Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Kinh tế học vi mô dành cho chính sách công đáp án bài tập 5 (kinh tế fulbright)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.41 KB, 9 trang )

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2013-2015

Kinh tế học vi mô dành cho
chính sách công

Đáp án Bài tập 5

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Năm học 2013-2015
Học kỳ Thu

KINH TẾ HỌC VI MÔ DÀNH CHO CHÍNH SÁCH CÔNG
Đáp án bài tập 5

Chương 10: Sức mạnh thị trường: độc quyền bán và độc quyền mua
Câu 1. Tại sao không có đường cung thị trường trong độc quyền bán?
Quyết định sản xuất của nhà độc quyền phụ thuộc vào chi phí biên và hình dáng của
đường cầu. Kết quả là sự dịch chuyển về cầu không tạo ra các mức giá và lượng như đối
với đường cung cạnh tranh. Thay vào đó, sự dịch chuyển cầu có thể làm giá thay đổi
nhưng lượng không thay đổi, hoặc thay đổi lượng nhưng giá không đổi, hay cả hai đều
thay đổi. Do đó, không có mối liên hệ 1 – 1 giữa giá và số lượng hàng sản xuất, vì vậy thị
trường độc quyền không có đường cung.
Câu 2. Tại sao lại có chi phí xã hội đối với sức mạnh độc quyền bán? Nếu những gì mà nhà
độc quyền bán dành được có thể tái phân phối lại cho người tiêu dùng, chi phí xã hội có bị
mất đi không? Giải thích ngắn gọn.
Khi công ty khai thác sức mạnh độc quyền bằng cách định giá bán cao hơn chi phí biên,
người tiêu dùng sẽ mua ít đi. Vì giá cao hơn, những người tiêu dùng mất đi thặng dư do
có sự chênh lệch giữa mức sẵn lòng chi trả và giá thị trường trên mỗi đơn vị tiêu thụ.
Mặc dù nhà sản xuất sẽ nhận được phần lợi ích do bán lượng sản phẩm với mức giá cao
hơn nhưng cũng mất đi một phần lợi ích do không bán được thêm lượng (Qc-Qm) với mức


giá cạnh tranh Pc. Vì thế, nhà sản xuất không chiếm hết toàn bộ phần mất mát trong
thặng dư của người tiêu dùng và gây ra tổn thất vô ích cho xã hội. Đó chính là phần thiệt
hại của xã hội do sức mạnh độc quyền.
Ngay cả khi nếu lợi ích tăng thêm của nhà độc quyền bị đánh thuế và được phân phối lại
cho người tiêu dùng thì xã hội vẫn chịu thiệt hại do tổn thất vô ích gây ra.
Câu 3. Bài tập 8, chương 10, sách PR, “Nhà độc quyền gặp một đường cầu P = 11-Q…”

Lê Thị Quỳnh Trâm

1


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2013-2015

Kinh tế học vi mô dành cho
chính sách công

Đáp án Bài tập 5

a) Ta có đường doanh thu bình quân trùng với đường cầu: (AR) P = 11 – Q
Đường doanh thu biên của doanh nghiệp độc quyền: MR = 11 – 2Q
Nhà độc quyền có chi phí bình quân cho mỗi đơn vị là 6$ nên MC = 6
Nhà độc quyền sẽ tối đa hóa lợi nhuận theo nguyên tắc: MC = MR

 11 – 2Q = 6  Q = 2.5 ngàn đơn vị
 P = 11 – 2.5 = 8.5$
Lợi nhuận của doanh nghiệp:

1=


TR1 – TC1 = 8.5*2500 – 6*2500 = 6250$

Mức độ sức mạnh của độc quyền theo chỉ số Lerner:
L1 = (P1 – MC)/P1 = (8.5-6)/8.5 = 0.294
12

(USD/sp)

10
8
AC, MC
6
4
2
D= AR

MR

0
0

2

Q*

4

6


8

10

12
Q (nghìn sp)

b) Chính phủ đặt giá trần là 7$/đơn vị.
Số lượng sản xuất của nhà độc quyền là: 7 = 11 – Q  Q = 4 ngàn đơn vị
Lợi nhuận của doanh nghiệp:

2

= TR2 – TC2 = (4000*7) – (4000*6) = 4000 (USD)

Sức mạnh của độc quyền theo chỉ số Lerner: L2 = (P2 – MC)/P2 = (7 – 6)/7 = 0.143
Điều tiết giá trần của chính phủ đã làm giảm sức mạnh độc quyền của doanh nghiệp.
c) Nếu Chính phủ đặt giá trần thấp hơn 6 USD/sản phẩm, tức Pmax < AVC = AC = 6,
doanh nghiệp sẽ đóng cửa.
Nếu giá trần cao hơn 6$, doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất với sản lượng nhỏ hơn
5000 đơn vị mà đáng ra họ sẽ sản xuất trong thị trường cạnh tranh.
Do đó, nhà nước sẽ áp đặt giá trần là 6$, tương ứng với sản lượng sản xuất là:
Q* = 11 – 6 = 5 ngàn đơn vị.

Lê Thị Quỳnh Trâm

2


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright

Niên khóa 2013-2015

Kinh tế học vi mô dành cho
chính sách công

Đáp án Bài tập 5

Sức mạnh của độc quyền theo chỉ số Lerner: L3 = (P3 – MC)/P3 = (6 – 6)/6 = 0
Câu 4. Bài tập 11, chương 10, sách PR, “Dayna’s Doorstops Inc. là nhà độc quyền trong
ngành công nghiệp dụng cụ ngăn cửa…”
a. Ta có hàm doanh thu biên: MR = 55 – 4Q
Hàm chi phí biên: MC = 2Q – 5
Nhà độc quyền sẽ tối đa hóa lợi nhuận theo nguyên tắc: MC = MR

 55 – 4Q = 2Q – 5  Q = 10 sản phẩm
 P = 55 – 2*10 = 35 $/sản phẩm
Lợi nhuận của nhà độc quyền: π1 = TR1 – TC1 = 35*10 – (100 – 5*10 + 102) = 200$
Thặng dư người tiêu dùng: CS1 = SABC = ½ * (55-35) * 10 = 100$
60

(USD/sp)

A

55

MC

50
40


35

B

C

30 27

25

20

D

F

23 E

15

G

10

MR
0
0

5


10

14

15

D
20

25

30

Q (sản phẩm)

b. Ta có: MC = P  55 – 2Q = 2Q – 5  Q = 15 sản phẩm

 P = 55 – 2*15 = 25$/sản phẩm
Lợi nhuận của doanh nghiệp:

2=

TR2 – TC2 = (15*25) – (100 – 5*15 + 152) = 125$

Thặng dư người tiêu dùng: CS2 = SADE = ½ * (55-25) * 15 = 225$
c. Phần thiệt hại do sức mạnh độc quyền ở câu a
Tổn thất vô ích của xã hội: DWL = - SBDG = (-1/2) * (35 – 15) * (15 – 10) = - 50$
d. Với mức giá P = 27$/sản phẩm  Q = (55 – P)/2 = (55 – 27)/2 = 14 sản phẩm


Lê Thị Quỳnh Trâm

3


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2013-2015

Kinh tế học vi mô dành cho
chính sách công

Đáp án Bài tập 5

Thặng dư người tiêu dùng:
CS = 1/2*(55-27)*14 = 196$
Lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền:
3=

TR3 – TC3 = (14*27) – (100 – 5*14 + 142) = 152$

Tổn thất vô ích:
DWL = -1/2*(15-14)*(27-23) = -2$
e. Với mức giá trần được chính phủ định mức thấp hơn giá cạnh tranh, DD sẽ giảm khối
lượng cung ứng. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ cung ứng với sản lượng tại:
MC = -5 + 2Q = 23  Q = 14 sản phẩm
Lợi nhuận của doanh nghiệp:
4=

TR4 – TC4 = (14*23) – (100 – 5*14 + 142) = 96$


Thặng dư của người tiêu dùng được tính cũng chỉ trên 14 sản phẩm. Do đó, nó bằng
phần thặng dư ở câu d, cộng với phần tiết kiệm trên mỗi sản phẩm:
Thặng dư người tiêu dùng:
CS = 196 + (27-23)*14 = 252$
Tổn thất vô ích cũng giống như câu d: DWL = -2$
f. Ta thấy doanh nghiệp có hàm biến phí trung bình là: AVC = Q -5. Như vậy, trong ngắn
hạn, doanh nghiệp chỉ đóng cửa khi P = AVCmin = 0
Với P = 12$/sản phẩm, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ sản xuất tại mức sản
lượng:
MC = -5 + 2Q = 12 → Q = 8.5 sản phẩm
Lợi nhuận của doanh nghiệp:

5

= TR5 – TC5 = (8.5*12) – (100 – 5*8.5 + 8.52) = -

27.75$

Lê Thị Quỳnh Trâm

4


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2013-2015

60

Kinh tế học vi mô dành cho
chính sách công


Đáp án Bài tập 5

(USD/sp)

55 A

MC

50
40

B

38

30

D

20

12 D

C

10

MR
0

0

5

8.5

10

15

D
20

25

30

Q (sản phẩm)

Thặng dư người tiêu dùng: CS5 = SABCD = ½ * [(55 – 12) + (38 – 12)] * 8.5 = 293.25$
Tổn thất vô ích: DWL = - SBCD = (-1/2) * (38-12) * (15 – 8.5) = - 84.5$
Chương 11: Định giá trong điều kiện có sức mạnh thị trường
Câu 1. Các đơn vị cung ứng điện thường sử dụng phân biệt giá cấp hai. Tại sao điều này
cải thiện phúc lợi người tiêu dùng?
Thặng dư tiêu dùng trong trường hợp phân biệt giá cấp hai (phân biệt giá theo khối
lượng tiêu thụ) sẽ cao hơn so với trường hợp bán với giá độc quyền vì sản lượng bán
tăng lên. Chẳng hạn, nhà độc quyền đưa ra hai mức giá khác nhau P1 và P2 ứng với khối
lượng bán Q1 và Q2, trong đó P1 > P2 (Trong đó, P1 là giá bán của nhà độc quyền trong
trường hợp không phân biệt giá). Với những khách hàng có mức sẵn lòng chi trả lớn hơn
mức giá P1, nhưng vẫn chỉ trả ở mức P1 thì thặng dư tiêu dùng chính là phần diện tích

dưới đường cầu và mức giá P1. Điều này cũng xảy ra với mức giá bán độc quyền. Tương
tự, với những khách hàng có mức sẵn lòng chi trả trong khoảng (P1 , P2) thì thặng dư
tiêu dùng cũng được tính là phần giới hạn diện tích dưới đường cầu, mức giá P1 và P2,
khối lượng Q1 và Q2. Tổng thặng dư tiêu dùng trong trường hợp này cao hơn so với
trường hợp không phân biệt giá.

Lê Thị Quỳnh Trâm

5


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2013-2015

Kinh tế học vi mô dành cho
chính sách công

Đáp án Bài tập 5

Câu 2. Hãy cho biết tại sao phân biệt giá cấp ba tối ưu lại đòi hỏi doanh thu biên đối với
mỗi nhóm khách hàng phải bằng chi phí biên?
Chúng ta đều biết rằng, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền sẽ quyết định
cung ứng tại mức sản lượng mà doanh thu biên bằng chi phí biên. Nếu MR của một thị
trường lớn hơn MC, doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng bán để tối đa hóa lợi nhuận. Lúc
này giá bán của đơn vị cuối cùng sẽ giảm và chi phí sản xuất đơn vị cuối cùng tăng lên.
Ngược lại, nếu MR tại một thị trường tại một thị trường nhỏ hơn MC, doanh nghiệp sẽ
giảm sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận. Bằng cách cân bằng MR và MC trên mỗi thị
trường sẽ dẫn đến doanh thu trên tất cả các thị trường đều bằng nhau.
Câu 3. Bài tập 6, chương 11, sách PR, “Hãng hàng không Elizabets chỉ bay một tuyến
đường: Chicago-Honolulu….”

a. Hàm cầu được viết lại: P = 500 – Q
Hàm doanh thu biên là: MR = 500 – 2Q
Chi phí biên để chở một hành khách là 100$, nên MC =100.
Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận khi MC = MR

 500 – 2Q = 100  Q = 200 người
P = 300$/người
Lợi nhuận của mỗi chuyến bay là:

Lê Thị Quỳnh Trâm

6


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2013-2015

1=

Kinh tế học vi mô dành cho
chính sách công

Đáp án Bài tập 5

TR1 – TC1 = (200*300) – (30000 + 100*200) = 10,000$

b. Do MC không thay đổi so với câu a nên các kết quả về mức giá tối đa hóa lợi nhuận và
số khách hàng trên mỗi chuyến bay không thay đổi, tức là P = 300$ và Q = 200 người
Lợi nhuận của EA cho mỗi chuyến bay:
2=


TR2 – TC2 = (200*300) – (41000 + 100*200) = -1,000$

Doanh thu là 200*300=60000 thấp hơn tổng chi phí 41000+100*200 = 61000. Doanh
nghiệp bị lỗ gần như toàn bộ chi phí cố định, do đó EA nên đóng cửa.

1000

(USD/khách)

900
800
700
600
500
400
300
200
100

MR

0
0

100

200

D

300

400

Q (khách)

c. Ta có: PA = 650 – 2.5QA → MRA = 650 – 5QA
Tương tự, PB = 400 – (5/3)QB → MRB = 400 – (10/3)QB
Điều kiện để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận: MRA = MRB = MC = 100


(người)



d. Tổng doanh thu của hãng:
TR = (375*110) + (250*90) = 63,750$
Tổng chi phí của hãng:
TC = 41,000 + (90+110)*100 = 61,000$
Lợi nhuận mỗi chuyến bay:

Lê Thị Quỳnh Trâm

7

AC2
AC1
MC
500


600


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2013-2015

Kinh tế học vi mô dành cho
chính sách công

Đáp án Bài tập 5

= TR – TC = 63,750 - 61,000 = 2,750$
Thặng dư tiêu dùng của nhóm A:
CSA = ½ * (650 – 375)*110 = 15,125$
Thặng dư tiêu dùng của nhóm B:
CSB = ½ * (400 – 250)*90 = 6,750$

500

e. Nếu EA không phân biệt giá, tức là bán cùng một mức giá: P = 300 USD/ khách cho cả 2
nhóm khách hàng, ta có:
Số lượng khách hàng loại A trên mỗi chuyến bay:
QA = 260 – 0.4P = 260 – 0.4*300 = 140 người
Số lượng khách hàng loại B trên mỗi chuyến bay:
QB = 240 – 0.6P = 240 – 0.6*300 = 60 người
Thặng dư tiêu dùng của nhóm A: CSA = ½ * (650 – 300)*140 = 24,500$
Thặng dư tiêu dùng của nhóm B: CSB = ½ * (400 – 300)*60 = 3,000$
Tổng thặng dư tiêu dùng trong trường hợp này là 27,500$, lớn hơn thặng dư tiêu dùng
trong trường hợp phân biệt giá (21,875$). Mặc dù tổng lượng bán không thay đổi nhưng
chính sách phân biệt giá cho phép EA có thể lấy bớt phần thặng dư tiêu dùng từ nhóm

người những nhà kinh doanh.

Lê Thị Quỳnh Trâm

8


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2013-2015

Kinh tế học vi mô dành cho
chính sách công

Đáp án Bài tập 5

Câu 4. Bài tập 7, chương 11, sách PR, “Nhiều cửa hàng cho thuê Video cung cấp cho khách
hàng hai sự lựa chọn khi thuê phim …”
Khi sử dụng chiến lược này, hãng cho phép người tiêu dùng tự lựa chọn vào một trong hai nhóm
(giả định là những hội viên không cho thuê lại các video cho những người không phải là hội
viên): khách hàng với nhu cầu cao – thuê một số lượng lớn phim trong một năm (ở đây là lớn
hơn 20), và khách hàng với nhu cầu thấp – thuê vài phim trong một năm (nhỏ hơn 20). Nếu chỉ
đưa ra một mức giá gồm hai phần, hãng sẽ khó xác định mức hội phí và phí thuê để cực đại hóa
lợi nhuận với nhiều khách hàng khác nhau.
Hội phí cao và phí thuê thấp sẽ hạn chế khách với nhu cầu thấp đăng ký hội viên. Hội phí thấp
và phí thuê cao sẽ khuyến khích khách hàng đăng ký làm thành viên, nhưng lại hạn chế những
khách hàng với nhu cầu cao thuê nhiều phim. Thay vì bắt khách hàng trả cả cùng một hội phí và
phí thuê, hãng định giá một cách hữu hiệu hơn bằng giá hai phần cho hai loại khách hàng.

Lê Thị Quỳnh Trâm


9



×