Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

sáng kiến kinh nghiêm mông thể dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.51 KB, 9 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
A / Phần mở đầu
I / Đặt vấn đề :
Thể dục thể thao là một nhân tố chuyên môn nhằm tác động có đích
và hợp lý đến quá trình phát triển thể chất của con người . Nó là bộ phận
không thể thiếu được trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.
Từ những quan điểm trên giáo dục thể dục thể thao trong trường học
là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của mục tiêu giáo dục đào tạo.
Do đó phát triển thể chất cho học sinh rất cần thiết gắn liền với bối cảnh
chung của phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Mặt khác giáo dục này
cũng còn nhận được tác động thúc đẩy và định hướng phát triển sự nghiệp
giáo dục và đào tạo thể dục thể thao của đất nước ta. Vấn đề nâng cao chất
lượng giảng dạy môn dục thể thao trong nhà trường phổ thông là một vấn đề
cấp bách để nâng cao sức khoẻ cho lớp người tương lai kế tục sự nghiệp xây
dựng đất nước, ngày một đàng hoàng hơn, đẹp hơn. Đó là nguyện vọng
chính đáng của toàn Đảng, toàn dân ta. Nhưng trong thực tế giảng dạy thể
dục trong nhà trường phổ thông của chúng ta nó chiếm một phần không lớn
so với các bộ môn khác. Nhưng nó lại có giá trị rèn luyện và thực dụng khá
lớn đến sự bồi dường phẩm chất đạo đức cho học sinh THCS. Từ những cơ
sở trên tôi thấy rằng kỹ thuật nhảy cao “Bước qua” là môt phần quan trọng
trong nội dung giảng dạy thể dục thể thao trong nhà trường THCS. Trong kỹ
thuật nhảy cao “Bước qua” trong nhà trường học sinh còn có rất nhiều sai
lầm trong luyện tập kỹ thuật cho nên khi giảng dạy chúng ta cũng phải nắm
vững nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp , từ chủ yếu đến
thứ yếu , tứ giai đoạn này đến giai đoạn kia . Giảng dạy kỹ thuật nhảy cao
“Bước qua” đều phải quán triệt các nguyên tắc chung được xây dựng trên cơ
sở quy luật hình thành kỹ năng vận động có tính chu kỳ và không có tính
chu kỳ động tác . Thực hiên động tác tương đối nhanh, phức tạp nên khi

1



Sáng kiến kinh nghiệm
giảng dạy chủ yếu dùng phương pháp phân đoạn, từ phân đoạn đến hoàn
chỉnh . Việc giảng dạy kỹ thật nhảy cao “bước qua” và thực hiện kỹ thuật
qua xà hợp lý . Nhưng bên cạnh đó còn có một số sai lầm mà các em thường
mắc phải đó là : Nhịp điệu toàn đà không ổn định , không có tư thế giậm
nhảy , giậm nhảy không hết . Đôi lúc còn lao vào xà, chân lăng qua xà còn
co . Chính vì nhũng sai lầm đó tôi đã đưa ra một số phương pháp riêng để
giúp các em sửa chữa những sai lầm trong khi tập luyện.
II/ Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết những vấn đề mà trong đề tài đưa ra tôi đã sử dụng các
phương pháp sau:

1/ Phương pháp đọc tài kiệu tham khảo
Tôi đã tham khảo các tài liệu chuyên môn như sách giáo khoa , các
sách về điền kinh giành cho giáo viên của nhà xuất bản Thể dục thể thao .

2/ Phương pháp quan sát sư phạm:
Là phương pháp theo dõi trực tiếp các ảnh hưởng của việc áp dụng bài
tập tới học sinh.

3/ Phương pháp phỏng vấn toạ đàm:
Là phương pháp trao đổi trò chuyện trực tiếp với các em nhằm tìm
hiểu tâm tư nguyện vọng , sở thích của các em .

4/ Phương pháp thự nghiệm sư phạm :
Là việc đưa các bài tập ứng dụng làm tăng khả năng thự hiện động tác
cho học sinh .

III/ Thời gian thực hiện :

Thực hiện trong 4 tuần

2


Sáng kiến kinh nghiệm
IV/ Đối tượng :
Lớp 8C1 . Thực nghiệm trong 2 tổ ( 13 em )
B/ Nội dung :

1/ Phương pháp giảng dạy kỹ thuật “ nhảy cao kiểu bước qua”
trong nhà trường phổ thông cơ sở .
Khi ta đọc sách giáo khoa giảng dạy thể dục thể thao của Bộ giáo dục
giành cho giáo viên phổ thông cơ sở . Thì kỹ thuật nhảy cao bước qua hoàn
chỉnh cũng như ở các giai đoạn , khi mới bắt đầu học bao giờ cũng phải xây
dung trong một kỹ thuật nhảy cao hoàn chỉnh . Do vậy khi vào học trong giai
đoạn kỹ thuật bao giờ ta cũng phải xây dựng cho học sinh giai đoạn ấy.
Cụ thể là chúng ta phải cho học sinh tập từng giai đoạn.
a/ giảng dạy kỹ thuật chạy đà , giậm nhảy :
+ Chọn chân giậm nhảy cho học sinh nhảy cao tự do, tìm chân giậm
nhảy tại chỗ .
+ Tại chỗ mô phỏng động tác đưa đặt chân giậm.
+ Tại chỗ đưa dặt chân giậm.
+ Phối hợp động tác đá lăng và đánh tay , tập đá lăng kết hợp giậm
nhảy .
+ Tập chạy thấp trọng tâm .
+ Chạy một hai bước thấp trọng tâm phối hợp với đưa đặt chân giậm .
+ Chạy đà 3 , 5 bước thấp trọng tâm phối hợp giậm nhảy .
+ Kết hợp toàn đà với giậm nhảy , chú ý đến độ dài và nhịp điệu bốn
bước cuối cùng .

* Biên pháp cụ thể :
+ Toàn đà giậm nhảy đá lăng chân lăng chạm vật chuẩn (tăng cường
tập đá lăng kết hợp giậm nhảy )

3


Sáng kiến kinh nghiệm
+ Toàn đà chạy đà chính diện , yêu cầu lúc qua xà chân lăng duỗi
thẳng qua xà , tập giậm nhảy duỗi hết các khớp .
b/ Giảng dạy giai đoạn trên không :
+ Mô phỏng động tác qua xà ( tại chỗ không va có xà )
+ Một bước thực hiện qua xà thấp
+ Hai đến ba bước thực hiện động tác qua xà thấp và trung bình .
+ Toàn đà thực hiện qua xà trung bình cao .
+ Hoàn thiện nâng cao kỹ thuật .
c/ Giảng dạy giai đoạn rơi xuống đất :
+ Giới thiệu cho học sinh tiếp đất .
+ Cho biết chân lăng chạm đất trước , sau đó đến chân giậm .

2/ Một số sai lầm thường mắc và kết hợp sửa chữa:
a/ Chạy đà :
* Chạy đà không chính xác . ( điểm giậm nhảy không chính xác )
+ Nguyên nhân : Nhịp điệu toàn đà không ổn định ( độ dài các bươc
không ổn định ) . Tăng tốc độ sớm muộn khác nhau . Tư thế suất phát không
ổn định .
+ Biện pháp sửa chữa : Chạy đà tăng tốc độ nhiều lần hạ thấp trọng
tâm . Vạch sẵn độ dài các bước đưa đặt chân giậm nhảy đúng điểm giậm
nhảy . Tư thế xuất phát ổn định .
* Chạy đà cao trọng tâm :

+Nguyên nhân : Không có tư thế giậm nhảy phần lớn kết quả giậm
nhảy là lao vào xà .
+ Biện pháp sửa chữa :

Nâng cao về nhận thức kỹ thuật , cho chạy

thấp trọng tâm kết hợp đưa đặt chân giậm nhảy , có thể kẻ vạch sẵn độ dài
của bước chạy .
b/ Giậm nhảy :
4


Sáng kiến kinh nghiệm
* Giậm nhảy không hết :
+ Nguyên nhân : Khái niệm sai , cơ chân yếu . Giậm nhảy chậm. , thời
kỳ hoãn xung góc độ quá nhỏ cơ không đủ sức duỗi hết .
+ Biện pháp sửa chữa : Nâng cao nhận thức kỹ thuật , tập sức mạnh cơ
chân , tập phản xạ giậm nhảy nhanh tốc độ hoãn xung lớn , tập bước cuối
cùng ngắn lại .
* Giậm nhảy lao vào xà : ( Góc độ bay quá nhỏ )
+ Nguyên nhân : Những bước cuối cùng không thấp được trọng tâm .
Lúc gập người gập quá thấp , tốc độ chân giậm chậm .
+ Biện pháp sửa chữa : Tập chạy thấp trong tâm kết hợp động tác đưa
đặt chân giậm là giậm nhảy vươn lên . Lúc giậm nhảy yêu cầu kết hợp động
tác đưa đặt chân giậm là giậm vươn lên . Lúc giậm nhảy yêu cầu thân người
vươn thẳng .
Tập phản xạ giậm nhảy nhanh .
* Giậm nhảy đá lăng thiếu tích cực :
Tập giậm nhảy đá lăng chạm vật chuẩn trên cao .
* Đang giậm nhảy thân người đã có tư thế lao vào do giậm nhảy không hết .

c/ Trên không :
* Chân lăng qua xà còn co : Do đá lăng chưa tích cực .
+ Biên pháp sửa chữa : Tâp đá lăng thẳng chân nhiều lần ngoài xà .
* Chân lăng đá không tích cực , xoay và ép xuống .
+ Biện pháp sửa chữa : Tập mô phỏng động tác thêm ở ngoài hoặc
ngồi trên cầu thăng bằng .
* Chân giậm khi qua xà còn co :
+ Biện pháp sửa chữa : Tập đưa chân giậm thẳng qua xà ở ngoài .
d/ Xuống đất :

5


Sáng kiến kinh nghiệm
+ Không tích cực đưa một bộ phận cơ thể xuống trước , trước khi
xuống thu ngươi lại làm độ dài đoạn đường hoãn xung tăng lên .
+ Khi rơi xuống đất không tích cực gập các khớp .
+ Biện pháp sửa chữa : Cho tập rơi xuống đất không qua xà và hạ thấp
để tập động tác rơi xuống đất .
C/ Kết quả thực nghiệm :
Trên cơ sở khảo sát thực trạng , nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến
những sai lầm trong học kỹ thuật “nhảy cao kiểu bước qua “ của học sinh
bậc trung học cơ sở và nghiên cứu các phương pháp giảng dạy cụ thể trên tôi
áp dụng cho học sinh lớp 8 . Qua các biện pháp , cụ thể giảng dạy trình tự
như trên . Sửa chữa nhưng sai lầm của học sinh đã thực sự nâng cao chất
lượng giờ dạy , nâng cao được kỹ thuật và thành tích kỹ thuật nhảy cao “
bước qua” . Kết quả đạt được như sau :
Nhóm thực nghiệm
Kết quả
STT


họ và tên

Nam(nữ)

1

Nguyễn thị quỳnh

anh

Nữ

2

nguyễn vân

anh

Nữ

3

phạm đức

công

Nam

4


nguyễn văn

duy

Nam

5

hoàng văn

Dương

Nam

6

phạm văn

đa

Nam

7

hoàng văn

đại

Nam


8

phạm mạnh

hải

Nam

9

phạm văn

hảo

Nam

10

Nguyễn thị

hiền

Nữ

11

hoàng văn

hoàng


12

phạm thị

huệ

Nữ

13

hoàng thị

hường

Nữ

Nam

6

Trước
TN
1,05m
0,95m
1,15m
1,10m
1,20m
1,15m
1,00m

1,20m
1,10m
0,85m
1,15m
1,05m
1,00m

Sau TN
1,15m
1,05m
1,30m
1,25m
1,30m
1,25m
1,10m
1,30m
1,20m
1,00m
1,30m
1,20m
1,10m

Tăng thành
tích

0,10m
0,10m
0,15m
0,15m
0,10m

0,10m
0,10m
0,10m
0,10m
0,15m
0,15m
0,15m
0,10m


Sáng kiến kinh nghiệm
So sánh tành tích của nhóm thực nghiệm và nhóm không thực nghiêm
sau 4 tuần tập luyện với các bài tập chúng ta thấy thành tích của các em có
sự tăng tiến rõ rệt .
Nhóm không thực nghiệm
Kết quả
Nam (nữ)
STT

họ và tên

1

nguyễn văn

hiệp

Nam

2


nguyễn văn

hợp

Nam

3

nguyễn thị

Hương

Nữ

4

nguyễn thị

lan

Nữ

5

cao thị thuỳ

linh

Nữ


6

cao thị kim

loan

Nữ

7

đào quang

mạnh

Nam

8

vũ văn

nghĩa

Nam

9

nguyễn văn

nhân


Nam

10

phạm thị

nhung

Nữ

11

phạm văn

quân

Nam

12

vũ đình

quyết

Nam

13

đào thị nh


quỳnh

Nữ

Trước
TN
1,15m
1,10m
0,95m
1,00m
1,15m
1,05m
1,20m
1,25m
1,20m
1,10m
1,05m
1,25m
1,15m

Sau TN
1,15m
1,15m
1,00m
1,05m
1,20m
1,10m
1,25m
1,25m

1,30m
1,15m
1,10m
1,25m
1,20m

Tăng thanh
tích

0m
0,05m
0,05m
0,05m
0,05m
0,05m
0,05m
0m
0,05m
0,05m
0.05m
0m
0,05m

Kết luận : Qua áp dụng phương pháp giảng dạy kỹ thuật nhảy cao
“bước qua” tôi đã thu dược kết quả như sau:
- Học sinh nắm được kỹ thuật, biết sửa chữa cho bản thân những sai
lầm thường mắc trong tập luyện.
- Phát huy được sức mạnh và phối hợp thực hiên các động tác một
cách linh hoạt đạt được hiệu quả tối ưu.
- Thành tích của các em qua đối chiếu đã tăng, giúp cho học sinh tự

tin , hăng hái say mê trong tập luyện .
• Xuất phát từ phương pháp giảng dạy trên tôi đã rút ra được kinh
nghiệm cho bản thân :
• Đối với giáo viên :
7


Sáng kiến kinh nghiệm
- Giảng dạy phải tiến hành đúng theo các bước, tuân theo các
nguyên tắc , phương pháp cụ thể .
- Kết hợp tranh ảnh và thị phạm của giáo viên mô tả kỹ thuật động
tác một cách chinh xác, chi tiết.
- Giảng dạy kỹ thuật phải nêu bật lên được các yêu cầu kỹ thuật cơ
bản nhất để học sinh chú ý trong tập luyện.
- Kết hợp sửa sai đúng lúc, phân biệt sai ở đâu là chủ yếu, thứ yếu
để sửa chữa kịp thời cho học sinh.
- Bài tập đưa ra phải phù hợp với độ tuổi và giới tính, cũng như đặc
điểm tâm sinh lý của học sinh để học sinh tiếp thu và thực hiện bài
tập mới phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong
các giờ học.
• Đối với học sinh :
o Phải thực sự cố gắng tự giác tập luyện , phải biết ham mê , say
sưa tập luyện , thực hiện theo đúng yêu cầu của giáo viên giảng
dạy.
o Kết hợp sự cố gắng của thầy và tự giác tập luyện của học sinh ,
đồng thời phải có sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của nhà
trường và địa phương , gia đình . Có như vậy chất lượng giảng
dạy và thi đấu mới thu được kết quả cao. Đáp ứng yêu cầu hiện
nay trong các trường THCS.
Trên đây là kinh nghiệm của tôi , kính mong các đồng chí tham khảo

và cho ý kiến đóng góp để cho phương pháp giảng dạy ngày một tốt hơn .
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Quang Phục Ngày 23 tháng 2 năm 2007

8


Sáng kiến kinh nghiệm

Trần Mạnh Hải .

9



×