Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ NGƯỜI LÍNH QUA HAI BÀI THƠ ĐỒNG CHÍ VÀ BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH CỦA PHẠM TIẾN DUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.41 KB, 26 trang )

GIÁO ÁN DẠY THEO CHỦ ĐỀ
HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH QUA HAI BÀI THƠ: "ĐỒNG CHÍ" VÀ "BÀI
THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH".
(Chương trình Ngữ văn 9)
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết:
- Tên chủ đề: Hình ảnh người lính qua hai bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu
và bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
- Từ kĩ năng đọc, hiểu hai bài thơ: “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không
kính” một cách riêng lẻ, dạy học theo chủ đề sẽ giúp học sinh có cái nhìn toàn diện
hơn về hình ảnh người lính qua hai cuộc kháng chiến: chống Pháp và chống Mỹ. Qua
đó Gv không chỉ bồi dưỡng những kĩ năng cảm thụ thơ ca mà còn bồi dưỡng sự
phong phú về tâm hồn, tình cảm và lòng yêu nước, niềm tự hào về thế hệ trẻ đi trước.
Hình thành nhân cách, lí tưởng sống đúng đắn cho các em.
Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học
Chủ đề bao gồm 04 tiết (phân phối từ tiết 49 đến tiết 52 tuần 10+ 11) trong đó:
- Tiết 49: Xem phim tài liệu về hai cuộc kháng chiến và HS cảm nhận chung về
người lính.
- Tiết 50: Dạy bài thơ: "Đồng chí".
- Tiết 51: Dạy bài thơ: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính".
- Tiết 52: Tổng kết; Luyện tập chung.
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học:
* Kiến thức
- Qua chủ đề, HS nắm được đặc điểm lịch sử của dân tộc ta trong giai đoạn
hào hùng, bi tráng: hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước; thấy
được vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người lính cách mạng qua thơ văn kháng
chiến; bước đầu nắm được những đặc sắc nghệ thuật của các tác phẩm thơ văn
kháng chiến có chủ đề viết về người lính cách mạng.
- Kết hợp SGK Ngữ văn 9 để đọc, hiểu, thuộc và sưu tầm được nội dung của
một số bài thơ về người lính trong kháng chiến.
- Tích hợp một số ca khúc viết về người lính cách mạng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực , giản dị của tình đồng chí và hình ảnh người


lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ. Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài
thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
* Kĩ năng
- Kĩ năng khái quát, tổng hợp kiến thức.
- Kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ ca.
- Kĩ năng tự làm việc, nghiên cứu và hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm.
1


- Kĩ năng liên hệ kiến thức các môn học khoa học xã hội vào một vấn đề cụ
thể.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức được học vào thực tiễn cuộc sống.
- Kĩ năng thực hành giao tiếp, thảo luận.
- Kĩ năng thuyết trình một vấn đề về tư tưởng, đạo lí (vận dụng trong bài tập
luyện tập).
- Kĩ năng sử dụng máy tính có kết nối internet để tra cứu, tìm hiểu các nội dung
liên quan đến bài học dựa trên định hướng, câu hỏi của GV.
- Rèn luyện, củng cố và hình thành ở mức độ cao hơn các kĩ năng cần thiết trong
việc tìm hiểu, thưởng thức thơ ca. Nhận diện, phân tích phẩm chất của nhân vật trữ
tình trong hai bài thơ. Nhận diện và phân tích các biện pháp nghệ thuật: Liệt kê, so
sánh, ẩn dụ, hoán dụ,... qua các bài thơ.
- Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong
các tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà cũng không thiếu sắc màu bay bổng.
* Thái độ
- Thái độ làm việc tại phòng máy nghiêm túc, đúng quy định của phòng máy.
- Giáo dục các em về lòng yêu nước, tinh thần tự hào về thế hệ cha anh đi trước.
Từ đó, hình thành trong các em lí tưởng sống, sự trân trọng và tự hào về quê hương
đất nước, ý thức công dân và sự định hướng nghề nghiệp để sau này phục vụ Tổ
quốc.
- Có ý thức giữ gìn, góp phần xây dựng thêm những trang sử hào hùng của dân

tộc ta trong thời đại hiện đại mới.
* Năng lực chủ yếu cần hình thành
- Tự học: huy động kiến thức (văn học, văn hóa, thực tiễn đời sống,...)
- Cảm thụ thẩm mỹ văn học.
- Hợp tác, thảo luận và giải quyết vấn đề.
- Lựa chọn các hình thức để tạo lập văn bản và thực hành báo cáo sản phẩm.
Bước 4+ 5. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể
sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học
sinh trong dạy học
Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận
dụng
Nhớ, thuộc được 2 Chỉ ra được điểm - Phân tích được
bài thơ và ý nghĩa giống và khác nhau những hình ảnh
của 2 bài thơ
về hình ảnh người tiêu biểu trong
“Đồng chí” và
lính giữa 2 bài thơ các bài thơ.
“Bài thơ về tiểu
qua 2 giai đoạn - Sưu tầm thêm
đội xe không
kháng chiến chống một số bài thơ và
2

Vận dụng cao
Phân tích tác dụng
của một số biện pháp
tu từ trong các bài
thơ.
- Phát biểu cảm nghĩ
của em về hình ảnh



kính”.

Pháp và kháng xếp chúng theo
chiến chống Mỹ.
chủ đề nội dung,
giải thích được lí
do vì sao lại xếp
như thế.

Học sinh nhận
nhiệm vụ từ Gv
Xem 2
đoạn phim tài
liệu về người
lính
chống
pháp và người
lính Trường Sơn
trong
những
năm chống Mỹ
và nêu cảm
nhận chung

- Nắm được các nội
dung công việc cần
làm trong giờ theo
sự hướng dẫn của

Gv

-

Chia
nhóm, đặt tên
nhóm theo các
giai
đoạn:
Người
lính
chống
Pháp,
Anh
lính
Trường
Sơn/Anh bộ đội
cụ Hồ....
Sưu
tầm các bài thơ,
những bài hát ca
ngợi về người
lính trong hai
thời kỳ chống
Pháp và chống
Mỹ.
- Phổ biến thể lệ

Nhận
diện các bài thơ,

những bài hát
viết về người lính
trong hai thời kỳ
kháng
chiến
chống Pháp và
chống Mỹ.

- Hiểu được giá
trị nội dung tư
tưởng của một số
bài trong SGK
về các mảng nội
dung.

3

người lính.
- Từ giá trị nội dung
của mỗi bài, biết vận
dụng, liên hệ bản
thân, thực tế đời
sống
- Tái hiện lại thời kì
oanh liệt, hào hùng
của dân tộc ta bằng
nhiều hình thức: hát,
diễn kịch, vẽ tranh
minh họa, làm thơ về
người lính...

- Tự tra cứu, thảo
luận, thống nhất ý
kiến và ghi chép
khoa học, hệ thống
theo yêu cầu của tiết
học.
- Xuất hiện những ý
tưởng sáng tạo của
cá nhân trng giờ tự
học


cuộc thi“ Em yêu
chú Bộ đội’’
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học
TIẾT 49
NGƯỜI LÍNH – ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ
(Xem phim tài liệu về hai cuộc kháng chiến
và HS cảm nhận chung về người lính.)
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC
* Kiến thức
- Qua chủ đề, HS nắm được đặc điểm lịch sử của dân tộc ta trong giai đoạn
hào hùng, bi tráng: hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước; thấy
được vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người lính cách mạng qua thơ văn kháng
chiến; bước đầu nắm được những đặc sắc nghệ thuật của các tác phẩm thơ văn
kháng chiến có chủ đề viết về người lính cách mạng.
- Kết hợp SGK Ngữ văn 9 để đọc, hiểu, thuộc và sưu tầm được nội dung của
một số bài thơ về người lính trong kháng chiến.
- Tích hợp một số ca khúc viết về người lính cách mạng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực , giản dị của tình đồng chí và hình ảnh người

lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ. Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài
thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
* Kĩ năng
- Kĩ năng khái quát, tổng hợp kiến thức.
- Kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ ca.
- Kĩ năng tự làm việc, nghiên cứu và hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm.
- Kĩ năng liên hệ kiến thức các môn học khoa học xã hội vào một vấn đề cụ
thể.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức được học vào thực tiễn cuộc sống.
- Kĩ năng thực hành giao tiếp, thảo luận.
- Kĩ năng thuyết trình một vấn đề về tư tưởng, đạo lí (vận dụng trong bài tập
luyện tập).
- Kĩ năng sử dụng máy tính có kết nối internet để tra cứu, tìm hiểu các nội dung
liên quan đến bài học dựa trên định hướng, câu hỏi của GV.
- Rèn luyện, củng cố và hình thành ở mức độ cao hơn các kĩ năng cần thiết trong
việc tìm hiểu, thưởng thức thơ ca. Nhận diện, phân tích phẩm chất của nhân vật trữ
tình trong hai bài thơ. Nhận diện và phân tích các biện pháp nghệ thuật: Liệt kê, so
sánh, ẩn dụ, hoán dụ,... qua các bài thơ.
4


- Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong
các tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà cũng không thiếu sắc màu bay bổng.
* Thái độ
- Thái độ làm việc tại phòng máy nghiêm túc, đúng quy định của phòng máy.
- Thấy được sự hi sinhcuar lớp người đi trước, từ đó biết tự hào và trân trọng
những trang lịch sử hào hùng vẻ vang của dân tộc. Từ đó só ý thức học tập và tìm
hiểu lịch sử; nhận thức được vai trò của thế hệ trẻ hôm nay trong việc học tập và rèn
luyện bản thân để tiếp nối những trang lịch sử rạng rỡ của cha ông; Giáo dục các em
về lòng yêu nước; hình thành trong các em hoài bão và lí tưởng sống đúng đắn để sau

này phục vụ Tổ quốc.
- Có ý thức giữ gìn, góp phần xây dựng thêm những trang sử hào hùng của dân
tộc ta trong thời đại hiện đại mới.
* Năng lực chủ yếu cần hình thành
- Tự học: huy động kiến thức (văn học, văn hóa, thực tiễn đời sống,...)
- Cảm thụ thẩm mỹ văn học.
- Hợp tác, thảo luận và giải quyết vấn đề.
- Lựa chọn các hình thức để tạo lập văn bản và thực hành báo cáo sản phẩm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:
- Bảng phụ, tranh ảnh minh họa, máy chiếu, video các đoạn phim tư liệu, giáo
án.
- Tài liệu: Tập "Thơ ca cách mạng"; "Nhật kí Đặng Thùy Trâm"; "Mãi mãi tuổi
hai mươi" của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc.
- Phòng học có máy chiếu, máy tính có kết nối internet, tối thiểu 2 HS/ 1 máy
tính, loa đài..
- Nội dung các câu hỏi, các vấn đề cần tìm hiểu, sưu tầm, nghiên cứu…
- Hướng dẫn học sinh chia thành 4 đội, mỗi đội 6 em để tham gia bài học.
2. Học sinh:
- Đọc kĩ, tìm hiểu 2 bài thơ; soạn 2 bài thơ trong SGK; suy nghĩ về chủ đề chung
của 2 tác phẩm.
- Tìm đọc thêm một số bài thơ của Chính Hữu, Phạm Tiến Duật và một số bài
thơ khác cùng viết về chủ đề người lính trong văn học kháng chiến. Đọc thêm các tác
phẩm của Lê Minh Khuê, Nguyễn Minh Châu về chủ đề người lính cách mạng.
- Tìm hiểu về giai đoạn lịch sử thời kháng chiến.
- Chuẩn bị vẽ tranh hoặc hát về người lính, làm thơ về đề tài lịch sử cha ông
xưa.
- Các tài liệu liên quan đến chủ đề: tranh ảnh, thơ ca... về người lính.
- Tự chọn nhóm gồm 6 thành viên, đặt tên nhóm, bầu nhóm trưởng, nhóm phó,
thư kí.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt
5


I. Hoạt động 1: Khởi động
GV cho HS thưởng thức video bài hát “Trường Sơn
Đông, Trường Sơn Tây”(Thơ Phạm Tiến Duật, nhạc
Hoàng Hiệp).
Bước 1: GV nêu nhiệm vụ:
- Kể tên một số tác phẩm viết về người lính trong thời kì
kháng chiến chống pháp, chống Mỹ?
- Cảm nghĩ của em sau khi thưởng thức bài hát?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- Kể được tên các tác phẩm: Tây Tiến - Quang Dũng;
Màu áo chú bộ đội – Nguyễn Văn Tý; Em thương chú bộ
đội – Hoàng Văn Yến; Sợi nhớ, sợi thương – Phan
Huỳnh Điểu; Bài ca không quên – Phạm Minh Tuấn;
Nhật kí Đặng Thùy Trâm; Mãi mãi tuổi hai mươi Nguyễn Văn Thạc; ...
- Hs trình bày được cảm xúc của mình khi nghe bài hát:
cảm nhận được hoàn cảnh khắc nghiệt của thời kì chiến
tranh và ý chí, nghị lực phi thường của những chàng trai,
cô gái trên trận tuyến.
Bước 3+4: GV nhận xét và chốt ý
Các em vừa được nghe một bài hát gây nhiều xúc
động của nhạc sỹ Hoàng Hiệp, phổ thơ Phạm Tiến Duật.
Bài hát như một câu chuyện giản dị mà sâu sắc như biết
bao câu chuyện về những người lính. Họ là những chàng

trai, cô gái tuổi hai mươi đang căng tràn nhựa sống
nhưng nguyện hi sinh thân mình, hi sinh hạnh phúc cá
nhân để thực hiện lí tưởng cao cả của dân tộc ta thời ấy:
Đấu tranh để bảo vệ độc lập tự do và thống nhất đất
nước. Họ rất dũng cảm, kiên cường, bất khuất và cũng
rất lạc quan, yêu đời, xứng đáng là những anh hùng của
dân tộc ta.
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả phân
nhóm, đặt tên nhóm, giới thiệu các thành viên trong
nhóm. Chú ý đến tính đồng đều tương đối các đối tượng
giữa các nhóm về năng lực sử dụng máy tính, kĩ năng
viết bảng, kĩ năng nói trước tập thể, kĩ năng làm việc
nhóm…
- HS: Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả, GV ghi
chép các thông tin cần thiết để theo dõi cho đến hết chủ
đề.
+ Nhóm 1: tranh ảnh về người lính.
+ Nhóm 2: những bài hát về người lính
+ Nhóm 3: những bài thơ viết về người lính
+ Nhóm 4: những tư liệu viết về người lính; tranh
ảnh về người lính.
6

+ Nhóm 1: tranh
ảnh về người lính.
+ Nhóm 2: những
bài hát về người lính.
+ Nhóm 3: những
bài thơ viết về người
lính.

+ Nhóm 4: những
tư liệu viết về người
lính...


* Với ý nghĩa đó, cũng là thay đổi cách tiếp cận nội dung
bài học, thay vì dạy từng bài theo cấu trúc chương trình
SGK, cô sẽ tổ chức dạy học theo chủ đề với dung lượng
là 4 tiết. Tiết đầu chúng ta sẽ xem phim tài liệu về hai
cuộc kháng chiến và cảm nhận chung về người lính. Tiết
2 học bài thơ: "Đồng chí".Tiết 3 học bài thơ: "Bài thơ về
tiểu đội xe không kính" và tiết cuối cùng sẽ Tổng kết,
Luyện tập chung.
II. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức về giai đoạn lịch
sử hào hùng của dân tộc ta qua 2 cuộc kháng chiến:
chống Pháp và chống Mỹ để từ đó các em có sự cảm
nhận khái quát về hoàn cảnh chiến đấu và hình ảnh
người lính cụ Hồ qua 2 cuộc kháng chiến.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS xem phim tư liệu về cuộc kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ, yêu cầu HS nghiêm túc ngồi
xem và ghi nhớ hình ảnh tư liệu và sau đó nêu cảm nhận
chung về hoàn cảnh thời chiến tranh và hình ảnh người
lính qua 2 đoạn phim tư liệu các em đã xem.
Cụ thể:
HS: Nhóm 1, 2: cảm nhận về hoàn cảnh chiến đấu
của người lính thời chiến tranh.
HS: Nhóm 3,4: cảm nhận về hình ảnh người lính
qua đoạn phim tư liệu.
Bước 2: Thực hiện của HS:

- Các nhóm HS thảo luận, thống nhất ý và ghi vào bảng
phụ, khi có lệnh sẽ mang treo lên để trình bày.
Bước 3: HS nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận
- HS từng nhóm trình bày kết quả và nhận xét lẫn nhau.
Bước 4: GV nhận xét, chốt lại ý chính kết quả thảo luận.
Dự kiến sản phẩm của HS:
- Hoàn cảnh chiến đấu của những người lính: thiếu thốn,
vất vả, gian lao, nguy hiểm, khắc nghiệt.
- Hình ảnh người lính: hiên ngang, dũng cảm, kiên
cường, bất chấp mọi hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ.
Bên cạnh đó cũng rất lạc quan, yêu đời.
Bước 5: GV dặn dò:
HS soạn bài thơ “Đồng chí” – Chính Hữu.

III. Hoạt động luyện tập
7

- Hoàn cảnh chiến đấu
của những người lính:
thiếu thốn, vất vả, gian
lao, nguy hiểm, khắc
nghiệt.
- Hình ảnh người lính:
hiên ngang, dũng cảm,
kiên cường, bất chấp
mọi hiểm nguy để hoàn
thành nhiệm vụ. Bên
cạnh đó cũng rất lạc
quan, yêu đời.



Em có suy nghĩ gì về ý chí và nghị lực của những người
lính qua 2 cuộc chiến?
IV. Hoạt động vận dụng.
- Lí tưởng sống của thế hệ thanh niên Việt Nam trong 2
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
V. Hoạt động 5 - tìm tòi mở rộng.
- Theo em lí tưởng sống của thế hệ thanh niên Việt Nam
trong thời đại hiện đại ngày nay là gì? Liên hệ đến bản
thân em.
TIẾT 50
ĐỒNG CHÍ
(Chính Hữu)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí và
hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ. Nắm được đặc sắc nghệ
thuật của bài thơ: chi tiết chân thực , hình ảnh gợi cảm và cô đúc , giàu ý nghĩa biểu
tượng .
2. Kỹ năng: Rèn luyện năng lựccảm thụ và phân tích chi tiết nghệ thuật , các
hình ảnh trong mọt tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sắc bay
bổng .
3. Thái độ: Tình đồng đội ,tình cảm gắn bó giữa những người cùng chung
nhiệm vụ ,lý tưởng sống.
4. Năng lực chủ yếu cần hình thành
- Tự học: huy động kiến thức (văn học, văn hóa, thực tiễn đời sống,...)
- Cảm thụ thẩm mỹ văn học.
- Hợp tác, thảo luận và giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, bảng phụ, một số bài thơ, văn cùng chủ đề.
- HS: Học bài cũ, đọc trước bài, trả lời câu hỏi SGK.

III. Tiến trình lên lớp
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu cần đạt
I. Hoạt động 1: Khởi động
A. Giới thiệu chung
GV: Em hãy hát một bài hoặc đọc một bài thơ viết
về người lính.
HS: trả lời.
GV nhận xét, giới thiệu khái quát: Trong thời kì
kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ, ác liệt của
nhân dân ta đã có muôn triệu tấm lòng yêu nước gặp
gỡ hội tụ làm sáng lên vẻ đẹp của tình đồng chí đồng
đội. Một trong những bài thơ hay nhất viết về tình
cảm thiêng liêng cao đẹp đó chính là bài thơ “Đồng
8


chí” của Chính Hữu.
II. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
HĐ 2.1: Giới thiệu chung:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Trình bày những nét cơ
bản về tác giả?
Bước 2 +3: HS thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động
cá nhân.
HS: - Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc, sinh
năm 1926, quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh. Từ người lính
Trung đoàn Thủ đô, ông trở thành nhà thơ quân đội.
Thơ ông hầu như chỉ viết về người lính và hai cuộc
kháng chiến.
HS: nhận xét.

* GV chốt ý:
- Ông là người lính trung đoàn Thủ đô trở thành nhà
thơ quân đội .
- Thơ ông hầu hết viết về người lính và hai cuộc
kháng chiến, đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của
người lính: tình đồng chí, tình quê hương, sự gắn bó
giữa tiền tuyến và hậu phương.

1. Tác giả
- Chính Hữu tên thật là Trần
Đình Đắc, sinh năm 1926,
- quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh.
Từ người lính Trung đoàn
Thủ đô, ông trở thành nhà
thơ quân đội. Thơ ông hầu
như chỉ viết về người lính
và hai cuộc kháng chiến.

2. Tác phẩm
Bước 1: GV: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
Bươc 2 +3: HS: Chính Hữu cùng đơn vị tham gia
chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc, Thu đông năm
1947. Những năm đầu của cuộc kháng chiến, bộ đội
ta còn rất thiếu thốn. Nhờ tinh thần yêu nước, tình
đồng chí đã giúp họ vượt qua tất cả để làm nên chiến
thắng. Tác giả đã viết bài thơ này tại nơi ông nằm
điều trị.
- Bài thơ đồng chí được
Bước 4: GV nhận xét, chốt ý.
sáng tác vào đầu năm 1948,

sau khi tác giả cùng đồng
đội tham gia chiến đấu
trong chiến dịch Việt Bắc.
B. Đọc hiểu văn bản
* Hoạt động 2.2. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc, hiểu chú thích
B1: GV: Theo em, bài thơ chia làm mấy phần? Nội
dung từng phần?
B2: HS hoạt động nhóm.
2. Kết cấu, bố cục
B3: HS trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau:
3 phần:
-7 dòng thơ đầu: Sự lý giải về cơ sở của tình đòng
chí .
-10 câu tiếp theo: Những biểu hiện của tình đồng chí
và sức mạnh của nó .
-3 dòng cuối: Biểu tượng giàu chất thơ của người
9


lính.
B4: GV nhận xét, chốt:

- 3 phần
7 dòng thơ đầu: Sự lý giải
về cơ sở của tình đòng chí .
10 câu tiếp theo: Những
biểu hiện của tình đồng chí
và sức mạnh của nó .
3 dòng cuối: Biểu tượng

giàu chất thơ của người
lính .
3. Phân tích:
* Hoạt động 2.3. Phân tích:
a. Sự lý giải về cơ sở của
* GV dẫn dắt: Cuộc kháng chiến chống Pháp đã trở tình đồng chí
thành điểm gặp gỡ của bao người yêu nước.
a. Sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí:
Gói câu hỏi 1: HS thảo luận theo nhóm bàn:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ:
- Mở đầu bài thơ là lời tâm sự của những người lính.
Họ đã tâm sự với nhau điều gì?
- Nghệ thuật nào được tác giả sử dụng ở 2 câu thơ
đầu?
- Cách sử dụng thành ngữ trong 2 câu thơ đầu đã
giúp em hiểu điều gì về quê hương của các anh?
Bước 2 + 3: HS thực hiện nhiệm vụ:
- Các nhóm thảo luận, thống nhất ý và cử đại diện
nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét.
Bước 4: GV nhận xét, chốt lại ý chính:
(Dự kiến kết quả thảo luận của HS)
- “Quê hương anh nước mặn đồng chua.
Làng quê nghèo đất cầy lên sỏi đá”.
- "Quê hương anh…sỏi đá"
- Cấu trúc sóng đôi, sử dụng thành ngữ.
- Xuất thân từ những người
- Đó là những vùng quê nghèo khó: vùng ven biển nông dân
úng lụt quanh năm, vùng đồi trung du, khô cằn, đất - Tương đồng về cảnh ngộ
bạc màu.
nghèo khó.

Gói câu hỏi 2: HS chia thành 4 nhóm thảo luận:
B1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Nhóm 1: Điều gì làm cho đôi người xa lạ trở nên
gần gũi, thân thiết?
- Nhóm 2: Hình ảnh "súng bên súng, đầu sát bên
đầu" vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có nghĩa tượng
trưng. Em hãy làm rõ 2 lớp nghĩa đó?
- Nhóm 3: Câu thơ "Đêm rét chung chăn ...." đã giúp
em cảm nhận được gì về cuộc sống của các anh vệ
quốc quân trong những ngày đầu kháng chiến chống
Pháp?
- Nhóm 4: Em hãy lý giải vì sao những con người
10


vốn xa lạ lại thành đôi tri kỷ?
B2 +3: HS thực hiện:
- Các nhóm thảo luận, thống nhất ý và ghi ra bảng
phụ, khi hết giờ lần lượt từng nhóm lên trình bày.
Nhóm khác nhận xét.
B4: GV nhận xét, chốt ý (kết quả hoạt động):
- Họ đều chung mục đích trên cơ sở đồng cảm giai
cấp
- Ý nghĩa tả thực: những giờ phút bên nhau cùng
chiến đấu.
- Hình ảnh súng biểu tượng cho sự nghiệp chiến đấu,
lý tưởng cách mạng.
- Họ cùng chia ngọt, sẻ bùi . Đó là mối tình tri kỷ
của những người bạn chí cốt mà tác giả đã biểu hiện
bằng một hình ảnh cụ thể , giản dị mà hết sức gợi

cảm.
- Tình cảm cao đẹp đã trở thành nguồn cảm hứng
lớn nhất của thơ ca cách mạng và kháng chiến.
Chính vì thế hai chữ "Đồng chí" đã trở thành nhãn tự
của đoạn thơ và là tựa đề cho thi phẩm của Chính
Hữu
Câu hỏi hoạt động cá nhân:
Câu hỏi 1:
B1: GV: Em có n.xét gì về cấu trúc của câu thơ
"Đồng chí" GV: Cách kết cấu đó có ý nghĩa gì trong
cả đoạn thơ ?
B2: HS:- Câu thơ có cấu trúc khác thường : Hai
tiếng và dấu chấm than. Nó vang lên như một sự
phát hiện, như một lời khẳng định.
- Là bản lề gắn kết đoạn trước với đoạn sau của bài
thơ.
B3: HS khác nhận xét.
B4: GV chốt ý, ghi bảng: - Dòng thơ thứ bảy "Đồng
chí” như lời khẳng định mối tình đồng chí keo sơn,
gắn bó thiêng liêng bền chặt.
Câu hỏi 2:
GV: Em cảm nhận thế nào về cội nguồn của tình
đồng chí?
- HS trả lời, nhận xét.
- GV khái quát kết quả => Ghi bảng:

- "Súng bên súng…đầu "->
Cùng chung nhiệm vụ chiến
đấu.
- " Đêm rét… tri kỉ "

-> Nảy nở tình đồng chí,
đồng đội -> Chan hòa, hiểu
nhau, chia sẻ mọi gian lao
cũng như niềm vui

- Dòng thơ thứ bảy " Đồng
chí ! "-> khẳng định mối
tình đồng chí keo sơn, gắn
bó thiêng liêng bền chặt.

- Bắt nguồn từ sự tương
đồng cảnh ngộ xuất thân,
nhiệm vụ chiến đấu, trong lí
tương cm, từ sự gắn bó
trong cs hàng ngày.
b. Những biểu hiện cụ thể

11


b. Những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí
GV: Gọi HS đọc 10 câu tiếp theo.
Câu hỏi 1:
B1: GV: Mỗi người lính có một gia cảnh riêng ntn?
B2+3: HS: - Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
B4: GV chốt, ghi bảng.
Câu hỏi 2:
B1: GV: Hình ảnh gian nhà không gợi tả điều gì?

Biện pháp nghệ thuật gì đã được sử dụng trong 3 câu
thơ?
B2+3: HS: Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn.
Biện pháp hoán dụ, nhân hóa.
B4: GV nhận xét, chốt ý.
Câu hỏi 3:
B1: GV: Qua câu thơ giúp em hiểu gì về thái độ, tình
cảm của những người lính?
B2+3: Cảm thông sâu sắc thấu hiểu, chia sẻ những
tâm tư, nỗi lòng của nhau,
B4: GV chốt ý, ghi bảng.

của tình đồng chí

- "Ruộng nương…gió lung
lay"

- NT: hoán dụ, nhân hóa

-> Cảm thông sâu sắc thấu
hiểu, chia sẻ những tâm tư,
nỗi lòng của nhau

* GV: Các anh ra đi vì nghĩa lớn, bỏ lại đằng sau cả
quê hương, những người thân yêu nhất. Thơ Chính
Hữu chân thật đến từng chi tiết khi viết về cuộc sống
của các anh bộ đội .
Câu hỏi 4:
B1: GV: Em hãy đọc những câu thơ viết về cuộc
sống của người lính ?

B2 + 3: HS đọc.
"Áo anh… chân không
B4: GV nhận xét.
giày"
Câu hỏi 5:
B1: GV: Em có n.xét gì về cách sắp xếp các hình
ảnh thơ trong những câu trên ? Với các câu thơ sóng
đôi ấy có ý nghĩa gì?
B2 + 3: HS: Tác giả xây dựng những câu thơ sóng
đôi đối ứng nhau nhằm diẻn tả được sự gắn bó, chia
sẻ sự giống nhau của những người cùng cảnh ngộ.
Cuộc sống gian khổ, thiếu thốn mọi mặt .
B4: GV chốt ý.
Câu hỏi 6:
GV: Những dòng thơ trên đã giúp em hiểu gì về - Cuộc sống thiếu thốn khó
12


cuộc sống của người lính trong KC chống Pháp ?
- HS trả lời
- GV kq=>ghi bảng:
Gói câu hỏi HS hoạt động nhóm:
Bước 1: GV:
- Nhóm 1: Hình ảnh người lính hiện lên với những
nét đẹp nào?
- Nhóm 2: Qua h.ảnh thơ "Miệng cười ...'', em biết
thêm nét đẹp nào của các anh ?
- Nhóm 3, 4: Trình bày cảm nhận của em về hình
ảnh thơ ''Thương nhau tay nắm lấy bàn tay''?
Bước 2+3: HS:

- Các nhóm thảo luận, thống nhất ý và cử đại diện
nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét.
Bước 4: GV nhận xét, chốt ý
- Cùng trải qua những cơn “Sốt run người vừng trán
ướt mồ hôi ".
- Họ đã vượt qua những khó khăn, thiếu thốn đó nhờ
sức mạnh của tình đồng chí" Thương nhau tay nắm
lấy bàn tay"
* Câu thơ sóng đôi, hình ảnh thơ chân thực đã thể
hiện được sự gắn bó, sức mạnh của tình đồng chí.
- Cùng cảm thông những tâm tư, nỗi lòng riêng,
cùng chia sẻ mọi gian lao.
* GV liên hệ hình ảnh này trong thơ của Phạm Tiến
Duật.

khăn gian khổ -> Cùng chia
sẻ những gian lao, thiếu
thốn của cuộc đời người
lính.
- Cùng trải qua những cơn
“Sốt run người vừng trán
ướt mồ hôi ".
- Họ đã vượt qua những khó
khăn, thiếu thốn đó nhờ sức
mạnh của tình đồng chí"
Thương nhau tay nắm lấy
bàn tay"
* Câu thơ sóng đôi, hình
ảnh thơ chân thực đã thể
hiện được sự gắn bó, sức

mạnh của tình đồng chí.
- Cùng cảm thông những
tâm tư, nỗi lòng riêng, cùng
chia sẻ mọi gian lao.

c. Biểu tượng giàu chất thơ
về người lính
c. Biểu tượng giàu chất thơ về người lính
- Trong cảnh rừng hoang
GV gọi HS đọc 3 câu cuối
sương muối, những người
Gói câu hỏi HS hoạt động nhóm:
lính phục kích, chờ giặc,
Bước 1: GV:
đứng bên nhau. Sức mạnh
- Nhóm 1: Ba câu thơ cuối đã khắc hoạ hình ảnh của của tình đồng đội đã giúp
người lính trong hoàn cảnh cụ thể nào?
họ vượt qua sự khắc nghiệt
- Nhóm 2: Hình ảnh thơ nào tạo ấn tượng trong em? của thời tiết.
- Nhóm 3: Trình bày ý nghĩa tả thực của hình ảnh
thơ trên?
- Nhóm 4: Hình ảnh thơ trên còn thể hiện sự sáng
tạo ntn. Theo em 2 hình ảnh này còn biểu tượng cho
điều gì?
Bước 2+3: HS:
- Các nhóm thảo luận, thống nhất ý, viết ra giấy và
cử đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét.
Bước 4: GV nhận xét, chốt ý
13



- Trong cảnh phục kích chờ giặc giữa rừng.
- Đầu súng trăng treo.
- Tả thực tế về ấn tượng của một đêm phục kích giặc
- Qua câu thơ giúp chúng ta thấy tâm hồn lãng mạn
của những người lính.
- Súng tượng cho chiến tranh, trăng tượng trưng cho
hoà bình…súng chiến đấu để bảo vệ vầng trăng hoà
bình
- Chất chiến đấu, chất trữ tình, chất chiến sĩ, chất thi
sĩ.
Các câu hỏi hoạt động cá nhân:
B1: GV: Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình
đồng đội của mình là “Đồng chí”? Chất liệu và
ngôn ngữ thơ có gì độc đáo?
B2 +3: HS: Họ là những anh bộ đội nông dân từ
những miền quê nghèo ra đi vì nghĩa lớn với thái dộ
dứt khoát của đấng trượng phu nhưng họ vẫn gắn bó
với quê hương. Họ cùng nhau trải qua nhữn gian lao
thiếu thốn tột cùng.
B4: GV nhận xét và chốt ý: Nổi bật là vẻ đẹp của ng
lính cụ Hồ: tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn,
lạc quan.
* Hoạt động 2.4: Tổng kết.
Câu hỏi thảo luận
B1: chuyển giao nhiệm vụ:
N1. Nêu những biện pháp nghệ thuật đặc sắc của bài
thơ?
N2. Các biện pháp nghệ thuật ấy góp phần biểu đạt
nội dung gì?

N3: Cảm nhận của em về hình ảnh người lính?
B2: HS chia nhóm thảo luận và cử đại diện nhóm
trình bày kết quả thảo luận
B4: GV chốt ý.
III. Hoạt động luyện tập:
GV: Đọc diễn cảm bài thơ?
Qua bài thơ em cảm nhận được gì về hình ảnh anh
bộ đội trong kháng chiến chống Pháp?
IV +V: Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng:
Em hãy so sánh hoàn cảnh sống và chiến đấu của
những người lính trong bài thơ với hoàn cảnh sống
và chiến đấu của những người lính trong các đoạn
phim tài liệu đã được xem ở tiết 1.
- Soạn: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Tiết 51
14

- " Đầu súng trăng treo " là
hình ảnh mang ý nghĩa biểu
tượng: hiện thực và lãng
mạng, chiến tranh và hòa
bình.

4. Tổng kết
4. 1. Nội dung
- Vẻ đẹp về tình đồng chí
của những ng lính…
4. 2. Nghệ thuật
- Thể thơ tự do, ngôn ngữ
giản dị, hình ảnh chân thực,

ko cầu kì chău chuốt nhưng
giàu sức gợi cảm.
4. 3. Ghi nhớ
C. Luyện tập


BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
Phạm Tiến Duật
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe
không kính cùng hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm
sôi nổi trong bài thơ. Thấy được nét riêng của giọng điệu thơ, ngôn ngữ thơ.
2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng phân tích hình ảnh thơ.
3. Thái độ: Tinh thần yêu nước, cảm phục tự hào về thế những con người một
thời xẻ dọc Trường Sơn cứu nước.
4. Năng lực chủ yếu cần hình thành
- Tự học: huy động kiến thức (văn học, văn hóa, thực tiễn đời sống,...)
- Cảm thụ thẩm mỹ văn học.
- Hợp tác, thảo luận và giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ.
- GV: Soạn bài, bảng phụ, một số bài thơ, văn cùng chủ đề.
- HS: Học bài cũ, đọc trước bài, trả lời câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tập:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu cần đạt
I. Hoạt động 1: Khởi động: Kiểm tra bài
cũ:
GV: ?Trình bày hiểu biết của em về nhà
thơ Chính Hữu? Hoàn cảnh ra đời của bài
thơ "Đồng chí "? Đọc thuộc lòng bài thơ

"Đồng chí "? Giá trị nội dung & ng/thuật
cơ bản của bài thơ
HS: - Tình đồng chí của những người lính
dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí
tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự
nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn
cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức
mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính.
- Bài thơ thể hiện hình tượng người
lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của
họ qua chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản
dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu
cảm.
II. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
mới:
HĐ 2.1: Giới thiệu chung:
A. Giới thiệu chung
Gv: Trình bày những hiểu biết của em về 1. Tác giả
nhà thơ Phạm Tiến Duật ?
- Ông sinh năm 1941, quê ở Thanh Ba,
15


* Gv bổ sung tên các tác phẩm chính của
ông. Đề tài: Viết về thế hệ trẻ trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ như cô gái thanh
niên xung phong, người lính trên tuyến
đường Trường Sơn. Phong cách thơ:
giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên
tinh nghịch mà sâu sắc.

GV: Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh
nào ?
HS: Bài thơ được tặng giải nhất cuộc thi
thơ của báo Văn Nghệ (1969) và được
đưa vào tập thơ "Vầng trăng quầng lửa"

Phú Thọ.
- Là một trong những gương mặt tiêu
biểu của lớp nhà thơ trẻ thời kỳ chống
Mỹ.
2. Tác phẩm:
Bài thơ được in trong tập thơ "Vầng
trăng quầng lửa". Đây là bài thơ đặc
sắc trong chùm thơ được tặng giải nhất
cuộc thi thơ báo văn nghệ năm 69,70.

Hoạt động 2.2: Đọc hiểu văn bản
*Gv hd đọc=> đọc tham khảo.
B. Đọc hiểu văn bản
Hs đọc?
1. Đọc, hiểu chú thích
GV: Nhan đề bài thơ có gì dặc biệt?
2. Kết cấu, bố cục
HS: Đây là những phát hiện thú vị của tác
3. Phân tích
giả thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện
* Nhan đề
thực đời sống chiến tranh trên tuyến
đường Trường Sơn.
- Tác giả lại thêm hai chữ "bài thơ":còn

muốn nói tới chất thơ của hiện thực ấy.
a. H/ảnh những chiếc xe ko kính
a. H/ảnh những chiếc xe ko kính
GV: Hình ảnh nổi bật trong bài thơ là gì ?
HS:- Những chiếc xe không kính, người
chiến sĩ lái xe trên tuyến đg Trường Sơn.
GV: Ấn tượng ban đầu về chiếc xe trên
tuyến đường TS đc ghi lại ở câu thơ nào?
HS: Không có kính không phải vì xe ko
có kính
GV: Có gì đặc biệt trong cách dùng từ ở
câu thơ trên ? Cách dùng từ đó tạo nhịp
điệu câu thơ ntn?
GV: Nguyên nhân nào khiên chiếc xe trở
thành không kính ? Nhận xét về cách giải
thích ấy?
HS: Tác giả giải thích nguyên nhân rất
thực: Bom giật, bom rung...
GV: Đọc tiếp những câu thơ khắc hoạ về
những chiếc xe ?
HS:- Không có kính rồi xe không có
đèn...
16

" Không có kính… vỡ đi rồi "
" Không có kính… có xước
- Miêu tả hiện thực: những chiếc xe
không kính, không đèn, không mui,
thùng xe xước vẫn băng trên đường ra
trận .

- Nguyên nhân hiện thực : Bom giật,
bom rungkính vỡ - Bom đạn chiến
tranh đã làm cho những chiếc xe biến
dạng.
Giọng văn xuôi thản nhiên , pha chút
ngang tàng khám phá mới lạ hình
tượng thơ độc đáo , có ý nghĩa phản
ánh chiến tranh.


GV: Câu thơ giúp em cảm nhận điều gì
về hiện thực Trường Sơn ?
Hình ảnh mới lạ, độc đáo biểu tượng
HS: Bom đạn chiến tranh còn làm cho thách thức của sự tàn phá, hủy diệt của
những chiếc xe biến dạng, trần trụi hơn. chiến tranh .
Nhà thơ như đếm từng vết thương trên xe
do bom đạn Mỹ gây ra. Nhưng chiếc xe
méo mó, trần trụi như một chứng tích về
hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh
chống Mỹ.
GV: Từ nào được lặp đi lặp lại nhiều
lần ? Khắc hoạ thêm điều gì về những
chiếc xe ?
HS:- Tác giả dùng 3 lần từ "không" tạo
cho câu thơ âm điệu trúc trắc gần với lời
văn xuôi, lời nói thường. Nhịp điệu linh
hoạt, sáng tạo mang vẻ ngang tàng.
GV: Miêu tả những chiếc xe ko kính, tg
nhằm mđ gì?
HS:- Gây sự chú ý

- Ghi lại hiện thực khốc liệt của cuộc
chiến tranh.
GV: Suy nghĩ của em về hình ảnh “những
chiếc xe ko kính”?
? Từ hình ảnh những chiếc xe... làm nổi
bật hình ảnh nào trong bài thơ ?
b. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe:
GV: Cảm giác của người lái những chiếc b. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe:
xe không kính được diễn tả ntn?
GV: Em có nhận xét gì về trật tự cú pháp
câu thơ thứ nhất ? Nhấn mạnh điều gì ?
HS: Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
=>Đảo trật tự, cú pháp để diễn tả tư thế
ung dung, hiên ngang, bình tĩnh.
GV: Câu 2, bpnt nào đc sd? Td?
HS:- Điệp ngữ "nhìn thấy" nhấn mạnh
cảm giác mà người lính phải đón nhận
trước những gian khổ.
GV: Tư thế ung dung cùng cái nhìn của
người lính giúp em hiểu về phẩm chất gì
của các anh ?
HS:- Thái độ bất chấp khó khăn, gian
khổ.
17

" Ung dung….mau thôi"
-> Tư thế ung dung, hiên ngang, bình
thản, tự tin.


" Không có kính ừ thỡ ướt áo


GV: Trong buồng lái, những người lính
cảm nhận được những gì về cảnh vật của
Trường Sơn ? Nghệ thuật nổi bật ? Tác
dụng ?
HS: Điệp cấu trúc, điệp ngữ. Dường như
gian khổ, nguy hiểm không ảnh hưởng
đến các anh. Trái lại đây là dịp để họ thể
hiện ý chí của mình.
=> Những anh lính lái xe trẻ tuổi sôi nổi,
vui nhộn, lạc quan, yêu đời: “Nhìn nhau
mặt lấm cười ha ha”
*Gv: Những câu thơ tả thực, chính xác,
diễn tả cảm giác mạnh, đột ngột của
người lính lái xe khiến người đọc cảm
thấy như chính mình đang ở trên những
chiếc xe không kính.
GV: Qua đó em thấy tâm hồn, tình cảm
của những anh lĩnh lái xe Trường Sơn
ntn?
GV: Những người lính lái xe còn phải đối
mặt với những gian khổ nào nữa?
HS: Nắng, mưa …
GV: Câu thơ đã giúp em hiểu gì về thái
độ của các anh trước những khó khăn ?
GV: Trong khổ thơ trên, từ ngữ nào được
lặp đi lặp lại ?
HS: Dựa SGK trình bày

? mặc dù gian khổ là vậy nhưng nghị lực
của những con người trẻ tuổi ntn ?
HS: Tinh thần dũng cảm , kiên định
quyết tâm chiến đấu vì miền Nam
*Gv: Nụ cười sảng khoái hiện lên trên
khuôn mặt đầy gian khổ, khói bụi.
HS đọc khổ 5?
GV: Khổ thơ có chi tiết nào thú vị ? Cái
bắt tay có ý nghĩa gì ?
HS:- Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ.
=> Những lời chào hỏi động viên nhau
trong cảnh ngộ độc đáo "từ trong bom
rơi". Họ bắt tay nhau truyền cho nhau hơi
ấm của tình đồng chí, đồng đội.
- Bếp Hoàng Cầm
=> Bữa cơm hội ngộ bên đường gợi lên
thực tế cuộc sống của các anh lính
Trường Sơn.
18

Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi"
Giọng điệu mới mẻ, trẻ trung, tinh
nghịch
- Khẳng định sư sôi nổi trẻ trung của
tuổi trẻ
- Bất chấp khó khăn, gian khổ, nguy
hiểm.

Nét hồn nhiên vẻ ngang tàng đậm chất
lính ý chí và sức mạnh của tuổi trẻ .


Tinh thần lạc quan, yêu đời, chứa chan
hy vọng.
Tinh thần dũng cảm , kiên định quyết
tâm chiến đấu vì miền Nam .


GV: Tình đồng chí, đồng đội của các anh
được nhân lên ntn?
-HS: Ý chí chiến đấu để giải phóng miền
Nam, tình yêu nồng nàn của tuổi trẻ đã
giúp các anh vượt qua tất cả gian khổ.
Đối lập giữa vật chất và tinh thần, vẻ bên
ngoài và bên trong của chiếc xe.
*Gv: Sau những giờ phút nghỉ ngơi ngắn
ngủi, họ lại tiếp tục lên đường. Họ vẫn đi
vào chiến trường miền Nam với niềm lạc
quan phơi phới.
GV: Sức mạnh nào đã giúp họ có được
niềm tin đó ?
HS:- Tình yêu nước, khát vọng giải
phóng miền Nam thống nhất đất nước.
GV: Khổ thơ cuối có sự đối lập, em hãy
chỉ ra? Hình ảnh " trái tim" kết thúc bài
thơ đã hoàn chỉnh phẩm chất gì ở các
anh?
GV: Nhận xét về đặc điểm nghệ thuật của
bài thơ ?
GV: Mượn hình ảnh những chiếc xe, nhà
thơ đã khắc hoạ và ca ngợi điều gì ?

? Nhận xét về thể thơ ?
GV: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ,
giọng điệu của bài thơ này?
GV: Đọc ghi nhớ?

III. Hoạt động luện tập:
GV: Đọc diễn cảm bài thơ?
GV: Cảm nhận của em về h.ảnh những ng
lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn
trong cuộc k.chiến chống Mĩ cứu nước?
IV + V: Hoạt động vận dụng, tìm tòi
mở rộng:
GV: Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời
kháng chiến chống Mĩ ?
HS: Lòng yêu nước thiết tha, tâm hồn trẻ
trung phơi phới niềm tin cách mạng.
19

⇒ Trái tim nóng bỏng tình yêu và trách
nhiệm của công dân trước vận mệnh
của dân tộc.

* Thể thơ: Kết hợp bảy chữ và tám
chữ tạo điệu thơ gần với lời nói tự
nhiên sinh động.
4. Tổng kết
4. 1. Nghệ thuật
- Thể thơ tự do.
- Bài thơ mang giọng điệu trẻ trung,
tinh nghịch, ngang tàng.

4. 2. Nội dung
Khắc hoạ vẻ đẹp của những chiến sĩ
giải phóng quân, Họ chính là hình ảnh
của cả một thế hệ Trường Sơn hào
hùng
4. 3. Ghi nhớ


- Học thuộc lòng bài thơ.
- Học ghi nhớ
- Soạn tổng kết từ vựng
- GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị để
tiết sau trình bày:
Nhóm 1: Chỉ ra những nét chung
về đề tài và hoàn cảnh ra đời của 2 bài
thơ?
Nhóm 2: Chỉ ra những nét chung
về phẩm chất của những người lính qua 2
bài thơ?
Nhóm 3: Chỉ ra những nét riêng
khác nhau về hình ảnh người lính ở hai
bài thơ trên?
Nhóm 4: Suy nghĩ của em về lí
tưởng sống của thanh niên trong thời đại
hiện đại ngày nay?
Tiết 50
TỔNG KẾT - LUYỆN TẬP CHUNG
(Ngoại khóa: đi viếng nghĩa trang liệt sĩ xã Văn Hải và đến thăm hỏi một số gia
đình thương binh liệt sĩ trên địa bàn xã?)
I- Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: Hệ thống, cảm nhận được hình ảnh những người lính hiên
ngang, dũng cảm sôi nổi trong 2 bài thơ.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, hệ thống hình ảnh thơ.
3. Thái độ: Tinh thần yêu nước, cảm phục tự hào về thế những con người một
thời hi sinh quên mình vì Tổ quốc.
4. Năng lực chủ yếu cần hình thành
- Tự học: huy động kiến thức (văn học, văn hóa, thực tiễn đời sống,...)
- Cảm thụ thẩm mỹ văn học.
- Hợp tác, thảo luận và giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị
1. GV: Tài liệu, bảng phụ, máy chiếu.
2. HS: chuẩn bị các câu hỏi, hệ thống lại kiến thức đã học qua 2 bài thơ..
III. Tiến trình lên lớp
Hoạt động 1: Khởi động:
HS đọc diễn cảm, ngâm 1 bài thơ hoặc hát một bài về người lính.
Hoạt động 2: Hệ thống lại kiến thức:
Bước 1: GV nhắc lại nhiệm vụ đã giao cho HS:
Nhóm 1: Câu 1: Chỉ ra những nét chung về đề tài và hoàn cảnh ra đời của 2
bài thơ?
20


Nhóm 2: Câu 2: Chỉ ra những nét chung về phẩm chất của những người lính
qua 2 bài thơ?
Nhóm 3: Câu 3: Chỉ ra những nét riêng khác nhau về hình ảnh người lính ở
hai bài thơ trên?
Nhóm 4: Câu 4: Suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thanh niên trong thời
đại hiện đại ngày nay?
Bước 2 + 3: HS thực hành:
- HS cử đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận (có thể trình bày

qua máy chiếu hoặc qua bảng phụ); nhận xét lẫn nhau.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá:
- GV nhận xét, tổng hợp và kết luận, sau đó trình chiếu để hệ thống lại: (trình
chiếu):
1. Những nét chung về đề tài và hoàn cảnh ra đời của 2 bài thơ:
- Về đề tài: Dân tộc ta đứng lên tiến hành hai cuộc chiến tranh cách mạng oanh
liệt chống Pháp và chống Mỹ. Lẽ tất nhiên, ở đất nước hơn ba mươi năm chưa rời tay
súng. Hình ảnh anh “Bộ đội cụ Hồ” là hình ảnh “con người đẹp nhất” đáng yêu nhất
trong văn thơ và là niềm tự hào lớn của dân tộc.
- Về hoàn cảnh ra đời: Cùng với nhiều bài thơ khác, bài thơ “Đồng chí” sáng
tác vào đầu năm 1948 khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc, bài
thơ “Tiểu đội xe không kính” sáng tác năm 1969 khi tác giả Phạm Tiến Duật tham gia
họat động ở tuyến đường Trường Sơn đã khắc họa thành công về đề tài người lính
(Cả 2 tác phẩm đều ra đời trong thời chiến tranh).
2. Những điểm chung:
Đây là người lính của nhân dân nên họ cùng mang những vẻ đẹp chung.
- Yêu nước, yêu quê hương, yêu đồng chí:
+ Có thể phân tích các câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra trận” (Đồng chí) và
“Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước” (Tiểu đội xe không kính).
+ Có thể phân tích cử chỉ nắm tay chất chứa bao tình cảm không lời trong cả hai bài
thơ thể hiện sự gắn bó keo sơn, tình đồng chí, đồng đội.
- Vượt qua mọi khó khăn gian khổ để quyết tâm tiêu diệt giặc hoàn thành
nhiệm vụ:
+ Tất cả những khó khăn gian khổ, thử thách được tái hiện bằng những chi tiết
hết sức thật, không né tránh tô vẽ trong cả hai bài thơ.
+ Thế mà, các chiến sĩ đều có một tư thế ngoan cường “Chờ giặc tới”, “Ung
dung nhìn thẳng”.
- Lạc quan tin tưởng:
Cả hai bài thơ đều thể hiện tinh thần lạc quan của người lính. Từ “Miệng cười buốt
giá” của anh bộ đội kháng chiến chống Pháp đến “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” của

anh lính lái xe thời chống Mỹ đều thể hiện tinh thần lạc quan, khí phách anh hùng.
3. Những điểm riêng khác nhau:
Người lính trong bài thơ "Đồng chí" của chính Hữu: Mang vẻ đẹp chân
chất, mộc mạc, giản dị mà vô cùng cao quý của người lính xuất thân từ nông dân
trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Những người lính xuất thân từ
nông dân, ở những miền quê nghèo khó " Nước mặn, đồng chua", " Đất cày lên sỏi
21


đá". Họ "Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung". Họ đến với cuộc kháng chiến
với tinh thần yêu nước thật giản dị: nghe theo tiếng gọi cứu nước mà tự nguyện lên
đường. Phía sau họ là bao cảnh ngộ: xa nhà, xa quê hương, phó mặc nhà cửa, ruộng
vườn cho vợ con để sống cuộc đời người lính. Chữ “mặc kệ” trong câu thơ “Gian nhà
không mặc kệ gió lung lay” đã lột tả được tinh thần “mến nghĩa” của những người
nghĩa binh nông dân trong thơ Nguyễn Đình Chiểu, tinh thần “Ra đi không vương thê
nhi” của các đấng trượng phu xưa và tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”
của những người tự vệ Thủ đô những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Nhưng khi
đặt cạnh hình ảnh “gian nhà không” và chữ “gió lung lay” thì có gì đó cảm động quá.
Người lính không hoàn toàn “mặc kệ” như khẩu khí đâu. Đó là đức hi sinh. Hi sinh
cho quê hương đất nước. Trải qua những ngày gian lao kháng chiến đã ngời lên phẩm
chất anh hùng ở những người nông dân mặc áo lính hiền hậu ấy. Cái nhìn hiện thực
đã giúp nhà thơ ghi lại được những nét chân thực về cuộc đời đi chiến đấu của người
lính. Hình ảnh họ lam lũ với “Áo rách vai”, “Quần có vài mảnh vá”, với "Chân không
giày". Đói, rét, gian khổ khắc nghiệt đã khiến người lính phải chịu đựng những cơn
sốt rét: “Miệng cười buốt giá”,"Sốt run người”, "Vừng trán ướt mồ hôi”. Trong hoàn
cảnh đầy thử thách đó, sống được đã là kì tích. Chính Hữu còn ghi được hình ảnh
người lính can trường vượt lên vững vàng trên vị trí của mình: “Đêm nay rừng hoang
sương muối/Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Họ có một đời sống tình cảm đẹp đẽ,
sâu sắc: Lòng yêu quê hương và gia đình thể hiện qua nỗi nhớ “Giếng nước gốc đa
nhớ người ra lính”, niềm thương “gian nhà không”, qua ý thức về cảnh ngộ “Quê

hương anh nước mặn đồng chua” và “Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”. Từ hiện
thực cuộc sống gian lao thiếu thốn, họ vun đắp được tình đồng chí keo sơn, gắn bó.
Không phải vô cớ Chính Hữu đặt tên bài thơ là “Đồng chí” và nhiều lần trong bài thơ
hai tiếng ấy đã vang lên. Tình đồng chí, đồng đội như là sự hội tụ, tập trung tất cả
những tình cảm, những phẩm chất của người lính: Lòng yêu thương giữa những con
người cùng cảnh ngộ, tinh thần đồng cam cộng khổ, tinh thần kề vai sát cánh trong
chiến đấu, sự gắn kết giữa những người cung chung lí tưởng, chung mục đích và ước
mơ. Gian lao thử thách khiến tình đồng chí, đồng đội thêm keo sơn, sâu sắc. Ngược
lại, tình đồng chí ấy lại giúp người lính có sức mạnh để vượt qua gian lao thử. Hình
ảnh người lính Cụ Hồ trong những ngày kháng chiến chống Pháp được Chính Hữu
khắc họa trong tình đồng chí cao đẹp, tình cảm mới của thời đại cách mạng. Họ được
khắc họa và ngợi ca bằng cảm hứng hiện thực, bằng những chất thơ trong đời thường,
được nâng lên thành những hình ảnh biểu tượng nên vừa chân thực, mộc mạc. Tóm
lại, “ Đồng chí” mang vẻ đẹp riêng của người nông dân mặc áo lính. Đó là vè đẹp:
mộc mạc, giản dị nhưng rất thân thương và trong sáng, lòng yêu nước tình đồng chí,
đồng đội cùng chia ngọt sẻ bùi gắn kết keo sơn đó là phẩm chất quý giá của anh bộ
đội cụ Hồ. Bài thơ là đóa hoa đẹp đầy hương sắc mà Chính Hữu dâng tặng người lính
trong vườn hoa của thơ ca kháng chiến.
Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến
Duật mang vẻ đẹp trẻ trung, sôi nổi của người có học vấn, có tri thức. Nếu như những
người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp xuất thân từ những người nông dân
nghèo khổ, quê hương họ là những nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”
thì người lính trong thời kì kháng chiến chống Mỹ là những chàng trai trẻ, có học
vấn, tri thức. Họ là những người lính được huấn luyện, đào tạo làm công việc chính là
22


lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Đó là vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm của người
lính lái xe thời kì chống Mỹ. Mặc dù không trực tiếp tham gia chiến đấu nhưng họ
cũng họ cũng góp phần không nhỏ vào cuộc kháng chiến của dân tộc. Hình ảnh người

lính lái xe – hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ phơi phới, dũng cảm,
yêu thương được khắc họa qua hình ảnh những chiếc xe không có kính và một giọng
điệu thơ ngang tàn, trẻ trung, gần gũi. Những chiếc xe không có kính là hình ảnh để
triển khai tứ thơ về tuổi trẻ thời chống Mỹ anh hùng. Đây là một thành công đặc sắc
của Phạm Tiến Duật. Qua hình ảnh chiếc xe bị bom giặc tàn phá, nhà thơ làm hiện lên
một hiện thực chiến trường ác liệt, dữ dội. Nhưng cũng “chính sự ác liệt ấy lại làm
cái tứ, làm nền để nhà thơ ghi lại những khám phá của mình về những người lính, về
tinh thần dũng cảm, hiên ngang, lòng yêu đời và sức mạnh tinh thần cao đẹp của lí
tưởng sống cháy bỏng trong họ”. Với tư thế thật bình tĩnh, tự tin “Ung dung buồng lái
ta ngồi”, rất hiên ngang, hào sảng “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Một cái nhìn
cuộc đời chiến đấu thật lãng mạn, bay bổng, trẻ trung: “Thấy sao trời và đột ngột
cánh chim”. Và độc đáo hơn nữa là tinh thần hóa rủi thành may, biến những thách
thức thành gia vị hấp dẫn cho cuộc đối đầu, khiến cho lòng yêu đời được nhận ra và
miêu tả thật độc đáo: Các câu thơ “ừ thì có bụi”," ừ thì ướt áo” và thái độ coi nhẹ
thiếu thốn, gian nguy “gió vào xoa mắt đắng”. Họ đã lấy cái bất biến của lòng dũng
cảm, thái độ hiên ngang để thắng cái vạn biến của chiến trường gian khổ, ác liệt. Vẻ
đẹp tâm hồn của người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” còn được thể
hiện qua những hình ảnh đầy vui tươi, dí dỏm: “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng –
Thấy con đường chạy thẳng vào tim”… Trên con đường ra trận, thiên nhiên khắc
nghiệt cũng trở nên thơ mộng, gắn bó, làm bạn với con người, con đường đến với
miền Nam thân yêu luôn ở trong tim những người chiến sĩ. Sâu sắc hơn, nhà thơ bằng
ống kính điện ảnh ghi lại được những khoảnh khắc “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ
rồi”, "nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Đó là khoảnh khắc người ta trao nhau và nhà
thơ nhận ra sức mạnh của tình đồng đội, của sự sẻ chia giữa những con người cùng
trong thử thách. Nó rất giống với ý của câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay"
của nhà thơ Chính Hữu nhưng hồn nhiên hơn, trẻ trung hơn, sôi nổi hơn. Hai câu kết
bài thơ làm sáng ngời tứ thơ “Xe vẫn chạy…” về tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ:
Họ mang trong mình sức mạnh của tình yêu với miền Nam, với lí tưởng độc lập tự do
và thống nhất đất nước.
4. Suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thanh niên trong thời đại hiện đại

ngày nay.
Bài viết:
Bước vào thế kỷ XXI, đất nước ta đang trên đà hội với rất nhiều cơ hội và thử
thách mới, em thực sự cảm thấy xúc động và tự hào trước truyền thống đánh giặc giữ
nước của cha ông .Hình tượng người lính trong các trang văn đã để lại ấn tượng
không thể phai mờ trong lòng độc giả nhiều thế hệ.
Là thanh niên -những người chủ nhân tương lai của đất nước- chúng em nhận
thấy mình cần phải góp một phần nhỏ để xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh.
Đất nước ta hiện nay đã không còn những khói lửa, bom đạn của chiến tranh, mà thay
vào đó là bầu trời xanh của hòa bình, của độc lập, tự do. Thời thời kì yên bình này, thì
trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam, và nhất là của mỗi con người trẻ tuổi đã
23


không còn chỉ là bảo vệ đất nước, mà là bảo vệ và xây dựng nước nhà giàu đẹp.
Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên trước hết cần sống có lí tưởng, có hoài bão.
Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới,là lí do,mục
đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được.Người có lý tưởng sống cao đẹp là người
luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn,giúp ích cho mình,gia đình xã
hội và đất nước. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh
phúc,lòng khao khát đó thúc giục chúng ta đi kiếm tìm hạnh phúc. Hơn thế nữa, tự
đáy lòng của con người luôn ước ao có được một cuộc sống bình an, vui tươi, hạnh
phúc. Để đạt được khát vọng đó, người ta luôn tìm cho mình một lẽ sống cho cuộc
đời, hay nói đúng hơn là một lý tưởng. Lý tưởng sẽ hướng dẫn đường cho chúng ta
vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh. Vì có một lý tưởng
để theo đuổi, có một lẽ sống cho cuộc đời, là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của con
người.
Có một nhà văn Pháp đã từng nói: “Nếu không có mục đích, anh không làm
được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”. Câu nói
đó khuyên chúng ta sống phải có mục đích, lý tưởng phải cao đẹp thì sống mới có ý

nghĩa, mới làm được những điều vĩ đại. Trong thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hóa,
kinh tế thế giới hội nhập, khoa học kĩ thuật hiện đại, con người đặt ra vấn đề về lẽ
sống của cuộc đời và sống như thế nào cho xứng đáng ? chúng ta nên hiểu sống có
mục đích và lý tưởng cao đẹp là như thế nào?
Trước hết, ta cần phải nỗ lực học tập, rèn luyện kĩ năng, sức khoẻ, tư tưởng
nhằm thực hiện mục đích đó. Đồng thời, chúng ta phải tích cực tham gia các hoạt
động xã hội, chính trị; điều này sẽ giúp cho bản thân hòa nhập cộng đồng.Ta cần phải
phát huy những thế mạnh của bản thân, khắc phục các điểm yếu và vân dụng những
điều đã học vào thực tế.
Bởi vậy các bạn trẻ hãy học tập để nắm lấy tri thức vì tri thức là sức mạnh. Có
tri thức, các bạn như đứng trên vai những người đi trước để cao hơn người khác. Hãy
phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chấp nhận và vượt qua thử thách,
bởi không có người thất bại, chỉ có người không biết cố gắng mà thôi.
Nhưng hiện nay,một bộ phận lớn thanh niên lại không suy nghĩ được như thế.
Họ sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, sống theo quan niệm: “Được đến
đâu thì hay đến đó”,”Nước đến chân mới nhảy”. Tuổi trẻ ngày nay có nhiều thời gian
cho học tập, giải trí, nhưng không ít bạn dùng thời gian vào những việc vô bổ. Phải
chăng tuổi trẻ ngày nay khi đã được đáp ứng quá đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần thì
dần trở nên ích kỷ hơn, chỉ biết nghĩ cho riêng mình.Và mục tiêu của phần lớn các
bạn trẻ ngày nay là phải thật thành công trong cuộc sống, khẳng định được vị trí của
mình trong xã hội; kiếm thật nhiều tiền để có thể thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống của
riêng mình.Trong khi rất nhiều người đang cố gắng đóng góp một phần công sức nhỏ
bé của mình mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn thì lại không ít người lại tỏ ra rất hờ
hững với những gì đang diễn ra quanh mình. Hiện nay không ít bạn trẻ đắm chìm
trong Game online, Facebook và thế giới ảo mà quên đi nhiệm vụ học tập, sống xa rời
24


thực tế. Trên thực tế, không ít bạn trẻ chỉ lo vun vén cho bản thân mà quên đi nghĩa
vụ đối với đất nước, trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Tất cả những bạn thanh niên có lối

sống như thế đều đáng phê phán.
Tóm lại, thanh niên chúng ta cần phải biết và tạo cho mình một lý tưởng sống
cao đẹp,sống vì mọi người,vì quê hương đất nước. Bản thân mỗi chúng ta hãy tự nhìn
lại cách sống của mình để hướng đến tương lai tươi sáng.
Bản thân em cũng nỗ lực học tập, rèn luyện đạo đức, tham gia nghĩa vụ quân
sự, và khi tổ quốc cần cũng sẽ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương.
Cuối cùng xin kết thúc bằng lời của một nhà văn, một anh hùng thời vệ quốc
Xô Viết vĩ đại: “Cái quí nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một
lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí “.
Hoạt động 3: Luyện tập:
- Em có nhận xét gì về phẩm chất của anh bộ đội Cụ Hồ trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta?
- Hình tượng người lính dù ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp hay kháng chiến
chống Mỹ đều mang phẩm chất cao đẹp của “anh bộ đội cụ Hồ” thời đại đã cung cấp
cho các nhà thơ nhưng nguyên mẫu đẹp đẽ, họ tạo nên những hình tượng làm xúc
động lòng người. Viết về những người lính, các nhà thơ nói về chính mình và những
người đồng đội. Vì thế, hình tượng người lính chân thật và sinh động. Dù có những
điểm giống và khác nhau rõ rệt nhưng điều đó càng khiến những người lính cụ Hồ
hiện lên muôn màu, muôn vẻ, sinh động và gần gũi. Trước hết giúp người đọc càng
hiểu rõ hơn về những người lính. Hình ảnh của họ hiện lên thật đẹp đẽ, họ chính là
biểu tượng, là niềm tin, khát vọng của nhân dân gửi gắm nơi họ. Ở các anh, người
đọc nhận thấy một ánh sáng lí tưởng cao đẹp và thiêng liêng vô cùng. Không chỉ vậy,
những nét khác biệt còn thể hiện từng phong cách riêng của mỗi tác giả trong phương
thức thể hiện. Điều đó làm giàu, làm đẹp thêm cho vườn hoa nghệ thuật nước nhà.
Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng:
Tìm hiểu và sưu tầm những hình ảnh, bài viết về anh bộ đội Cụ Hồ trong thời
đại ngày nay.
IV. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

25


×