Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Công ty Apatit Việt Nam trong thời kì đổi mới 1986 – 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 88 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

======

VƢƠNG THỊ HUYỀN TRANG

CÔNG TY APATIT VIỆT NAM
TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI 1986 – 2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. BÙI NGỌC THẠCH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Công ty Apatit Việt Nam trong thời kì
đổi mới 1986 – 2015” được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, tiến
sĩ Bùi Ngọc Thạch.
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy Bùi
Ngọc Thạch, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các cô chú cán bộ làm việc tại Phòng
ban của Công ty Apatit Việt Nam, đã giúp đỡ em tìm tài liệu trong thời gian
nghiên cứu.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, các thầy cô
giáo trong khoa Lịch Sử, và tập thể lớp K39A – Sư phạm Lịch Sử đã động


viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Do thời gian có hạn cũng như sự hạn chế của bản thân, khóa luận không
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến.
Hà Nội, ngày

tháng

năm

Tác giả

Vƣơng Thị Huyền Trang


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em dưới sự
hướng dẫn của thầy giáo, Tiến sĩ Bùi Ngọc Thạch.
Em xin cam đoan những kết quả nghiên cứu của khóa luận chưa từng
được công bố ở bất kỳ một khóa luận nào. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Hà Nội, Ngày

tháng

năm

Tác giả

Vƣơng Thị Huyền Trang



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1: SỰ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY APATIT
VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1986 ..................................................................... 7
1.1. Quá trình thành lập Công ty Apatit Việt Nam trước năm 1986................. 7
1.1.1. Điều kiện hình thành khu vực mỏ Apatit tại Lào Cai ............................ 7
1.1.2. Quá trình phát hiện Mỏ Apatit Lào Cai năm 1924 ............................... 15
1.2. Hoạt động của Công ty Apatit Việt Nam trước năm 1986 ...................... 18
1.2.1. Thời kì trước năm 1975......................................................................... 18
1.2.2. Thời kì từ năm 1976 đến năm 1986 ...................................................... 28
Chương 2: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY APATIT VIỆT NAM TRONG
THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986 – 2015) ................................................................. 33
2.1. Hoạt động đổi mới về quy mô, phát triển sản xuất của Công ty Apatit
Việt Nam ......................................................................................................... 33
2.1.1. Mở rộng diện tích của công ty .............................................................. 33
2.1.2. Tuyển dụng, xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân ................................ 35
2.2. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Công ty Apatit Việt Nam 37
2.2.1. Xây dựng đường giao thông, đường vận chuyển .................................. 37
2.2.2. Xây dựng hệ thống điện, nước .............................................................. 39
2.3. Hoạt động trang bị kĩ thuật, máy móc, công nghệ mới vào sản xuất của
Công ty Apatit Việt Nam ................................................................................ 41
2.3.1. Trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ .... 41
2.3.2. Xây dựng và nâng cấp các công trình phúc lợi ..................................... 43
2.4. Thành tựu và hạn chế của Công ty Apatit Việt Nam trong thời kì đổi mới
(1986 – 2015) .................................................................................................. 46
2.4.1. Những thành tựu.................................................................................... 46
2.4.2. Những hạn chế ...................................................................................... 49



Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TY APATIT VIỆT NAM
TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986 - 2015) ................................................... 54
3.1. Đặc điểm của Công ty Apatit Việt Nam trong thời kì đổi mới (1986 –
2015)................................................................................................................ 54
3.1.1. Công ty Apatit Việt Nam ra đời sớm, vận hành theo cơ chế thị trường
một cách hiệu quả, đảm bảo đầy đủ nguồn quặng cho các nhà máy ............ 556
3.1.2. Sản phẩm của Công ty Apatit Việt Nam có giá trị đặc biệt, cung cấp
cho ngành công nghiệp hóa chất để chế biến phân bón ở Việt Nam ............ 586
3.1.3. Công ty Apatit Việt Nam là đơn vị tiêu biểu về đầu tư xây dựng các
công trình phúc lợi xã hội, chăm lo đời sống cán bộ, công nhân viên ......... 548
3.2. Vai trò của Công ty Apatit Việt Nam trong thời kì đổi mới (1986 – 2015)
....................................................................................................................... 611
3.2.1. Cung cấp nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp hóa chất ............... 611
3.2.2. Giải quyết việc làm cho hàng nghìn người lao động địa phương ......... 63
3.2.3. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho địa phương nói
riêng và đất nước nói chung. ........................................................................... 65
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 73
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với sức phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, có nhiều mỏ đã đưa
vào khai thác trong những năm vừa qua và đã trở thành nhân tố tích cực trong
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong đó Apatit Việt
Nam góp phần phát triển kinh tế - xã hội miền núi phía Bắc. Hiện nay khai
thác quặng Apatit Lào Cai là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong
công tác khai thác khoáng sản của đất nước. Được phân bố dọc bờ phải sông
Hồng, từ biên giới Việt Trung ở phía Bắc đến vùng Văn Bàn, dài trên 100 km,

rộng trung bình 1 km, được đánh giá có tài nguyên đến độ sâu 100m, là 2,5 tỷ
tấn và trữ lượng đã được thăm dò đạt 900 triệu tấn. Apatit vừa là nguyên liệu
xuất khẩu, vừa là nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy sản xuất phân bón
hóa học trong cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được,
chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường. Quá trình
khai thác, chế biến khoáng sản đã phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái tự
nhiên đã được hình thành từ nhiều triệu năm, gây ô nhiễm đất, nước, không
khí,.... Vấn đề môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản trở nên cấp
bách.
Trong thời kì đổi mới, cùng hội nhập vào quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, Công ty Apatit
Việt Nam cũng có nhiều chính sách phát triển đúng đắn, phù hợp với bối cảnh
xã hội. Công ty Apatit Việt Nam đồng thời phải thực hiện 2 phần việc quan
trọng là khai thác quặng và triển khai xây dựng Nhà máy Tuyển Apatit. Trong
việc xây dựng lại Nhà máy Tuyển apatit, Ban Quản lý Công trình Mỏ đã gặp
rất nhiều khó khăn do thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiết bị không đồng bộ,
v.v... Nhất là từ khi Liên Xô (cũ) tan rã, chuyên gia Liên Xô về nước, quá
trình xây dựng Nhà máy Tuyển Apatit tưởng như phải dừng lại dang dở giữa

1


chừng. Tuy nhiên, với quyết tâm rất cao và được sự hỗ trợ rất mạnh mẽ của
Chính phủ và Tổng cục Hóa chất, Công ty Apatit Lào Cai đã xây dựng thành
công và đưa Dây chuyền số 1 của Nhà máy Tuyển Apatit, công suất 400
nghìn tấn/ năm, vào hoạt động tại Tằng Loỏng (Lào Cai) vào ngày
28/12/1994. Nhà máy Tuyển Apatit đi vào hoạt động đã sử dụng lượng dư
thừa quặng apatit loại III để tạo ra tinh quặng apatit (hàm lượng P2O5 đạt
32%) phục vụ sản xuất phân supephotphat. Liên tục từ năm 2000 đến nay,
Công ty đã có nhiều cố gắng đáp ứng đủ nhu cầu quặng apatit làm nguyên

liệu cho sản xuất phân bón, đảm bảo có tăng trưởng và lợi nhuận, đa dạng hóa
sản phẩm và đảm bảo đời sống con người.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, khó khăn, thách thức sẽ còn
rất lớn, việc khai thác, chế biến hợp lý; sử dụng tổng hợp, tiết kiệm tài
nguyên khoáng sản, hình thành công nghệ ít hoặc không phế thải nhằm bảo vệ
tài nguyên, môi trường và con người, nhằm hướng tới sự phát triển bền vững
kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai nói riêng và Việt Nam nói chung là những vấn
đề cấp thiết cần phải tập trung đầu tư đối với Công ty Apatit Việt Nam. Việc
nghiên cứu về Công ty Apatit Việt Nam trong thời kì đổi mới (1986 – 2015)
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc:
- Về lý luận, làm sáng tỏ đường lối về công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, nền kinh tế thị trường hiên
nay.
- Về thực tiễn, nêu rõ sự ra đời, hình thành và phát triển của Công ty
Apatit, đặc biệt là trình bày được hoạt động của Công ty trong thời kỳ đổi
mới.
Mỏ Apatit Lào Cai cũng như Công ty Apatit Việt Nam đã thu hút
được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Nhiều công trình khoa học đã
được công bố, tuy vậy cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên

2


cứu một cách đầy đủ có hệ thống về “Công ty Apatit Việt Nam trong thời kì
đổi mới 1986 - 2015”.
Chính vì vậy, em quyết định lựa chọn “Công ty Apatit Việt Nam
trong thời kì đổi mới 1986 – 2015” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đối với đề tài “Công ty Apatit Việt Nam trong thời kì đổi mới 1986 –
2015”, các cơ quan nghiên cứu phần lớn về công nghiệp hóa chất và phân

bón, về quặng Apatit có đề cập hoạt động chủ yếu của Công ty. Theo hướng
này, chiếm nhiều nhất là các bản Báo cáo của Công ty, công trình đi sâu
nghiên cứu Apatit của các tác giả như Bùi Văn Việt, Đinh Xuân Lâm, Lê Văn
Yên, Đàm Văn Thọ . Trong các công trình đó, hoạt động của Công ty Apatit
Việt Nam chỉ được nêu một cách sơ giản, không được giải thích gì thêm.
Các bản Báo cáo về hoạt động của Công ty qua các năm, Văn kiện đại
hội của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1987 cũng đã đưa số liệu, sự kiện quan
trọng của Công ty Apatit Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Trong cuốn Hồ Chí
Minh toàn tập, tập 9, 12 xuất bản năm 1996 có đề cập đến Công ty Apatit
Việt Nam, trong đó cho thấy chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc
phát triển ngành công nghiệp hóa chất, phát triển khai thác và sản xuất quặng
Apatit.
Năm 1987, tác giả Lê Thanh Sơn (Đại học mỏ địa chất) cũng đã đề cập
đến sự hình thành Mỏ Apatit Lào Cai trong đề tài nghiên cứu Đặc điểm điều
kiện địa chất thành tạo mỏ Apatit Lào Cai, đánh giá triển vọng, phương
hướng tìm kiếm thăm dò, trong đó yếu tố điều kiện hình thành Mỏ Apatit
được trình bày rõ ràng, chi tiết.
Năm 2000, tác giả Nguyễn Văn Long, nguyên Giám đốc Mỏ Apatit
Lào Cai, đã viết cuốn Hồi ký của đồng chí Nguyễn Văn Long, ông đã tường
thuật lại quá trình hoạt động của Mỏ Apatit Lào Cai dưới thời Pháp thuộc.

3


Năm 2010, các tác giả Đinh Xuân Lâm, Lê Văn Yên, Đàm Văn Thọ,
đã nghiên cứu và cho ra đời tác phẩm Apatit Việt Nam 55 năm xây dựng và
phát triển (1955 - 2010), nhà xuất bản Công Thương, Hà Nội. Các tác giả đã
mô tả một cách xuyên suốt, chân thực quá trình phát hiện Mỏ Apatit, thành
lập Mỏ và phát triển thành Công ty Apatit Việt Nam lớn mạnh như ngày hôm
nay. Đồng thời, tác giả trình bày cụ thể hoạt động, số liệu chính xác, thành

tựu và hạn chế của Công ty Apatit Việt Nam trong tác phẩm trong thời kỳ đổi
mới (1986 – 2015).
Nam 2012, tác giả Nguyễn Thị Kim Huệ đã nghiên cứu đề tài Đánh
giá hiện trạng môi trường từ hoạt động khai thác và vận chuyển quặng của
nhà máy Tuyển Tằng Loỏng (Luận án địa lý - địa chất). Nội dung của đề tài
này đề cập đến điều kiện hình thành của Mỏ Apatit Lào Cai và cấu tạo quặng
Apatit Lào Cai.
Nhìn chung, tất cả các công trình nói trên đã quan tâm, nghiên cứu về
Công ty Apatit Việt Nam, đề cập đến nhiều lĩnh vực. Tuy vậy, cho đến nay
vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về “Công ty Apatit Việt Nam
trong thời kì đổi mới 1986 – 2015”. Do đó việc nghiên cứu về “Công ty
Apatit Việt Nam trong thời kì đổi mới 1986 – 2015” là rất cần thiết.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Công ty Apatit Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Toàn bộ địa bàn khu vực Công ty Apatit
Việt Nam ở tỉnh Lào Cai
- Phạm vi về thời gian: Từ năm 1986 – 2015.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu

4


Làm rõ hoạt động, thành tựu hạn chế và rút ra đặc điểm của Công ty
Apatit Việt Nam trong thời kì đổi mới (1986 – 2015).
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày quá trình hình thành, hoạt động của Công ty Apatit Việt
Nam trong thời kì đổi mới (1986 – 2015).

- Nêu rõ hoạt động của Công ty Apatit Việt Nam trong thời kì đổi mới
(1986 – 2015).
- Rút ra đặc điểm và vai trò của Công ty Apatit Việt Nam trong thời kì
đổi mới (1986 – 2015).
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tƣ liệu
- Nguồn tài liệu văn kiện Đảng và Hồ Chí Minh.
- Nguồn tài liệu thông sử: Lịch sử Việt Nam.
- Nguồn tài liệu lịch sử địa phương: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lào Cai.
- Nguồn tài liệu của ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam.
- Nguồn tài liệu do Công ty Apatit Việt Nam cung cấp: Các Báo cáo
của Công ty Apatit Việt Nam phản ánh về mọi mặt hoạt động của Công ty.
- Nguồn tài liệu chuyên sâu: Các công trình đã công bố, các luạn án
tiến sĩ của một số tác giả.
- Nguồn tài liệu Hồi kí của nguyên lãnh đạo Công ty Apatit Việt Nam.
- Nguồn tài liệu Internet.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh.
- Kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp lôgic, trong đó
phương pháp lịch sử là chủ yếu.

5


- Đề tài nghiên cứu khoa học dựa trên cơ sở sử dụng phương pháp thu
thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp.
- Sử dụng phương pháp điều tra thực địa trong chừng mực và khảo sát
diền dã trong khả năng cho phép.
6. Những đóng góp của đề tài

- Dựng lại bức tranh lịch sử của Công ty Apatit Việt Nam trong quá
trình hình và phát triển của nó.
- Nêu bật những thành tựu, hạn chế của Công ty Apatit Việt Nam
trong thời kì đổi mới.
- Rút ra những đặc điểm và vai trò của Công ty Apatit Việt Nam trong
thời kì đổi mới (1986 – 2015).
7. Bố cục của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu khoa học gồm 03
chương:
Chương 1: Sự thành lập và hoạt động của Công ty Apatit Việt Nam trước năm
1986
Chương 2: Hoạt động của Công ty Apatit Việt Nam trong thời kì đổi mới
(1986 – 2015)
Chương 3: Đặc điểm và vai trò của Công ty Apatit Việt Nam trong thời kì đổi
mới (1986 – 2015)

6


Chƣơng 1
SỰ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY APATIT
VIỆT NAM TRƢỚC NĂM 1986
1.1. Quá trình thành lập Công ty Apatit Việt Nam trƣớc năm 1986
1.1.1. Điều kiện hình thành khu vực Mỏ Apatit tại Lào Cai
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Mỏ Apatit Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai, mỏ nằm giữa hữu ngạn sông
Hồng, ở phía Tây Bắc nước ta, cách Hà Nội 300 km. Khoáng sản Apatit có độ
dài hơn 100 km kéo dài từ Lũng Pô - Bát Xát đến Bảo Hà - Bảo Yên, chiều
rộng thay đổi từ 1÷4 km. Khoáng sản Apatit là tập hợp các lộ đá Apatit đã

biến chất của điệp Cốc San, phân bố hầu như liên tục dọc theo bờ hữu ngạn
sông Hồng.
Khoáng sản Apatit được chia làm 3 khu vực:
- Khu trung tâm: Bát Xát- Ngò Bo, hiện đang khai thác.
- Khu Ngò Bo- Bảo Hà.
- Khu Bát Xát- Lũng Pô.
Khu trung tâm là nơi tập trung khai thác chính trong suốt thời gian qua
và sắp tới. Khoáng sản Apatit là khoáng sản điển hình về tính phân cách theo
điều kiện khai thác. Mỏ Apatit nằm ở khu vực chia cắt bởi nhiều con suối, có
nhiều núi và thung lũng. Độ cao dao động từ 100 – 600m [19,tr.10].
b. Địa hình, địa chất
Địa hình khu mỏ khá phức tạp, gồm những dải đồi núi liên tiếp kéo
dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam, thấp dần về phía Tây Nam. Khu tập
trung có địa hình nhô cao và thấp dần về phía hai đầu, chia làm 3 khu vực địa
hình:

7


- Khu vực núi cao trên 450m. Núi có sườn dốc từ 40 – 600, đỉnh hơi
nhọn, giữa các dãy núi là các hẻm sâu, bờ gần dốc đứng, chia cắt mạnh, địa
hình hiểm trở.
- Khu vực trung bình từ 200 - 450m. Kéo dài theo vùng trung tâm mỏ
sườn dốc từ 20 – 300.
- Khu vực thấp dưới 200m. Nằm sát sông Hồng, sườn thoải từ 5 – 200.
Giữa các dãy núi là thung lũng, tạo nên các cánh ruộng.
Vỉa quặng nằm song song với sông Hồng và có nhiều suối cắt qua phân
bổ tương đối đều. Các suối lớn như Đum, Đường, Đông Hồ…phần lớn bắt
nguồn từ dãy Phan Xi Păng chảy qua thân khoáng sàng ra sông Hồng theo
hướng Đông Bắc. Với đặc điểm địa hình chia cắt như trên sẽ gây nhiều khó

khăn cho việc mở đường giao thông và bố trí các công trình trên bề mặt.
Dựa vào hàm lượng P2O5 trong quặng mà chia làm 4 loại quặng:
quặng 1 ( QI), quặng 2 ( QII), quặng 3 ( QIII), quặng 4 ( QIV). Nằm trong mức
phong hóa QI và QIII và nằm dưới mức phong hóa QII và QIV.
+ Quặng 1: Là quặng chứa các Apatit đơn khoáng và Apatit chứa
thạch anh quặng mềm hoặc nửa cứng màu xám nhạt, quằng nằm ở tầng KS 5
trên mức phong hóa.
+ Quặng 2: Là quặng Apatit domolit thạch anh canxit, quặng cứng có
màu xám, nằm trong tầng KS5 dưới mức phong hóa.
+ Quặng 3: Là quặng Apatit thạch anh mutcovit, quặng mềm hoặc nửa
cứng có màu xám, nâu hay nâu nhạt. Quặng 3 nằm trên mức phong hóa, tầng
KS4 , KS6 , KS7 .
+ Quặng 4: Là quặng Apatit domolit thạch anh và Apatit thạch anh
mutcovit. Quặng nửa cứng hoặc bở rời, màu xám nâu, nâu nhạt hoặc vàng nhạt
Điệp Kốc San gồm các đá cacbonat, thạch anh biến chất ở các mức độ
khác nhau.Khu khai trường chỉ có từ KS2 - KS8 [17, tr.25-28].

8


Phong hóa hóa học: Nguyên nhân chủ yếu tạo ra ranh giới các loại quặng và
phân bố quặng. Quá trình rửa lũa cơ học do nước thẩm thấu, gió, rễ thực vật...
các đá gần mặt đất bị phong hóa, chiều sâu chủ yếu từ 50 - 80m, sâu nhất là
110m. Tùy theo điều kiện địa hình, những nơi có địa hình cao và bị chia cắt
thì lớp phong hóa dày và ngược lại.
c. Khí tượng, thủy văn
Vùng mỏ có khí hậu lục địa, gió mùa chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa khô
hanh và mùa mưa. Mùa khô hanh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Mùa mưa
từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm.
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng và trong ngày khá lớn, mùa

đông thường rất lạnh, từ 8- 20°C, có khi xuống đến 1°C hoặc 2°C. Mùa mưa
chịu ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết. Lượng mưa và tốc độ gió đặc biệt ảnh
hưởng đến quá trình phục hồi môi trường do có liên quan đến mức độ xói mòn và
rửa trôi của lớp đất trên bề mặt.
Vùng mỏ ít có gió bão, thỉnh thoảng có gió lốc xoáy tốc độ khá lớn có
thể làm đổ cây, tốc mái nhà cấp 4. Gió có hướng Đông Bắc - Tây Nam. Tốc
độ gió lớn nhất trong năm 20m/s. “Độ ẩm không khí trung bình năm dao động
từ 82 - 89%, ở các vùng núi có nhiều cây rừng, mưa nhiều thì độ ẩm cao hơn.
Độ ẩm cao nhất tại trạm TP Lào Cai đạt gần 85 %. Tổng lượng bốc hơi nước
trung bình nhiều năm 1980 - 2010 dao động trong khoảng 500 - 900mm (
lượng bốc hơi lớn nhất vào tháng V, VI và nhỏ nhất vào tháng I, II)”
[19,tr.13].
Số giờ nắng trung bình nhiều năm ở tỉnh Lào Cai đạt khoảng 1500
giờ. Thời kì có số giờ nắng nhiều nhất thường tập trung vào tháng V đến
tháng IX. Tháng có số giờ nắng lớn nhất quang trắc được là tháng VIII, tại
trạm Lào Cai là 165,5 giờ.

9


Nước cung cấp cho vùng mỏ chủ yếu là ngòi Đường, ngòi Bo, ngòi
Đông Hồ cùng bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc huyện Sa Pa, chảy qua huyện
Bát Xát và thành phố Lào Cai rồi đổ ra sông Hồng. Ngòi Đường rộng từ 10 50m, sâu từ 0,5 - 2m, lưu lượng lớn nhất thường xuất hiện vào mùa mưa và
sau những cơn mưa lưu lượng tổng cộng 0,33 m³/s [19, tr.16].
d. Hệ thống giao thông vận tải
Lào Cai có hệ thống giao thông tương đối phát triển về cả đường bộ,
đường sắt và đường thủy. Trên địa bàn có 5 tuyến quốc lộ đi qua với tổng
chiều dài hơn 400km. Vùng mỏ có hệ thống giao thông vận tải chủ yếu là
đường ô tô, mạng lưới đường ô tô nội bộ trong mỏ nối với các khai trường với
thành phố và nhà máy tuyển, ga quặng.

Đường sắt quốc gia khổ 1000mm dài gần 100km, có từ hơn 100 năm
nay. Tuyến đường sắt được kéo dài từ Hà Nội đến Lào Cai dài gần 300km.
“Vùng mỏ có tuyến đường sắt công nghệ dài gần 50km chuyên chở quặng từ
ga 2, ga 3 và ga Mỏ Cóc đi nhà máy tuyển Tằng Loỏng” [17, tr.26].
Đường thủy có sông Hồng, sông Chảy nhưng chủ yếu là vận chuyển
lâm sản do có nhiều thác ghềnh. Nhưng đó là tiềm năng lớn cho sau này nếu
mỏ Apatit có nhu cầu tăng vận tải.
1.1.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
a. Kinh tế
Sản xuất công nghiệp phát triển bước đầu khai thác có hiệu quả những
tiềm năng, lợi thế về khai thác chế biến khoáng sản, đầu tư phát triển thủy
điện, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản; đã tạo được cơ sở
quan trọng cho bước phát triển đột phá trong giai đoạn tiếp theo. Nhiều dự án
khai thác và chế biến sâu khoáng sản đã đi vào hoạt động như: phân bón, hóa
chất, apatit, đồng... “Tiềm năng về thủy điện được quan tâm đầu tư khai thác,
một số dự án đã đi vào hoạt động với công suất trên 100MW... Sản xuất công

10


nghiệp và tiểu - thủ công nghiệp đang đà phát triển mạnh, giá trị sản xuất đạt
2.020 tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng 25,7%, cao hơn giai đoạn trước
11,8% và tăng 3 lần so với năm 2005” [2, tr.51].
Giá trị sản xuất một số ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, có tốc
độ phát triển cao so với giai đoạn trước gồm: công nghiệp khai thác chế biến
khoáng sản tăng 1,7 lần, chiếm 50,8% tổng giá trị toàn ngành; công nghiệp
chế biến nông lâm sản tăng 1,6 lần, chiếm 17,9%; công nghiệp sản xuất vật
liệu xây dựng tăng 3,1 lần, chiếm 13,7%; đặc biệt là ngành cơ khí, điện nước
tăng 16 lần, chiếm 14,7% [10, tr.12-13].
Cơ sở sản xuất tiểu - thủ công nghiệp trên địa bàn tăng mạnh. Quy mô

sản xuất và chủng loại sản phẩm, chất lượng được cải thiện, một số sản phẩm
đã xây dựng được thương hiệu và đứng vững trên thị trường. Ngoài các sản
phẩm truyền thống tiêu biểu như: thổ cẩm, rượu đặc sản, đồ rèn đúc... đã có
thêm nhiều sản phẩm mới; chạm khắc bạc, tranh đá quý, đồ sừng, gỗ mỹ
nghệ... đã tạo ra việc làm cho trên 18.500 lao động.
Vốn đầu tư nhà nước được tập trung cho công trình, dự án trọng điểm,
chương trình mục tiêu quốc gia, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là
kết cấu hạ tầng vùng cao, vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn: Đã phối
hợp chặt chẽ với bộ, ngành trung ương hoàn thành nâng cấp quốc lộ 70, quốc
lộ 4D, quốc lộ 4 nối Hà Giang - Lào Cai, triển khai xây dựng đường cao tốc
Nội Bài - Lào Cai, lập quy hoạch sân bay Lào Cai...
+ Ngành nông nghiệp có bước phát triển theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất vào đời sống. Cây nông nghiệp chủ yếu là lúa, ngô, sắn... Diện tích lúa
29.678 ha với sản lượng 126.366 tấn/ năm. Diện tích cây lương thực có hạt
60.767 ha - sản lượng 228.000 tấn.

11


Ngoài các cây lương thực, địa phương còn chú trọng đến việc đẩy
mạnh phát triển trồng cây công nghiệp hàng năm như: Bông, đay, mía,
thuốc lá... với tổng diện tích 7.562 ha; và cây công nghiệp lâu năm như:
Chè, cà phê, cao su, hồ tiêu...
Chăn nuôi đại gia súc phát triển theo hướng hàng hóa, đàn trâu bình
quân hàng năm tăng 5,57 %, đàn bò 6,18 %, đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong
chăn nuôi và bước đầu hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, theo hình
thức trang trại, phương thức công nghiệp, sử dụng giống tốt, đảm bảo an toàn
dịch bệnh, do vậy kết quả chăn nuôi tăng khá. Giá trị sản xuất bình quân trên
11 % / năm [10, tr.30].

+ Ngành lâm nghiệp: đã chuyển hướng mạnh từ lâm nghiệp nhà nước
thuần túy sang lâm nghiệp xã hội có sự tham gia của nhiều thành phần kinh
tế; trồng rừng phòng hộ và rừng kinh tế được tích cực triển khai và đạt nhiều
kết quả: “Tính đến hết năm 2010, toàn tỉnh trồng mới 4.774 ha rừng phòng
hộ, đạt 119,4% so với kế hoạch; trồng 24.330 ha rừng kinh tế, đạt 152%. Độ
che phủ rừng tăng từ 45% năm 2005 lên 49,5% năm 2010, vượt 1,5% so với
kế hoạch; giá trị sản xuất trên một ha rừng năm 2010 ước đạt trên 18 triệu
đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2005” [10, tr.33].
+ Ngành thủy sản: phát triển mạnh, đã bước đầu khai thác có hiệu quả
những ưu thế về mặt nước, khí hậu để nuôi trồng đa dạng; chú trọng ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là trong khâu sản xuất giống nên bước đầu chủ
động cung cấp giống tốt cho nuôi trồng thủy sản trong tỉnh; nhiều mô hình
giống mới hiệu quả cao như cá nước lạnh; diện tích nuôi thâm canh quy mô
ngày càng lớn, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng nhanh. Giá trị sản xuất
bình quân trên 1 ha nuôi trồng thủy sản từ 18,1 triệu/ha năm 2005, lên 53,3
triệu/ha.

12


Thương mại phát triển mạnh đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân
dân trên địa bàn; đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa. Đã thu hút nhiều thành
phần kinh tế đầu tư kinh doanh với hơn 8.600 cửa hàng kinh doanh thương
mại dịch vụ. Hệ thống chợ, cửa hàng thương nghiệp, vật tư nông nghiệp được
quan tâm phát triển điến các trung tâm cụm xã, các khu vực vùng sâu, vùng
xa... đã góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đáp ứng các nhu cầu
phân phối hàng hóa thiết yếu, và tiêu thụ nông sản cho nông dân. “Tổng mức
luân chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt trên 5.500 tỷ, tăng gấp
3,6 lần so với năm 2005, vượt 83% mục tiêu so với kế hoạch; tốc độ bình
quân tăng 29,6%/năm, cao hơn giai đoạn trước 6,5%” [17, tr.20].

Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa tiếp tục phát triển, chất lượng
dịch vụ vận tải được nâng lên, cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao lưu hàng
hóa va đi lại của nhân dân. Bưu chính viến thông phát triển nhanh, mạng lưới
được mở rộng, chất lượng dịch vụ liên tục được cải thiện.
Lào Cai sở hữu tài nguyên du lịch và các giá trị nhân văn quý giá bậc
nhất của vùng Trung du miền núi phía bắc và cả nước. Khu du lịch nghỉ mát
Sa Pa - một trong 21 trọng điểm du lịch của Việt Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn
với đỉnh núi Phan Xi Păng - nóc nhà của Việt Nam và khu bảo tồn thiên nhiên
quốc gia Hoàng Liên rất hấp dẫn đối với cả các nhà nghiên cứu khoa học và
khách du lịch. Ngoài ra Lào Cai còn có nhiều địa danh lịch sử như đền
Thượng, đền Bảo Hà, kiến trúc nhà Hoàng A Tưởng..., hang động tự nhiên và
các vùng sinh thái với các đặc sản nông, lâm sản như mận Bắc Hà, cá Hồi (
Phần Lan), cá Tầm ( Nga)... Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai cũng là một trong
những lợi thế của tỉnh trong việc kết hợp phát triển du lịch với thương mại,
tạo sức hấp dẫn thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế [1, tr.7].
b. Xã hội

13


Tằng Loỏng là một thị trấn công nghiệp của huyện Bảo Thắng – tỉnh
Lào Cai. “Theo số liệu thống kê năm 2010 toàn thị trấn có 4.932 nhân khẩu
với 1.328 hộ, qui mô hộ là 3,7 người/hộ. Có 2 dân tộc anh em cùng chung
sống trong đó có dân tộc Dao, dân tộc Kinh là chủ yếu chiếm 78,81% tổng
dân số, có tổng diện tích tự nhiên 3.355,00ha chiếm 4,91% tổng diện tích tự
nhiên của huyện” [19, tr.19]. Phía Bắc giáp xã Xuân Giao, phía Đông giáp xã
Sơn Hà, xã Phú Nhuận, phía Nam giáp xã Phú Trấn có 16 tổ dân phố, thôn
bản, việc phân bố dân cư không đồng đều, phần lớn các khu đông dân cư nằm
ven đường tỉnh lộ 151 và đường giao thông liên thôn, liên xã. Mật độ dân cư
tập trung nhiều nhất tại khu vực trung tâm thị trấn (khu tổ dân phố 1, 2, 3, 4)

đây là nơi điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi xã
hội, còn lại hình thái dân cư sinh sống nhỏ lẻ ở các thôn, bản.
Với các chương trình, dự án của nhà nước như dự án quy hoạch cụm
công nghiệp, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án định canh định cư…đã
gắn việc sắp xếp bố trí ổn định dân cư với đất đai sản xuất và xây dựng cơ sở
hạ tầng cần thiết ở khu vực đô thị. Thị trấn có 8 km đường tỉnh lộ 151 chạy
qua và 30km đường liên thôn, liên xã và 3 cầu các loại, có hệ thống đường sắt
phục vụ cho chuyên chở hàng hóa của cụm công nghiệp. Hệ thống thủy lợi
từng bước được kiên cố hóa với 6 công trình tưới tiêu cho 54,7ha diện tích đất
nông nghiệp [29].
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của tỉnh, huyện đầu tư
nâng cấp trường, lớp nên công tác giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực và
hoạt động ngày càng có hiệu quả, lớp học được đầu tư xây dựng, nâng cấp tu
sửa, tạo cảnh quan trường học và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm
phục vụ tốt cho công tác dạy và học. Trong năm 2010 – 2011 thị trấn đã huy
động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99%. Hiện tại thị trấn có phòng khám đa khoa ,
có 4 giường bệnh. Số cán bộ y tế toàn thị trấn có 21 người, trong đó có 1 bác

14


sỹ, 1 y sỹ, 1 y tá,1 dược tá và 16 cán bộ y tế cơ sở. Trong những năm tới cần
đầu tư nâng cấp, củng cố và xây dựng khang trang trung tâm y tế của thị trấn
và tiêu chuẩn hóa đội ngũ y tế, nhằm chăm sóc sức khỏe của người dân tốt
hơn [27].
Trong những năm tới cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị
hóa, việc phát triển kinh tế xã hội sẽ gây áp lực không nhỏ đến môi trường nói
chung, đồng thời đặt ra nhiều vấn đề bức xúc trong việc sử dụng đất của thị
trấn. Tất cả các nghành kinh tế xã hội đều có nhu cầu về đất, đặc biệt việc xây
dựng các nhà máy gây áp lực lớn về diện tích đất, cũng như về vị trí một cách

gay gắt trong khi quỹ đất ngày càng hẹp. Vì vậy, việc bố trí thích hợp cả về
quy mô và vị trí sao cho có hiệu quả cao cần được xem xét một cách nghiêm
túc, khoa học đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cả hiện tại và
tương lai đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái, phát triển bền vững.
1.1.2. Quá trình phát hiện Mỏ Apatit Lào Cai năm 1924
Việc phát hiện mỏ Apatit Lào Cai là một sự kiện ngẫu nhiên, không phải
do các kỹ sư địa chất, các cán bộ chuyên môn của chính quyền Pháp thực hiện,
mà do hai bố con ông Trần Văn Nỏ, người Tày ở làng Hẻo, xã Cam đường phát
hiện trong một chuyến đi rừng. Ngay sau đó bọn tư bản Pháp đổ xô lên thăm dò.
Ông Nỏ cùng dân bản lại phải bỏ công việc nương rẫy đi dẫn đường, khiêng
cáng, đào mẫu cho chúng đem về nghiên cứu. Chúng vội vã hợp pháp hóa quyền
sở hữu của chúng đối với khu mỏ bằng hàng loạt thủ tục, giấy tờ, như đăng kí
xin dò tìm mỏ, rồi xin cấp nhượng địa khai mỏ, để hơn một chục năm sau thì bắt
đầu khai thác.
Ngay sau khi phát hiện được mỏ Apatit, tư bản Pháp đã lao vào tìm
kiếm, điều tra, khảo sát vùng Cam Đường trong suốt 3 năm (1931- 1934). Chúng
đã phái 11 đoàn thăm dò địa chất lùng sục khắp vùng, và năm 1934, bản đồ trữ

15


lượng Apatit Lào Cai đã được công bố. Rồi năm 1939, những tấn quặng Apatit
đầu tiên được khai thác.
Công việc đầu tiên là tiến hành tuyển mộ phu từ miền xuôi lên. Chủ thầu
Vũ Đức Sâm được cử về Hưng Yên làm mộ phu. Gặp năm vỡ đê mất mùa đói
kém, những người nghèo khổ, mỗi người một cảnh từ nhiều tỉnh vùng đồng bằng
như Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Hà Đông, Sơn Tây lũ lượt kéo về chen
chúc nhau trong sở mộ phu chật hẹp trước ngày lên đường đi Lào Cai. Đến nơi
rồi, lại phải vật vã chờ đợi mới được chia kíp, lĩnh thẻ, phân vào các lán trại ở,
sau đó mới được đi lĩnh tiền, gạo ứng trước để sống qua mấy ngày đầu. Mà

không chỉ mấy ngày đầu thôi, cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả, thiếu thốn
trăm đường của họ dưới làn roi vọt của bọn cai xếp sẽ kéo dài về sau, không một
tia hy vọng dù cho hiu hắt theo lời hứa hẹn bịp bợm của bọn đi mộ phu. Số
lượng người tin vào những lời phỉnh phờ của bọn chủ mỏ ngày càng đông.
“Năm 1940 mới có 287 người lên mỏ làm phu, đến năm 1944 con số này đã tăng
lên 7.346 người” [18, tr.22].
Thời kì này, bọn chủ mỏ bắt phu mỏ khai thác hầm lò, đi thẳng vào hầm
đào quặng, dùng đường goòng để vận chuyển. Sau khi chuyển quặng từ tầng cao
bằng các máng phễu hoặc bằng goòng hãm phanh tời, các goòng quặng được
dồn thành đoàn trở đến kho chứa tại bến sông Làng Giàng bằng đầu máy hơi
nước. Các goòng quặng được chuyển qua sông sang ga Làng Giàng bằng người
phu cực khổ để rồi về cảng Hải Phòng qua Pháp, Nhật. “Từ năm 1940 đến năm
1944, bọn chúng đã khai thác được 196.717 tấn quặng, trong đó đã bán đi được
151.908 tấn” [18, tr.22]. Để đạt được con số này, những người phu mỏ đã bị bóc
lột rất giã man. Họ phải làm việc từ sáng đến tối đêm, 12 – 14 giờ mỗi ngày.
Những người ốm nằm gục ở nhà đến giờ vẫn phải đi làm, nếu không bọn cai xếp
sẽ lùng sục, dùng mọi đòn roi để thúc ép. Đau ốm, đói khát, nhiều người đã chết
gục trên các đống quặng, nhiều người chết vì sập hầm lò do chủ không chống gỗ

16


hầm lò. Chế độ làm việc vô cùng cực khổ đối với người phu mỏ, nơi đây đói
rách vẫn hoàn đói rách. Hết một ngày làm việc, bọn cai xếp trả cho người làm
lương gạo đủ ăn trong ngày. Bởi vậy, nếu ai đó ốm, cố trốn nghỉ được thì cả nhà
nhịn đói. Nhiều gia đình lên rừng kiếm lá ăn cho qua cơn đói đã ăn phải lá han,
lá ngón mà chết.
Để kiếm lời hơn, sau này, bọn chủ mỏ không phát gạo mà phát bông
(các) để phu mỏ đem đến đong gạo của cửa hàng do vợ các cai xếp bán, để bị
bóc lột thêm lần nữa. Đói, rét, thú dữ, ruồi vàng, muỗi độc, sốt rét, ngã nước...

không thuốc thang cứu chữa đã cướp đi sinh mạng biết bao phu mỏ. Sự cơ cực
của phu mỏ hoàn toàn không làm đông lòng chủ mỏ. Trước mặt chúng, chỉ miễn
sao khai thác được nhiều quặng, bán được thật nhiều tiền, thu được lợi nhuận
lớn. Ai oán, những người phu mỏ đã than trời:
“Ai đưa tôi đến chốn này
Bên kia Cốc Lếu, bên này Lào Cai...” [13, tr.23-24].
Lời ru của người công nhân nữ trong đêm khuya nơi núi rừng âm u lạnh buốt đã
phản ánh cuộc sống bi thảm của những phu Mỏ Apatit Lào Cai:
“ À ơi!
Tiếng đồn Mỏ Cóc thảnh thơi,
Lên đây chỉ những xơi roi cặc bò
Thằng Tây đầu nhỏ, bụng to,
Luôn mồm chửi “mẹc”, “xà lù”, “cu soong..."
“Ai lên mỏ Cóc Cam Đường
Khi đi thời có, khi về thời không...”
“Ai lên mỏ Cóc Cam Đường
Thịt da để lại, nắm xương đem về” [18, tr.23-24].
Theo tiếng Pháp “merde” (đồ cứt đái); “salaud” (đồ tồi); cochon (đồ lợn). Đây là
các tiếng chửi rủa thô bỉ của bọn chủ Pháp đối với công nhân mỏ. Cuộc sống này

17


nếu không có cách mạng tới thì nhất định sẽ kết thúc bằng cái chết vì bệnh tật,
tai nạn lao động hay tù đầy, mong muốn được trở về quê hương dưới miền xuôi
sau khi làm ăn khấm khá chỉ là một điều vô vọng.
1.2. Hoạt động của Công ty Apatit Việt Nam trƣớc năm 1986
1.2.1. Thời kì trƣớc năm 1975
1.2.1.1. Hoạt động của mỏ Apatit thời kì sơ khai 1924 – 1954
Giai đoạn đầu, bè lũ chủ mỏ cần số đông và cần gấp nên đã phải cho

người xuống tuyển phu các tỉnh vùng đồng bằng. Nhưng rồi chúng thấy tốn kém,
phiền phức. Đã vậy, chúng cũng sớm nhận ra rằng phu dưới đồng bằng không
phải dễ dọa nạt, đè nén, họ cũng biết đấu tranh khi cần thiết cho các quyền lợi
thiết thân hàng ngày của họ. Chúng bèn chủ trương tuyển mộ phu người sở tại
mà chúng cho là hiền lành, dễ bảo hơn, chi phí cũng ít hơn trong việc di chuyển,
đi lại. Để thực hiện được âm mưu này, chúng đã liên kết với bọn chức dịch địa
phương. Chủ thầu Vũ Đức Sâm đã cùng lý trưởng xã Cam Đường tuyển mộ
thêm một số lớn phu mỏ ngay tại chỗ. Nắm chắc người dân Tày ở Cam Đường
không thích đi phu vì đều có nhà cửa, ruộng đất, đồi cây, hơn nữa họ cũng không
lạ gì những cảnh đói khổ, chết chóc diễn ra hàng ngày ở khu mỏ, bọn chúng đã
đã cho đắp một cái đập chắn không cho nước suối Cam Đường chảy vào ruộng
của đồng bào Tày, lại cấm không cho vào phát rừng, làm rẫy, khai thác gỗ là
những nguồn sinh sống hàng ngày của họ để dồn họ vào cái thế phải đi phu cho
chúng. Nhưng âm mưu đen tối đó của bọn chủ thầu và chức dịch địa phương đã
bị phu mỏ và dân làng Cam Đường kịp thời phối hợp đấu tranh ngăn chặn nên bị
thất bại thảm hại. Cuộc đấu tranh của người Tày xã Cam Đường phối hợp với
cuộc bãi công của công nhân mỏ khẳng định tình đoàn kết của người dân miền
cao với người dân miền xuôi, sự bất lực của thực dân Pháp trong việc thực hiện
chính sách chia rẽ dân tộc của chúng [18, tr.25].

18


Do vị trí chiến lược quan trọng, từ giữa năm 1940, Lào Cai đã nằm trong
khu D gồm những tỉnh nằm dọc đường xe lửa từ Phúc Yên đến Lào Cai nhằm
đẩy mạnh phong trào cách mạng ở những nơi đó. Ban cán sự khu D ( Khu D
được thành lập theo Chỉ thị của Trung ương và Xứ ủy Bắc Kỳ gồm các tỉnh
Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang và Hà Giang)
đã cử cán bộ về hoạt động gây cơ sở ở Lào Cai. Cùng thời kỳ này, trên con
đường chiến lược Bắc Giang – Lào Cai, xuất hiện một nhóm cán bộ Việt Minh

hoạt động (Theo báo cáo của Sở mật thám Bắc Kỳ ngày 02/7/1940, tài liệu kho
lưu trữ Trung ương). Nhưng cũng chính thời kỳ này, tình hình Lào Cai có nhiều
khó khăn. Thực dân Pháp tăng cường canh phòng, kiểm soát việc đi lại của nhân
dân rất khó khăn, cán bộ Đảng vì vậy khó hoạt động. Các Đảng phái thân Nhật,
thân Tưởng và nhất là bọn Việt Nam Quốc dân Đảng cũng ra sức chống phá
cách mạng. Từ đầu tháng 10/1940, quân Nhật đã tới thị xã Lào Cai, đóng quân ở
Phố Mới, đặt cơ quan tình báo được ngụy trang dưới cái tên “Công ty Chiên
Hòa”. Thực dân Pháp đã phải khuất phục nhượng bộ Nhật về mọi mặt, nhất là về
kinh tế, trong đó có nguồn lợi lớn của mỏ Apatit. “Nhưng mặc dù tham vọng có
thừa, tư bản Nhật vẫn chưa thể thẳng tay hất Pháp để độc chiếm khu mỏ, mà
phải dựa vào chủ Pháp và mạng xếp, cai, ký người Việt để khai thác cầm chừng.
Mặc dù vậy, chúng đã bắt đầu bắt công nhân phải làm thêm giờ dưới roi, gậy,
mà lại trả lương hạ hay quỵt lương, bắt giam nhiều người, thậm chí có người bị
đánh chết. Tình hình đó buộc công nhân phải vùng lên đấu tranh, kiên trì bãi
công biểu tình, công nhân Mỏ đã nhận được sự ủng hộ tích cực của đồng bào
Tày ở Cam Đường cả về tinh thần lẫn vật chất” [18, tr. 26-28].
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Tại Lào
Cai, Nhật hoàn toàn thay thế Pháp, Nhật độc chiếm Mỏ Apatit để tiếp theo Pháp
khai thác quặng. Tên chủ mới tỏ ra độc ác, tàn bạo hơn chủ cũ. Nhưng bọn Nhật
chưa khai thác được bao lâu thì máy bay Mĩ đã kéo đến ném bom phá sập cầu

19


đường, dây cáp treo để chuyển quặng qua sông Hồng. Từ đó, mỏ Apatit Cam
Đường bị tê liệt hoàn toàn. Hơn 3.000 phu mỏ bị bỏ rơi, không có công ăn việc
làm, sống vất vưởng không nơi nương tựa, không một bát gạo, đồng tiền. Hàng
trăm người phải đi làm phu xây sân bay cho Nhật ở Trái Hút, Cốc Lếu. Những
người không đủ sức đi làm phu thì lên Lào Cai, xuống Phố Lu gánh thuê, gánh
mướn, hay là vào làng của đồng bào Tày làm thuê kiếm sống qua ngày. Có khi

phải vào rừng đào củ, hái củ, hái rau dại về ăn. Bệnh tật phát triển làm cho nhiều
người chết. Mỏ đã “vỡ” trên sự tan tác, đau thương, chết chóc của cả một đội
ngũ công nhân đông tới mấy ngàn người.
Ngày 25/8/1945, bọn Nhật ở Mỏ Apatit Cam Đường kéo về tập trung ở
thị xã chờ lệnh rút về xuôi. Tranh thủ thời cơ, các nhóm yêu nước ở các nơi đã
vận động lính dõng nộp súng, vận động nhân dân phá kho thóc, kho dầu của
Nhật để chia cho dân. Nhân dân Lào Cai hồ hởi chờ ngày giải phóng. Nhưng
tình hình ngày càng diễn biến phức tạp, thời cơ đã tới mà lực lượng cách mạng
tại chỗ lại thiếu chủ động, nên bọn phản động ở địa phương đã nắm lấy chính
quyền cấp tỉnh, gây thêm nhiều khó khăn cho cách mạng về sau. Ban Cán sự
Đảng tỉnh Lào Cai được thành lập đầu tháng 9/1946 ngay trên đường quân ta
tiến lên Lào Cai dẹp trừ bọn phản động, giải phóng Lào Cai đã đánh dấu bước
ngoặt quan trọng của lịch sử đảng bộ và phong trào cách mạng, tăng niềm tin
tưởng của quần chúng nhân dân trong tỉnh vào cách mạng, vào Đảng. “Ngày
12/11/1946, tỉnh Lào Cai đã được giải phóng hoàn toàn. Mỏ Apatit Cam Đường
cũng được giải phóng sau một thời kỳ ngừng hoạt động. Công nhân vô cùng
phấn khởi chờ Chính phủ có lệnh khai thác lại mỏ để đi làm” [21, tr.56].
Nhưng kẻ thù không để cho nhân dân Lào Cai được sống trong hòa bình,
hạnh phúc. Thực dân Pháp bị Nhật đánh bật sang vùng Nam Trung Quốc từ đêm
ngày 09/3/1945 vẫn nuôi giã tâm quay trở lại. Tại Côn Minh (Vân Nam- Trung
Quốc), tổ chức tình báo, gián điệp “Phái đoàn 5” của Pháp ráo riết hoạt động.

20


×