Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

dịch vụ mạng internet không dây chiến lược đại dương xanh của VMS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.71 KB, 8 trang )

Môn học: Quản trị Marketing

BÀI TẬP CÁ NHÂN

Câu 1:

I. Đặt vấn đề:
Trong thời kỳ kinh tế hiện nay, với tình trạng cung vượt cầu trong nhiều ngành
kinh doanh, việc cạnh tranh để chiếm lĩnh một phần đang thu hẹp dù là rất cần thiết
nhưng chưa đủ để duy trì kết quả kinh doanh cao. Vì vậy các công ty cần tiến xa hơn
chứ không chỉ cạnh tranh với đối thủ. Để nắm bắt những cơ hội mang lại lợi nhuận
và tăng trưởng, họ cần tạo ra những đại dương xanh.
Khái niệm, đặc điểm chiến lược "Đại dương xanh"
Việc nhận biết sâu sắc về chiến lược Đại dương xanh sẽ giúp nhà hoạch định
chiến lược đề ra những bước đi thích hợp cho hoạt động kinh doanh của công ty. Do
đó, nhà hoạch định cần hiểu khái niệm, đặc điểm của chiến lược kinh doanh nay Chiến lược Đại dương xanh :
+ Khái niệm: Chiến lược "Đai dương xanh" là một chiến lược phát triển và mở rộng
một thị trường trong đó không có cạnh tranh hoặc sự cạnh tranh là không cần thiết
mà các công ty có thể khám phá và khai thác - các học giả Kim và Mauborgne (theo
tổng kết nghiên cứu về chiến lược của hai giáo sư tại Viện INSEAD của Pháp).
+ Từ khái niệm trên có thể dễ nhận thấy Chiến lược Đại dương xanh có những đặc
điểm sau:


Không cạnh tranh trong khoảng thị trường đang tồn tại, Chiến lược xanh tạo ra
một thị trường không có cạnh tranh.



Không đánh bại đối thủ cạnh tranh mà làm cho cạnh tranh không còn hoặc trở
nên không cần thiết.





Không chú trọng khai thác các nhu cầu hiện có, tập trung vào việc tạo ra và
giành lấy các nhu cầu mới.


Môn học: Quản trị Marketing



Không cố gắng để cân bằng giá trị/ chi phí mà chuyển hướng sang phá vỡ cân
bằng giá trị/chi phí.



Không đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong việc theo đuổi sự khác biệt
hoặc theo đuổi chi phí thấp. Chiến lược xanh đặt toàn bộ hoạt động của công
ty trong chiến lược: vừa theo đuổi sự khác biệt, đồng thời vừa theo đuổi chi
phí thấp.

II. Giới thiệu về Công ty thông tin di động (VMS)
Công ty thông tin di động (VMS) là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT). Được thành lập vào ngày 16 tháng 04
năm 1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di
động GMS 900/1800 với thương hiệu Công ty thông tin di động (VMS), đánh dấu
cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động của
MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp
dịch vụ mới về thông tin di động.
Hiện nay trên thị trường có khoảng 7 công ty kinh doanh khai thác dịch vụ

thong tin di động trên cả nước, bao gồm các công ty như MobiFone, Vinafone,
Viettel, Sfone,

Gtel Telecom, Vietnammobi, EVN , các công ty này có sự cạnh

tranh khốc liệt với nhau. Họ đưa ra các chương trình khuyến mại, giảm giá cước
nhằm thu hút khách hàng về phía mình. Cách làm này thực sự không hiệu quả bởi vì
một công ty này đưa ra một chương trình khuyến mại giảm giá nhằm kéo khách hàng
về phía mình thì công ty khác cũng đưa ra một chương trình khuyến mại tương tự,
dẫn đến lợi nhuận của các công ty giảm đáng kể và thị trường trở nên bão hòa. Năm
bắt được tinh hinh trên, ban Giám đốc công ty MobiFone đang định hướng đưa ra
một sản phẩm mới là "dịch vụ mạng Internet không dây" nhằm tìm kiếm một
khoảng trống trong thị trường được gọi là chiến lược "Đại dương xanh".
III . Giới thiệu sản phẩm:
Dịch vụ mạng internet không dây là thế hệ tiên tiến của công nghệ Wifi. dựa
trên công nghệ sóng vô tuyến Viba. Điều khác biệt với mạng internet Wifi hiện có là
vùng phủ sóng rộng hơn, bán kính khoảng từ 3km đến 5km và tôc độ đường truyền
đạt tới 7,2MGB/s.
Sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng gồm các dịch vụ sau:
- Dịch vụ truy cập internet tốc độ cao.


Môn học: Quản trị Marketing

- Dịch vụ internet TV:
là dịch vụ truyền hình theo yêu cầu được truyền trên mạng internet tốc độ cao
của MobiFone, ngoài tính năng truyền hình thông thường, dịch vụ internet TV hấp
dẫn, tiện dụng với “tất cả trong một” như: Nhiều kênh trong và ngoài nước; có sự
thay đổi thường xuyên về số kênh phát sóng. Truyền hình xem lại cho phép chiếu lại
các kênh đã phát trong vòng 48 giờ của 10 kênh; Kho phim truyện khổng lồ, phong

phú, nhiều thể loại được cập nhật hàng tuần; Các chương trình thiếu nhi, ca nhạc sôi
động cùng những sự kiện tổng hợp bằng các video clip sống động, chân thực, một
kho nhạc khổng lồ dành cho mọi đối tượng cùng những tin tức nóng hổi được cập
nhật hàng giờ…

Đặc biệt, khi sử dụng dịch vụ internet TV của Công ty thông tin di động
(VMS), khách hàng có cơ hội được theo dõi các trận bóng Ngoại hạng Anh ngày Chủ
nhật và các giải La Liga, Seri A, Champions League… khi công ty chính thức tiếp
sóng 2 kênh K+1 và K+ Nhịp sống của VSTV, đơn vị sở hữu các kênh K+.
- Dịch vụ Game online:
Khi sử dụng Internet của Công ty thông tin di động (VMS), khách hàng chơi game
online sẽ được tận hưởng những giờ phút giải trí tuyệt vời cùng các game Thiên Long
Bát Bộ, Tây Du Ký, Đặc Nhiệm Anh Hùng, MU Việt Nam và Bá Chủ Thế Giới mà
không bị hiện tượng chậm, hay kết nối không ổn định.
IV. So sánh sự khác biệt dịch vụ internet không dây với các mạng khác.
Hiện nay trên thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông có khoảng 3 công ty
cung cấp dịch vụ internet đó là VNPT, Viettel, FPT, các công ty này đang cung cấp
dich vụ internet tốc dộ cao băng thông rộng, như dịch vụ ADSL, Megawan, Dcom,
3G, các công ty này cung cấp dịch vụ phần lớn cho các cơ quan văn phòng, doanh
nghiệp, sinh viên và các gia đình có thu nhập trung bình khá.
nhược điểm của các mạng này là phải sử dụng thiết bị kết nối như modem, Modem
Wifi, và sử dụng sim kết nối qua thiết bị, phải sử dụng dây mạng để kết nối máy tính
với thiết bị kết nối, mất mỹ quan đường phố cũng như chi phí cho việc mua modem
thiết bị kết nối 3G.
Để khắc phục điểm này Công ty thông tin di động (VMS) đưa ra dịch vụ internet
không dây với các ưu điểm


Môn học: Quản trị Marketing


sau:
- Người sử dụng không cần dây cab kết nối với máy tính hoặc modem
- Người sử dụng không cần thiết bị kết nối như modem, thiết bị kết nối 3G, Dcom
- Người sử dụng có thể sử dụng mạng internet mọi lúc mọi nơi mà không cần thiết bị
kết nối .
MobiFone sẽ sử dụng thiết bị phát sóng thông qua sóng vô tuyến viba giống như thiết
bị phát sóng WiFi. Các thiết bị máy tính chỉ cần sử dụng Wireless network card là có
thể bắt được sóng, phạm vi phát sóng bán kính từ 3km đến 5 km, các trạm phát sóng
này dựa trên các trạm sẵn có của MobiFone.
V. Mục tiêu chiến lược.
Hiện nay trên thị trường máy tính, xu hướng sử dụng máy tính xách tay thay
thế cho máy để bàn đã phổ biến trong sinh viên và dân văn phòng, ngoài ra số lượng
dụng máy smartfone cũng phổ biến trong giới trẻ. Theo thống kê hiện trên cả nước có
khoảng 5.000.000 người sử dụng máy tính xách tay và điện thoại Smartfone . Vì vậy
đây là thị trường tiềm năng cho sự phát triển mạng internet không dây và các dịch vụ
đi kèm khác như games online, Internet TV. Mục tiêu của chiến dịch này là thay đổi
công nghệ mạng internet đã lạc hậu, Giúp khách hàng dễ dàng đăng ký sử dụng mà
không lo đến thủ tục rườm rà, cũng như thu hút khách hang đang sử dụng mạng
internet thế hệ cũ sang công nghệ mới.

VI KÕt luËn:
Qua những phân tích trên, tôi nhận thấy rằng Công ty MobiFone đang đi đúng
hướng, tạo được sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh bên mạng khác, tiết kiệm
được chi phí và đưa ra các dịch vụ dễ sử dụng, tiện lợi cho khách hàng.

Câu 2:

Doanh nghiệp Việt Nam đã tạo ra sự khác biệt trong kênh phân phối theo tôi trình
bày sau đây là Ngân hàng ACB:
I. Đặt vấn đề:



Môn học: Quản trị Marketing

Hiện nay, nước ta có hơn 86 triệu người và mức thu nhập ngày càng tăng song
tỉ lệ người dân sử dụng sản phẩm ngân hàng vẫn còn hạn chế. Theo thống kê thì bình
quân cả nước mới chỉ có khoảng 50 - 60% dân số có tài khoản trong ngân hàng
Bên cạnh đó là sự tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người và của các loại hình
doanh nghiệp đã tạo ra thị trường đầy tiềm năng của các ngân hàng thương mại
(NHTM), đặc biệt là thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ (NHBL). Phát triển dịch vụ
NHBL đang là một xu thế và là yêu cầu tất yếu đối với các NHTM hiện nay nhằm
tăng cường sự hiện diện, gia tăng thị phần và đa dạng hoá các loại hình sản phẩm
dịch vụ của ngân hàng, góp phần vào việc tăng sức cạnh tranh của ngân hàng.
Vì vậy, có thể nói loại hình dịch vụ này sẽ phát triển mạnh trong tương lai.
Các NHTM do đó đang có xu hướng chuyển sang bán lẻ, tăng cường tiếp cận với
khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ. Khi chuyển sang bán lẻ, các ngân hàng sẽ
có cơ hội mở rộng thị trường, tiềm năng phát triển tăng lên và tăng khả năng phân tán
rủi ro trong kinh doanh.
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy
phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, GIấy
phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993.
Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
Ngay từ đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành ngân hàng
thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt
Nam vào thời điểm đó Ngân hang bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh
nghiệp vừa và nhỏ là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là
ngân hàng mới thành lập như ACB

II. Chiến Lược tăng trưởng


Cơ sở cho việc xây dựng chiến lược hoạt động qua các năm là:
Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu
khách hàng và hướng tới khách hàng.
Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo
cho sự tăng trưởng được bền vững.


Môn học: Quản trị Marketing

Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn
cổ đông (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính
vững mạnh, có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn
chưa hoàn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam.
Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên
nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu
quả. Xây dựng “Văn hóa ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một
cách xuyên suốt. ACB đang từng bước thực hiện chiến lược tăng trưởng ngang và đa
dạng hóa.
Chiến Lược Tăng Trưởng Ngang: Thể Hiện 3 Hình Thức
Tăng trưởng thông qua mở rộng hoạt động: hiện nay trên phạm vi toàn quốc,
ACB đang tích cực phát triển mạng lưới kênh phân phối tại thị trường mục tiêu, khu
vực thành thị Việt Nam, đồng thời nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng mới để cung cấp cho thị trường đang có và thị trường mới trong tình hình
yêu cầu của khách hàng ngày càng tinh tế và phức tạp. Ngoài ra, khi điều kiện cho
phép, ACB sẽ mở văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ.

Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh với các đối tác chiến lược: hiện nay,
ACB đã xây dựng được mối quan hệ với các định chế tài chính khác, ví dụ
như các tổ chức thẻ quốc tế (Visa, Master Card), các công ty bảo hiểm (Prudential,
AIA, Bảo Việt, Bảo Long), chuyển tiền Western Union, các ngân hàng bạn

(Banknet), các đại lý chấp nhận thẻ, đại lý chi trả kiều hối, v.v… Để thực hiện mục
tiêu tăng trưởng, ACB đang quan hệ hợp tác với các định chế tài chính và doanh
nghiệp khác để cùng nghiên cứu phát triển các sản phẩm tài chính mới và ưu việt cho
khách hàng mục tiêu, mở rộng

hệ thống kênh phân phối đa dạng , chủ động tăng

cường lực lượng bán hang trực tiếp và đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo và
chuyên môn hoá đội ngũ nhân viên. Phân khúc dịch vụ tự phục vụ như internet
banking và ATMs được mở rộng. Bổ sung thêm máy ATM với nhiều chức năng hơn
và chất lượng cao hơn của trung tâm chăm sóc khách hàng đã mở rộng quy mô của
ngân hàng một cách đáng kể. Hệ thống quản lý hàng đợi cũng tạo thuận lợi hơn cho
khách hàng và hiệu quả của chi nhánh ngân hang.
ACB đã có một đối tác chiến lược là Ngân hàng Standard Chartered một ngân hàng
nổi tiếng về các sản phẩm của ngân hàng bán lẻ. ACB đang nỗ lực tham khảo kinh


Môn học: Quản trị Marketing

nghiệm, kỹ năng chuyên môn cũng như công nghệ của các đối tác để nâng cao năng
lực cạnh tranh của mình cho quá trình hội nhập.
Tăng trưởng thông qua hợp nhất và sáp nhập: ACB ý thức là cần phải xây dựng
năng lực tiếp nhận đối với loại tăng trưởng không cơ học này và thực hiện chiến lược
hợp nhất và sáp nhập khi điều kiện cho phép.
Chiến Lược Đa Dạng Hóa
Đa dạng hóa là một chiến lược tăng trưởng khác mà ACB quan tâm thực hiện,
ACB đã có Công ty chứng khoán (ACBS), Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản
(ACBA), đang chuẩn bị thành lập Công ty Cho thuê tài chính và Công ty Quản lý
quỹ. Với vị thế cạnh tranh đã được thiết lập khá vững chắc trên thị trường, trong thời
gian sắp tới, ACB có thể xem xét thực hiện chiến lược đa dạng hóa tập trung để từng

bước trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện thông qua các hoạt động sau
đây:
Cung cấp và tăng cường quan hệ hợp tác với các công ty bảo hiểm để phối hợp cung
cấp

các giải pháp tài chính cho khách hàng.
Nghiên cứu thành lập công ty thẻ (phát triển từ trung tâm thẻ hiện nay)

Nghiên cứu khả năng thực hiện hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư.
Tuy ACB đã khẳng định được mình nhưng luôn nhận thức rằng thách thức vẫn còn phía
trước và phải nỗ lực rất nhiều, đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện các chương trình trợ
giúp kỹ thuật, các dự án nâng cao năng lực hoạt động, hướng đến áp dụng các chuẩn
mực và thông lệ quốc tế để có khả năng cạnh tranh và hội nhập khu vực thành công. Do
vậy, từ năm 2005, ACB đã bắt đầu cùng các cổ đông chiến lược xây dựng lại chiến lược
mới. Đó là chương trình Chiến lược 5 năm (2006-2011) và tầm nhìn 2015.
Phát Triển Các Cột Mốc Đáng Ghi Nhớ
Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược nêu trên được cổ đông và nhân viên ACB đồng tâm
bám sát trong suốt 16 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã chứng
minh rằng đó là các định hướng đúng đối với ACB. Đó cũng chính là tiền đề giúp
Ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống ngân hàng thương mại
cổ phần tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của
ACB:

III Kết luận


Môn học: Quản trị Marketing

Qua việc nghiên cứu chiến lược tạo sự khác biệt thông qua kênh phân phối của
Ngân hàng Á Châu (ACB) chúng ta có thể hiểu được chiến lược, tầm nhìn giúp cho

thương hiệu của ACB lần lượt vượt qua khó khăn để ngày nay trở thành thương hiệu
ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ tốt nhất tại Việt Nam. Đa dạng hóa dịch vụ,
tăng trưởng qua hợp tác, liên minh với các đối tác chiến lược đã giúp thương hiệu của
ngân hàng ACB đứng vững trên thị trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp trí marketing
2. Báo Sài Gòn tiếp thị
3. Báo Doanh nhân
4. Tài liệu học tập “ MARKETING ” – Global Advanced



×