Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

MỐI LIÊN hệ GIỮA KIỂU LIÊN kết, TRẠNG THÁI tập hợp và TÍNH CHẤT vật lý của các CHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.14 KB, 4 trang )

Bài tập chương 1:
MỐI LIÊN HỆ GIỮA KIỂU LIÊN KẾT, TRẠNG THÁI TẬP HỢP
VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA CÁC CHẤT

PHẦN 1: CÁC NHÓM LÀM BÀI MỘT CÂU BÀI TẬP CHUNG THEO
ĐÚNG SỐ THỨ TỰ CỦA NHÓM (VÍ DỤ NHÓM 12 LÀM BÀI 12)
1. Nhiệt độ tới hạn, thể tích tới hạn là gì? Tìm giản đồ pha của CO2. Dựa trên giản đồ về sự chuyển
pha của CO2 giải thích sự chuyển pha của CO2 trên giản đồ này. Điểm ba (triple point) trên giản
đồ có ý nghĩa như thế nào? Nêu ứng dụng của CO2 siêu tới hạn.
2. Nhiệt độ tới hạn, thể tích tới hạn là gì? Tìm giản đồ pha của H2O. Dựa trên giản đồ về sự chuyển
pha của H2O giải thích sự chuyển pha của H2O trên giản đồ này. Điểm ba (triple point) trên giản
đồ có ý nghĩa như thế nào? Nêu ứng dụng của CO2 siêu tới hạn.
3. Graphit và kim cương là 2 dạng thù hình khác nhau của carbon, giải thích sự khác biệt về cấu
trúc tinh thể dẫn đến sự khác biệt về tính chất vật lý của graphit và kim cương.
4. Tìm hiểu về các dạng thù hình của lưu huỳnh: Hình thái cấu trúc (dạng tinh thể), điểm chuyển đa
hình cho từng loại? Giải thích tại sao khi dốt nóng lưu huỳnh thì độ nhớt giảm sau đó tăng và
cuối cùng lại giảm?
5. Giải thích sự tăng dần của nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và độ bền liên kết của dãy các hợp
chất HX với X là các nguyên tố thuộc nhóm VII (A).
6. So sánh và giải thích sự biến đổi nhiệt độ nóng chảy và khả năng hòa tan của dãy hợp chất XSO4
với X là các nguyên tố trong nhóm II A từ trên xuống.
7. So sánh và giải thích sự biến đổi khả năng hòa tan và độ base của của dãy hợp chất X(OH)2 với
X là các nguyên tố trong nhóm II A từ trên xuống.
8. So sánh độ tan trong cồn, độ tan trong nước và nhiệt độ nóng chảy (giải thích) của dãy hợp chất
XCl, với X là ion của các nguyên tố nhóm IA từ trên xuống.
9. Tìm tất cả các trục đối xứng (bậc mấy?) của hệ tinh thể dạng lập phương? Lấy một số ví dụ các
chất có mạng tinh thể lập phương, lập phương diện tâm, lập phương thể tâm.
10. Giải thích sự biến đổi nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của các hợp chất H3X với X là hợp chất
nhóm VA.
Hợp chất
NH3


PH3
AsH3

Nhiệt độ nóng chảy(oC)
-77.8
-133.8
-116

Nhiệt độ sôi (OC)
-33
-87.7
-62


SbH3
BiH3

-88
Rất kém bền, phân hủy ngay khi tạo thành

-18

11. Giải thích sự biến đổi nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và độ tan của các hợp chất sau đây
Hợp chất
LiF
LiCl
LiBr
LiI

Nhiệt độ nóng chảy(oC)

845
605
552
459

Nhiệt độ sôi (OC)
1676
1382
1265
1171

Độ tan(/100g H2O 20oC)
0.27
8.32
166.7
151

12. Hãy cho biết đặc tính của liên kết hóa học trong các hợp chất sau đây và cho biết phần cộng hóa
trị của liên kết thay đổi như thế nào trong mỗi dãy hợp chất, giải thích.
a) CrO, Cr2O3, CrO3
b) X2O3 với X là các nguyên tố nhóm IIIA từ trên xuống.
13. Tìm một số ví dụ về các hệ tinh thể có cấu trúc đảo, cấu trúc phối trí. Nêu những khác biệt về
tính chất vật lý giữa những hệ này.
14. Các nguyên tố phân nhóm IVA (C, Si, Ge, Sn, Pb) đều có cấu hình electron hóa trị ns 2np2, nhưng
các đơn chất của chúng chuyển dần từ dạng không kim loại sang dạng kim loại:
a) C, Si, Ge: không kim loại.
b) Sn có 3 dạng thù hình: α-Sn (thiếc xám) : không kim loại; β-Sn (thiếc trắng) và γ -Sn : kim loại.
c) Pb chỉ có dạng thù hình kim loại.
Giải thích hiện tượng trên như thế nào? Có ranh giới hoàn toàn rõ rệt giữa liên kết cộng
hóa trị và liên kết kim loại không? Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến đặc tính không định chỗ

của liên kết kim loại?
15. Hãy tính năng lượng mạng ion của Na2CO3 và KCN bằng công thức Kapustinskii.
16. So sánh sự khác nhau về tính chất vật lý giữa cấ trúc tinh thể mạch và cấu trúc tinh thể phối trí.
Tìm một số ví dụ chứng minh.
17. Các hệ tinh thể có tính chất cộng hóa trị của kiệu phân tử và nguyên tử có những điểm gì giống
và khác nhau (cấu trúc, tính chất vật lý...)? Tìm ví dụ minh họa.
18. Tính số phối trí của phân tử iod. Cho biết iod rắn có hệ tinh thể trực giao tâm diện.
19. Vì sao tỷ trọng của các chất có mạng nguyên tử thường nhỏ hơn các chất có mạng kim loại?
20. Hãy đề xuất một phương pháp đơn giản phân biệt giữa tinh thể mạng ion và mạng nguyên tử.
Cho ví dụ.
21. Dựa vào các giá trị bán kính ion dứoi đây tính toán năng lượng mạng tinh thể của K 2[TiCl6] và
bicromat natri theo công thức Kaputinski.
22. Tính toán và so sánh các gia trị năng lương mạng tinh thể của XCl 2, trong đó X+2 là các ion của
các nguyên tố nhóm IIA theo các phương trình Born – Mayer và Born – Lande.
23. Tính toán và so sánh các gia trị năng lương mạng tinh thể của XI, trong đó X + là các ion của các
nguyên tố nhóm IA theo các phương trình Born – Mayer và Born – Lande.
24. Tính toán và so sánh các gia trị năng lương mạng tinh thể của XBr 3, trong đó X+3 là các ion của
các nguyên tố nhóm IIIA theo các phương trình Born – Mayer và Kaputinski.
25. Tính toán các gián trị năng lượng mạng tinh thể theo công thức Kaputinski của các phức chất
sau: K2CrO4, KMnO4 và K2MoO4, so sánh nhiệt độ nóng chảy các hợp chất trên.


26. So sánh sự thay đổi tính ion, tính cộng hóa trị trong các hợp chất sau : AlCl 3 , BCl3 , KCl và
MgCl2. Dựa vào đó có thể so sánh nhiệt độ nóng chảy và khả năng hòa tan trong nước của chúng
không, tại sao?
27. Tính toán và so sánh các gia trị năng lương mạng tinh thể của XBr 2, trong đó X+2 là các ion của
các nguyên tố nhóm IIA theo các phương trình Born – Mayer và Born – Lande.
28. Tính toán và so sánh các gia trị năng lương mạng tinh thể của XBr, trong đó X + là các ion của
các nguyên tố nhóm IA theo các phương trình Born – Mayer và Born – Lande.
29. Tính toán và so sánh các gia trị năng lương mạng tinh thể của XCl 3, trong đó X+3 là các ion của

các nguyên tố nhóm IIIA theo các phương trình Born – Mayer và Kaputinski.
30. Tính toán và so sánh các gia trị năng lương mạng tinh thể của XI 2, trong đó X+2 là các ion của
các nguyên tố nhóm IIA theo các phương trình Born – Mayer và Born – Lande.
31. Tính toán và so sánh các gia trị năng lương mạng tinh thể của XCl, trong đó X + là các ion của
các nguyên tố nhóm IA theo các phương trình Born – Mayer và Born – Lande.
32. Tính toán và so sánh các gia trị năng lương mạng tinh thể của XI 3, trong đó X+3 là các ion của
các nguyên tố nhóm IIIA theo các phương trình Born – Mayer và Kaputinski.
33. SnCl4 và SnF4 có cấu trúc như thế nào khi ở trạng thái rắn, biết rằng nguyên tử Sn có số phối trí 4
trong SnCl4, còn trong SnF4 có số phối trí 6. Tại sao?
34. Cho biết chất nào trong các chất cộng hóa trị dưới đây có thể chuyển từ dạng phân tử đơn giản
thành đại phân tử khi chuyển nó từ trạng thái khí sang trạng thái lỏng hoặc trạng thái rắn:
CCl4, FeCl3, BF3, B2H6, SO2, SO3, ClO3-, ICl235. Hãy giải thích vì sao phân tử BeCl2 ở dạng đơn giản chỉ tồn tại ở trạng thái khí, còn ở trạng thái
lỏng và rắn nó có cấu trúc mạch thảng.
36. Hãy giải thích vì sao phân tử FeI2 ở dạng đơn giản chỉ tồn tại ở trạng thái khí, còn ở trạng thái
lỏng và rắn nó có cấu trúc mạch thảng.


PHẦN 2: MỖI SV TRONG NHÓM LÀM 1 CÂU TRẮC NGHIỆM TRONG CHƯƠNG 1.
SỐ THỨ TỰ CÂU SẼ TRÙNG VỚI SỐ THỨ TỰ CỦA SV TRONG NHÓM.



×