Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

THAN HOẠT TÍNH – THAN đá ỨNG DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.23 KB, 2 trang )

THAN HOẠT TÍNH – THAN ĐÁ. ỨNG DỤNG
Nhóm 06 – L03

A . THAN HOẠT TÍNH
I . Cấu tạo và tính chất vật lý
Gồm chủ yếu là nguyên tố cacbon ở dạng vô định hình (bột), một phần nữa có dạng tinh thể vụn
grafit.
Phần còn lại là tàn tro, mà chủ yếu là kim loại kiềm
Diện tích bề mặt từ 500 đến 2500 m2/g
→ Bề mặt riêng rất lớn là hệ quả của cấu trúc xơ rỗng thừa hưởng từ nguyên liệu hữu cơ xuất xứ,
qua quá trính chưng khô ở nhiệt độ cao trong điều kiện yếm khí.
Có nhiều vết rỗng – nứt vi mạch, có tính hấp thụ rất mạnh, chúng đóng vai trò các rãnh truyền tải.
II . Các tính chất hóa học
Cacbon vô định hình hoạt động hơn cả về mặt hoá học → than hoạt tính cũng khá hoạt động (ở
nhiệt độ cao)
Các tính chất hoá học tương tự cacbon ( tính oxi hoá, tính khử (chiếm ưu thế hơn))
III . Điều chế và ứng dụng
1 . Điều chế
Nguyên liệu: Các loại phế chất hữu cơ như vỏ, xơ dừa, vỏ trấu, bã mía….
Các bước điều chế:
Nguyên liệu được đun nóng từ từ trong môi trường chân không.
Hoạt hóa bằng các khí có tính oxi hóa ở nhiệt độ 90000C ( hơi nước, khí CO2……)
→ quá trình hoạt hóa tạo nêng các lỗ nhỏ li ti làm cho than có khả năng hấp phụ và giữ các tạp chất tốt
hơn than ban đầu.
2 . Ứng dụng
Trong y tế: tẩy trùng và độc tố sau bị ngộ độc thức ăn….
Trong công nghiệp hóa học: làm chất xúc tác và chất tải cho chất xúc tác khác…


Trong kĩ thuật than hoạt tính là thành phần lọc khí ( trong đầu lọc thuốc lá, miếng than trong khẩu
trang..) miếng khử mùi trong tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ…….


Trong xử lý nước (hoặc lọc nước gia đình) để tẩy các chất bẩn vi lượng
Tác dụng tốt trong phòng tránh tác hạc của tia đất.
Và còn nhiều ứng dụng khác.
B . THAN ĐÁ
I . Quá trình hình thành.
Than đá là một loại nhiên liệu hóa thạch được hình thành ở các hệ sinh thái đầm lầy, nơi xác thực
vật được nước và bùn lưu giữ không bị oxi hóa và phân hủy bởi vi sinh vật.
Than đá là sản phẩm của quá trình biến chất, các lớp đất đá màu đen hoặc đen nâu có thể đốt cháy
được.
II . Thành phần của than đá
Cacbon là thành phần chính của than đá đồng thời cũng là thành phần cháy chủ yếu. Tuổi của than
càng cao thì hàm cacbon càng cao → trị nhiệt của than càng lớn ( nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1
kg cacbon).
Hydro và lưu huỳnh cũng là thành phần cháy quan trọng nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trong than
đá.
Oxi và Nitơ là thành phần trơ trong than đá. Sự có mặt của chúng làm giảm thành phần cháy của
than → làm nhiêt trị của than giảm xuống. Than càng ít tuổi thì lượng oxi và Nitơ trong than càng
nhiều.
III . Ứng dụng
Than đá được sử dụng nhiều trong đời sống và sản xuất.
Làm nhiên liệu cho máy hơi nước và đầu máy xe lửa.
Làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, ngành luyện kim
Trong ngành hóa than dùng để tạo ra các sản phẩm như dược phẩm, chất dẻo ,sợi nhân tạo…
IV. Vấn đề về môi trường
Than đá được xem là nguồn thải ra khí cacbon dioxite lớn nhất thế giới qua quá trình đốt cháy
→ là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu.




×