Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Lai giống và đánh giá khả năng sinh trưởng của dê lai f1 (♂ boer ×♀ địa phương) tại trung tâm giống cây trồng và vật nuôi phó bảng, hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 47 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

LAI GIỐNG VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA DÊ LAI F1
(♂ BOER ×♀ ĐỊA PHƯƠNG) TẠI TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ
VẬT NUÔI PHÓ BẢNG, HÀ GIANG
Mã số: T2016-13

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Văn Thăng

Thái Nguyên, 03/2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

LAI GIỐNG VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA DÊ LAI F1
(♂ BOER ×♀ ĐỊA PHƯƠNG) TẠI TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ
VẬT NUÔI PHÓ BẢNG, HÀ GIANG
Mã số: T2016-13

Chủ nhiệm đề tài
(Ký, họ tên)



Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài
(Ký, ghi rõ họ tên)

TS. Trần Văn Thăng
- Chủ tịch HĐ:........................................................
- Phản biện 1:.........................................................
- Phản biện 2:.........................................................

Thái Nguyên, 03/2017


i

DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

1.NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. ThS. Hà Thị Hảo
2. ThS. Bùi Ngọc Sơn
3. ThS. Nguyễn Hữu Hòa

2. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Trung tâm giống cây trồng và vật nuôi Phó Bảng, Hà Giang


ii

MỤC LỤC


Trang
DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH ....................................................................................... i
MỤC LỤC ...................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... iv
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... v
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 1
3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ................................................................ 3
1.1.1. Cơ sở khoa học của sự lai tạo............................................................................ 3
1.1.2. Đặc điểm của dê Boer và dê cỏ ......................................................................... 8
1.1.3. Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng .............................................. 10
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................ 14
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................... 14
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................... 16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 19
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu .......................................................................... 19
2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 19
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 19
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm....................................................................... 19
2.4.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................................... 21
2.4.3. Phương pháp xử lí số liệu................................................................................ 22
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 23



iii

3.1. Kết quả phối giống giữa dê đực Boer và dê cái địa phương .............................. 23
3.2. Kết quả phân ly màu sắc lông của dê lai F1 (♂ Boer ×♀ địa phương)........... 24
3.3. Sinh trưởng của dê lai F1 (♂ Boer ×♀ địa phương) ....................................... 25
3.3.1. Sinh trưởng tích lũy của dê lai F1 (♂ Boer ×♀ địa phương) ....................... 25
3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của dê lai F1 (♂ Boer ×♀ địa phương) ..................... 26
3.3.3. Sinh trưởng tương đối của dê lai F1 (♂ Boer ×♀ địa phương) ................... 28
3.4. Kích thước một số chiều đo của dê lai F1 (♂ Boer ×♀ địa phương) .............. 28
3.5. Tình hình mắc bệnh của đàn dê lai F1 (♂ Boer ×♀ địa phương) ...................... 29
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 31
4.1. Kết luận .............................................................................................................. 31
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 32
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 36
THUYẾT MINH CỦA ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT ..................................... 37


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Kết quả phối giống giữa dê đực Boer và dê cái địa phương ....................23
Bảng 3.2. Sự phân ly màu sắc lông của dê lai F1 (♂ Boer × ♀ địa phương) ........24
Bảng 3.3. Khối lượng dê lai F1 (♂ Boer × ♀ địa phương) qua các giai đoạn tuổi
(kg/con) .....................................................................................................................25
Bảng 3.4. Sinh trưởng tuyệt đối của dê lai F1 (♂ Boer ×♀ địa phương) ..................27
Bảng 3.5. Sinh trưởng tương đối của dê lai F1 (♂ Boer ×♀ địa phương) .................28
Bảng 3.6. Kích thước một số chiều đo của dê lai F1 (♂ Boer ×♀ địa phương) ........29
Bảng 3.7. Tình hình mắc bệnh của đàn dê lai F1 (♂ Boer ×♀ địa phương) ............30



v

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

1. Thông tin chung
- Tên đề tài: “Lai giống và đánh giá khả năng sinh trưởng của dê lai F1 (♂
boer ×♀ địa phương) tại trung tâm giống cây trồng và vật nuôi Phó Bảng, Hà
Giang”
- Mã số: T2016 -13
- Chủ nhiệm đề tài: Trần Văn Thăng
Tel.: 096 282 7268

E-mail:

- Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông
Lâm – Đại học Thái Nguyên
- Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện:
Cơ quan: Trung tâm giống cây trồng và vật nuôi Phó Bảng, Hà Giang
Cá nhân:

ThS. Hà Thị Hảo
ThS. Nguyễn Hữu Hòa
ThS. Bùi Ngọc Sơn

- Thời gian thực hiện: 2015-2016
2. Mục tiêu:
- Sử dụng dê đực giống dê Boer lai với dê cái giống dê địa phương để tạo ra

con lại F1 có tầm vóc và khối lượng cao hơn từ 20-25% so với dê cỏ địa phương.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của dê lai F1 (♂ Boer ×♀ địa phương) được
tạo ra.
3. Nội dung chính:
- Thực hiện lai giống giữa dê đực Boer và dê cái địa phương và đánh giá kết
quả lai giống.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của dê lai F1 (♂ Boer × ♀ địa phương) được
tạo ra.


vi

4. Kết quả nghiên cứu đạt được
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Tỷ lệ thụ thai giữa dê đực Boer và dê cái địa phương là 70%, số con sơ sinh
/lứa là 1,19 và tỷ lệ nuôi sống đến 3 tháng tuổi là 92%.
- Dê lai F1 (♂ Boer × ♀ địa phương) có màu sắc lông giống bố Boer đầu nâu
đỏ và đầu đen là 47,83%, còn lại là màu vàng, đen, lang nâu trắng và trắng.
- Khối lượng của dê đực và dê cái lai F1 (♂ Boer × ♀ địa phương) lúc sơ sinh,
3, 6, 9 và 12 tháng tuổi lần lượt là 2,55 và 2,12; 11,96 và 10,49; 18,58 và 16,88;
26,37 và 24,44; 31,63 và 28,32 kg.
- Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của dê lai F1 (♂ Boer × ♀
địa phương) tuân theo quy luật sinh trưởng chung của gia súc.
Như vậy, khối lượng của dê lai F1 (♂ Boer × ♀ địa phương) lúc 12 tháng tuổi
cao hơn so với dê địa phương 65,9% và dê lai F1 (Bách Thảo × Cỏ) 17,2%.
5. Sản phẩm
- Số lượng bài báo: 01 bài báo đăng trên Tạp chí khoa học và Công nghệ Đại
học Thái Nguyên.
- Báo cáo khoa học: 01
6. Hiệu quả và khả năng áp dụng

Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học giúp người chăn nuôi dê mạnh dạn sử
dụng dê đực Boer để lai giống với đàn dê cái địa phương nhằm nâng cao năng suất
trong chăn nuôi dê và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi dê. Qua đó góp phần
xóa đói và giảm nghèo cho người dân địa phương.
Kết quả này có khả năng nhân rộng và áp dụng cho các hộ chăn nuôi dê ở
tỉnh Hà Giang và các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc.


vii

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information
- Project Tittle: “Crossbreeding and evaluation of the growth performance
of F1 crossbred goats (♂ boer ×♀ native goat) in Pho Bang livestock and plant
breeding Center, Ha Giang province”
- Code number: T2016-13
- Coordinator: Tran Van Thang
Tel: 096 282 7268 Email:
- Implementing Institution: Faculty of Animal Science and Veterinary
Medicine, Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry
- Cooperating Institution(s):
Institution: Pho Bang livestock and plant breeding Center, Ha Giang
province
Individuals: MSc. Ha Thi Hao
MSc. Nguyen Huu Hoa
MSc. Bui Ngoc Son
- Duration period: From January 2015 to November 2016
2. Objectives:
This study was conducted in Ha Giang province to aim the evaluation of the

growth performance of F1 crossbred goats (♂ Boer × ♀ native goat).
3. Main contents:
- Implementation crossbreeding between male Boer goat and female native
goat and evaluation the result of crossbreeding.
- Evaluation of the growth performance of F1 crossbred goats (♂ Boer × ♀
native goat).


viii

4. Results obtained
The results of the study showed that:
The research results showed that the fertilization rate was 70%, the kid
number per litter was 1,19 kids/litter and the survival rate at three months of age
was 92%. F1 crossbred goats (♂ Boer × ♀ native goat) had hair color same as hair
color of male Boer breed (brown and black heads 47.83%) and the remaining goats
to have the hair color to be yellow, black, mixed brown and white and white. The
body weight of male and female F1 crossbred goats (♂ Boer × ♀ native goat) at
birth, 3, 6, 9, and 12 months of age were 2.55 and 2.12; 11.96 and 10.49; 18.58 and
16.88; 26.37 and 24.44; 31.63 and 28.32 kg, respectively. Therefore, the body
weight of F1 crossbred goats (♂ Boer × ♀ native goat) at 12 months of age was
higher than that of Co goats and F1 crossbred goats (Bach Thao × Co) to be 65.9%
and 17.2%, respectively.
5. Products:
Scientific paper: 01
Scientific report: 01
6. Effects and applicability
The results of this study are the scientific base to help goat producer to use
the male Boer goats to crossbreed the female native goats in order to improve the
goat productivity and income for farmer raising goat production. It is contributed to

reduce the poverty and hunger for native population.
The results of the study can spread and apply for households that raise goats
in Ha Giang province and in Northern mountainous provinces.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi dê cung cấp cho con người các sản phẩm quý như thịt, sữa, lông,
da và một số phụ phẩm khác (sừng, xương, phân). Thịt và sữa dê là những loại thực
phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và rất được ưa chuộng. Dê sinh sản nhanh nên
người nuôi có thể bán con giống hay bán dê thịt thường xuyên. Từ lâu, nuôi dê được
coi là nghề dễ phát triển kinh tế, thu lợi nhuận nhanh và cao do dê mắn đẻ và có
thời gian mang thai ngắn (5 tháng). Dê là con vật dễ nuôi, dễ thích ứng, ít bệnh tật,
lại tận dụng được các thức ăn tự nhiên và nhất là không tranh chấp lương thực với
con người. Ở nước ta nghề chăn nuôi dê tuy đã có từ lâu đời, nhưng chủ yếu là nuôi
quảng canh, tận dụng bãi chăn thả tự nhiên là chính. Phần lớn là dê địa phương tầm
vóc nhỏ, năng suất thấp, khối lượng trưởng thành chỉ đạt 30 – 35 kg. Nghề chăn
nuôi dê với quy mô trang trại lớn chưa được hình thành. Gần đây, do nhu cầu tiêu
thụ thịt dê tăng nhanh, giá bán cao nên đàn dê có tốc độ phát triển khá nhanh, nhưng
vì người dân chủ yếu vẫn nuôi dê địa phương nên hiệu quả kinh tế không cao. Để
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của thị trường cần quan tâm đến công tác
giống dê, lựa chọn giống dê có tầm vóc to, cho nhiều thịt lai tạo với giống dê địa
phương nhằm nâng cao tầm vóc và năng suất của giống dê địa phương đem lại hiệu
quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người chăn nuôi dê là đòi hỏi cấp thiết. Từ thực
tế nêu trên, chúng tôi đã thực hiện việc lai giống giữa dê đực Boer và dê cái địa
phương của tỉnh Hà Giang nhằm mục đích tạo ra dê lai F1 (♂ Boer × ♀ địa phương)
có tầm vóc và khối lượng cao hơn từ 20-25% so với dê địa phương.
2. Mục tiêu của đề tài

- Sử dụng dê đực giống dê Boer lai với dê cái giống dê địa phương để tạo ra
con lại F1 có tầm vóc và khối lượng cao hơn từ 20-25% so với dê cỏ địa phương.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của dê lai F1 (♂ Boer ×♀ địa phương) được
tạo ra.


2

3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.Ý nghĩa khoa học
- Tạo được con lai F1 (♂ Boer × ♀ địa phương) có tầm vóc, khối lượng và
khả năng cho thịt cao được thừa hưởng từ bố dê Boer và có khả năng thích nghi,
chịu đựng kham khổ và chống đỡ bệnh tật tốt được thừa hưởng từ mẹ dê địa phương.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung thêm nguồn tài liệu tham khảo về
lai giống dê và khả năng sinh trưởng của dê lai tại tỉnh Hà Giang, phục vụ cho công
tác nghiên cứu, giảng dạy và chỉ đạo sản xuất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là bằng chứng thuyết phục người chăn nuôi
dê ở tỉnh Hà Giang đẩy mạnh phát triển chăn nuôi dê lai nhằm đem lại hiệu quả
kinh tế cao hơn.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có khả năng nhân rộng và áp dụng cho các
hộ chăn nuôi dê ở tỉnh Hà Giang và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Cơ sở khoa học của sự lai tạo

1.1.1.1. Tính trạng số lượng và sự di truyền các tính trạng số lượng
Tính trạng số lượng được gọi là tính trạng đo lường. Tuy nhiên, có một số
tính trạng mà giá trị của nó thu được bằng cách đếm như số con đẻ ra trong một lứa,
số trứng đẻ ra trong một chu kỳ… vẫn được coi là tính trạng số lượng. Phần lớn các
tính trạng có giá trị kinh tế của vật nuôi đều là tính trạng số lượng, hầu như các thay
đổi trong quá trình tiến hóa của sinh vật là sự thay đổi của tính trạng số lượng. Tính
trạng số lượng có các đặc trưng như sau: biến thiên liên tục; phân bố tần suất giá trị
là phân bố chuẩn; là tính trạng có nhiều kiểu gen, mỗi gen có một tác động nhỏ; và
chịu tác động rất lớn của yếu tố ngoại cảnh.
Mặc dù không phân biệt rõ rệt trong di truyền học nhưng người ta thường
chia các tính trạng của một con vật làm hai loại tính trạng chất lượng và tính trạng
số lượng. Tính trạng chất lượng trong chăn nuôi như có sừng, không sừng, màu
lông, nhóm máu…, các tính trạng số lượng trong chăn nuôi là các tính trạng đo
lường được như khối lượng cơ thể, sản lượng sữa… Trong quá trình lai tạo các tính
trạng chất lượng sẽ phân ly theo một tỷ lệ nhất định, nhưng đối với tính trạng số
lượng, sự phân ly chỉ phù hợp với mức độ quần thể. Cho nên khi mới bắt đầu
nghiên cứu sự di truyền các tính trạng số lượng, người ta đã thu được những kết quả
hầu như đối lập với các định luật Mendel và vì thế Ganton, Pearson đã cho rằng tính
trạng số lượng không tuân theo các định luật Mendel, thậm chí Bateson, De Vries
còn khẳng định tính trạng số lượng là những tính trạng không di truyền. Mãi đến
năm 1908 nhờ các công trình nghiên cứu của Nilsson-Ehle, người ta mới xác định
rõ: các tính trạng số lượng có sự biến thiên liên tục, cũng di truyền theo đúng các


4

định luật của các tính trạng chất lượng có biến dị gián đoạn, tức là các định luật cơ
bản về di truyền của Mendel (Trần Đình Miên, 1975) [11].
Để giải thích hiện tượng di truyền các tính trạng số lượng Nilsson-Ehle đã
đưa ra giả thuyết đa gen: Tính trạng số lượng chịu tác động của nhiều cặp gen,

phương thức di truyền của các cặp gen này tuân theo các quy luật cơ bản của di
truyền: phân li, tổ hợp, liên kết. Mỗi gen thường có tác dụng rất nhỏ đối với kiểu
hình, nhưng nhiều gen có giá trị cộng gộp lớn hơn. Tác dụng của các gen khác nhau
trên cùng một tính trạng có thể là không cộng gộp, cũng có thể là cộng gộp, Ngoài
ra còn có thể có các kiểu tác động ức chế khác nhau giữa các gen nằm ở những
locus khác nhau.
Gia súc sống trong một môi trường nhất định, nên sự hình thành, hoạt động
của tính trạng không chỉ chịu sự chi phối của các gen mà còn chịu ảnh hưởng rất
lớn của điều kiện môi trường. Giá trị của bất kỳ tính trạng số lượng nào (giá trị kiểu
hình) đều được biểu thị thông qua giá trị kiểu gen và sai lệch môi trường:
P=G+E
Trong đó:
P: Là giá trị kiểu hình (Phenotypic value)
G: Là giá trị kiểu gen (Genotypic value)
E: Là sai lệch môi trường (Environmental deviation)
Mà giá trị kiểu gen lại hoạt động theo 3 phương thức: cộng gộp, trội và át
gen. Nên:
G=A+D+I
Trong đó:
G: Là giá trị kiểu gen (Genotypic value)
A: Là giá trị cộng gộp (Additive value)
D: Là giá trị sai lệch trội (Dominance deviation)
I: Là giá trị sai lệch tương tác (Interaction deviation).


5

Ngoài ra, các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường
trong đó có hai loại môi trường chính:
- Sai lệch môi trường chung (General environmental deviation) (Eg) là sai

lệch do các yếu tố tác động lên toàn bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi. Loại này có
tính chất thường xuyên và không cục bộ như: Thức ăn, khí hậu... Do vậy đó là sai
lệch giữa các nhóm, giữa các cá thể và giữa các phần khác nhau trên một cơ thể.
- Sai lệch môi trường riêng (Special environmental deviation) (Es) là các sai
lệch do các yếu tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng nhóm cá thể vật nuôi hoặc
một giai đoạn nào đó trong đời một con vật hay các phần khác nhau của con vật.
Loại yếu tố này có tính chất không thường xuyên và cục bộ như các thay đổi về
thức ăn, khí hậu, trạng thái sinh lý... gây ra. Do vậy, đó là sai lệch trong nhóm,
trong cá thể trên một cơ thể.
Tóm lại: Quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường của một cá thể
được thể hiện như sau:
P = A + D + I + Eg + Es
Trong đó:
P: Là giá trị kiểu hình (phenotyp Value)
A: Là giá trị cộng gộp (Additive Value)
D: Là giá trị sai lệch trội (Dominance Value)
I: Là sai lệch tương tác hay át gen (Interaction or Epistatic deviation)
Eg: Là sai lệch môi trường chung (General enviromental deviation)
Es: Là sai lệch môi trường riêng (Special enviromental deviation).
Vì vậy, muốn nâng cao năng suất của vật nuôi thì phải tác động về mặt di
truyền dưới hai hình thức:
- Tác động vào hiệu ứng cộng gộp bằng cách chọn lọc.
- Tác động vào hiệu ứng trội và át gen bằng cách cho phối giống tạp giao.
Bên cạnh đó, cần tác động về mặt môi trường bằng cách cải thiện điều kiện
chăn nuôi như: Thức ăn, thú y, chuồng trại... Trong cùng một điều kiện môi trường,


6

giống nào có giá trị kiểu hình cao hơn sẽ biểu hiện giá trị kiểu gen (kiểu gen di

truyền) tốt hơn.
Cho tới nay, hầu như toàn bộ các thành tựu về cải tiến di truyền ở vật nuôi
mà ngành chăn nuôi được thừa hưởng đều là những kết quả nghiên cứu ứng dựng
dựa trên cơ sở di truyền học số lượng. Trong chăn nuôi, việc lai tạo ảnh hưởng tốt
đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy phần lớn các sản phẩm như thịt, sữa,
trứng … được tạo ra từ các con lai. Lai tạo chính là sử dụng biện pháp sinh học
quan trọng: ưu thế lai, đồng thời các chỉ tiêu kinh tế của tổ hợp lai và ưu thế lai là
căn cứ cho việc chọn giống gia súc (Lê Đình Lương và Phan Cự Nhân, 1994) [10].
1.1.1.2. Lai tạo và ưu thế lai
* Lai tạo: Lai tạo là phương pháp nhân giống làm cho tần số kiểu gen đồng
hợp tử ở thế hệ sau giảm đi và tần số kiểu gen dị hợp tử tăng lên. Trong thực tế chăn
nuôi, lai tạo là cho giao phối giữa các cá thể thuộc hai dòng trong cùng một giống,
thuộc hai giống hoặc hai loài khác nhau. Khi lai hai quần thể với nhau sẽ gây ra hai
hiệu ứng là hiệu ứng cộng gộp của các gen và hiệu ứng không cộng gộp hay còn gọi
là ưu thế lai. Trái với nhân giống cận thân, lai tạo sẽ tạo ra đời lai có nhiều đặc điểm
ưu việt (Nguyễn Văn Thiện, 1995) [16].
* Ưu thế lai: Là sự tăng sức sống và tăng cường thể trọng trong đó các cá
thể lai khác loài, khác giống và khác dòng thường vượt cả hai bố mẹ chúng. Ưu thế
lai chỉ biểu hiện qua hiện tượng sinh trưởng nhanh hơn, kích thước cơ thể tăng lên,
sức sản xuất, sức sống tăng lên.
Nguyễn Kim Đường và Trần Đình Miên (1992) [6] cho rằng ưu thế lai là
hiện tượng sinh vật học biểu hiện ở sự phát triển mạnh mẽ của những cơ thể do lai
tạo các con gốc không cùng huyết thống. Có thể hiểu ưu thế lai theo nghĩa toàn bộ
tức là sự phát triển toàn khối của cơ thể con vật, sự tăng thêm cường độ trong quá
trình trao đổi chất, tăng sản lượng các mặt. Mặt khác, theo nghĩa từng tính trạng, có
khi chỉ một vài tính trạng phát triển mạnh, những tính trạng khác có khi vẫn giữ
nguyên, có trường hợp còn giảm đi. Có thể xem ưu thế lai là hiện tượng đời con cao


7


hơn hẳn các chỉ tiêu của bố, mẹ gốc. Theo Falconer và Mackay (1996) [21] ưu thế
lai là sự khác biệt hữu hiệu giữa tính trạng của con lai so với bố mẹ thường là vượt
trên trung bình của bố mẹ.
Theo Trần Đình Miên và cs (1994) [12] khi cho giao phối giữa hai cá thể, hai
dòng, hai giống, hai loài khác nhau, đời con sinh ra khỏe hơn, chịu đựng bệnh tật tốt
hơn, các tính trạng sản xuất có thể tốt hơn đời bố mẹ. Hiện tượng đó gọi là ưu thế
lai. Mức độ ưu thế lai cho các tính trạng không giống nhau, khoảng cách di truyền
giữa các giống càng lớn thì mức độ ưu thế lai càng cao.
* Bản chất di truyền của ưu thế lai:
- Thuyết trội : Nhờ tác dụng lâu dài của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân
tạo, gen trội thường là gen có ích, dễ được biểu hiện ra. Những tính trạng như tăng
trọng, khả năng sinh sản nói chung là những tính trạng số lượng do nhiều gen điều
khiển nên rất hiếm có tỷ lệ đồng hợp tử. Thế hệ con được tạo ra do lai giữa hai cá
thể sẽ được biểu hiện do tất cả các gen trội dị hợp tử. Khi bố mẹ xa nhau trong quan
hệ huyết thống (khác dòng, khác giống, khác loài) thì xác suất để mỗi cặp bố mẹ
truyền lại cho con những gen trội khác nhau càng tăng lên từ đó dẫn đến tăng mức
độ ưu thế lai.
- Thuyết siêu trội: Hiệu quả của một alen ở trạng thái di hợp thường khác với
hiệu quả của từng alen này biểu hiện ở trạng thái đồng hợp. Cho nên có thể có tính
trạng ở trạng thái di hợp (trạng thái trội) sẽ vươn lên trên bất kỳ dạng nào. Trạng
thái di hợp của hai alen thuộc locus Aa đảm bảo cho cơ thể phát triển tốt hơn so với
từng trạng thái đồng hợp tử AA và aa (Aa > AA và aa). Trạng thái siêu trội có thể là
do ở thể dị hợp sự tương tác giữa hai alen sẽ có tác động lớn lên kiểu hình.
Trong thực tiễn chăn nuôi, không phải giống nào, dòng nào, cá thể nào phối
với nhau cũng đều tạo nên hiệu quả mong muốn. Khả năng phối hợp thực chất là sự
phối hợp bao gồm: hiệu quả ưu thế lai, tác động cộng gộp, hỗ trợ bổ sung của các
gen, sự phù hợp ít đối kháng của các gen đó. Các nước có đàn dê phát triển như
Pháp, Thụy Sỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakixtan cũng đều dựa trên ưu thế lai và khả



8

năng phối hợp, những tiến bộ về di truyền và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng để tạo
ra các giống dê chuyên sữa, chuyên thịt hoặc thịt sữa, sữa thịt với năng suất cao.
1.1.1.3. Ứng dụng lai tạo và ưu thế lai trong chăn nuôi dê
Theo Acharya (1982) [18] toàn thế giới có khoảng 150 giống dê, để có
những giống dê tốt theo mục đích khác nhau với thời gian nhanh nhất thì việc tiến
hành lai giống đã và đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Thông qua lai tạo giữa các giống dê sẽ xuất hiện hiện tượng ưu thế lai ở đời con lai,
đặc biệt đời con lai F1 có ưu thế lai cao nhất. Năng suất sản phẩm ở đời con lai cao
hơn nhiều so với bố mẹ chúng. Những giống dê có năng suất sữa thịt cao như dê
Saanen, Alpine, Beetal, Boer đã được nhiều nước trong khu vực nhiệt đới nhập nội
và cho lai nhằm cải tiến giống dê địa phương. Có rất nhiều công thức lai đã và đang
được áp dụng trong chăn nuôi. Tuy nhiên, mục đích người sử dụng và điều kiện của
cơ sở chăn nuôi dê mà người ta lựa chọn công thức lai sao cho thích hợp. Mục đích
của việc lai tạo là tạo ra con lai có những ưu điểm mới như nâng cao tầm vóc và sản
lượng sữa nhưng vẫn giữ được những ưu thế sẵn có của con giống địa phương như
khả năng chống đỡ bệnh tật cao, chịu đựng kham khổ tốt, thích nghi với khí hậu của
địa phương (Đinh Văn Bình và cs, 2003) [2].
1.1.2. Đặc điểm của dê Boer và dê cỏ
1.1.2.1. Đặc điểm của dê Boer
Dê Boer là giống dê chuyên thịt, có năng suất thịt cao nhất thế giới. Dê Boer
được thừa nhận là giống dê có hình dáng cơ thể xuất sắc, tốc độ sinh trưởng nhanh
và chất lượng thân thịt tốt. Dê có nguồn gốc từ Nam Phi, được nuôi nhiều ở Mỹ, Úc
và mới được nhập về Việt Nam (2/2002). Dê có lông thân màu trắng, lông đầu và cổ
màu nâu đỏ, sừng ngắn hoặc không sừng. Theo Đinh Văn Bình và Nguyên Duy Lý
(2003) [1] dê Boer có cơ bắp rất phát triển, sinh trưởng nhanh, tỷ lệ thịt cao và có
chất lượng tốt, tỷ lệ thịt xẻ theo lứa tuổi có thể đạt 48% lúc 10 tháng tuổi, 50% lúc
dê hai răng, 52% lúc dê 4 răng, 54% lúc dê 6 răng, 55 - 60% khi dê đủ răng. Như

vậy, không có một giống dê nào có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn giống dê Boer cải tiến này.


9

Nguyễn Kim Lin và cs (2010) [9] cho biết dê Boer có khối lượng sơ sinh là
2,5 – 4,5 kg; 3 tháng tuổi đạt 20 – 30 kg; khối lượng trưởng thành ở dê cái đạt 80 –
100 kg, dê đực đạt 90 – 130 kg. Theo Van Niekerk và Casey (1988) [27] tốc độ sinh
trưởng của dê Boer trong 12 tháng đầu là 200 g/ngày; sinh trưởng trung bình từ sơ
sinh đến 100, 150, 210 và 270 ngày tuổi ở con đực và con cái lần lượt là 291 và
272; 272 và 240; 245 và 204; 250 và 186 g/ngày. Với những ưu điểm nêu trên, dê
Boer đã được nhập nội vào nước ta nhằm mục đích nhân thuần, phát triển sản xuất
giống dê chuyên thịt cao sản nhất thế giới hiện nay và dùng con đực lai cải tạo các
giống dê hiện có ở Việt Nam để nâng cao năng suất thịt. Chính vì vậy dê Boer thích
hợp để lai cải tạo tầm vóc và năng suất chất lượng đàn dê của nước ta. Người ta đã
chứng minh rằng dê Boer có thể cải thiện khả năng sản xuất của nhiều giống dê địa
phương thông qua lai tạo.
1.1.2.2. Đặc điểm về dê cỏ
Dê cỏ là giống dê có nguồn gốc ở nước ta từ lâu đời và được nuôi phổ biến ở
rất nhiều vùng trong cả nước, mang nhiều tên địa phương nhưng được gọi chung là
dê cỏ. Theo Nguyễn Kim Lin và cs (2010) [9] dê có màu lông không thuần nhất,
vàng nâu hoặc loang vá, tập trung ở một số màu chính như đen, vàng, tro, cánh gián.
Một số con vùng mặt có 2 sọc nêu đen. Dọc lưng từ đầu đến khấu đuôi có một dải
lông đen, bốn chân có đốm đen. Đầu nhỏ, trán rộng và thô, mũi thẳng, mắt sáng, tai
nhỏ hướng về phía trước, chân chắc khỏe, vận động linh hoạt. Theo Trần Trang
Nhung và cs (2005) [14] dê cỏ địa phương có tầm vóc nhỏ, khối lượng sơ sinh bình
quân là 1,6 – 1,8 kg; khối lượng trưởng thành dê cái 25 – 30 kg, dê đực 35 – 40 kg,
chiều cao vây con cái 50 – 54 cm, con đực là 55 – 58 cm. Dê cỏ có khả năng sinh
sản tốt, số con đẻ ra bình quân /lứa là 1,5 con; số lứa đẻ bình quân là 1,6 – 1,7
lứa/năm. Năng suất sữa thấp, chỉ đủ nuôi con, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa 65 – 75%,

phù hợp với chăn thả quảng canh và nuôi với mục đích lấy thịt.


10

1.1.3. Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng
1.1.3.1. Khả năng sinh trưởng
Sinh trưởng là sự tăng lên về thể tích, khối lượng, kích thước của từng bộ
phận hay của toàn bộ cơ thể con vật.
Phát dục là quá trình thay đổi tăng thêm hoặc hoàn thiện thêm tính chất, chức
năng của các cơ quan bộ phận trong cơ thể vật nuôi.
Sinh trưởng là quá trình tích lũy chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự
tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con
vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời trước. Sự sinh trưởng chính là sự tích lũy
dần các chất mà chủ yếu là protein. Tốc độ và sự tổng hợp protein cũng chính là tốc
độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể.
Sự tăng trưởng của sinh vật bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi cơ
thể đã trưởng thành và được chia thành hai giai đoạn chính: giai đoạn trong thai
(trong cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài thai (ngoài cơ thể mẹ). Như vậy, cơ sở chủ yếu
của sinh trưởng gồm hai quá trình: tế bào sản sinh và tế bào phát triển, trong đó sự
phát triển là chính.
Mỗi cơ thể sinh vật sinh ra và lớn lên đều có quá trình hình thành và phát
triển. Sự hình thành, phát triển này không phải xảy ra hoàn toàn trong tế bào sinh
dục, cũng không phải hoàn chỉnh đầy đủ trong quá trình hình thành phôi thai. Mà nó
được hình thành, phát triển hoàn thiện trong quá trình phát triển cơ thể của con vật.
Đặc điểm của sinh vật là hấp thụ, sử dụng năng lượng của môi trường xung quanh
làm thành chất cấu tạo cơ thể của mình để lớn lên và phát triển. Quá trình phát triển
không chỉ phụ thuộc vào các đặc tính di truyền của bố mẹ, tổ tiên, mà còn phụ thuộc
vào sự thay đổi của môi trường sống. Quá trình phát triển đó gồm hai mặt sinh
trưởng và phát dục.

Đối với sự phát triển chung của một cơ thể sống, quá trình sinh trưởng và
phát dục có mối liên quan chặt chẽ với nhau, hai quá trình này không có ranh giới.
Sinh trưởng là sự thay đổi về số lượng, phát dục thay đổi về chất lượng. Tại một


11

thời điểm nào đó có thể hai quá trình này diễn ra song song với nhau nhưng cũng có
thể quá trình sinh trưởng diễn ra yếu và quá trình phát dục lại mạnh và ngược lại.
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, sự phát triển của cơ thể động vật có tính
giai đoạn. Mỗi giai đoạn khác nhau thì sự sinh trưởng và phát dục khác nhau. Giai
đoạn đầu của thời kì bào thai, quá trình phát dục mạnh và nhanh để hình thành nên
các tổ chức, bộ phận của cơ thể nhưng đồng thời quá trình sinh trưởng diễn ra cũng
rất khẩn trương. Đến cuối giai đoạn bào thai thì quá trình phát dục chậm lại và quá
trình sinh trưởng lại nhanh hơn để tăng khối lượng, kích thước cho cơ thể. Như vậy
hai quá trình này có mối liên hệ chặt chẽ. Nếu phát dục không đầy đủ sẽ trở nên dị
tật. Ngược lại, nếu sinh trưởng không đầy đủ cơ thể sẽ còi cọc, chậm lớn.
Trong chăn nuôi, để đánh giá sự sinh trưởng và phát dục của gia súc người ta
thường dùng phương pháp cân khối lượng và đo kích thước các chiều đo của cơ thể.
Ở các cơ sở chăn nuôi, phương pháp chủ yếu là cân định kỳ gia súc vào những thời
điểm nhất định, ngoài ra còn dùng phương pháp đo gia súc phụ thuộc vào tuổi, loài,
giống và mục đích của việc nghiên cứu. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào phương pháp
cân định kỳ gia súc để xác định sự sinh trưởng phát dục thì không chính xác. Vì nếu
chỉ dựa vào trọng lượng để đánh giá thì không đủ bởi có thể gia súc thiếu thức ăn
vẫn giữ nguyên trọng lượng hoặc bị giảm đi nhưng chiều cao, chiều dài, chiều
ngang của cơ thể vẫn có thể tăng lên. Chính vì vậy, tốt nhất tùy từng loài gia súc mà
ta sử dụng kết hợp cả hai phương pháp để cho kết quả chính xác hơn.
1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
Mỗi cơ thể khác nhau, mỗi loài khác nhau hay trong điều kiện môi trường
khác nhau cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng. Các yếu tố chính ảnh hưởng

đến quá trình sinh trưởng của dê:
- Yếu tố giống - di truyền: Là đặc tính của sinh vật nó được truyền từ bố mẹ
đến đời con cháu những đặc tính mà cha mẹ và tổ tiên đã có. Tính di truyền về sức
sản xuất cao hay thấp, chuyên dụng hay kiêm dụng đều ảnh hưởng tới quá trình sinh


12

trưởng và phát dục. Theo Acharya (1982) [14] hệ số di truyền về tính trạng khối
lượng của dê như sau:
Tính trạng

Hệ số di truyền

Khối lượng cai sữa

0,3- 0,5

Khối lượng 12- 16 tháng tuổi

0,5

Như vậy, hệ số di truyền tính trạng khối lượng của dê tương đối cao. Để tạo
tính di truyền trong sự phát triển ta phải chọn những cá thể đực và cái mang những
tính trạng di truyền mong muốn (sinh trưởng phát dục nhanh, sức sản xuất cao…)
cho giao phối, cần củng cố các đặc tính di truyền tốt ở các cá thể.
- Điều kiện khí hậu: Điều kiện thiên nhiên có thể gây ảnh hưởng trực tiếp
đến cơ thể gia súc và ảnh hưởng đến sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể. Khí
hậu nóng quá làm con vật mệt mỏi, tiêu hao nhiều năng lượng. Khi thời tiết thay đổi
theo các mùa sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến cây thức ăn xanh là nguồn cung cấp cho

gia súc, từ đó làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của gia súc. Vì vậy, cần chú ý cung
cấp đầy đủ và cân đối thức ăn cho dê con trong giai đoạn sinh trưởng, để đảm bảo
cho sự phát triển của dê con là tốt nhất, đặc biệt là trong thời kỳ khan hiếm thức ăn.
- Mức độ dinh dưỡng: Trong thời kỳ phát triển bào thai, nếu cung cấp lượng
dinh dưỡng không đầy đủ sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển
bào thai, cũng như sự phát triển của dê con khi ra đời. Dê con sẽ còi cọc, chậm lớn,
yếu ớt và tình trạng này kéo dài đến khi con vật trưởng thành gọi là tình trạng suy
dinh dưỡng. Mức độ dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của con
vật. Đối với gia súc hậu bị, việc cung cấp thừa dinh dưỡng sẽ làm con vật tích lũy
mỡ. Từ đó, sẽ không tốt cho hoạt động sinh sản và sức sản xuất cũng bị giảm sút.
Tuy nhiên, nếu nuôi dưỡng dê ở mức dinh dưỡng thấp trong giai đoạn hậu bị sẽ làm
cho con vật phát triển chậm, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh. Vì vậy, cần cung cấp
đầy đủ thức ăn và cân đối về thành phần dinh dưỡng, có như vậy mức độ tiêu tốn
đơn vị thức ăn cho 1 kg tăng trọng sẽ giảm và đảm bảo cho con vật sinh trưởng tốt.


13

- Loại hình thức ăn: Thức ăn, dinh dưỡng là tiền đề tạo nên năng suất vật
nuôi, tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau mà số lượng và chất lượng thức ăn cũng
khác nhau để đạt được mức độ dinh dưỡng thích hợp. Mặt khác, con vật có bản tính
di truyền khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng và khả năng chống chịu sự thiếu hụt
một số yếu tố dinh dưỡng nào đó, nếu coi sự thiếu hụt một chất dinh dưỡng nào đó
là yếu tố không thuận lợi của môi trường ngoại cảnh thì những cá thể có kiểu di
truyền có sức chống chịu cao với sự thiếu hụt đó khi phải sống trong môi trường
khó khăn sẽ có sức chống chịu tốt hơn so với những cá thể khác.
Nếu cho dê con tập ăn thức ăn thực vật sớm sẽ kích thích sự phát triển của bộ
máy tiêu hóa, dạ cỏ hoạt động kích thích sự hoàn thiện hệ vi sinh vật nhanh chóng,
có lợi cho tiêu hóa. Khi trưởng thành dê sẽ tiêu hóa các loại thức ăn tốt hơn.
- Chăm sóc: Các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, chuồng nuôi, không khí, sự

vận động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của gia súc. Nếu điều kiện chăm
sóc kém sẽ làm giảm sức đề kháng của con vật, con vật chậm lớn, dễ mắc bệnh.
Theo một số tác giả nghiên cứu trên gia súc nhai lại cho thấy nhiệt độ môi trường có
ảnh hưởng tới sự chuyển hóa năng lượng và năng lượng thu nhận thức ăn ở giới hạn
nhiệt độ thấp. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của
dê con. Nhiệt độ thích hợp về mùa Đông là 10-12oC, với ẩm độ là 75- 85%.
Dê con rất cần ánh sáng, đặc biệt là tia tử ngoại để phát triển. Thiếu ánh sáng
sẽ làm con vật thiếu vitamin D gây nên rối loạn hoạt động tiêu hóa và còi xương, con
vật dễ bị bại liệt. Mặt khác, dê con rất cần sự vận động, vận động giúp dê tổng hợp
vitamin D và tăng tính thèm ăn, phát triển tốt các cơ quan bên trong cơ thể. Nhưng
nếu vận động quá nhiều làm tăng trọng giảm do phải huy động năng lượng cho hoạt
động. Tốt nhất cho dê vận động 2 - 3 giờ/ ngày.
1.1.3.3. Một số chỉ tiêu và phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng của dê
Khối lượng của dê ở các tháng tuổi chính là sinh trưởng tích lũy, đường cong
lý thuyết có dạng chữ S khi gia súc còn nhỏ, dốc dựng khi dê ở giai đoạn sinh


14

trưởng nhanh và sau đó đường cong có xu hướng nằm ngang khi dê đạt tuổi trưởng
thành, con vật thành thục về thể vóc.
Sinh trưởng tuyệt đối là tăng khối lượng đạt được trong một thời gian nhất
định. Đường cong biểu diễn sinh trưởng tuyệt đối theo kiểu hình chuông tăng dần
đạt giá trị cực đại và sau đó giảm dần. Sinh trưởng tuyệt đối đạt được phụ thuộc vào
phẩm giống. Các giống dê chuyên dụng thịt cho sinh trưởng tuyệt đối cao hơn so
với các giống dê kiêm dụng hoặc các giống dê địa phương.
Sinh trưởng tương đối là mức tăng trưởng đạt được tính theo tỷ lệ %, đường
cong sinh trưởng tương đối của dê là đường hyperbol. Dê càng lớn tuổi quá trình
sinh trưởng càng chậm lại.
Kích thước các chiều đo và các chỉ số cấu tạo thể hình là sự biểu hiện cụ thể

của quá trình sinh trưởng, phát triển của gia súc. Kích thước các chiều đo là tính
trạng chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố giống và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Hệ
số di truyền của tính trạng khá cao. Nguyễn Văn Thiện (1995) [16] cho biết: Hệ số
di truyền cao vây h2 = 0,63, vòng ngực h2 = 0,28.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Jiabi và cs (2000) [22] cho biết dê lai F1 giữa dê đực Boer và dê cái của 6
giống dê địa phương Trung Quốc cho khối lượng sơ sinh, 4, 6 và 12 tháng tuổi tăng
ở con đực lần lượt là 37,1%, 49,7%, 66,29% và 77,85%; ở con cái là 41,62%;
47,21%; 60,03% và 61,78% so với các giống dê địa phương.
Theo Cameron và cs (2001) [20] khi lai giống dê Boer với dê Spanish và dê
Angora thì con lai sinh ra ở 24 tuần tuổi có khối lượng lần lượt là 24,4 và 25,2 kg
cao hơn dê Spanish ở cùng tuần tuổi (19,5 kg). Tăng khối lượng/ngày của dê lai F1
Boer x Spanish và Boer x Angora lần lượt là 154 và 161 g/ngày cao hơn dê Spanish
(117 g/ngày).
Ssewannyana và cs (2004) [26] cho biết dê lai F1 (♂ Boer × ♀ Mubenla địa
phương) và F1 (♂ Boer × ♀ Teso địa phương) có khối lượng sơ sinh, 8, 16, 24 tuần


15

tuổi lần lượt là 1,91 và 2,01; 5,88 và 7,24; 8,94 và 9,47; 13,65 và 13,16 kg. Sinh
trưởng tuyệt đối của dê lai F1 (♂ Boer × ♀ Mubenla địa phương) và F1 (♂ Boer ×
♀ Teso địa phương) giai đoạn 0-16 tuần tuổi lần lượt là 62,77 và 66,43 g/ngày đều
cao hơn dê Mubenla và Teso địa phương (56,11 và 47,15 g/ngày). Dê lai F1 (♂ Boer
× ♀ Mubenla địa phương) và F1 (♂ Boer × ♀ Teso địa phương) có khối lượng lúc
24 tuần tuổi (13,65 và 13,16 kg) đều lớn hơn dê Mubenla và Teso địa phương ở lứa
tuổi (11,21và 9,25 kg).
Maria Sauer và cs (2012) [23] cho biết sinh trưởng tuyệt đối của dê lai F1 giữa
dê đực Boer và dê địa phương của Rumania là 225,12 g/ngày trong khi đó sinh

trưởng tuyệt đối của dê địa phương chỉ đạt 159,76 g/ngày. Khối lượng của dê lai F1
lúc cai sữa là 13,92 kg, trong khi đó dê địa phương lúc cai sữa chỉ được 10,34 kg.
Maria Sauer và cs (2015) [24] cho biết dê lai F1 (Boer x Carpatina) có tốc độ
sinh trưởng là 145,2 g/ngày khi nuôi chăn thả trên đồng cỏ trong khi đó nhóm dê lai
được ăn bổ sung thức ăn tinh có tốc độ sinh trưởng là 211,9 g/ngày, còn nhóm dê
Carpatina có tốc độ sinh trưởng chỉ là 100,7 g/ngày khi nuôi chăn thả tự do trên
đồng cỏ và 124,4 g/ngày khi dê được ăn bổ sung thức ăn tinh. Như vậy, kiểu gen đã
ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ sinh trưởng của dê, nhóm dê lai có máu dê Boer có tốc
độ sinh trưởng nhanh hơn so với dê Carpatina.
Belay Deribe và cs (2015) [19] cho biết dê lai F1 (dê Boer x dê Cao nguyên
Srinka, Ethiopia) có khối lượng sơ sinh, cai sữa, 6 tháng và 1 năm tuổi lần lượt là
2,68; 9,82; 13,54; và 19,53 kg. Sinh trưởng tuyệt đối của dê lai này ở giai đoạn sơ
sinh đến cai sữa, cai sữa đến 6 tháng tuổi và từ sơ sinh đến 1 năm tuổi lần lượt là
78,67; 37,27 và 33,01 g/ngày.
Salama và cs (2015) [25] công bố dê lai F1 (♂ Boer × ♀ Baladi địa phương)
có khối lượng lúc sơ sinh, cai sữa, 6 và 12 tháng tuổi là 2,6; 10,77; 13,35 và 26,71
kg trong khi đó dê Baladi địa phương có khối lượng lúc sơ sinh, cai sữa, 6 và 12
tháng tuổi là 1,94; 8,54; 11,41 và 22,28 kg. Sinh trưởng tuyệt đối của dê lai F1 (♂
Boer × ♀ Baladi địa phương) và dê Baladi địa phương giai đoạn sơ sinh - cai sữa;


×