MỤC LỤC
Mở đầu ………………………………..…………………………………….……1
Nội dung …………………………………………..……………………………...1
I, Nội dung quy luật phủ định của phủ định và ý nghĩa phương pháp luận……...1
1, Khái niệm…………………………………………………………………….1
2, Nội dung …………………………………………………………...………...2
3, Tính chất ……………………………………………………………………..3
4, Ý nghĩa phương pháp luận ………………………..………………...………..3
II, Vận dụng quy luật vào hoạt động kinh tế nước ta hiện nay ……………….….4
1, Nền kinh tế hàng hoá ra đời là tất yếu khách quan, phủ định lại nền kinh tế
tập trung quan liêu bao cấp đã không còn phù hợp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam……………………………………………………………..…..4
2, Xu hướng phát triển kinh tế theo quy luật…………………………………….5
Kết luận ……………………………………………………………….…………..7
MỞ ĐẦU
Những thành tựu mà dân tộc Việt Nam đạt được trong chiến tranh giữ gìn độc lập,
trong hòa bình, xây dựng và trong sự nghiệp đổi mới đều bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác
- Lênin. Nhận định rằng chỉ có chủ nghĩa Mác – Lênin mới là học thuyết học thuyết
khoa học nhất, chắc chắn nhất và chân chính nhất để thực hiện lý tưởng tiến lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam là khá chính xác. Các quan điểm, nhận định hay phương
pháp luận đều xuất phát từ thực tế khách quan của thực tế và có tính áp dụng cao.
Hôm nay vấn đề chúng ta phân tích là quy luật phủ định của phủ định, một trong ba
quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật nói lên khuynh hướng cơ bản,
phổ biến của mọi vận động phát triển diễn ra trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Bên cạnh đó, việc áp dụng quy luật này vào nền kinh tế nước ta là rất thực tiễn. Việc
phát triển đất nước ta hiện nay một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của luận điểm
cảu quy luật này.
NỘI DUNG
I, Nội dung quy luật phủ định của phủ định và ý nghĩa phương pháp luận
1, Khái niệm
Phủ định có thể hiểu là sự vật, hiện tượng sinh ra, tồn tại, phát triển rồi mất đi, được
thay thế bằng sự vật, hiện tượng khác; thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn
tại khác của cùng một sự vật trong quá trình vận động phát triển của nó. Mọi quá trình
vận động và phát triển trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội hay tư duy đều diễn ra
thông qua những sự phủ định.
Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ phủ định tự thân, là mắt
khâu của quá trình dẫn đến ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ
Mọi quá trình vận động và phát triển các lĩnh vực tự nhiên, xã hội hay tư duy diễn ra
thông qua những sự thay thế, trong đó có sự thay thế chấm dứt sự phát triển, nhưng
cũng có sự thay thế tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triẻn của sự vật. Những
sự thay thế tạo ra điều kiện, tiền đề cho qúa trình phát triển của sự vất thì gọi là phủ
định biện chứng.
Phủ định biện chứng không bao hàm mọi sự phủ định nói chung mà nó chỉ bao hàm
những phủ định là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật, hiện tượng
tạo ra bước nhảy về chất, tạo tiền để, điều kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời thay
thế cái cũ.
2, Nội dung
Đây là 1 trong 3 qui luật cơ bản của phép biện chứng duy vật,nó phản ánh về khuynh
hướng chung của sự vận động phát triển vàtiến lên thông qua 1 chu kì phủ định biện
chứng thì sự vật hiện tượngmới sẽ ra đời thay thế cho sự vật hiện tượng cũ nhưng ở
trình độ cao hơn cái cũ.
Trong quá trình vận động và phát triển, sự vật mới được ra đời trên cơ sở khẳng định
và phủ định sự vật cũ. Khi hai mặt mâu thuẫn đấu tranh với nhau mà vượt qua giới
hạn độ thì sự vật mới ra đời, phủ định biện chứng có mặt. Thế nhưng sự vật không
dừng lại ở đó mà nó lại tiếp tục đấu tranh giữa các mặt mâu thuẫn mới và một lần nữa
cái mới đó bị cái mới hơn phủ định. Quá trình phủ định hai lần đó được gọi là Phủ
định của phủ định và từ đây “sự vật mới hoàn thành một chu kỳ phát triển”. Ví dụ : Sự
phát triển tuần hoàn thành vòng của quả thông.
Quy luật phát triển liên tục, điểm kết thúc của chu kỳ này lại là điểm bắt đầu của một
chu kỳ mới. Do vậy, kết quả phủ định cái phủ định luôn luôn bao giờ cũng có hình
thức mới hơn, có nội dung toàn diện và phong phú hơn những cái ban đầu.
Qui luật phủ định của phủ định khái quát tính chất chung, phổ biến của sự phát triển:
đó không phải là sự phát triển theo hình thức một con đường thẳng, mà phát triển theo
hình thức con đường “xoáy ốc”. Lênin đã khái quát con đường đó như sau: “Sự phát
triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một
trình độ cao hơn(“phủ định của phủ định”); sự phát triển có thể nói là theo đường tròn
xoáy ốc chứ không phải theo con đường thẳng…”
Khuynh hướng phát triển theo đường xoáy ốc thể hiện tính chất biện chứng của sự
phát triển, đó là tính kế thừa, tính lặp lại và tính tiến lên. Mỗi vòng mới của đường
xoáy ốc phản ánh quá trình phát triển vô tận tù thấp đến cao của sự vật, hiện tượng
trong thế giới. Trong quá trình phát triển của sự vật, phủ định biện chứng đã đóng vai
trò là những “vòng khâu” của quá trình đó.
Từ sự phân tích đã được nêu ra ở trên, chúng ta khái quát về nội dung cơ bản của
quy luật phủ định của phủ định như sau:
Quy luật phủ định của phủ định nêu lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái khẳng định và
cái phủ định, nhờ đó phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển; nó bảo tồn
nội dung tích cực của các giai đoạn trước và bổ sung thêm những thuộc tính mới làm
cho sự phát triển đi theo đường "xoáy ốc".
3, Tính chất
Phủ định biên chứng có một số đặc điểm cơ bản sau:
+ Tính khách quan: Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự
vật, nó là kết quả của quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn tất yếu, bên trong của
bản thân sự vật; tạo khả năng ra đời của cái mới, thay thế cái cũ, nhờ đó tạo nên xu
hướng phát triển của chính bản thân sự vật. Vì thế, phủ định biện chứng cũng chính là
sự tự thân phủ định.
+ Tính kế thừa: Phủ định biện chứng là kết quả của việc tự giải quyết mâu thuẫn
bên trong của bản thân sự vật và của quá trình tích lũy về lượng dẫn đến sự nhảy vọt
về chất, cho nên cái mới ra đời không thể là sự phủ định sạch trơn cái cũ, mà là sự
phủ định có kế thừa. Cái mới ra đơì trên cơ sở cái cũ, cái mới không xóa bỏ hoàn toàn
cái cũ, mà có chọn lọc, giữ lại và cải tạo những mặt còn thích hợp của cái cũ. Với tính
kế thừa ấy phủ định biện chứng đồng thời cũng là khằng định.
Bởi vậy, phủ định biện chứng là khuynh hướng tất yếu của mối liên hệ bên trong
giữa cái cũ và cái mới, là sự tự khẳng định của các quá trình vận động, phát triển của
sự vật.
4, Ý nghĩa phương pháp luận
Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta hiểu biết một cách đúng đắn về xu
hướng của sự phát triển. Quá trình phát triển của các sự vật và hiện tượng không diễn
ra một cách thẳng tắp, ngược lại, quá trình đó diễn ra quanh co, phức tạp, đặc biệt là
lĩnh vực đời sống xã hội. Lênin viết: “Cho rằng lịch sử thế giới phát triển đều đặn
không va vấp, không nhảy lùi những bước rất lớn là không biện chứng, không khoa
học, không đúng về mặt lí luận”.
Quy luật cũng giúp ta hiểu đầy đủ hơn về cái mới. Cái mới là cái ra đời phù hợp với
quy luật phát triển của sự vật. Nó luôn luôn biểu hiện là giai đoạn cao về chất trong sự
phát triển. Trong giới tự nhiên, cái mới xuất hiện được thực hiện một cách tự động.
Trong đời sống xã hội, cái mới xuất hiện gắn với sự nhận thức và hoạt động của con
người. Tuy cái mới là cái phù hợp với quy luật là cái tất thắng. Song, như Lênin nói:
“Trong lúc cái mới vừa mới nảy sinh thì cái cũ trong một thời gian nào đó vẫn còn cứ
mạnh hơn cái mới”. Vì vậy, một quan niệm chân chính về sự phát triển phải là một
thái độ ủng hộ cái mới, đấu tranh cho cái mới, chống lại cái cũ, cái lỗi thời kìm hãm
sự phát triển. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần ủng hộ lối sống mới, đạo đức
mới cũng như những lý thuyết khoa học mới.
Giúp chống thái độ hư vô chủ nghĩa, đồng thời chống thái độ bảo thủ hư vô, khư khư
ôm lấy những gì đã lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp, không chịu đổi mới.
Mỗi quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật đề cập đến những phương diện
khác nhau của quá trình vận động và phát triển của sự vật. Trong thực tế, sự vận động
và phát triển của bất cứ sự vật nào cũng là sự tác động tổng hợp của tất cả những quy
luật cơ bản do phép biện chứng duy vật trừu tượng hóa và khái quát hóa. Do đó, trong
hoạt động của mình, cả hoạt động nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn để đạt chất lượng
và hiệu quả cao, con người phải vận dụng tổng hợp tất cả những quy luật đó một cách
đầy đủ, sâu sắc, năng động, sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể.
II, Vận dụng quy luật vào hoạt động kinh tế nước ta
Nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân
dân, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Song, để đưa công cuộc đổi mới
tiếp tục tiến lên, chúng ta phải giải quyết rất nhiều khúc mắc hay mâu thuẫn còn tồn
tại. Việc giải quyết có hiệu quả những mâu thuẫn là điều kiện căn bản để nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy
mạnh toàn diện công cuộc đổi mới.
Nhà triết học Hêgen đã khẳng định: Cuộc sống tiến lên thông qua những mâu thuẫn.
Thực tiễn phát triển đất nước ta hiện nay một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của
luận điểm đó. Nhận thức tầm quan trọng của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác
Lênin, đặc biệt là phép phù định biện chứng đối với công cuộc đổi mới của Việt Nam,
ta có thể áp dụng nó vào giải quyết vấn đề hoạt động kinh tế nước ta hiện nay.
1, Nền kinh tế hàng hoá ra đời là tất yếu khách quan, phủ định lại nền kinh tế
tập trung quan liêu bao cấp đã không còn phù hợp trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
a, Nguyên nhân
Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung trong thời kỳ đầu thực hiện ở nước ta đã tỏ
ra phù hợp, nó đã tạo ra một bước chuyển biến quan trọng về mặt kinh tế xã hội.
Đồng thời nó cũng thích hợp với nền kinh tế thời chiến và đóng vai trò quan trọng
trong việc tạo ra chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Nó đã cho phép Đảng và nhà nước
huy động ở mức độ cao nhất sức người và sức của cho tiền tuyến.
Tuy nhiên sau ngày giải phóng Việt Nam bức tranh mới về hiện trạng kinh tế XH đã
thay đổi. Trong một nền kinh tế cùng một lúc tồn tại cả 3 loại hình kinh tế tự cấp, tự
túc, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và nền kinh tế hàng hoá. Đó là thực tế khách
quan tồn tại sau năm 1975 nhưng chúng ta vẫn tiếp tục chủ trương xây dựng nền kinh
tế chỉ huy như ở Miền Bắc trước đây. Do các quan hệ kinh tế đã thay đổi rất nhiều,
việc áp dụng cơ chế quản lý cũ vào điều kiện kinh tế đã thay đổi làm xuất hiện hàng
loạt các hiện tượng tiêu cực.
dẫn đến việc những quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá cả, quy luật cung
cầu, quy luật giá trị vi phạm nghiêm trọng, làm cho tình hình lưu thông tiền tệ, giá cả
không kiểm soát được, đặc biệt là trong những năm 80, lạm phát của nước ta đã lên
đến 3 con số làm cho đời sống nhân dân vô cùng khó khăn và tình hình kinh tế nước
ta lâm vào tình trạng khủng hoảng. Nền sản xuất kém phát triển được sự bảo hộ của
nhà nước lại càng trở nên trì trệ. Bộ máy quản lý doanh nghiệp không hiệu quả, cồng
kềnh, có nhiều cấp trung gian và không năng động, phong cách thì cửa quyền dưới
chính sách bù lỗ của nhà nước ngày càng không đem lại bất cứ một hiệu quả kinh tế
nào.
Trước sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng như trên, thêm vào đó viện trợ nước ngoài
bị giảm sút đã đặt nền kinh tế nước ta với sự bức bách đòi hỏi phải đổi mới.
b, Sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước
là một xu hướng phát triển yếu khách quan
Đứng trước yêu cầu và nhiệm vụ mới, khi cách mạng đã chuyển giai đoạn và trong
bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều thay đổi, đồng thời nhận thức sâu sắc phép phủ
định biện chứng là cái mới sẽ tất yếu khách quan ra đời thay thế cho cái cũ không còn
phù hợp nữa, vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã mạnh dạn đưa ra đường lối đổi mới,
điều chỉnh cơ cấu kinh tế để chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, công nhận sự tồn tại của thành phần kinh tế tư
nhân và có những chính sách mở rộng hợp tác quốc tế nhằm đưa nền kinh tế nước ta
dần dần hội nhập với nền kinh tế thế giới .
Khẳng định sự phát triển lâu dài nền kinh tế nhiều thành phần. Điều này có ý nghĩa là
xoá bỏ sự kỳ thị trước đây đối với kinh tế tư nhân, đồng thời đặt kinh tế nhà nước vào
môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Đây là một sự thay đổi về nhận thức có ý nghĩa rất quan trọng trong lý luận cũng
như trong thực tế lãnh đạo của Đảng trên mặt trận làm kinh tế. Xét dưới góc độ triết
học, việc chuyển sang nền kinh tế thị trường là đúng đắn và phù hợp với quy luật phủ
định của phủ định và xu thế của thời đại.
2, Xu hướng phát triển kinh tế theo quy luật
a, Định hướng
Với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, các chính sách của Việt
Nam cũng phải không ngừng thay đổi để bắt kịp với tốc độ thay đổi của nền kinh tế.
Trông đó quy luật phủ định của phủ định vẫn được tôn trọng và được bảo đảm thực
hiện.
Việc chuyển từng bước sang cơ chế thị trường cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và
các điều kiện chính trị, kinh tế xã hội nước ta là quan điểm quan trọng của quá trình
chuyển đổi cơ chế kinh tế xuất phát từ đặc điểm kinh tế trong nước và quan hệ với
bên ngoài. Dù chưa đầy đủ hoàn thiện nhưng cơ chế này được nhân dân đồng tình và
phát huy được tác dụng trong mọi mặt của đời sống kinh tế.
Mặc khác, chúng ta không phủ định sạch trơn những kết quả đạt được của mô hình
kinh tế cũ. Chúng ta chủ trương chuyển cơ chế thị trường cơ sở ổn định chính trị, lấy
ổn định chính trị làm tiêu đề và điều kiện cho phát triển kinh tế, mặt khác cũng nhận
rõ phải đổi mới mạnh mẽ trong lĩnh vực hành chính, trên cơ sở đổi mới quản lý của
nhà nước nâng cao chất lượng, hiệu lực hiệu quả của quản lý của nó phù hợp với điều
kiện nền kinh tế thị trường, mà tiếp tục ổn định chính trị đưa cải cách tiến lên những
bước phát triển.
Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế,
thực hiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.
Điều này không tránh khỏi những khuyết tật vốn có của nền kinh tế thị trường như
các vấn đề về lạm phát, thất nghiệp, vấn đề công bằng xã hội, sự ô nhiễm môi trường
và những tệ nạn xã hội phát sinh do mở cửa nền kinh tế. Đứng trước thực trạng trên,
trong giai đoạn quá độ hiện nay để có một bước phát triển cao hơn, hoàn thiện hơn thì
tất yếu chúng ta phải tìm ra những biện pháp nhằm khắc phục những khuyết tật của
nền kinh tế thị trường trên cơ sở phát huy những mặt tích cực của nó, đồng thời kiên
định đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước mà kim chỉ nam chính là chủ nghĩa
duy vật biện chứng Mác – Lênin.
b, Con đường phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam không phải là con đường
thẳng, bằng phẳng mà theo đường xoáy ốc quanh co, phức tạp.
Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâu dài, khó khăn,
nhiều thử thách. Đảng ta khẳng định, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
“là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái
mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết
phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ
chức kinh tế, xã hội đan xen” . Theo sự khái quát của Đảng, thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái
cũ và cái mới. Trong thời kỳ quá độ, ở nước ta sẽ diễn ra sự biến đổi mang tính chất
bản chất, căn bản và toàn diện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; và quá trình
đó phải diễn ra lâu dài với nhiều bước phát triển. Đó là do, đất nước ta mới trải qua
hai cuộc chiến tranh nên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều bị tàn phá, chưa qua
thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa nên hầu như chưa có những tiền đề thực tiễn cơ
bản cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội, hệ thống chủ nghĩa xã hội thế giới tan rã và
phong trào xã hội chủ nghĩa và công nhân quốc tế đang ở thời kỳ thoái trào. Bên cạnh
đó, các thế lực thù địch luôn chống phá, tìm cách xóa bỏ chủ nghĩa xã hội. Khi cái
mới và cái cũ còn hiện hữu đầy mâu thuẫn, quá trình đấu tranh giữa tiến bộ và lạc
hậu, giữa tư tưởng tập thể và tư tưởng cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, khi tiềm lực kinh tế
còn chưa đủ mạnh, những tiêu cực trong xã hội và trong Đảng vẫn còn thì những tồn
tại, những khó khăn và thách thức này dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội
kéo dài. Biểu hiện rõ nhất là sản xuất trì trệ, lạm phát tăng nhanh, công ăn việc làm
thiếu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, lòng tin của dân đối với sự lãnh đạo của
Đảng và sự điều hành quản lý của Nhà nước giảm sút. Đây chính là những bước lùi
tương đối trong quá trình phát triển cũng như xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Nhận thức được những sai lầm và hạn chế trong đường lối, chủ trương của mình,
Đảng ta đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước trong Đại hội VI của Đảng
(năm 1986). Đại hội này đã đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam, đưa nước ta thoát ra khỏi sự khủng hoảng, ngày càng phát triển.
Như vậy, thực tiễn lịch sử đã chứng minh, con đường phát triển của Việt Nam là một
con đường dài, với nhiều bước đi, nhiều giai đoạn, trong đó có cũng cả những bước
lùi tương đối.
KẾT LUẬN
Quy luật phủ định của phủ định mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong mọi hoạt
động thực tiễn. Nó khẳng định thêm tính đúng đắn, chắc chắn của chủ nghĩa Mác –
Lênin. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt trong quá trình phát triển của Việt Nam không gì
khác là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Quy
luật khẳng định niềm tin vào xu hướng tất yếu là phat triển tiến lên của cái tiến bộ, đó
là biểu hiện của thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng.
DANH MỤC TÀI LIỆU
Giáo trình những nguyên lí cơ bản cảu chủ nghĩa Mác – Lênin.
Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin
/>distribution=40276&print=true
/>