Chương 1:
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CÔNG VÀ CÔNG
TÁC TRẮC ĐỊA TRONG XÂY DỰNG
1.1 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CÔNG
1.2 CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA TRONG XÂY DỰNG
1.1 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CÔNG
1.1.1 GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG:
Phá dỡ công trình cũ không sử dụng
Kiểm tra bổ sung kết quả thăm dò trên thực địa.
Giải phóng công trình hạ tầng kỹ thuật có sẵn, tiến
hành di chuyển mồ mả nếu có.
Phát rừng ngả cây trên khu đất xây dựng.
San lấp mặt bằng và tiêu thoát nước bề mặt.
Dọn mặt bằng, bóc lớp đất mầu (nếu cần).
Lưu ý:
Trước khi thi công phải thông báo trên các phương tiện
thông tin đại chúng để cho những người có mồ mả
hoặc các công trình trong khu đất biết để di chuyển.
Khi phá dỡ công trình thường gây mất an toàn nên
quy định đối với những công trình lớn cần lập phương
án thiết kế phá dỡ. Khi phá dỡ cần phải theo đúng
nguyên tắc, phải nghiên cứu kết cấu chịu lực của công
trình…
Khi phá dỡ công trình cũ hoặc khi ngả cây cối phải
tuân theo đúng qui định về an toàn và vệ sinh. Đối với
cây to, phải đào bỏ hết rễ cây để tránh mục mối làm
hư hại hoặc làm yếu nền đất sau này.
Đối với công trình cũ khi phá dỡ cần tận thu vật liệu
sử dụng được.
1.1.2 HẠ MỰC NƯỚC NGẦM:
Khi đào hố móng mà đáy hố móng nằm dưới mực
nước ngầm cần thiết kế giải pháp hạ mực nước ngầm.
Hạ mực nước ngầm là làm cho mực nước ngầm hạ
thấp cục bộ ở một vị trí nào đó bằng nhiều phương
pháp khác nhau:
Phương pháp giếng thấm (hay dùng).
Phương pháp dùng kim lọc.
Phương pháp giếng thấm: khoan lỗ hoặc đào giếng
quanh hố đào sau đó dùng bơm hút lên; phương pháp
ống giếng có máy bơm hút sâu, phương pháp này áp
dụng khi lưu lượng lớn, chiều sâu nước ngầm lớn hơn
5m so với cốt hố đào, hố móng lớn, thời gian thi công
dài
Phương pháp dùng kim lọc: 2 giai đoạn (hạ ống kim
lọc và hút nước)
Cấu tạo ống kim lọc
Sơ đồ bố trí ống kim lọc:
Sơ đồ vòng và sơ đồ thẳng
Bố trí giật cấp
áp dụng khi lưu lượng lớn, chiều sâu nước ngầm lớn
hơn 5m so với cốt hố đào, hố móng lớn, thời gian thi
công dài
1.1.3 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ KHÁC:
Xác định địa giới công trường và tiến hành xây dựng
hàng rào.
Xây dựng các công trình phụ trợ: Văn phòng, kho bãi,
lán trại, Khu vực WC, cầu rửa xe…
Xây dựng các hệ thống kỹ thuật phục vụ thi công
(điện, nước sinh hoạt, nước thi công, tiêu thoát nước
thải sinh hoạt, nước thải thi công).
1.1.3 CHUẨN BỊ ĐƯỜNG THI CÔNG:
Kết hợp đường lâu dài với đường thi công.
Thi công hệ thống giao thông theo phương ngang và
giao thông theo phương đứng.
1.2 CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA TRONG
XÂY DỰNG
1.2.1 NỘI DUNG CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA: TCXDVN309:2004
1. Những quy định cơ bản:
Công tác trắc địa là một khâu công việc quan trọng
trong toàn bộ các công tác khảo sát, thiết kế, thi công
xây lắp công trình trên mặt bằng xây dựng. (chúng
phải thực hiện theo một đề cương hoặc phương án kỹ
thuật)
Công tác trắc địa phục vụ xây dựng công trình gồm 3
giai đoạn chính:
Giai đoạn lập dự án, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản
vẽ thi công.
Giai đoạn thi công xây lắp.
Giai đoạn quan trắc biến dạng công trình.
Đối với thi công xây dựng nhà cao tầng thì nhà thầu
phải lập phương án kỹ thuật phần công tác trắc địa
gồm:
Giới thiêu chung về công trình, các tài liệu trắc địa
địa hình đã có trong khu vực
Yêu cầu độ chính xác của công tác trắc địa phụ vụ
thi công XDCT
Đưa ra phương án tối ưu về thiết kế lưới khống chế
mặt bằng và độ cao.
Nêu rõ các phương án xử lý số liệu và các vấn đề
trong đo kiểm thiết bị đo đạc.
Xác định vị trí nơi đặt mốc đo đạc, biện pháp thi
công và bảo vệ cọc dấu mốc.
2. Lưới khống chế thi công:
Khái niệm: là một mạng lưới gồm các điểm có tọa độ
được xác định chính xác và được đánh dấu bằng các
mốc kiên cố trên mặt bằng xây dựng. (lưới khống chế
thi công được xây dựng sau khi đã giải phóng và san
lấp mặt bằng)
Mục đích: được sử dụng làm cơ sở để bố trí các hạng
mục công trình từ bản vẽ thiết kế ra thực địa.
3. Công tác bố trí công trình:
Trình tự bố trí công trình được thực hiện theo các nội
dung sau:
Lập lưới bố trí trục công trình
Định vị công trình
Chuyển trục công ra thực địa và giác móng công trình
Bố trí các trục phụ của công trình dựa trên cơ sở các trục
chính đã được bố trí.
Chuyển trục và độ cao lên các tầng xây lắp
Bố trí các điểm chi tiết của công trình dựa vào bản vẽ
thiết kế
Đo vẽ hoàn công
1.2.2 CÔNG TÁC ĐỊNH VỊ CÔNG TRÌNH:
1. Cắm trục định vị:
Từ cọc mốc chuẩn, cao trình chuẩn, dựa vào bản vẽ
thiết kế mặt bằng định vị, triển khai các trục của công
trình theo hai phương bằng máy trắc đạc, thước thép,
nivô, quả dọi, dây thép li: (mỗi trục được xác định bởi
2 cọc)
Hệ cọc đơn định vị
2
1
b)
a)
5
5
4
3
200
300
200
300
200 300
a) Cọc gỗ
1. Định vị tim
3. Cọc gỗ 40x40x1000
5. Bê tông giữa cọc
200 300
b) Cọc thép
2. Rãnh định vị tim
4. Cọc thép Φ 20
Hệ thống giá ngựa
a)
4
3
1
2
5
b)
3
4
1
2
5
a) Giá ngựa có ván ngang liên kết trên đầu cọc
b) Giá ngựa có ván ngang liên kết trên thân cọc
1. Cọc
2. Thanh ngang
3. Đinh làm dấu tim
4. Đinh liên kết
5.Bê tông giữ chân cọc
2. Giác móng công trình:
Dựa vào các bản vẽ thiết kế móng, tính chất của đất
để xác định kích thước hố đào.
Từ các trục định vị triển khai các đường tim móng.
Từ đường tim phát triển ra bốn đỉnh của hố đào.
Dùng vôi bột rải theo chu vi của hố đào.
Tại mỗi hố đào, hay nhiều hố gần nhau phải có một
cao độ chuẩn để tiện kiểm tra cao trình hố móng.
1.2.3 CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA TRONG XÂY DỰNG NHÀ CAO
TẦNG:
1. Đặc điểm và yêu cầu cơ bản công tác trắc địa trong
xây dựng nhà cao tầng:
Mặt bằng gọn, không lớn nhưng kiến trúc đa dạng.
Số tầng hầm lớn phải thi công theo P2 TOPDOWN, nhà
cao tầng có chiều cao lớn, số tầng nhiều.
Phần ô thang máy là thông tầng có yêu cầu sai số
nhỏ, công trình rất nhạy cảm với lún lệch, biến
dạng…(độ dung sai của bức tường thang máy cho
phép từ 2-3cm).
Tùy theo số tầng, chiều cao công trình; yêu cầu sai số
được phân cấp theo độ chính xác.
Vấn đề quan trọng hàng đầu đối với công tác trắc địa
nhà cao tầng là chọn phương án bố trí lưới bố trí bên
trong công trình (lưới cơ sở trên mặt bằng ô sàn tầng
1; phương pháp truyền dẫn mốc cơ sở của lưới bố trí
công trình lên các mặt bằng sàn).
2. Các phương pháp cơ bản truyền dẫn chiếu đứng các
điểm mốc tọa độ từ mặt bằng cơ sở công trình lên các
tầng sàn thi công:
Đối với nhà nhiều tầng có số tầng thấp (<4 tầng):
Lập lưới bố trí công trình ở bên ngoài (hệ thông
mốc gửi tim trục)
Sử dụng máy kinh vĩ thông thường
Dùng phương pháp truyền dẫn tim trục lên các tầng
bằng tia ngắm nghiêng của máy kinh vĩ
Đối với nhà nhiều tầng (≥5 tầng): (Lưới khống chế
mặt bằng cơ sở ở bên trong nhà, về mặt nguyên tắc
truyền dẫn hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp
dùng dây dọi. Tuy nhiên hiện nay nên dùng các thiết
bị máy trắc địa chuyên dùng hiện đại, vừa nhanh, vừa
đảm bảo chính xác.)
Sử dụng các loại máy chiếu đứng, máy kinh vĩ cải
tiến (kinh vĩ điện tử có kính ngắm vuông góc) được
xem là máy chiếu đứng.
Máy toàn đạc điện tử (dùng phương pháp tọa độ
của máy toàn đạc điện tử)
Sử dụng công nghệ GPS (phương pháp định vị bằng
máy GPS)