Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BẢN THUYẾT TRÌNH bài dự THI GIÁO VIÊN SÁNG tạo TRÊN nền TẢNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.85 KB, 4 trang )

BẢN THUYẾT TRÌNH
BÀI DỰ THI GIÁO VIÊN SÁNG TẠO TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN NĂM 2016
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
Giáo viên: PHẠM THỊ HẰNG
Email:
Số điện thoại: 016863373363
Đơn vị: Trường THPT Phạm Công Bình
Địa chỉ: Yên Lạc, Vĩnh Phúc
Tên sản phẩm: Thiết kế, sử dụng bài giảng điện tử trong giảng dạy bài 45: HÓA
HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG - Hóa học 12 cơ bản bằng phần mềm Microsoft
PowerPoint
II. PHẦN THUYẾT TRÌNH
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong
mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin
(CNTT). CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới,
cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.
Ngày nay khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu, trong đó có lĩnh vực Giáo dục và
Đào tạo. Trong giáo dục đào tạo công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ trong
những năm gần đây và các trường đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập. Hiện nay Bộ
giáo dục và Đào tạo yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục
đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học. Xem công nghệ thông tin như là một
công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học.
Đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những
mục tiêu quan trọng hiện nay của ngành giáo dục. Việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới
nội dung, phương pháp dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều
điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, năng lực của đội ngũ giáo viên. Nhưng làm thế
nào để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất ? Đó


là một vấn đề mà không phải người giáo viên nào cũng giải quyết một cách hoàn hảo.
Nhưng thiết nghĩ rằng, với khả năng sư phạm vốn có cộng thêm một ít bồi dưỡng về
kiến thức tin học, các GV hoàn toàn có thể thiết kế được bài giảng điện tử với những y
tưởng sáng tạo thu hút, tạo hứng thú học tập và động lực cho học sinh đồng thời để thể
hiện tốt hơn phương pháp sư phạm, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy.
Đến với cuộc thi “ Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin năm 2016” tôi
xin gửi tới ban tổ chức sản phẩm dự thi “Thiết kế, sử dụng bài giảng điện tử trong
giảng dạy bài 45: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG - Hóa học 12 cơ bản
bằng phần mềm Microsoft PowerPoint.
2. Mục đích
- Nghiên cứu, thiết kế, sử dụng bài giảng điện tử trong giảng dạy bài 45: Hóa học
và vấn đề môi trường hóa học 12 cơ bản.
3. Phương pháp nghiên cứu
1


3.1. Nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu cơ sở lí thuyết, phương pháp sử dụng bài giảng điện tử.
- Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập hoá học 12, sách tham
khảo và các nội dung ly thuyết liên quan đến đề tài.
- Thiết kế bài giảng điện tử bài 45: hóa học và vấn đề môi trường hóa học 12 cơ
bản bằng PowerPoint.
3.2. Thực nghiệm sư phạm
- Đánh giá kết quả việc sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học bài hóa học và vấn
đề môi trường.
4. Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 04/2016 đến tháng 5/2016.
- Tại trường THPT Phạm Công Bình – Yên lạc – Vĩnh Phúc.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Sơ lược về bài giảng điện tử

1.1. Khái niệm
Theo PGS.TS Lê Công Triêm: “Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên
lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được thực hiện qua môi trường
multimedia do máy tính tạo ra”.
1.2. Nguyên tắc lựa chọn bài để thiết kế bài giảng điện tử
- Những bài có lượng kiến thức nhiều, dạy bằng bài giảng điện tử sẽ tiết kiệm
được thời gian lên lớp, đặc biệt là dạng bài củng cố, ôn tập và hệ thống hoá kiến thức.
- Những bài trong đó đa số thí nghiệm dùng để củng cố lại kiến thức hoặc thí
nghiệm khó thành công hay không thực hiện được, thí nghiệm có sử dụng hoá chất độc
thì bài giảng điện tử sẽ khắc phục được những khó khăn trên.
- Những bài ly thuyết về công nghệ sản xuất thì yêu cầu đặt ra là trong thời gian
ngắn mà phải truyền đạt cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học về nền
sản xuất hoá học thì bài giảng điện tử sẽ mang lại hiệu quả đáng kể vì cung cấp được
hình ảnh, mô phỏng sản xuất mà điều này giáo án thường không thể thực hiện được.
- Những bài thực hành thí nghiệm mà có nhiều thao tác phức tạp, có những lưu y
cần thiết để thí nghiệm thành công.
1.3. Quy trình thiết kế một bài giảng điện tử
1.3.1. Xây dựng kế hoạch bài dạy học:
Căn cứ vào chương trình môn hóa học, nhiệm vụ của chương, nhiệm vụ của bài
học, trình độ học sinh, điều kiện cơ sở vật chất để xây dựng kế hoạch bài dạy:
+ Cần phải xác định rõ mục đích yêu cầu của bài học, kiến thức cơ bản mà học sinh
phải nắm được.
+ Chuẩn bị: giáo viên và học sinh có thể tìm kiếm tư liệu trên internet, , phòng học,
máy tính, máy chiếu.
+ Chuẩn bị các phương pháp dạy học cho từng nội dung, đối tượng cụ thể.
1.3.2. Xây dựng bài trình diễn
Dựa vào nội dung, kế hoạch đã xây dựng, giáo viên thiết kế bài giảng trên phần
mềm Powerpoint.
- Start\ Programs\ Microsoft office\ Microsoft office Powerpoint: khởi động
- Format\ Slide Design: chọn kiểu thiết kế

- View\ Master\ Slide master: đặt thông số chung như Font, Size…
- View\ Normal: nhập nội dung, chèn hình ảnh, âm thanh…
2


- Insert\ New slide\ save: chèn thêm slide mới, lưu bài giảng.
- File\ save as\ Tools\ Save optiont: đóng gói bài giảng
1.3.3. Kiểm tra lại bài giảng điện tử
Trình chiếu thử nhiều lần, xem xét kĩ các nội dung, thứ tự xuất hiện các hiệu ứng, các
slide có phù hợp với y tưởng kế hoạch ban đầu.
1.4. Hoạt động trên lớp với bài giảng điện tử
1.4.1. Một số yêu cầu cần lưu ý về điều kiện dạy học
Để tổ chức dạy học với bài giảng điện tử đạt hiệu quả cao cần lưu y một số điều
kiện dạy học sau:
- Phòng học phải có các phương tiện trình chiếu, máy tính, hệ thống âm thanh, …
- Phải có nguồn thông tin phong phú (CD-ROM, Mạng, Internet, …) để chọn lọc
theo hướng phục vụ giảng dạy, học tập.
- Cập nhật định kì về việc sử dụng các phần mềm cũng như các thiết bị kĩ thuật
dạy học.
1.4.2. Chuẩn bị phương tiện kĩ thuật dạy học
- Ngoài các phương tiện dạy học truyền thống thông thường như phấn, bảng, đồ
dùng dạy học như bảng phụ, mô hình, tranh ảnh, … lớp học phải được trang bị
máy chiếu, máy tính, …GV phải kiểm tra chu đáo đầy đủ việc nối ghép các
phương tiện kĩ thuật dạy học, chú y nguồn điện và các dữ liệu dùng trong bài giảng
(chạy thử chương trình trước khi lên lớp)
- Có kế hoạch dự phòng những tình huống như mất điện, các phương tiện kĩ thuật dạy
học xảy ra sự cố ngoài y muốn.
1.4.3. Tổ chức lớp học có ứng dụng công nghệ thông tin
Việc tổ chức dạy - học với bài giảng điện tử nhằm xây dựng một môi trường dạy học với 3 đặc tính cơ bản sau:
- Tạo ra môi trường học tập mà tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS được

phát triển cao, học sinh có điều kiện phát huy các thao tác tư duy.
- Cung cấp một môi trường cho phép đa dạng hóa mối quan hệ tương
tác 2 chiều: GV - HS, HS - HS.
- Máy tính điện tử hỗ trợ đắc lực trong việc mô tả thế giới thực và xử lí thông tin
nhanh chóng, chính xác. Trong các hình thức tổ chức dạy học có sự hỗ trợ của công
nghệ thông tin thì vai trò của người thầy đặc biệt quan trọng. Về một mức độ nào đó
năng lực của người thầy thể hiện qua hệ thống định hướng giúp HS phát hiện và giải
quyết vấn đề thông qua hệ thống câu hỏi.
Hệ thống câu hỏi của GV phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Các câu hỏi phải mang tính gợi mở, định hướng giúp cho HS con đường xử lí
thông tin để tìm ra kiến thức mới.
- Các câu hỏi phải trợ giúp HS củng cố kiến thức mới, tăng cường khả năng vận
dụng kiến thức mới và tăng cường khả năng vận dụng kiến thức trong thực hành.
- Các câu hỏi phải có tính gợi mở để khuyến khích HS phát huy tính sáng tạo, khả
năng phân tích tổng hợp, khái quát hóa các tri thức đã được trang bị để giải quyết vấn
đề.
1.4.4. Triển khai trên lớp
Với điều kiện máy móc, kế hoạch dạy học chuẩn bị chu đáo, GV có thể
tiến hành tiết dạy học theo đúng trình tự dạy học đã xây dựng.
2. Thiết kế bài giảng điện tử trong giảng dạy bài 45, tiết 67: Hóa học và vấn đề môi
trường- hóa học 12 cơ bản.
3


3. Kết luận.
Trong bài giảng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: giảng giải,
trực quan, phân tích, thảo luận nhóm, thí nghiệm minh họa... Qua bài giảng này, tôi
nhận thấy người học có hứng thú học tập hơn, tích cực học tập hơn, giờ học sôi nổi hơn,
kết quả học tập và nắm bắt nội dung kiến thức của bài tốt hơn so với lớp được học theo
phương pháp thông thường.

Để bài giảng của tôi được tốt hơn nữa, tôi rất mong được sự góp y, đánh giá về
chuyên môn và công nghệ để tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu
quả hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!

Yên Lạc, ngày 20 tháng 4 năm 2016
Người thực hiện

Phạm Thị Hằng

4



×