Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Giới thiệu về công ty coca cola và chiến lược marketing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.34 KB, 18 trang )

MÔN QUẢN TRỊ MARKETING

Đề bài:
Lựa chọn một doanh nghiệp, phân tích chiến lược Marketing của hai đối thủ cạnh
tranh (mạnh nhất trong ngành hoặc cạnh trực tiếp với doanh nghiệp).
Bài làm:
I.Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường sôi động và biến đổi không ngừng như hiện nay, các
doanh nghiệp luôn phải đương đầu với vô vàn khó khăn, thách thức.Không những phải
hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt với nhiều đối thủ ngang sức ngang tài, với
sự thay đổi nhanh chóng về khoa học-công nghệ mà họ còn phải thích nghi với những đạo
luật mới, chính sách mới. “Các doanh nghiệp đang phải chạy đua với nhau trên một tuyến
đường với những biển báo và luật lệ luôn thay đổi, không có tuyến đích, không có chiến
thắng vĩnh cửu.Họ buộc phải không ngừng chạy đua và hy vọng là mình đang chạy theo
đúng hướng mà công chúng mong muốn”.Do luôn phải đối diện với những khó khăn
chồng chất như vậy nên muốn vượt qua được thách thức, muốn kinh doanh có hiệu quả,
đạt được mục tiêu đề ra cũng như gặt hái được nhiều thành tựu thì các doanh nghiệp cần
phải hiểu biết cặn kẽ về thị trường, về những nhu cầu và mong muốn của khách hàng đồng
thời biết tìm cách đáp ứng những nhu cầu, mong muốn đó.Chính vì vậy Marketing đã ra
đời.Marketing là quá trình xác định tham gia, sáng tạo ra nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và tổ
chức tất cả nguồn lực của công ty nhằm làm hài lòng người tiêu dùng với mong muốn thu
được hiệu quả tối ưu cho cả công ty và người tiêu dùng.Marketing là một bộ môn khoa
học nghiên cứu về các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng chuyển vận
1


của hàng hoá - dịch vụ từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng, nhằm tìm ra các biện pháp
hữu hiệu để bảo vệ, duy trì và phát triển thị trường.Hiểu được tầm quan trọng của
Marketing nên ngày nay các doanh nghiệp vẫn luôn cố gắng hoạch định và xây dựng một
chiến lược Marketing sao cho thật hoàn hảo, hợp lý, có nét riêng biệt và có sự độc đáo.Một
chiến lược Marketing tối ưu không chỉ giúp cho doanh nghiệp bán được nhiều hàng hoá,


chiếm lĩnh thị trường, khẳng định thương hiệu mà còn có thể đánh bại các đối thủ cạnh
tranh.Vậy nên trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, Công ty Coca-Cola
Việt Nam đã luôn chú trọng và quan tâm tới việc xây dựng một chiến lược Marketing hoàn
hảo, phù hợp nhất với mục tiêu chiếm lĩnh và thống trị thị trường.Tuy nhiên mọi việc
không hề đơn giản vì trên thị trường luôn có những đối thủ cạnh tranh đáng gờm.Hai trong
số đó có thể kể đến là Công ty Pepsi và Tập đoàn Tân Hiệp Phát.Phân tích chiến lược
Marketing của các doanh nghiệp này chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.
II. Giới thiệu về Công ty Coca-Cola và chiến lược Marketing.
1. Giới thiệu về doanh nghiệp
-

Tên: Công ty Coca-Cola Việt Nam

-

Đại diện: Ông Citos Reyes, Tổng giám đốc

-

Địa chỉ: Khu công nghiệp Linh Trung, TP. HCM

-

Điện thoại: 08-8961000

-

Website: />
-


Vốn pháp định: 163.836.600 USD

-

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất các loại nước giải khát Coca-Cola, Fanta,
Sprite...
Lịch sử hình thành:

-

1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam.

-

Tháng 2 năm 1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu

dài.

2


-

Tháng 8 năm 1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và công

ty Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc.
-

Tháng 9 năm 1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên Công ty


Nước Giải Khát Coca-Cola Chương Dương cũng ra đời do sự liên kết giữa Coca-Cola và
công ty Chương Dương của Việt Nam.
-

Tháng 1 năm 1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung - Coca-Cola

Non Nước. Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-Cola Đông Dương tại Việt
Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải Khát Đà Nẵng.
-

Tháng 10 năm 1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh trở

thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các Liên Doanh của Coca-Cola tại Việt Nam
lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương, và sự thay đổi này
đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca-Cola Chương Dương – miền Nam.
-

Tháng 3 đến tháng 8 năm 1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng chuyển

sang hình thức sở hữu tương tự.
-

Tháng 6 năm 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty Nước

Giải Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý của CocaCola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh.
-

Từ ngày 1 tháng 3 năm 2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco,

một trong những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế giới.

Cocacola Việt nam có 3 nhà máy đóng chai trên toàn quốc: HÀ TÂY-ĐÀ NẴNG-HỒ
CHÍ MINH với:
-

Vốn đầu tư trên 163 triệu USD

-

Doanh thu trung bình mỗi năm: 38.500 triệu

USD
-

Số lượng nhân viên: 900 người.

-

Đầu tư hơn 600.000 USD cho các hoạt động

giáo dục và hỗ trợ cộng đồng.

3


Coca-Cola được giới thiệu đến công chúng lần đầu tiên tại Atlanta vào năm
1886.Thứ nước giải khát này ban đầu cũng không được công dân Mỹ yêu chuộng vì họ
nghĩ đây là một loại “dược phẩm” và có khả năng gây nghiện do thành phần chính của
Cocacola là làm từ lá coca và quả cola.Tuy nhiên suy nghĩ của người dân nước Mỹ về hình
ảnh và sản phẩm Coca Cola đã được Asa Candler - Nhà lãnh đạo tài ba bậc nhất của Coke
thay đổi và cải thiện đi rất nhiều.Candler đã làm cho những người tiêu dùng của Mỹ hiểu

và công nhận Coke thực sự là một loại đồ uống tuyệt vời, nó không những ngon lành, tươi
mát mà nó còn hấp dẫn và đem lại sự sảng khoái.Nó không chỉ có mùi vị độc đáo, màu sắc
sinh động mà nó còn thu hút và gây sự chú ý tới những người biết thưởng thức bởi hương
thơm quyến rũ.Thời gian qua đi, hương thơm ấy, màu sắc ấy vẫn luôn được bảo quản và
giữ gìn bởi những con người cần mẫn đang ngày đêm tham gia sản xuất, phân phối và xúc
tiến tiêu thụ sản phẩm Coke trên khắp thế giới.Bằng chính tình cảm, nhiệt huyết, sự tận tuỵ
và lòng trung thành của mình, những thành viên đó đã đóng góp công sức không nhỏ vào
việc làm cho cả thế giới yêu chuộng và “phát điên” với các sản phẩm của Cocacola tạo
điều kiện thuận lợi cho Coca-Cola thêm một lần nữa thành công trong công cuộc mở rộng
thị trường với nhiều loại nước uống khác nhau như nước uống có gas, nước trái cây, nước
tăng lực cho thể thao, nước suối, trà và một số loại khác.Nhờ vậy, Coca-Cola ngày nay đã
trở thành hãng nước ngọt nổi tiếng thế giới với rất nhiều sản phẩm đa dạng như Coca-Cola
Light, Coca-Cola Cherry…
Đặt chân đến Việt Nam Coke như một luồng gió mới đem lại sự sảng khoái và độc
đáo trong khẩu vị của người bản địa.Với hình thức bắt mắt, tính tiện dụng, giá cả hợp lý
Cocacola đã làm mưa làm gió trên thị trường Việt Nam và làm khuynh đảo thị trường nước
giải khát.Mặc dù có nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng với sự tươi trẻ tràn đầy sức sống Coke
vẫn tự tin khẳng định vị thế của mình trên thương trường.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, trải qua nhiều khó khăn, thách thức
Coca-Cola vẫn luôn phản chiếu những bước chuyển của thời gian, luôn bắt nhịp với những
đổi thay chưa từng thấy của toàn cầu.Từ thị trường sôi động chứa đựng nhiều cơ hội hấp
dẫn cho đến thị trường tiềm năng chỉ ẩn chứa sự hứa hẹn, Coca-Cola luôn thể hiện sự lôi
cuốn tuyệt vời và sự đam mê nồng cháy.Thế kỷ trước đã chứng kiến những bước tiến
ngoạn mục trong lịch sử nhân loại.Thế kỷ này tiếp tục hứa hẹn những phát triển trọng đại
4


hơn nữa.Và trong những giai đoạn biến chuyển đó, vẫn luôn luôn có một sự bất biến rằng
nhu cầu giản đơn của con người là “được giải khát cho sảng khoái”- nhu cầu đó đã, đang
và sẽ được Coca-Cola đáp ứng tốt hơn bất kỳ sản phẩm nào khác từng được tạo ra.Tự tin

bước tới thế kỷ mới, Coca-Cola vẫn sẽ là biểu tượng trường tồn, một biểu tượng về chất
lượng, sự chính trực, giá trị, sảng khoái và nhiều hơn thế nữa.
2. Chiến lược Marketing của Cocacola Việt Nam:
 Chiến lược sản phẩm:Coca Cola, nhãn hiệu nước ngọt nổi tiếng nhất thế giới,
đã có lịch sử hàng trăm năm trên thị trường đồ uống quốc tế.Trong rất nhiều nhãn hiệu
nước ngọt nổi tiếng, Coca Cola luôn là loại đồ uống có hương vị đặc trưng, có hình tượng
hấp dẫn và là sản phẩm có sức thu hút đông đảo giới tiêu dùng trên toàn thế giới.Để đáp
ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Công ty đã tạo ra rất nhiều sản phẩm với mùi vị và
mẫu mã phong phú như: Coca-Cola cổ điển (classic), Coke ít gas (diet Coke), Sprite,
Fanta, Coke hương Vani (Vannilla Coke), Coke hương anh đào (Cherry Coke), Barq,
Mello Yello, nước suối Dasani, và cả một dòng sôda Minute Maid, nước trái cây tươi, và
nước trái cây đóng hộp.Không chỉ đa dạng về chủng loại mà giới tiêu dùng còn yêu thích
Coke vì đây là loại nước giải khát có chất lượng tuyệt hảo.Với hương thơm nồng nàn, mùi
vị êm dịu ngay từ giây phút đầu tiên thưỏng thức Coke, người tiêu dùng đã thực sự tìm
được một cảm giác sảng khoái, một khoảnh khắc “thể hiện được chính mình” từ loại thức
uống đơn giản nhưng không kém phần nồng nhiệt và thú vị này.Bên cạnh chất lượng tuyệt
hảo.Coke còn rất chú trọng trong việc thiết kế những bao bì đẹp mắt, kiểu dáng sinh động
nhằm đem lại cho khách hàng sự mới lạ, độc đáo và đầy sáng tạo trong từng sản phẩm của
mình.Với nhiều ưu điểm vượt trội, Coca-cola hiện nay rất được giới trẻ ưa chuộng và có
mặt ở rất nhiều cửa hiệu, quán ăn và siêu thị trên thị trường.Coca Cola luôn luôn tự hào, dù
đóng chai ở đâu, tại bất cứ quốc gia nào thì mùi vị và chất lượng nước giải khát vẫn không
đổi.Là một sản phẩm giải khát làm cho con người tỉnh táo và khoẻ khoắn trở lại, Coca-cola
vẫn giữ vững biểu tượng của sự tin cậy, sự độc đáo vốn có và sự sảng khoái tuyệt vời.
"Coca-Cola không chỉ đơn thuần là một loại đồ uống. Nó là một ý tưởng, một tầm
nhìn và một cảm xúc"
 Chiến lược định giá: Giá sản phẩm của Coke thường được xây dựng căn cứ theo
sự nhận thức của người mua về giá trị sản phẩm chứ không phải dựa trên chi phí của người
5



bán.Với chiến lược này, mục tiêu của Coke là làm sao để cho khách hàng cảm thấy thoả
mãn khi sử dụng một sản phẩm có chất lượng cao nhưng giá cả lại vô cùng hợp lý.Khác
với chiến lược định giá cao nhằm chắt lọc thị trường, Coke chọn chiến lược định giá sản
phẩm mới tương đối thấp nhằm thâm nhập thị trường với hy vọng sẽ thu hút được nhiều
khách hàng và đạt được một thị phần lớn.Không chỉ thế Coke còn thực hiện chiến lược
điều chỉnh giá để thưởng cho các khách hàng thanh toán trước thời hạn hay mua với số
lượng nhiều.Hợp lý về giá cả, đảm bảo về chất lượng, linh hoạt trong các khâu chiết khấu
nên các sản phẩm của Coke luôn được tiêu thụ nhanh chóng và phân bố rộng rãi khắp nơi.
 Chiến lược phân phối: Mô hình bán hàng qua hệ thống phân phối đã và đang là
mô hình phân phối hiện đại và tiêu biểu nhất trong thị trường mở ngày nay.Với 3 nhà máy
sản xuất tại ba miền Bắc, Trung, Nam, Coca-Cola đã nhanh chóng xây dựng một hệ thống
phân phối chân rết, quy mô và rộng khắp đảm bảo cho sản phẩm của Công ty luôn có mặt
ở khắp mọi nơi trên toàn quốc, từ vùng sâu vùng xa cho tới đô thành, đô thị.Kênh phân
phối chủ yếu của Coca-Cola là hàng hoá sẽ được phân phối từ nơi sản xuất qua các đại lý
bán buôn, thông qua các cửa hàng bán lẻ và tới tay người tiêu dùng.Để đáp ứng tốt nhu cầu
của người tiêu dùng nên bên cạnh một hệ thống phân phối quy mô, Coca-Cola còn chú
trọng xây dựng một đội ngũ bán hàng tinh nhuệ.Với sự chuyên nghiệp của đội ngũ này
cùng với sự thành công trong quá trình thiết lập quan hệ với các đối tác kinh doanh đã giúp
cho các kênh phân phối của Coca-Cola luôn ổn định, bền vững và có xu hướng phát
triển.Với mục tiêu thiết lập mạng lưới phân phối rộng khắp hướng tới tận người tiêu
dùng.Xây dựng và phát triển thêm các đại lý bán hàng ở các miền đặc biệt là thị trường các
tỉnh miền Trung và miền Nam.Mở rộng mạng lưới phân phối ra thị trường nước
ngoài...Coca-coal đang từng bước xây dựng một hệ thống phân phối hoàn hảo, hiệu quả và
nâng cao tính cạnh tranh với các doanh nghiệp hơn nữa.
 Chiến lược quảng bá, xúc tiến bán hàng: Một trong những bí quyết quan trọng
tạo nên sự thành công của Coca-cola đó chính là hoạt động quảng cáo .Trong suốt hơn một
thế kỷ qua, thế kỷ của sự tư duy và sáng tạo Coca-Cola đã hiển hiện sự lôi cuốn, hấp dẫn
và độc đáo của mình trong hàng ngàn mẫu quảng cáo.Coca Cola không hề tiếc các khoản
tiền trị giá hàng triệu USD cho các Hợp đồng quảng cáo lớn nên các quảng cáo của Cocacola đa phần rất ấn tượng, thu hút mang nhiều màu sắc sinh động. Người tiêu dùng làm sao
6



có thể quên được những đoạn quảng cáo thú vị như quảng cáo Coke với Mr Brrrrr, quảng
cáo Happiness Factory, và mới đây nhất là quảng cáo với ý tưởng ăn mừng chiến thắng của
các ngôi sao bóng đá nổi tiếng.Nhiều khách hàng rất ấn tượng với các quảng cáo của Coca
Cola, từ đó ấn tượng luôn cả với đồ uống của hãng.Bây giờ, có thể nói những thị trường
lớn như Mỹ, Châu Âu, các sản phẩm của Coca Cola luôn “chiếm lĩnh” mặc dù rất nhiều
nhãn hiệu nước ngọt khác đã ra đời.Với sự tươi mát, giàu ý tưởng và đậm đà hương vị,
Coca-Cola đã tham gia vào việc đặt ra một chuẩn mực chất lượng cao cấp cho mọi sản
phẩm tiêu dùng khác nhau trên thế giới.Cùng những dịch vụ mang phong cách sáng tạo
nhất, thuận lợi và nhiệt thành nhất, Coca-Cola luôn là sản phẩm giữ vững vị thế đứng đầu
không ai sánh kịp trong ngành công nghiệp nước giải khát.Bên cạnh việc chú trọng và
sáng tạo những hình ảnh quảng cáo, Coke cũng không quên hoạt động khuyến mại là một
trong những công cụ tốt nhất để quảng bá hình ảnh sản phẩm đến với người tiêu dùng.Đối
với các đại lý bán buôn, Coke khuyến khích việc bán hàng bằng cách có mức chiết khấu
hợp lý và cung cấp hàng chất lượng. Đối với những cửa hàng bán lẻ, Coke hỗ trợ trang trí
các gian hàng trưng bày sao cho bắt mắt và thu hút người tiêu dùng.Ngoài ra Coke cũng
thường xuyên tổ chức các chương trình tài trợ ý nghĩa và mang tính cộng đồng cao, qua đó
gia tăng sự nhận thức và uy tín của sản phẩm đối với khách hàng đồng thời làm gia tăng
niềm tin của khách hàng vào sản phẩm.
Bên cạnh chiến lược marketing hoàn hảo có được thành công như ngày hôm nay cũng
phải nhờ Coca Cola xác định được chiến lược kinh doanh đúng đắn:Chiến lược “chắc chân
trên thị trường”.Với chiến lược này, mục tiêu phát triển của Coca-cola là tập trung khai
thác hết tiềm năng tại những thị trường truyền thống chứ không cố gắng mở rộng dàn trải
sang những thị trường mới.Đây hoàn toàn là một chiến lược đúng đắn không chỉ giúp
Coke tồn tại, phát triển bền vững mà còn đánh bại các đối thủ cạnh tranh.
III. Phân tích chiến lược marketing của hai đối thủ cạnh tranh.
1. Giới thiệu về doanh nghiệp và chiến lược marketing của Công ty Pepsi Việt
Nam.
1.1 Giới thiệu doanh nghiệp

- Tên công ty: Công ty Pepsi Vietnam
7


- Số giấy phép: 291/GP

Ngày cấp: 24/12/1991

- Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài
- Tổng vốn đầu tư: 130.000.000 USD
- Vốn pháp định: 90.000.000 USD
- Mục tiêu: Sản xuất các loại nước giải khát và thực phẩm đóng gói
- Địa chỉ trụ sở chính: Lầu 5 Cao ốc Sheraton, số 88 Đồng Khởi, Q1, TP. HCM
- Phone: 08-8219437; Fax: 08-8219436
Địa chỉ chi nhánh tại Hà Nội:
- Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Tel:(84-4)577 1100 - Fax: (84-4)576 4443.
- Website:
Lịch sử hình thành
o Nước giải khát Pepsi ra đời vào năm 1886 và được bán dưới tên “Nước uống
của Brad”do thứ nước giải khát này được Bradham phát minh và pha chế thành công.
o Năm 1893 sản phẩm “Nước uống của Brad” được đổi sang một cái tên mới là
“Pepsi-Cola” và chuẩn bị được phân phối rộng rãi hơn.
o Hai thập kỷ tiếp theo, Pepsi làm ăn rất phát đạt nhưng do gặp phải quá nhiều
khó khăn trong thế chiến thứ nhất, Pepsi đã phá sản.
o Năm 1931, Pepsi được khôi phục lại bởi những người chủ mới, nhưng do bị
ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế suy thoái nên thêm một lần nữa Pepsi lại phải tuyên bố
phá sản.Ngay lúc đó, Charles Guth, chủ tịch Loft Industries - hệ thống các cửa hàng bán
kẹo và nước soda, đã mua lại công việc kinh doanh chính của Pepsi và đưa nó vào bán ở
trong các cửa hàng của ông ta.Với chiến lược hạ giá thành sản phẩm và tạo ra các nét khác

biệt với đối thủ cạnh tranh, Guth đã rất thành công trong việc tăng doanh số của hãng.
o Từ những năm 60 đến 70, Pepsi đã bắt đầu có những thành công vượt bậc,
giảm khoảng cách với các đối thủ cạnh tranh lớn.Các sản phẩm của Pepsi đã để lại những
8


dấu ấn riêng, sâu sắc trong tâm trí của người tiêu dùng.Vào giữa những năm 70, Pepsi
Challenge ra đời.Sự xuất hiện của Pepsi Challenge đã làm cho nhiều người thích mùi vị
của Pepsi hơn tất cả các loại nước Coca khác.
o Tới năm 1976, Pepsi-Cola trở thành thương hiệu duy nhất về nước giải khát có
gas đạt doanh thu cao nhất ở các siêu thị Mỹ và tới những những năm đầu tiên của thập
niên 80, Pepsi là thương hiệu nước giải khát hàng đầu được nhiều người mua về nhà uống
nhất.
o Năm 1998, Pepsi kỉ niệm 100 năm và đưa ra logo mới cho thiên niên kỉ mới –
hình cầu với 3 màu xanh, trắng, đỏ trên nền màu xanh lạnh, điểm thống nhất của thiết kế
biểu tượng Pepsi trên toàn thế giới.
o Năm 1991, Tập đoàn Pepsi lần đầu tiên đến Việt Nam với sản phẩm chất lượng
cao và khẩu vị có thay đổi chút ít để phù hợp hơn với người tiêu dùng Việt Nam.Trải qua
gần 15 năm hoạt động, Công ty Pepsi Việt Nam đã trở thành một thương hiệu quen thuộc
với người dân Việt Nam.
1.2 Chiến lược marketing của Pepsi Việt Nam
- Chiến lược sản phẩm: Trong kinh doanh, chiến lược về sản phẩm là điều được
quan tâm đến đầu tiên vì nó ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của người tiêu dùng về thương
hiệu sản phẩm của doanh nghiệp.Cũng giống như đa phần các công ty khác, Pepsi áp dụng
chiến lược đa dạng hoá sản phẩm.Với mục đích mở rộng thị trường, làm phong phú thêm
mặt hàng cũng như tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng Pepsi còn cho ra đời các
loại nước giải khát như: Pepsi-Cola, Mountain Dew,Slice.,7Up, Diet Pepsi…, sau này với
mong muốn có thêm những dòng sản phẩm phục vụ cho giới trẻ Pepsi đã có thêm cả
Twister, Mirinda, Sting…Tuy nhiên người tiêu dùng không chỉ ưa chuộng Pepsi ở sự đa
dạng mà họ còn thật sự bị hấp dẫn bởi chất luợng tuyệt hảo, mùi vị ngon lành mà các sản

phẩm của Pepsi đem lại.Bên cạnh đó cũng như Coca-cola, Pepsi cũng rất chú trọng về hình
thức sản phẩm.Được thiết kế rất độc đáo, xây dựng trên những gam màu chủ đạo, vui mắt
dường như ý tưởng của Pepsi là quyến rũ người tiêu dùng bằng một sự trẻ trung, năng
động và tươi mới.Chính vì vậy các dòng sản phẩm của Pepsi luôn có được nét khác biệt so
với các dòng sản phẩm của các hãng nước giải khát khác.Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu của
9


người tiêu dùng, Pepsi còn tổ chức các khâu vận chuyển hàng hoá cho khách hàng đến tận
bãi đỗ xe hoặc giao về tận nhà.Mặc dù sẽ mất thêm chi phí nhưng so với lợi nhuận nhờ có
thêm dịch vụ này thì đối với Pepsi đây là một chiến lược.
-

Chiến

lược định giá: Cũng giống như Coca-Cola, chiến lược giá của Pepsi cũng

được xây dựng căn cứ theo sự nhận thức của người mua về giá trị sản phẩm chứ không
phải dựa trên chi phí của người bán.Tuy nhiên do thâm nhập vào Việt Nam sớm hơn Cocacola nên Pepsi có nhiều kinh nghiệm để hạ giá thành hơn, sản phẩm của Pepsi bao giờ giá
thành cũng thấp hơn sản phẩm của coca-Cola dù không nhiều. Đây cũng là một chiến lược
hay nói cách khác là một lợi thế của Pepsi.
- Chiến lược phân phối: Ngày nay hầu hết các doanh nghiệp đều lựa chọn kênh
phân phối sản phẩm thông qua trung gian phân phối để tiết kiệm chi phí và hạn chế về tài
chính, và Pepsi cũng vậy.Mặc dù là một đại gia trong lĩnh vực nước giải khát tuy nhiên
Pepsi cũng thấy việc phân phối qua trung gian là hiệu quả và tiết kiệm hơn so với việc
phân phối đến tận tay người tiêu dùng. Pepsi-Cola có một mạng lưới phân phối rộng nhất
cho sản phẩm nước giải khát của mình với hơn 900 công ty đang vận hành và các nhà máy
nhượng quyền thương mại đóng chai trên thế giới. Pepsi củng cố hệ thống phân phối để
nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng tốt hơn cho những người bán lẻ nước giải khát.
Hơn nữa, việc mở rộng mạng lưới phân phối còn tạo ra một lợi thế cạnh tranh trong việc

đưa sản phẩm mới nhanh chóng ra thị trường.Kênh phân phối của Pepsi đó là kênh
marketing sản phẩm truyền thống, sản phẩm đến tay người tiêu dùng chủ yếu qua các đại
lý bán buôn hoặc các cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc. Mục tiêu của Pepsi khi thiết lập một
kênh phân phối như vậy là làm sao cho người tiêu dùng cảm thấy thuận lợi nhất, dễ dàng
và tốn ít thời gian khi mua những sản phẩm của doanh nghiệp mình.Bên cạnh đó việc xây
dựng một hệ thống phân phối rộng khắp như vậy cũng giúp Pepsi tạo được những hình ảnh
thân thuộc với khách hàng và không phải mất nhiều tiền cho chi phí vận chuyển mặc dù
chi phí hình thành hệ thống ban đầu có thể sẽ rất lớn.
- Chiến lược xúc tiến sản phẩm: Việc ứng dụng các công nghệ mới trong quảng
cáo và khuyến thị là dấu hiệu để phân biệt của Công ty Pepsi.Là công ty đứng đầu về lĩnh
vực quảng cáo, tiếp thị, bán hàng và các chương trình khuyến thị, các chương trình quảng
bá, xúc tiến sản phẩm của Pepsi thật sự đã để lại nhiều ấn tượng khó quên cho người tiêu
10


dùng.Với tinh thần trẻ trung, năng động và mới lạ Pepsi đã thể hiện sự hài hước, nhân bản
trong chiến dịch quảng cáo như “Joy of Pepsi”- “Sôi động với Pepsi”. Không chỉ thế cái
chất trẻ của Pepsi đã nhanh chóng bắt nhịp với đời sống của giới trẻ Việt Nam, một thế hệ
đang vươn lên mạnh mẽ cùng đất nước trong thời kỳ đổi mới. Nắm bắt được tâm lý đó
hàng loạt những chiến dịch “Ngày hội bóng đá”, “Uống Pepsi là ủng hộ đội tuyển quốc
gia Việt Nam vươn ra đấu trường quốc tế”, “Khuấy động âm nhạc, kết nối đam mê”
đã được tổ chức nhằm thu hút đông đảo bạn trẻ cùng tham gia, cùng “Khám phá - Thử
thách - Sáng tạo hơn” như chính thông điệp mà nhãn hàng này luôn muốn khuyến khích và
gửi gắm đến họ.Không chỉ “trẻ' trong kinh doanh, chất “trẻ” của Pepsi còn luôn hướng đến
công đồng. Pepsi Việt Nam luôn đi đầu trong việc đóng góp và hỗ trợ cho xã hội.Những
chương trình từ thiện, hoạt động cộng đồng như “Giải Golf Hữu Nghị Từ thiện Pepsi”,
tham gia hỗ trợ “Ngày hội ca sĩ”, Tài trợ các cuộc thi dành cho tài năng trẻ như Dynamic,
Đường tới thành công, các chương trình học bổng dành cho các sinh viên tài năng, vượt
khó v.v.. Thực hiện các chiến dịch quảng bá đó một phần Pepsi thể hiện sự cống hiến sức
trẻ nhưng đồng thời cũng là chiến lược thông qua truyền thông quảng bá, giới thiệu sản

phẩm.
2. Giới thiệu về doanh nghiệp và chiến lược marketing của Công ty Công Ty Cổ Phần
Nước Giải Khát Sài Gòn (Tribeco)
2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp
-

Tên viết tắt: CÔNG TY TRIBECO.

-

Tên giám đốc: PHAN MINH CÓ

-

Điện thoại: + 84 (8) 8249654

Fax: + 84 (8)

8249659
-

Email: -


-

Website: tribeco.thuonghieuviet.com.

-


Địa chỉ nhà máy sản xuất: 18E Cộng Hoà, Q.Tân

Bình; 4 Luỹ Bán Bích, Quận Tân Phú.
11


-

Địa chỉ chi nhánh: 51 Nguyên Hồng, Quận Đống

Đa, Hà Nội.
-

Ngành nghề kinh doanh chính: Chế biến thực

phẩm, sản xuất nước giải khát các loại.
Lịch sử hình thành:
-

Năm 1992 Công ty TNHH Nước Giải Khát Sài

Gòn -Tribeco được thành lập với vốn điều lệ là 8.5 tỷ đồng.
-

Ngày 16/02/2001, Công ty Trách nhiệm hữu hạn

Tribeco chuyển thành công ty Cổ phần nước giải khát Sài Gòn (Tribeco) theo giấy phép
đăng ký kinh doanh số 4103000297 do Sở kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp, với
số vốn điều lệ là 27,403 tỷ đồng.
-


Tháng 04 năm 2001, Công ty cổ phần nước giải

khát Sài Gòn (Tribeco) sáp nhập thêm Công ty cổ phần Viết Tân (sản xuất sữa đậu nành và
nước ép trái cây) và nâng vốn điều lệ của Công ty mới lên 37,403 tỷ đồng.Ba tháng sau đó,
vốn điều lệ của Công ty được tăng lên 37,903 tỷ đồng.
-

Tháng 12 năm 2001, Công ty được Ủy Ban

Chứng Khoán Nhà Nước cấp Giấy Phép Niêm Yết trên Thị Trường Chứng Khoán và đến
ngày 28 tháng 12 năm 2001 Công ty chính thức tiến hành phiên giao dịch đầu tiên tại
Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh.
-

Từ tháng 11 năm 2005, Tribeco có thêm một cổ

đông lớn, cổ đông chiến lược – Đó là công ty Kinh Đô nắm quyền kiểm soát với tỷ lệ cổ
phần

chi

phối



35,4%.

Sau khi có sự tham gia chính thức của Kinh Đô, Tribeco đã có những bước phát triển đột
phá, các hoạt động kinh doanh của Công ty luôn phát triển ổn định và bền vững biểu hiện

năm 2006 doanh thu của Tribeco đã đạt 302,18 tỷ đồng.Công ty vinh dự được Nhà nước
tặng thưởng nhiều huân huy chương trong đó có huân chương lao động hạng 3, hạng 2 và
nhiều danh hiệu khác.Cùng với sự nỗ lực không ngừng cộng với tinh thần làm việc hăng
say, gắn bó của đội ngũ cán bộ Công nhân viên nên hơn một thập kỷ qua, sản phẩm
Tribeco đã được người tiêu dùng nội địa luôn luôn ủng hộ và yêu mến.Thương hiệu
12


Tribeco11 năm liền đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao, thuộc top 10 ngành đồ
uống trong nhóm 100 thương hiệu mạnh.
-

Tháng 7 năm 2006, thành lập Công ty Cổ phần

TRIBECO Bình Dương.
-

Tháng 4 năm 2007, thành lập Công ty Cổ phần

TRIBECO Miền Bắc.Trong thời gian này, Công ty cũng đã chính thức ký kết hợp tác chiến
lược với Tâp đoàn Uni-President.Với sự hỗ trợ hợp tác đầu tư toàn diện cho Tribeco trong
lĩnh vực tài chính, công nghệ, sản phẩm và thị trường, mục tiêu của tâp đoàn Uni-President
là mong muốn trong tương lai Tribeco sẽ phát triển thành một công ty nước giải khát, thức
uống dinh dưỡng hàng đầu cho cả khu vực Đông Nam Á.
2.2 Phân tích chiến lược marketing của Công ty Tribeco.
 Chiến lược sản phẩm:.Để củng cố thương hiệu cũng như vị thế trên thị trường
trước sự cạnh tranh khốc liệt của các Tập đoàn đa quốc gia như Pepsi, Coca-cola, Tribeco
thực hiện chiến lược đa dạng hoá kết hợp với cá biệt hoá các sản phẩm của mình.Người
tiêu dùng rất dễ dàng nhận biết sản phẩm của Tribeco giữa vô vàn các sản phẩm khác.Đó
chính là điểm khác biệt đồng thời cũng là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp này.Sản

phẩm của Tribeco ngày càng được người tiêu dùng sử dụng rộng rãi và tín nhiệm do có
chất lượng cao và được sản xuất bằng một dây chuyền công nghệ hiện đại.Bên cạnh các
sản phẩm truyền thống như nước Cam, co ca, xá xị, sođa, sữa đậu nành Tribeco cũng rất
chú trọng trong việc nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm mới độc đáo và phù hợp với
người tiêu dùng như nước tăng lực Stong và sắp tới là các loại nước tinh khiết.…Cùng với
những đổi mới về tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn này
đã có nhiều bước đột phá, biến chuyển với sản lượng tăng gấp 8,9 lần so với năm 1999
nhờ cải tiến hàng loạt bao bì, mẫu mã, đa dạng hoá chủng loại và giá bán cạnh tranh.Sự
phát triển của Tribeco đồng thời cũng là sự hưng thịnh của nhà phân phối và thỏa mãn cao
nhu cầu giải khát phong phú đa dạng của người tiêu dùng đặc biệt là tầng lớp nhân dân lao
động.Với tất cả những cố gắng trên, các sản phẩm của Công ty đã có được một chỗ đứng
vững chắc trong lòng người tiêu dùng Việt Nam không chỉ vì chất lượng mà vì cả sự
thương yêu đối với một thương hiệu của riêng người Việt Nam.
13


 Chiến lược định giá: Bên cạnh việc liên tục đưa ra những sản phẩm mới,
Tribeco còn rất quan tâm tới việc định giá các sản phẩm của mình trên thị trường.Để cạnh
tranh với các Công ty sản xuất nước giải khát tầm cỡ như Pepsi, Coca-Cola, Tribeco lựa
chọn chiến lược định giá theo chi phí và chủ trương hạ giá thành sản phẩm thấp hơn so với
các đối thủ của mình.Với ưu thế là sử dụng trực tiếp các nguyên liệu trong nước, chi phí
nhân công rẻ mạt nên các sản phẩm của Tribeco thường có giá cả hợp lý, phù hợp với thu
nhập của người tiêu dùng.Hiện tại, sản phẩm nước giải khát của Tribeco chủ yếu phục vụ
cho đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình và thấp.Đây là phân khúc thị trường rất
lớn vì phần lớn dân số Việt Nam thuộc nhóm thu nhập này.Bên cạnh đó, Tribeco cũng thực
hiện các chính sách chiết khấu, khuyến mại cho các đại lý bán buôn, các cửa hàng bán lẻ
nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá được thuận lợi và nhanh chóng.
 Chiến lược phân phối: Sản phẩm nước giải khát mang thương hiệu Tribeco hiện
nay đang được phân phối trên khắp các tỉnh thành trong cả nước theo hai kênh phân phối
chủ yếu là: Gián tiếp và trực tiếp.Phân phối gián tiếp thông qua các đại lý bán buôn, phân

phối trực tiếp thông qua các cửa hàng bán lẻ.Sở hữu một hệ thống phân phối đang hoạt
động rất hiệu quả với hơn 200 nhà phân phối, gần 200.000 đại lý và các điểm bán lẻ trên
toàn quốc, các sản phẩm của Tribeco đang thoả sức tung hoành đến mọi ngõ ngách, trên
từng địa bàn và được phân phối trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng.Với đội ngũ bán hàng
ngày càng chuyên nghiệp, hệ thống phân phối ngày càng hoàn thiện, Tribeco đang muốn
đưa sản phẩm của mình vào trong tâm trí, vào trong thói quen cũng như cuộc sống của
người Việt nam và trong một tương lai gần sẽ chiếm lĩnh, thống trị thị trường nội địa này.
 Chiến lược Xúc tiến sản phẩm: Nhìn chung các quảng cáo của Tribeco chưa
thật sự có hiệu quả nên muốn xúc tiến bán sản phẩm Tribeco chủ yếu sử dụng các quan hệ
PR quần chúng.Để quảng bá sâu rộng hơn về sản phẩm của Công ty, những nhà marketing
đã đưa các sản phẩm của công ty lên phương tiện truyền thông đại chúng.Thông qua các
hoạt động tài trợ cho các chương trình truyền hình, các chương trình từ thiện, các sản
phẩm của công ty đã rất được giới tiêu dùng quan tâm và chú ý. Để thu được kết quả đó,
Tribeco đã phải xây dựng thương hiệu không chỉ là nhãn mác đẹp, bắt mắt, mà đằng sau
đó là một chính sách tổng thể và nghiêm túc để quản trị, bảo vệ và phát triển thương
hiệu.Chủ trương phát động phong trào “ Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” với mong
14


muốn nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng trong nước nên trong từng sản phẩm của
Tribeco luôn thể hiện sự đậm đà bản sắc, đề cao tính tự tôn, lòng tự hào dân tộc.Chính với
chiến lược đó Tribeco đã thổi bùng lên tinh thần tự hào về sản phẩm Việt đối với người
dân nước Việt.Và cùng với chất lượng tuỵệt hảo Tribeco đã chiếm được sự tin tưởng của
người Việt Nam dành cho dòng sản phẩm này.
IV.SO SÁNH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA COCA-COLA VỚI HAI ĐỐI THỦ
CẠNH TRANH
 Chiến lược sản phẩm: Nếu nói về mức độ phủ sóng trên toàn cầu thì Coca-cola
có phần nhỉnh hơn Pepsi tuy nhiên tại thị trường Việt nam thì điều đó lại có vẻ ngược
lại.Nguyên nhân chính đó là Pepsi đã sử dụng chiến lược tạo sự khác biệt so với các sản
phẩm của Coca- Cola.Nếu sản phẩm của Coca-Cola mang nét cổ điển, truyền thống thì sản

phẩm của Pepsi lại thể hiện sự trẻ trung, mới mẻ.Cùng rất chú trong trong khâu thiết kế tạo
dựng hình ảnh nhưng nếu sản phẩm của Coca-Cola thể hiện màu đỏ quyền lực thì sản
phẩm của Pepsi lại mang đến một màu xanh tươi mát. Nếu hương vị của Coke nồng nàn
thì hương vị của Pepsi cũng không kém phần quyến rũ.Chính vì cách xây dựng thương
hiệu khác biệt này mà tại thị trường Việt nam Pepsi đã lấn sân hơn Coca-cola để chiếm
được phần nhiều sự yêu thích và ưa chuộng của người tiêu dùng.Hơn nữa đây cũng là cách
mà Pepsi tạo sự phân biệt hoá với các sản phẩm của Coke.Không chỉ có vậy, trong lĩnh
vực tạo ra các sản phẩm mới Pepsi cũng luôn là người nhanh chân hơn Coca-Cola.Pepsi
luôn đưa ra những sản phẩm mới phù hợp với tâm lý và sở thích của người tiêu dùng và
đây cũng là một lý do khiến người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm của Pepsi hơn Coke.Từ
những sự phân tích này Coke nên nhìn nhận và học hỏi phần nào những chiến lược sản
phẩm của Pepsi.Với Tribeco thì phải thừa nhận Tribeco chưa thật sự là đối thủ của CocaCola tuy nhiên để củng có thị phần cũng như duy trì sự tồn tại trước những đối thủ quá
mạnh, Tribeco chọn chiến lược tránh đối đầu trực diện với đối thủ quá mạnh và chuyển
sang sản xuất sữa đậu nành, một loại sản phẩm không phải là sở trường của Coca-cola
cũng như Pepsi.
 Chiến lược định giá: Khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam, cả Pepsi và CocaCola đều thực hiện chiến lược “đại hạ giá” để đánh bại các hãng nước ngọt trong nước
cũng như nhanh chóng chiếm thị trường này.Tuy nhiên Pepsi may mắn và có nhiều thuận
15


lợi hơn Coke. Khi Pepsi vào Việt Nam thì tại thị trường này lúc đó chỉ có những hãng
nước giải khát nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, manh mún nên Pepsi đã nhanh chóng xoá sổ và
thiết lập mạng lưới phân phối rất hoàn hảo trong toàn cõi của “đế chế”.Hơn nữa khi Pepsi
tham gia thị trường Việt Nam thì luật pháp Việt Nam lúc đó nhìn chung còn rất lỏng
lẻo,yếu kém nên đã trở tay không kịp để cho Pepsi làm tan vỡ hầu hết các cơ sở sản xuất
nước ngọt trong nước. Nhưng đến thời của Coke thì mọi thứ dường như đã thay đổi rất
nhiều.Ngay cả chiêu thức “đại hạ giá” mà Coca-cola tung ra cũng không mấy hiệu quả vì
luật pháp Việt Nam đã kịp “điều chỉnh”, họ đã kịp ra quy định về việc khuyến mãi không
được bán dưới giá thành sản xuất và quy định phần trăm cụ thể.Hơn nữa khi Coca-cola
“đại hạ giá” thì lập tức Pepsi cũng thực hiện với chiêu thức tương tự làm cho Coca-cola

không thể tự ý “tung hoành”.Hai hãng cuối cùng lại phải quay lại sân chơi “truyền kiếp” là
tung ra những chiêu thức tiếp thị-quảng cáo theo từng đợt trên các phương tiện truyền
thông đại chúng tại Việt Nam.Về phía Tribeco thì do tận dụng được nguồn nguyên liệu
trực tiếp nên chiến lược của Tribeco là hạ thấp giá thành so với hai đối thủ trên và chủ yếu
phục vụ cho những người tiêu dùng có thu nhập trung và thấp.
 Chiến lược phân phối: Nhìn chúng chiến lược phân phối của Tribeco, Pepsi và
Coke là tương đối giống nhau.Tuy nhiên với nguồn lực về tài chính khá mạnh nên hệ
thống phân phối của Pepsi và Coca rộng rãi, phổ biến, chuyên nghiệp và quy mô hơn.Mặc
dù vậy do thâm nhập vào thị trường Việt Nam trước nên hệ thống phân phối của Pepsi
cũng tốt và hoàn thiện hơn Coca-cola. Coca-cola muốn thắng Pepsi tại thị trường Việt Nam
thì họ phải thiết lập được mạng lưới phân phối như Pepsi (điều này khó, vì Pepsi dựa trên
những đại lý có sẵn, họ chỉ “đổ” sản phẩm xuống với chính sách “chăm sóc khác hàng”
tốt, chứ không tốn tiền đầu tư trang thiết bị).Thêm nữa, Coca-cola phải “chiêu dụ” được
những nhà quản lý đại tài am hiểu tâm lý người Việt để hoạch định một chiến lược “phản
công” lâu dài, đúng đắn hơn. Ðiều này cũng khó, vì Pepsi vào Việt Nam trước, những
người tài giỏi làm việc cho Pepsi cũng gắn niềm tự hào cá nhân của họ cùng với thương
hiệu Pepsi, nên họ sẽ bảo vệ thương hiệu này tới cùng (đó cũng là một đặc điểm tâm lý của
người Việt). Hơn nữa, chắc chắn Pepsi không bao giờ “ngủ quên trên chiến thắng”, cuộc
chiến toàn cầu giữa hai đối thủ “truyền kiếp” giúp Pepsi đủ kinh nghiệm để luôn “đề cao
cảnh giác”.
16


Chiến lược xúc tiến sản phẩm: Cả coca-cola và Pepsi đều là những hãng nước giải
khát có các chiến lược quảng cáo rầm rộ và hoành tráng.Nếu quảng cáo của Coca-Cola là
nhằm vào những giá trị vượt thời gian thì quảng cáo của pepsi là nhằm vào danh tiếng, trẻ
trung và sự hài hước. Pepsi luôn chọn chiến lược đối đầu trực tiếp với Coke và “vận dụng
trăm phương ngàn kế” để cạnh tranh giành thị phần với hãng nước ngọt nổi tiếng này.Năm
1975, Pepsi tiến hành cuộc nếm thử sản phẩm với hy vọng có thể đánh bại coca-cola.Với
chiến lược mang tên “Hãy để vị giác của bạn quyết định” Pepsi đã thiết lập ra các trạm

nếm thử sản phẩm tại các siêu thị và các cửa hàng trên toàn quốc.Kết quả đã gây ra sự
ngạc nhiên lớn là hơn nửa số người uống đã chọn Pepsi, mặc dù trong đó có những khách
hàng trước kia đã từng rất trung thành với Coca-cola.Chiến lược này của Pepsi đã mang lại
thành công lớn cho hãng.Nhờ vậy thị phần của Pepsi cũng được mở rộng, uy tín được nâng
lên. Bên cạnh đó, mặc dù cả Cocacola và Pepsi đều có những chiến lược quảng bá như
quảng cáo trên truyền hình, thông qua các phương tiện đại chúng, mời những ngôi sao nổi
tiếng về làm đại diện nhưng Pepsi luôn nắm bắt tâm lý người tiêu dùng nhanh và kịp thời
hơn Coca-Cola từ đó đưa ra những dòng sản phẩm phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của
họ.Còn Tribeco, mặc dù chiến lược quảng bá chưa thể so sánh với Coke nhưng Tribeco lại
thực hiện chiến lược quảng cáo của mình bằng cách đánh vào tâm lý, lòng tự tôn dân tộc
của người Việt, từ đó nâng cao uy tín và sự ưa chuộng của người tiêu dùng Việt Nam với
các sản phẩm nội địa.
Tóm lại, để cạnh tranh với Coke và có nhiều thị phần như hôm nay Pepsi đã áp
dụng năm quyết sách quan trọng.Đó là:
1. Cải thiện khẩu vị cho phù hợp với nhu cầu và tâm lý người dân bản địa.
2. Thiết kế lại kiểu dáng chai thuỷ tinh (điều mà Coke không thể làm được) và thống
nhất các tiêu chí kinh doanh của mình.
3. Thiết kế lại các hoạt động quảng cáo, nâng cao hình tượng thương hiệu.
4. Tập trung vào thị trường mà Coke xem nhẹ.
5. Xác định thị trường mục tiêu để cạnh tranh với Coca- Cola.
Từ quá trình phân tích chiến lược Marketing Pepsi, Coca-cola cần rút ra nhiều bài
học kinh nghiệm cũng như nhìn nhận những yếu điểm, bất lợi của mình từ đó tìm ra các
17


biện pháp để khắc phục cũng như nhanh chóng chiếm lĩnh lại thị trường và niềm tin của
người tiêu dùng.
Còn với Tribeco, Coke cũng phải học hỏi những chiến lược Marketing sáng tạo,
kiên cường của doanh nghiệp này, vì là một “chú lính chì” nhưng với chiến lược marketng
độc đáo, phù hợpTribeco vẫn có những đối tượng khách hàng trung thành, vẫn duy trì phát

triển và vẫn có thị trường riêng của mình.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Quản trị marketing của trường Đại học Griggs.
2. Giáo trình “Chiến lược Đại dương xanh”
3. Slide bài giảng

18



×