Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thực hành OPP với Java Tuần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.22 KB, 8 trang )

BÀI TẬP THỰC HÀNH TUẦN 1 (MÔN OOP1)
(Nhập, xuất dữ liệu và các toán tử, cấu trúc điều khiển, vòng lặp)
Yêu cầu:


Tất cả các bài tập lưu trong thư mục: D:\MaSV_HoTen\Tuan1\



Dùng Notepad soạn thảo code và Console biên dịch, chạy chương trình (javac và
java của JDK).
Trong cửa sổ console thực hiện các bước
B1: Set Path=%PATH%;C:\Program Files\Java\Jdk1.5\bin
B2: Chuyển về thư mục D:\MaSV_HoTen\Tuan1\
B3: Biên dịch và chạy chương trình



Dùng JCreator soạn thảo code và chạy chương trình.



Tên tập tin .java phải cùng tên với tên lớp.

Bài 1. Viết chương trình xuất ra màn hình dòng chữ “Hello World!”
- Khởi động chương trình Jcreator
- Tạo project với tên “BaiTap1”
Từ menu File chọn New\Project

1



-

Chọn Next, nhập tên project: “BaiTap1”

Chọn thư
mục lưu trữ

-

Chọn Next

j2sdk tự động
gắn vào khi đã
cài đặt JDK, nếu
chưa thấy thì
phải chỉ ra thư
mục cài đặt JDK
băng 2 cách
chọn New
-

Sau đó chọn Finish
Chương trình sau khi tạo:
2


- Biên dịch và chạy chương trình
Bài 2. Viết chương trình nhập vào tên của mình và xuất ra màn hình “Hello + Tên”.
Lưu ý:



Để nhập dữ liệu từ bàn phím, dùng thư viện Scanner bằng cách
import java.util.Scanner;



Khai báo đối tượng
Scanner sc=new Scanner(System.in);



Dữ liệu nhập vào là số nguyên:
int a=sc.nextInt();



Dữ liệu nhập vào là số thực:
double b=sc.nextDouble();



Dữ liệu nhập vào là chuỗi:
String b=sc.nextLine();

Bài 3. Tìm số lớn nhất trong 4 số a, b, c, d
Bài 4. Xếp loại sinh viên xuất sắc, giỏi, khá, trung bình khá, trung bình hay yếu dựa

vào điểm trung bình
3



Bài 5. Tính tổng sau:

1 + ½2 + ¼2 + … + 1/(2n)2
Bài 6. Viết một chương trình giải phương trình bậc nhất.
Bài 7. Viết chương trình giải phương trình bậc 2.
Bài 8. Viết chương trình tính diện tích hình tròn, chữ nhật, vuông. Các thông tin cần
thiết được nhập vào từ bàn phím
Bài 9. Viết chương trình xuất ra màn hình như sau:
( \_____/ )
(_0 0_)
(0)
_| |_
\)
[ ] / _____ \ [ ] /
/ | ______| \ /
/
/___\
(\ /_____\
||
||
||
||
<==> <==>
Để hiển thị \ trên màn hình dùng \\ trong câu lệnh System.out.println().
System.out.println (“/ \\”);  hiển thị / \
Bài 10.

Cho đoạn chương trình sau:


Kết quả và giải thích?
Bài 11.
Giả sử tiền truy cập Internet được tính như sau: (chỉ cần tính thời gian là số nguyên)


Từ 7g đến 17g: 200 đồng/phút, được giảm 10% nếu thời gian truy cập > 6 giờ



Từ 17g đến 24g: 150 đồng/phút, được giảm 12% nếu thời gian truy cập > 4 giờ
4




Từ 24g đến 7g: 100 đồng/phút, được giảm 15% nếu thời gian truy cập > 5 giờ

Tính tiền truy cập giả sử nhập vào giờ bắt đầu + giờ kết thúc.
Dữ liệu nhập vào phải thỏa mãn từ 0  23. Dữ liệu xuất phải được định dạng theo
kiểu tiền tệ ($).
Bài 12.

Cho đoạn chương trình sau:

Kết quả và giải thích?
Bài 13. Viết chương trình đọc vào các giá trị miêu tả khoảng thời gian dưới dạng giờ,

phút, giây và sau đó xuất ra tổng số giây tương ứng (ví dụ, nhập vào 1 giờ, 28
phút và 42 giây tương đương với 5322 giây).

Bài 14. Viết chương trình nhập vào tọa độ 2 điểm (x1,y1), (x2,y2). Tính khoảng cách

giữa 2 điểm sử dụng công thức bên dưới, xuất khoảng cách 2 điểm với 3 chữ số
thập phân:
Distance =

Bài 15.

( x 2  x1 ) 2  ( y 2  y1 ) 2

Viết chương trình tạo và xuất ra một số điện thoại ngẫu nhiên có dạng xxx-

xxx-xxxx. Yêu cầu số đầu tiên không chứa số 8 hoặc 9, tập 3 số sau phải nhỏ
hơn 742.
Bài 16. Viết chương trình nhập số nguyên n, Tính và in ra tổng:

S1 = 1 + 1/2 + 1/3 + 1/4 + … + 1/n
S 2= 1 + 1/1! + 1/2! + 1/3! + … + 1/n!
5


a. Cài đặt hàm tính tổng S1
Trong bài này chúng ta chú ý:

1/2 = 0
 Lý do ???
 bởi vì 1/2 là phép toán chia nguyên nên kết quả = 0
 để được kết quả mong muốn thì chúng ta phải chia trên số thực
Cách 1:
1.0 /2 = 0.5

Cách 2: (float)1/2 = 0.5
Hàm cài đặt như sau:

b. Cài đặt hàm tính tổng S2

Bài 17. Viết chương trình nhập vào một số nguyên dương n và kiểm tra số đó có phải là
số nguyên tố hay không?
6


Số nguyên tố ???
 Số nguyên tố là những số >1, chỉ chia hết cho 1 và chia hết cho chính nó
Bước 1 : nhập n
Bước 2 : Kiểm tra n
Bước 2.1 : Nếu n<2 thì n không phải là số nguyên tố
Bước 2.2 : Nếu trong khoảng từ i=2 - > n-1 có một số là ước của n thì n
không phải là số nguyên tố
Bước 2.3 : Nếu không thỏa 2 trường hợp trên (bước 2.1 và bước 2.2) thì n
là số nguyên tố
Bài 18. Viết chương trình nhập vào n, tính tổng các số nguyên tố nhỏ hơn n

-

Bước 1 : Nhập n
Bước 2 : Khai báo biến và gán Tong = 0
Bước 3 : Lặp i=2 đến i=n-1
Kiểm tra nếu i là số nguyên tố thì Tong += i;
Bước 4 : In Tong

Bài 19. Tính tổng N số nguyên tố đầu tiên

Bài 20. Viết chương trình nhập vào số nguyên n và thực hiện:
Xuất ra màn hình n số đầu tiên của chuỗi Fibonaci (có hai giá trị đầu là 1 và 1)
Bài 21. Viết chương trình nhập vào hai số nguyên N,M sau đó xuất ra màn hình hình
chữ nhật “rỗng” có chiều dài là N và chiều rộng là M
Bài 22. Viết chương trình in ra tổng 1+3+5….+n nếu n là số chẵn, 2+4+6+….n nếu n là
số lẻ. Giá trị n nhập vào từ người dùng.
Ví dụ: Nhập vào n=8 thì tổng=1+3+5+7=16
Nhập n=7 thì tổng=2+4+6=12
Bài 23. Viết chương trình tạo ra 100 số ngẫu nhiên từ 10-100. In ra số lớn nhất trong
100 số ngẫu nhiên vừa tạo.
Bài 24. Viết chương trình tạo ra 100 số ngẫu nhiên từ 10-100. Đếm số các phần tử
chẳn, số các phần tử lẻ và xuất kết quả ra màn hình.
Bài 25. Viết chương trình in ra số lần kí tự ‘a’ xuất hiện trong một chuỗi.
7


Bài 26. Viết chương trình xuất ra tổng số từ trong chuỗi được nhập từ người dùng và
xuất mỗi từ trong chuỗi trên 1 dòng riêng biệt cũng như tổng số ky’ tự có trong
chuỗi.
Bài 27. Viết chương trình nhập vào một số miêu tả số năm. Kiểm tra và xuất ra năm đó
có là năm nhuận hay không. Đưa ra thống báo lỗi nếu số năm nhập vào nhỏ hơn
1582.
Bài 28. Viết chương trình nhập vào một dãy các chữ số cách nhau bởi đấu phẩy (,).
Cho biết tổng giá trị các số trong dãy và
Ví dụ: Nhập vào chuỗi: 12, 4, 5, 7, 8
In ra tổng là: 12+4+5+7+8=36.

8




×