Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.3 KB, 51 trang )

DANH MỤC VIẾT TẮT
1.PXK: phiếu xuất kho
2. PNK: phiếu nhập kho
3. NVL: nguyên vật liệu
4. TSCĐ: tài sản cố đinh
5. CP SXC: chi phí sản xuất chung
6. SXKD: sản xuất kinh doanh
7. KKTX: kê khai thường xuyên
8. NVLTT: nguyên vật liệu trực tiếp


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo thực tập, em đã được sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt
tình của thầy Đoàn Tất Thành và các anh chị trong phòng kế toán, nhân viên của
công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Thanh Hóa. Ngoài ra, em con ftham khảo
them các bài khóa luận, tài liệu liên quan đến NVL, TSCĐ, chi phí và tính giá
thành sản phẩm. Trong quá trình thực tập và làm bài khó tránh khỏi những sai
sót, rất mong thầy có thể giúp đỡ để báo cáo thực tập của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Khánh Linh


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và
phát triển nhất định phải có phương pháp sản xuất phù hợp và phải sản xuất ra


những sản phẩm có chất lượng cao và giá cả hợp lý. Một quy luật tất yếu trong
nền kinh tế thị trường cạnh tranh. Do vậy mà doanh nghiệp phải tìm mọi biện
pháp để đáp ứng và phát triển thương trường, đáp ứng được nhu cầu của người
tiêu dùng với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý. Đó là mục đích chung
của mọi doanh nghiệp sản xuất nói chung và ngành dược phẩm nói riêng. Nắm
bắt được bối cảnh đất nước đang dần chuyên mình trên con đường hội nhập hóa,
cùng với những nhu cầu về cơ sở hạ tầng,.. thì nhu cầu về đáp ứng chất lượng y
tế ngày càng mọi người quan tâm hơn. Ngoài ra, ngành công nghiệp dược Việt
Nam cũng đang dần trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, bên cạnh sự
phát triển nội lực, ngành Dược Việt Nam đã chủ động hội nhập khu vực và thế
giới nhằm đảm bảo cung ứng đủ thuốc và có chất lượng phục vụ sự nghiệp bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Trong bối cảnh của nền kinh tế
hiện nay, các doanh nghiệp Dược hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị
trường, môi trường cạnh tranh gay gắt, không chỉ cạnh tranh với doanh nghiệp
trong nước mà còn phải chạnh tranh với những doanh nghiệp có vốn đầu tư từ
nước ngoài, hay chính những doanh nghiệp nước ngoài.
Chính vì vậy phải tự đưa ra các quyết định kinh doanh của mình, tự hạch
toán lãi lỗ và luôn bảo toàn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Lúc này,
vấn đề đầu tiên là phải hạch toán đầy đủ. Rõ ràng, chính xác, nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất. Vì đây là yếu tố cơ bản trong quá trình
sản xuất, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí giá thành sản phẩm của doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, tài sản cố định cũng là yếu tố quan trọng. Khi chú trọng
đầu tư TSCĐ áp dụng dây chuyền sản xuất hiện đại, sẽ làm tăng không chỉ về số
lượng mà còn cả chất lượng của sản phẩm. Từ đó, sẽ nâng cao năng suất cạnh
tranh của công ty mình, cũng như tăng về lợi nhuận, kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
Do vậy, câu hỏi được đặt ra đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty
CP Dược vật tư y tế Thanh Hóa nói riêng là làm thế nào để nâng cao sức cạnh
tranh của doanh nghiệp mình cả trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế.
Vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh trở thành mối quan tâm hàng đầu của

doanh nghiệp. Làm thế nào để doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực có hiệu quả
giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững? Đây đang là một
bài toán khó đối với tất cả các doanh nghiệp.
1


Với mong muốn tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty, xác
định những nguyên nhân tác động đến quá trình và kết quả hoạt động kinh
doanh để từ đó đề xuất những chiến lược, chính sách kinh doanh nhằm khai thác
hết khả năng tiền tàng của công ty, giúp công ty ngày càng đứng vững và lớn
mạnh,
Sau thời gian thực tập ở công ty được sự chỉ bảo nhiệt tìn của các cô chú,
anh chị trong phòng ban và sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Đoàn Tất
Thành, em đã lựa chọn các phần hành để viết báo cáo:
-Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
-Kế toán tài sản cố định
-Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành

2


CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ
THANH HÓA
1.1Thông tin chung của đơn vị
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CP DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ THANH
HÓA.
Thanh hoa medical materials pharmaceutical J.S.C
Tên viết tắt: THEPHACO
Ngày thành lập: 10/04/1961

Địa chỉ văn phòng công ty: Số 232 Trần Phú – Phường Lam Sơn – Thành
phố Thanh Hoá – tỉnh Thanh Hoá.
Điện thoại: 0373 852 286; 0373 852 691;
Fax:

0373 855 209

Website: www.thephaco.com.vn
Email:



Tài khoản: 10201 0000375997 tại Ngân hàng Công thương Thanh hoá.
Mã số thuế: 2800231948
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất các mặt hàng thuốc đông dược, tân dược: kinh doanh thuốc tân
dược, cao đơn hoàn tán, kinh doanh hoá chất dược dụng, hoá chất xét nghiệm,
mỹ phẩm, kinh doanh sản xuất, sửa chữa thiết bị vật tư y tế.
- Kinh doanh thuốc nam, bắc; kinh doanh nhập khẩu thuốc, nguyên liệu
làm thuốc và thiết bị vật tư y tế.
- Kinh doanh thiết bị khoa học kỹ thuật, vật tư dân dụng, văn phòng phẩm
công nghệ phẩm.
- Đầu tư hoạt động phòng khám đa khoa – phòng mạch.
- Sản xuất kinh doanh thuốc, thực phẩm, sản phẩm dinh dưỡng.
1.2 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của đơn vị
1.2.1 Quá trình hình thành
Công ty Cổ phần Dược – Vật tư Y tế Thanh Hóa là Công ty CP được thành
lập từ việc chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần theo
Quyết định số 3664/QĐ-UBTH do UBND tỉnh Thanh Hoá cấp ngày ngày
05/11/2002. Công ty hoạt động theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số

2800231948 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá cấp, trong quá trình hoạt
3


động Công ty có 10 lần thay đổi đăng ký kinh doanh, đăng ký kinh doanh lần
thứ 10 ngày 21/05/2014.
Vốn điều lệ của Công ty theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay
đổi lần 10 ngày 21/05/2014 là: 67.930.410.000 đồng tương ứng 6.793.041 cồ
phần.
- Ngày thành lập: 10/04/1961 theo QĐ 760/TCCB-QĐ của UBHC Tỉnh
Thanh Hóa.
- Ngày 04/01/1965: nâng cấp xưởng sản xuất của QD Dược phẩm thành Xí
nghiệp Dược phẩm trực thuộc QD Dược phẩm.
- Ngày 09/03/1967: tách Xí nghiệp Dược phẩm từ QD Dược phẩm thành Xí
nghiệp Dược phẩm Thanh Hóa, hạch toán độc lập.
- Ngày 16/05/1976: UBND tỉnh quyết định tách Trạm thu mua dược liệu
thuộc QD Dược phẩm để hình thành Công ty Dược liệu và Công ty Dược phẩm.
- Năm 1979 sát nhập Công ty Dược liệu vào Công ty Dược phẩm thành
Công ty Dược Thanh Hóa.
- Ngày 07/05/1997: Hợp nhất Công ty Thiết bị Vật tư Y tế với Công ty
Dược Thanh Hóa thành Công ty Dược thiết bị Vật tư Y tế Thanh Hóa.
- Ngày 01/04/1998: Hợp nhất Xí nghiệp Dược phẩm và Công ty Dược thiết
bị Vật tư Y tế Thanh Hóa thành Công ty Dược Vật tư Y tế Thanh Hóa.
- Ngày 01/01/2001: tách Cửa hàng Thiết bị Vật tư Y tế cổ phần hóa thành
Công ty cổ phần Thiết bị Vật tư Y tế.
- Ngày 01/12/2002: cổ phần hóa Công ty Dược Vật tư Y tế thành Công ty
cổ phần Dược Vật tư Y tế Thanh Hóa cho tới nay.
- Niêm yết: Chưa niêm yết
- Các sự kiện khác: không có
1.2.2 Quá trình phát triển

Qua hơn 50 năm liên tục phấn đấu, Công ty luôn giữ vững truyền thống,
từng bước trưởng thành, tăng trưởng và phát triển, năm 2010 doanh thu đạt
866,5 tỷ, năm 2011 doanh thu đạt 880 tỷ, năm 2012 doanh thu đạt 826 tỷ, năm
2013 doanh thu đạt 813,49 tỷ, năm 2014 doanh thu, 732,5 tỷ, năm 2015 doanh
thu đạt 714,4 tỷ. Mặc dù lợi nhuận 3 năm gần đây thấp hơn các năm từ 2008 –
2012, nhưng từ năm 2013 đến năm 2015 có sự tăng trưởng dần: năm 2013 lợi
nhuận trước thuế 13,6 tỷ, năm 2014 lợi nhuận 15,1 tỷ, năm 2015 lợi nhuận đạt
16,7 tỷ (việc tăng lợi nhuận ở những năm gần đây chủ yếu là do công ty dịch
chuyển cơ cấu kinh doanh, tập chung vào hàng Công ty sản xuất đã mang lại
hiệu lại hiệu quả kinh tế cao hơn).
4


Mười năm (2005 – 2015), tập thể cán bộ công nhân viên Công ty đã được
Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lao động, 1 Huân chương Độc lập
hạng 3, 6 Huân chương Lao động, 2 danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc, 2
danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, 3 bằng khen Chính phủ, 3 cờ thi đua Chính
phủ và 6 cờ thi đua của Bộ Y tế, của tỉnh và các ban ngành đoàn thể xã hội. Năm
2008 Công ty vinh dự là một trong sáu đơn vị được nhận giải Vàng Chất lượng
Việt Nam; Năm 2015 Công ty là 1 trong 32 doanh nghiệp trên toàn quốc đạt
danh hiệu “Ngôi sao thuốc việt” và ống uống bổ dưỡng Bioíll là 1 trong 62 sản
phẩm trên toàn quốc được Bộ y tế công nhận danh hiệu “Ngôi sao thuốc việt”.
Định hướng phát triển:
- Phát huy hiệu quả 2 nhà máy: Nhà máy thuốc Tân dược: thuốc viên cốm
bột, thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt Non – plactam; thuốc viên cốm kháng sinh
Plactam dòng Penicilin đạt tiêu chuẩn GMP –WHO từ năm 2007 và nhà máy sản
xuất thuốc Đông dược đạt tiêu chuẩn GMP –WHO đưa vào hoạt động chính
thức tháng 01/2013. Phân đấu sản xuất công nghiệp tăng trưởng hàng từ 15 đến
20%/năm. Phấn đấu năm 2016 doanh thu sản xuất công nghiệp đạt 420 tỷ đồng
(bằng 108,9% so với năm 2015) và đến năm 2017 đạt 455 tỷ đồng.

- Tăng sản lượng và phát triển sản phẩm mới, sản phẩm có giá trị cao.
- THEPHACO lấy chất lượng – niềm tin làm mục tiêu phát triển trở thành
một thương hiệu đáng tin cậy của mọi người, mọi cơ sở y tế, góp phần nhỏ của
mình xây dựng ngành Dược phẩm Việt Nam ngày càng phát triển.
1.3 Lĩnh vực kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
1.3.1 Lĩnh vực kinh doanh
- Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình. Chi tiết: Kinh doanh thuốc tân
dược, cao đơn hoàn tán, hóa chất dược dụng, hóa chất xét nghiệm, hóa mỹ
phẩm; kinh doanh thuốc nam, thuốc bắc; kinh doanh nguyên liệu làm thuốc;
kinh doanh vật tư dân dụng, văn phòng phẩm, hàng công nghệ phẩm; kinh
doanh thuốc thực phẩm, sản phẩm dinh dưỡng;
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác. Chi tiết: Kinh doanh
thiết bị y tế và vật tư y tế, thiết bị khoa học kỹ thuật;
- Hoạt động của các bệnh viện, trạm xá. Chi tiết: Đầu tư hoạt động phòng
khám đa khoa – phòng mạch.
- Sửa chữa máy móc, thiết bị. Chi tiết: Sản xuất thiết bị y tế;
- Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu. Chi tiết: Sản xuất các mặt hàng
thuốc đông dược, tân dược; Sản xuất thuốc thực phẩm, sản phẩm dinh dưỡng;

5


- Sản xuất khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết: Sản xuất thiết bị và vật
tư y tế;
- Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa. Chi
tiết: Khám chữa bệnh nội khoa, ngoại khoa, chuẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm,
khám chữa bệnh thông thường về mất;
-

- Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thiết bị vật tư y tế.

1.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Là một đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc chữa bệnh và thiết bị vật tư y tế,
hoạt động sản xuất của công ty bao gồm 2 bộ phận: bộ phận sản xuất và phân
xưởng sản xuất phụ.
Bộ phận sản xuất: là một bộ phận giữ vai trò quan trọng trong hoạt động
của công ty. Sản phẩm của xí nghiệp sản xuất ra trên dây chuyền công nghệ
khép kín, tạo ra sản phẩm cuối cùng. Công ty có 4 phân xưởng chính: phân
xưởng thuốc tiêm, phân xưởng thuốc viên GMP, phân xưởng sản xuất thuốc
Nom βTalactamin, và phân xưởng sản xuất thuốc đông dược.
Ngoài ra, công ty còn có các phân xưởng sản xuất phụ: tổ sản xuất gia công
bao bì, phân xưởng kéo ống, tổ sữ chữa cơ khí điện.
Sơ đồ 1.1. Quy trình công nghệ sản xuất của công ty
( Phân xưởng sản xuất thuốc viên và thuốc tiêm)
Nhiên
liệu

Chế
biến

Ống
bao

Hấp,
sấy
tiệt

Dập
viên
đóng
gói


Hàn
ống
sấy
soi
SP

Đóng
bao,
trình
bày
SP

Nhập
kho
thành
phẩm

Tiêu
thụ

Các giai đoạn sản xuất gồm:
- Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: là giai đoạn phân loại nguyên vật liệu, bao
bì, tá dược, xử lý xay dây, cân đo đong đếm đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật
trước khi đưa vào sản xuất.

6


- Giai đoạn sản xuất: là giai đoạn sau khi đã chuẩn bị phải chia nguyên vật

liệu, bao bì, tá dược... theo từng lô, từng mẻ sản xuất được theo dõi theo hồ sơ lô
và được đưa vào sản xuất thông qua các thông đoạn sản xuất.
- Giai đoạn kiểm nghiệm nhập kho thành phẩm: Sau khi thuốc được sản
xuất phải có dấu xác nhận của phòng kiểm nghiệm GMP mới đuợc nhập kho.
1.4 Tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty
Công ty hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp
và Điều lệ Công ty cổ phần Dược – Vật tư Y tế Thanh Hóa.
Cơ cấu tổ chức bao gồm:
Đại hội đồng cổ đồng, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Tổng giám
đốc và các phòng ban chức năng phục vụ hoạt động của Công ty.
- Hội đồng quản trị: Chủ tịch; Phó Chủ tịch và 3 ủy viên
- Ban tổng giám đốc: Tổng giám đốc và 4 Phó Tổng giám đốc
- Ban Kiểm soát: Trưởng ban và 2 ban viên
- Công ty có 12 phòng ban, 02 Nhà máy sản xuất, 35 chi nhánh trực thuộc
và 1 Công ty TNHH 1TV Thanh Hóa – Hủa Phăn tại Lào.
+ Hội đồng quản trị có 05 người trong đó có 01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch và
03 thành viên. Số thành viên độc lập không điều hành: Chủ tịch HĐQT chuyên
trách.
- Hoạt động của HĐQT/Hội đồng thành viên: Theo điều lệ hoạt động của
công ty, Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất của Công ty giữa hai kỳ đại hội
đồng cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty cổ phần Dược Vật tư y tế
Thanh Hóa để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của
Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đòng cổ đông.
- Hoạt động của Ban kiểm soát/Kiểm soát viên: Hoạt động theo điều lệ của
công ty, Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cho cổ đông để kiểm soát mọi hoạt
động kinh doanh quản trị và điều hành của Công ty, Ban kiểm soát có một
trưởng ban và 02 thành viên.

7



Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức Công ty Dược vật tư y tế Thanh Hóa
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC

Phó TGĐ
nhân sự

Phó TGĐ
chất lượng

Phó TGĐ
sản xuất

-Phòng
KHSX
-Xưởng
cơ điện
-2 nhà
máy sản
xuất
thuốc vật tư y
(Nguồn: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty CP Dược

-Phòng

TCHC
-Ban bảo
vệ
-Xây dựng
CB

-Phòng
NCPT
-Phòng
ĐBCL
-Phòng
KTCL

-Phòng Kế toán
-Phòng KHKD
-XNK
-Marketing
-ban TĐKT
-CN nội, ngoại
tỉnh

tế Thanh Hóa)

8


1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị trong những năm gần
đây
ĐVT: Đồng
Năm

DTBH
CCDV,HH

2014

2015

813.971.943.885

732.736.764.254

714.678.076.660

DT thuần

813.485.828.996

732.614.998.561

714.432.483.364

Lợi nhuận gộp

123.518.986.054

126.594.117.298

146.610.555.063

9.985.420.098


11.837.199.637

12.996.277.568

Lợi nhuận ròng



2013

Qua bảng trên cho thấy trong năm 2015, Công ty cổ phần Dược –
Vật tư y tế Thanh Hóa đạt mức lợi nhuận sau thuế là khá lớn 12.996.277.568 và
đã đóng góp cho Ngân sách Nhà nước 3.751.389.476 tiền thuế thu nhập doanh
nghiệp.
Doanh thu thuần 2015 thực hiện 714,43 tỷ đồng bằng 97,5% so với
2014, bằng 87,82% so với năm 2013.
Doanh thu bán hàng và CCDV, HH năm 2015 đạt 714,678 tỷ đồng
bằng 97,54% so với năm 2014, bằng 87,80% so với năm 2013. Nhìn chung
Doanh thu bán hàng năm 2015 bị giảm so với các năm trước.
* Báo cáo tình hình tài chính của Ban giám đốc:
STT
Chỉ tiêu
1
Cơ cấu tài sản
- TS dài hạn/Tổng TS
- TS ngấn hạn/Tổng TS
2
Cơ cấu nguồn vốn
- Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn

- Nguồn vốn chủ SH/T.nguồn vốn

ĐVT

2014

2015

%
%

33,8
66,2

32.6
67,4

%
%

72,2
27,8

75,2
24,8

9


Mục tiêu và kế hoạch sản xuất năm 2016 chỉ đạo tập trung đẩy mạnh hàng

Công ty sản xuất, kế hoạch tăng doanh thu sản xuất tăng từ 385,5 tỷ đồng lên từ
400 đến 420 tỷ đồng (tăng 10%) bảo đảm các chỉ tiêu kinh tế xã hội cao hơn
năm 2015.
Việc xây dựng và kiện toàn mạng lưới bán hàng trên toàn quốc Công ty
đang thực hiện từng bước vững chắc theo lộ trình, đặc biệt tập trung mở rộng
mạng lưới ngoại tỉnh để đẩy mạnh sản xuất công nghiệp Dược tăng trưởng 5 đến
10%/năm. (Triển vọng trở thành nhà phân phối lớn và uy tín trên toàn quốc là có
thể thực hiện được).
Đầu tư thay mới Lắp đặt Hệ thống điều hòa không khí Xưởng Non-plactam
và plactam thuộc NMSX thuốc Tân Dược đạt tiêu chuẩn GMP – WHO, tổng Giá
trị trị đầu tư 14,8 tỷ đồng (đã hoàn thành đi vào sử dụng đầu năm 2016).

10


CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP DƯỢC VẬT TƯ Y
TẾ THANH HÓA
2.1.Hình thức kế toán
Xuất phát từ mô hình tổ chức bộ máy kế toán, đặc điểm và yêu cầu quản lý
Công ty cố phần Dược – Vật tư Y tế Thanh Hóa lựa chọn hình thức kế toán máy.
2.2.Tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức Bộ máy kế toán trong Công ty là việc kế toán trưởng phân chia
Công tác kế toán trong Công ty thành các bộ phận nghiệp vụ, lựa chọn cán bộ
thích hợp phụ trách từng bộ phận nghiệp vụ kế toán. Đồng thời tổ chức sử dụng
các công cụ quản lý thích hợp để phục vụ công tác hạch toán: như lựa chọn phần
mềm, kế toán, bố trí sắp xếp hệ thống máy vi tính để phục vụ hạch toán…
Hiện nay phòng Kế toán – Tài chính của Công ty được tổ chức như sau:
- Kế toán trưởng: là người trực tiếp quản lý và chỉ đạo chung mọi hoạt
động kế toán của công ty.
- Kế toán vật liệu: Chịu trách nhiệm theo dõi nguyên vật liệu chính, vật liệu

phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ…
- Kế toán tiền mặt: làm thu chi tiền mặt và thanh toán các khoản liên quan.
- Kế toán tiền gửi và tiền vay ngân hàng: có nhiệm vụ giao dịch với ngân
hàng theo dõi tiền gửi, tiền vay ngân hàng và tình hình vốn, nhu cầu sử dụng
vốn của công ty.
- Kế toán tài sản cố định, kế toán tiền lương và BHXH: theo dõi quá trình
tăng giảm TSCĐ: Tính KH TSCĐ phân bổ vào giá thành sản phẩm, hạch toán
tiền lương, KPCĐ, BHYT và BHXH và thực hiện kế toán các nghiệp vụ về đầu
tư xây dựng cơ bản.
- Kế toán thuế: Thực hiện kế toán doanh thu và các doanh thu nhập: Kế
toán các khoản phải nộp cho nhà nước.
- Kế toán tổng hợp:
- Kế toán giá thành: Tập hợp và phân bổ các loại chi phí cho từng đối tượng
tính giá thành. Tính giá thành sản phẩm.
- Kế toán phân xưởng: Ghi chép, thu thập, tổng hợp số liệu về tình hình sử
dụng lao động, vật tư, thiết bị, máy móc, số lượng sản phẩm, chất lượng sản
phẩm trong phạm vi phân xưởng.
- Kế toán theo dõi công nợ (2 người): 01 người theo dõi công nợ phải thu,
01 người thông báo công nợ phải trả.

11


Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
KẾ TOÁN TRƯỞNG

KT
tiền
mặt


KT
tiền
gửi
tiền
vay,..

Quỹ tiền mặt

KT
vật
tư,
CC
DC

KT
TSCĐ
tiền
lương
BHXH

KT
tổng
hợp

KT giá
thành

KT
công
nợ


KT
thuế

KT
phân
xưởng

Nhân viên thống kê các phân xưởng

2.3 Chế độ, chính sách kế toán áp dụng tại công ty
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp
ban hành theo Thông tư số 200/200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài
chính - Hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp.
- Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm Dương lịch
- Công ty áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Hệ thống sổ kế toán áp dụng: Công ty lực chọn hình thức kế toán trên
máy vi tính ( sử dụng phần mềm Weekend Accounting), in sổ theo hình thức
Nhật ký chung.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán kế toán là VNĐ.
- Phương pháp hạch toán kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai
thường xuyên.
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền.
- Công ty được áp dụng tất cả các tài khoản kế toán trong hệ thống tài
khoản kế toán như chế độ đã Ban hành theo Thông tư số200/2014/TT-BTC ban
hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.
Công ty đang sử dụng hệ thống chứng từ kế toán thống nhất theo quy
định của Bộ tài chính và Nhà nước ban hành theo Thông tư số 200/2014/TTBTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính, áp dụng cho tất cả các doanh
nghiệp theo mọi lĩnh vực mọi thành phần kinh tế trong cả nước.


12


Ngoài các báo cáo tài chính theo quy định công ty còn lập hệ thống báo cáo
quản trị để phục vụ cho yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của
công ty.
2.4 Phần mềm kế toán sử dụng tại đơn vị
Công ty lựa chọn hình thức kế toán trên máy vi tính (Sử dụng phần mềm
Weekend Accounting), và in sổ theo hình thức kế toán Nhật Kí Chung.
Giao diện phần mềm Weekend Accounting

Trình tự vào sổ
Bước 1: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ như: Hóa đơn GTGT, hóa đơn
mua hàng, hóa đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, đề nghị
nhận hàng...đã được kiểm tra kế toán nhập dữ liệu vào máy đã được cài đặt sẵn
phần mềm.
Bước 2: Theo phần mềm được cài đặt sẵn máy sẽ mã hóa các dữ liệu đầu
vào được nhập và tự động ghi vào Sổ Nhật Kí Chung.
Bước 3: Sau khi vào sổ Nhật Kí Chung, số liệu sẽ được xử lý để ghi vào Sổ
Cái các tài khoản (511,632, 155,..) và Sổ chi tiết các tài khoản (131, 331...).
13


Cuối kì, kế toán sẽ dùng các thao tác làm lệnh phù hợp máy sẽ tự động lập
Bảng tổng hợp số liệu chi tiết.
Bước 4: Cuối kì kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển, phân bổ tự
động, máy sẽ tổng hợp số liệu trên các sổ, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi
đã kiểm tra, đối chiếu khớp đúng số liêu ghi trên Sổ Cái, Bảng tổng hợp chi tiết,
kế toán tiến hành thao tác để máy lập các Báo cáo tài chính
Sơ đồ 2.2. Trình tự kế toán máy


- Sổ kế toán

Chứng từ

Ghi kế
chú:
toán

- Sổ tổng hợp

Nhập số liệu hàng ngày:

- Sổ chi tiết

In sổ, báo cáo cuối tháng,
cuối năm:
Phần mềm kế toán máy
Đối chiếu, kiểm tra:

(Phần mềm Weekend Accounting)

Bảng tổng
hợp chứng
từ kế
toáncùng
loại

- Báo cáo tài chính


14

- Báo cáo kế toán
quản trị


CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC KẾ TOÁN MỘT SỐ HOẠT
ĐỘNG CHỦ YẾU TẠI ĐƠN VỊ
3.1 Kế toán nguyên vật liệu
3.1.1Đặc điểm nguyên vật liệu
Công ty CP dược vật tư y tế Thanh Hóa là một doanh nghiệp sản xuất ra
hàng hóa là thuốc, gồm nhiều chủng loại cả Tân dược và Đông dược. Với đặc
điểm riêng của sản phẩm sản xuất mà trong quá trình sản xuất công ty đã sử
dụng rất nhiều loại NVL như: Amoxycillin Compacted, Đan sâm, tam thất
củ,..cùng với các tá dược, hóa chất kèm theo, NVL trong công ty chiếm tỷ trọng
lớn trong giá thành và có gần 400 loại NVL khác nhau. Hầu hết NVL được sử
dụng là những NVL quý có những loại phải nhập khẩu. Một số NVL mà công ty
sử dụng có giá thành cao với tính chất lý, hóa khác nhau, thời gian sử dụng
ngắn, dễ hỏng và rất khó bảo quản.
3.1.2 Phân loại nguyên vật liệu
Tuy trong quá trình hạch toán, NVL khi được xuất đi sử dụng cho sản phẩm
nào thì sẽ được hạch toán chi tiết cho sản phẩm đó, dựa trên vai trò và tác dụng
của chúng trong sản xuất, NVL của công ty được phân loại thành các loại sau:
-NVL chính: là những chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm một cách
ổn định và trực tiếp. Như Ampicilin để sản xuất viên Ampicilin, bột Vitamin B1
dùng để sản xuất viên B1,...
- Vật liệu phụ: thường là bột sắn, bột tan, hoạt chất phụ, tuy không cấu
thành nên thực thể sản phẩm nhưng được kết hợp để làm thay đổi hình dáng,
mùi vị màu sắc của sản phẩm, góp phần làm tăng chất lượng của sản phẩm, Vật
liệu đóng gói trực tiếp trong sản xuất như: Nipagin, sáp ong trắng,...

- Nhiên liệu: bao gồm điện, xăng,.. cung cấp nhiệt lượng cho sản xuất cũng
như các hoạt động khác cho công ty.
- Phụ tùng thay thế : Dây curoa, vòng bi, ốc vít,.. phục vụ cho việc thay thế,
sữa chữa thiết bị.
Cách phân loại trên giúp cho quá trình quản lý và kiểm tra hạch toán NVL
được thuận tiện hơn.
3.1.3 Tính giá nguyên vật liệu
NVL tại công ty được tính theo nguyên tắc giá gốc theo đúng quy định của
chuẩn mực kế toán hiện hành.

15


*Đối với NVL nhập kho:
NVL nhập kho của công ty là do mua ngoài cả trong nước và nhập khẩu.
Giá thực tế NVL mua ngoài nhập kho được xác định theo công thưc sau:
Giá thực tế
NVL mua

Giá trên HĐ
= (không có

ngoài

VAT)

Chi phí thu
+ mua trực
tiếp


Thuế Nhập
+

Giảm giá

khẩu

+ mua hàng

(nếu có)

được hưởng

Tùy theo từng hợp đồng kinh tế đã ký kết với nhà cung cấp mà các
loại chi phí thu mua có thể được cộng hoặc không cộng vào giá thực tế của NVL
nhập kho. Nếu chi phí vận chuyển do bên bán chịu thì giá trị thực tế NVL mua
ngoài nhập kho không bao gồm chi phí vận chuyển.
Ví dụ 1: Ngày 21/11/2015, công ty mua 106,3kg bột Clathepharm của công
ty TNHH thương mại và sản xuất Đông Âu theo hóa đơn số 0003159, đơn giá
chưa thuế là 118.800đ/kg, thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển do bên bán chịu,
giá thực tế của bột Clathepharm nhập kho là:
106,3 x 118.800 = 12.628.440 (đồng)
*Đối với NVL xuất kho:
Giá thực tế NVL xuất kho tại công ty được xác định theo phương pháp bình
quân gia quyền. Trị giá NVL xuất kho được tính căn cứ vào số lượng NVL xuất
kho trong kỳ và đơn giá bình quân gia quyền thực tế của số lượng NVL tồn đầu
kỳ và nhập trong kỳ. Đơn giá được tính trong 1 tháng.
Cụ thể, toàn bộ NVL được sử dụng ở công ty sẽ được theo dõi trên Thẻ
kho, trên cơ sở theo dõi về số lượng của từng lần. Sau một tháng, kế toán vật tư
tính ra đơn giá bình quân gia quyền để tính giá xuất cho số NVL xuất ra trong

tháng theo công thức:
Đơn giá

Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ + Giá thực tế NVL nhập trong kỳ

bình quân =
gia quyền

Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ

Ví dụ 2: Trong tháng 11/2015, công ty tính trị giá Clathepharm xuất kho
như sau:
-Vật liêu tồn đầu tháng 11/2015:
5.782.200đ.

251,4kg đơn giá 23.000đ/kg trị giá

-Ngày 8/11 nhập kho 500kg đơn giá 22.500đ/kg (chưa VAT) trị giá
11.250.000đ.
16


-Ngày 9/11,15/11, 28/11 xuất cho phân xưởng tổng cộng là 315kg .
Kế toán vật tư tính đơn giá xuất kho như sau:
5.782.200 + 11.250.000
Đơn giá bình quân gia quyền =

= 22.667 đ/kg
251,4 +500


Trị giá xuất kho NVL là : 22.667 x 315 = 7.140.105đ
3.1.4 Tổ chức chứng từ ban đầu
3.1.4.1 Đối với NVL nhập kho ( Sơ đồ 3.1)
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và dự trữ, phòng kế toán tiến hành tìm nhà
cung cấp và gửi đơn hàng. Khi hàng về, cán bộ vật tư đưa hàng phải báo cho
phòng chất lượng để tiến hành kiểm tra chất lượng. Kết quả kiểm nghiệm sẽ
được ghi vào phiếu kiểm nghiệm và nếu đạt chất lượng thì người giao hàng đến
phòng kế toán tài chính làm thủ tục nhập kho. Căn cứ vào hóa đơn (GTGT) và
phiếu kiểm nghiệm, lệnh nhập kho phòng kế toán tiến hành lập phiếu nhập kho.
Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên nếu người giao hàng là người của bên bán
và lập 2 liên nếu người giao hành là do đơn vị cử đi nhận hàng. Liên 1 được lưu
tại nơi lập. Người giao mang liên 2,3 (nếu có) xin xác nhận của giám đốc và kế
toán trưởng. Sau đó đem xuống kho làm thủ tục nhập kho, thủ kho tiến hành
nhập kho và giữ lại liên 2. Liên 3 (nếu có) do người giao hàng giữ.
Phiếu nhập kho được công ty lập để phù hợp với yêu cầu quản lý của mình
và thuận lợi cho công tác hạch toán. Vì vậy trong phiếu nhập kho, công ty đã
tách được phần giá trị thực tế nhập kho của NVL, thuế GTGT đầu vào và tổng
giá thanh toán của NVL đó. Như vậy kế toán thanh toán cũng như kế toán vật tư
sẽ dễ dàng hơn trongg việc hạch toán thanh toán cũng như hạch toán vật tư vì
giá trị NVL, thuế GTGT và tổng giá thành đã được xác định rõ ràng.
3.1.4.2 Xuất kho NVL ( sơ đồ 3.2)
Khi có nhu cầu về NVL tại phân xưởng lập phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức
và kế toán NVL dựa vào đây để lập phiếu xuất kho,phiếu xuất kho gồm 4 liên: 1
liên lưu tại sổ, 1 liên giao cho thủ kho, 1 liên giao cho kế toán phân xưởng, 1
liên giao cho quản đốc phân xưởng. Phiếu xuất kho này chỉ theo dõi về mặt số
lượng NVL đã xuất còn cột đơn giá và thanh tiền sẽ ko được ghi vào vì công ty
sử dụng phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ. Vì thế, giá trị của NVL xuất
kho đến cuối tháng mới được tính và ghi vào thẻ kho và bảng tổng hợp nhập
xuất tồn.


17


Từ đó cho thấy, hệ thống chứng từ được sử dụng tại công ty đều có các
chứng từ theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, bảo đảm đầy đủ các chỉ
tiêu, yếu tố cần thiết cho công tác quản lý và kế toán.
3.1.4.3. Tồn kho NVL
Cuối tháng, kế toán phân xưởng phải nộp bảng kê Nhập- Xuất- Tồn và
phiếu sản xuất cho kế toán NVL để tiến hành kiểm tra và đối chiếu.

18


Bảng tổng hợp Nhập- Xuất-Tồn
Tài khoản: Nguyên vật liệu

Mã TK: 152

Tháng 11/2015
ĐVT: đồng
STT

Tên vật tư, chủng
loại, quy cách

Tồn đầu kỳ
SL

1
2

3


Tồn đầu tháng
Ampicilin
Clathepharm
Doxicilin
Cộng

600
251,4
315

Thành tiền
192.443.594
246.211.500
5.782.200đ.
149.636.916
3.830.331.839

Nhập trong kỳ
SL
1.000
500
-

Thành tiền
369.608.000
12.375.000
5.630.101.042


Xuất trong kỳ
SL

Thành tiền

Tồn cuối kỳ
SL

Thành tiền

1.100 423.375.906 500 192.443.594
315
7.140.105 436,4
9.891.878
200 85.263.200 151 64.373.716
3.830.664.05
7

5.629.768.824

19


Sơ đồ 3.1:Quy trình luân chuyển chứng từ Nhập kho NVL
Phòng
kế
toán

Người

giao
hàng

Phòng
chất
lượng

Phòng
kế
toán

Thủ
kho

KT
vật

Bảo
quản
và lưu
trữ

Ngiệp
vụ
Nhập
kho
Tìm
kiếm
NCC


gửi
ĐĐ
H

Đề
nghị
nhập
kho

Kiểm
nghiệm
NVL và
phiếu
kiểm
nghiệm

Lập
PNK

Nhập
kho

ghi
thẻ
kho

Ghi
sổ
kế
toán


Sơ đồ 3.2: Quy trình luân chuyển chứng từ xuất kho NVL
Các
phân
xưởng

Phòng
kế toán

Thủ
kho

Kế toán
vật tư

Nghiệp
vụ xuất
kho

Bảo
quản
và lưu
trữ
Yêu
cầu
về
NVL

Duyệt
lệnh xuất

và lập
phiếu
xuất kho

Xuất
kho

Ghi sổ
kế toán

3.1.5 Quy trình kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Hiện nay, Công ty CP Dược vật tư y tế Thanh Hóa tiến hành hạch toán
hàng tồn kho thép phương pháp kê khai thường xuyên, do vậy kế toán tổng hợp
NVL sử dụng các TK sau:

20


-TK 152- Nguyên liệu, vật liệu: TK này dùng để phản ánh tình hình hiện có
và biến động của NVL theo giá thực tế.
-TK 331- Phải trả người bán: dùng để phản ánh quan hệ thanh toán giữa
công ty và người bán, người nhận thầu về cung cấp vật tư, hàng hóa, lao vụ theo
hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như: TK 111,
TK 112, TK 141, TK 621,627,641,642,..
Quy trình một số nghiệp vụ cơ bản của kế toán NVL
Khi phát
sinh
nghiệp
vụ


Phân hệ
vật tư,
hàng hóa

Phiếu nhập
kho,phiếu
xuất kho

Phần mềm
Weekend
Accounting

Báo cáo
tài chính

3.2 Kế toán tài sản cố định
3.2.1.Đặc điểm tài sản cố định tại công ty
Với vai trò là một công ty Dược, chuyên sản xuất và cung cấp các loại
dược phẩm, dược liệu, vật tư y tế nên TSCĐ chủ yếu của công ty là máy sát hạt,
máy chiết dung dịch thuốc,máy sấy, máy quang phổ,.. ngoài ra còn có các loại
TSCĐ dùng cho bộ phận văn phòng.
TSCĐ của công ty được hình thành từ các nguồn cơ bản sau: nguồn tự có,
nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn vay,..
3.2.2 Phân loại TSCĐ
Công ty CP Dược vật tư y tế Thanh Hóa phân loại TSCĐ căn cứ vào hình
thái hiện hữu và kết cấu, TSCĐ được chia thành 2 loại sau:
*TSCĐ hữu hình:
-Nhà cửa, vật kiến trúc
-Máy móc thiết bị: máy móc thiết bị chuyên dùng và máy móc thiết bị quản


-Phương tiện vận tải
21


-TSCĐ quản lý khác
*TSCĐ vô hình: quyền sử dụng đất, bản quyền bằng sáng chế,..
Tính đến ngày 31/12/2015, TSCĐ của công ty hiện nay có như sau:
ĐVT: đồng
Danh mục TSCĐ
Nguyên giá
Khấu hao
Giá trị còn lại
TSCĐ hữu hình
258.381.996.559
118.292.428.177
140.089.528.382
Nhà cửa, vật kiến
109.670.490.627
31.301.047.426
78.369.443.201
trúc
Máy móc, thiết bị
131.554.650.717
77.414.320.212
54.140.290.505
Phương tiện vận
17.013.869.807
9.478.848.589
7.535.021.218

tải
Thiết bị dụng cụ
142.985.408
98.211.950
44.773.458
quản lý
TSCĐ vô hình
3.987.726.565
102.406.254
3.885.320.311
Tổng cộng
262.369.723.124
118.394.834.431
143.974.848.693
3.2.3 Tài khoản sử dụng
-Tài khoản 211: tài sản cố định hữu hình
-Tài khoản 213: tài sản cố định vô hình
-Các tài khoản khác liên quan: TK111, TK112, TK331,..
-TSCĐ tại đơn vị được theo dõi tại phân hệ tài sản. Chức năng của phân hệ
này là:
+Theo dõi TSCĐ về nguyên giá, giá trị khấu hao, giá trị còn lại, nguồn vốn
bộ phận sử dụng,..
+Theo dõi tăng giảm và lý do tăng, giảm của TSCĐ
+Tính khấu hao và lên bảng trích khấu háo
+Lập các báo cáo theo quy định

22



×