Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tổng hợp đề thi hóa vô cơ de thi rieng 04

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.17 KB, 5 trang )

ĐỀ THI HÓA VÔ CƠ CUỐI MÔN HỌC
Kỳ thi: Học kỳ 1 / 04-05
Thời gian thi: 85 phút
Ngày thi :
4/1/2005
Sinh viên được phép sử dụng tài liệu
Câu 1:
a) Vì sao Brom và Iod có tính oxy hóa trội hơn tính khử mặc dù độ âm điện của
chúng xấp xỉ Lưu hùynh? (3 đ)
b) Atatin có màu gì? (2đ) Vì sao anh (chò) lại cho rằng At có màu đó? (3đ)
c) Khí Clo thường được bảo quản trong lọai bình gì? (2 đ). Vật liệu làm bình đó
có tính chất gì? (2đ)? Vì sao khí Clo có thể được bảo quản trong lọai bình này
(2đ). Nếu có mặt hơi nước trong bình thì có điều gì xảy ra? (2đ). Giải thích
hiện tượng (3đ) và viết phương trình phản ứng (3đ).
d) Vì sao trong cùng điều kiện, thế khử của cặp BrO4- /BrO3- lớn hơn nhiều so
với thế khử của cặp ClO4-/ClO3-? (2đ). Thế khử của cặp GeO2/GeO có lớn hơn
thế khử của cặp SiO2/SiO trong cùng điều kiện không? (giả thiết rằng có thể
đo được chúng) (2đ) vì sao anh (chò) lại cho như vậy?(3đ)
e) Trong ky õnghệ, nước Javen được dùng làm chất tẩy trắng vải, giấy. Tính chất
gì của nước Javen đưa đến ứng dụng này(2đ). Có cần khống chế nhiệt độ trong
quá trình tẩy trắng vải, giấy bằng nước Javen không?(2đ). Vì sao ?(3đ)
Câu 2:
a) Để điều chế khí Carbonic trong phòng thí nghiệm, người ta thường cho đá vôi
(thành phần chính là Canxi Carbonat) tác dụng với một acid vô cơ mạnh. Đây
là lọai phản ứng gì? (3đ).Viết phương trình ion – phân tử cho phản ứng này
(2đ). Trong thực tế, trong số các acid vô cơ mạnh sau: acid Sulfuric, acid
Clohydric, acid Nitric, acid nào được sử dụng để điều chế khí Carbonic? (2đ).
Vì sao?(4đ).
b) Vì sao ở nhiệt độ thường Brom oxy hóa mãnh liệt hơn Oxy (Da người bò bỏng
nếu tiếp xúc với Brom) trong khi độ âm điện của Oxy(3,5) lớn hơn nhiều so
với độ âm điện của Brom(2,8).(3đ). Ở nhiệt độ thường , Oxy có tham gia vào


nhiều phản ứng oxy hóa khử không?(2đ). Vì sao vậy?(3đ).
c) Trong dãy các hợp chất sau:
CO2 - SiO2 – GeO2 – SnO2 – PbO2
Số phối trí của nguyên tố phân nhóm IVA thay đổi như thế nào? (tăng; giảm;
hay không thay đổi) (2đ). Điều này có đúng với các phân nhóm khác
không?(2đ). Vì sao vậy?(3đ).
Câu 3:
a) Phức nào bền hơn : Hexaiodocobaltat(II) hay Hexaflorocobaltat(II)?(2đ). Giải
thích kết luận của anh (chò) theo quan điểm của thuyết MO(3đ).
b) Phức hexacianoferrat(III) có K = 1.1033. K này là hằng số bền hay hằng số
không bền của phức (3đ)


c) Hợp chất Niken (III) có tính chất oxy hóa – khử gì đặc trưng?(2đ). Điều chế
hợp chất của Niken(III) trong môi trường nào thích hợp hơn (môi trường acid;
môt trường trung tính ; hay môi trường baz)(2đ)? Vì sao?(3đ) Tính chất acid –
baz của hydroxyt niken (III) như thế nào? (2đ). Vì sao anh (chò) lại nhận xét
như thế(3đ).
d) So sánh khả năng tạo phức anion của: Fe(II) so với Fe(III) (2đ) ; Cr(III) so với
Cr(VI) (2đ) ; Cu (I) so với Cu(II) (2đ). Vì sao anh (chò) có nhận xét như thế
(4đ).
e) Trong số các hợp chất này, những hợp chất nào khó tan trong acid (6đ). Vì sao
nhận xét như vậy(3đ) :
NiOOH, AlOOH, CoO, Mn2O3, Cu2O

ĐỀ THI HÓA VÔ CƠ
Lớp: HCGD
Ngày thi 8/7/2002
Thời gian: 90’
Câu 1: Màu của các dung dòch muối crom(II) tan trong nước bò biến đổi nhanh khi

để trong không khí. Khi để cách ly hoàn toàn với không khí , màu của dung dòch


cũng bò biến đổi dần. Giải thích điều đó như thế nào ? Viết các phương trình phản
ứng . Thử giải thích hoạt tính của phức hexaaquo crom (II) dựa vào cấu trúc electron
của nó.
Câu 2: Khi chuẩn độ một dung dòch sắt (II) sunfat bằng permanganat kali, chúng ta
phải cho vào dung dòch sắt (II) sunfat đó một lượng axit sunfuric loãng. Hỏi:
Vai trò của axit sunfuric là gì?
Nếu không cho axit sunfuric hoặc cho với lượng tùy ý có được không?
Hãy viết các phương trình phản ứng minh họa cho nhận xét của anh (chò)
Câu 3:
Giải thích cấu tạo phức hexaxianoferat(III) theo các thuyết liên kết cộng hóa trò và
thuyết trường tinh thể. Cho biết P = 357,9 kj/mol và  = 417,6 kj/mol.
b) Tính năng lượng ổn đònh trường tinh thể của phức này.
c) So sánh khả năng oxy hóa của hexaxianoferat(III) với hexaaquo sắt(III).
Cho biết thế oxy hóa khử tiêu chuẩn của cặp Fe3+/Fe2+ bằng 0,77V và hằng số
không bền của các phức hexaxianoferat(III) và hexaxianoferat(II) lần lượt bằng:
1.10-31 và 1.10-24
Câu 4: Các quặng piroluzit (MnO2) , cromit (Fe(CrO2)2) thường được xử lý trong
công nghiệp bằng phương pháp oxy hóa trong môi trường kiềm nóng chảy. Dựa vào
các giá trò thế oxy hóa khử và phương trình Nerst cho biết vai trò của kiềm trong
các phương pháp này? (không tính toán )Viết các phản ứng xảy ra nếu chất oxy hóa
là oxy không khí.
Cho biết :
MnO42- + 4H+ + 2e = MnO2 + 2H2O
o = 2,26V
MnO42- + 2H2O + 2e = MnO2 + 4OH- o = 0,6V
Cr2O72- + 14H+ + 6e = 2Cr3+ + 7H2O
o = 1,33V

CrO42- + 4H2O + 3e = Cr(OH)3 + 5OHo = -0,13V
O2 + 4H+ + 4e = 2H2O
o = 1,229V
O2 + 2H2O + 4e = 4OH
o = 0,401V
Sinh viên được sử dụng tài liệu. Các số liệu cho trong bài dùng để gợi ý, các số
liệu khác mà sinh viên cho là cần thiết cho bài làm thì hãy tự trích dẫn từ các tài
liệu của mình.
Chủ nhiệm bộ môn

Ngô Văn Cờ

ĐỀ THI HÓA VÔ CƠ GIỮA HỌC KỲ
Lớp: H2000 & H2001
Ngày thi 29/10/2002
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Đọc tên các hợp chất sau theo danh pháp quốc tế:
K3PO4; Na3[AlF6]; CsBr; [Co(NH3)4Cl2]Cl; K2[Fe(CO)4]


Có điều gì chung trong cách đọc tên giữa anion đơn giản và anion phức?
Câu 2: Xếp khả năng hòa tan trong axit HCl của các oxyt dưới đây vào 3 loại: khó
tan, trung bình và dễ tan, giải thích.
PbO2; BaO; WO3; Tl2O; Fe2O3; NiO.
Viết phản ứng hòa tan của PbO2, Tl2O và Fe2O3 trong dung dòch axit clohydric đặc.
Câu 3: Cho các muối clorua sau: FeCl3 , TiCl4 , RbCl, SiCl4 có nhiệt độ nóng
chảy ( oC) lần lượt như sau: 307,5 ;-24,1; 723; -68,9. Cho biết số phối trí của
Fe bằng 6, của Ti bằng 4, của Rb bằng 8, của Si bằng 4.
a) Cho biết mạng tinh thể và cấu trúc tinh thể của các hợp chất trên.
b) Những chất nào trong các chất trên phản ứng với nước. Viết các phản

ứng xảy ra
Câu 4: Hãy cho biết các chất sau có tính oxy hóa – khử như thế nào: oxy hóa
mạnh, khử mạnh, oxy hóa yếu, khử yếu , tính oxy hóa và tính khử đều rất
yếu
HIO3; SiCl2; BaH2; BF3; Na2 SnO3; H2SeO4; OF2.
Câu 5: Tính thế oxy hóa- khử tiêu chuẩn của cặp chất oxy hóa khử liên hợp
Ag+/Ag khi có mặt cyanua natri, biết rằng bán phản ứng khử Ag+ + e = Ag
có  o = 0,7994 V. Cho biết pKkb của phức tricyanoargentat(I) natri bằng
20,55.
Sinh viên chỉ được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn không có các tài liệu khác
kèm theo. Để kòp giờ làm bài, sinh viên chỉ nên giải thích những câu có yêu cầu.
Giám thò không giải thích đề thi.

ĐỀ THI HÓA VÔ CƠ CUỐI HỌC KỲ
Lớp: H2000 & H2001
Ngày thi 25/12/2002
Thời gian: 85 phút
Câu 1: Hãy trình bày những nguyên lý cơ bản của thuyết trường tinh thể để giải
thích sự hình thành và cấu trúc của phức chất . Có gì giống nhau , khác nhau giữa
khuynh hướng tạo phức của các nguyên tố d với các nguyên tố p ?
Câu 2: Để điều chế Ag3PO4 nên sử dụng phản ứng nào trong hai phản ứng sau đây,
giải thích tại sao ?


a) AgNO3(dd) + Na3PO4 (dd)
b) AgNO3(dd) + Na2HPO4(dd)
Cho biết các hằng số axít của axit phosphoric lần lượt là K2 = 1.10-7,21, K3 = 1.1012,38
, tích số tan của phosphat bạc và hydroxyt bạc lần lượt bằng 1.10-19,89 và
1.10-7,80.
Câu 3: So sánh các tính chất vật lý và hóa học của oxy (O2) và ozon (O3). Giải

thích tại sao chúng khác nhau nhiều như vậy mặc dù phân tử của chúng được cấu
tạo từ cùng một loại nguyên tử ?
Câu 4: Dựa vào vò trí của các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn và quy luật
biến đổi mức oxyhóa đặc trưng hãy dự đoán xem các chất sau đây có tính chất oxy
hóa khử như thế nào ? Tính chất đó mạnh trong môi trường nào?
a) Na3PO4 ; b) NaBiO3 ; c) NaH2PO4 ; d) NaNO2
Câu 5: Về phương diện nhiệt động hóa học, trong môi trường kiềm lưu huỳnh có
thể bò oxy không khí oxy hóa lên sulfát không? Tính sức điện động của phản ứng
nêu trên ở pH = 14.
Cho biết :các giá trò thế oxy hóa khử sau ở môi trường kiềm:
O2 -0,065 HO2- 0,867
OH0,401

SO42- -0,94
SO32- -0,58
S2O32- -0,74
S -0,45
Câu 6: Viết các phương trình phản ứng sau:
a) K4[Fe(CN)6] (dd) + K2Cr2O7 (dd) + H2SO4 (dd) 
b) MnO4- + H2O2 (dd) + OH- (loãng) 
c) H2O2 + KI + H2SO4(loãng)  I2 + …
d) Na2SO3( r) + HCl(dd)
e) SO2Cl2 + H2O
f) H2S + H2SeO4 (nhiệt độ thường)

S2-

Sinh viên chỉ được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn. Cán bộ coi thi không giải
thích đề thi.




×