office. I do not believe it need be so.
President-elect Bush inherits a nation whose citizens will be ready to assist him in
the conduct of his large responsibilities. I, personally, will be at his disposal, and I
call on all Americans -- I particularly urge all who stood with us -- to unite behind
our next president. This is America. Just as we fight hard when the stakes are high,
we close ranks and come together when the contest is done. And while there will be

time enough to debate our continuing differences, now is the time to recognize that
that which unites us is greater than that which divides us. While we yet hold and do
not yield our opposing beliefs, there is a higher duty than the one we owe to
political party. This is America and we put country before party; we will stand
together behind our new president.
As for what I'll do next, I don't know the answer to that one yet. Like many of you,
I'm looking forward to spending the holidays with family and old friends. I know
I'll spend time in Tennessee and mend some fences, literally and figuratively.
Some have asked whether I have any regrets, and I do have one regret: that I didn't
get the chance to stay and fight for the American people over the next four years,
especially for those who need burdens lifted and barriers removed, especially for
those who feel their voices have not been heard. I heard you. And I will not forget.
I've seen America in this campaign, and I like what I see. It's worth fighting for and
that's a fight I'll never stop. As for the battle that ends tonight, I do believe, as my
father once said, that "No matter how hard the loss, defeat might serve as well as
victory to shape the soul and let the glory out."
So for me this campaign ends as it began: with the love of Tipper and our family;
with faith in God and in the country I have been so proud to serve, from Vietnam to
20


the vice presidency; and with gratitude to our truly tireless campaign staff and
volunteers, including all those who worked so hard in Florida for the last 36 days.
Now the political struggle is over and we turn again to the unending struggle for the
common good of all Americans and for those multitudes around the world who look
to us for leadership in the cause of freedom.
In the words of our great hymn, "America, America": "Let us crown thy good with
brotherhood, from sea to shining sea."
And now, my friends, in a phrase I once addressed to others: it's time for me to go.
Thank you, and good night, and God bless America.


2.

Kerry Concession Speech

Wednesday, November 3, 2004; 2:17 PM
Thank you so much. Thank you, thank you. I love you. I love you, thank
you. Thank you, thank you so much.Thank you so much. You just have no idea
how warming and how generous that welcome is, your love is, your affection. And
I'm gratified by it. I'm sorry that we got here a little bit late and little bit short.
I spoke to President Bush and I offered him and Laura our congratulations on their
victory.We had a good conversation, and we talked about the danger of division in
our country and the need -- the desperate need for unity, for finding the common
ground, coming together. Today I hope that we can begin the healing.
In America, it is vital that every vote count, and that every vote be counted. But the
outcome should be decided by voters, not a protracted legal process. I would not
give up this fight if there was a chance that we would prevail.But is now clear that
even when all the provisional ballots are counted, which they will be, there won't be
21


enough outstanding votes for us to be able to win Ohio.And therefore we cannot
win this election.
My friends, it was here that we began our campaign for the presidency and all we
had was hope and vision for a better America. It was a privilege and a gift to spend
two years traveling this country, coming to know so many of you.
I wish that I could just wrap you up in my arms and embrace each and every one of
you individually all across this nation. I thank you from the bottom of my
heart.Thank you. Thank you. Thank you, man.
And I assure you, you watch, I'll still love yours. So hang in there. I will always be

particularly grateful to the colleague that you just heard from who became my
partner, my very close friend, an extraordinary leader, John Edwards.
And I thank him for everything he did. Thank you, sir. John and I would be the first
to tell you that we owe so much to our families. They're here with us today. They
were with us every single step of the way. They sustained us.They went out on their
own and they multiplied our campaign all across this country. No one did this more
with grace and with courage and candor, that I love, than my wife Teresa, and I
thank her. And our children were there every single step of the way. It was
unbelievable. Vanessa, Alex, Chris, Andre and John from my family, and Elizabeth
Edwards, who is so remarkable and so strong and so smart.And Johnny and Kate,
who went out there on their own, just like my daughters did. And also Emma Claire
and Jack, who were up beyond their bedtime last night, like a lot of us.
I want to thank my crewmates and my friends from 35 years ago, that great band of
brothers who criss-crossed this country on my behalf for 2004. They had the
courage to speak the truth back then and they spoke it again this year. And for that,
I will forever be grateful.
22


And thanks also, as I look around here, to friends and family of a lifetime, some
from college, friends made all across the years, and then all across the miles of this
campaign. You are so special. You brought the gift of your passion for our country
and the possibilities of change. And that will stay with us and with this country
forever. Thanks to Democrats and Republicans and independents who stood with
us, and everyone who voted, no matter who their candidate was. And thanks to my
absolutely unbelievable, dedicated staff lead by a wonderful campaign manager,
Mary Beth Cahill, who did an extraordinary job.
There's so much written about campaigns and there's so much that Americans never
get to see. I wish they could all spend a day on a campaign and see how hard these
folks work to make America better. It is its own unbelievable contribution to our

democracy and it's a gift to everybody, but especially to me, and I'm grateful to
each and every one of you.
And I thank your families and I thank you for the sacrifices you've made. And to all
the volunteers all across this country who gave so much of themselves. You know,
thanks to William Field (ph), a 6-year-old who collected $680 a quarter and a dollar
at a time, selling bracelets during the summer to help change America.
Thanks to Michael Benson (ph) from Florida, who I spied in a rope line holding a
container of money and it turned out he had raided his piggy bank and wanted to
contribute. And thanks to Ilana Wexler, 11 years old, who started Kids for Kerry all
across our country.
I think of the brigades of students and people, young and old, who took time to
travel, time off from work, their own vacation time, to work in states far and
wide. They braved the hot days of summer and the cold days of the fall and the
winter to knock on door because they were determined to open the doors of
opportunity to all Americans.They worked their hearts out. And I wish, you don't
know how much, that I could have brought this race home for you, for them. And I
23


say to them now: Don't lose faith. What you did made a difference.And building on
itself, we go on to make a difference another day.
I promise you, that time will come, the time will come, the election will come,
when your work and your ballots will change the world. And it's worth fighting
for.I want to especially say to the American people: In this journey, you have given
me the honor and the gift of listening and learning from youI have visited your
homes, I visited your churches, I visited your community halls, I've heard your
stories. I know your struggles, I know your hopes. They are part of me now. And I
will never forget you and I'll never stop fighting for you.
You may not understand completely in what ways, but it is true when I say to you
that you have taught me and you have tested me and you've lifted me up and you've

made me stronger.I did my best to express my vision and my hopes for
America. We worked hard and we fought hard, and I wish that things had turned
out a little differently. But in an American election, there are no losers, because
whether or not our candidates are successful, the next morning we all wake up as
Americans.That is the greatest privilege and the most remarkable good fortune that
can come to us on Earth.
With that gift also comes obligation. We are required now to work together for the
good of our country. In the days ahead, we must find common cause. We must join
in common effort, without remorse or recrimination, without anger or
rancor. America is in need of unity and longing for a larger measure of
compassion. I hope President Bush will advance those values in the coming . I
pledge to do my part to try to bridge the partisan divide.
I know this is a difficult time for my supporters, but I ask them, all of you, to join
me in doing that. Now, more than ever, with our soldiers in harm's way, we must
stand together and succeed in Iraq and win the war on terror. I will also do
everything in my power to ensure that my party, a proud Democratic Party, stands
24


true to our best hopes and ideals. I believe that what we started in this campaign
will not end here. Our fight goes on to put America back to work and to make our
economy a great engine of job growth. Our fight goes on to make affordable health
care an accessible right for all Americans, not privilege. Our fight goes on to
protect the environment, to achieve equality, to push the frontiers of science and
discovery and to restore America's reputation in the world. I believe that all of this
will happen, and sooner than we may think, because we're America, and America
always moves forward.I've been honored to represent the citizens of this
commonwealth in the United States Senate now for 20 years. And I pledge to them
that in the years ahead, I'm going to fight on for the people and for the principles
that I've learned and lived with here in Massachusetts. I'm proud of what we stood

for in this campaign and of what we accomplished.
When we began, no one thought it was possible to even make this a close race.But
we stood for real change, change that would make a real difference in the life of our
nation and the lives of our families. And we defined that choice to America.
I'll never forget the wonderful people who came to our rallies, who stood in our
rope lines, who put their hopes in our hands, who invested in each and every one of
us. I saw in them the truth that America is not only great, but it is good.So with a
grateful heart, I leave this campaign with a prayer that has even greater meaning to
me now that I've come to know our vast country so much better thanks to all of you
and what a privilege it has been to do so.
And that prayer is very simple: God bless America.
Thank you.

3.

John McCain concession speech 2008/nov/05/
25


×