Tải bản đầy đủ (.ppt) (74 trang)

Bài giảng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.3 MB, 74 trang )

AN TOÀN – VỆ SINH VIÊN
TRONG CÔNG TÁC AT – VSLĐ.

TS. PHẠM TIẾN DŨNG

1


HỆ THỐNG LUẬT PHÁP VIỆT NAM
HIẾN PHÁP
LUẬT-PHÁP LỆNH

NGHỊ ĐỊNH-QĐ-CT
THÔNG TƯ-QĐ-CT
TIÊU CHUẨN-QUY CHUẨN
NỘI QUY – QUY CHẾ
2


NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA
CÔNG TÁC ATVSLĐ.


Bảo hộ lao động là các hoạt động đồng bộ trên các mặt luật pháp,
tổ chức hành chính, kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện
điều kiện lao động (ĐKLĐ), ngăn ngừa tai nạn lao động (TNLĐ) và
bệnh nghề nghiệp (BNN), bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ cho
người lao động (NLĐ).

3



 Điều

kiện lao động: là tổng thể các yếu tố
về tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật được
biểu hiện thông qua các công cụ và phương
tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình
công nghệ, môi trường lao động, tình trạng
tâm sinh lý của người lao động và sự sắp
xếp, bố trí chúng trong không gian và thời
gian, sự tác động qua lại của chúng trong
mối quan hệ với NLĐ tại chỗ làm việc, tạo
nên một điều kiện nhất định cho con người
trong quá trình lao động.
4




Các yếu tố nguy hiểm: là các yếu tố có trong một ĐKLĐ cụ thể, có
nguy cơ gây ra TNLĐ cho NLĐ.
– Tiếp xúc với nhiệt độ cao, áp suất cao…
– Làm việc thường xuyên với thiết bị điện …
– Làm việc với các cơ cấu không an toàn…

VÙNG NGUY HIỂM:
Là vùng xuất hiện và tác động của YTNH.


5







Tai nạn lao động: là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, do kết
quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài, làm chết người hoặc làm
tổn thương hay phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một
bộ phận nào đó của cơ thể.
Tần suất tai nạn lao động K:

n: Số TNLĐ ;
N: Tổng số người lao động

n ×1000
K =
N

6


 Các

yếu tố có hại: là các yếu tố có trong
một ĐKLĐ cụ thể, có nguy cơ gây ra suy
giảm sức khỏe và BNN cho NLĐ.
 Các yếu tố vật lý: nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn...
 Các yếu tố hoá học: Các loại hơi, khí...
 Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật: vi khuẩn…

 Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động.






Bệnh nghề nghiệp: là một hiện trạng bệnh lý
mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên
quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh
bệnh do tác hại thường xuyên và kéo dài của
ĐKLĐ xấu.
Tổng cộng đã có 25 BNN được bảo hiểm là:
1.
2.
3.
4.
5.

Bệnh bụi phổi do Silic
Bệnh bụi phổi do Amiăng
Bệnh bụi phổi bông
Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì
Bệnh nhiễm độc Benzen và các đồng đẳng của
Benzen
6. Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ
ngân
7. Bệnh nhiễm độc Mangan và các hợp chất Mangan
8. Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitrotoluen)


8


9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.

Bệnh nhiễm các tia phóng xạ và tia X
Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
Bệnh xạm da nghề nghiệp
Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp
xúc
Bệnh lao nghề nghiệp
Bệnh viêm gan do vi rút nghề nghiệp
Bệnh do Leptospira nghề nghiệp

Bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất Asen nghề
nghiệp
Bệnh nhiễm độc Nicotin nghề nghiệp
Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp
Bệnh giảm áp nghề nghiệp
Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp.
Bệnh hen phế quản nghề nghiệp.
Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp.
Bệnh nốt dầu nghề nghiệp.
Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng
nghề nghiệp .

9




MÔI TRƯỜNG : là tập hợp tất cả các thành phần vật chất và phi vật
chất bao quanh sự vật có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát
triển của mỗi sinh vật, vật thể hay sự kiện.

– Môi trường lao động.
– Môi trường sinh hoạt.

10


QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NSDLĐ
NGHĨA VỤ.
 Khi lập kế hoạch sản xuất phải lập kế hoạch về ATVSLĐ, cải thiện ĐKLĐ.

 Xây dựng và ban hành các nội quy AT-VSLĐ áp
dụng trong nội bộ cơ quan. nội dung của các bản
nội quy không được trái với những quy định hiện
hành của pháp luật.
 Phải cung cấp đầy đủ, đúng chủng loại các
phương tiện bảo vệ cá nhân. Phải thực hiện các
biện pháp về AT-VSLĐ theo TCVN.
 Phải cử người quản lý, điều hành công tác ATVSLĐ và phối hợp với tổ chức công đoàn để duy
trì hoạt động cuả mạng lưới An toàn - Vệ sinh viên.
11


QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NSDLĐ
 Phải

tổ chức các lớp huấn luyện, hướng dẫn
về AT-VSLĐ cho NLĐ.
 Phải tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ và
lập hồ sơ quản lý sức khoẻ cho NLĐ.
 Chấp hành nghiêm chỉnh việc khai báo, điều
tra, thống kê TNLĐ và BNN.
 NSDLĐ có quyền bắt buộc NLĐ phải tuân
thủ các quy định của pháp luật, nội qui của
cơ quan về AT-VSLĐ; Có quyền khen
thưởng, kỷ luật đối với NLĐ trong công tác
AT-VSLĐ; Có quyền khiếu nại về các quyết
định của Thanh tra An toàn lao động, Vệ
sinh lao động.

12



QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NLĐ
 QUYỀN

CỦA NLĐ:
– Yêu cầu người sử dụng lao động: Bảo đảm điều kiện làm việc
an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động; Trang cấp đầy đủ
phương tiện bảo vệ cá nhân; Huần luyện & thực hiện các biện
pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.
– Từ chối làm công việc hoặc dời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ
nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng đến tình
mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách
trực tiếp, từ chối trở lại làm việc nơi làm việc nói trên nếu những
nguy cơ đó chưa được khắc phục.
– Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
khi người sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc
không trực hiện các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao
động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.
13


QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NLĐ
 NGHĨA VỤ







CỦA NLĐ:
Chấp hành các quy định, nội quy về an toàn vệ sinh lao động có liên quan đến công việc,
nhiệm vụ được giao.
Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo
vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an
toàn - vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc
hư hỏng thì phải bồi thường.
Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiêm
khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố
nguy hiểm; Tham gia cấp cứu và khắc phục
hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người
sử dụng lao động.

14


QUẢN LÝ NGUY CƠ GÂY TNLĐ
NGUY CƠ TAI NẠN = YTNH + ĐK + SÁC XUẤT
1.

2.
3.

Nhận diện các yếu tố nguy hại:
a)

Nhận diện qua kiểm tra an toàn : Định kỳ; Đột xuất;
Trước ca...Qua quan sát và đo đạc.


b)

Nhận diện qua phát hiện của người lao động.

c) Nhận diện qua ý kiến chuyên gia.
Đánh giá điều kiện tác động.
Đánh giá sác xuât tác động.


QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG.
4.

Đề xuất các biện pháp, kế hoạch khống chế - loại trừ
nguy cơ gây TNLĐ.
– Nội dung, biện pháp thực hiện.
– Thời gian và thời hạn thực hiện.
– Nơi thực hiện.
– Phương thức thực hiện tối ưu.
– Người chịu trách nhiệm thực hiện.
– Tính toán chi phí cho kế hoạch thực hiện.

16


MẠNG LƯỚI AT – VSV TRONG HỆ
THỐNG QUẢN LÝ AT – VSLĐ Ở
CƠ SỞ LAO ĐỘNG.

17



TỔ CHỨC BỘ MÁY AT-VSLĐ
Phó Giám đốc

Các phòng
ban chức năng

Hội đồng
BHLĐ

Các giám đốc
xưởng

Các tổ trưởng

Chuyên trách
BHLĐ

Các an toàn
VS viên

Chủ cơ sở
Giám đốc

Công đoàn
cơ sở.
Công đoàn bộ phận
hay tồ CĐ.

18



MẠNG LƯỚI AN TOÀN - VỆ SINH VIÊN
- Về tổ chức:
+ Mỗi đơn vị chuyên môn của cơ sở (tổ sản xuất) phải
có ít nhất 01 an toàn - vệ sinh viên kiêm nhiệm
trong giờ làm việc.
+ An toàn - vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và
hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở
hoặc người đại diện tập thể người lao động, trên cơ
sở "Quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn - vệ
sinh viên".
- Tiêu chuẩn:
An toàn - vệ sinh viên phải là người lao động trực
tiếp, am hiểu nghiệp vụ (chuyên môn và kỹ thuật an
toàn - vệ sinh lao động), nhiệt tình và gương mẫu
trong việc chấp hành các quy định an toàn - vệ sinh
lao động và được người lao động trong tổ bầu ra.
19


- Nhiệm

vụ của an toàn - vệ sinh viên.
+ Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người chấp hành
nghiêm chỉnh các quy định về an toàn - vệ sinh lao
động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ
cá nhân;
+ Giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các
quy trình, nội quy an toàn - vệ sinh lao động, phát hiện

những thiếu sót, vi phạm về an toàn - vệ sinh lao động
của người lao động trong tổ; phát hiện những trường
hợp mất an toàn của máy, thiết bị.
+ Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động,
các biện pháp, phương án làm việc an toàn - vệ sinh lao
động trong phạm vi tổ; tham gia hướng dẫn biện pháp
làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm
việc ở tổ, phòng, khoa.
+ Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ
các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn
- vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những hiện
tượng thiếu an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị và nơi làm
việc.
+ Ứng cứu ban đầu các tai nạn lao động.

20


Quyền của an toàn - vệ sinh viên.
+ Được dành một phần thời gian làm việc để thực
hiện các nhiệm vụ của an toàn - vệ sinh viên; được
trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ đó và
được hưởng phụ cấp trách nhiệm như tổ trưởng
sản xuất.
+ Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để
thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh
lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố,
tai nạn lao động.
+ Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động do công

đoàn và người sử dụng lao động phối hợp tổ chức.
21


PHỐI HỢP CÔNG TÁC BHLĐ GIỮA
NHIỀU ĐƠN VỊ.
Ở nơi có nhiều đơn vị cùng làm việc thì đơn vị chủ
quản phải phối hợp với các đơn vị khác đề ra những
biện pháp bảo đảm an toàn lao động chung và phải
cùng nhau thực hiện. Phải thành lập ban giám sát an
toàn chung kiểm tra việc thực hiện.
 Trách nhịệm về việc thực hiện các yêu cầu an toàn khi
sử dụng máy dùng chung như sau:
- Tình trạng kĩ thuật của máy và phương tiện bảo
vệ thuộc trách nhiệm của đơn vị quản lí chung.
- Việc huấn luyện và hướng dẫn về an toàn lao
động thuộc trách nhiệm của đơn vị quản lí người
làm việc.
- Việc tuân theo các yêu cầu về bảo hộ lao động khi thi
công thuộc trách nhiệm của đơn vị tiến hành công việc.



CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN.
AN TOÀN ĐIỆN.
AN TOÀN TRONG HÀN ĐIỆN
AN TOÀN CHỐNG NGÃ CAO.
AN TOÀN CƠ KHÍ.
AN TOÀN KHI DÙNG THIẾT BỊ NÂNG.
AN TOÀN KHI LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN KÍN.



HƯỚNG DẪN XỬ LÝ TAI NẠN LAO
ĐỘNG.

Cử người thông
báo cho Giám đốc.

Quan sát hiện trường.
Yếu tố nguy hiểm có
hay còn tồn tại.
Khắc phục hay
khống chế yếu tố
nguy hiểm.
Cử người gọi
cấp cứu.

Yếu tố nguy hiểm không có
hay không còn tồn tại.
Tiếp cận kiểm
tra nạn nhân.
Còn khả năng
cứu chữa.

Không còn khả
năng cứu chữa.
Giữ nguyên hiện
trường, chờ đoàn
điều tra.


24


HƯỚNG DẪN XỬ LÝ TAI NẠN
LAO ĐỘNG.
Còn khả năng
cứu chữa.
Đưa ra khỏi vùng
nguy hiểm.
Chuyển đi bệnh
viện.

Sơ cứu ban đầu.

Ghi nhận hiện
trường, chờ
đoàn điều tra.
25


×