Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Tác động chính sách hướng Đông của Ấn Độ đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ 1991 – 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 128 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

HỒ SỸ THOẠI

TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH HƢỚNG
ĐÔNG CỦA ẤN ĐỘ ĐẾN QUAN HỆ
VIỆT NAM - ẤN ĐỘ 1991 - 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS. NGUYỄN VĂN NAM

HÀ NỘI 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập, nghiêm túc của
riêng tôi. Trong quá trinh nghiên cứu, tôi đã kế thừa thành quả của các nhà khoa
học, nhà nghiên cứu, thầy cô và các bạn sinh viên chuyên ngành khoa học lịch sử
với sự biết ơn và tôn trọng. Các số liệu trong khóa luận là trung thực. Những kết
quả trong khóa luận chưa được công bố bất kì công trình nào.
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Hồ Sỹ Thoại


LỜI CẢM ƠN


Trước hết tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo - Người hướng
dẫn khoa học - ThS. Nguyễn Văn Nam đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi suốt
quá trình làm khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên Thư viện Quốc gia đã chỉ tận
tụy trong khâu tìm kiếm tài liệu phục vụ nghiên cứu khóa luận.
Cho phép tôi gửi lời cảm ơn đến Khoa Lịch Sử - Trường Đại Học Sư Phạm
Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành
khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên và chia sẻ
trong quá trình học tập và nghiên cứu khóa luận này.

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Hồ Sỹ Thoại


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 8
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................. 10
Chương 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆT NAM TRONG CHÍNH
SÁCH HƯỚNG ĐÔNG CỦA ẤN ĐỘ (1991 – 2015) ................................... 11
1.1. TÌNH HÌNH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC CHÂU Á ............................ 11
1.1.1. Tình hình quốc tế........................................................................... 11
1.1.2. Tình hình khu vực Châu Á............................................................. 20

1.2. ẤN ĐỘ ĐANG TRỖI DẬY TRONG BỐI CẢNH MỚI (1991 –
2015)............................................................................................................ 22
1.2.1. Các nguyên nhân đưa đến sự điều chỉnh chính sách đối ngoại
của Ấn Độ ................................................................................................ 22
1.2.2. Ấn Độ điều chỉnh chính sách đối ngoại để phù hợp với bối
cảnh mới .................................................................................................. 30
1.3. VIỆT NAM ĐANG HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC ............. 33
1.4. CHÍNH SÁCH HƯỚNG ĐÔNG CỦA ẤN ĐỘ .................................. 42
1.5. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH
HƯỚNG ĐÔNG CỦA ẤN ĐỘ .................................................................. 48
Chương 2. TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH HƯỚNG ĐÔNG ĐẾN CÁC
LĨNH VỰC TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - ẤN ĐỘ (1991 – 2015) ....... 51
2.1. LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO ....................................... 51
2.1.1. Giai đoạn tăng cường hợp tác (1991 – 2002) .............................. 51


2.1.2. Quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu (2002 – 2015) ......................... 61
2.2. LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG – AN NINH .......................................... 74
2.3. LĨNH VỰC KINH TẾ .......................................................................... 83
2.4. HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN
NHÂN LỰC ................................................................................................. 92
2.5. NHẬN XÉT TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH HƯỚNG ĐÔNG ĐẾN
QUAN HỆ VIỆT NAM - ẤN ĐỘ (1991 – 2015)....................................... 94
KẾT LUẬN ................................................................................................... 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 105
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Kể từ khi tiến hành cải cách toàn diện nền kinh tế (tháng 7/ 1991) đến nay,
Ấn Độ đã trở thành một trong hai nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới. Sức
mạnh kinh tế và phần nào là ảnh hưởng chính trị đã đưa Ấn Độ chính thức gia
nhập G-20, diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn và mới nổi trên toàn thế giới. Không
chỉ vươn lên trong lĩnh vực kinh tế, Ấn Độ còn nỗ lực tìm kiếm và nâng cao vai
trò quốc tế của mình, Ấn Độ đang thúc đẩy cuộc cải cách và chạy đua để trở
thành thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Gần như đồng thời với chính sách cải cách kinh tế, Ấn độ đã có những điều
chỉnh về chính sách đối ngoại để thích ứng với tình hình quốc tế, khu vực và
chính Ấn Độ trong bối cảnh mới. Một trong những kết quả quan trọng của sự
điều chỉnh đó là sự ra đời của chính sách hướng Đông vào đầu những năm 90
của thế kỉ XX.
Việt Nam và Ấn Độ có mối gắn kết lịch sử, văn hóa lâu đời là những người
bạn thân thiết của nhau và đã được thử thách qua những chặng đường lịch sử đầy
khó khăn. Sau khi thực hiện công cuộc đổi mới (tháng 12/1986) Việt Nam cũng
từng bước vươn lên hội nhập, tăng cường hợp tác với các nước, đặc biệt là với
việc trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và
từng bước tham gia vào nhiều cơ chế đa phương của khu vực và quốc tế. Về
phần mình, Ấn Độ được kì vọng sẽ không chỉ trở thành một cường quốc châu Á
mà còn là một cường quốc toàn cầu. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần làm
rõ chính sách hướng Đông của Ấn Độ và tác động của chính sách này đến quan
hệ Việt Nam - Ấn Độ (1991 - 2015), từ đó rút ra những bài học bổ ích cho việc
xây dựng quan hệ truyền thống tốt đẹp và mối quan hệ đối tác chiến lược Việt
Nam - Ấn Độ chặt chẽ hơn, phù hợp hơn với bối cảnh phát triển của hai nước,
của khu vực và thế giới.

1


Nghiên cứu về Ấn Độ đã được thực hiện từ khá lâu ở Việt Nam và các

nghiên cứu này đã đề cập đến nhiều lĩnh vực như văn hóa, lịch sử, kinh tế, ngoại
giao. Tuy nhiên, nghiên cứu về chính sách hướng Đông của Ấn Độ mới chỉ thực
sự xuất hiện ở Việt Nam kể từ những năm đầu thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI
và có rất ít công trình chuyên sâu về lĩnh vực này. Vì thế một công trình có nội
dung bàn sâu về tác động của chính sách hướng Đông có lẽ sẽ có những đóng
góp về lý luận cũng như thực tiễn cho việc nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Ấn
Độ, cũng như góp phần vào công tác nghiên cứu, giảng dạy về chính sách đối
ngoại của Ấn Độ đối với Việt Nam giai đoạn 1991 – 2015.
Với những lí do trên, tôi đã chọn “Tác động chính sách hướng Đông của
Ấn Độ đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ 1991 – 2015” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp chuyên ngành lịch sử Việt Nam của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Ra đời năm 1992 nhưng phải một thời gian sau, chính sách hướng Đông
mới trở thành đối tượng nghiên cứu, trước hết là của giới học giả Ấn Độ. Thủ
tướng Singapore Lý Quang Diệu là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “hướng
Đông”, thuật ngữ dùng để chỉ chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với khu vực
châu Á – Thái Bình Dương thời kì hậu chiến tranh Lạnh. Trong lời giới thiệu cho
bài phát biểu “Ấn Độ và châu Á – Thái Bình Dương: hướng tới một mối quan hệ
mới” của thủ tướng Ấn Độ - P.V. Narasimha Rao tại Singapore năm 1994, Thủ
tướng Singapore Lý Quang Diệu đã nói, “Thủ tướng Rao đang đưa Ấn Độ
hướng Đông, hướng đến sự năng động của châu Á – Thái Bình Dương [26,
tr.114]. Trong văn bản chính thức của nhà nước Ấn Độ, cụm từ “chính sách
hướng Đông” được xuất hiện lần đầu tiên trong Báo cáo thường niên 1995-1996
của Bộ Ngoại giao Ấn Độ [26, tr.118]. Trong các nghiên cứu của giới học giả Ấn
Độ về chính sách của Ấn Độ với khu vực châu Á-Thái Bình Dương cụm từ
“chính sách hướng Đông” lần đầu tiên được Baladas Ghoshal sử dụng trong hai

2



phần viết là lời giới thiệu và Ấn Độ và Đông Nam Á: Thách thức và cơ hội. Kể
từ đó việc nghiên cứu về chính sách hướng Đông, quan hệ Ấn Độ và Đông Nam
Á nói chung và quan hệ Ấn Độ - Việt Nam nói riêng trong bối cảnh chính sách
này đã được quan tâm nhiều hơn.
Cuối những năm 90 của thế kỉ XX, trường Đại học Jawaharlal Nehru kết
hợp với Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore và Trung tâm Khoa học
Nhân văn của Pháp tại New Delhi đã triển khai chương trình nghiên cứu với tên
gọi Chính sách đối ngoại của Ấn Độ tại điểm xoay của thiên nhiên kỷ: theo đuổi
các quan hệ đối tác mới ở Đông Nam Á. Kết quả của chương trình là hai cuốn
sách được xuất bản vào các năm 2001 và 2003 dưới các tiêu đề: Ấn Độ và
ASEAN: khía cạnh chính trị của chính sách hướng Đông (Idia and ASEAN: The
politics of India‟s Look East Policy, Frédéric Grave and Amitabh Mattoo, eds...,
2001, Manohar – CSH-ISEAS-CSNSP, New Delhi) và Hơn cả sự tượng trưng:
khía cạnh kinh tế của chính sách hướng Đông (Beyond the Rhetoric: The
Economics of India‟s Look East Policy, Frédéric Grave and Amitabh Mattoo,
eds..., 2003, Manohar – CSH-ISEAS, New Delhi). Mặc dù cụm từ “chính sách
hướng Đông” xuất hiện trong tiêu đề của cả hai cuốn sách nhưng không có một
phần nào viết cụ thể về chính sách này, thậm chí cụm từ này xuất hiện rất ít trong
cả hai công trình.
Ấn phẩm South Asia Monitor số 23, ngày 6 tháng 7 năm 2000 của Trung
tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS) dưới tiêu đề India looks east
(Ấn Độ hướng Đông) bàn về chiến lược hướng Đông của Ấn Độ sau khi quốc
gia Nam Á tiến hành thử hạt nhân vào năm 1998. Bài viết không đi sâu và phân
tích tác động của chính sách mà chỉ tập trung vào ba mục tiêu của chính sách
này, đó là (1) cạnh tranh chiến lược tự nhiên với Trung Quốc ở châu Á; (2)
hướng tới Nhật Bản, một cường quốc tài chính; (3) hướng tới Đông Nam Á, khu
vực mới nổi.

3



Năm 2003, cuốn sách Khám phá lại châu Á: sự tiến triển của chính sách
hướng Đông của Ấn Độ (Rediscovering Asia: Evolution of Idia‟s Look East
Policy) của Prakash Nanda đã được nhà xuất bản Lancer Pulisbers &
Distributors tại New Dehli ấn hành. Cuốn sách đề cập đến nhiều thời kì khác
nhau của mối quan hệ giữa Ấn Độ và châu Á-Thái Bình Dương từ những năm
đầu công nguyên đến 2002, một năm trước khi công trình được xuất bản. Các
nội dung liên quan đến chính sách hướng Đông được đề cập trong công trình bao
gồm thuật ngữ “hướng Đông”, phạm vi hướng Đông, các nguyên nhân đưa tới sự
ra đời của chính sách hướng Đông. Theo tác giả, phía Đông là khu vực năm về
phía Đông của vịnh Bengal hoặc khu vực ở phía Đông dãy Himalaya [45, tr.15]
Phạm vi của chính sách hướng Đông được tác giả xác định là Châu Á - Thái
Bình Dương [45, tr.17] Prakal Nanda chỉ ra 6 nguyên nhân đưa tới sự ra đời của
chính sách hướng Đông, bao gồm: (1) Chiến tranh lạnh kết thúc; (2) tác động
của chính sách vùng Vịnh;(3) các nước cộng hòa thuộc Liên bang xô viết tuyên
bố độc lập;(4) Liên bang xô viết tan rã; (5) trật tự thế giới mới; (6) môi trường
trong nước và khu vực của Ấn Độ giai đoạn 1990-1991 [45, tr.249-278].
Trong bài viết ASEAN trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ (ASEAN in
Idia‟s Foreign Policy) in trong công trình Ấn Độ và ASEAN: khía cạnh chính trị
của chính sách hướng Đông (Frédéric Grare and Amitabh Mattoo, eds, 2001,
India and ASEAN: The Policis of India‟s Look East Policy, Manoha-CSH-ISEASCSNSP, New Dehli) có thể coi là một trong những nghiên cứu đầu tiên về vị thế
của ASEAN trong chính sách hướng Đông. Tác giả Amitabh Mattoo đã chỉ ra hai
vai trò chính mà ASEAN có được trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ nói
chung và trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ nói riêng, đó là: (1) ASEAN là
trục trung tâm trong chiến lược mới của Ấn Độ tại châu Á. Tác giả giải thích
“chậm nhưng chắc, ASEAN đang nổi lên thành trung tâm trong sự nhìn nhận của
Ấn Độ về châu Á, tương lai của châu Á và là một nhân tố thiết yếu đối với việc
cấu trúc một trật tự an ninh nằm trong lợi ích của Ấn Độ” [42. 83]; (2) ASEAN là


4


khu vực mang lại cơ hội kinh tế cho Ấn Độ khi hai bên ngoài sự cạnh tranh còn
có những thế mạnh về kinh tế có thể bổ sung cho nhau.
Tại hội thảo kỉ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa
Việt Nam và Ấn Độ tại Hà Nội (2007), với các bài tham luận Chính sách hướng
Đông của Ấn Độ: chiến lược khu vực của một cường quốc đang lên ((India‟s
Look East Policy: Regional Strategy of a Rising Power) và Quan hệ Ấn Độ ASEAN trong thế kỉ 21: nhìn lại và triển vọng (India- ASEAN Relations in the
21st Century: From Retropet to Prospects), hai nhà nghiên cứu Alka Acharya và
Man Mohini Kaul đã lần lượt phân tích ở những chiều kích khác nhau về vị thế
của ASEAN trong chính sách hướng Đông. Trong bài tham luận của mình, tác
giả Alka Acharya khẳng định sự ủng hộ nhiệt tình của ASEAN nói chung và Việt
Nam nói riêng đối với chính sách hướng Đông của Ấn Độ, thể hiện ở việc Ấn
Độ từng bước tham gia vào các cơ chế hợp tác khu vực. Tác giả khẳng định “trên
khía cạnh chiến lược, ASEAN có thể coi là cánh cổng đưa Ấn Độ đến với khu
vực châu Á - Thái Bình Dương và chính sách hướng Đông trở thành tấm ván bật
đưa Ấn Độ thoát khỏi bối cảnh Nam Á bí bách và bị giam hãm, đưa Ấn Độ
thành một (trong những) nhân tố chủ chốt và là một cường quốc khu vực đang
lên” [1, tr.5]. Giải thích rõ hơn về vị thế của ASEAN trong chính sách hướng
Đông, tác giả Alka Acharya viết “rõ ràng nếu Ấn Độ muốn tận dụng được các cơ
hội mới do lực lượng toàn cầu hóa mang lại và đạt được mức tăng trưởng hàng
năm cao hơn 7-8%, ASEAN sec là một đối tác chủ chốt và đóng vai trò quyết
định [1, tr.5]. Sau khi phân tích vai trò của ASEAN trong các tính toán của Ấn
Độ ở châu Á – Thái Bình Dương, tác giả và Man Mohini Kaul cho rằng “rõ ràng
là trong bất kì hình thức hợp tác nào, bất kể là ARF, Hội nghị cấp cao Đông Á
hay tương lai của Cộng đồng Đông Á đều (là nhân tố) dẫn dắt” [1, tr.18].
Trong bài viết đăng trên tạp chí Worl Focus (Ấn Độ) số tháng 10/2010, tác
giả Man Mohini Kaul tiếp tục bàn về vị thế của ASEAN nói riêng và Đông Nam
Á nói chung trong chính sách hướng Đông. Kaul đã chỉ ra những nhân tố chính


5


đưa đến mối quan hệ ngày càng phát triển giữa Ấn Độ và Đông Nam Á, đồng
thời cũng là trong chính những nhân tố thể hiện vài trò của ASEAN sách hướng
Đông, cụ thể là: (1) mối quan tâm của Ấn Độ ngày càng tăng về hội nhập và phát
triển kinh tế đang diễn ra ở khu vực ASEAN; (2) Sự nổi lên của Trung Quốc và
cạnh tranh ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở Myanma; (3) nhận thức của
các nước ASEAN về năng lực quân sự và kinh tế của Ấn Độ trong việc cân bằng
với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc cũng như đóng vai trò tích cực về
an ninh và ổn định khu vực; và (4) Ấn Độ cần phải xem lại những lựa chọn chiến
lược ở Đông Nam Á cân cứ và tình hình thực tế [25, tr.134].
Vai trò của Việt Nam trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ được nhắc
tới trong bài viết Ấn Độ và chính sách hướng Đông của nó (Idia and Ist Look
East Policy, Nam Today, Vol. XXVII, No.04, April 2010, pp.15-25). Theo tác giả
Patasani, “Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các lợi ích
chính trị, kinh tế và an ninh ở Đông Nam Á, Việt Nam được Ấn Độ coi là trở
ngại chính đối với việc mở rộng xuống phía Nam của Trung Quốc. Cũng như
những nỗ lực của Trung Quốc nhằm chế ngự Ấn Độ thông qua việc xây dựng
quan hệ quân sự với Pakistan, New Dehli đã hợp tác và hỗ trợ quân sự cho nước
láng giềng nhỏ của đối thủ” [29, tr.21].
2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Chính sách hướng Đông của Ấn Độ và tác động của nó tới quan hệ Ấn ĐộASEAN là tên luận văn thạc sĩ của Nguyễn Trường Sơn bảo vệ vào năm 2005, tại
học viện Quan hệ quốc tế. Đây có thể được coi là một nghiên cứu về chính sách
hướng Đông đáng kể nhất vào thời điểm đó ở Việt Nam. Các vấn đề liên quan
đến luận văn bao gồm: (1) các nguyên nhân đưa tới chính sách hướng Đông:
Các nguyên nhân quốc tế và khu vực bao gồm chiến tranh lạnh chấm dứt, trật tự
hai cực tan rã và xu thế phát triển mới của thế giới; tình hình không ổn định ở
Nam Á và hoạt động kém hiệu quả của Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á

(SAARC); sự nổi lên vị trí chiến lược châu Á-Thái Bình Dương. Các nguyên

6


nhân trong nước bao gồm sự khủng hoảng Ấn Độ cuối thập niên 80 của thế kỉ
XX; (2) các nội dung cơ bản của chính sách như mục tiêu chủ yếu của chính
sách, cụ thể là khôi phục mối quan hệ chính trị với các quốc gia ASEAN, tăng
cường hợp tác kinh tế và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực quan sự nhằm tăng
cường sự hiểu biết và các lợi ích về chính trị và chiến lược. Về các giai đoạn
phát triển, tác giả cho rằng chính sách hướng Đông ra đời từ năm 1991 đã phát
triển qua hai giai đoạn. Giai đoạn một từ khi chính sách ra đời đến năm 2002, khi
Hội nghị ASEAN - Ấn Độ lần đầu tiên được tổ chức. Về phạm vi, tác giả cho
rằng ở giai đoạn một, chính sách chỉ hướng đến Đông Nam Á và giai đoạn hai là
cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương [25].
Trên tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 9 và số 10, tác giả Võ Xuân Vinh đóng
góp hai bài nghiên cứu “Chính sách hướng đông của Ấn Độ: Các nguyên nhân
hình thành” và “Một số nội dung cơ bản trong chính sách hướng đông của Ấn
Độ”. Qua hai bài viết, tác giả trình bày các cơ sở cho sự ra đời của Chính sách
hướng Đông, các nội dung cơ bản của chính sách này.
Từ chính sách hướng Đông đến hành động phía Đông là nhan đề bài viết
của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Minh Thảo, in trên tạp chí Khoa học xã hội Việt
Nam, số 11 (96). Tác giả trình bày khái quát về sự phát triển của chính sách
hướng Đông và chia làm hai giai đoạn, Giai đoạn 1 (1991 – 2002): Ấn Độ tăng
cường quan hệ mọi mặt với Đông Nam Á đặc biệt về thương mại và đầu tư. Giai
đoạn 2 (2002 - 2015), tác giả nhấn mạnh sự mở rộng phạm vi của chính sách
hướng Đông từ Đông Nam Á sang cả khu vực Đông Á và Nam Thái Bình
Dương. Sự hợp tác giữa Ấn Độ và các nước cũng được đẩy mạnh hơn giai đoạn
trước, hợp tác kinh tế, an ninh, quốc phòng, văn hóa cũng được hai bên chú
trọng. Đặc biệt, tác giả khẳng định từ năm 2014 chính sách hướng Đông có bước

đột phá, thay đổi về chất, chuyển từ “chính sách” sang “hành động ở phía Đông”
qua đó tác giả cũng nhận định “Ấn Độ đang từng bước khẳng định mình trên
chính trường quốc tế” [51].

7


Tuy nhiên, trong khoảng hai thập niên chính sách hướng Đông được triển
khai, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và hệ thống về tác động
chính sách hướng Đông đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ. Vì vậy, trên cơ sở phân
tích, tìm hiểu các công trình nghiên cứu và các tài liệu liên quan đã giúp tôi đi
vào nghiên cứu làm rõ đề tài: “Tác động chính sách hƣớng Đông của Ấn độ
đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài góp phần làm rõ tình hình quốc tế và khu vực, cũng
như tình hình Việt Nam và Ấn Độ cũng như nội dung chính sách hướng Đông
của Ấn Độ, sự tác động của chính sách này đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, vị
thế của Việt Nam trong chính sách hướng Đông.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung vào các nhiệm vụ nghiên cứu chính sau: Thứ nhất, khái
quát bối cảnh quốc tế, khu vực nói chung và bối cảnh Việt Nam, Ấn Độ nói riêng
trong việc ra đời và phát triển chính sách hướng Đông của Ấn Độ (1991 – 2015).
Thứ hai, đề tài làm rõ tác động của chính sách hướng Đông đối với quan hệ Việt
Nam - Ấn Độ (1991 – 2015) trên các lĩnh vực an ninh - chính trị, kinh tế và văn
hóa xã hội. Từ đó, rút ra những nhận xét cũng như đề xuất khuyến nghị những
biện pháp để tăng cường hợp tác phát triển quan hệ Việt Nam - Ấn Độ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là Tác động của chính sách hướng

đông đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 1991 – 2015. Bên cạnh đó, đề tài
cũng nghiên cứu một số nội dung khác để phục vụ cho nội dung chính của khóa
luận như bối cảnh quốc tế, khu vực châu Á, Ấn Độ và Việt Nam, chính sách
hướng Đông, vị thế của Việt Nam trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ.

8


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề chủ yếu từ năm 1991 đến
năm 2015 qua hai giai đoạn 1991 đến 2002 và từ 2002 đến 2015. Năm 1991 là
năm ra đời của chính sách hướng Đông. Năm 2002 là thời điểm chính sách
hướng Đông đạt được bước phát triển mới về chất, đánh dấu việc triển khai giai
đoạn 2 của chính sách khi Hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần đầu tiên tổ
chức. Đặc biệt trong giai đoạn 2, chính sách hướng Đông của Ấn Độ đạt được
nhiều thành tựu quan trọng. Năm 2007, Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến
lược với Ấn Độ; cũng trong năm 2007, Thủ tướng hai nước đã ký Tuyên bố
chung về Quan hệ đối tác chiến lược Việt - Ấn, nâng tầm quan hệ đối tác giữa hai
nước lên một nấc thang mới. Năm 2009, Ấn Độ và ASEAN ký Hiệp định thương
mại tự do hàng hóa. Quan hệ đối tác chiến lược được tái khẳng định trong các
chuyến thăm cấp cao trở nên thường xuyên hơn giữa Việt Nam - Ấn Độ trong
những năm qua. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ được nâng lên tầm cao mới sau
chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee từ ngày 15
đến 17 tháng 9 - 2014, tới đây chính sách hướng Đông được nâng tầm lên thành
“hành động phía Đông” và chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng tháng 10 năm 2015.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu chính sách hướng Đông của Ấn Độ bao
gồm không gian rất rộng lớn: phía Đông Ấn Độ thuộc khu vực châu Á. Tuy
nhiên, để nghiên cứu cơ sở hình thành chính sách hướng Đông của Ấn Độ, tác
giả mở rộng ra một số nước như Hoa Kì, một số nước Tây Á, các vùng đất thuộc

Liên Xô cũ, hưng trọng tâm chủ yếu trong phạm vi hai quốc gia: Việt Nam và
Ấn Độ.
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở hình thành, nội dung chính
sách hướng Đông của Ấn Độ và tác động của chính sách này đến quan hệ Việt
Nam - Ấn Độ (1991 – 2015) chủ yếu trên các lĩnh vực: kinh tế, an ninh - chính
trị, văn hóa, giáo dục.

9


5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Tư liệu tham khảo
Tư liệu tham khảo của đề tài là các sách, báo, tạp chí, các công trình khoa
học trong nước và nước ngoài có liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Qua các tài liệu thu thập được, đề tài sử dụng hai phƣơng pháp nghiên
cứu chính là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Các phương pháp khác
như phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh, thông kê cũng được vận dụng trong
quá trình thực hiện đề tài.
6. Đóng góp của khóa luận
Đề tài tập hợp được các nguồn tư liệu khá đầy đủ có liên quan đến đề tài
nghiên cứu, trên cơ sở đó làm rõ được tác động chính sách hướng Đông của Ấn
Độ đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ (1991 – 2015); Tác giả cũng rút ra những
nhận xét, đề xuất kiến nghị góp phần nâng tầm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ.
Công trình nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu,
sinh viên ngành sử học, quan hệ quốc tế.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
phần Nội dung của khóa luận gồm có 2 chương
Chƣơng 1: Tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách hướng Đông

của Ấn Độ (1991 – 2015)
Chƣơng 2: Tác động chính sách hướng Đông đến các lĩnh vực trong quan
hệ Việt Nam - Ấn Độ (1991 – 2015)

10


Chƣơng 1
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH
HƢỚNG ĐÔNG CỦA ẤN ĐỘ (1991 – 2015)
1.1. TÌNH HÌNH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC CHÂU Á
1.1.1. Tình hình quốc tế
Sau khi trật tự hai cực tan rã (1991), tình hình thế giới đã có nhiều diễn biến
thay đổi với những nét nổi bật là:
Một là, thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng đa cực, tuy vậy cục
diện đa cực chưa hẳn đã hình thành mà đang trải qua thời kỳ quá độ từ Trật tự cũ
để tiến tới một Trật tự mới. Có người dự đoán thời kỳ quá độ này phải kéo dài
trong nhiều năm, có thể từ 30 đến 50 năm [35, tr.8], bởi sự chuyển đổi cục diện
thế giới lần này mang đặc điểm mới, quan trọng nhất là không trải qua chiến
tranh như các cục diện trước kia. Thế giới hiện đang trong tình hình "một siêu
cường, nhiều cường quốc", đó là các nước Mỹ, Tây Âu (EU) Nhật Bản, Nga và
Trung Quốc.
Hai là, sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mỹ một lợi thế tạm thời. Là cực
duy nhất còn lại, Mỹ ra sức củng cố vị trí siêu cường, mưu đồ giữ vai trò chi
phối bá chủ thế giới. Nhưng mặt khác, tuy là cực duy nhất còn lại, nhưng tình
hình thế giới lại không phải là thế giới một cực. Mỹ đã bị suy yếu tương đối,
mâu thuẫn lớn nhất của Mỹ là giữa tham vọng bá chủ và khả năng thực hiện của
nó. Rõ ràng là Mỹ không muốn sự phát triển của thế giới theo chiều hướng đa
cực, ra sức điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại, tăng cường năng lực cạnh
tranh, xây dựng Trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo, làm cho sự thay đổi của thế

giới đi theo quỹ đạo có lợi cho Mỹ.
Ba là, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy
lùi rõ rệt, nhưng hòa bình ở nhiều khu vực bị đe dọa, thậm chí ở nhiều nơi xung
đột quân sự, nội chiến diễn ra ác liệt. Đó là các mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo,

11


tranh chấp lãnh thổ... vốn bị che đậy dưới thời chiến tranh lạnh nay bộc lộ thành
xung đột gay gắt. Phần lớn những mâu thuẫn, tranh chấp này đều có căn nguyên
lịch sử, nên việc giải quyết không thể nhanh chóng và dễ dàng.
Chiến tranh lạnh chấm dứt cũng tạo nên môi trường cho sự phát triển của các
thế lực tôn giáo. Đó là Đạo Hồi, một trong ba tôn giáo lớn của thế giới, có mặt
trong 75 nước với 1 tỷ tín đồ. Đạo Hồi đang hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực
chính trị thế giới, nhất là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan - "Nó giống như cơn sóng
không lồ không chỉ tung phá biên giới quốc gia và khu vực, làm rung động toàn
bộ thế giới Hồi giáo, mà còn trên chừng mực nhất định, ảnh hưởng đến sự thay đổi
và phát triển tình hình thế giới. Trong đó, thế lực chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đặc
biệt phát triển và lan rộng nhanh chóng khiến mọi người chú ý" [11, 34]. Đó là
chưa kể tới một sự cuồng nhiệt của những tôn giáo khác cũng nổi lên sau chiến
tranh lạnh như vụ xung đột chủng tộc giữa tín đồ Ấn Độ và Hồi giáo ở Punjab
tháng 11 - 12/1992, sau đó lan rộng ra cả hai nước Ấn Độ và Pakixtan với hàng
nghìn người bị thiệt mạng. Hoặc những hoạt động đầy tham vọng và có vai trò
ngày càng lớn của Giáo hội Thiên chúa trong khoảng 15 năm qua với "điều mới
mẻ hơn và sự gặp gỡ của Giáo hội với những phong trào xã hội có khuynh hướng
chống đối chính trị" [17, tr.137-138] như ở Ba Lan, Tiệp Khắc và Rumani...
Từ những thay đổi của tình hình thế giới, tuy Trật tự quốc tế mới chưa hình
thành, nhưng trong gần hai thập kỷ qua sau chiến tranh lạnh, có thể thấy những
xu thế mới phát triển nổi bật trên thế giới là:
Thứ nhất, là Xu thế phát triển lấy kinh tế trọng điểm

Bài học của thời kỳ chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương pháp quan hệ
quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu
nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Mỹ - Xô và "một bị thương một bị
mất" [50, tr.30]. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và
NIC. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia được quyết định bởi sức mạnh
tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học - kỹ thuật.

12


Vì vậy, sau chiến tranh lạnh, tất cả các quốc gia đều đang ra sức điều chỉnh
chiến lược phát triển và tập trung mọi sức lực vào ưu tiên phát triển kinh tế.
Trong thời điểm hiện nay, kinh tế trở thành trọng điểm trong quan hệ quốc tế,
cạnh tranh sức mạnh tổng hợp quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở
thành hình thức chủ yếu trong đọ sức giữa các cường quốc. Những cân nhắc về
địa - kinh tế trên mức độ nào đó đã vượt quá tính toán về địa - chính trị.
Các nước ngày càng nhận thức sâu sắc rằng, sức mạnh của mỗi quốc gia là
một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính lành mạnh và một nền công nghệ có
trình độ cao và đó mới là cơ sở để xây dựng sức mạnh thật sự của mỗi quốc gia.
Trong tác phẩm "Sự hưng thịnh và suy vong của các cường quốc" xuất bản
năm 1988, Paul Kennedy nhà sử học Mỹ đã nghiên cứu nguyên nhân quy luật
hưng thịnh và suy vong của các nước lớn trên thế giới trong 500 năm gần đây.
Tác giả nhấn mạnh, các nguồn lực kinh tế, sự phát triển khoa học - kỹ thuật, sức
mạnh quân sự tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, quyết định vị trí quyền
lực của đất nước trong cục diện thế giới. Sự phát triển hay suy thoái của các yếu
tố này tạo nên sự hưng thịnh và suy vong không chỉ của các cường quốc mà cả
các quốc gia khác trong một thế giới phức tạp đan xen và phụ thuộc nhau.
Thứ hai, đó là Xu thế hòa dịu trên quy mô thế giới, hòa bình thế giới được
củng cố
Nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, song hòa bình ở nhiều khu vực vẫn

bị đe dọa, thậm chí có nơi xung đột diễn ra nghiêm trọng và chiều hướng ngày
càng rối loạn. Có người còn tỏ ra bi quan cho rằng đây là "thời kỳ hỗn loạn",
"thế giới ngày nay bạo loạn bùng nổ, cắt không đứt, dẹp vẫn loạn" [50, tr.25].
Bởi "xiềng xích của cuộc xung đột Đông - Tây đã mất đi, chỉ còn lại những lợi
ích dân tộc đấu tranh với nhau" [12, tr.57-72].
Sau khi Trật tự hai cực tan rã, hiện tượng đáng chú ý nhất là chủ nghĩa dân
tộc nổi lên ở khắp nơi. Khác với phong trào giải phóng dân tộc trong thập niên
60, hiện tượng chủ nghĩa dân tộc "mới" phần lớn mang đặc điểm sự rạn nứt giữa

13


dân tộc và quốc gia ngày càng lớn, thách thức nghiêm trọng tính hợp pháp của
chính quyền về nền tảng của chủ quyền nhà nước. Manidôn Tuarenơ cho rằng,
đó là cuộc "khủng hoảng dân tộc" - cuộc khủng hoảng về tính hợp pháp của bản
thân nhà nước. Bởi vì từ nay nhà nước phải chứng minh nó có khả năng đáp ứng
những yêu cầu xã hội chứ không phải xác định những yêu cầu đó là gì. Những
yêu cầu đó ngày nay là về mặt kinh tế và về mặt dân tộc [30, tr.51].
Trong khi đó, một hiện tượng nổi bật trong nền chính trị của thế giới hiện
đại là: ở nhiều nơi một quốc gia có nhiều chủng tộc, dân tộc hoặc bộ tộc; hoặc
một chủng tộc, dân tộc lại phân bổ trong nhiều quốc gia (như người Cuốc có ở
Irắc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước Trung Á thuộc Liên Xô trước đây). Chỉ ở
một số ít nước có sự đồng nhất về dân tộc (một dân tộc chủ yếu hoặc một tập
đoàn chủng tộc chiếm hơn 90% số dân như ở Nhật Bản, Ba Lan...).
Sự phức tạp của vấn đề dân tộc còn do trước đây các nước thực dân phương
Tây khi phân chia thuộc địa, khu vực ảnh hưởng không tính đến biên giới tự
nhiên cùng tình hình phân bố dân cư các chủng tộc, dân tộc, mà hoạch định biên
giới theo sức mạnh và sự thỏa hiệp giữa chúng bằng đường kẻ thẳng tắp. Nhiều
nước đã sống trong sự chênh nhau giữa các biên giới dân tộc và biên giới chính
trị của họ.

Sự phục hồi và gia tăng hoạt động của các tôn giáo, nhất là gắn kết với các
phong trào chính trị - xã hội, phong trào dân tộc càng làm phức tạp thêm tình
hình ở nhiều nước. Có tài liệu cho rằng trên 1/3 số nước tồn tại sự bất đồng tôn
giáo nghiêm trọng là do sự khác biệt về bộ tộc, chủng tộc và dân tộc. Liên bang
Nam Tư cũ có mấy chục dân tộc theo ba tôn giáo khác nhau.
Một xu hướng ngày nay là "làn sóng nguyên tố hóa" - thành lập quốc gia
trên cơ sở dân tộc, chủng tộc đơn nhất. Những người theo xu hướng này sẵn sàng
dùng mọi biện pháp, kể cả vũ lực tàn bạo, để thành lập cho được nhà nước chủ
quyền của dân tộc.

14


Thứ ba, Các nước lớn điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng xây
dựng quan hệ bạn bè chiến lược ổn định và cân bằng hướng về lâu dài
Đây là đặc điểm chủ yếu và nổi bật của quan hệ giữa các nước lớn trong
thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Sự điều chỉnh ấy là to lớn và sâu sắc. Xuất phát từ
lợi ích chiến lược căn bản của mình, các cường quốc tiến hành điều chỉnh lại
chính sách đối ngoại để tìm chỗ đứng tốt nhất, xây dựng khuôn khổ quan hệ mới
ổn định lâu dài, xác lập các điều kiện quốc tế có lợi hơn, mở rộng hệ thống an
ninh quốc gia, tạo ra không khí quốc tế để xây dựng kinh tế nước yếu trong quá
trình điều chỉnh.
Trước những mâu thuẫn tranh chấp với nhau, các nước lớn đều tìm kiếm
các biện pháp với xu hướng thông qua đối thoại, thỏa hiệp và tránh xung đột.
Đặc điểm nổi bật trong các quan hệ điều chỉnh giữa các nước lớn là tính hai mặt.
Sự khác nhau về ý thức hệ và chạy đua về lợi ích, tranh giành ảnh hưởng quyết
định tính hai mặt trong chính sách đối ứng, quyết định sự tồn tại song song giữa
hợp tác và cạnh tranh, giữa mâu thuẫn và hài hòa, tiếp xúc và kiềm chế. Sự khác
nhau về nền tảng kinh tế còn có thể dẫn tới sự mất cân bằng mới.
Từ sau chiến tranh lạnh, nhất là những năm gần đây, mối quan hệ giữa năm

nước lớn: Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Nga và Trung Quốc vừa có điều chỉnh lớn lại
vừa nhộn nhịp những chuyến thăm viếng lẫn nhau với những tuyên bố phương
châm, nguyên tắc đối ngoại mới.
Tháng 7/1997, Thủ tướng Nhật Bản Hashimoto đề ra ba nguyên tắc đối với
Nga là "Tin cậy lẫn nhau, cùng có lợi, hướng về lâu dài". Với quan hệ Nhật Trung, ông đưa ra bốn nguyên tắc: "Hiểu biết lẫn nhau, tăng cường đối thoại, mở
rộng hợp tác, hình thành trật tự chung" (9/1997). Về phía Trung Quốc, đầu tháng
11/1997, khi sang thăm Nhật Bản, Thủ tướng Lý Bằng lại đưa ra năm nguyên tắc
trong quan hệ với nước này là:"Tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau; tìm kiếm điểm chung, gác lại bất đồng, giải quyết thỏa
đáng những vấn đề bất đồng; tăng cường đối thoại, tăng thêm hiểu biết lẫn nhau;

15


tạo thuận lợi và cùng có lợi, phát triển sự hợp tác kinh tế; hướng tới tương lai,
đời đời hữu nghị". Cuối tháng 10/1997, khi sang thăm Mỹ, Chủ tịch nước Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa - Giang Trạch Dân đã đổi bốn câu trong cuộc gặp cấp
cao đầu tiên vào năm 1993 "Tăng thêm tín nhiệm, giảm bớt phiền phức, phát
triển hợp tác, không đối đầu" thành "Tăng cường hiểu biết, mở rộng nhận thức
chung, phát triển hợp tác, cùng tạo ra tương lai". Giữa hai nước Liên bang Nga
và Trung Quốc đã có nhiều cuộc gặp gỡ cao cấp. Trong bản tuyên bố thứ 5, hai
nước chủ trương xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, thực hiện chính sách láng
giềng hữu nghị. Tổng thống Pháp Jacques Chirac chủ trương xây dựng "Quan hệ
đối tác toàn diện" giữa Pháp và Trung Quốc. Ông cũng kiến nghị với châu Âu
thiết lập "Quan hệ đối tác đặc biệt với Nga...".
Mối quan hệ giữa các cường quốc và những điều chỉnh của họ rõ ràng có
ảnh hưởng to lớn đối với đời sống chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế, một
nhân tố hàng đầu trong sự hình thành Trật tự thế giới mới, "và trong một tương
lai gần, không một nước nào có thể gia nhập vào "bộ năm" gồm Mỹ, Liên Xô
(nay là Nga), Trung Quốc, Nhật Bản và EEC" [27].

Bốn là, Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa và các tổ chức liên minh quốc tế
Đó là một xu thế ngày càng phát triển với những nét nổi bật là :
Sự phát triển nhanh chóng của nền thương mại thế giới. Thương mại thế
giới đã tăng 5 lần trong 23 năm (1948-1971), trong khi chỉ tăng 10 lần trong 100
năm trước đó (1850 - 1948). Thương mại thế giới tăng nhanh hơn sự tăng trưởng
của kinh tế thế giới. Từ những năm 50 đến những năm 70, tốc độ phát triển kinh
tế của thế giới là 5,9%, nhưng tốc độ phát triển của thương mại thế giới từ 1948
đến 1971 là 7,3%. Thương mại quốc tế tăng có nghĩa là nền kinh tế của các nước
trên thế giới quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền
kinh tế thế giới tăng lên.
Ngoại thương đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các
nước trên thế giới. Những nước xuất khẩu nhiều nhất thì cũng là những nước có

16


nền kinh tế phát triển nhất. 24 nước công nghiệp phát triển của Tổ chức hợp tác
và phát triển kinh tế (OECD) chỉ chiếm 14,5% dân số thế giới, nhưng sản xuất ra
71,4% tổng sản phẩm thế giới và nắm 60% xuất khẩu thế giới. Ngoại thương
chiếm từ 40-60% tổng sản phẩm của các nước Tây Âu.
Cuộc cách mạng về liên lạc viễn thông với những máy tính, vệ tinh viễn
thông, sợi quang học và việc vận chuyển cực nhanh của điện tử đã thúc đẩy
mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Đã hình thành một hệ thống
liên lạc toàn cầu. Tốc độ thông tin toàn cầu được tăng lên hàng triệu lần. Không
có hệ thống này thì không thể ra đời những công ty xuyên quốc gia và không thể
có cuộc cách mạng về tài chính trên thế giới.
Tính quốc tế hoá cao của nền kinh tế thế giới còn được nâng cao trong vai
trò ngày càng lớn của các Công ty xuyên quốc gia (CTXQG). Năm 1960, 200
CTXQG lớn nhất thế giới chiếm 17% tổng sản phẩm của toàn thế giới, năm
1984, 200 Công ty này chiếm 26%, dự đoán đến năm 2000 các CTXQG sẽ

chiếm 50% tổng sản phẩm thế giới. Năm 1985, có 600 CTXQG có số vốn trên 1
tỷ đô la, với tổng doanh số 3000 tỷ đôla, với tổng số công nhân là 50 triệu người.
Nếu như các nước chậm phát triển có quan hệ tốt với các CTXQG thì có thể
tranh thủ được vốn, kỹ thuật cũng như sự phân công lao động trong nền kinh tế
thế giới, có lợi cho việc phát triển kinh tế với tốc độ cao. Xã hội thông tin là một
nội dung quan trọng của quốc tế hóa nền kinh tế thế giới.
Các CTXQG thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa trên thế giới, ngược lại quá
trình toàn cầu hóa lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến các CTXQG và chiến lược kinh
doanh của họ, kể cả đưa tới làn sóng sáp nhập chúng để trở thành các CTXQG
siêu lớn với bao hệ quả tích cực và tiêu cực. Gần đây, vào những năm cuối cùng
của thế kỷ, làn sóng sáp nhập của các CTXQG tăng lên nhanh chóng. Nếu từ
năm 1980 đến năm 1989 ước tính tổng giá trị các vụ sáp nhập và mua bán vào
khoảng 1.300 tỷ đôla thì riêng năm 1998 đã có tới 7700 vụ sáp nhập với tổng giá
trị lên đến 1200 tỷ đôla. Trong đó có những cuộc "hôn nhân" lớn về kinh tế như

17


của hai Công ty dầu mỏ khổng lồ Exxon sáp nhập với Mobil với giá trị 77,3 tỷ
đôla, tạo thành công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới. Hoặc Travellers sáp nhập với
Citicorp, với trị giá 72,6 tỷ đôla, nhằm tạo ra tập đoàn tài chính khổng lồ cung
cấp các dịch vụ ngân hàng, đầu tư, bảo hiểm... Tập đoàn mới này sẽ có tổng tài
sản khoảng 700 tỷ đôla. Hai ngân hàng Mỹ Bank America và Nations Bank sáp
nhập với trị giá 61,6 tỷ đôla... "Nhờ cuộc cách mạng khoa học - công nghệ lần
thứ ba với mũi nhọn là công nghệ tin học mà các CTXQG, đa quốc gia được
phát triển thành một hệ thống toàn cầu - tạo ra "cốt vật chất" cho xu thế toàn cầu
hóa" [32, tr.17].
Tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới được tăng cường mạnh mẽ do quá
trình quốc tế hóa rất nhanh của nền tài chính thế giới. Từ đầu những năm 70, hoạt
động về ngân hàng trên thế giới tăng với tốc độ 20% hàng năm, nhanh hơn tốc độ

phát triển thương mại thế giới và hơn tốc độ phát triển của tổng sản phẩm thế giới
nhiều lần. Gần đây, những trao đổi về tiền tệ tăng lên rất nhiều, gấp 20 lần trao đổi
về thương mại. Trao đổi về tài chính và tiền tệ là 350 tỷ đôla mỗi ngày. Năm
1988, 10.000 tỷ đôla đã vượt biên giới quốc gia để đầu tư ở nước ngoài.
Việc chấm dứt tình trạng chia cắt thế giới thành hai hệ thống xã hội đối lập
nhau càng thúc đẩy nền kinh tế thế giới trở thành toàn cầu hóa.
Với việc xóa bỏ phân công lao động trên sự phân chia thế giới thành những
khu vực độc quyền của chủ nghĩa thực dân và sự phân chia thế giới thành hai hệ
thống xã hội đối lập, nền kinh tế thế giới được quốc tế hóa và toàn cầu hóa đang
tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Bên cạnh mặt quốc tế hóa, nền kinh tế thế giới còn có quá trình khu vực
hóa trên thế giới. Ngày nay hầu như ở khắp các lục địa, khu vực đều có các tổ
chức liên minh kinh tế với những quy mô lớn, nhỏ khác nhau. ở châu Âu, lớn
nhất là Thị trường chung châu Âu hình thành từ 1975. Tháng 12/1992 Hiệp định
Mastricht thành lập Liên minh châu Âu (EU), thành lập liên minh kinh tế và
quyết định thống nhất về tiền tệ và phát hành đồng tiền chung EURO vào tháng

18


1/1999. 24 nước công nghiệp phát triển thành lập Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế OECD vào tháng 12/1960 và nay bao gồm 29 nước. ở châu Mỹ, năm
1994 thành lập Thị trường tự do thương mại Bắc Mỹ (Mỹ, Canađa, Mêhicô) và
đang mở rộng cả châu Mỹ thành một thị trường tự do. Trước đó, năm 1975 các
nước Mỹ La tinh thành lập Tổ chức hệ thống kinh tế Mỹ La tinh (SELA) với 26
nước thành viên nhằm phối hợp các kế hoạch phát triển, tạo điều kiện cho những
quá trình liên kết và trao đổi thông tin giữa các nước. ở Đông Nam Á, tổ chức
ASEAN được thành lập năm 1967, đã trở thành ASEAN - 10 và hình thành một
khu vực thương mại tự do (ASEAN - AFTA) trong vòng 15 năm. Năm 1985,
bảy nước ở Nam Á và Ấn Độ, Pakixtan, Băngla Đét, Nêpan, Sri Lanca, Butan và

Cộng hòa Manđivơ thành lập Hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) với mục
tiêu là góp phần phát triển kinh tế và văn hóa, tiến bộ xã hội ở Nam Á thông qua
sự hợp tác nhiều bên. Năm 1989, ở châu Á - Thái Bình Dương cũng đã hình
thành khu vực hợp tác kinh tế APEC gồm 21 nước (thuộc Đông Bắc Á, Bắc Mỹ,
Nam Mỹ, Nam Thái Bình Dương và ASEAN). Tháng 3/1996 Hội nghị cấp cao
châu Âu và châu A' (ASEM) gồm 25 nước ở châu Âu và châu Á cộng thêm Uỷ
viên Ban châu Âu (EU) lần đầu tiên nhóm họp nhằm liên kết kinh tế hai khu vực
lớn trên thế giới.
Bên cạnh xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới, xu thế mở
cửa hợp tác đồng thời cũng có xu hướng bảo hộ mậu dịch.
Cùng với xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, hiện tượng nổi bật từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai là sự ra đời của các tổ chức quốc tế. Hiện nay trên thế giới
có hơn 4000 tổ chức quốc tế, trong đó có khoảng 300 tổ chức liên quốc gia. Các
tổ chức quốc tế rất đa dạng, chức năng cũng không dừng lại ở việc giải quyết các
cuộc xung đột quốc tế và khủng hoảng.
Các tổ chức quốc tế quan trọng hàng đầu là Liên Hợp Quốc, Quỹ tiền tệ
quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức thương mại thế giới
(WTO)...

19


Các tổ chức quốc tế có tiềm năng khó hình dung hết, vai trò của nó được
mở rộng ghê gớm. Lực lượng quốc tế tương đối mạnh lên, chủ quyền quốc gia
dân tộc tương đối yếu đi có thể là xu thế song hành trong một thời gian dài sắp
tới. Đồng thời trong quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế, không ít
khó khăn và thách thức đặt ra trước hết đối với các nước đang phát triển. Như
trong thương mại thế giới từ sau cuộc khủng hoảng 1973, tỷ trọng ngoại thương
của các nước đang phát triển giảm 1/3, giá hàng nông sản và khoáng sản giảm
sút, giá hàng công nghiệp tăng lên. Hoặc quá trình toàn cầu hóa đã đưa tới sự

phân công lao động có quy mô mới, rộng lớn trên thế giới, nhưng sự phân công
lao động giữa các nước giàu và nghèo chưa có sự thay đổi căn bản. Các nước
đang phát triển vẫn tiếp tục xuất khẩu nguyên nhiên liệu, còn các nước phát triển
tiếp tục xuất khẩu sản phẩm máy móc và phương tiện vận tải. Sự phân công lao
động vẫn không có lợi cho các nước đang phát triển. Các công ty xuyên quốc gia
siêu mạnh của mình ở các nền kinh tế phát triển và tiếp tục vươn tới các nền kinh
tế kém phát triển hơn. Vì vậy, các nước kém phát triển hơn đang được cảnh báo
về nguy cơ các CTXQG siêu lớn trở thành những tên thực dân về kinh tế trong
thế kỷ XXI. Quá trình tập trung hóa thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa đồng thời sẽ có
thể làm xói mòn chủ quyền các quốc gia.
Tình hình quốc tế từ sau chiến tranh lạnh kết thúc đến nay có luôn tác động
mang tính hai mặt, đòi hỏi các nước phải thay đổi chính sách của mình đề phù
hợp với xu thế chung của thế giới, quy luật phát triển của xã hội.
1.1.2. Tình hình khu vực Châu Á
Châu Á hay Á Châu là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm
ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu. Châu Á chiếm 8.6% tổng diện tích bề mặt Trái
Đất (chiếm 29.9% diện tích mặt đất) và có khoảng 4 tỉ người, chiếm 60% dân số
hiện nay của thế giới(2010).
Xu thế chung của châu lục này là hòa bình, hợp tác cùng phát triển kinh tế.
Sau chiến tranh Lạnh, tất cả các quốc gia đều đang ra sức điều chỉnh chiến lược

20


×