Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Biện pháp thi công Hệ thống khí y tế, khí sạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.74 KB, 11 trang )

BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG KHÍ Y TẾ, KHÍ SẠCH
Các công việc cần thực hiện trước khi thi công
 Tiến hành chuẩn bị mặt bằng, đo vẽ và bóc tách.
 Chuẩn bị mặt bằng để tập kết các chủng loại vật tư thiết bị cho dự án để bảo vệ các
vật tư thiết bị cũng như thi công không bị ảnh hưởng. Làm việc với Chủ đầu tư và
giám sát công trường để chuẩn bị kho chứa thiết bị và vật tư thi công
 Làm việc với chủ đầu tư chuẩn bị nguồn điện thi công
 Làm việc với chủ đầu tư đăng ký danh sách kỹ sư, công nhân thường xuyên ra vào
làm việc tại công trường.
 Lắp đặt các vách che chắn tạm thời (vách che bạt di động) cách ly khu vực thi công
và khu vực hoạt động của hệ thống các thiết bị để chuẩn bị tiến hành các công tác thi
công từng phần theo kế hoạch được thống nhất nhằm không làm ảnh hưởng đến các
khu vực xung quanh. Thi công theo phương pháp cuốn chiếu, thi công dứt điểm từng
khu vực và từng hệ thống để đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên của hệ thống.
Sau mỗi ngày thi công toàn bộ các dụng cụ và thiết bị thi công phải được thu dọn vào
đúng nơi quy định và tiến hành vệ sinh công nghiệp sạch để đảm bảo vệ sinh cũng
như mỹ quan công trình.
 Chuẩn bị giàn giáo, thiết bị thi công đến công trường
 Đo vẽ thực tế từng vị trí lắp đặt thiết bị, đường ống đảm bảo việc chuẩn bị vật tư, các
chi tiết gia công cơ khí và lắp ráp thiết bị đúng như yêu cầu của thiết kế.
 Đánh số chi tiết trên bản vẽ thống nhất để đảm bảo thiết bị và phụ kiện ở vị trí nào
phải được lắp ráp đúng vị trí đó
 Tất cả các công việc nêu trên đều phải được thông qua chủ đầu tư và khẳng định rằng
tiến trình lắp đặt là thích hợp nhất để đảm bảo tiến độ, an toàn, vệ sinh môi trường và
tiết kiệm công nhân nhất.

A. HỆ THỐNG KHÍ Y TẾ
I.Phương án thi công
 Lắp đặt giá đỡ toàn bộ hệ thống ống đồng
 Lắp đặt hệ thống ống đồng dẫn truyền
 Lắp đặt tên khí, mũi tên chỉ hướng đi của khí + trên ống đồng















Thổi sạch và thử kín hệ thống lần thứ nhất
Lắp đặt các thiết bị khí y tế: Van, báo động, đầu ra …
Tiến hành các thử nghiệm: Độ sạch, cơ học, bế tắc, đảo ngược …
Lắp đặt máy nén, máy hút, bồn Ô xy lỏng …
Thổi sạch, thử kín toàn bộ hệ thống lần 2
Chạy thử hiệu chỉnh từng thiết bị trong hệ thống
Tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn
Chạy thử liên động không tải, có thải hệ thống
Tiến hành hướng dẫn sử dụng, chuyển giao công nghệ, nghiệm thu bàn giao
Bảo hành và bảo dưỡng hệ thống

Tùy từng thiết bị cụ thể sẽ sử dụng các phương tiện khác nhau: Như vận chuyển bằng xe
Contener/ Xe cẩu (Bồn Ô xy, máy nén, máy hút …). Các thiết bị cần nhẹ chuyển bằng xe tải
và bốc dỡ bằng tay tránh đổ vỡ … Các phương án trên đây có thể được bàn bạc và thay đổi
theo yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư, đơn vị sử dụng …
II. Biện pháp tổ chức thi công
1. Vận chuyển thiết bị và vật tư đến chân công trình

 Các đội thi công theo các phần việc: Lắp thiết bị, lắp đặt đường ống, lắp đặt hệ thống
điện …
 Cơ cấu tổ chức trên công trường và nhiệm vụ chức năng của từng bộ phận (Được viết
trong phần sơ đồ tổ chức thi công)
 Khu vực chỉ huy thi công ngoài hiện trường phải được bố trí tiện lợi cho việc chỉ huy
các bộ phận trong toàn công trường
 Tất cả mọi hoạt động thi công được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của ban chủ nhiệm
công trình thông qua kỹ sư trưởng
 Tiến độ và biện pháp thi công, các yêu cầu kỹ thuật chi tiết phải được kỹ sư trưởng
phần việc trình ban chủ nhiệm công trình phê duyệt trước khi thi công.
 Ban chủ nhiệm công trình cử kỹ sư và cán bộ quản lý ra công trường hướng dẫn và
kiểm tra thực tế thi công và các biện pháp an toàn lao động, cũng như các công tác
khác có liên quan
 Kỹ sư trưởng chịu trách nhiệm toàn diện về việc tổ chức thi công cũng như công tác
kỹ thuật, công tác an toàn, tiến độ cho công tác lắp đặt, bàn giao, nghiệm thu cũng
như công tác bảo trì bảo dưỡng sau này của phần việc mình thực hiện trước ban chủ
nhiệm công trình.
2. Biện pháp kỹ thuật thi công chung


Nhà thầu đảm bảo thi công các hạng mục đều phải tuân thủ theo tiêu chuẩn được nêu
trong thiết kế thi công, tiêu chuẩn nghiệm thu chất lượng thi công và những tiêu chuẩn khác
do chủ đầu tư cũng như nhà cung cấp thiết bị quy định
Vật liệu đưa vào công trường đều phải đảm bảo chất lượng, chủng loại, nơi sản xuất
theo như các tiêu chuẩn quy định được nêu ra trong hồ sơ trúng thầu và phải được sự nhất
trí của chủ đầu tư bằng văn bản
Biện pháp thi công, chất lượng thi công hệ thống khí phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn được
liệt kê dưới đây:
1
2

3
4
5
6
7
8
9

Tổ chức thi công
Hệ thống đường ống dẫn
Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động
Kỹ thuật an toàn hệ thống khí
Tiêu chuẩn về hệ thống kênh phân phối khí
Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện
Quy phạm trang bị điện
Lắp đặt đường ống dẫn điện trong nhà ở và công trình công
cộng
Tiêu chuẩn chống sét

10 Lắp đặt ống và dẫn khí cho các công trình

TCVN 4055-85
TCXD 232-1999
TCVN 2287-78
TCVN 4206-1986
DW 142
TCVN 4756-1989
11 TCN 18-1984
20 TCN 20-1994
TCXD 46-1984

TCXDVN 2632002

11 Các tiêu chuẩn liên quan khác
3. Biện pháp thi công chi tiết
3.1. Vận chuyển đường ống đến công trường
Đường ống được sắp xếp và vận chuyển đến công trường theo đúng thứ tự các tuyến
ống và đúng thứ tự thi công, đồng thời vận chuyển các loại vật tư phụ trợ khác đến công
trường. Để đảm bảo đủ vật tư cho việc hoàn thiện từng tuyến ống.
Vận chuyển các thiết bị đường ống và phụ kiện đã định trước vào vị trí để lắp đặt.
Đối với các thiết bị nặng như máy hút, máy nén dùng các dụng cụ lắp đặt máy chuyên dụng
(Con lăn xích, lăn tay …) đưa các thiết bị vào vị trí. Tại các vị trí không thể dùng các thiết
bị máy như xe nâng, xe nâng tay, cẩu … dùng hệ thống con trượt để đưa thiết bị vào vị trí.
Sắp xếp ống vào bãi chứa ống đảm bảo gọn gàng, đúng thứ tự để thuận lợi cho khi
lắp ráp
Tiến hành nghiệm thu đường ống để chuẩn bị đưa vào lắp đặt
3.2 Lắp đặt đường ống dẫn khí
 Các đặc tính và điều kiện kỹ thuật lắp đặt đường ống hoàn toàn tuân thủ theo tiêu
chuẩn của Việt Nam và tham khảo thêm các tiêu chuẩn khác như HTM 2022,


 Đối với các đương ống thẳng đứng (trục chính) được lắp song song với tường nhà
một cách chắc chắn.
 Các đường ống chạy ngoài hành lang được lắp trên các giá đỡ ống treo trần được cố
định bằng collier bắt trên giá đỡ, và khoảng cách giữa các giá đỡ được quy định để
đảm bảo ống luôn thẳng.
 Phần ống xuyên qua tường, qua tầng, qua tường được bọc bằng ống nhựa PVC tại
các vị trí đó.
 Phần đường ống đi trong phòng được lắp chìm trong tường đến các hộp đầu giường
kết nối với đầu ra lấy khí.
 Toàn bộ bên ngoài đường ống có dán Sticker để phân biệt các nguồn khí với nhau và

chiều chuyển động của các loại khí theo tiêu chuẩn mầu HTM 2022.
 Đối với loại ống treo trần thì được cố định bằng collier bắt trên giá đỡ, khoảng cách
giữa các giá đỡ được quy định để đảm bảo ống luôn thẳng
 Đối với các loại ống ôm tường thì được cố định bằng collier nhưng bắt cố định vào
tường thuận tiện cho bảo trì, bảo quản tốt hệ thống đường ống và thẩm mỹ
 Các đường ống được dán nhãn sau khi đã hoàn chỉnh từng phần tránh nhầm lẫn
 Các phương pháp thi công cụ thể phải tuân thủ cùng cán bộ chỉ đạo dự án của bệnh
viện
Kỹ thuật hàn đường ống
 Trong quá trình hàn đường ống, sử dụng kỹ thuật thổi khí N2 trong lòng ống đẻ giảm
tối đa hiện tượng Ô xy hóa bên trong các mối hàn
 Ống dẫn là ống bằng đồng chuyên dùng cho ngành y tế, chất lượng ống đảm bảo
không có khí Arsennic theo tiêu chuẩn quốc tế. Có đường kính đảm bảo cho lưu
lượng sử dụng từng khu vực
 Kỹ thuật hàn đường ống: Tất cả các đường ống, ống nối đều được làm sạch, khử dầu,
khử kim loại nặng, độc tố. Trong quá trình hàn sử dụng kỹ thuật thổi N2 trong lòng
ống để tránh Ô xy hóa ngay trong lòng đường ống. Hệ thống ống sau khi hàn sẽ được
kiểm tra ở áp lực 10 Bar trong vòng 24 giờ
 Phương pháp hàn: Hàn bằng phương pháp hàn hơi với hỗn hợp khí gas tự nhiên và
oxy sử dụng que hàn bạc 5% loại Ag-Cu3(PO4)2.
 Khi hàn nhiệt độ ống đồng có thể lên đến ~ 800oC bề mặt bên trong ống bị ôxy hoá
tạo ra các hợp chất cacbon vì vậy nhất thiết phải sử dụng kỹ thuật thổi lưu lượng khí
Nitrogen 99,99% ổn định trong lòng ống để tránh ôxy hoá. Chất lượng của khí
Nitrogen phải được kiểm nghiệm bằng cách hàn thử mối hàn mẫu bên ngoài


 Cứ mỗi 200 mối hàn sẽ được cắt 1 mẫu mối hàn để kiểm tra cụ thể, mối hàn phải đạt










tiêu chuẩn về độ sạch bên trong đường ống (lòng trong của mối hàn phải đảm bảo
không bám muội, bẩn và không bị đen). Trong trường hợp nghi ngờ có thể cắt 2 hoặc
nhiều hơn để kiểm tra và được niêm phong cẩn thận. Công việc chỉ được tiếp tục nếu
các mối hàn thật sạch sẽ.
Làm sạch đường ống: Sẽ dùng N2 để thổi qua toàn bộ hệ thống
Hệ thống ống phù hợp với hiện trạng công trình
Đường ống từ trung tâm khí đến các khu nhà
Đường ống chạy vào các khu nhà, chạy dọc theo hành lang
Khi đường ống vào trong các phòng bệnh tới các đầu cấp khí Y tế
Đường khí vào mỗi tầng/khu vực đều có các hộp van khu vực có báo động khu vực
Hệ thống báo động vùng sẽ được gắn ở các khu vực có số lượng đầu cấp khí nhiều

nhất và dễ cảnh báo cho các bác sỹ.
An toàn đối với điện
 Lưu lượng trong các ngăn riêng biệt
 Hoặc phải cách xa nhau hơn 50 mm
 Đường ống đồng và điện khi bắt chéo phải có cách điện 2 lớp
Ở vị trí có khả năng va chạm:
 Hệ thống ống dẫn truyền khi qua các khu vực có tồn trữ những vật dễ cháy trong
trường hợp bắt buộc phải được bảo vệ
 Các van phân vùng không được lắp đặt tại các khoan, khe kín để tránh trường hợp
nếu có thất thoát khí sẽ tích tụ và không thoát ra ngoài được
 Tránh không cho đường ống tiếp xúc với các vật liệu có nguy cơ ăn mòn
 Sự co giãn của ống đồng theo nhiệt độ cũng được tính toán khi lắp đặt đường ống

Giá đỡ đường ống
 Các đường ống dẫn khí y tế phải được nâng đỡ ở những khoảng cách khác nhau tùy
theo quy cách ống để tránh bị cong oằn hoặc biến dạng
 Các khoảng cách tối đa để nâng hệ thống đường ống được biểu thị trong bảng 4
 Các giá đỡ phải được cân chỉnh và tính toán để không bị dịch chuyển so với vị trí lắp
đặt ban đầu
 Các giá đỡ phải là vật liệu không bị mài mòn hoặc phải được xử lý để chống lại sự
mài mòn
 Khi các đường ống bị bắt buộc phải bắt chéo qua các dây điện, nó phải được lắp giá
đỡ để tránh xa hơn 50 mm hay được đặt cách điện
 Các đường ống không được sử dụng như là một giá đỡ và cũng không có một hệ
thống ống dẫn hoặc đường ống nào được nâng đỡ bới một đường ống khác
Khoảng cách tối đa lắp đặt các giá đỡ


Đường kính ngoài (mm)

Khoảng cách tối đa của các giá đỡ
(m)
1.5
1.8
2.1
2.4
2.7
3.0
4.5

Tới 10
Tới 15
Tới 20

Tới 25
Tới 32
Tới 30
> 40
3.3. Lắp đặt máy nén và máy hút
 Được bộ phận kỹ thuật lành nghề lắp đặt
 Tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn về điện
 Nguồn điện cung cấp cho thiết bị được lấy ra từ lưới điện 03 pha cung cấp cho thiết
bị được đấu qua hệ thống cầu dao tự động, tự ngắt điện khi có sự cố
 Chỉ những người thi công lắp đặt máy mới được phép vào trung tâm đặt máy
 Thiết bị được đặt trên sàn bằng bê tông và được cố định bằng bu lông
 Hệ thống máy nén khí và máy hút chân không, máy hút thải khí mê được đặt tại
phòng máy của công trình và được lắp đặt gọn gàng chắc chắn đảm bảo cung cấp
nguồn khí ổn định cho hệ thống.
 Nguồn cấp của khí nén sử dụng ống đồng y tế với đường kính thích hợp và được chia
ra làm 2 một nguồn khí 4 bar và một nguồn khí 7 bar
 Nguồn cấp khí hút sử dụng ống đồng y tế y tế với đường kính thích hợp
 Riêng bồn chứa ôxy và bộ điều phối oxy dự phòng được để tại vị trí riêng biệt phía
sau đó được cấp vào ống đồng y tế
 Hệ thống được chạy thử và hoàn chỉnh trước khi được nối vào mạng phân phối
3.4. Lắp đặt trung tâm Ô xy
 Trung tâm Ô xy được lắp đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt bởi nhân viên kỹ thuật
của công ty
 Tuân thủ nghiêm ngặt an toàn về cháy nổ, toàn bộ dụng cụ thi công lắp đặt trung tâm
ôxy phải do chính công ty cung cấp, được kiểm tra cẩn thận trước khi sử dụng, chỉ
được sử dụng riêng cho việc lắp đặt Ô xy. Các phụ tùng phải do nhà sản xuất cung
cấp
 Đảm bảo sự thông thoáng để lượng ôxy thoát ra có thể khuyếch tán nhanh nhất vào
môi trường không khí. Bên ngoài được bố trí không gian rộng để tiện lợi cho xe téc
vào nạp lỏng cũng như việc vận chuyển bình ôxy ra vào dự trữ.

 Bên trong nhà bố trí các vị trí để bồn lỏng, hệ thống giảm áp và ổn áp 02 nhánh, hệ
thống gá bình dự trữ với 2 x 10 chai, vị trí để bình dự phòng.


 Trung tâm Ô xy được lắp đặt từng phần và đảm bảo độ kín của từng bộ phận trước
khi được đấu nối hoàn chỉnh lại nhằm giảm thiểu sự rò gỉ Ô xy cũng như nguy cơ
cháy nổ
 Mỗi dàn trung tâm Ô xy đều được lắp đặt đường xả khí Ô xy ra ngoài nhà trung tâm
 Khi đã đấu hoàn chỉnh, trung tâm Ô xy được vận hành thử nhiều lần, kiểm tra độ kín,
chuyển giàn … mới được đầu vào mạng phân phối.
3.5. Phương án lắp thiết bị trong phòng.
a. Hệ thống van kiểm soát khu vực và báo động khu vực:
 Van khu vực và báo gồm lắp tại các khu vực phòng mổ, phòng hồi sức và các khoa
tầng của bệnh viện. Có nhiệm vụ theo dõi các sự cố về áp lực để cách ly khi từng khu
vực có sự cố hoặc khi nguồn khí không đảm bảo bằng các van này. Mỗi van được
thiết kế có 2 đầu nối NIST ở hai đầu để tiện cho việc cung cấp nguồn khí dự phòng
khi hệ thống có sự cố. Các van được đặt trong hộp cửa kính có thể đập vỡ mà không
gây thương tích cho người khi khoá van khẩn cấp. Toàn bộ thiết bị được đặt trong
cùng 1 hộp bao gồm các van khu vực, báo động khu vực, các sensor cung cấp tín
hiệu cho báo động khu vực, vỏ bảo vệ.
 Báo động khu vực có thể cho ta biết tình trạng hoạt động của từng loại khí và đưa ra
các tín hiệu báo động bằng đèn hoặc còi khi áp lực các loại khí thay đổi tăng hoặc
giảm.
 Bộ báo động được lắp ngay ngắn, chắc chắn lên tường. Các van theo thứ tự từ trên
xuống dưới theo tiêu chuẩn ôxy-khí nén chân không. Khoảng cách từ sàn nhà đến
tâm của các van là 1,2 - 1,5m dễ dàng vận hành và đảm bảo tính mỹ thuật đối với
thiết kế của nhà.
b. Hệ thống hộp đầu giường Trunking.
 Hộp đầu giường, làm bằng hợp kim nhôm chống gỉ, chống ăn mòn. Bên trong rỗng,
có đế để lắp các thiết bị

 Dễ dàng tháo, lắp đặt, có thể tháo từng mảng riêng biệt. Bên trong có lắp sẵn các dây
điện (đã được thử và kiểm tra) và đường các ống dẫn khí, ổ lấy khí y tế. Đảm bảo độ
chắc chắn cũng như độ kín, các ổ lấy khí này được thiết kế khác nhau về kích thước
sao cho không thể cắm lẫn cho nhau.
 Toàn bộ trunking có chiều dài phụ thuộc vào từng vị trí lắp đặt và phụ thuộc vào số
lượng thiết bị gắn trên đó.
 Khoảng cách lắp đặt từ sàn nhà đến tâm của trunking là 1,2 - 1,5m dễ dàng vận hành
và đảm bảo tính mỹ thuật đối với thiết kế của nhà, tránh được các sự va đập không
cần thiết khi di chuyển đồ vật trong phòng.
c. Cột treo trần phòng mổ:


 Bao gồm các cột được lắp tại các phòng mổ được lắp gá treo trên trần, mặt dưới của
cột cách mặt đất 1,8 m đến 1,9 m tại vị trí thuận lợi cho việc sử dụng các thiết bị sử
dụng khí y tế như máy gây mê, máy thở, máy hút dịch v.v…
Các đầu cấp khí, ổ cắm điện được thiết kế lắp sẵn trên các cột. Số đầu khí ra được
cấp từ hệ thống trung tâm.
4. Công tác chạy thử và bàn giao thiết bị
 Công tác chạy thử phải được soạn thảo thành quy trình trong đó đảm bảo tuân theo
một cách triệt để các quy định của nhà cung cấp
 Trong quy trình này phải có đầy đủ các yêu cầu chuyên gia hướng dẫn (đối với các
hạng mục cần thiết)
 Các quy trình này phải được thông qua các nhà cung cấp (nếu cần thiết) và chủ đầu

 Công tác chuẩn bị cho chạy thử theo đúng quy định của nhà chế tạo. Đặt các chế độ
điều khiển cho hệ điều hành, đặt các thông số làm việc cho từng thiết bị lẻ trong hệ
thống. Kiểm tra hệ thống cung cấp điện, kiểm tra các thiết bị an toàn trong toàn hệ
thống
 Công tác chuẩn bị các vật tư thiết bị phụ … phục vụ cho công tác chạy thử phải được
chuẩn bị đầy đủ và đúng yêu cầu kỹ thuật

 Viết quy trình an toàn, phòng cháy cho việc chạy thử thiết bị và thông qua chủ đầu tư
duyệt và thống nhất cho triển khai
 Bố trí sơ đồ nhân lực cho công tác chạy thử. Trong công tác này phải đảm bảo sử
dụng người có đủ năng lực vào đúng vị trí công việc
 Bố trí các thiết bị thông tin cầm tay cho các vị trí cần thiết để phối hợp chạy thử toàn
bộ thiết bị
 Viết các tình huống có thể xảy ra trong quá trình chạy thử và biện pháp khắc phục





các tình huống.
Bố trí hướng dẫn quy trình chạy thử cho các kỹ sư và công nhân tham gia chạy thử
Vận hành thử từng thiết bị riêng lẻ
Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành thử từng thiết bị lẻ
Chạy thử toàn bộ hệ thống lần 1, 2, 3 … theo quy trình chạy thử ghi chép các thông

số vận hành trong quá trình hệ thống vận hành ổn định
 Hiệu chỉnh từng thiết bị và cả hệ thống thiết bị
 Lập biên bản chính thức về các thông số vận hành trình bên chủ đầu tư
 Tiến hành bàn giao
5. Công tác kiểm tra, giám sát tiến độ và nghiệm thu từng phần
 Toàn bộ các vật tư và thiết bị sử dụng tại công trường được kiểm tra theo đúng yêu
cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật như trong hồ sơ thắng thầu, các chủng loại vật tư thiết


bị cung cấp tại công trường phải mới 100% và phải được chủ đầu tư chấp nhận theo
đúng mẫu đã trình
 Tuân thủ mọi điều khoản trong hợp đồng, tuân thủ các tiêu chuẩn quy phạm và các

quy chế, điều lệ, các văn bản pháp quy hiện hành
 Trong từng công việc giám sát A – B luôn kết hợp với nhau để tiến hành giám sát
công việc trước khi tiến hành công việc tiếp theo. Công tác nghiệm thu kỹ thuật được
lập thành biên bản nghiệm thu kỹ thuật từng phần công việc hay biên bản nghiệm thu
hoàn thành công tác hoàn thiện đều phải có chữ ký của các bên liên quan.
 Đảm bảo tiến độ thi công: Căn cứ vào tiến độ tổng thể, lập bảng tiến độ cho từng
phần công việc để dễ dàng giám sát kiểm tra. Đồng thời căn cứ vào bản tiến độ chi
tiết đó để lập ra tiến độ cung cấp vật tư, nhân lực và điều hành máy móc kịp thời
phục vụ cho tiến độ thi công
 Trong trường hợp tiến độ thi công cần gấp rút, nhà thầu sẽ tổ chức làm tăng ca, làm
thêm giờ. Các công việc làm tăng ca hay thêm giờ phải được chuẩn bị trước với đầy
đủ mọi phương tiện cũng như nhân lực thi công và sẽ báo trước nội dung với kỹ thuật
bên A để bên A có thể chủ động giám sát công việc thi công ngoài giờ
 Các công việc về điện phải tuân theo các quy phạm về an toàn điện đã được nhà
nước quy định.
 Việc hướng dẫn học tập cho công nhân điện và kiểm tra cấp giấy chứng nhận đã đạt
yêu cầu về an toàn điện là việc phải làm trước khi đưa ra công nhân điện vào công
trường thi công
 Hệ thống các cán bộ an toàn điện phải thường xuyên kiểm tra giám sát và kịp thời xử
lý các trường hợp vi phạm nội quy an toàn
 Hệ thống đèn soi phải được dùng hệ thống 24v theo đúng quy phạm
 Hệ thống điện thi công phải có các tủ phân phối đảm bảo rằng có đầy đủ các thiết bị
bảo vệ và hệ thống tiếp địa
 Các hệ thống biển báo phải tuân theo các quy định về biển báo trong hệ thống điện
đã quy định
 Các kỹ sư phụ trách thi công cũng như giám sát an toàn kịp thời dừng các công việc
khi thấy có tín hiệu không đảm bảo an toàn
 Trong các cuộc họp hàng ngày của toàn đội thi công vấn đề an toàn điện phải được
chú trọng và nhắc nhở
 Chỉ có người có những kiến thức và được phân công sử dụng điện mới được phép sử

dụng
6. Sử dụng máy móc thi công.


 Các thiết bị, máy móc trong thi công phải tuân thủ theo các quy phạm an toàn cho
từng loại thiết bị đã được ban hành
 Các công nhân vận hành phải được đào tạo chính quy và đủ tiêu chuẩn theo quy
phạm đã được ban hành
 Điều kiện thi công phải đảm bảo đủ điều kiện cho phép thiết bị thi công như quy
phạm đã quy định
 Công nhân vận hành thiết bị ngoài việc tuân thủ các quy phạm an toàn chung còn
phải tuân theo các quy phạm riêng của loại thiết bị mà mình sử dụng
 Các cán bộ an toàn phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy phạm của
người sử dụng. Kịp thời dừng làm việc của các thiết bị khi cần thiết để xử lý các vấn
đề cần thiết nhằm đảm bảo an toàn
 Việc thường xuyên phổ biến các bài học kinh nghiệm về an toàn là cần thiết cho toàn
bộ cán bộ công nhân của công trình
 Đối với thiết bị hỗ trợ cho việc thi công (Máy phát điện, máy hàn, máy nén khí …)
thường gây ra tiếng ồn vượt mức cho phép thì phải đặt xa và cách biệt với khu vực
đang thi công và các khu vực khác trong bệnh viện. Trong trường hợp mặt bằng hạn
hẹp thì tất cả các thiết bị trên phải được đặt trong các nhà ngăn cách hoặc các buồng
tiêu âm
 Đối với thiết bị và dụng cụ cầm tay (Máy khoan, máy cắt tường, đục …) gây ra tiếng
ồn vượt mức cho phép thì phải được bố trí sử dụng trong những giờ làm việc mà có ít
người hay những giờ mà không gây ảnh hưởng đến hoạt động tại khu vực đó và khu
vực lân cận. Đặc biệt hạn chế và không sử dụng các thiết bị đó vào những giờ mà
tiếng ồn có thể tác động đến nhiều người.
 Cần cải thiện và hiện đại hóa thiết bị thi công nhằm giảm mức độ ồn phát sinh. Luôn
kiểm tra, cân chỉnh bảo dưỡng thiết bị thi công đúng quy định của nhà sản xuất để
hạn chế tiếng ồn phát sinh.

B. HỆ THỐNG KHÍ SẠCH


Toàn bộ hệ thống xử lý được đặt trên laphông, riêng bộ tái xử lý và lấy khí trời được
đặt ở vị trí thuận tiện nhất để lấy khí sạch, vị trí có dầm để đỡ.
Khí trời được hút qua bộ lọc sơ cấp để loại bỏ các hạt bụi có kích thước lớn. Tiếp
theo được xử lý bởi tia UV có bước sóng ngắn (254nm) để tiêu diệt các vi khuẩn.
Khí tiếp tục được bộ tạo áp suất dương hút và đẩy qua hệ thống xử lý bởi màng lọc
Hepa. Màng lọc hepa có khả năng loại bỏ 99.9% các vi khuẩn và các chất có kích thước
>0.3mm. Đồng thời tại đây khí được tiệt trùng 1 lần nữa bởi tia UV, đảm bảo khí vô
khuẩnhoàn toàn trước khi vào phòng mổ. Lưu lượng khí được điều chỉnh theo công suất
trên thiết bị.
Mỗi phòng mổ đều có hệ thống xử lý khí được đặt trên trần.
Tiếp theo, khí được đưa vào hệ thống cấp khí vô trùng áp suất dương, sử dụng màng
Hepa và tạo áp lực.
Khí cấp từ máy lạnh cũng được xử lý bằng đèn UV để đảm bảo khí trong phòng
không bị nhiễm khuẩn.
Không khí trong phòng sẽ được xử lý lại bởi bộ lọc thứ cấp và tiệt trùng khí bằng tia
UV trước khi dẫn truyền ra ngoài. Đảm bảo không gây ô nhiễm cho môi trường và chống
lan nhiễm mầm bệnh.



×