Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cảm nhận bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.13 KB, 3 trang )

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 1: Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương
1.Hoàn chỉnh kết cấu, đủ 3 phần MB, TB và KB: 0,5 điểm
2.Xác định đúng yêu cầu của đề: phân tích nội dung và nghệ thuật: 0, 5 điểm
3.Nội dung:
- MB: Giới thiệu được những thông tin về tên, quê, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tg.
Giới thiệu tên và nội dung của tác phẩm: 0,5 điểm.
- TB: 5,0 điểm
+ 1. Phân tích nội dung bài thơ theo bố cục
1.1. Hai câu đầu: Hoàn cảnh tự tình của nhân vật trữ tình:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ kái hồng nhan với nước non.
- Người tự tình ngồi một mình trong đêm khuya khoắt trong cái tĩnh lặng. Thời gian người tự
tình xuất hiện đó là một đêm khuya. Đêm là khoảng thời gian con người cần được nghỉ ngơi
sau một ngay làm việc vất vả. Đêm khoảng thời gian sum họp vợ chồng, là thời điểm của
hạnh phúc lứa đôi. Hình ảnh ng phụ nữ xuất hiện trong đêm khuya khoắt, vắng lặng và sự
xuất hiện của người phụ nữa ấy đã gieo vào lòng người đọc một nỗi cảm thương sâu sắc.
- Sự xuất hiện của âm thanh tiếng trống canh. Tiếng trống canh được tác giả cảm nhận rất
tinh tế đó là tiếng trống văng vẳng là tiếng trống dồn dập . bằng việc sử dụng từ láy văng
vẳng tác giả đã giúp người đọc cảm nhận được tiếng trống canh âm vang từ xa vọng lại, đó
là một âm thanh khá âm vang và đầy hối hả: âm thanh của tiếng trống canh dồn. Tg lấy
cái động là âm thanh của tiếng trống canh dồn dập để tả cái lĩnh lặng của thời gian và
không gian trong đêm khuya và để gợi cái tĩnh lặng trong tâm hồn của người phụ nữ.
- Hình ảnh người phụ nữ ngồi lặng lẽ, trơ trọi một mình: Trơ cái hồng nhan với nước non.
Tg đã đảo từ “trơ” lên đầu câu nhằm nhấn mạnh nỗi cô đơn, sự vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ
trước những đớn đau đã trở nên quá quen thuộc. . Tác giả nhận thấy mình thật trơ trọi trong
đêm trường, thật trơ trọi giữa cuộc đời. Từ “trơ” đặt ở đầu câu cộng với cách ngắt nhịp
1/3/3 như nhấn mạnh vào nỗi cay đắng, sự tủi hổ và bẽ bàng của cái hồng nhan. Tự nhận
mình là cái hồng nhan điều đó thể hiện ro ý thức của nhân vật tự tình về nhan sắc của
mình về giá trị của bản thân. Nhưng giá trị của người có nhan sắc cũng chỉ như một sự vật
tầm thường trơ trọi giữa nước non. Không chỉ có nghệ thuật đảo ngữ, sự sáng tạo về nhịp
thơ mà trong câu thơ trên còn có cả nghệ thuật đối. Tác giả đã tạo được một vế đối hài hòa


giữa cái hồng nhan với nước non.
1.2. Hai câu 3,4: Tâm trạng chán chường và sự bế tắc của nhân vật tự tình
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xê khuyết chưa tròn.
- Hình ảnh người ngồi tự tình trong đêm khuya buồn quá, cô đơn quá mà phải tìm đế rượu.
Một người phụ nữ mà phải ngồi uống rượu một mình trong đêm vắng phải chăng người phụ
nữa ấy phải rất buồn, phải rất cô đơn và đang chất chứa một nỗi niềm tâm sự sâu kín và sự
chán chường tột độ. Cụm từ ngữ say lại tỉnh đã thể hiện rõ điều đó. Cụm từ này đã cho ta
thấy một vòng luẩn quẩn, đầy bế tắc rất đỗi xót xa của tác giả. Trong cơn say, nhân vật trữ
tình có thể tạm thời quên đi bao nỗi cô đơn, tủi nhục trong lòng. Nhưng rồi thời gian đã làm
cho hương rượu nhạt dần và nhân vật trữ tình sau cơn say lại tỉnh. Khi tỉnh rồi, nhân vật trữ
tình càng thấm thía những đau khổ, chua xót vì vẫn phải đối diện với hiện thực nghiệt ngã.
- Hình ảnh thiên nhiên-hình ảnh vầng trăng: Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Hình
ảnh vầng trăng là hình ảnh dẩn dụ cho tuổi của người phụ nữ. Hình ảnh vầng trăng bóng xế


gợi cho người đọc hình dung được thời gian đang chuyển dần về sáng. Hình ảnh này gợi cho
người đọc liên tưởng đến tuổi của nhân vật trữ tình. Và nvtt đang sống trong nỗi lo sợ trước
tuổi thanh xuân đang mất đi tuổi già ập đến. Trong đêm khuya ngồi uống rượu, HXH còn
thấy một vầng trăng khuyết chưa tròn. Trăng khuyết chưa tròn là hình ảnh ẩn dụ cho hạnh
phúc dở dang của nvtt. . Thực ra chỉ có một vằng trăng giữa trời trong câu thơ trên mà thôi
đó là vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.Trăng đã xế mà vẫn khuyết chưa tròn, giống như
tuổi xuân của Xuân Hương đang dần mất đi mà tình duyên vẫn không được trọn vẹn. Khép
lại hai câu thực vẫn là một nỗi cô đơn ngao ngán và cả một chút hi vọng dù mong manh
của người tự tình.
1.3. Hai câu 5,6: Sức sống mãnh liệt của thiên nhiên qua hình ảnh thiên nhiên khác là hình
ảnh nhưng đám rêu và mấy hòn đá hay sự phản kháng của nvtt?
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
- Bằng một loạt động từ mạnh, đậm sắc thái biểu cảm như động từ xiên, đâm kết hợp với

nghệ thuật đảo ngữ, XH đã đặt động từ xiên, đâm lên đầu câu để thể hiện rất rõ cảm xúc
của bà. Bà nhìn thấy những đám rêu “xiên ngang” từ lòng đất lên và bao phủ khắp cả mặt
đất. Bà nhìn thấy sự cử động mạnh mẽ của chúng. Và có lẽ bà cũng cảm nhận được sự sống
đang trỗi dậy của những đám rêu một cách đầy ……Những đám rêu là vậy còn mấy hòn đá
quanh đó thì sao? Mấy hòn đá cũng đang trỗi dậy để thể hiện sức sống mãnh liệt như thách
thức cả bầu trời: Đâm toạc chân mây đá mấy hòn. Mấy hòn đá chĩa lên nhọn hoắt đâm toạc
chân mây xuyên thủng cả bầu trời. Và mấy hòn đá này dường như đã dồn nén tất cả
những nội lực của mình mà đâm thẳng lên mà xé toạc những đám mây đang che phủ
chúng để chúng lao thẳng lên bầu trời.
- Với bút pháp tả cảnh ngụ tình nhà thơ không chỉ miêu tả cảnh vật xung quanh mà còn tập
trung bộc lộ tâm trạng của bản thân bà. Đó là tâm trạng phẫn uất của X H là sự bất lực của
bản thân khi tuổi xuân qua đi mà hạnh phúc chưa vẹn tròn bởi số phận hẩm hiu hay bởi
những luật lệ hà khắc của chế độ XHPK. Đó là sự nổi loạn của XH để chống lại những luật lệ
phong kiến cũng như chống lại số phận hẩm hiu của bà. ...Nhưng mọi cố gắng của XH cũng
không giúp XH toại nguyện, bà vẫn chỉ là một người phụ nữ sống trong XH phong kiến, xã
hội không coi trọng sự hiện thân của người phụ nữ.
1.4: Hai câu kết: Nỗi chán chường sự tuyệt vọng đến đỉnh điểm của XH đến nỗi bà phải thốt
lên một tiếng thở dài ngao ngán:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con…

-Lời than thở của nhà thơ vang lên qua từ ngán nỗi . Có lẽ bà đã phát ngán rồi cái hồng
nhan, cái duyên phận dở dang, sự gắng gượng của bà. Trong câu thơ trên bà đã sử dụng
phép lặp để lặp lại từ xuân và từ lại. Từ xuân được lặp lại hai lần và mang hai nghĩa khác
nhau khiến người đọc càng cảm nhận rõ tâm trạng bi phẫn của XH. Nếu từ xuân thứ nhất
vừa chỉ tuổi xuân của người phụ nữ vừa chỉ mùa xuân thiên nhiên thì từ xuân thứ hai lại chỉ
một đối tượng đó là mùa xuân thiên nhiên. Sử dụng từ ngữ mang tính đa nghĩa đó là cái tài
của XH. Xh nói rất đúng và rất buồn bởi lẽ mùa xuân của đất trời thì đến rồi đi rồi lại đến
theo quy luật tuần hoàn 4 mùa xuân-hạ -thu-đông. Còn tuổi xuân của người con gái thì chỉ
đến rồi đi chứ không quay trở lại vì nó tuân theo quy luật của con người sinh-lão-bệnh –tử.

Nhận thức được điều đó, nhận thức được hiện thự số phận của mình nên XH mới ngán là
vậy. Câu thơ được viết bởi một giọng thơ trầm buồn kết hợp với hai chữ lại đứng ở cuối câu
khiến câu thơ tựa như một tiếng thở dài nào nề.
- Tình duyên của bà, tình cảm vợ chồng chỉ là một mảnh tình mỏng manh vụn vặt . Đã vậy
chút mảnh tình đó lại còn bị san sẻ tí con con. Phải chăng điều đó càng khiến bà đau xót? .


Bằng cách dùng từ chỉ mức độ như các từ san se,tí, con con XH đã cực tả nỗi niềm của bà
trong đêm tự tình. Nỗi niềm ấy bà đã cố giấu kín nhưng nó cứ trào ra theo câu chữ giúp ta
hiểu dc những gì đang hành hạ tâm hồn mỏng manh của XH. + 2. Nghệ thuật: 2,0 điểm
+ Thể thơ Nôm Đường luật.
+ Các phép tu từ: ẩn dụ, tượng trưng, nhân hóa, đảo ngữ….
+ Từ láy
+ Từ chỉ mức độ theo cấp tăng tiến
-KB: 0,5 điểm: Khái quát được nội dung của tác phẩm theo những ý đã trình bày. Nêu được
cảm xúc về bài thơ, nhân vật trữ tình…
4. Chính tả: 0,5 điểm: không sai quá 3 lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp, từ ngữ rõ ý…
5. Sáng tạo: 0,5 điểm: cách dung từ, đặt câu, diễn đạt hay, thuyết phục..



×